So sánh nội dung chương trình giáo dục thể chất của học sinh Trung học Phổ thông Việt Nam và Trung Quốc

Qua đó có thể thấy thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất tại các trường THPT ở Việt Nam và Trung Quốc nhìn chung chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu cho công tác GDTC và TTTH của mình, tuy nhiên qua số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo hai nước chỉ ra có sự khác biệt rõ ràng trong việc xây dựng và trang bị cơ sở vật chất cho các trường. Trong khi các trường THPT ở Việt Nam về tổng thể đánh giá chỉ có khoảng gần 20% các trường đáp ứng theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì tại Trung Quốc số trường đạt tiêu chuẩn chiếm gần 65%, trong đó các môn thể thao thế mạnh được các trường ở Trung Quốc đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất, với tỉ lệ đạt tiêu chuẩn xấp xỉ 90%. Bên cạnh đó diện tích bình quân tối thiểu bình quân dành cho 1 học sinh của Trung Quốc cũng rất cao (7,9 m2-10,9m2/1hs so với 2m2/1hs). 3. KẾT LUẬN Kết quả so sánh chương trình GDTC dành cho học sinh Trung học phổ thông của Trung Quốc và Việt Nam phản ánh có sự khác biệt rất lớn về nội dung, thành phần, thời lượng môn học cũng như thời gian 1 tiết học của hai nước. Qua nghiên cứu chương trình GDTC cải cách của Trung Quốc thấy được một số điểm khác biệt, qua đó có thể gợi ý cho quá trình xây dựng, đổi mới chương trình GDTC ở Việt Nam như sau: - Tăng quyền tự quyết cho các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các trường học và giáo viên. - Trú trọng các môn thể thao dân gian, truyền thống của dân tộc, đưa Võ thuật vào nội dung bắt buộc, thông qua quá trình học tập giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, phát huy truyền thống anh hùng, tinh thần dân tộc. - Tăng thời lượng giảng dạy nội dung kiến thức rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe, đa dạng hóa và chuyên sâu hóa kiến thức cơ bản về lý luận thể dục thể thao vào chương trình giảng dạy cho học sinh. - Mở rộng cho học sinh quyền tự chọn môn học mình yêu thích, cũng như làm phong phú và đa dạng các nội dung môn học ở phần tự chọn cho học sinh. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác GDTC và Thể thao trong trường học.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh nội dung chương trình giáo dục thể chất của học sinh Trung học Phổ thông Việt Nam và Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2020 48 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Việt - Trung núi liền núi, sông liền sông, cả hai nước đều có cùng thể chế Cộng sản chủ nghĩa và có nền giáo dục chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền giáo dục Xô Viết xã hội chủ nghĩa, trong đó có chương trình Giáo dục thể chất (GDTC). Cho đến nay Trung Quốc trải qua rất nhiều lần thay đổi và cải cách Chương trình GDTC cho học sinh Trung học phổ thông (THPT). Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, GDTC cho học sinh THPT của Trung Quốc tiếp thu có hiệu quả nền giáo dục tiên tiến của Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây, tuy nhiên vẫn giữ và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc của mình. Ở nước ta, trước năm 2000 chương trình GDTC cho học sinh THPT mặc dù nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý cũng như các nhà khoa học, tuy nhiên nội dung vẫn chưa có nhiều thay đổi. Năm 2000 đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước chương trình đã có những thay đổi cơ bản, toàn diện tạo bước đà mới cho sự thay đổi và phát triển. Vậy nên, nghiên cứu, so sánh chương trình GDTC cho học sinh THPT của Việt Nam và Trung Quốc có ý nghĩa lý luận khoa học cho tham khảo và vận dụng sáng tạo vào quá trình cải cách chương trình GDTC nước ta. Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn tọa đàm, so sánh, phân tích lịch sử và toán thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. So sánh tổng thể nội dung chương trình GDTC cho học sinh THPT của Việt Nam và Trung Quốc Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường qui, tổng hợp kết quả được trình bày tại bảng 1: Kết quả bảng 1 cho thấy sự khác biệt của tổng thể nội dung chương trình GDTC cho học sinh THPT của So sánh nội dung chương trình giáo dục thể chất của học sinh Trung học phổ thông Việt Nam và Trung Quốc TS. Trương Minh Toàn QTÓM TẮT: Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài xác định được sự khác biệt về nội dung tổng thể, nội dung cụ thể chương trình giáo dục thể chất, cũng như điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học cho học sinh Trung học phổ thông của Việt Nam và Trung Quốc, qua đó làm tư liệu liệu tham khảo cho quá trình đổi mới chương trình giáo dục thể chất ở Việt Nam. Từ khóa: Giáo dục thể chất, Trung học phổ thông, Việt Nam, Trung Quốc. ABSTRACT: Based on researching theoretically and practically, the thesis determined the differences regarding the general and specific contents as well as facility used for physical education and sport activities for high school students in Viet Nam and China. Therefore, we can use those references in order to innovate physical education syllabus in Vietnam. Keywords: Physical Education, high school student, Viet Nam, China. (Ảnh minh họa) KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 3/2020 49THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Việt Nam và Trung Quốc như sau: Thứ nhất: về thời gian 1 tiết học của Việt Nam được qui định có thời lượng 45 phút, còn 1 tiết học của Trung Quốc có thời lượng chỉ có 40 phút (Thực tế trước năm 2005 Bộ giáo dục Trung Quốc qui định 1 tiết học vẫn có thời lượng là 45 phút). Thứ hai: về qui định số tiết học môn học trong một tuần giữa Việt Nam và Trung Quốc có sự khác biệt rõ ràng. Việt Nam qui định 2 tiết/tuần, Trung Quốc qui định “ít nhất” 2 tiết/tuần, nhưng lại không qui định giới hạn số tiết tối đa/tuần. Trung Quốc giao quyền tự quyết rất lớn cho các tỉnh, thành phố và các trường học trong quá trình triển khai thực hiện chương trình. Quá trình nghiên cứu chúng tôi có tham gia đề án “Điều tra thực tế thực hiện chương trình cải cách giáo dục thể chất và thể thao trường học của Thành phố Thượng Hải giai đoạn 2014 - 2016”. Kết quả khảo sát phản ánh thực tế các trường đều xây dựng cho học sinh các khối lớp từ 3 - 4 tiết/tuần, cá biệt có những trường áp dụng 5 - 6 tiết/tuần. Ngoài ra các trường còn có rất nhiều hoạt động thể thao do Thành phố và Chính phủ phát động. Kết quả trên có thể là do sự khác biệt về quan điểm nhận thức, ý nghĩa, tác dụng hoặc sự phát triển tâm sinh lý đối với lứa tuổi học sinh cụ thể tại mỗi nước... của các nhà khoa học, những người làm trong ngành giáo dục đối với môn học GDTC. Với quan điểm xuyên suốt quá trình cải cách “Sức khỏe là số 1”, Trung Quốc coi GDTC là tiền đề cho học sinh học tập có hiệu quả các môn học khác. Thứ ba: về tỉ lệ phân chia của chương trình có sự khác biệt rất lớn. Trung Quốc qui định nội dung học bắt buộc cho tất cả các khối lớp chỉ là 25 - 35%, còn lại nội dung các môn tự chọn (chiếm 65 - 75%). Bảng 1. So sánh tổng thể chương trình GDTC Việt Nam Trung Quốc Việt Nam Trung Quốc Đối tượng (lớp) 10 11 12 10 11 12 1 tiết (phút) 45 45 45 40 40 40 Số tiết/tuần 2 2 Min = 2 Min = 2 Min = 2 Min = 2 Bắt buộc 80 80 80 25-35 25-35 25-35 Tỉ lệ (%) Tự chọn 20 20 20 65-75 65-75 65-75 Bảng 2. Nội dung cụ thể chương trình GDTC Việt Nam Kiến thức cơ bản Điền kinh Các môn TD cơ bản Cầu lông, bóng, bơi Võ thuật Tự chọn Tiết % Tiết % Tiết % Tiết % Tiết % Tiết % 2 2.8 Các khối Lớp 17- 15- 17 Các khối Lớp 11-10- 10 Không qui định 0 0 Các khối Lớp 20 Bảng 3. Nội dung cụ thể chương trình GDTC Trung Quốc Qui định Nội dung Mô đun học tập Chủ đề Kiến nghị số tiết 1 Kiến thức cơ bản 1 Hoạt động cơ bản (chạy, nhảy, ném, thể thao trên đệm, các môn thể thao trên xà) Bắt buộc Nội dung cơ bản I 1 Bóng rổ, võ thuật 30%±5% Tự chọn Nội dung cơ bản II 4 Các loại bóng, thể thao dân gian, dân tộc; bơi lội, thể thao vũ đạo, thể hình 45%±5% 1 Kiến thức rèn luyện thân thể (thể thao gia đình và xã hội, câu lạc bộ thể thao, đoàn thể, olympic, thể thao du lịch, dã ngoại sinh tồn, luật lệ hành chính thể thao) 1 Điền kinh (chạy ngắn, chạy dài, chạy vượt rào, nhảy cao, nhảy xa, ném đẩy) 1 Thể thao và khỏe đẹp (nhảy chống đỡ, kỹ xảo, xà đơn, xà kép, thể dục thẩm mĩ ) Tự chọn Nội dung mở rộng 1 Các nội dung khác: cờ, bài brit, bô -linh, bi-a, cầu, bóng gậy, gôn cơ bản, bắn súng, đấu kiếm, taekwondo, leo núi, hoạt động dã ngoại... 25%±5% Xây dựng chương trình Tự quyết Nội dung cụ thể do trường quyết định KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2020 50 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC Trong khi đó Việt Nam thì ngược lại, nội dung học bắt buộc là 80%, còn lại tỉ lệ dành cho nội dung tự chọn chỉ là 20%. 2.2. So sánh nội dung cụ thể chương trình GDTC cho học sinh THPT của Việt Nam và Trung Quốc Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường qui, tổng hợp kết quả được trình bày tại bảng 2 và bảng 3: Kết quả bảng 2 và bảng 3 cho thấy có sự khác biệt rất lớn về nội dung cụ thể trong chương trình GDTC của hai nước: Thứ nhất: về xây dựng chương trình khung. Trung Quốc xây dựng 3 phần trong đó nội dung I là phần bắt buộc, còn lại nội dung II và nội dung mở rộng là phần tự chọn. Nội dung môn học cụ thể tiếp tục được xây dựng theo các “mô đun học tập”, chương trình chỉ qui định về số tiết học Min/tuần (2 tiết) và kiến nghị định mức thời lượng phân bổ theo từng phần, còn lại giao quyền “tự quyết” cho các trường. Các trường căn cứ vào điều kiện thực tế xây dựng triển khai chương trình cho mình. Trong khi đó Việt Nam qui định cụ thể bắt buộc cho từng nội dung môn học. Thứ hai: về nội dung học tập. Trung Quốc xây dựng đa dạng, phong phú theo hai chủ đề chính: chủ đề các môn thể thao thực hành và chủ đề kiến thức lý luận TDTT. Qua đó thấy được tính chuyên môn hóa, tính linh hoạt và độ tự do lựa chọn trong khung chương trình dành cho các trường, các giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện, tăng hiệu quả cho công tác giảng dạy, cũng như tăng khả năng phát hiện và tuyển chọn các em có năng khiếu ở những môn thể thao khác nhau. Thứ ba: về nội dung kiến thức sức khỏe, rèn luyện thân thể cho học sinh. Trung Quốc coi đây là nội dung quan trọng trang bị cho các em chuẩn bị bước vào bậc học Đại học. Vì vậy, Trung Quốc đưa vào phần tự chọn giúp học sinh có thể chọn học nội dung chuyên môn hóa kiến thức về lĩnh vực TDTT, trong khi đó Việt Nam dành thời lượng rất ít cho nội dung này (chỉ chiếm 2,8% của chương trình giảng dạy). Thứ tư: Trung Quốc đưa Võ thuật truyền thống dân tộc vào phần bắt buộc của chương trình cho học sinh của tất cả các khối lớp, Võ thuật Việt Nam là môn thể thao truyền thống dân tộc tuy nhiên lại không được đưa vào chương trình. 2.3. So sánh điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC cho học sinh THPT của Việt Nam và Trung Quốc 2.3.1 So sánh quy định về cơ sở vật chất của Việt Nam và Trung Quốc Thông qua quy định tiêu chuẩn về cơ sở vật chất của Việt Nam và Trung Quốc cho học sinh bậc THPT có thể thấy một số điểm khác biệt cơ bản như sau: Thứ nhất: Việt Nam quy định theo 3 thứ bậc từ thấp đến cao, gồm: điều kiện tiêu chuẩn tối thiểu cần đạt, điều kiện tiêu chuẩn mức độ 1 và điều kiện tiêu chuẩn mức độ 2. Trong khi đó Trung Quốc phân loại tiêu chuẩn theo qui mô cấp trường, mỗi trường khác nhau có các tiêu chuẩn cụ thể khác nhau, bao gồm cả về số lượng và diện tích phục vụ cho nội dung học cụ thể (cụ thể tại bảng 3). Thứ hai: trong tiêu chuẩn phân loại bậc cao nhất (mức độ 2) Việt Nam qui định bắt buộc phải có Nhà thi đấu đa năng và Bể bơi, còn Trung Quốc không qui định. Thứ ba: Qua các hạng mục cụ thể có thể thấy diện tích sử dụng bình quân cần đạt cho 1 học sinh của Trung Quốc là vượt trội so với Việt Nam (7,9 m2- 10,9m2/1hs so với 2m2/1hs). Mặt khác Trung Quốc còn qui định cụ thể ở một số nội dung như: trong sân Điền kinh phải có đường chạy thẳng 100m, và tùy theo qui mô các trường khác nhau quy định sân Bóng Bảng 3. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung Quốc Qui mô trường Loại 24 lớp 30 lớp 36 lớp 48 lớp 60 lớp Sân Điền kinh (gồm Bóng đá) 300m (100m chạy thẳng); Sân BĐ dài 60- 90; rộng 45-60 (10152 m2) 300m (100m chạy thẳng); Sân BĐ dài 60- 90; rộng 45-60 (10152 m2) 400m (100m chạy thẳng) Sân BĐ tiêu chuẩn (16089 m2) 400m (100m chạy thẳng) Sân BĐ tiêu chuẩn (16089 m2) 400m (100m chạy thẳng) Sân BĐ tiêu chuẩn (16089 m2) Sân Bóng rổ (sân x m2/sân) 4 x 608 4 x 608 6 x 608 8 x 608 10 x 608 Sân Bóng chuyền (sân x m2/sân) 2 x 286 3 x 286 3 x 286 4 x 286 5 x 286 Khu Bóng bàn (sân) 8 10 12 16 20 Tổng 13156 13442 20595 22097 23599 KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 3/2020 51THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC đá có kích thước và diện tích khác nhau (cụ thể tại bảng 3).. Có từ 1 - 2 hố cát với chiều dài từ 5m-6m, rộng 2,75m-4m, cùng với đó đường chạy đà phải dài từ 25m-45m; các trường trong quá trình xây dựng thiết kế cần bố trí theo qui định là thiết lập 1 khu tập luyện Bóng rổ và 1 khu tập luyện Bóng chuyền theo tỉ lệ sân Bóng rổ: sân Bóng chuyền = 2:1, và không làm trong sân điền kinh. Thứ tư: Quy định của Việt Nam và Trung Quốc đều linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường do điều kiện địa lý không đạt tiêu chuẩn căn cứ vào điều kiện thực tế triển khai xây dựng sao cho phù hợp đáp ứng yêu cầu đào tạo. 2.3.2 Thực trạng cơ sở vật chất trong công tác GDTC cho học sinh cấp THPT của Việt Nam và Trung Quốc * Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC ở Việt Nam Ở nước ta công tác GDTC thời gian qua mặc dù được các địa phương, nhà trường quan tâm thực hiện và đạt một số kết quả nhất định, nhưng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu điều kiện cho công tác GDTC và TTTH, cũng như chưa đáp ứng được việc thực hiện đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hệ thống cơ sở vật chất vẫn còn nhiều khó khăn khi ở cấp Trung học phổ thông có 30% số trường có nhà tập TDTT, 15% số trường có sân tập TDTT, chỉ 0,4% số trường có bể bơi. Như vậy, cả nước hiện có 80% số trường thiếu nhà tập;99,6% số trường thiếu bể bơi.Trong khi đó, mục tiêu mà đề án phát triển GDTC và TTTH giai đoạn 2016 - 2020 đặt ra là có ít nhất 95% trường trung học phổ thông có sân tập; 80% trường có nhà tập đa năng được trang bị đủ tiêu chuẩn. Qua đó có thể thấy thực trạng cơ sở vật chất cho các trường hiện nay còn thiếu trầm trọng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Theo TS Nguyễn Duy Quyết, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội đánh giá một trong những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến công tác GDTC và TTTH đó là “cơ sở vật chất cho đào tạo còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện về sân tập, nhà tập, bể bơi, trang thiết bị dạy học hiện đại... Từ đó, việc lựa chọn nội dung các môn học trong chương trình đào tạo ở các trường, các địa phương chưa đáp ứng yêu cầu của môn học”. PGS.TS Vũ Đức Thu, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD-ĐT), chỉ ra khó khăn của công tác GDTC trong các nhà trường: “Cơ sở vật chất thì quá thiếu thốn, còn có việc né tránh đầu tư”. Còn PGS.TS Châu Vĩnh Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP HCM cho rằng trong khi, đa số các trường ở thành thị thì thiếu quỹ đất, ở nông thôn lại thiếu kinh phí đầu tư xây dựng các công trình TDTT. “Thực tế trong trường học phổ thông, năng lực giáo viên GDTC chưa thực sự được khai thác tối đa, vướng mắc chính ở đây là điều kiện về cơ sở vật chất. Đặc thù của GDTC và Thể thao học đường đòi hỏi điều kiện sân bãi, thiết bị dụng cụ phải đáp ứng được nhu cầu tập luyện từ cơ bản đến nâng cao. Nhưng các trường học hiện nay, hầu hết không đảm bảo không gian hoạt động, cơ sở để triển khai học tập và tập luyện các môn thể dục thể thao theo xu hướng mở”. Tại Huế tình trạng tương tự cũng xảy ra, TS. Nguyễn Gắng (Trưởng khoa GDTC, ĐH Huế) cũng cho rằng vấn đề khó hiện nay là nhiều nơi đang thiếu trầm trọng sân tập, sân chơi cho học sinh. “Hiện nay trong TP Huế rất nhiều trường tiểu học và THCS không có khuôn viên. Làm như thế nào đó để các ban ngành có sự đầu tư. Vì không có sân chơi, học sinh muốn tập thể dục, chơi thể thao phải ra công viên tìm chỗ”. * Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC ở Trung Quốc Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất cho công tác GDTC và TTTH, năm 2010 Bộ Giáo dục Trung Quốc thực hiện điều tra thực trạng cơ sở vật chất cho công tác GDTC cho hơn 55000 trường Tiểu học và Trung học trên toàn quốc, kết quả cho thấy tại Trung Quốc các trường chưa đáp ứng yêu cầu đầy đủ so với “Quy định tiêu chuẩn về cơ sở vật chất” của Bộ Giáo dục đề ra. Cụ thể ở cả ba cấp học số lượng trường đạt tiêu chuẩn qui định về cơ sở vật chất cho GDTC và TTTH chiếm chưa đến 50%. Bên cạnh đó việc trang bị trang thiết bị dụng cụ giảng dạy cũng chưa đạt yêu cầu, cụ thể đối với bậc Tiểu học chỉ có 50% số trường có đầy đủ trang thiết bị theo yêu cầu, cả hai bậc Trung học cơ sở và THPT có 66% số trường đạt yêu cầu theo qui định. Đến năm 2015 - 2016 Trung Quốc tiến hành khảo sát một số khu vực vùng miền trong cả nước, kết quả cho thấy có sự tiến triển rõ rệt: ở cấp bậc Tiểu học số trường đạt “Tiêu chuẩn quy định” chiếm hơn 60%, ở cấp THCS và THPT số trường đạt chiếm gần 65%. Tuy nhiên tỉ lệ đạt tiêu chuẩn giữa các vùng có nhiều khác biệt. Ví dụ ở các nội dung sân Bóng bàn, sân Bóng rổ và sân Bóng chuyền các trường trên các vùng đạt tiêu chuẩn với tỉ lệ cao (thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Sơn Đông...sân bóng rổ, bóng bàn đều đạt gần 100%, ở các vung núi và đồng bằng cũng đạt tới hơn 80%), nhưng ở nội dung Nhà thi đấu thể thao thì ở vùng núi và đồng bằng có chỉ chiếm tỉ lệ 2,8%. Bên cạnh đó Bể bơi cho học sinh tập luyện chiếm tỉ lệ thấp chỉ đạt chưa đến KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2020 52 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC 15%. Giải thích cho sự phân bố không đồng đều này theo GS-TS Thái Thịnh Phương chuyên gia cải cách GDTC Thượng Hải cho rằng, tại các thành phố lớn các trường có diện tích mặt bằng không nhiều, nhưng nhà trường xây dựng rất nhiều các phòng tập, từ phòng tập thể dục dụng cụ, đến phòng tập các môn thể thao giải trí, phòng tập các môn Bóng cũng được xây dựng tối đa, đặc biệt ở những nơi có không gian mở đều được đặt bàn Bóng bàn tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vui chơi tập luyện. Còn theo GS-TS Thẩm Kiến Hoa thì tại một số các trường còn có hiện tượng chỉ tập trung vào các môn thể thao thế mạnh của mình để xây dựng chương trình đào tạo, nên điều kiện về cơ sở vật chất cho một số môn thể thao cơ bản chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Mục tiêu của Trung Quốc đặt ra đến năm 2030: 100% số trường trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn qui định về cơ sở vật chất. Qua đó có thể thấy thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất tại các trường THPT ở Việt Nam và Trung Quốc nhìn chung chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu cho công tác GDTC và TTTH của mình, tuy nhiên qua số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo hai nước chỉ ra có sự khác biệt rõ ràng trong việc xây dựng và trang bị cơ sở vật chất cho các trường. Trong khi các trường THPT ở Việt Nam về tổng thể đánh giá chỉ có khoảng gần 20% các trường đáp ứng theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì tại Trung Quốc số trường đạt tiêu chuẩn chiếm gần 65%, trong đó các môn thể thao thế mạnh được các trường ở Trung Quốc đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất, với tỉ lệ đạt tiêu chuẩn xấp xỉ 90%. Bên cạnh đó diện tích bình quân tối thiểu bình quân dành cho 1 học sinh của Trung Quốc cũng rất cao (7,9 m2-10,9m2/1hs so với 2m2/1hs). 3. KẾT LUẬN Kết quả so sánh chương trình GDTC dành cho học sinh Trung học phổ thông của Trung Quốc và Việt Nam phản ánh có sự khác biệt rất lớn về nội dung, thành phần, thời lượng môn học cũng như thời gian 1 tiết học của hai nước. Qua nghiên cứu chương trình GDTC cải cách của Trung Quốc thấy được một số điểm khác biệt, qua đó có thể gợi ý cho quá trình xây dựng, đổi mới chương trình GDTC ở Việt Nam như sau: - Tăng quyền tự quyết cho các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các trường học và giáo viên. - Trú trọng các môn thể thao dân gian, truyền thống của dân tộc, đưa Võ thuật vào nội dung bắt buộc, thông qua quá trình học tập giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, phát huy truyền thống anh hùng, tinh thần dân tộc. - Tăng thời lượng giảng dạy nội dung kiến thức rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe, đa dạng hóa và chuyên sâu hóa kiến thức cơ bản về lý luận thể dục thể thao vào chương trình giảng dạy cho học sinh. - Mở rộng cho học sinh quyền tự chọn môn học mình yêu thích, cũng như làm phong phú và đa dạng các nội dung môn học ở phần tự chọn cho học sinh. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác GDTC và Thể thao trong trường học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình Giáo dục Phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 05/05/2006 3. Nghị định số 11/2015/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ, Quy định về Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. Nguồn bài báo: Trích từ đề tài NCKH: “ ”(Nghiên cứu so sánh cải cách chương trình GDTC cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Việt Nam và Trung Quốc), Luận án tiến sĩ, Học viện Thể thao Thượng Hải, Trung Quốc, đã nghiệm thu tháng 6 năm 2017. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 19/3/2020; ngày phản biện đánh giá: 8/5/2020; ngày chấp nhận đăng: 14/6/2020) (Ảnh minh họa)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_sanh_noi_dung_chuong_trinh_giao_duc_the_chat_cua_hoc_sinh.pdf
Tài liệu liên quan