So sánh tỷ lệ thừa cân-Béo phì đánh giá bằng chuẩn BMI theo tuổi của who và điểm cắt BMI theo IOTF

Nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ vị thành niên khác nhau giữa hai giới. Có nhiều lý do để giải thích cho hiện tượng này. Đó có thể là sự khác biệt trong hoạt động thể lực và cả thói quen ăn uống(18,19). Ngoài ra, trẻ nữ thường có xu hướng chú ý đến hình dáng bên ngoài nên sẽ cố gắng có vóc dáng “thon thả” hơn trẻ nam(14,10). Một nghiên cứu về nhận thức của bản thân đối với cân nặng của mình trên học sinh Mỹ gốc Việt cũng thấy rằng nữ có xu hướng tự cho là mình bị thừa cân trong khi trên thực tế không phải như vậy(2). Cần có nhiều nghiên cứu thêm, bao gồm cả nghiên cứu định tính để hiểu thêm về khía cạnh văn hóa của hiện tượng này ở trẻ vị thành niên TPHCM. Tóm lại, như tác giả Shields va Tremblay phát biểu “khi diễn giải tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên, cần phải lưu ý đến định nghĩa đã sử dụng và phương pháp thu thập số liệu”(16). Việc sử dụng hai chuẩn đánh giá quốc tế khác nhau để định nghĩa thừa cân và béo phì ở trẻ em đưa đến sự khác biệt trong các tỷ lệ thừa cân và béo phì. Ở thời điểm này, điểm cắt của IOTF vẫn thích được sử dụng hơn vì dễ so sánh với số liệu của nhiều nước. Tuy nhiên, việc sử dụng điểm cắt BMI theo IOTF có thể ước lượng thấp mức độ thừa cân và béo phì ở trẻ em. Cần có thêm nghiên cứu để đánh giá nguy cơ sức khỏe liên quan đến các điểm cắt BMI của trẻ em theo IOTF và theo WHO.

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh tỷ lệ thừa cân-Béo phì đánh giá bằng chuẩn BMI theo tuổi của who và điểm cắt BMI theo IOTF, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 155 SO SÁNH TỶ LỆ THỪA CÂN-BÉO PHÌ ĐÁNH GIÁ BẰNG CHUẨN BMI THEO TUỔI CỦA WHO VÀ ĐIỂM CẮT BMI THEO IOTF Tăng Kim Hồng* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm so sánh việc sử dụng hai bộ số liệu để xác định thừa cân và béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên bằng cách tạo ra các đường cong tăng trưởng dựa vào điểm cắt của IOTF và WHO và bằng cách so sánh tỷ lệ thừa cân và béo phì theo định nghĩa của IOTF và WHO dựa vào số liệu của nghiên cứu cắt ngang năm 2004. Phương pháp: Chúng tôi dùng dữ liệu có các giá trị L, M, S đã được công báo của của IOTF và WHO để tính các điểm z-score của trẻ em và trẻ vị thành niên. Số liệu của mẫu đại diện ngẫu nhiên gồm 2660 trẻ vị thành niên (1332 nam, 1328 nữ) tuổi từ 11 đến 16 được dùng để ước lượng tỷ lệ thừa cân và béo phì. Kết quả: Các đường cong tạo từ điểm cắt BMI của IOTF để xác định thừa cân và béo phì luôn luôn nằm cao hơn các đường cong tạo từ điểm cắt với số liệu tham chiếu của WHO ở cả hai giới cho cả thừa cân lẫn béo phì. Tỷ lệ thừa cân nếu dùng các điểm cắt của WHO thì cao hơn tỷ lệ thừa cân được xác định bằng các điểm cắt của IOTF. Có sự khác biệt có ý nghĩa trong tỷ lệ thừa cân và béo phì giữa nam và nữ dù theo chuẩn của IOTF hay chuẩn của WHO. Kết luận: Việc sử dụng điểm cắt BMI theo IOTF có thể ước lượng thấp mức độ thừa cân và béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Từ khóa: điểm cắt, chuẩn đánh giá tăng trưởng, trẻ vị thành niên. SUMMARY PREVALENCE OF OVERWEIGHT-OBESITY AMONG ADOLESCENTS OF HCMC: COMPARISON BETWEEN WHO AND IOTF REFERENCES Tang Kim Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 155 - 160 Objective: To compare the performance of the two data sets in defining overweight and obesity in children and adolescents by plotting the International Obesity Task Force (IOTF) cut-offs against WHO curves and by comparing the prevalence of overweight and obesity, as defined by IOTF reference and by the WHO standard, using 2004 cross-sectional data from Ho Chi Minh City, Vietnam. Methods: We used published data on L, M, S values of IOTF and WHO to calculate the exact Z-scores in children and adolescents. Data of a random representative sample of 2660 adolescents (1332 boys; 1328 girls) aged 11–16 years were also used to estimate the prevalence of overweight and obesity. Results: The curves for the IOTF BMI cut-offs for overweight were consistently higher than similar cut-offs from the WHO growth reference for both overweight and obesity in both genders. The prevalence of overweight and obesity using WHO cut-offs was higher than that of IOTF cut-offs. There were significant differences in overweight and obesity prevalence between boys and girls according IOTF reference and WHO standard. Conclusion: Use of IOTF BMI cut-offs to define overweight and obesity may underestimate the extent of overweight and obesity in children and adolescent populations. Key words: Cut-offs, growth reference, adolescents. * Bộ môn Dịch tễ học Cơ bản – Dân số học, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: TS.BS. Tăng Kim Hồng ĐT: 0903350503 Email: hongutc@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 156 ĐẶT VẤN ĐỀ Tình trạng thừa cân-béo phì ở trẻ em đang gia tăng rất nhiều, đặc biệt ở các nước có nền kinh tế phát triển(12,20). Theo ước tính của các chuyên gia quốc tế thì khoảng 10% trẻ em trong độ tuổi đi học trên thế giới là bị thừa cân và ¼ trong số đó là bị béo phì(12). Số liệu gần đây cho thấy ở châu Âu 31,8% học sinh là bị thừa cân trong đó 7,9% là bị béo phì, trong đó vùng Nam Âu có tỷ lệ tương đối cao hơn(13,9). Béo phì sẽ làm gia tăng nguy cơ của các bệnh mãn tính như rối loạn lipid máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành, kháng insulin và đái tháo đường. Hơn nữa, béo phì cũng ảnh hưởng không ít đến sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ(8). Ngoài ra, khoảng 1/3 trẻ em bị thừa cân và ½ trẻ vị thành niên bị thừa cân sẽ trở thành béo phì ở tuổi trưởng thành(20,17). Vì vậy, việc can thiệp để phòng ngừa thừa cân-béo phì ở mọi độ tuổi cần phải xem là một trong những công tác ưu tiên hàng đầu của ngành y tế công cộng. BMI là một chỉ số được sử dụng rộng rãi và thiết thực để xác định tình trạng thừa cân-béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên trong các cuộc điều tra. Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một chuẩn đánh giá thống nhất cho thừa cân-béo phì ở trẻ em. Một số quốc gia sử dụng các đường cong tăng trưởng của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) Hoa kỳ, với số liệu thu thập từ các cuộc điều tra năm 1963 và 1994(11). Một chuẩn đánh giá khác được một nhóm chuyên gia của Tổ chức hành động vì béo phì Quốc tế (International Obesity Task Force – IOTF) khuyến cáo từ năm 2000 là sử dụng các điểm cắt BMI theo tuổi và giới của Tim Cole(3). Các điểm cắt này được xây dựng từ số liệu của sáu quốc gia đại diện: Anh, Braxin, Hà lan, Hồng kông, Mỹ và Sing-ga-po. Mặc dù được sử dụng rộng rãi, nhưng những điểm cắt theo IOTF này có một số hạn chế: Thứ nhất, đó chỉ có những điểm cắt tương ứng với BMI 25 và 30 kg/m2 ở người lớn. Thứ hai, các đường cong LMS làm số liệu tham chiếu cho việc tạo nên các điểm cắt BMI chưa được công bố, vì vậy gây khó khăn trong việc tạo ra các điểm cắt khác. Chuẩn đánh giá thứ ba được sử dụng từ năm 2006, khi tổ chức y tế thế giới (World Health Organization – WHO) công bố chuẩn tăng trưởng mới cho trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới, với các biểu đồ tăng tưởng BMI theo tuổi(22). Đến năm 2007, WHO công bố các chuẩn tăng trưởng cho trẻ từ 5 đến 19 tuổi(7). Trong những năm gần đây, chuẩn đánh giá của IOTF và WHO (2007) được sử dụng phổ biến do kết quả dễ so sánh với số liệu của nhiều nước trên thế giới. Mục đích của bài báo này là nhằm so sánh các đường cong tăng trưởng theo điểm cắt của IOTF và WHO, đồng thời so sánh tỷ lệ trẻ thừa cân và béo phì khi sử dụng chuẩn đánh giá của IOTF và WHO, để từ đó khuyến cáo phương pháp thích hợp, áp dụng cho đánh giá thừa cân-béo phì ở trẻ em Việt Nam. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu đã được công bố về giá trị L, M, S của IOTF(5) và WHO(22,7) để phân tích. Các đường cong BMI bách phân vị được vẽ theo phương pháp LMS(5). Trong phương pháp LMS, các số liệu được tổng hợp thành đường cong phân vị theo tuổi và giới dựa trên 3 đường cong đại diện cho độ lệch của BMI (L – Lambda), trung vị BMI (M – Mu) và hệ số thay đổi của BMI (S – Sigma). Khi có các giá trị L, M, S, chúng ta sẽ tính được các điểm trên đường cong phân vị và các điểm z tương ứng với từng điểm phân vị theo công thức sau: (4) Trong bài báo này chúng tôi cũng sử dụng số liệu của nghiên cứu cắt ngang của 2600 học sinh cấp 2 TPHCM (được thu thập vào năm 2004)(18) để làm thí dụ minh họa cho việc tính tỷ lệ thừa cân và béo phì sử dụng định nghĩa của IOTF và WHO. Phần mềm Stata v.12.0 với lệnh “egen” và chức năng “zbmicat” được sử dụng để xác định trẻ thừa cân và trẻ béo phì theo tiêu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 157 chuẩn đánh giá của IOTF. Đối với việc đánh giá theo chuẩn của WHO, các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ có BMI > 2 độ lệch chuẩn (+2 SDs) (tương ứng với 97,7 percentile) thì được xếp loại là béo phì, còn trẻ có BMI từ 1 đến 2 SDs (+1 SD) (tương ứng với 84 percentile) thì được xếp loại là thừa cân. Đầu tiên, chức năng “zanthro” được sử dụng để tính các giá trị z-score, sau đó, phân loại thừa cân và béo phì dựa theo các điểm cắt được khuyến cáo như trên. Số liệu về tình trạng thừa cân-béo phì được trình bày dưới dạng tỷ lệ (với khoảng tin cậy 95%) và phép kiểm Chi-bình phương được sử dụng để so sánh sự khác biệt theo giới. KẾT QUẢ Để so sánh điểm cắt BMI của IOTF và WHO, các đường cong BMI theo tuổi của trẻ nam và nữ được thể hiện với số liệu tham chiếu (reference data) đã được công bố của IOTF và WHO. Do tiêu chuẩn đánh giá thừa cân-béo phì của IOTF chỉ khu trú ở trẻ từ 2 đến 18 tuổi nên đường cong BMI theo tuổi của IOTF chỉ thể hiện ở độ tuổi này. Ở mốc 18 tuổi, điểm cắt để xác định thừa cân của IOTF (25 kg/m2) và WHO (+1SD) trùng nhau, trong khi điểm cắt để xác định béo phì của IOTF (30 kg/m2) cao hơn của WHO (+2SD). Nhìn chung, ở các lớp tuổi khác nhau, các điểm cắt để xác định thừa cân và béo phì của IOTF luôn cao hơn của WHO (Hình 1 và Hình 2). Hình 1. So sánh các đường cong BMI theo tuổi để xác định thừa cân và béo phì của IOTF và WHO 2007 ở trẻ nam Ở trẻ nữ, đường cong xác định thừa cân của IOTF gần trùng với đường cong xác định thừa cân của WHO trong khi ở trẻ nam, đường cong xác định thừa cân của IOTF cao hơn đường cong của WHO nhiều. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 158 B M I (k g/ m 2 ) Hình 2. So sánh các đường cong BMI theo tuổi để xác định thừa cân và béo phì của IOTF và WHO 2007 ở trẻ nữ Bảng 1 trình bày tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ vị thành niên trong cuộc điều tra cắt ngang năm 2004. Trong bảng này ta thấy nếu sử dụng điểm cắt BMI chuyên biệt theo tuổi và giới của IOTF thì tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ vị thành niên thấp hơn: tỷ lệ thừa cân với điểm cắt của IOTF là 11,7% nhưng nếu dùng chuẩn của WHO thì tỷ lệ này là 15,6%. Tỷ lệ béo phì nếu dùng điểm cắt của IOTF là 2,1% nhưng nếu dùng chuẩn WHO là 2,4%. Xu hướng này được thấy ở cả hai giới, tỷ lệ thừa cân dùng với điểm cắt IOTF cho kết quả thấp hơn nếu dùng với chuẩn của WHO, nhưng tỷ lệ béo phì dùng với điểm cắt IOTF cho kết quả cao hơn. Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ nam luôn cao hơn ở trẻ nữ. Bảng 1. Tỷ lệ thừa cân ở trẻ vị thành niên TPHCM, Việt Nam năm 2004 theo giới tính khi sử dụng các giá trị điểm cắt BMI theo tuổi của IOTF & của WHO Boys (n=1332) Girls (n=1328) Total (n=2660) n % (KTC 95%) n % (KTC 95%) n % (KTC 95%) IOTF Thừa cân Béo phì 245 16 16,1 (13,1 – 19,2) 3,1 (2,0 – 4,2) 109 46 7,2 (5,6 – 8,8) 1,0 (0,4 – 1,6) 354 62 11,7 (10,0 – 13,3) 2,1 (1,5 – 2,6) WHO Thừa cân Béo phì 321 47 21,9 (18,4 – 25,4) 3,5 (1,2 – 4,1) 143 21 9,3 (7,4 – 11,3) 1,6 (0,2 – 2,3) 464 63 15,6 (13,7 – 17,5) 2,4 (1,0 – 2,9) BÀN LUẬN Cho đến nay, các chuẩn đánh giá thừa cân- béo phì quốc tế được sử dụng rộng rãi và giúp ích rất nhiều cho việc so sánh giữa các nghiên cứu, các quốc gia, cũng như giám sát xu hướng thừa cân-béo phì trên toàn cầu, tuy nhiên chưa có bằng chứng kết luận nào cho thấy các chuẩn đánh giá này có giá trị cho các nước đang phát triển(21). Nghiên cứu này mô tả tỷ lệ trẻ vị thành niên thừa cân và béo phì dựa vào chuẩn đánh giá của IOTF và của WHO. Chuẩn đánh giá của WHO cho tỷ lệ trẻ thừa cân và béo phì cao hơn chuẩn đánh giá IOTF. Cũng như nhiều nghiên cứu khác, tỷ lệ thừa cân-béo phì luôn cao hơn khi dùng chuẩn WHO(15,1,6,16). Sự khác biệt về các tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường là do sự khác biệt về mẫu khảo sát Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 159 mà dựa vào đó các điểm cắt được xây dựng, phương pháp được sử dụng để vẽ các đường cong tăng trưởng và tiêu chuẩn được sử dụng để xác định các điểm cắt. Đường cong tăng trưởng của WHO cho trẻ 0 đến 5 tuổi dựa trên dân số chuẩn hơn là dân số tham chiếu(7). Do đó, đường cong này chủ yếu mô tả trẻ nên phát triển thế nào chứ không phải mô tả trẻ đang phát triển thế nào. Ngược lại, đường cong tăng trưởng của IOTF (và cả của CDC) được xây dựng dựa trên dân số tham chiếu (là các mẫu đại diện của các nước được chọn) và các đường cong này phản ánh sự tăng trưởng của trẻ. Ngoài ra, phân loại thừa cân-béo phì của WHO cũng còn có vấn đề cần lưu ý: Đối với trẻ dưới 5 tuổi, nếu trẻ có BMI > 1SD được phân loại là “có nguy cơ thừa cân”, > 2SD được xem là thừa cân và > 3SD là béo phì. Tuy nhiên với trẻ trên 5 tuổi, đường cong BMI ở độ tuổi 19 gần trùng với chẩn đoán thừa cân ở người lớn (BMI 25) khi > 1SD, và chẩn đoán béo phì ở người lớn (BMI 30) khi > 2SD. Do đó, điều này sẽ gây ra sự bất cập khi một đứa trẻ lúc 59 tháng tuổi thì được chẩn đoán là thừa cân, nhưng chỉ một tháng sau, cũng với BMI z-score đó, lại được chẩn đoán là béo phì. Nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ vị thành niên khác nhau giữa hai giới. Có nhiều lý do để giải thích cho hiện tượng này. Đó có thể là sự khác biệt trong hoạt động thể lực và cả thói quen ăn uống(18,19). Ngoài ra, trẻ nữ thường có xu hướng chú ý đến hình dáng bên ngoài nên sẽ cố gắng có vóc dáng “thon thả” hơn trẻ nam(14,10). Một nghiên cứu về nhận thức của bản thân đối với cân nặng của mình trên học sinh Mỹ gốc Việt cũng thấy rằng nữ có xu hướng tự cho là mình bị thừa cân trong khi trên thực tế không phải như vậy(2). Cần có nhiều nghiên cứu thêm, bao gồm cả nghiên cứu định tính để hiểu thêm về khía cạnh văn hóa của hiện tượng này ở trẻ vị thành niên TPHCM. Tóm lại, như tác giả Shields va Tremblay phát biểu “khi diễn giải tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên, cần phải lưu ý đến định nghĩa đã sử dụng và phương pháp thu thập số liệu”(16). Việc sử dụng hai chuẩn đánh giá quốc tế khác nhau để định nghĩa thừa cân và béo phì ở trẻ em đưa đến sự khác biệt trong các tỷ lệ thừa cân và béo phì. Ở thời điểm này, điểm cắt của IOTF vẫn thích được sử dụng hơn vì dễ so sánh với số liệu của nhiều nước. Tuy nhiên, việc sử dụng điểm cắt BMI theo IOTF có thể ước lượng thấp mức độ thừa cân và béo phì ở trẻ em. Cần có thêm nghiên cứu để đánh giá nguy cơ sức khỏe liên quan đến các điểm cắt BMI của trẻ em theo IOTF và theo WHO. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baya BA, Perez-Cueto FJ, Vasquez Monllor PA, Kolsteren PW. (2010) International BMI-for-age references underestimate thinness and overestimate overweight and obesity in Bolivian adolescents. Nutr Hosp. (Comparative Study Research Support, Non-U.S. Gov't). 25(3):428-36. 2. Choi J, Hwang J, Yi J. (2011) Acculturation, Body Perception, and Weight Status Among Vietnamese American Students. Journal of Immigrant and Minority Health:1-9. 3. Cole TJ, Bellizzi MC, Flegal KM, Dietz WH. (2000) Establishing a standard definition for child overweight and obesity worldwide: international survey. BMJ. 6;320(7244):1240-3. 4. Cole TJ, Green PJ. (1992) Smoothing reference centile curves: the LMS method and penalized likelihood. Stat Med. 11(10):1305-19. 5. Cole TJ. (1990) The LMS method for constructing normalized growth standards. Eur J Clin Nutr. 44(1):45-60. 6. de Onis M, Lobstein T. (2010) Defining obesity risk status in the general childhood population: Which cut-offs should we use? International Journal of Pediatric Obesity;5(6):458-60. 7. de Onis M, Onyango AW, Borghi E, Siyam A, Nishida C, Siekmann J. (2007) Development of a WHO growth reference for school-aged children and adolescents. Bull World Health Organ. 85(9):660-7. 8. Dietz WH. (1998) Health consequences of obesity in youth: childhood predictors of adult disease. Pediatrics. 101(3 Pt 2):518- 25. 9. Janssen I, Katzmarzyk PT, Boyce WF, Vereecken C, Mulvihill C, Roberts C, et al. (2005) Comparison of overweight and obesity prevalence in school-aged youth from 34 countries and their relationships with physical activity and dietary patterns. Obesity Reviews;6(2):123-32. 10. Kilpatrick M, Ohannessian C, Bartholomew JB. (1999) Adolescent weight management and perceptions: an analysis of the National Longitudinal Study of Adolescent Health. J Sch Health. 69(4):148-52. 11. Kuczmarski RJ, Ogden CL, Grummer-Strawn LM, Flegal KM, Guo SS, Wei R, et al. (2000) CDC growth charts: United States. Adv Data. 8(314):1-27. 12. Lobstein T, Baur L, Uauy R. (2004) Obesity in children and young people: a crisis in public health. Obes Rev. May;5 Suppl 1:4-85. 13. Lobstein T, Frelut ML. (2003) Prevalence of overweight among children in Europe. Obes Rev;4(4):195-200. 14. McElhone S, Kearney JM, Giachetti I, Zunft HJ, Martinez JA. (1999) Body image perception in relation to recent weight Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 160 changes and strategies for weight loss in a nationally representative sample in the European Union. Public Health Nutr. 2(1A):143-51. 15. Pedrosa C, Correia F, Seabra D, Oliveira BM, Simoes-Pereira C, Vaz-de-Almeida MD. (2009) Prevalence of overweight and obesity among 7-9-year-old children in Aveiro, Portugal: comparison between IOTF and CDC references. Public Health Nutrition. (Comparative Study Research Support, Non-U.S. Gov't). 14(1):14-9. 16. Shields M, Tremblay MS. (2010) Canadian childhood obesity estimates based on WHO, IOTF and CDC cut-points. International Journal of Pediatric Obesity.5(3):265-73. 17. Singh AS, Mulder C, Twisk JW, van Mechelen W, Chinapaw MJ. (2008) Tracking of childhood overweight into adulthood: a systematic review of the literature. Obes Rev. 9(5):474-88. 18. Tăng Kim Hồng và cộng sự. (2010) Factors associated with adolescent overweight/obesity in Ho Chi Minh city. Int J Pediatr Obes. 5(5):396-403. 19. Tăng Kim Hồng và cộng sự. (2009) Factors associated with physical inactivity in adolescents in Ho Chi Minh City, Vietnam. Med Sci Sports Exerc. 41(7):1374-83. 20. Wang Y, Lobstein T. (2006) Worldwide trends in childhood overweight and obesity doi:10.1080/17477160600586747. International Journal of Pediatric Obesity;1(1):11-25. 21. Wang Y, Monteiro C, Popkin BM. (2002) Trends of obesity and underweight in older children and adolescents in the United States, Brazil, China, and Russia. Am J Clin Nutr. 2002 June 1;75(6):971-7. 22. Who Multicentre Growth Reference Study G, de Onis M. (2006) WHO Child Growth Standards based on length/height, weight and age. Acta Pædiatrica.;95:76-85.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_sanh_ty_le_thua_can_beo_phi_danh_gia_bang_chuan_bmi_theo.pdf
Tài liệu liên quan