Kết quả từ thực nghiệm cho thấy việc ứng
dụng hai kỹ thuật là lập trình di truyền và mạng
thần kinh trong việc mô hình hóa dữ liệu là rất
thành công. Khi đánh giá các mô hình được xây
dựng bởi hai kỹ thuật cho dạng viên nén phóng
thích có kiểm soát, mạng thần kinh cho mô hình
dự đoán có kết quả trội hơn, tuy nhiên với việc
sử dụng lập trình di truyền nhà bào chế có thể
khảo sát mối liên quan nhân quả giữa các thành
phần và tính chất của sản phẩm dựa trên mô
hình dạng biểu thức toán học. Việc so sánh giữa
hai kỹ thuật này sẽ giúp cho dược sĩ khách quan
hơn trong việc lực chọn phương pháp và công
cụ xây dựng mô hình dữ liệu phù hợp.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh ứng dụng kỹ thuật mạng thần kinh và lập trình di truyền trong mô hình hóa dữ liệu công thức viên nén phóng thích có kiểm soát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 6
SO SÁNH ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MẠNG THẦN KINH VÀ LẬP TRÌNH
DI TRUYỀN TRONG MÔ HÌNH HÓA DỮ LIỆU CÔNG THỨC VIÊN NÉN
PHÓNG THÍCH CÓ KIỂM SOÁT
Nguyễn Phương Nam*, Đỗ Quang Dương**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu ứng dụng mạng thần kinh (Neural Networks) và kỹ thuật lập trình di truyền
(Genetic Programming) trong việc mô hình hóa dữ liệu. So sánh kết quả mô hình hóa dữ liệu của hai kỹ thuật
trên. Dựa vào kết quả của hai kỹ thuật này hy vọng sẽ giúp nhà bào chế có một sự lựa chọn công cụ hợp lý khi
mô hình hóa dữ liệu công thức.
Phương pháp: Cách thức so sánh: so sánh hệ số tương quan R2 và so sánh phương trình đường thẳng hồi
quy với hệ số góc. Cả hai phương pháp so sánh này đều dựa trên dữ liệu được dự đoán từ hai kỹ thuật thông
minh: mạng thần kinh và lập trình di truyền.
Kết quả: Từ những kết quả trong việc mô hình hóa với hai bộ dữ liệu viên nén phóng thích có kiểm soát
(viên matrix, viên diclofenac sodium microspheres), kết quả cho thấy cả hai kỹ thuật mạng thần kinh cho kết quả
khá tốt mặc dù vậy kỹ thuật mạng thần kinh vượt trội hơn so với kỹ thuật lập trình di truyền. Kết quả từ thực
nghiệm cho thấy, việc ứng dụng hai kỹ thuật là lập trình di truyền và mạng thần kinh trong việc mô hình hóa dữ
liệu là rất thành công.
Kết luận: Khi đánh giá các mô hình được xây dựng bởi hai kỹ thuật, mạng thần kinh cho kết quả trội hơn.
Việc so sánh giữa hai kỹ thuật này sẽ giúp cho nhà bào chế khách quan hơn trong việc lựa chọn phương pháp và
công cụ xây dựng mô hình hóa dữ liệu phù hợp.
Từ khóa: mạng thần kinh, kỹ thuật lập trình di truyền, công thức dược phẩm, viên nén phóng thích có kiểm
soát.
ABSTRACT
A SYSTEMATIC COMPARISON OF ARTIFICIAL INTELLIGENCE TECHNIQUES
IN MODELLING CONTROLLED RELEASE TABLET FORMULATION
Nguyen Phuong Nam, Do Quang Duong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 6 - 12
Objectives: This study has compared the performance of two computational methods: neural networks and
genetic programming in generating predictive models for published databases of controlled release tablet
formulation.
Material and Methods: This study used two methods: the R-squared value (R2) and the coefficients of
regression equations generated from the predictive models.
Results: Both approaches were successful in developing invaluable predictive models for tablet tensile
strength and drug dissolution profiles. whilst neural networks demonstrated a slightly superior capability in
predicting unseen data, genetic programming had the added advantage of generating mathematical equations
representing the cause–effect relationships contained in the experimental data. The results of examined data
(matrix table formulation, controlled release diclofenac sodium microspheres formulation) showed that the
* Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Đỗ Quang Dương ĐT: 0913662043; Email: dqduong@uphcm.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 7
performance of neural network was superior when compared to genetic programming.
Conclusion: In evaluating models generated by the two technologies, neural networks showed a higher
capability of predicting unseen data than genetic programming. This study also will help the pharmacist easily in
choosing the techniques and tools to build model data.
Keyword: neural networks, genetic programming, tablet formulation, controlled release.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quy trình sản xuất thuốc việc khảo sát
mối liên quan nhân quả giữa các thành phần với
các tính chất dược phẩm luôn là vấn đề các nhà
bào chế rất quan tâm. Việc xác định mối liên
quan nhân quả này thường dựa vào mô hình dự
đoán được xây dựng bằng các phương pháp
thống kê (truyền thống) hay máy tính (hiện đại)
là một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất(5).
Bên cạnh đó việc xây dựng mô hình công thức
cũng là một bước rất quan trọng trong qui trình
tối ưu công thức.
Việc mô hình hóa công thức dược phẩm
bằng công cụ máy tính ngày càng được áp dụng
phổ biến vì các lợi ích của nó như không giới
hạn số biến độc lập (x), có thể tối ưu đồng thời
nhiều biến phụ thuộc (y), phù hợp với các loại
dữ liệu phức tạp và phi tuyến(9).
Có rất nhiều kỹ thuật xây dựng mô hình
công thức bằng máy tính đã được áp dụng như
mạng thần kinh (Neural Network - NN)(2) thuật
giải di truyền (Genetic Algorithms)(3) lập trình di
truyền (Genetic Programming - GP)(4) và các hệ
thống lai giữa chúng. Những kỹ thuật này phần
nào giải quyết được yêu cầu của nhà sản xuất
như giảm thời gian và chi phí nghiên cứu và
phát triển công thức.
Mạng thần kinh (Neural Network)
Mạng thần kinh đã được áp dụng từ hơn 60
năm qua, có ích trong việc thiết lập mô hình
quan hệ nhân quả, đặc biệt đối với dữ liệu phi
tuyến hay dữ liệu phức tạp(9). Ngày nay, mạng
thần kinh đựợc áp dụng trong nhiều lãnh vực
khác nhau: công nghệ thông tin, khoa học tri
thức (mô tả kiểu suy luận và nhận thức), sinh
học (lý giải các chuỗi nucleotid)
Mạng thần kinh sinh học (Hình 1) được tạo
thành bởi sự liên kết giữa rất nhiều tế bào thần
kinh sinh học (neuron). Các xung động thần
kinh được truyền từ khớp qua trục để đến thân.
Thân tế bào tổng hợp các xung động thần kinh
và ra quyết định tiếp tục truyền các tín hiệu sang
tế bào thần kinh khác.
Hình 1. Cấu trúc của một tế bào thần kinh sinh học
Hình 2. Cấu trúc của một tế bào thần kinh nhân tạo
Mạng thần kinh nhân tạo (Hình 2) là sự mô
phỏng cấu trúc của mạng thần kinh sinh học,
được tạo thành bởi sự liên kết giữa rất nhiều
đơn vị thần kinh (perceptron). Những đơn vị
thần kinh có nhiệm vụ thu thập các tín hiệu, xác
định trọng số, tổng cộng và chuyển các tín hiệu
ấy sang các đơn vị thần kinh khác.
Mỗi mạng thần kinh nhân tạo được cấu tạo
bởi hàng trăm ngàn đơn vị được liên kết và sắp
xếp thành nhiều lớp. Có nhiều cấu trúc mạng
thần kinh, song cấu trúc mạng nhiều lớp
(multilayer perceptron networks) là thông dụng
nhất. Cấu trúc mạng nhiều lớp có một lớp vào,
một hay nhiều lớp ẩn và một lớp đầu ra. Thông
thường, cấu trúc mạng với một lớp ẩn được
dùng nhiều trong thiết lập mô hình và tối ưu
hóa công thức. Cấu trúc mạng với nhiều lớp ẩn
Σ Đầu vào
Đầu
ra
X1
X2
X3
W1
W2
W3
Thân
Trục
Khớp
Nhánh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 8
cũng được dùng cho mô hình phi tuyến song nó
đòi hỏi nhiều thời gian cho máy tính xử lý(9).
Cấu trúc của một mạng thần kinh với một lớp
ẩn được minh họa trong Hình 3.
Hình 3. Cấu trúc của một mạng thần kinh nhân tạo
thường gặp
Lập trình di truyền (Genetic Programming-
GP)
Lập trình di truyền là một kỹ thuật với ý
tưởng chính là các chương trình máy tính có khả
năng tự tiến hóa để thực hiện một công việc nào
đó, được giới thiệu bởi Koza vào năm 1992(7).
Lập trình di truyền là một biến thể của thuật giải
di truyền với một điểm khác nhau chính là cấu
trúc dữ liệu được sử dụng để biểu diễn một cá
thể trong quần thể.
Có hai phần chính trong một cá thể của GP,
đó là các node và terminal như được minh họa
trong Hình 4. Các node là các phép tính, trong
khi các nút (terminal) là các giá trị hằng số hay
các biến. Việc lựa chọn các phép tính và các nút
là một trong những thao tác chính trong GP để
tìm được lời giải cho vấn đề (mô hình dữ liệu
dạng biểu thức toán học y = f(xi))(7).
Hình 4. Mô tả một cá thể trong kỹ thuật lập trình di
truyền, cá thể này biểu diễn công thức y = A*B + C
GP khác những thuật toán thông minh khác
ở phạm vi ứng dụng: những thuật toán khác
thường được áp dụng cho các bài toán tìm lời
giải tối ưu, trong khi GP được xếp vào nhóm các
thuật toán máy học: tìm mô hình phù hợp nhất
dựa trên dữ liệu đưa vào (Hình 5)(7).
Hình 5. Quá trình chọn lọc và xử lý dữ liệu của lập
trình di truyền
Bài báo là kết quả nghiên cứu so sánh ứng
dụng của hai kỹ thuật thông minh trong việc mô
hình hóa dữ liệu công thức viên nén phóng thích
có kiểm soát. Trong những nghiên cứu trước đó
của nhóm tác giả cho thấy kỹ thuật mạng thần
kinh và lập trình di truyền khá hiệu quả trong
việc mô hình hóa dữ liệu(4). Việc so sánh giữa hai
kỹ thuật này sẽ giúp cho nhà bào chế khách
quan hơn trong việc lực chọn phương pháp mô
hình hóa dữ liệu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Công cụ phần mềm
Công cụ được sử dụng trong bài báo này là
những nghiên cứu và ứng dụng hai kỹ thuật
thông minh: mạng thần kinh và lập trình di
truyền tại khoa Dược – Đại học Y Dược Hồ Chí
Minh cho việc xây dựng mô hình và tối ưu hóa
công thức.
Để đánh giá chất lượng của một mô hình
hóa, nghiên cứu này dùng giá trị (R2) (công thức
1). Giá trị của R2 càng cao, mô hình dữ liệu càng
tương thích(2,5).
+
*
A B
C
Phép tính
(Nodes)
Nút lá
(Terminals)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 9
100x
)yy(
)yˆy(
1R n
1i
2
i
n
1i
2
ii
2
⎟⎟
⎟⎟
⎠
⎞
⎜⎜
⎜⎜
⎝
⎛
−
−
−=
∑
∑
=
=
với yi: biến phụ thuộc với từng dữ liệu; y :
giá trị trung bình của biến phụ thuộc; yˆ : giá trị
dự đoán từ mô hình; n: số lượng dữ liệu.
Dữ liệu thực nghiệm
Dữ liệu công thức viên nén matrix được
tham khảo từ công trình của Bodea và Leucuta(1).
Công thức viên nén matrix bao gồm 13 công
thức thực nghiệm với 3 biến độc lập (x1: %
HPMC; x2: % CMCNa; x3: % HCl), 3 biến phụ
thuộc (y1: % hoạt chất phóng thích sau 1 giờ; y2:
% hoạt chất phóng thích sau 1 giờ; y3: % hoạt
chất phóng thích sau 12 giờ).
Một bộ dữ liệu khác được tham khảo từ
công trình Gohel & Amin(6). Công thức viên nén
phóng thích có kiểm soát diclofenac sodium
microspheres bao gồm 27 công thức thực
nghiệm với 3 biến độc lập (x1: Tốc độ khuấy; x2:
Lượng CaCl2; x3: % liquid paraffin) và 4 biến phụ
thuộc (y1: thời gian 80% hoạt chất phóng thích;
y2: % hoạt chất phóng thích sau 60 phút; y3: %
hoạt chất phóng thích sau 360 phút; y4: % hoạt
chất phóng thích sau 480 phút).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Công thức viên nén matrix(1)
Bằng sự lựa chọn các giá trị, điều kiện phù
hợp trong quá trình xây dựng mô hình hóa dữ
liệu cho viên nén matrix đối với hai kỹ thuật
(GP, NN), kết quả dự đoán và hệ số R2 minh họa
trong Bảng 1.
Thông qua số liệu từ Bảng 1, so sánh hệ số
tương quan (R2) đối với cả hai kỹ thuật thông
minh có thể thấy: trong khi hệ số tương quan
(R2) của mạng thần kinh luôn giữ ở mức cao (lớn
hơn 99 %) thì ở lập trình di truyền là đều ngược
lại (nhỏ hơn 99%). Điều này chứng tỏ, nhìn
chung mạng thần kinh có khả năng dự đoán
chính xác hơn lập trình di truyền. Tuy nhiên ở
một số dữ liệu như 5, 11 đối với giá trị y1 và 8, 9,
10 đối với y2, y3 đã xảy ra điều ngược lại. Giá trị
dự đoán của biến phụ thuộc (y) khi dùng kỹ
thuật lập trình chính xác hơn.
Để kết quả so sánh giữa hai kỹ thuật trong
xây dựng mô hình hóa dữ liệu được rõ ràng và
chính xác hơn, phương trình đường thẳng hồi
quy với hệ số góc được sử dụng. Với phương
pháp này, hệ số góc của từng phương trình
đường thẳng hồi quy tương ứng (y1-GP: 0,978,
y1-NN: 0,992; y2-GP: 0,977, y2-NN: 0,998; y3-GP:
0.973, y3-NN: 0,998) (chi tiết Hình 6). So sánh
giữa các hệ số góc này, rõ ràng kết quả mô
hình hoá từ kỹ thuật thông minh mạng thần
kinh tốt hơn lập trình di truyền cho dữ liệu
viên nén matrix này khi giá trị hệ số góc tiến
tới giá trị 1,00.
Bảng 1. Dữ liệu thực nghiệm và kết quả dự đoán y1, y2, y3 dùng kỹ thuật thông minh GP và NN
No y1 y1-GP y1-NN y2 y2-GP y2-NN y3 y3-GP y3-NN
1 0,152 0,150 0,151 0,683 0,669 0,682 0,992 0,980 0,99
2 0,104 0,098 0,104 0,545 0,541 0,545 0,902 0,905 0,902
3 0,112 0,111 0,112 0,612 0,639 0,612 0,986 1,010 0,987
4 0,122 0,123 0,122 0,448 0,446 0,448 0,712 0,709 0,712
5 0,148 0,148 0,149 0,585 0,607 0,585 0,866 0,877 0,866
6 0,074 0,076 0,074 0,388 0,382 0,388 0,68 0,730 0,68
7 0,098 0,104 0,098 0,576 0,572 0,576 0,925 0,907 0,925
8 0,084 0,090 0,087 0,512 0,515 0,52 0,856 0,861 0,865
9 0,087 0,090 0,087 0,518 0,515 0,52 0,862 0,861 0,865
10 0,084 0,090 0,087 0,507 0,515 0,52 0,851 0,861 0,865
11 0,089 0,090 0,087
0,525 0,515 0,52
0,87 0,861 0,865
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 10
No y1 y1-GP y1-NN y2 y2-GP y2-NN y3 y3-GP y3-NN
12 0,052 0,045 0,052 0,352 0,376 0,353 0,672 0,686 0,674
13 0,143 0,140 0,143 0,518 0,527 0,518 0,792 0,786 0,792
R2 0,980 0,998 0,977 0,998 0,973 0,998
.
ŷ1 - GP = 0.978x + 0.003
R2 = 0.9803
ŷ1 - NN = 0.992x + 0.001
R2 = 0.998
0.04
0.06
0.08
0.1
0.12
0.14
0.16
0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 0.16
Observed
Pr
ed
ic
te
d
y1-GP y1-NN
ŷ2 - GP = 0.979x + 0.015
R2 = 0.9774
ŷ2 - NN = 0.994x + 0.005
R2 = 0.998
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.3 0.4 0.5 0.6 0.7
Observed
Pr
ed
ic
te
d
y2-GP y2-NN
ŷ3 - GP = 0.928x + 0.066
R2 = 0.9732
ŷ3 - NN = 0.997x + 0.004
R2 = 0.998
0.6
0.7
0.8
0.9
1
1.1
0.6 0.7 0.8 0.9 1 1.1
Observed
Pr
ed
ic
te
d
y3-GP y3-NN
Hình 6. Biểu đồ so sánh kết quả dự đoán của GP (♦)
và NN() cho y1, y2, y3.
Công thức viên nén phóng thích có kiểm soát
diclofenac sodium microspheres(6)
Giống với dữ liệu đầu tiên, bằng sự lựa chọn
các giá trị, điều kiện phù hợp trong quá trình
xây dựng mô hình hóa dữ liệu cho viên phóng
thích có kiểm soát đối với cả hai kỹ thuật (GP,
NN), kết quả hệ số tương quan (R2) được trình
bày trong Bảng 2.
So sánh giá trị R2 (Bảng 2), giá trị R2 trong kỹ
thuật mạng thần kinh luôn cao hơn giá trị R2
trong kỹ thuật lập trình di truyền với cả hai
thông số luyện và thử. Đối với kỹ thuật thông
minh mạng thần kinh với dữ liệu đầu ra là thời
gian 80% hoạt chất phóng thích (t80) thông số R2-
luyện đạt tới giá trị 0,99, trong khi kỹ thuật lập
trình di truyền R2-luyện chỉ đạt 0,940. Đặc biệt
với dữ liệu đầu ra - phần trăm hoạt chất phóng
thích sau 60 phút (y60), khả năng xây dựng mô
hình hóa dữ liệu của kỹ thuật lập trình di truyền
là không cao (R2 luyện = 0.750, R2 thử = 0,940),
trong khi đó, mô hình hóa dữ liệu khi áp dụng
mạng thần kinh cho kết quả vượt trội (R2 luyện =
0,940, R2 thử = 0,960).
Ở biểu đồ quy hồi (Hình 7), đặc biệt đối với
biến phụ thuộc y60 hệ số góc của phương trình
đường thẳng quy hồi với kỹ thuật lập trình di
truyền chỉ là 0,780 trong khi đó mạng thần kinh
đạt 0,960. Với những biểu đồ cho các biến phụ
thuộc khác (y1, y3, y4), mạng thần kinh luôn trội
hơn so với kỹ thuật lập trình di truyền. Từ
những kết quả trên, có thể kết luận, trong việc
xây dựng mô hình hóa dữ liệu đối với viên nén
phóng thích có kiểm soát diclofenac sodium
microspheres, mạng thần kinh vượt trội hơn so
với lập trình di truyền.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 11
Bảng 2. Giá trị R2 của hai kỹ thuật GP và NN
Giá trị R2
Kỹ thuật
t80 y60 y360 y480
GP R2 Luyện = 0,94
R2 Thử = 0,99
R2 Luyện = 0,75
R2 Thử = 0,94
R2 Luyện = 0,93
R2 Thử = 0,97
R2 Luyện = 0,91
R2 Thử = 0,94
NN R2 Luyện = 0,99
R2 Thử = 0,98
R2 Luyện = 0,94
R2 Thử = 0,96
R2 Luyện = 0.99
R2 Thử = 0,97
R2 Luyện = 0,97
R2 Thử = 0,96
ŷt80 - GP = 0.941x + 26.228
R2 = 0.947
ŷt80 - NN = 0.999x - 0.350
R2 = 0.995
250
300
350
400
450
500
550
600
250 300 350 400 450 500 550 600
Observed
Pr
ed
ic
te
d
t80-GP t80-NN
ŷ60 - GP = 0.781x + 8.995
R2 = 0.7799
ŷ60 - NN = 0.976x + 1.056
R2 = 0.962
25
30
35
40
45
50
55
25 30 35 40 45 50 55
Observed
Pr
ed
ic
te
d
y60-GP y60-NN
ŷ360 - GP = 0.958x + 3.065
R2 = 0.9456
ŷ360 - NN = 0.9778x + 1.980
R2 = 0.988
60
65
70
75
80
85
90
60 65 70 75 80 85 90
Observed
P
re
di
ct
ed
y360-GP y360-NN
ŷ480 - GP = 0.901x + 8.325
R2 = 0.917
ŷ480 - NN = 0.979x + 2.172
R2 = 0.964
70
75
80
85
90
95
100
70 75 80 85 90 95 100
Observed
Pr
ed
ic
te
d
y480-GP y480-NN
Hình 7. Biểu đồ quy hồi so sánh kết quả dự đoán của GP (♦) và NN () cho yt80, y60, 360,y480.
KẾT LUẬN
Kết quả từ thực nghiệm cho thấy việc ứng
dụng hai kỹ thuật là lập trình di truyền và mạng
thần kinh trong việc mô hình hóa dữ liệu là rất
thành công. Khi đánh giá các mô hình được xây
dựng bởi hai kỹ thuật cho dạng viên nén phóng
thích có kiểm soát, mạng thần kinh cho mô hình
dự đoán có kết quả trội hơn, tuy nhiên với việc
sử dụng lập trình di truyền nhà bào chế có thể
khảo sát mối liên quan nhân quả giữa các thành
phần và tính chất của sản phẩm dựa trên mô
hình dạng biểu thức toán học. Việc so sánh giữa
hai kỹ thuật này sẽ giúp cho dược sĩ khách quan
hơn trong việc lực chọn phương pháp và công
cụ xây dựng mô hình dữ liệu phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bodea A, Leucuta SE (1997). Optimization of hydrophilic
matrix tablets using a D-optimal design. Int J Pharm, 153:247-
55.
2. Bourquin J, Schmidli H, Hoogevest PV, Leuenberger H
(1998). Comparison of artificial neural networks (ANN) with
classical modelling techniques using different experimental
designs and data from a galenical study on a solid dosage
form. Eur J Pharm Sci, 6:287-300.
3. Cheng CT, Ou CP, Chau KW (2002). Combining a fuzzy
optimal model with a genetic algorithm to solve
multiobjective rainfall-runoff model calibration. J Hydrol,
268:72-86.
4. Duong QD, Rowe RC and York P (2008). Modelling drug
dissolution from controlled release products with Genetic
programming. Int. J. Pharm, 351:194-200.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 12
5. Đặng Văn Giáp (2002). Thiết kế & Tối ưu hóa công thức và
quy trình: Áp dụng phần mềm thông minh. Nhà xuất bản Y
học.
6. Gohel MC, Amin AF (1998). Formulation optimization of
controlled release diclofenac sodium microspheres using
factorial design. J Control Release, 51:115-22.
7. Koza JR (1998). Genetic Programming on the Programming of
Computers by Mean of Natural Selection. 6th ed. London: MIT
press.
8. Langdon WB, Poli R (2002). Foundations of Genetic
Programming. 1st ed. Berlin, Heidelberg: Springer-Verlag.
9. Rowe RC, Roberts RJ (1998). Intelligent Software for Product
Formulation. 1st ed. London: Taylor and Francis.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_ung_dung_ky_thuat_mang_than_kinh_va_lap_trinh_di_tru.pdf