91. Các hộ dân ở xã X, huyện Y gửi đơn tới lên lãnh đạo huyện tố cáo Chủ tịch và một số cán bộ xã lập danh sách khống để rút tiền đền bù giải phóng mặt bằng công trình giao thông. Do không nhận được trả lời về việc giải quyết tố cáo, đại diện các hộ dân đã trực tiếp đến Ủy ban nhân dân huyện hỏi nhiều lần thì lần nào cán bộ tiếp dân cũng trả lời rằng lãnh đạo huyện rất bận, không có thời gian giải quyết đơn tố cáo của các hộ dân. Xin hỏi, việc cố tình trì hoãn và thiếu trách nhiệm giải quyết tố cáo của lãnh đạo huyện có bị xử lý không? Pháp luật quy định người giải quyết tố cáo có những hành vi như thế nào thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường?
Điều 96 Luật Khiếu nại, tố cáo quy định người giải quyết khiếu nại, tố cáo nếu có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
- Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;
- Cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Ra quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo trái pháp luật;
- Không kịp thời áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật;
- Đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; bao che cho người bị khiếu nại, tố cáo;
- Không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức và đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại các điều 15, 85, 86, 87, 88, 89, 91 và 93 của Luật Khiếu nại, tố cáo;
- Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 36, Điều 43 Luật Khiếu nại, tố cáo mà người giải quyết khiếu nại không giải quyết thì Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người đó phải tiến hành kiểm tra, xác định rõ trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại. Trường hợp người giải quyết khiếu nại thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết hoặc gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại thì Thủ trưởng cơ quan cấp trên áp dụng các hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức để xử lý (Điều 61 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP).
Ngoài ra, đối với Thủ trưởng cơ quan nhà nước nếu thiếu trách nhiệm, nhiều lần để xảy ra vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong cơ quan do mình quản lý thì bị xử lý kỷ luật; nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thủ trưởng cơ quan nhà nước nếu thiếu trách nhiệm, không áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo thì bị xử lý kỷ luật; nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối chiếu với các quy định trên thì Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện cố tình trì hoãn, thiếu trách nhiệm giải quyết đơn tố cáo thì tùy mức độ có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo pháp luật về bồi thường thiệt hại.
56 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay Tìm hiểu các quy định pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản về những nội dung bị khiếu nại;
- Yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu, cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại để tổ chức đối thoại;
- Xác minh tại chỗ;
- Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi nhận được yêu cầu của người giải quyết khiếu nại lần hai phải thực hiện đúng các yêu cầu đó.
66. Khi giải quyết khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền có phải lập thành hồ sơ không? Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm những tài liệu gì?
Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Theo quy định tại Điều 47 Luật Khiếu nại, tố cáo thì hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
- Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
- Văn bản trả lời của người bị khiếu nại;
- Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định, biên bản gặp gỡ, đối thoại;
- Quyết định giải quyết khiếu nại;
- Các tài liệu có liên quan.
- Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Toà án khi có yêu cầu.
67. Theo quy định của pháp luật thì công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại bằng hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại bằng các hình thức sau:
- Công dân thực hiện quyền khiếu nại thông qua các hình thức sau:
+ Tự mình thực hiện quyền khiếu nại;
+ Trong trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc người giám hộ là người đại diện để thực hiện việc khiếu nại; nếu không có người đại diện thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú cử người đại diện để thực hiện việc khiếu nại;
Khi thực hiện việc khiếu nại, người đại diện phải có giấy tờ hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người khiếu nại cư trú để chứng minh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đại diện hợp pháp của mình;
Trong trường hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn cử người đại diện để khiếu nại thì phải có văn bản nêu rõ lý do, trách nhiệm của người đại diện;
Người đại diện có các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005.
+ Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên, anh, chị, em ruột hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. Người được ủy quyền chỉ thực hiện việc khiếu nại theo đúng nội dung được uỷ quyền.
Việc uỷ quyền phải bằng văn bản và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người uỷ quyền cư trú.
- Hình thức khiếu nại của cơ quan, tổ chức:
+ Cơ quan thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là Thủ trưởng cơ quan. Thủ trưởng cơ quan có thể ủy quyền cho người đại diện theo quy định của pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại.
+ Tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là người đứng đầu tổ chức được quy định trong quyết định thành lập tổ chức hoặc trong Điều lệ của tổ chức. Người đứng đầu tổ chức có thể ủy quyền cho người đại diện theo quy định của pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại.
68. Nếu công dân phát hiện ra một quyết định hành chính là trái pháp luật thì công dân đó có quyền khiếu nại hay không? Cần có điều kiện gì để cơ quan nhà nước thụ lý giải quyết khiếu nại?
Công dân có quyền khiếu nại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính đó là trái pháp luật, và quyết định đó xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình. Như vậy, nếu quyết định đó được công dân cho là trái luật, nhưng không xâm phạm đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình thì công dân đó không có quyền khiếu nại. Trường hợp này công dân có quyền tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật đó để giải quyết.
Cơ quan nhà nước sẽ thụ lý khiếu nại để giải quyết khiếu nại khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:
- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
- Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP.
- Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
- Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.
- Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.
69. Tôi muốn thuê luật sư giúp mình giải quyết một vụ việc khiếu nại nhưng không biết trong quy định của t thì pháp luật khi giải quyết khiếu nại luật sư có những quyền gì? Có thể thay tôi làm tất cả mọi việc trong quá trình khiếu nại không?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP thì người khiếu nại có quyền nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại. Theo đó, luật sư có các quyền sau:
- Giúp người khiếu nại viết đơn khiếu nại; cùng với người khiếu nại liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc khiếu nại để thu thập tài liệu, bằng chứng; đưa ra bằng chứng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
- Tham gia cùng người khiếu nại gặp gỡ, đối thoại với người giải quyết khiếu nại, người bị khiếu nại và những người khác liên quan;
- Tham gia các giai đoạn khác trong quá trình giải quyết khiếu nại;
- Giúp người khiếu nại thực hiện các quyền của người khiếu nại theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Khi giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật, luật sư có nghĩa vụ thực hiện theo đúng nội dung yêu cầu giúp đỡ của người khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật; không được kích động, cưỡng ép, mua chuộc, dụ dỗ người khiếu nại khiếu nại sai sự thật hoặc lợi dụng quyền khiếu nại để xuyên tạc, vu khống, xâm phạm trật tự công cộng, gây thiệt hại đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, luật sư có quyền tham gia vào các giai đoạn trong quá trình giải quyết khiếu nại. Nếu vì một lý do khách quan nào đó, ông (bà) không thể trực tiếp khiếu nại, ông (bà) có thể ủy quyền cho luật sư thực hiện khiếu nại thay mình. Và khi ấy, luật sư sẽ có đầy đủ các quyền của người khiếu nại.
70. Khi thực hiện quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường về việc buộc tháo dỡ phần công trình xây dựng lấn chiếm đất công của nhà ông T, những người thi hành công vụ đã phá dỡ vượt quá diện tích ghi trong quyết định. Vì vậy, ông T quyết định khiếu nại hành vi hành chính trái pháp luật của những người thi hành công vụ này lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do không am hiểu về pháp luật khiếu nại, tố cáo, ông T có ý định nhờ luật sư H – hàng xóm của ông giúp đỡ về mặt pháp luật trong quá trình khiếu nại. Song ông T băn khoăn một điều là đã từ lâu luật sư H hành nghề luật sư với tư cách cá nhân độc lập thì luật sư H có được tham gia vào quá trình khiếu nại hay không và nếu được tham gia, luật sư phải xuất trình các loại giấy tờ gì?
Để giải quyết nhanh chóng, chính xác các khiếu nại của tổ chức, công dân và đảm bảo tính công khai dân chủ trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo được Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2006 đã cho phép người khiếu nại được nhờ Luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại và khẳng định rõ vai trò của Luật sư vào quá trình giải quyết khiếu nại.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, khi tham gia quá trình giải quyết khiếu nại, để giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật, luật sư phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
- Thẻ luật sư;
- Giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật của người khiếu nại;
- Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư đối với trường hợp luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc giấy giới thiệu của Đoàn luật sư nơi luật sư đó là thành viên đối với trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.
Như vậy, trường hợp Luật sư H hành nghề với tư cách cá nhân thì ngoài hai loại giấy tờ đầu tiên, cần có giấy giới thiệu của Đoàn luật sư nơi luật sư H là thành viên.
71. Ủy ban nhân dân tỉnh X nhận được đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Y phường Vạn Sơn, thị xã Z khiếu nại một số vấn đề liên quan đến đất đai, thực trạng quản lý, sử dụng đất của Ủy ban nhân dân thị xã. Qua xác minh và điều tra thấy vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết, đơn khiếu nại về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai nên cán bộ Ủy ban đã trả lại đơn khiếu nại của bà X, song lại giữ lại giấy tờ, tài liệu có liên quan để lưu trữ làm hồ sơ. Xin hỏi hình thức xử lý của cơ quan nhà nước khi nhận được đơn khiếu nại được pháp luật quy định như thế nào và việc làm của cán bộ Ủy ban có đúng các quy định pháp luật hay không?
Hình thức xử lý của cơ quan nhà nước khi nhận được đơn khiếu nại đã được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP. Các cơ quan nhà nước khi nhận được đơn khiếu nại thì xử lý như sau:
“1. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định này thì phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại.
2. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ các điều kiện để thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không thụ lý.
3. Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì cơ quan nhận được có trách nhiệm xử lý nội dung khiếu nại theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều này, còn nội dung tố cáo thì xử lý theo quy định tại Điều 38 Nghị định này.
4. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới và áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại đó. Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp vượt quá thẩm quyền của mình thì kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền để xử lý.
5. Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết, đơn khiếu nại về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại. Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì cơ quan nhận được trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại”.
Như vậy, cán bộ Ủy ban nhân dân tỉnh X đã không thụ lý đơn khiếu nại là đúng với quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo nhưng phải có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại và trả lại các giấy tờ, tài liệu là bản gốc có liên quan đến vụ việc khiếu nại cho người khiếu nại.
72. Bà Đinh Thị D có đơn khiếu nại về quyết định kỷ luật buộc thôi việc của cơ quan đối với bà. Do có công việc đột xuất của gia đình nên bà phải về quê nửa tháng. Bà D băn khoăn liệu quyết định giải quyết khiếu nại vụ việc của bà sẽ được công khai như thế nào?Ai là người có trách nhiệm phải công khai quyết định giải quyết khiếu nại đó?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, chậm nhất trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại phải công khai quyết định đó.
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lựa chọn một hoặc một số hình thức dưới đây để thực hiện việc công khai:
- Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại;
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Đưa lên trang thông tin điện tử;
- Tổ chức công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại;
- Phát hành ấn phẩm.
Như vậy, quyết định giải quyết khiếu nại của Bà D có thể được công khai bằng một trong các hình thức trên.
IV. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
73. Những quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật?
Theo quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo và Mục 1 Chương II Nghị định số 136/2006/NĐ-CP thì quyết định kỷ luật của Thủ trưởng cơ quan nào thì Thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết khiếu nại; trong trường hợp còn khiếu nại tiếp thì Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành; Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại. Quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành; Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại. Quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền: giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành; Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại; Giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà người giữ các chức vụ lãnh đạo trong các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại;
Trừ trường hợp giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành còn các quyết định giải quyết khiếu nại khác của Bộ Nội vụ đều là quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
- Thủ trưởng cơ quan Nhà nước có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật thuộc thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết thì giao cho cơ quan, bộ phận quản lý nhân sự hoặc cơ quan thanh tra cùng cấp tiến hành xác minh kết luận và kiến nghị việc giải quyết.
74. Ban Giám đốc công ty A ra quyết định kỷ luật hạ bậc lương của chị B vì những vi phạm của chị trong việc chấp hành nội quy lao động của cơ quan. Chị B cho rằng quyết định kỷ luật như vậy đối với mình là chưa thỏa đáng và quyết định khiếu nại lên Giám đốc công ty về quyết định đó. Song chị không biết thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật được pháp luật quy định như thế nào? Đề nghị giải đáp cho chị B thủ tục trên?
Thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước được Luật khiếu nại, tố cáo và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP quy định như sau:
- Người đã ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi nhận được đơn khiếu nại đối với quyết định kỷ luật đó thì phải xem xét và ra quyết định giải quyết bằng văn bản theo thủ tục quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005.
- Trong trường hợp cán bộ, công chức bị kỷ luật không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và tiếp tục khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết tiếp phải xem xét và ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo (Quyết định giải quyết khiếu nại phải có đầy đủ các nội dung: ngày, tháng, năm ra quyết định; tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ; căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại...).
- Công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng hoặc tương đương trở xuống bị kỷ luật buộc thôi việc, sau khi khiếu nại mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu vẫn giữ nguyên hình thức kỷ luật đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật.
V. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO, NGƯỜI BỊ TỐ CÁO
75. Cạnh nhà tôi có nhà hàng karaoke rất đông khách phục vụ từ lúc 22 giờ tối đến tận sáng. Qua điều tra của người dân cùng khu phố, đây thực chất là một nhà hàng mại dâm trá hình. Tôi muốn tố giác hành vi vi phạm này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền được không? Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được pháp luật quy định như thế nào? Liệu thấy hành vi sai trái đó tôi có được tố cáo hay không?
Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân thì người tố cáo có thể viết đơn hoặc trực tiếp đến trình bày với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp không xác định được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì người tố cáo có thể tố cáo với cơ quan Nhà nước nơi gần nhất, thuận lợi nhất, cơ quan này sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết.
Để tạo điều kiện cho người tố cáo thực hiện quyền tố cáo những hành vi vi phạm mà họ biết, đồng thời có những biện pháp bảo vệ họ khi đứng ra tố cáo, tránh việc bị đe doạ, trả thù, trù dập, xác định rõ trách nhiệm của người tố cáo khi cung cấp những thông tin cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Điều 57 Luật khiếu nại, tố cáo quy định người tố cáo có các quyền sau đây:
- Người tố cáo có quyền gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
- Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
- Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù.
Đồng thời người tố cáo phải có nghĩa vụ sau:
- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
- Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
Như vậy, đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành khi phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật của nhà hàng karaoke nói trên, ông (bà) có thể viết đơn hoặc trực tiếp đến trình bày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
76. Ông M - Tổng biên tập Tạp chí N bị một nhóm người trong Tạp chí viết đơn tố cáo ông vì mối quan hệ cá nhân đã tuyển dụng nhiều nhân viên vào làm việc trái với quy định của pháp luật về lao động. Làm việc với cơ quan điều tra, Ông M khẳng định rằng, mình bị một số người vì động cơ cá nhân đã vu khống, vu cáo, cố tình gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ông. Qua xác minh cơ quan điều tra cũng thấy Ông M không vi phạm các quy định pháp luật về việc tuyển dụng nhân viên vào làm việc tại tạp chí. Xin hỏi trong trường hợp này, pháp luật có những quy định gì để bảo vệ quyền lợi của người bị tố cáo như ông M. Người bị tố cáo có những quyền và nghĩa vụ gì?
Người bị tố cáo là những người có hành vi mà người tố cáo cho rằng vi phạm pháp luật và làm đơn tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có thể xảy ra hai trường hợp:
- Thứ nhất, người bị tố cáo thực sự có hành vi vi phạm pháp luật theo như tố cáo, qua việc giải quyết tố cáo cần phải có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật;
- Thứ hai, là tố cáo đó là không đúng sự thật, xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan của người tố cáo. Khách quan đó là do người tố cáo thiếu những thông tin cần thiết và từ ý thức chủ quan của mình mà khẳng định có hành vi vi phạm pháp luật. Còn nguyên nhân chủ quan là do người tố cáo xuất phát từ động cơ cá nhân mà cố tình vu khống, vu cáo, cố tình gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị tố cáo.
Trường hợp của ông M thuộc trường hợp thứ 2 bị tố cáo xuất phát từ động cơ cá nhân của người tố cáo. Trước tình hình đó để bảo đảm công bằng, khách quan, tạo điều kiện cho người bị tố cáo minh oan nếu bị tố cáo sai, pháp luật khiếu nại, tố cáo đã quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể nhằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo, tại Điều 58 Luật khiếu nại, tố cáo quy định người bị tố cáo có các quyền sau:
- Được thông báo về nội dung tố cáo;
- Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
Đồng thời, người bị tố cáo có nghĩa vụ:
- Giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
VI. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
77. Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc giải quyết tố cáo được pháp luật quy định như thế nào?
Thẩm quyền giải quyết tố cáo của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quy định cụ thể tại khoản 5 6 Điều 34 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
78. Tổ dân phố 6 thị trấn X đã họp và bàn bạc về việc làm đơn tố cáo một số cán bộ địa chính của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã có nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng đất như nhũng nhiễu, đòi hối lộ trong việc giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, mọi người còn phân vân không biết sẽ làm đơn tố cáo trực tiếp đến Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường hay Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Xin hỏi, trong trường hợp này, các hộ dân phải gửi đơn tố cáo đến đâu mới đúng thẩm quyền giải quyết?
Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 34 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP đã quy định rất rõ về thẩm quyền giải quyết tố cáo của Ủy ban nhân dân các cấp và Giám đốc Sở như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người do mình quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
- Giám đốc Sở có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Sở và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.
Như vậy, các hộ dân phải gửi đơn tố cáo đến Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường để giải quyết .
79. Xin hỏi thẩm quyền giải quyết tố cáo của Chánh thanh tra từng cấp được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP thì thẩm quyền giải quyết tố cáo của Chánh thanh tra được quy định như sau:
Chánh thanh tra cấp huyện có thẩm quyền:
- Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được giao;
- Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
Chánh thanh tra Sở có thẩm quyền:
- Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở khi được giao;
- Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
Chánh thanh tra cấp tỉnh có thẩm quyền:
- Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được giao;
- Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền:
- Xem xét, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khi được giao;
- Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
80. Pháp luật khiếu nại, tố cáo quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo của Tổng Thanh tra như thế nào?
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, Tổng thanh tra có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau:
- Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao.
- Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
VII. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
81. Khi nhận được đơn tố cáo, cơ quan nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong giải quyết tố cáo?
Theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP thì khi cơ quan nhà nước nhận được đơn tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:
- Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải thụ lý để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP.
- Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết.
- Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới.
- Nếu tố cáo hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xử lý theo quy định tại Điều 71 của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Trong trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan nhận được đơn phải thông báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn.
Trong trường hợp Thủ trưởng cơ quan nhà nước các cấp, các ngành nhận được thông tin người tố cáo bị đe dọa, trù dập, trả thù thì phải có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan làm rõ, có biện pháp bảo vệ người tố cáo, ngăn chặn và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật người có hành vi đe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo.
82. Tôi nộp đơn tố cáo cán bộ thuế nhận hối lộ. Sau một tháng nộp đơn tôi đến hỏi thì được cán bộ tiếp dân trả lời rằng sự việc đã được lãnh đạo chi cục thuế thụ lý giải quyết nhưng vụ việc đang trong quá trình điều tra, xác minh và thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết. Vậy xin hỏi, pháp luật quy định như thế nào về thời hạn tiếp nhận tố cáo và giải quyết tố cáo?
Luật khiếu nại, tố cáo quy định cụ thể về thời hạn tiếp nhận tố cáo và thời hạn giải quyết tố cáo như sau:
- Thời hạn tiếp nhận tố cáo (Điều 66): Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu.
Trong trường hợp cấp thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tố cáo khi họ yêu cầu.
- Thời hạn giải quyết tố cáo (Điều 67): Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo; thời hạn giải quyết được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Như vậy, thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày hoặc 90 ngày nếu vụ việc phức tạp kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ông (bà) mới nộp đơn có 01 tháng nên cán bộ tiếp dân trả lời bạn như vậy là đúng.
83. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo trong quá trình xác minh được pháp luật quy định như thế nào?
Quá trình xác minh là bước thực hiện các biện pháp nghiệp vụ có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa quyết định nhất trong quá trình giải quyết nội dung tố cáo. Trong quá trình giải quyết tố cáo người được giao nhiệm vụ xác minh phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các bằng chứng để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo. Điều 70 Luật khiếu nại, tố cáo quy định trong quá trình xác minh việc tố cáo, người giải quyết tố cáo có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;
- Yêu cầu người tố cáo cung cấp bằng chứng, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
- Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo;
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
- Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
84. Theo quy định của pháp luật, sau khi có kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như thế nào?
Sau khi kết thúc việc xác minh, người được giao nhiệm vụ xác minh phải có văn bản kết luận về nội dung tố cáo và phải có những chứng cứ để chứng minh cho kết luận của mình. Căn cứ vào kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau (Điều 44 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP):
- Trong trường hợp người bị tố cáo không vi phạm pháp luật, không vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ thì phải có kết luận rõ và thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý người cố tình tố cáo sai sự thật.
- Trong trường hợp người bị tố cáo có vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ phải xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, đồng thời áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để quyết định, kiến nghị xử lý được chấp hành nghiêm chỉnh.
- Trong trường hợp hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Người giải quyết tố cáo phải gửi văn bản kết luận vụ việc tố cáo, quyết định xử lý tố cáo cho cơ quan Thanh tra, cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp; thông báo cho người tố cáo kết quả giải quyết nếu họ có yêu cầu, trừ những nội dung thuộc danh mục bí mật Nhà nước (Điều 45 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP).
85. Theo quy định pháp luật thì hồ sơ giải quyết tố cáo bao gồm những tài liệu gì?
Quy định về việc giải quyết tố cáo theo Điều 73 Luật Khiếu nại, tố cáo thì việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết tố cáo phải có đầy đủ các tài liệu sau:
- Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;
- Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;
- Văn bản giải trình của người bị tố cáo;
- Kết luận về nội dung tố cáo; văn bản kiến nghị biện pháp xử lý;
- Quyết định xử lý;
- Các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ giải quyết tố cáo phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu thì hồ sơ được chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
VIII. VIỆC TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN
86. Trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan khác của Nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?
Tiếp công dân là việc làm thể hiện mối quan hệ trực tiếp giữa Nhà nước và công dân, thể hiện bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Ngoài việc tổ chức, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm định kỳ tiếp công dân theo quy định tại Điều 76 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 cụ thể như sau:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, mỗi tuần ít nhất một ngày.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, mỗi tháng ít nhất hai ngày.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, mỗi tháng ít nhất một ngày.
- Thủ trưởng các cơ quan khác của Nhà nước, mỗi tháng ít nhất một ngày.
Điều 47 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP cũng quy định lịch tiếp công dân phải được thông báo công khai cho công dân biết.
Ngoài việc tiếp công dân theo định kỳ, Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải tiếp công dân khi có yêu cầu khẩn thiết.
Đối với những khiếu nại thuộc thẩm quyền mà vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở giải quyết thì khi tiếp công dân, Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải trả lời ngay cho công dân biết; nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì phải nói rõ thời hạn giải quyết, người cần liên hệ tiếp để biết kết quả giải quyết.
Việc tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải được ghi vào sổ tiếp công dân và được lưu giữ tại nơi tiếp công dân.
87. Sau khi nộp đơn tố cáo Chủ tịch xã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không đúng quy định pháp luật, để bảo đảm an toàn, tránh bị trả thù, tôi muốn yêu cầu cán bộ tiếp dân giữ bí mật họ, tên, địa chỉ của mình. Vậy xin hỏi, người tiếp công dân có trách nhiệm giữ bí mật họ, tên của người tố cáo không? Pháp luật quy định trách nhiệm của người tiếp công dân như thế nào?
Để thực hiện quyền của mình, pháp luật quy định, mọi công dân khi phát hiện thấy hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ chủ thể nào trong xã hội mà theo quan điểm chủ quan của họ là sẽ gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì đều có thể báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi đó. Thực tế cho thấy, các hành vi vi phạm pháp luật rất đa dạng, phức tạp và nguy cơ người tố cáo bị trù dập, đe doạ đến an toàn tính mạng, sức khoẻ là có khả năng xảy ra. Do vậy, ở khâu đầu tiên trong chu trình giải quyết các khiếu nại, tố cáo, để tạo điều kiện tốt nhất cho người tố cáo có thể trình bày với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi trái pháp luật mà họ biết được, ngăn chặn sự đe dọa, trả thù của người bị tố cáo ngay từ giai đoạn đầu tiên, Điều 77 Luật Khiếu nại, tố cáo đã quy định rõ trách nhiệm của người tiếp công dân như sau:
- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo;
- Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;
- Giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo khi người tố cáo yêu cầu.
Ngoài ra, người tiếp công dân phải có sổ để ghi chép, theo dõi việc tiếp công dân; yêu cầu công dân đến khiếu nại, tố cáo xuất trình giấy tờ tùy thân, trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo; trong trường hợp có nhiều người đến khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung thì yêu cầu họ cử đại diện trực tiếp trình bày nội dung sự việc (Điều 48 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP).
Đối chiếu với quy định trên thì cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của ông (bà) nếu ông (bà) yêu cầu.
88. Không đồng ý với quyết định đền bù giải phóng mặt bằng của Chủ tịch Huyện, một số hộ dân đến trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện để khiếu nại. Tại đây, cán bộ tiếp dân yêu cầu mọi người cử 01 người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại . Xin hỏi yêu cầu của cán bộ tiếp dân đó có đúng quy định của pháp luật không? Những người đến khiếu nại tại nơi tiếp công dân thì có những quyền và nghĩa vụ gì?
Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân được quy đinh tại Điều 78 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 như sau:
- Xuất trình giấy tờ tùy thân, tuân thủ nội quy nơi tiếp công dân và thực hiện theo sự hướng dẫn của người tiếp công dân;
- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo của mình và ký xác nhận những nội dung đã trình bày;
- Được hướng dẫn, giải thích về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;
- Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung;
- Được khiếu nại, tố cáo về những hành vi sai trái, cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu của người tiếp công dân.
Ngoài ra, pháp luật còn nghiêm cấm việc gây rối trật tự ở nơi tiếp công dân, vu cáo, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan nhà nước, người thi hành nhiệm vụ, công vụ (Điều 79 Luật Khiếu nại, tố cáo). Như vậy, nhằm ổn định trật tự, tiết kiệm thời gian và dễ nắm bắt thông tin, pháp luật quy định nếu có nhiều người đến khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung thì những người này phải cử người đại diện để trình bày với người tiếp công dân. Đối chiếu với quy định trên thì yêu cầu của cán bộ tiếp dân đó với các hộ dân là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.
89. Pháp luật quy định như thế nào về việc xử lý khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân?
Theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP việc xử lý khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân được tiến hành như sau:
- Đối với đơn khiếu nại thì xử lý theo Điều 6 Nghi định này:
+ Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và có đủ các điều kiện quy định tại Điều 2 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP thì phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại.
+ Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ các điều kiện để thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không thụ lý.
+ Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì cơ quan nhận được có trách nhiệm xử lý nội dung khiếu nại theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 6, còn nội dung tố cáo thì xử lý theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP.
+ Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới và áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại đó. Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp vượt quá thẩm quyền của mình thì kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền để xử lý.
+ Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết, đơn khiếu nại về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại. Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì cơ quan nhận được trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.
Trong trường hợp công dân đến khiếu nại trực tiếp mà vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì người tiếp công dân hướng dẫn họ viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ; nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì hướng dẫn công dân khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Đối với tố cáo thì người tiếp công dân phải tiếp nhận, phân loại và xử lý theo quy định tại các Điều 38, 39 và Điều 40 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP (Xem thêm câu 83).
IX. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
90. Khi phát hiện Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định xử lý tố cáo vi phạm quy định của pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có biện pháp gì để hạn chế thiệt hại, khắc phục vi phạm đó? Pháp luật quy định trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn xử lý vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo như thế nào?
Điều 60 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP quy định Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
- Ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo của Thủ trưởng cơ quan cấp dưới khi phát hiện việc giải quyết có vi phạm pháp luật.
- Ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với công chức thuộc quyền quản lý cố tình cản trở hoặc không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo hoặc không chấp hành yêu cầu của các cơ quan Thanh tra Nhà nước, của cơ quan nhà nước cấp trên trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; áp dụng các biện pháp xử lý khác đối với người có một trong các hành vi quy định tại các Điều 96, 97 và Điều 100 của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Như vậy, khi phát hiện Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định xử lý tố cáo vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó để hạn chế thiệt hại, khắc phục vi phạm của cấp dưới.
91. Các hộ dân ở xã X, huyện Y gửi đơn tới lên lãnh đạo huyện tố cáo Chủ tịch và một số cán bộ xã lập danh sách khống để rút tiền đền bù giải phóng mặt bằng công trình giao thông. Do không nhận được trả lời về việc giải quyết tố cáo, đại diện các hộ dân đã trực tiếp đến Ủy ban nhân dân huyện hỏi nhiều lần thì lần nào cán bộ tiếp dân cũng trả lời rằng lãnh đạo huyện rất bận, không có thời gian giải quyết đơn tố cáo của các hộ dân. Xin hỏi, việc cố tình trì hoãn và thiếu trách nhiệm giải quyết tố cáo của lãnh đạo huyện có bị xử lý không? Pháp luật quy định người giải quyết tố cáo có những hành vi như thế nào thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường?
Điều 96 Luật Khiếu nại, tố cáo quy định người giải quyết khiếu nại, tố cáo nếu có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
- Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;
- Cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Ra quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo trái pháp luật;
- Không kịp thời áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật;
- Đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; bao che cho người bị khiếu nại, tố cáo;
- Không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức và đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại các điều 15, 85, 86, 87, 88, 89, 91 và 93 của Luật Khiếu nại, tố cáo;
- Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 36, Điều 43 Luật Khiếu nại, tố cáo mà người giải quyết khiếu nại không giải quyết thì Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người đó phải tiến hành kiểm tra, xác định rõ trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại. Trường hợp người giải quyết khiếu nại thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết hoặc gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại thì Thủ trưởng cơ quan cấp trên áp dụng các hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức để xử lý (Điều 61 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP).
Ngoài ra, đối với Thủ trưởng cơ quan nhà nước nếu thiếu trách nhiệm, nhiều lần để xảy ra vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong cơ quan do mình quản lý thì bị xử lý kỷ luật; nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thủ trưởng cơ quan nhà nước nếu thiếu trách nhiệm, không áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo thì bị xử lý kỷ luật; nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối chiếu với các quy định trên thì Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện cố tình trì hoãn, thiếu trách nhiệm giải quyết đơn tố cáo thì tùy mức độ có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo pháp luật về bồi thường thiệt hại.
92. Anh B - cán bộ tiếp dân của Ủy ban nhân dân huyện Y đã có hành vi thông tin không chính xác các tài liệu của người đến khiếu nại cho lãnh đạo huyện. Xin hỏi, anh B sẽ bị xử lý như thế nào?
Tiếp công dân là công tác rất quan trọng, do đó trong quá trình tiếp công dân, cán bộ tiếp dân phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tiếp công dân, thực hiện đúng các quy trình nghiệp vụ tiếp công dân. Điều 97 Luật Khiếu nại, tố cáo quy định người tiếp công dân nếu có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân.
- Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Vi phạm nội quy, quy chế tiếp công dân.
- Không kịp thời xử lý hoặc làm sai lệch các thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.
- Vi phạm các quy định khác của pháp luật về việc tiếp công dân.
Như vậy, đối chiếu với các quy định trên, anh B đã thông tin sai lệch tài liệu do người khiếu nại cung cấp, tùy theo mức độ, anh B sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
93. Lợi dụng việc đến bù giải phóng mặt bằng xây nhà văn hóa thôn, ông M đã kích động một số người trong thôn tố cáo trưởng thôn chiếm dụng tiền của người dân sai sự thật. Theo quy định của pháp luật, hành vi kích động tố cáo sai sự thật sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 100 Luật Khiếu nại, tố cáo, người nào có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
- Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật;
- Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Tố cáo sai sự thật;
- Đe dọa, trả thù, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Mục lục
Lời giới thiệu
PHẦN I
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI
I. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
II. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
1. Những quy định chung
2. Hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt
5. Trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
PHẦN II
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
I. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI, NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI
II. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
III. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
IV. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
V. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO, NGƯỜI BỊ TỐ CÁO
VI. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
VII. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
VIII. VIỆC TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN
IX. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_tay_tim_hieu_cac_quy_dinh_phap_luat_ve_dat_dai_va_giai_qu.doc