Mối liên quan giữa tình trạng stress và yếu
tố gia đình
Phần đông học sinh có lo lắng về kinh tế gia
đình (80,3%) và những học sinh này có tỉ lệ mắc
stress cao gấp 1,88 lần so với học sinh khác.
Học sinh thường xuyên bị gia đình trách
mắng có tỉ lệ mắc stress cao gấp 2,36 lần học
sinh khác.
Học sinh bị gia đình than phiền về kết quả
học tập chiếm tỉ lệ 38,8%, có tỉ lệ mắc stress cao
gấp 1,42 lần so với học sinh khác. Theo nghiên
cứu của Hồ Hữu Tính, Nguyễn Doãn Thành,
áp lực học tập do kỳ vọng của gia đình tạo cho
học sinh trung học phổ thông mắc stress với tỉ
lệ 38%(4).
Tỉ lệ học sinh thường xuyên bị gia đình than
phiền về chi tiêu là 38,1%, có tỉ lệ mắc stress cao
gấp 1,88 lần so với học sinh khác.
Những kết quả trên cho thấy sự kỳ vọng quá
nhiều của gia đình dễ dẫn đến những căng
thẳng, ảnh hưởng đến tâm lý học sinh(6,7,8).
Mối tương quan giữa tình trạng stress và
môi trường học tập
Các yếu tố từ môi tường học tập có ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của học
sinh: học sinh cảm thấy bài vở quá nhiều, lịch
học quá dày, lo lắng học tập thua kém bạn bè có
tỉ lệ mắc stress cao hơn học sinh khác. Ngoài ra
học sinh chưa thích nghi và chưa hứng thú với
phương pháp học tập mới cũng có tỉ lệ mắc
stress cao. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
trên sinh viên y khoa năm thứ nhất, y khoa năm
thứ sáu và sinh viên Y tế công cộng ở Đại học Y
Dược TP. HCM(6,7,8).
KẾT LUẬN
Tỉ lệ tres bệnh lý của học sinh Điều dưỡng là
21,5%, trong đó có đến 2,7% học sinh bị stress
nặng cần được điều trị. Nghiên cứu cũng cho
thấy những yếu tố tác động đến sức khỏe tâm
thần của học sinh Điều dưỡng, không chỉ từ bản
thân, gia đình học sinh mà còn từ các yếu tố môi
trường học tập. Chi phí học tập, sự thích nghi
cuộc sống xa gia đình, lo lắng về kết quả tốt
nghiệp và nghề nghiệp trong tương lai đã tác
động mạnh mẽ đến sức khỏe tinh thần của học
sinh. Ngoài ra, bài vở quá nhiều, lịch học quá
dày, phương pháp giảng dạy mới, không có
điều kiện trao đổi học tập với giáo viên cũng đã
gây không ít khó khăn về mặt tâm lý cho các học
sinh Điều dưỡng.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Stress và các yếu tố liên quan ở học sinh điều dưỡng của trường trung cấp quân y 2 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 165
STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH ĐIỀU DƯỠNG
CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP QUÂN Y 2 NĂM 2013
Lý Văn Xuân*, Nguyễn Văn Bắc**, Hoàng Tiến Mỹ***
TÓM TẮT
Bối cảnh: Hiện nay stress là vấn đề phổ biến trên thế giới. Có rất ít nghiên cứu về tình trạng mắc stress ở
học sinh, sinh viên Việt Nam, đặc biệt là học sinh Điều dưỡng trung cấp. Nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ
stress và các yếu tố liên quan ở học sinh Điều dưỡng của Trường Trung cấp Quân y 2.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ stress và các yếu tố có liên quan đến tình trạng stress ở học sinh Điều dưỡng của
Trường Trung cấp Quân y 2 năm 2013.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang ở 441 học sinh Điều dưỡng của
Trường Trung cấp Quân y 2 năm 2013. Bên cạnh bộ câu hỏi tự điền đề cập đến các yếu tố bản thân, gia đình học
sinh và môi trường học tập có liên quan đến tình trạng sức khỏe tinh thần của học sinh, còn có bộ câu hỏi tự cảm
nhận stress của Cohen S. và thang đo Likert.
Kết quả: Tỉ lệ stress bệnh lý ở học sinh Điều dưỡng là 21,5%, trong đó có 2,7% học sinh bị stress nặng cần
được điều trị. Nhiều yếu tố xuất phát từ bản thân học sinh có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng
stress như: đi làm thêm trong quá trình học tập, thường xuyên nhịn ăn sáng, lo lắng không đủ tiền tiếp tục học,
lo lắng học tập kém bạn bè và kỳ vọng học lên đại học. Bên cạnh đó, yếu tố gia đình cũng có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê: gia đình có thu nhập thấp, thường xuyên trách mắng, than phiền về chi tiêu của cá nhân học
sinh, yêu cầu phải đạt thứ hạng cao ở kỳ thi tốt nghiệp. Ngoài ra các yếu tố môi trường học tập cũng có mối quan
hệ có ý nghĩa thống kê:khối lượng bài giảng quá nhiều, lịch học quá dày, chưa kịp thích nghi với phương pháp
giảng dạy mới.
Kết luận: Tỉ lệ stress bệnh lý của học sinh Điều dưỡng của Trường Trung cấp Quân y là 21,5%, trong đó
có 2,7% học sinh bị stress nặng cần được điều trị.Các yếu tố bản thân, gia đình học sinh và môi trường học tập có
ảnh hưởng đến tâm lý ở những học sinh chưa kịp thích nghi với môi trường học tập và các thay đổi trong đời
sống học sinh Điều dưỡng.
Từ khóa: Stress, bảng tự cảm nhận của Cohen S., thang đo Likert
ABSTRACT
STRESS AND RELATED FACTORS ON NURSING STUDENTS AT THE MILITARY MEDICAL
SCHOOL No2 IN 2013
Ly Van Xuan, Nguyen Van Bac, Hoang Tien My
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 165 ‐ 171
Background: In recent time, stress has spread out all over the world. However, there has been very little
research conducted on the stress of students in Viet Nam, especially nursing students. Therefore, this study is to
identify the stress situation as well as related factors on nursing students at the Military medical school No2 in
2013.
Objectives: Determine the ratio of stress and related factor on nursing students studying at the Military
medical school No2 in 2013.
* Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. ** Trường Trung cấp Quân y 2.
*** Phòng Sau đại học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS Lý Văn Xuân ĐT: 0908588547 Email: xuanlyvan@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 166
Methods: A cross‐sectional study was conducted on 441 nursing students. Beside the questionnaire
included individual factors, their family and associated school environmental factors, self‐perceived list of Cohen
S. and Likert scale were used.
Results: There was a large proportion of stress at total of 21.5%, which included 2.7% of severe stress
disease. Student’s characteristics, their family factors and school environmental factors related the stress situation
on nursing students.
Conclusions: There was a rate of stress of 21.5%, which included 2.7% of severe stress disease. Student’s
characteristics, their family and school environmental factors affected the mental health of nursing students.
Key words: Stress, self‐perceived list of Cohen S., Likert scale.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hầu hết học sinh Điều dưỡng của Trường
Trung cấp Quân y 2 là học sinh vừa chuyển tiếp
từ môi trường học tập ở trung học phổ thông
sang môi trường học tập trung cấp chuyên
nghiệp với nhiều khác biệt về khối lượng kiến
thức, hình thức học tập, phương pháp dạy và
học. Hơn nữa, phần lớn học sinh xuất thân từ
những vùng miền khác nhau, với hoàn cảnh
sống, điều kiện kinh tế có khác so với cuộc sống
ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả những sự
khác biệt đó đã gây không ít khó khăn tâm lý, có
ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và kết quả
học tập của học sinh(2,6,7,8). Theo nghiên cứu tại
Đại học Mansura (Ai Cập) năm 2012, tỉ lệ stress
ở sinh viên Điều dưỡng là 40,2%, tỉ lệ trầm cảm
là 27,9%(11). Nghiên cứu tại Trường Trung học Y
tế Long An năm 2004 cho thấy tỉ lệ stress ở học
sinh trung cấp là 22%(10), nghiên cứu ở Trường
Cao đẳng Đồng Nai năm 2008, có 54% sinh viên
cho biết cảm thấy khó khăn trong cách sinh hoạt
ở môi trường mới; 60% thừa nhận nội dung học
tập quá nhiều dẫn đến chán học, lo lắng; 22% bị
mất ngủ thường xuyên(2).
Do đó, khảo sát phát hiện tình trạng stress và
các yếu tố liên quan ở học sinh Điều dưỡng của
Trường Trung cấp Quân y 2 nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả học tập và chất lượng cuộc
sống của học sinh.
Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ stress và các yếu tố có liên
quan đến tình trạng stress ở học sinh Điều
dưỡng của Trường Trung cấp Quân y 2 năm
2013.
Mục tiêu cụ thể
‐ Xác định tỉ lệ stress ở học sinh Điều dưỡng
của Trường Trung cấp Quân y 2 năm 2013.
‐ Xác định mối liên quan giữa tình trạng
stress và yếu tố bản thân ở học sinh Điều dưỡng
của Trường Trung cấp Quân y 2 năm 2013.
‐ Xác định mối liên quan giữa tình trạng
stress và yếu tố gia đình ở học sinh Điều dưỡng
của Trường Trung cấp Quân y 2 năm 2013.
‐ Xác định mối liến quan giữa tình trạng
stress và yếu tố môi trường học tập ở học sinh
Điều dưỡng của Trường Trung cấp Quân y 2
năm 2013.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả học sinh Điều dưỡng của Trường
Trung cấp Quân y 2 vào thời điểm nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Phương pháp thu thập số liệu
Khảo sát học sinh bằng bộ câu hỏi tự trả lời
(tự điền) và bảng tự cảm nhận stress.
Bảng tự cảm nhận stress là thang đo stress
được lập bởi Cohen S. (1983) gồm 10 câu hỏi chủ
yếu về cảm giác và suy nghĩ trong suốt một
tháng qua. Điểm của mỗi câu hỏi được đánh giá
bằng thang đo Likert với 5 mức độ(1)
0: Không bao giờ.
1: Hầu như không.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 167
2: Thỉnh thoảng.
3: Khá thường xuyên.
4: Rất thường xuyên.
Dựa vào tổng điểm của 10 câu hỏi sẽ đánh
giá được tình trạng stress của đối tượng tham
gia nghiên cứu như sau:
< 24 điểm: stress bình thường hay phản ứng
stress thích nghi.
24 – 29 điểm: stress bệnh lý nhẹ.
≥ 30 điểm: stress bệnh lý nặng.
Thời gian thực hiện
Từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2013.
Phân tích và xử lý số liệu
‐ Nhập dữ liệu bằng phần mềm Epidata.
‐ Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata
‐ Xác định mối liên quan bằng kiểm định chi
bình phương với mức độ tương quan được đo
lường bằng tỉ lệ hiện mắc (PR) và khoảng tin cậy
95%.
KẾT QUẢ
Kết quả khảo sát 441 học sinh Điều dưỡng
như sau:
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc tính Tần số %
Giới tính Nam 173 16,5
Nữ 368 83,5
Dân tộc Kinh 426 96,6
Khác 15 3,4
Tôn giáo
Có 65 14,7
Không 376 85,3
Học lực
(HK 1)
Giỏi 23 5,2
Khá 165 37,4
Trung bình khá 226 51,3
Trung bình 27 6,1
Chỗ ở
hiện tại
Nhà gia đình 84 19,1
Nhà trọ 257 58,3
Ký túc xá 17 3,9
Nhà người quen 78 17,7
Khác 5 1,1
Kinh tế
gia đình
Thu nhập > 3 triệu/ người/ tháng 109 24,7
Thu nhập 1 – 3 triệu/ người/ tháng 211 47,9
Thu nhập < 1 triệu/ người/ tháng 121 27,4
Nhận xét: học sinh nữ nhiều gấp 5 lần học
sinh nam. Đa số là người Kinh, không có tôn
giáo. Hơn phân nửa học sinh có học lực trung
bình khá. Hầu hết không sống chung với gia
đình và phần đông các gia đình học sinh có thu
nhập trung bình và thấp.
Tình trạng stress
Điểm trung bình tự cảm nhận stress của các
đối tượng tham gia nghiên cứu là 20,2; độ lệch
chuẩn là 4,3 với điểm tự cảm nhận thấp nhất là 8
điểm và cao nhất là 35 điểm.
Stress Tần số Tỷ lệ (%) % tích lũy
Stress bệnh lý nặng 12 2,7 2,7
Stress bệnh lý nhẹ 83 18,8 21,5
Stress bình thường 346 78,5 100,0
Nhận xét: tỉ lệ stress bệnh lý là 21,5%, trong
đó có 2,7% học sinh bị stress bệnh lý nặng.
Mối liên quan giữa tình trạng stress và đặc
điểm dân số
Đặc tính Stress (n(%)) p PR (KTC 95%)Có Không
Giới tính
Nam 13 (17,8) 60 (82,2)
0,396 0,78 (0,47 – 1,36) Nữ 82 (22,3) 286 (77,7)
Dân tộc
Kinh 89 (20,9) 337 (79,1)
0,077 0,52 (0,27 – 1,00)Khác 6 (40,0) 9 (60,0)
Tôn giáo
Có 18 (27,7) 47 (72,3)
0,191 1,35 (0,87 – 2,10) Không 77 (20,5) 299 (79,5)
Học lực
Giỏi 8 (34,8) 15 (65,2)
0,096*
1
Khá 27 (16,4) 138 (83,6) 0,47
(0,24 – 0,91)
Trung bình khá 52 (23,0) 174 (77,0) 0,66
(0,36 –1,21)
Trung bình 8 (29,6) 19 (70,4) 0,85
(0,38 – 1,91)
Chỗ ở hiện nay
Nhà gia đình 20 (23,8) 64 (76,2)
0,681*
1
Ký túc xá 5 (29,4) 12 (70,6) 1,23
(0,54 – 2,83)
Nhà trọ 56 (21,8) 201 (78,2) 0,92
(0,59 – 1,43)
Nhà người
quen
13 (16,7) 65 (83,3) 0,70
(0,37 – 1,31)
Khác 1 (20,0) 4 (80,0) 0,84
(0,14 – 5,05)
Kinh tế gia đình
Thu nhập > 3
triệu/ người/
tháng
19 (17,4) 90 (82,6)
0,319 1
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 168
Đặc tính Stress (n(%)) p PR (KTC 95%)Có Không
Thu nhập 1 – 3
triệu/ người/
tháng
45 (21,3) 166 (78,7) 1,22
(0,75 – 1,98)
Thu nhập < 1
triệu/ người/
tháng
31 (25,6) 90 (74,4) 27,4
(0,88 – 2,44)
* Sử dụng kiểm định Fisher
Nhận xét: không có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa đặc điểm dân số với tình trạng
mắc stress của học sinh.
Mối liên quan giữa tình trạng stress và bản
thân học sinh
Đặc tính Stress n(%) p PR KTC 95% Có Không
Đi làm thêm trong quá trình học
Có 48 (26,7) 132 (73,3) 0,03 1,48
(1,04 – 2,11) Không 47 (18,0) 214 (82,0)
Thường xuyên nhịn ăn sáng
Có 57 (29,8) 138 (70,2)
<0,001 1,89 (1,31 – 2,72) Không 38 (15,5) 208 (84,5)
Lo lắng không đủ tiền để tiếp tục học
Có 37 (29,8) 87 (70,2)
0,007 1,82 (1,17 – 2,84) Không 26 (16,4) 133 (83,6)
Kỳ vọng lên đại học
Có 71 (18,9) 304 (81,1)
0,001 0,52 (0,36 – 0,76) Không 24 (36,4) 42 (63,6)
Lo lắng về xếp loại tốt nghiệp
Có 93 (21,9) 332(78,1)
0,540* 1,75 (0,47 – 6,48) Không 2 (12,5) 14 (87,5)
Tự tin giao tiếp khi ra trường
Có 65 (18,6) 284(64,4)
0,004 0,57 (0,40 – 0,82) Không 30 (32,6) 62 (67,4)
Lo lắng khả năng thành đạt trong tương lai
Có 93 (24,3) 290 (75,7)
<0,001* 7,04 (1,78 – 27,8) Không 2 (3,5) 56 (96,5)
Lo lắng việc làm khi ra trường
Có 65 (29,7) 154 (70,3)
0,609 1,16 (0,65 – 2,05) Không 10 (25,6) 29 (74,4)
Băn khoăn về thu nhập nghề nghiệp
Có 91 (22,8) 308 (77,2)
0,046 2,39 (0,93 – 6,12) Không 4 (9,5) 38 (90,5)
* Sử dụng kiểm định Fisher
Nhận xét: hầu hết các yếu tố xuất phát từ
bản thân có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
với tình trạng mắc stress (trừ yếu tố lo lắng về
xếp loại tốt nghiệp, lo lắng việc làm khi ra
trường và băn khoăn về thu nhập nghề nghiệp).
Mối liên quan giữa tình trạng stress và yếu
tố gia đình
Đặc tính Stress n(%) p PR (KTC 95%) Có Không
Thường xuyên lo lắng về kinh tế gia đình
Có 84 (23,7) 270 (76,3)
0,024 1,88 (1,04 – 3,36) Không 11 (12,6) 76 (87,4)
Thường xuyên bị gia đình trách mắng
Có 32 (41,0) 46 (59,0)
0,001 2,36 (1,67 – 3,35) Không 63 (17,4) 300 (82,6)
Gia đình kỳ vọng tốt nghiệp thứ hạng cao
Có 66 (25,0) 198 (75,0)
0,031 1,53 (1,03 – 2,26) Không 29 (16,4) 148 (83,6)
Gia đình than phiền về chi tiêu
Có 51 (30,4) 117 (69,4)
<0,001 1,88 (0,32 – 2,68) Không 44 (16,1) 229 (83,9)
Gia đình than phiền về kết quả học tập
Có 45 (26,3) 126 (73,7)
0,052 1,42 (0,98 – 1,03) Không 50 (18,5) 220 (61,5)
Gia đình yêu cầu học lên đại học
Có 48 (24,4) 149 (75,6)
0,195 1,26 (0,89 – 1,81) Không 47 (19,3) 197 (80,7)
Buồn phiền vì xung đột trong gia đình
Có 93 (21,9) 332(78,1)
0,540* 1,75 (0,47 – 6,48) Không 2 (12,5) 14 (87,5)
* Sử dụng kiểm định Fisher
Nhận xét
Các yếu tố gia đình có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê với tình trạng mắc stress của học
sinh gồm: thường xuyên lo lắng về kinh tế gia
đình, thường xuyên bị gia đình trách mắng, gia
đình kỳ vọng tốt nghiệp thứ hạng cao, gia đình
than phiền về chi tiêu.
Mối liên quan giữa tình trạng stress và môi
trường học tập
Đặc tính Stress n(%) p PR (KTC 95%) Có Không
Khối lượng bài vở quá nhiều
Có 83 (26,4) 232 (76,6)
<0,001 2,77 (1,57 – 4,49) Không 12 (9,5) 114 (90,5)
Lịch học quá dày
Có 81 (26,9) 220 (73,1)
<0,001 2,69 (1,58 – 4,57) Không 14 (10) 126 (90)
Ngủ gật trong lớp do lịch học quá dày
Có 24 (30) 56 (70)
0,042 1,52 (1,02 – 2,26) Không 71 (19,7) 290 (80,3)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 169
Đặc tính Stress n(%) p PR (KTC 95%) Có Không
Phương pháp giảng dạy dễ hiểu
Có 39 (17,2) 188 (32,8)
0,022 0,65 (0,46 – 0,94) Không 56 (26,2) 158 (73,8)
Hứng thú với phương pháp học tập mới
Có 50 (17,2) 240 (82,8)
0,002 0,58 (0,41 – 0,82) Không 45 (29,8) 106 (70,2)
Trao đổi học tập với giảng viên
Có 40 (15,1) 225 (84,9)
<0,001 0,48 (0,34 – 0,69) Không 55 (31,3) 121 (68,7)
Lo lắng học hành thua kém bạn bè
Có 88 (23,7) 284 (76,3)
0,012 2,33 (1,13 – 4,81) Không 7 (10,1) 62 (89,9)
Nhận xét: các yếu tố môi trường học tập kể
trên có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình
trạng stress của học sinh.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Qua khảo sát 441 học sinh Điều dưỡng cho
thấy tỉ lệ học sinh nữ gấp 5 lần nam (83,5% so
với 16,5%) chứng tỏ ngành Điều dưỡng thu hút
giới nữ nhiều hơn giới nam. Kết quả này khác
với nghiên cứu của Lý Văn Xuân, Lê Thị Châu
An ở sinh viên Y đa khoa năm thứ nhất Đại học
Y Dược TP. HCM với 52,7% là nam và 47,3% là
nữ(7) và nghiên cứu của Lê Thu Huyền, Huỳnh
Hồ Ngọc Quỳnh ở sinh viên Y tế công cộng Đại
học Y Dược TP. HCM với 68,1% là nữ và 31,8%
là nam(6).
Học sinh dân tộc kinh chiếm đa số, các dân
tộc khác như Hoa, Chăm, Khơme với số lượng
không nhiều (3,4%). Đa số học sinh không có tôn
giáo (85,3%). Phần đông học sinh có học lực
trung bình khá (51,3%), cũng là áp lực học tập
đối với học sinh.
Có 58,3% học sinh phải ở nhà trọ, 3,9% ở ký
túc xá cho thấy đa số học sinh phải thích nghi
với chỗ ở mới, phải đối phó với hoàn cảnh sống
xa gia đình.
Hầu hết gia đình học sinh có thu nhập thấp
và trung bình (27,4% và 47,9%), là yếu tố có tác
động không nhỏ đến đời sống của học sinh.
Tình trạng stress bệnh lý
Điểm trung bình tự cảm nhận stress là 20,2
thấp hơn mức giới hạn giữa stress bình thường
và stress bệnh lý (24 điểm). Mức cảm nhận stress
này thấp hơn mức cảm nhận stress của sinh viên
y đa khoa năm thứ nhất là 22,7(7), sinh viên y đa
khoa năm thứ sáu là 25,9(8) và cao hơn sinh viên
viên Y Tế Công Cộng là 19,36%(6).
Có 21,5% sinh viên bị stress bệnh lý trong đó
2,7% bị stress bệnh lý nặng cho thấy học sinh
Điều dưỡng cũng phải đối mặt những vấn đế
gây stress như sinh viên năm thứ nhất y đa khoa
(29,1% bị stress; 4,3% stress nặng) và sinh viên
năm thứ sáu (22,8% bị stress; 3,1% stress nặng) ở
Đại học Y Dược TP. HCM(7,8).
Mối liên quan giữa tình trạng stress bệnh
lý và đặc điểm dân số nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh nữ có
tỉ lệ stress cao hơn nam (22,3% so với 17,8%)
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê. Kết quả này tương tự như ở nghiên cứu của
Lý Văn Xuân, Lê Thị Châu An(7) và Lê Thu
Huyền, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh(6).
Học sinh dân tộc kinh có tỉ lệ mắc stress chỉ
bằng ½ học sinh dân tộc khác. Điều này cho thấy
học sinh dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn
trong cuộc sống và học tập so với dân tộc kinh.
Tương tự, học sinh học giỏi có tỉ lệ mắc stress
cao hơn học sinh khác do áp lực học tập với kỳ
vọng đạt điểm cao.
Mối liên quan giữa tình trạng stress và yếu
tố bản thân
Có đến 43,8% học sinh cảm thấy lo lắng
không đủ tiền để tiếp tục học và số học sinh này
có tỉ lệ mắc stress cao gấp 1,82 lần só với học sinh
khác. Các yếu tố như đi làm thêm, nhịn ăn sáng
cũng có tác động rất lớn đến tỉ lệ mắc stress.
Điều này cho thấy học sinh chịu áp lực lớn do
phải lo toan hàng ngày với cuộc sống trước mắt
và kỳ vọng ở tương lai như học lên đại học,
thành đạt sau khi ra trường. Kết quả này cho
thấy cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của
Lý Văn Xuân, Lê Thị Châu An(7) ở sinh viên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 170
Khoa Y và của Lê Thu Huyền, Huỳnh Hồ Ngọc
Quỳnh(6), Trần Nguyễn Vân Như(12) ở sinh viên
Khoa Y tế công cộng Đại học Y Dược TP.HCM.
Mối liên quan giữa tình trạng stress và yếu
tố gia đình
Phần đông học sinh có lo lắng về kinh tế gia
đình (80,3%) và những học sinh này có tỉ lệ mắc
stress cao gấp 1,88 lần so với học sinh khác.
Học sinh thường xuyên bị gia đình trách
mắng có tỉ lệ mắc stress cao gấp 2,36 lần học
sinh khác.
Học sinh bị gia đình than phiền về kết quả
học tập chiếm tỉ lệ 38,8%, có tỉ lệ mắc stress cao
gấp 1,42 lần so với học sinh khác. Theo nghiên
cứu của Hồ Hữu Tính, Nguyễn Doãn Thành,
áp lực học tập do kỳ vọng của gia đình tạo cho
học sinh trung học phổ thông mắc stress với tỉ
lệ 38%(4).
Tỉ lệ học sinh thường xuyên bị gia đình than
phiền về chi tiêu là 38,1%, có tỉ lệ mắc stress cao
gấp 1,88 lần so với học sinh khác.
Những kết quả trên cho thấy sự kỳ vọng quá
nhiều của gia đình dễ dẫn đến những căng
thẳng, ảnh hưởng đến tâm lý học sinh(6,7,8).
Mối tương quan giữa tình trạng stress và
môi trường học tập
Các yếu tố từ môi tường học tập có ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của học
sinh: học sinh cảm thấy bài vở quá nhiều, lịch
học quá dày, lo lắng học tập thua kém bạn bè có
tỉ lệ mắc stress cao hơn học sinh khác. Ngoài ra
học sinh chưa thích nghi và chưa hứng thú với
phương pháp học tập mới cũng có tỉ lệ mắc
stress cao. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
trên sinh viên y khoa năm thứ nhất, y khoa năm
thứ sáu và sinh viên Y tế công cộng ở Đại học Y
Dược TP. HCM(6,7,8).
KẾT LUẬN
Tỉ lệ tres bệnh lý của học sinh Điều dưỡng là
21,5%, trong đó có đến 2,7% học sinh bị stress
nặng cần được điều trị. Nghiên cứu cũng cho
thấy những yếu tố tác động đến sức khỏe tâm
thần của học sinh Điều dưỡng, không chỉ từ bản
thân, gia đình học sinh mà còn từ các yếu tố môi
trường học tập. Chi phí học tập, sự thích nghi
cuộc sống xa gia đình, lo lắng về kết quả tốt
nghiệp và nghề nghiệp trong tương lai đã tác
động mạnh mẽ đến sức khỏe tinh thần của học
sinh. Ngoài ra, bài vở quá nhiều, lịch học quá
dày, phương pháp giảng dạy mới, không có
điều kiện trao đổi học tập với giáo viên cũng đã
gây không ít khó khăn về mặt tâm lý cho các học
sinh Điều dưỡng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cohen S, Kamarck T, Mermelsein R. A Global measure of
perceived stress. Journal of health and social behavior, 1983,
385‐396.
2. Đặng Phương Kiệt (2004). Stress và sức khỏe. Số 272, trang 11‐
19. Nhà xuất bản Thanh niên.
3. Đỗ Nguyễn Nhựt Trần, Nguyễn Hồng Hoa, Trần Thiện
Thuần (2008). Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế
Huyện Nhơn Trạch Tỉnh Đồng Nai năm 2008. Tạp chí Y học
TP. HCM (14) phụ bản số 4 – 2008, tr.217‐221.
4. Hồ Hữu Tính, Nguyễn Doãn Thành (2009). Thực trạng stress
lo âu và các yếu tố liên quan đến lo âu ở học sinh lớp 12
Trường THPT Phan Bội Châu, Phan Thiết, Bình Thuận, tháng
4 năm 2009. Tạp chí Y học TP. HCM (14), phụ bản số 2 năm
2010, tr 180 – 187.
5. Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh (2008). Tình
hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng. Tạp chí Y
học TP. HCM (12), phụ bản số 4 – 2008, tr.216‐220.
6. Lê Thu Huyền, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (2010). Tình trạng
stress và các yếu tố liên quan của sinh viên Y Tế Công Cộng
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học
TP.HCM (15), phụ bản số 1 năm 2011, tr 87‐92.
7. Lý Văn Xuân, Lê Thị Châu An (2011). Stress và các yếu tố liên
quan ở sinh viên y đa khoa năm thứ nhất của Đại học Y Dược
TP. HCM năm 2011. Tạp chí Y học TP. HCM (16) phụ bản số 1
– 2012, tr.110‐114.
8. Lý Văn Xuân, Nguyễn Thị Ánh (2011). Stress và các yếu tố
liên quan ở sinh viên y đa khoa năm thứ sáu của Đại học Y
Dược TP. HCM năm 2011. Tạp chí Y học TP. HCM (16) phụ
bản số 1 – 2012, tr.115‐120.
9. Phạm Thanh Bình (2007). Stress trong học tập của học sinh
THPT. Tạp chí Tâm lý học số 12 (105) tháng 12 năm 2007, tr.
29‐33.
10. Phạm Thị Đậu (2004). Các yếu tố gây stress liên quan đến kết
quả học tập của học sinh Trường Trung học Y tế Long An.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 171
Tạp chí Y học TP. HCM (1), phụ bản của tập 8, số 1, năm 2004,
tr. 142‐146.
11. Pulido‐martos M., Augusto‐land J.M., Lopez‐zafra E.(2012).
Sources of stress in nursing students: a systematic review of
quantative studies. International Nursing Review 59, p15‐25.
12. Trần Nguyễn Vân Như (2006). Stress và các yếu tố liên quan ở
sinh viên y tế công cộng, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng năm 2006.
Ngày nhận bài báo: 05/9/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/9/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- stress_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_hoc_sinh_dieu_duong_cua_tru.pdf