Nghiên cứu đã cho thấy hàm lượng các
nguyên tố ở mặt trong và mặt ngoài của
một sợi rơm phân bố không đồng đều.
Điều kiện thích hợp để tách lignin và
cellulose bằng phương pháp kiềm đã được
đề xuất, cụ thể:
Nhiệt độ tách: 90 oC
Thời gian tách: 2 giờ
Nồng độ NaOH: 2 M
Kích thước rơm: 0,1 cm
Tỷ lệ rơm/dung dịch NaOH: 1/15 ml
Với điều kiện này, hiệu suất tách lignin
đạt 85,9%, cellulose đạt 96,2%
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự ảnh hưởng của các yếu tố tới quá trình tách cellulose và lignin từ rơm rạ bằng phương pháp kiềm - Vũ Đình Ngọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 22/ số 1 (Đặc biệt)/ 2017
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI QUÁ TRÌNH TÁCH CELLULOSE
VÀ LIGNIN TỪ RƠM RẠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP KIỀM
Đến tòa soạn 05/12/2016
Vũ Đình Ngọ, Trần Thị Hằng, Vũ Đức Cường
Khoa Công nghệ Hóa học, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
SUMMARY
INFLUENCE OF FACTORS ON CELLULOSE AND LIGNIN EXTRACTION
PROCEDURE FROM RICE STRAW BY ALKALINE METHOD
Cellulose and lignin in rice straw are the potential environmental materials. Cellulose
and lignin could be extracted in a single process in almost pure form that suitable for
many environmental and industrial purposes. Rice straw was treated with sodium
hydroxide at various conditions such as temperature of 90 oC, extraction time of 2 h,
sodium hydroxide concentration of 2 M, the size of rice straw of 0.1 cm, solid/liquid ratio
of 1/15 g/ml. The yield of lignin and cellulose which were extracted from rice straw was
found as 85.9% and 96.2%, respectively.
Keywords: Cellulose, lignin, rice straw, alkaline extraction
1. MỞ ĐẦU
Vấn đề nóng bỏng khi biến đổi khí hậu
toàn cầu hiện nay được coi như là một
mối đe dọa đối với sự phát triển. Làm thế
nào để xử lý chất thải trong đó có rơm rạ -
nguyên nhân làm tăng ô nhiễm không khí,
ảnh hưởng đến y tế cộng đồng [1], đang
được các nhà khoa học trên thế giới quan
tâm nghiên cứu để đưa ra các giải pháp.
Rơm rạ là một trong những nguyên liệu
dồi dào lignocellulose nhất trên thế giới.
Trong rơm rạ chứa ba thành phần chính là
cellulose (gần 40%), hemicellulose (trên
30%) và lignin (gần 20%), đây là những
polyme sinh học, có khả năng thay thế
những vật liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ,
góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đến nay có nhiều công trình công bố về
phương pháp tách lignin từ rơm rạ lúa mì
[2-6], nhưng ít đề cập tới cellulose, và
công bố tách lignin từ rơm rạ lúa gạo còn
khá khiêm tốn. Đặc biệt, đến nay có công
trình công bố tách cellulose từ rơm rạ lúa
gạo ứng dụng sản xuất bioetanol [7],
nhưng lại không đề cập đến thu hồi lignin.
Năm 1989, B. J. McCoy cùng cộng sự đã
công bố quy trình tách lignin từ cây thông
sử dụng t-butanol và isopropanol [8].
39
Nhóm nghiên cứu cũng công bố hiệu suất
tách lignin phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ,
nhiệt độ càng tăng thì hiệu suất tách lignin
càng tăng. Tuy nhiên kỹ thuật này phải sử
dụng nhiệt độ khá lớn lên tới 275 oC,
nhưng hiệu suất tách lignin chỉ đạt lớn
nhất là 56%. Bjorkman cùng các cộng sự
đã tách thành công lignin từ cây thân gỗ
sử dụng dung môi trung tính, nhưng khi
áp dụng kỹ thuật này đối với cây cỏ, lúa
mì thì lại không thành công [9]. Năm
2002, R. C. Sun cùng cộng sự đã so sánh
lignin được tách từ cây lúa mì bằng kiềm
có hoặc không có sự hỗ trợ của sóng siêu
âm [2]. Khi không có sự hỗ trợ của sóng
siêu âm, sử dụng KOH 0,5 M ở 35 oC
trong 2,5 giờ, nhưng hiệu suất tách lignin
chỉ đạt 62,8%. Khi có hỗ trợ sóng siêu âm
thì hiệu suất tách cao hơn. Tuy nhiên sẽ
khó khi áp dụng trong công nghiệp. B.
Xiaoa cùng các cộng sự đã công bố công
trình tách lignin từ rơm rạ bằng dung dịch
NaOH 1M ở 30 oC trong 18 giờ [3]. Thời
gian tách dài mà hiệu suất chỉ đạt 68,3%.
Trong bài báo này khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng và đưa ra điều kiện phù hợp cho
tách cellulose và lignin từ rơm rạ Việt
Nam trong môi trường kiềm, từ đó đề
xuất phương pháp tách phù hợp, có khả
năng ứng dụng trong công nghiệp.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Nguyên liệu và hóa chất
Rơm lúa Khang dân (qua máy suốt
lúa) được cung cấp bởi các hộ nông dân
xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú
Thọ. NaOH, HCl, etanol 99,5% và etanol
70% (Trung Quốc) được sử dụng không
qua tinh chế lại.
2.2. Thiết bị
Hình thái bề mặt và hàm lượng các
nguyên tố mặt trong và ngoài của sợi rơm
được phân tích trên kính hiển vị điện tử
quét kết hợp phổ tán sắc năng lượng tia X
(SEM/EDX, Jeol JMS 6490, Jeol, Nhật
Bản).
2.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới
quá trình tách lignin và sợi cellulose
bằng phương pháp kiềm
Rơm sau khi rửa sạch, sấy khô ở 50 oC
trong 24 giờ, được đem đi cắt nhỏ với các
kích thước nhất định (sử dụng sàng để
đồng nhất kích thước). Cân 100 g rơm rạ
đã cắt cho vào bình phản ứng dung tích
3000 ml chứa dung dịch NaOH với lượng
và nồng độ nhất định. Sau đó gia nhiệt với
thời gian nhất định. Tiếp theo, lọc và rửa
bã bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,1 M,
rửa tiếp bằng 200 ml HCl 0,1M. Tách
dịch lọc, bã tiếp tục được rửa bằng 200 ml
nước cất, đem đi sấy ở 50 oC trong 24 giờ.
Dịch lọc được cô đặc còn khoảng 1/2 thể
tích, điều chỉnh pH về 5,5 bằng dung dịch
HCl. Bổ sung etanol 95% (tỷ lệ thể tích
etanol/dịch lọc = 3/1) để yên khoảng 6 giờ,
lọc kết tủa hemicellulose và rửa bằng 100
ml etanol 70%. Sau khi dịch lọc được
chưng cất thu hồi etanol, điều chỉnh pH về
1,5 bằng dung dịch HCl. Lọc và rửa kết
tủa bằng dung dịch HCl (pH 2), sau đó
sấy khô. Cellulose và lignin thu được cân,
tính hiệu suất tách dựa trên hàm lượng
cellulose và lignin chứa trong rơm rạ đã
40
được xác định lần lượt theo tiêu chuẩn
TAPPI T 17wd - 70 và TAPPI T222 om -
98. Điều kiện khảo sát: Nhiệt độ: 60; 70;
80; 90; 100 oC, thời gian gia nhiệt: 0,5; 1;
2; 3; 4 giờ, nồng độ NaOH: 0,5; 1; 1,5; 2;
2,5 M, kích thước: 0,1; 0,2; 0,5; 1; 2 cm;
tỷ lệ rơm/dung dịch NaOH: 1/5; 1/10;
1/15; 1/20; 1/25 g/ml. Kết quả thí nghiệm
là trung bình của hai lần thí nghiệm.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần rơm rạ
Trong các công trình đã công bố, chủ yếu
đề cập đến thành phần chung trong một
sợi rơm rạ. Theo tác giả Saha và cộng sự
đã công bố thành phần nguyên tố của rơm
rạ là C khoảng 44%, O khoảng 49%, H
khoảng 5%, N khoảng 0,92% và các thành
phần khác có hàm lượng nhỏ [10]. Trong
nghiên cứu này, phân tích hàm lượng mặt
ngoài và mặt trong của rơm cho thấy sự
khác nhau về hình thái bề mặt (Hình 1a và
d) và hàm lượng các nguyên tố (Hình 1b,
d và Bảng 1). Ta thấy mặt trong của rơm
rạ nhẵn hơn so với mặt ngoài. Hàm lượng
O và Cl không thay đổi nhiều giữa hai
mặt. Tuy nhiên, đối với hàm lượng
nguyên tố C, Mg và Ca của mặt trong lớn
hơn mặt ngoài. Còn lại các nguyên tố
khác có hàm lượng mặt ngoài lớn hơn mặt
trong, đặc biệt Si thể hiện rất rõ sự khác
nhau. Sự khác nhau này có thể là do tiếp
xúc môi trường khác nhau.
Áp dụng các phương pháp xác định hàm
Bảng 1. Thành phần nguyên tố ở mặt trong và mặt ngoài của rơm
C O Mg Al Si Cl K Ca
Mặt ngoài 36,88±1,195 46,52±0,849 0,16±0,014 0,22±0,021 13,92±0,537 0,715±0,092 1,43±0,106 0,17±0,035
Mặt trong 44,75±0,919 45,99±2,666 0,60±0,092 0,09±0,077 4,78±1,259 0,65±0,014 2,67±0,608 0,28±0,007
Hàm lượng (%)
Mẫu
(a)
002
0.2 mm.
0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 10.00
keV
002
0
150
300
450
600
750
900
1050
1200
1350
1500
C
o
u
n
ts
C
O
Mg
Al
Si
Cl
Cl
Cl
K
K
K
Ca
CaFe
Fe
Fe Fe
(a)
(b)
002
0.2 mm.
0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 10.00
keV
002
0
150
300
450
600
750
900
1050
1200
1350
1500
C
o
u
n
ts
C
O
Mg
Al
Si
Cl
Cl
Cl
K
K
K
Ca
Ca
(c)
(d)
Hình 1. Ảnh SEM (a và c) và phổ đồ EDX (b và d) của mặt trong
(a và b) và mặt ngoài (c và d) của rơm
41
lượng lignin và cellulose trong rơm của
nghiên cứu này lần lượt là 19,02 và 39,2%
rơm khô.
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu suất
tách lignin và sợi cellulose
Ảnh hưởng của nhiệt độ tách
Nhiệt độ và thời gian có liên quan mật
thiết với nhau, thông thường nhiệt độ cao
thì thời gian chiết ngắn. Trong nghiên cứu
này khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ
trong khoảng 60 - 100 oC, với nồng độ
NaOH 2 M, thời gian gia nhiệt là 3 giờ,
kích thước nguyên liệu là 0,1 cm, tỷ lệ
rơm/dung dịch NaOH là 1/20 g/ml. Với
điều kiện này kết quả thu được thể hiện ở
Hình 2. Ta thấy hiệu suất tách lignin tăng
mạnh từ 60 đến 80 oC sau đó tăng nhẹ ở
90 oC và gần như đạt trạng thái cân bằng
ở 100 oC. Tuy nhiên, hiệu suất của
cellulose lại giảm, và ở 60, 70 và 80 oC lại
vượt trên 100 oC. Vì ở nhiệt độ thấp lignin
và hemicellulose không tách ra được hoàn
toàn, vẫn còn bám trên sợi cellulose. Hơn
nữa, cellulose không hòa tan trong kiềm
nên theo lý thuyết là sẽ thu hồi hoàn toàn.
Tuy nhiên, ở 90 oC, sợi cellulose có màu
vàng nhạt, đây có thể là do còn một lượng
nhỏ lignin nhưng hiệu suất nhỏ hơn 100%
là do tổn thất trong quá trình thực hiện.
Như vậy, nhiệt độ tách là 90 oC được
chọn cho các thí nghiệm sau.
Ảnh hưởng của thời gian tách
Cố định nhiệt độ tách là 90 oC, nồng độ
NaOH là 2 M, kích thước nguyên liệu là
0,1 cm, tỷ lệ rơm/dung dịch NaOH là 1/15
g/ml, thời gian gia nhiệt dao động trong
khoảng từ 0,5 đến 4 giờ, kết quả tách
lignin và cellulose biểu diễn ở Hình 3.
Đúng như dự đoán, hiệu suất tách tăng
mạnh từ 0,5 giờ đến 1 giờ và tăng nhẹ ở 2
giờ, sau đó hầu như không tăng mà còn có
chiều hướng giảm nhỏ. Đây có thể là do
thời gian dài, nhiệt độ và nồng độ NaOH
cao có khả năng gây phân hủy một phần
nhỏ lignin, dẫn đến việc thu hồi khó khăn.
Ảnh hưởng của nồng độ NaOH
Xử lý kiềm sẽ làm phá vỡ thành tế bào
bởi vì kiềm hòa tan hemicellulose, lignin
và silica, phân hủy liên kết este của acid
uronic và acetic, làm trương cellulose,
làm giảm độ kết tinh của cellulose [11].
Hơn nữa, kiềm phá vỡ liên kết -ete giữa
lignin và hemicellulose, liên kết este giữa
lignin và/hoặc hemicellulose và các acid
Hình 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu
suất tách lignin và cellulose
0
20
40
60
80
100
120
140
1 2 3 4 560 70 80 90 100
Nhiệt độ (oC)
H
iệ
u
s
u
ấ
t
(%
)
Lignin
Cellulose
Hình 3. Ảnh hưởng của thời gian đến
hiệu suất tách lignin và cellulose
0
20
40
60
80
100
120
140
1 2 3 4 50,5 1 2 3 4
Thời gian (Giờ)
H
iệ
u
s
u
ấ
t
(%
)
Lignin
Cellulose
42
hydroxycinnamic như acid p-coumaric,
acid ferulic [12]. Do đó, nồng độ NaOH là
một trong những yếu tố khá quan trọng
ảnh hưởng đến hiệu suất tách lignin và
cellulose. Trong nghiên cứu này thực hiện
ở các điều kiện nhiệt độ tách là 90 oC,
kích thước nguyên liệu là 0,1 cm,
rơm/dung dịch NaOH là 1/20 g/ml, thời
gian gia nhiệt là 2 giờ và nồng độ NaOH
dao động từ 0,5 đến 2,5 M. Với điều kiện
này, hiệu suất tách lignin tăng khi nồng độ
NaOH tăng, từ 54,2% đến 85,7%,
cellulose giảm từ 125,7% đến 95,6%. Khi
nồng độ NaOH trên 2 M, hiệu suất tách
được cải thiện không đáng kể. Do vậy,
nồng độ NaOH sử dụng cho tách lignin và
cellulose được áp dụng cho thí nghiệm
tiếp theo là 2 M.
Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu
Theo như dự đoán, kích thước càng nhỏ
thì diện tích tiếp xúc với dung dịch tách
càng lớn, hiệu suất tách càng cao. Tuy
nhiên, kích thước quá nhỏ, dẫn đến quá
trình thu hồi gặp khó khăn. Hơn nữa, tùy
theo mục dích sử dụng mà chọn kích
thước phù hợp. Trong nghiên cứu này,
khảo sát sự ảnh hưởng của kích thước
trong khoảng từ 0,1 đến 2 cm, với tỷ lệ
rơm/dung dịch NaOH là 1/20 g/ml và các
điều kiện đã tìm được ở trên. Kết quả
được thể hiện ở Hình 5. Đúng như dự
đoán với điều kiện thí nghiệm, kích thước
nguyên liệu càng nhỏ thì hiệu suất tách
càng cao, với kích thước rơm là 0,1 cm,
thì lignin thu được là 86,3%, cellulose thu
được là 95,7%.
Ảnh hưởng của tỷ lệ rơm/dung dịch
NaOH
Lượng dung môi cũng là một trong những
yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu suất
tách vì nó tác động đến lượng hòa tan
cũng như sự cân bằng nồng độ trong và
ngoài nguyên liệu của chất tan. Trong
nghiên cứu này, khảo sát tỷ lệ rơm/dung
dịch NaOH là 1/5; 1/10; 1/15; 1/20; 1/25
g/ml với các điều kiện tách phù hợp đã
đưa ra ở trên. Kết quả tách được biểu thị ở
Hình 6. Hiệu suất tách tăng mạnh khi tỷ lệ
rơm/dung dịch NaOH giảm từ 1/5 đến
1/15 sau đó tăng rất ít. Khi tăng tỷ lệ này
đồng nghĩa với việc tinh chế lignin cũng
như xử lý môi trường cần lượng dung môi,
0
20
40
60
80
100
120
140
1 2 3 4 50,5 1 1,5 2 2,5
Nồng độ NaOH (M)
H
iệ
u
s
u
ấ
t
(%
)
Lignin
Cellulose
Hình 4. Ảnh hưởng của nồng độ NaOH
đến hiệu suất tách lignin và cellulose
Hình 5. Ảnh hưởng của kích thước rơm
đến hiệu suất tách lignin và cellulose
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 50,1 0,2 0,5 1 2
Kích thước rơm (cm)
H
iệ
u
s
u
ấ
t
(%
)
Lignin Cellulose
43
hóa chất, điện năng... lớn, dẫn đến hiệu
quả kinh tế không cao. Do đó, trong
nghiên cứu này chọn tỷ lệ rơm/dung dịch
NaOH là 1/15 g/ml cho hiệu suất tách
lignin là 85,9% và cellulose là 96,2%.
4. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã cho thấy hàm lượng các
nguyên tố ở mặt trong và mặt ngoài của
một sợi rơm phân bố không đồng đều.
Điều kiện thích hợp để tách lignin và
cellulose bằng phương pháp kiềm đã được
đề xuất, cụ thể:
Nhiệt độ tách: 90 oC
Thời gian tách: 2 giờ
Nồng độ NaOH: 2 M
Kích thước rơm: 0,1 cm
Tỷ lệ rơm/dung dịch NaOH: 1/15 ml
Với điều kiện này, hiệu suất tách lignin
đạt 85,9%, cellulose đạt 96,2%.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực
hiện bởi sự hỗ trợ kinh phí của đề tài độc
lập cấp Nhà nước, mã số: ĐTĐL.CN –
07/15.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. S. I. Musatto, I. C. Roberto,
“Alternatives for detoxification of diluted
acid lignocellulosic hydrolyzates for use
in fermentative processes”, A review,
Biosource Technology, 93, 1-10 (2004).
2. R. C. Sun, J. Tomkinson, “Comparative
study of lignins isolated by alkali and
ultrasound-assisted alkali extractions from
wheat straw”, Ultrasonics Sonochemistry,
9, 85-93 (2002).
R. Sun, J. M. Lawther, W. B. Banks, B.
Xiao, “Effect of extraction procedure on
the molecular weight of wheat straw
lignin”, Industrial Crops and Products, 6,
97-106 (1997).
4. F. Monteil-Rivera, G. H. Huang, L.
Paquet, S. Deschamps, C. Beaulieu, J.
Hawari, “Microwave-assisted extraction
of lignin from triticale straw: Optimization
and microwave effects”, Bioresource
Technology, 104, 775-782 (2012).
5. N. Durot, F. Gaudard, B. Kurek, “The
unmasking of lignin structures in wheat
straw by alkali”, Phytochemistry, 63, 617-
623 (2003).
6. M. A. T. Hansen, J. B. Kristensen, C.
Felby, H. Jorgensen, “Pretreatment and
enzymatic hydrolysis of wheat straw
(Triticum aestivum L.) -The impact of
lignin relocation and plant tissues on
enzymatic accessibility”, Bioresource
Technology, 102, 2804-2811 (2011).
7. Trần Đình Toại, Phạm Hồng Hải,
Nguyễn Bá Kiên, Hoàng Thị Bích, Đỗ
Trung Sỹ, “Nghiên cứu tối ưu hóa quá
trình thủy phân cellulose tách từ rơm rạ
Hình 6. Ảnh hưởng của tỷ lệ rơm/dung
dịch NaOH đến hiệu suất tách lignin
và cellulose
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 51/5 1/10 1/15 1/20 1/25
Tỷ lệ rơm/dung dịch NaOH (g/ml)
H
iệ
u
s
u
ấ
t
(%
)
Lignin Cellulose
44
thành đường tan của nấm mốc Aspergillus
terries để sản xuất etanol - nhiên liệu sinh
học”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,
49(6), 83-92 (2011).
8. T. Reyes, S. S. Bandyopadhyay, B. J.
McCoy, “Extraction of Lignin from Wood
with Supercritical Alcohols”, The Journal
of Supercritical Fluids, 2, 80-84 (1989).
7. A. Bjorkman, “Studies on finely
divided wood. 3. Extraction of
lignincarbohydrate complexes with
neutral solvents”, Svensk Papperstidnin,
60, 243-251 (1957).
9. B. C. Saha, M. A. Cotta, “Ethanol
production from alkaline peroxide
pretreated enzymatically saccharified
wheat straw”, Biotechnol. Prog., 22, 449-
453(2006).
10. M. G. Jackson, “ The alkali treatment
of straws”, Anim. Feed Sci. Technol. 2,
105-130 (1977).
11. R. R. Spencer, D. E. Aikin, “Rumen
microbial degradation of potassium
hydroxide treated coastal Bermudagrass
leaf blades examined by electron
microscopy”, J. Anim. Sci., 51, 1189-l196
(1980).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27362_91762_1_pb_0117_2096905.pdf