BLDS năm 2015 có thiết kế trong phần
chung một số quy định chung nhất về tài sản
theo quan niệm của Pháp, trong khi nhẽ ra
chỉ quy định về vật. Mặc dù phần hai của bộ
luật này đã thiết kế theo mô hình pháp luật
Đức là trình bày các vật quyền, song bóng
dáng của pháp luật Pháp và pháp luật Xô viết
vẫn lởn vởn. Cả ba bộ luật này đều bị ảnh
hưởng của pháp luật Pháp liên quan tới cầm
cố, thế chấp, nghĩa vụ và hợp đồng, thừa kế
ở những mức độ khác nhau qua con đường
học tập kinh nghiệm lịch sử là chủ yếu.
BLDS năm 2015 và Bộ luật Tố tụng
Dân sự năm 2015 đã tiếp thu kinh nghiệm
của Pháp quy định bất khả thụ lý. Tuy nhiên,
BLDS Pháp và các BLDS thời Pháp thuộc
đặt ra nghĩa vụ cho thẩm phán không được
từ chối xét xử, nhưng BLDS năm 2015 và
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 lại đặt ra
cho tòa án không được từ chối xét xử. Đây
là sự xê dịch lớn bởi nguyên tắc bất khả thụ
lý có thể hiểu có mấy nội dung chủ yếu sau:
thứ nhất, xác định quyền lực tư pháp nằm
trong tay thẩm phán chứ không nằm trong
tay tòa án; thứ hai, bảo đảm quyền tự do
khởi kiện và tiếp cận công lý của công dân;
thứ ba, khẳng định vai trò của tư pháp là bảo
đảm sự công bằng; thứ tư, bảo đảm nguyên
tắc pháp trị; và thứ năm, thúc đẩy việc sử
dụng các loại nguồn khác ngoài văn bản quy
phạm pháp luật. Hiện nay, BLDS năm 2015
lại quên vai trò của thẩm phán và khẳng định
quyền lực tư pháp nằm trong tay tòa án.
BLDS này đã làm tái hồi lại việc mở rộng
các loại nguồn của luật dân sự và thứ tự ưu
tiên các loại nguồn như các BLDS dưới thời
Pháp thuộc. Bộ luật này còn khẳng định vai
trò nền tảng của luật dân sự theo các ảnh
hưởng của pháp luật Pháp vào luật cổ của
Việt Nam trước kia.
Đó là các ảnh hưởng rất sâu sắc của
pháp luật Pháp tới luật tư của Việt Nam.
Cách thức tư duy pháp lý và ý thức hệ của
Pháp theo đường lối xây dựng nhà nước
pháp quyền dần được hồi sinh.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự ảnh hưởng của luật pháp tới luật tư ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Pháp luật Việt Nam trước khi có sự
bành trướng của pháp luật Pháp
René David khẳng định, họ pháp luật La
Mã - Đức bành trướng ra thế giới theo hai
con đường: thứ nhất, đi theo các cuộc xâm
chiếm thuộc địa của các nước châu Âu lục
địa; và thứ hai, tự nguyện gia nhập bởi sự
cần thiết hiện đại hóa hoặc mong muốn
phương Tây hóa pháp luật ở những nước
không phải là thuộc địa của các nước châu
Âu lục địa1. Như vậy, pháp luật Pháp thuộc
họ pháp luật La Mã - Đức bành trướng vào
Việt Nam theo con đường thứ nhất mà có
các dấu mốc lịch sử vào năm 1858 (quân
Pháp và quân Tây Ban Nha bắt đầu sử dụng
vũ lực xâm chiếm Việt Nam2), năm 1867
(quân Pháp xâm chiếm xong toàn bộ sáu
tỉnh phía Nam, biến nơi đây thành xứ thuộc
địa của Pháp), và năm 1884 (Hòa ước ký kết
giữa Việt Nam và Pháp đã làm Việt Nam
đánh mất hẳn tư cách một quốc gia độc lập
về mặt pháp lý, trở thành một nước bị bảo
hộ của Pháp3).
Trước đó, Việt Nam có một hệ thống
pháp luật khác biệt mà kỹ thuật pháp lý khác
hẳn kỹ thuật pháp lý của họ pháp luật La Mã
- Đức4. Có thể nói, trước khi bị cưỡng bức
theo pháp luật của Pháp, Việt Nam theo
3
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 12(316) T6/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
SÛÅ AÃNH HÛÚÃNG CUÃA PHAÁP LUÊÅT PHAÁP
TÚÁI LUÊÅT TÛ ÚÃ VIÏåT NAM
Ngô Huy CươNg*
* PGS.TS, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1 René David and John E.C. Brierley, Major Legal Systems in the World Today – An Introduction to the Comparative Study
of Law, Second Edition, The Free Press, New York – London – Toronto – Sydney – Tokyo – Singapore, 1978, p. 22.
2 Trần Trọng Kim, Việt Nam lược sử, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2008, tr. 481.
3 Vũ Quốc Thông, Pháp chế sử Việt Nam, Tủ sách đại học, Sài Gòn, 1973, tr. 433.
4 Vũ Văn Mẫu, Cổ - luật Việt – Nam thông - khảo và tư – pháp sử, Quyển thứ nhất, Tập nhất, Sài Gòn 1974, tr. 116.
Mặc dù pháp luật Việt Nam hiện nay có thể bị pha trộn giữa nhiều truyền thống pháp
luật khác nhau do lịch sử của các cuộc xâm lược và các cuộc cách mạng xã hội mang
lại, song riêng trong lĩnh vực luật tư, dấu ấn của pháp luật Pháp vẫn còn hiển hiện
không chỉ ở cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật, mà còn ở cả quan niệm về
nguồn của pháp luật cho tới kiểu tư duy pháp lý, ý thức hệ và tổ chức tư pháp
Nhận định này có được thông qua việc phân tích các công trình nghiên cứu lịch sử
pháp luật Việt Nam đã được công bố rộng rãi và việc phân tích, đối chiếu một số
nguyên tắc, quy tắc pháp luật của Pháp và của Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu đề
tài này luôn gặp phải những khó khăn liên quan tới việc thiếu các tư liệu lịch sử về
việc tiếp nhận pháp luật của Pháp trong từng giai đoạn lịch sử, từng đạo luật, từng
chế định pháp luật hay từng giải pháp pháp lý cho các trường hợp cụ thể Vì vậy,
lối suy luận theo cách loại trừ hay phân tích hoàn cảnh xuất hiện cũng được sử dụng.
truyền thống pháp luật Viễn Đông5. Vũ Văn
Mẫu không phủ nhận điều đó, nhưng cho
rằng, pháp luật cổ của Việt Nam dù theo
truyền thống pháp luật này do một nghìn
năm Bắc thuộc, nhưng vẫn giữ được những
đặc sắc tự ngàn xưa và có những đặc điểm
chủ yếu sau: thứ nhất, không có sự phân
chia các ngành luật; thứ hai, có quan niệm
hòa trộn giữa luật dân sự và hình sự; thứ ba,
chịu ảnh hưởng của năm chế tài hình sự
(hình phạt) của pháp luật Trung Hoa; và thứ
tư, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân trị6.
René David nhìn nhận từ giác độ của pháp
luật phương Tây cho rằng: truyền thống
pháp luật này, khác với pháp luật phương
Tây, không coi luật là một phương tiện bảo
đảm hòa bình và trật tự xã hội, do vậy nó
đóng vai trò thứ yếu và có chức năng phụ
trợ, có nghĩa là luật chỉ được áp dụng và tòa
án chỉ xét xử khi các phương thức sẵn có
khác cho việc giải quyết tranh chấp và tái
thiết lập sự ổn định của quan hệ xã hội bị
thất bại7. Phân tích sâu hơn, Vũ Văn Mẫu
xác định truyền thống pháp luật Việt Nam
nói riêng và pháp luật Viễn Đông nói chung
bị ảnh hưởng bởi Khổng Giáo, lấy luân lý
làm căn nguyên8, và giải thích theo lý thuyết
này, pháp luật trong xã hội chỉ là bất đắc dĩ,
chỉ cần tu thân giáo hóa con người đúng theo
lý tưởng của người quân tử thì mọi việc
trong xã hội tự nhiên điều hòa, không thể
xảy ra tranh chấp và kiện cáo, như vậy giữa
luân lý và pháp luật không có sự phân biệt
rõ rệt9. Việc xem luân lý là căn nguyên của
pháp luật, và giữa luân lý và pháp luật không
có ranh giới rõ rệt cho thấy khái niệm về
pháp luật của người phương Đông trước kia
và người phương Tây có sự khác biệt. Đối
với người Việt Nam trước kia vi phạm luân
lý có nghĩa là vi phạm pháp luật và phải
gánh chịu chế tài hình sự. Chẳng hạn: Quốc
triều Hình luật có quy định tại Điều 2 về tội
thập ác rằng “Bất hiếu, là tố cáo, rủa mắng
ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo; nuôi
nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ
lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường;
nghe thấy tang ông bà cha mẹ mà giấu,
không cử ai; nói dối là ông bà cha mẹ chết”
(khoản 7); tại Điều 35 rằng “Ông bà cha mẹ
và chồng bị tội tử hình còn đang phải giam,
mà con cháu hay vợ lại đàn hát thì xử biếm
hai tư”. Các quy định này cho thấy chức
năng điều chỉnh hành vi hoặc chức năng
thiết lập hay thừa nhận các tiêu chuẩn xử sự
(theo quan niệm của phương Tây) của pháp
luật Việt Nam cổ nhưng có căn nguyên luân
lý chứ không xuất phát từ việc coi trọng tự
do cá nhân con người như pháp luật phương
Tây. Bộ luật Gia Long chép từ luật của nhà
Mãn Thanh (Trung Quốc)10 ra đời từ đầu thế
kỷ 19, là bộ luật mang tất cả các đặc điểm
chung của pháp luật phương Đông, nhất là
sự hòa trộn giữa luân lý và pháp luật11 cũng
có những quy định về trọng tội bất hiếu chứa
đựng các quy tắc đạo đức và nhiều tội khác
có liên quan tới luân lý.
Tuy các bộ luật có sự hòa trộn giữa luật
dân sự và luật hình sự như vậy không bao
quát được tất cả các quan hệ xã hội có nhu
cầu điều chỉnh pháp luật, nhưng lại có vai
trò quan trọng trong việc duy trì tôn ti trật
tự trong xã hội. Tính cách ổn định của nó
còn được bổ sung thêm bởi các đạo dụ, chỉ
dụ hay sắc chỉ và các vụ án điển hình mà nhà
4
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 12(316) T6/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
5 Konrad Zweigert, Hein Koetz, An Introduction to Comparative Law, Third Edition, Clarendon Press . Oxford, 1998, p. 287.
Konrad Zweigert và Hein Koetz cho rằng Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước ở Đông Nam Á trước kia theo truyền
thống pháp luật Viễn Đông.
6 Vũ Văn Mẫu, Cổ - luật Việt – Nam thông - khảo và tư – pháp sử, Quyển thứ nhất, Tập nhất, Sài Gòn, 1974, tr. 118 & 120.
7 René David and John E.C. Brierley, Major Legal Systems in the World Today – An Introduction to the Comparative Study
of Law, Second Edition, The Free Press, New York – London – Toronto – Sydney – Tokyo – Singapore, 1978, p. 477.
8 Vũ Văn Mẫu, Dân - luật khái - luận, In lần thứ hai, Bộ Quốc - gia giáo - dục xuất - bản, Sài Gòn, 1960, tr. 132.
9 Vũ Văn Mẫu, Cổ - luật Việt - Nam thông - khảo và tư - pháp sử, Quyển thứ nhất, Tập nhất, Sài Gòn, 1974, tr. 127; Lê Tài
Triển, Nguyễn Vạng Thọ, Nguyễn Tân, Luật thương mại Việt - Nam dẫn - giải, Quyển I, Nhóm nghiên cứu và dự hoạch,
Sài Gòn, 1972, tr. 19.
10 Vũ Văn Hiền, Chế - độ tài - sản trong gia - đình Việt – Nam, Tập II, Di - sản, Nxb. Nguyễn Du, Sài Gòn, 1960, tr. 217.
11 Vũ Văn Mẫu, Cổ - luật Việt - Nam thông - khảo và tư - pháp sử, Quyển thứ nhất, Tập nhất, Sài Gòn, 1974, tr. 257.
vua thấy có ích cho xét xử các vụ việc trong
tương lai12. Trong chế độ phong kiến tập
quyền và với tư tưởng trung quân ái quốc
theo Khổng Giáo ở Việt Nam, học thuyết
pháp lý khó có cơ hội phát triển để đóng góp
cho nền luật học. Vì vậy, học thuyết pháp lý
không được nhắc tới như là một loại nguồn
của pháp luật. Đặc biệt, bên cạnh bộ luật, tập
quán có vai trò rất quan trọng. Bởi thế ở Việt
Nam có câu tục ngữ “phép vua thua lệ làng”.
Thực tiễn xã hội Việt Nam xưa cho thấy:
mặc dù nhà vua ban hành Bộ luật Gia Long
mà trong đó có những quy định về di sản,
nhưng các tục lệ về vấn đề này vẫn mạnh
hơn và vẫn luôn luôn được áp dụng (có lẽ
bởi các quy định của Bộ luật này khác với
tập quán hay tục lệ của Việt Nam do được
xây dựng trên căn bản việc chép luật lệ của
nhà Mãn Thanh bên Trung Quốc)13. Nhiều
tục lệ khá chi tiết tồn tại trong các làng xã.
Ví dụ: tục lệ con cháu trong họ lập một nhà
từ đường chung để thờ cúng tổ tiên giao cho
chi trưởng nam đời đời giữ hương hỏa, nếu
tuyệt thì mới truyền sang chi thứ; hay tục lệ
mỗi làng phải để riêng tự điền, tự trạch
nhằm thu hoa lợi lo cho việc thờ cúng thành
hoàng làng; hay tục lệ người nào dũng cảm
đánh cướp, bắt cướp vào làng thì được
thưởng, còn người nào nhút nhát bỏ vị trí
làng giao thì bị phạt14
Hiện nay, có trường phái nghiên cứu
lịch sử pháp luật dựa trên các quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin và kỹ thuật pháp lý
Xô viết cho rằng, Bộ luật Hồng Đức và Bộ
luật Gia Long là các bộ luật có tính tổng hợp
bao gồm một phức hợp các quy định của các
ngành luật khác nhau như luật hình sự, luật
dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật tố
tụng15 Đây là cách thức tiếp cận gán ghép,
không cho ta thấy sự khác biệt về mặt kỹ
thuật pháp lý của truyền thống pháp luật
Viễn Đông nói chung và pháp luật cổ của
Việt Nam nói riêng. Như vậy, khó có thể cho
thấy sự ảnh hưởng đầy đủ của pháp luật
Pháp hay sự ảnh hưởng của bất kỳ truyền
thống pháp luật nào khác tới pháp luật Việt
Nam trong thời kỳ cận đại và hiện đại. Mặc
dù có phân loại trong pháp điển hóa bởi đây
là một kỹ thuật không thể thiếu, nhưng Bộ
luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long không
có ý thức về phân loại giống với họ pháp
luật La Mã - Đức. Có những ý kiến đồ rằng,
chương nói về hộ hôn trong Quyển III của
Bộ luật Hồng Đức bao gồm các quy định về
dân sự. Đó là những ý kiến thiếu thỏa đáng
mà có thể dẫn chứng qua hai điều sau:
- Điều 33116 (4817) quy định “Các quan
đại thần, bách quan có những người thiếp,
tỳ vua ban cho, mà người thiếp tỳ ấy lại cậy
thế lấn át chồng hay là ghen tuông, thì bị xử
tội đồ làm tang thất phụ. Nếu lại can dự
những việc quân dân chính sự, thì xử tăng
thêm một bậc; người chồng xử biếm hay bãi
chức”.
- Điều 332 (49) quy định “Trong hạt nào
có người giả xưng là bồ - tát, bà đồng, mà
các quan phủ, trấn, huyện hay xã không bắt
lên trên để trị tội, thì đều xử tội biếm. Những
bồ - tát, bà đồng ấy đều xử tội đồ; tội nặng
tăng thêm một bậc”.
Hai điều luật này mặc dù ở sát nhau
trong cùng một mục nhưng giải quyết hai
vấn đề pháp lý khác hẳn nhau mà khó có thể
nhóm vào cùng một loại theo quan niệm
pháp luật phương Tây hay pháp luật Xô viết.
Điều luật trên giải quyết mối quan hệ vua tôi
nhằm bảo vệ sự trọn vẹn của ân sủng và tính
nghiêm minh của việc nước. Còn điều luật
dưới được đưa ra nhằm trừng phạt hành vi
giả danh những người được tôn kính có ảnh
hưởng lớn trong xã hội, và trừng phạt hành
vi vi phạm nghĩa vụ quan lại bằng dạng
12 Vũ Văn Mẫu, Cổ - luật Việt - Nam thông - khảo và tư - pháp sử, Quyển thứ nhất, Tập nhất, Sài Gòn 1974, tr. 131.
13 Vũ Văn Hiền, Chế - độ tài - sản trong gia - đình Việt – Nam, Tập II, Di - sản, Nxb. Nguyễn Du, Sài Gòn, 1960, tr. 217.
14 Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 2005, tr. 24 - 25, 95, 206.
15 Khoa Luật - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp
luật Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.1997, tr. 94.
16 Đánh số điều theo Bộ luật.
17 Đánh số điều theo Quyển trong Bộ luật.
5
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 12(316) T6/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
không hành động (bất tác vi). Qua đó, có thể
hiểu các bộ luật có căn nguyên luân lý này
được xây dựng để bảo vệ những giá trị tạo
lập nên tôn ti trật tự trong chế độ phong kiến
tập quyền, bao gồm: trung, hiếu, tiết, lễ,
nghĩa và một số giá trị đạo đức khác được
thừa nhận chung trong tất cả các xã hội hoặc
nhằm bảo đảm trật tự xã hội đương thời.
Mười tội ác được quy định tại Điều 2 Bộ
luật Hồng Đức và của Bộ luật Gia Long thể
hiện phần nào nhận định trên. Do đó, cách
thức phân loại trong các bộ luật này không
giống với cách phân loại dựa trên đối tượng
và phương pháp điều chỉnh của pháp luật
theo truyền thống pháp luật Xô viết, và cũng
không giống với cách thức phân loại tội
phạm căn cứ vào khách thể hay chủ thể của
tội phạm theo truyền thống pháp luật này.
Nhìn từ kỹ thuật phân loại của pháp luật
phương Tây, có thể thấy tính hòa trộn giữa
luật hình sự và luật dân sự, nhưng các yếu
tố của luật dân sự rất nhạt nhòa. Chẳng hạn
Bộ luật Hồng Đức quy định tại Điều 363
(22) rằng “Mua nô tỳ không đem văn tự
trình quan để xét hỏi lại mà tự ý thích chữ
thì phải phạt tiền 10 quan”; hoặc tại Điều
366 (25) rằng “Những người làm chúc thư
văn khế mà không nhờ quan trưởng trong
làng viết thay và chứng kiến, thì phải phạt
80 trượng, phạt tiền theo việc nặng nhẹ.
Chúc thư văn khế ấy không có giá trị. Nếu
biết chữ mà viết lấy thì được”; hoặc Điều
372 (31) rằng “Ruộng đất khẩu phần thì
không được bán cho người khác hay chuyển
riêng cho ai; trái luật thì phải ghép vào tội
chiếm bán ruộng đất công”. Hai điều luật
đầu có nói tới yêu cầu về hình thức chứng
cứ của hành vi pháp lý và đặt ra chế tài đối
với hành vi vi phạm mặc dù không có quy
định nào làm rõ về hành vi pháp lý từ khái
niệm cho tới các vấn đề khác về chủ thể, đối
tượng, tạo lập, điều kiện, hiệu lực Điều
luật sau ngăn cấm bán ruộng đất khẩu phần
và đặt ra chế tài đối với hành vi vi phạm.
Nếu coi luật hình sự có chức năng bảo vệ
các quan hệ xã hội trọng yếu mà các ngành
luật khác điều chỉnh thì có thể thấy các quan
hệ cần bảo vệ chưa được làm rõ bởi không
có các quy tắc khác được thiết lập để giải
thích cho các quan hệ đó, chẳng hạn: Chúc
thư văn khế là gì? Điều kiện nào trở thành
nô tỳ và thủ đắc nô tỳ? Khắc chữ vào mặt
nô tỳ như thế nào? Ruộng đất khẩu phần là
gì và ruộng đất công là gì?... Định tội và áp
dụng chế tài với kỹ thuật pháp lý này có thể
được nhận định theo hai hướng: thứ nhất, có
các tục lệ hoặc các đạo dụ, chỉ dụ, hay sắc
chỉ chứa đựng các quy tắc liên quan để
giải thích khi luận tội và lượng hình; và thứ
hai, việc giải thích hoàn toàn lệ thuộc vào ý
chí của người đưa ra phán quyết và phán
quyết như vậy được hậu thuẫn bởi nhà vua.
Vũ Văn Mẫu cho rằng: Điều 132 Bộ luật
Hồng Đức nói về tội khi quân đã ngăn cản
mọi người làm trái ý chí của nhà vua; còn
Điều 59 Bộ luật Gia Long chép theo luật của
nhà Mãn Thanh có nói về giảng đọc luật
lệnh nhưng chỉ là lý thuyết trong khi việc
khảo hạch về luật pháp không hề được tổ
chức; do đó nguồn của cổ luật, thực sự chỉ
bao gồm bộ luật và tục lệ18. Như vậy, các bộ
luật cổ của Việt Nam có kỹ thuật lập pháp
thiếu rõ ràng.
Qua các nghiên cứu này, còn có thể thấy
tư duy pháp lý của quan lại cũ ở Việt Nam
khác biệt với tư duy pháp lý của các luật gia
phương Tây. Mặc dù tư duy theo lối diễn
dịch, đi từ quy tắc tới các trường hợp cụ thể,
song các quan lại không ưa sự trừu tượng,
chỉ quen dùng các giải pháp định sẵn cho
các trường hợp cụ thể xảy ra trong tương lai.
Cách thức tư duy này bị áp đặt bởi ý thức hệ
6
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 12(316) T6/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Vũ Văn Mẫu, Cổ - luật Việt - Nam thông - khảo và tư - pháp sử, Quyển thứ nhất, Tập nhất, Sài Gòn 1974, tr. 138 - 139.
Điều 132 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Những người chỉ trích nhà vua mà tình lý rất tệ hại (lời chỉ trích nguy hại đến nhà
vua) thì xử tội chém, không gây nguy hại đến nhà vua thì xử đồ làm tượng phường binh. Nhỡ miệng mà nói càn thì giảm
tội một bậc. Gây gổ với sứ thần nhà vua không giữ lễ của kẻ bầy tôi thì xử tội lưu đi châu xa (nếu việc riêng mà đánh cãi
nhau thì không kể). Điều 59 Bộ luật Gia Long quy định: “Những luật lệ của nhà nước, quan và lại đều phải giảng đọc,
nếu không thông hiểu, quan phải phạt một tháng bổng, lại phải đánh 40 roi. Mỗi năm, tại kinh đô, cũng như ở tỉnh, có
một kỳ sát hạch. Phàm các người làm thợ, làm nghề, và tất cả các người khác đọc thông hiểu và giảng được luật lệnh,
nếu có sơ xuất phạm tội vì lầm lỡ, hay bị tội duyên tọa (tội liên lụy do người khác làm ra), lần đầu tiên đều được tha
không bị tội”.
phong kiến tập quyền phương Đông lấy chủ
nghĩa nhân trị làm nền tảng. Khi nói chung
về pháp luật ở thời kỳ trung cổ của Trung
Quốc, Xin Chunying cho rằng, trong khi
pháp luật phương Tây bị ảnh hưởng bởi tôn
giáo, thì pháp luật Trung Quốc là pháp luật
thế tục chứa đựng các mệnh lệnh của người
cai trị được tóm tắt trong câu châm ngôn
“Hoàng Đế là nguồn gốc của pháp luật”,
nhưng được xây dựng trên căn bản ba mối
quan hệ chủ yếu là vua tôi, cha con và chồng
vợ, mà theo đó người bề tôi gánh chịu nghĩa
vụ tuyệt đối với vua, con cái gánh chịu nghĩa
vụ tuyệt đối với cha mẹ, và vợ gánh chịu
nghĩa vụ tuyệt đối với chồng19. Ý thức hệ
này đã ảnh hưởng tới các nước láng giềng
của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Vì
vậy, các quan hệ dân sự theo nghĩa của pháp
luật phương Tây và truyền thống pháp luật
Xô viết không xuất hiện trong các bộ luật cổ
của Việt Nam bởi thiếu đi sự bình đẳng
trong mối quan hệ. Và dường như tự do ý
chí không tồn tại. Tuy nhiên trong Bộ luật
Hồng Đức có bóng dáng của việc cho thi
hành các hợp đồng. Điều 603 (51) của bộ
luật này quy định: “Cho người ta thuê
thuyền mà cố cãi rằng không cho thuê, đòi
thuyền lại, thì xử biếm một tư và phải bồi
thường tiền thuê gấp đôi”. Các quy định
trong điều luật này liên quan tới việc cho thi
hành hợp đồng, nhưng nghiêng về vấn đề
trừng phạt thói vô đạo đức hơn là áp đặt chế
tài cho vi phạm hợp đồng. Ở đây lại cho thấy
dường như pháp luật cổ của Việt Nam để
cho con người tự do hành động và chỉ xử lý
những gì vượt quá khuôn khổ. Nếu chỉ xem
qua các bộ luật cổ thì có thể có nhận định
như vậy. Song nếu xem các bộ luật này trong
ý thức hệ của truyền thống pháp luật Viễn
Đông thì có thể thấy các quy tắc pháp luật
và các quy tắc luân lý trộn lẫn điều tiết rất tỉ
mỉ hành vi của con người nhằm tới một tôn
ti trật tự được định sẵn.
Có lẽ có bốn lý do ảnh hưởng trực tiếp
dẫn tới sự kém phát triển thương mại ở Việt
Nam trước khi người Pháp chiếm đóng, bao
gồm: (1) thương mại ở tầng thấp nhất trong
phân tầng trong xã hội theo “sĩ, nông, công,
thương”; (2) người Việt sống trong các đại
gia đình theo chế độ gia trưởng; (3) bế quan
tỏa cảng do sợ nước ngoài nhòm ngó xâm
lược; và (4) bị ảnh hưởng lớn bởi Khổng
Giáo. Vì vậy, luật dân sự và luật thương mại
không phát triển.
2. Sự bành trướng của pháp luật Pháp
vào Việt Nam và sự ra đời của luật tư
Cho tới nay, tuy ít tranh luận hơn, song
còn nhiều ý kiến cho rằng pháp luật Việt
Nam hiện nay theo truyền thống Sovietique
Law nên không có sự phân biệt giữa luật
công và luật tư, và rằng sự phân loại như vậy
là thiếu cơ sở khoa học. Nghiên cứu về sự
phân loại như vậy không phải là mục tiêu
của bài viết này, nhưng để hoàn thành bài
viết, không thể không khẳng định rằng luật
dân sự, luật thương mại và luật lao động khá
khác biệt với các ngành luật khác như luật
hiến pháp, luật hành chính và luật hình sự từ
tính chất của quyền lợi mà chúng điều tiết
cho tới tính chất các quan hệ xã hội mà đòi
hỏi phương thức tác động khác nhau Sự
thật là pháp luật Việt Nam hiện nay có sự
phân biệt giữa các ngành luật này với nhau.
Các ngành luật hiến pháp, luật hành chính
và luật hình sự bị ảnh hưởng rất nhiều bởi
các trào lưu chính trị hiện thời ở Việt Nam
và tiếp nhận khá nhiều các nguyên tắc và
quy tắc của truyền thống Xô viết. Trong khi
đó, nhu cầu điều tiết các quan hệ thị trường
làm biến đổi đáng kể các ngành luật dân sự,
luật thương mại và luật lao động.
“Hộ luật” là một thuật ngữ được du
nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam và đã
được sử dụng để chỉ luật dân sự. Bộ luật
Dân sự (BLDS) Trung Kỳ năm 1936 của
Việt Nam có tên gọi là “Hoàng Việt Trung
Kỳ hộ luật”. Thuật ngữ “hộ luật” là một
thuật ngữ xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc
từ thời Hán Cao Tổ (206 - 194) để phân biệt
với hình luật, hưng luật và khái luật. Theo
Vũ Văn Mẫu, tuy hộ luật quy định những
7
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 12(316) T6/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
19 Xin Chunying, Chinese Legal System & Current Legal Reform, Konrad – Adenauer – Stiftung, KAS-Occasional Papers,
01/1999, p. 311.
20 Vũ Văn Mẫu, Dân - luật khái - luận, In lần thứ hai, Bộ Quốc - gia giáo - dục xuất - bản, Sài Gòn, 1960, tr. 164.
21 Trần Văn Liêm, Dân - luật, Quyển I, Dân luật nhập môn, Sài Gòn, 1972, tr. 136.
vấn đề liên quan tới gia đình và dân sự ở
trong nước, nhưng các chương nói về hộ luật
trong các bộ luật cổ của Trung Quốc và Việt
Nam chứa đựng các quy định về hành chính
(theo nghĩa ngày nay) như kiểm tra dân số;
cấp dưỡng cho người già cả, nghèo khổ, phụ
nữ có thai; và lương bổng20 Điều này cho
thấy khái niệm về luật dân sự như ngày nay
chưa xuất hiện ở Việt Nam cho tới khi pháp
luật của Pháp bành trướng vào Việt Nam.
Việt Nam thoát khỏi sự thống trị của
phong kiến Trung Quốc, nhưng các bộ luật
cổ của Việt Nam vẫn theo hình mẫu các bộ
luật cổ của họ mặc dù phong tục tập quán
của Việt Nam có sự khác biệt. Trần Văn
Liêm nhận định: trái ngược hẳn, người Pháp
đô hộ Việt Nam có toàn quyền ban hành luật
lệ, nhưng đã giữ nguyên phong tục Việt
Nam, nhất là vấn đề liên quan tới gia đình,
ngay cả khi ban hành xong ba BLDS bao
gồm: BLDS giản yếu áp dụng tại Nam Kỳ
năm 1883, BLDS Bắc Kỳ năm 1931, và
BLDS Trung Kỳ năm 1936 (Hoàng Việt
Trung Kỳ hộ luật)21. Như vậy, cuối thế kỷ 19
và nửa đầu thế kỷ 20, pháp luật theo mô hình
Pháp tràn ngập lãnh thổ Việt Nam. Trước
khi BLDS năm 1936 được ban hành, Bộ luật
Gia Long vẫn được áp dụng tại Trung Kỳ.
Điều thứ nhất của BLDS Bắc Kỳ 1931
năm có lời văn đầy quyền uy của người
chiếm đóng và rất e dè của người dưới
quyền như sau:
“Phàm những luật pháp thi hành cho
quốc dân An Nam ở xứ Bắc Kỳ là thừa
mệnh Đại Nam Hoàng Đế đồng ý với quan
Toàn quyền Đông Pháp thay mặt Đại Pháp
Dân quốc mà tuyên bố.
Phàm luật pháp là thi hành kể từ một
tháng sau ngày công bố bản nghị định tuyên
bố vào Đông Pháp Quan báo hoặc Bắc Kỳ
Công báo, trừ khi nào có điều lệ định khác
không kể”.
Với lời lẽ xót xa và thiếu tế nhị hơn,
Điều thứ nhất của Hoàng Việt Trung Kỳ hộ
luật tuyên bố:
“Luật nầy cốt để minh định và tuyên bố
cho công chúng biết các thể lệ về hộ luật từ
nay về sau các tòa Nam án sẽ phải tuân theo.
Thể lệ nầy đều theo đại ý những chế độ
cốt yếu của Nước ta, chỉ có châm chước sửa
sang lại cho thích hiệp với phong tục đã thay
đổi và hiện tình xã hội của dân ta.
Thể lệ nầy sau khi đã đồng ý với quan
Toàn Quyền Đông Pháp (thay mặt Đại Pháp
Dân Quốc là nước bảo hộ của nước Nam) sẽ
ban bố thi hành cho quốc dân ta.
Luật nầy sau khi ban bố sẽ đăng vào
Trung Kỳ Công báo. Nam Triều Quốc ngữ
công báo và một tháng sau khi đã đăng báo
xong luật nầy rồi thời sẽ bắt đầu thi hành, trừ
khi nào có điều lệ định khác thời không kể.
Khi nào các bản luật (bản Pháp tự, bản
Hán tự và bản quốc ngữ) hoặc có khác nhau
thời chỉ lấy bản Pháp tự làm chuẩn đích”.
Hai điều luật này cho thấy hai vấn đề
sau: thứ nhất, thực chất pháp luật Việt Nam
chuyển kiểu loại theo truyền thống Civil
Law; và thứ hai, pháp luật đều do người
Pháp soạn thảo và ban hành. Như vậy,
không thể nói về sự ảnh hưởng của pháp luật
Pháp tới luật tư ở Việt Nam như thế nào
trong giai đoạn này mà phải nói về pháp luật
của Pháp được sửa đổi để áp dụng ở Việt
Nam như thế nào trong giai đoạn này. Việc
nghiên cứu sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp
tới luật tư ở Việt Nam chỉ đúng hoàn toàn
với pháp luật hiện hành của Việt Nam bởi
trước khi thống nhất đất nước, miền Nam
vẫn theo mô hình pháp luật của Pháp. Còn
ở miền Bắc có nhiều dấu tích pháp luật của
Pháp lưu lại trong luật dân sự lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, không thể hiểu hết sự ảnh hưởng
của pháp luật Pháp đối với pháp luật hiện
hành của Việt Nam nếu không phân tích lịch
sử pháp luật Việt Nam trước và sau khi
người Pháp vào Việt Nam.
Nam Kỳ là xứ thuộc địa của Pháp. Do
đó, vào những thập kỷ cuối của thế kỷ 19
các tranh chấp pháp lý đều do các tòa án
Pháp xử. Nhu cầu về pháp luật theo kiểu của
Pháp được đặt ra. BLDS giản yếu được ban
hành vào ngày 26/03/1884, nhưng vẫn quen
8
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 12(316) T6/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
22 Vũ Văn Mẫu, Dân - luật khái - luận, In lần thứ hai, Bộ Quốc - gia giáo - dục xuất - bản, Sài Gòn, 1960, tr. 282 - 283.
23 Trần Văn Liêm, Tlđd, tr. 153.
24 Trần Văn Liêm, Dân - luật, Quyển I, Dân luật nhập môn, Sài Gòn, 1972, tr. 153.
25 Vũ Văn Mẫu, Dân - luật khái - luận, In lần thứ hai, Bộ Quốc - gia giáo - dục xuất - bản, Sài Gòn, 1960, tr. 285 & 287.
9
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 12(316) T6/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
gọi là Bộ Dân luật giản yếu năm 1883 bởi
trước đó có hai sắc lệnh được ban hành vào
năm 1883 liên quan tới quốc tịch, cư trú và
hộ tịch22. Bộ luật này được xem là giản yếu
bởi nó có nhiều khiếm khuyết cả về phạm vi
điều chỉnh và về sự phù hợp với xã hội Việt
Nam thời đó. Về phạm vi, Bộ luật này chủ
yếu chỉ quy định về nhân thân. Vấn đề thiếu
sự phù hợp với xã hội Việt Nam của bộ luật
này có thể được xem là một cải cách tiến bộ
xét từ quan điểm ngày nay. Chẳng hạn: theo
mô hình Pháp, bộ luật này quy định người
21 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Trong khi đó, Bộ luật Gia Long và tục lệ quy
định người con hay cháu trong gia đình dù
ở bất kỳ tuổi nào, nếu sống chung với gia
trưởng thì phải thuộc quyền của gia trưởng
và không có tài sản riêng23. Như trên đã tổng
kết, có hai trong bốn nguyên nhân không
phát triển luật dân sự và luật thương mại ở
Việt Nam trước kia là người Việt sống trong
đại gia đình theo chế độ gia trưởng và ảnh
hưởng của Khổng Giáo về việc khi ông bà
cha mẹ còn sống thì con cái không dám nghĩ
tới bản thân mình chứ chưa nói tới có tài sản
riêng tư. Vì vậy, họ bị hạn chế toàn bộ tự do
ý chí. Từ đó dẫn tới hệ quả là hạn chế giao
lưu dân sự và không thể góp vốn tạo lập các
thương hội hoặc tự mình kinh doanh. Tuy
nhiên, do phạm vi quy định của BLDS giản
yếu hẹp, nhiều khi các tòa án phải áp dụng
cả các quy định của Bộ luật Gia Long24 nên
có sự mâu thuẫn về tư tưởng và về giải pháp
giữa hai bộ luật này.
BLDS Bắc Kỳ năm 1931 được ban hành
bởi Thống sứ Pháp ở Bắc Kỳ đã xâm phạm
vào quyền lập pháp của Việt Nam, theo Vũ
Văn Mẫu, vì Điều ước bảo hộ mà vua Tự
Đức ký với Pháp ngày 06/06/1884 (tại Điều
10 và Điều 16) quy định Việt Nam vẫn có
toàn quyền lập pháp, và viên Khâm sai và
Thống sứ chỉ có quyền hành chính chứ
không có quyền lập pháp25. Bộ luật này theo
hình mẫu Pháp, nhưng bao gồm cả các hình
thức thương hội trong nó, bao gồm hội hợp
danh, hội hợp tư đơn thường, hội vô danh,
và hội hợp cổ. Bộ luật này có tinh thần tôn
trọng các phong tục tập quán riêng của các
dân tộc ít người ở vùng cao, tức là các tập
quán phong tục này vẫn được áp dụng. Bộ
luật này có tiến bộ về phương diện pháp điển
hóa bởi đã suy tính tới việc hợp nhất luật dân
sự và luật thương mại, và thực tế đã có nhiều
quy định về hình thức thương hội trong
chương nói về khế ước lập hội. Điều này cho
thấy sự chuyển biến theo chiều hướng phát
triển thương mại.
BLDS Trung Kỳ được ban hành từng
quyển suốt từ năm 1936 tới năm 1939, song
vẫn được gọi là BLDS Trung Kỳ năm 1936
bởi vào năm đó, quyển thứ nhất của Bộ luật
này được thông qua. Bộ luật này gần như
chép lại BLDS Bắc Kỳ năm 1931 với một
vài sửa đổi không lớn. Tuy nhiên, Bộ luật
này cho thấy có sự thay đổi lớn về quan
điểm pháp điển hóa so với BLDS Bắc Kỳ
năm 1931 ở chỗ Bộ luật này đã không quy
định về các hình thức thương hội trong
chương nói về khế ước lập hội như BLDS
Bắc Kỳ năm 1931 để chuẩn bị cho sự ra đời
Bộ luật Thương mại (BLTM) năm 1942. Sự
thay đổi này khiến cho Bộ luật này càng gần
gũi với BLDS Pháp.
Các BLDS của Việt Nam dưới thời
Pháp thuộc đều pháp điển hóa theo mô hình
BLDS Pháp, tức là tập hợp hóa đơn giản các
chế định của luật dân sự, cho nên không có
quyển nói về phần chung của luật dân sự.
Cách lập pháp này khá gần gũi với tư duy
pháp lý của người Việt Nam lúc bấy giờ là
không ưa trừu tượng hóa cao. Kiểu pháp
điển hóa này còn được giữ trong BLDS năm
1972 của Chính quyền Sài Gòn cũ.
Ngoài việc phân chia các ngành luật
khác với luật cổ, quan niệm về nguồn của
pháp luật và thứ tự ưu tiên áp dụng các loài
nguồn đã có sự thay đổi cơ bản từ khi có sự
thay đổi cưỡng bức pháp luật theo truyền
10
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 12(316) T6/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
thống Civil Law. BLDS Bắc Kỳ năm 1931
quy định:
“Khi nào không có điều luật thi hành
được, thì quan Thẩm phán xử theo tập quán
phong tục, và nếu không có phong tục, thì
xử theo lẽ phải và sự công bằng, cùng là
châm chước tục riêng, thói quen và tình ý
của người đương sự.
Quan Thẩm phán sẽ giải quyết theo luật
học và án lệ” (Điều thứ 4).
BLDS Trung Kỳ năm 1936 cũng chép
nguyên như vậy với việc sửa sang một vài
từ có tính cách vùng miền. Các quy tắc này
không tìm thấy trong Thiên mở đầu của
BLDS Pháp, nhưng có thể tìm thấy trong
BLDS hiện hành của Louisiana (Hoa Kỳ).
Ngoài việc cho thấy việc mở rộng các
loại nguồn của pháp luật và định ra thứ tự
ưu tiên áp dụng các loại nguồn, điều luật này
cho thấy ba biến đổi lớn, đó là: (1) thay đổi
căn nguyên của pháp luật từ luân lý sang
công lý; (2) giao việc giải thích luật cho
thẩm phán; và (3) khuyến khích sự phát triển
của học thuyết pháp lý.
Chép lại Điều 4 BLDS Pháp, hai BLDS
của Việt Nam nói trên đều có quy định về
nguyên tắc bất khả thụ lý vụ việc. Điều thứ 5
BLDS Bắc Kỳ năm 1931 quy định như sau:
“Phàm Thẩm phán lấy cớ rằng luật không
định, không rõ, hay là không đủ mà thoái thác
không xét xử thì có thể bị truy tố về tội bất
khả thụ lý”. Điều thứ 5 BLDS Trung Kỳ
năm1936 cũng viết tương tự. Điều luật này
cùng với Điều thứ 8 và Điều thứ 9 của cả hai
bộ luật này làm thay đổi ý thức hệ từ bảo vệ
ngôi thứ trong xã hội chuyển sang bảo vệ
quyền của cá nhân con người và bình quyền
dân sự. Nội dung của hai điều luật này như
sau: “Phàm quốc dân An Nam đối với pháp
luật đều là bình đẳng cả” (Điều thứ 8); “Người
và của là không ai xâm phạm được và thuộc
quyền pháp luật bảo hộ. Tục nô lệ là nghiêm
cấm. Không ai có quyền được dịch sử nhân
thân kẻ khác trái với luật phép. Quyền sở hữu
tài sản của mình thời không ai có thể bác tước
được, chỉ trừ khi có việc cần chung do pháp
luật chuẩn nhận, mà tất nhiên phải dùng đến
thì không kể, nhưng khi ấy phải có bồi thường
trước cho xứng đáng” (Điều thứ 9). Hai bộ
luật này đều quy định tại Điều thứ 10 về
quyền tự do khế ước và bảo vệ trật tự công
cộng, thuần phong mỹ tục. Đồng thời, hai bộ
luật này quy định về nguyên tắc pháp trị tại
Điều thứ 11. Quy định này đã bãi bỏ chủ
nghĩa nhân trị và căn nguyên luân lý của pháp
luật cổ ở Việt Nam. Pháp luật ở Việt Nam từ
đó có căn nguyên công lý.
Năm 1864, BLTM của Pháp được áp
dụng ở Nam Kỳ. Tới năm 1888, Bộ luật này
được áp dụng tại Bắc Kỳ. Về sau dần có một
số văn bản khác quy định những vấn đề
thương mại chuyên biệt như quyền sở hữu
thương mại, cầm cố sản nghiệp thương mại,
hối phiếu, lệnh phiếu, chi phiếu26 Đặc biệt
vào năm 1942, Dụ số 46 ngày 27/04 năm
Bảo Đại 17 (12/06/1942), Triều đình Huế
ban hành BLTM áp dụng tại Trung Kỳ và
được gọi là BLTM Trung Kỳ năm 1942. Vậy
là pháp luật Việt Nam thời đó đã có sự phân
biệt rõ ràng giữa ngành luật dân sự và ngành
luật thương mại. Tuy nhiên, Triều đình Huế
chỉ ban hành một bộ luật tố tụng chung cho
cả việc giải quyết tranh chấp dân sự và tranh
chấp thương mại mang tên Trung Kỳ Hộ sự
Thương sự Tố tụng pháp.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, vào
ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
Sắc lệnh số 90/SL cho phép tạm sử dụng
một số luật lệ hiện hành ở Bắc - Trung -
Nam cho đến khi ban hành bộ luật duy nhất
cho toàn quốc, nếu những luật lệ ấy không
trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt
Nam và chính thể dân chủ cộng hòa. Năm
1959, các bộ luật này bị bãi bỏ ở miền Bắc.
Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1950 của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về việc sửa đổi một số quy
lệ và chế định trong dân luật làm cho luật
dân sự Việt Nam đổi mới một số nguyên tắc
26 Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ, Nguyễn Tân, Luật thương mại Việt - Nam dẫn - giải, Quyển I, Nhóm nghiên cứu và dự
hoạch, Sài Gòn, 1972, tr. 21.
27 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội 2002, tr. 19 - 20.
28 Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật kinh tế Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2001, tr. 11.
11
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 12(316) T6/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
như bảo vệ quyền lợi của nhân dân, chống
bóc lột và bình đẳng nam nữ27. Như vậy
pháp luật dân sự trong giai đoạn này vẫn dựa
trên nền tảng pháp luật của Pháp với một vài
nguyên tắc được thêm vào. Khi đất nước bị
chia cắt thành hai miền, nền tảng pháp luật
này vẫn được duy trì.
Ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn vẫn
duy trì các BLDS đã nói cho đến năm 1972
mới ban hành BLDS và BLTM theo mô hình
Pháp. Năm 1973 ban hành Bộ luật Tố tụng
áp dụng cho cả vụ việc dân sự và vụ việc
thương mại. Đây cũng có thể được xem là
một bước kế thừa Bộ luật Tố tụng Dân sự và
Thương mại Trung Kỳ.
Trải qua gần một thế kỷ, pháp luật Pháp
đã in dấu ấn khá đậm ở Việt Nam. Nó xóa
gần hết quan niệm cổ về pháp luật ở Việt
Nam, thiết lập một kỹ thuật pháp lý, cách tư
duy pháp lý và ý thức hệ mới. Đồng thời, nó
để lại một kho tàng kiến thức pháp lý khá
lớn. Tuy nhiên, có thể thấy, các BLDS nêu
trên ở Việt Nam có quan niệm về nguồn
pháp luật khá rộng so với BLDS Pháp có lẽ
bởi sự pháp điển hóa chưa hoàn toàn đầy đủ
và sự đòi hỏi điều chỉnh thích hợp với xã hội
Việt Nam thời đó, khi mà các quy tắc luân
lý, phong tục tập quán còn chi phối khá
mạnh đời sống con người.
3. Dấu ấn của pháp luật Pháp trong luật
tư ở Việt Nam hiện nay
Có lẽ từ khi Việt Nam thay đổi kiểu loại
Hiến pháp từ kiểu loại Hiến pháp dân chủ
sang kiểu loại Hiến pháp Xô viết vào năm
1959, vấn đề du nhập pháp luật Xô viết bắt
đầu diễn ra. Trước hết, cấu trúc của hệ thống
pháp luật có sự thay đổi. Cách mạng XHCN
thực chất là một cuộc cách mạng về sở hữu
hướng tới công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản
xuất và kế hoạch hóa toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Do đó, tầng lớp thương nhân bị
xóa bỏ. Luật thương mại không có cơ sở để
tồn tại và phát triển. Thay vào đó là một kiểu
quan hệ kinh tế XHCN do ý chí chủ quan
của con người áp đặt.
Để điều tiết các quan hệ mới mẻ này, sự
đòi hỏi có một ngành luật mới ra đời ngày
một gia tăng. Việc du nhập ngành luật kinh
tế từ Liên Xô đã diễn ra khá suôn sẻ. PGS,
TS. Nguyễn Như Phát kể rằng, việc xuất
hiện luật kinh tế ở Việt Nam không gặp phải
những khó khăn và chống đối lớn của khoa
học pháp lý hành chính và dân sự bởi: thứ
nhất, nền khoa học pháp lý ở Việt Nam lúc
đó còn rất non trẻ; và thứ hai, luật kinh tế
Liên Xô được truyền bá vào Việt Nam đúng
lúc luật kinh tế tại Liên Xô và một số nước
Đông Âu đang thắng thế và đã trở thành một
ngành luật độc lập28. Như vậy, luật tư ở Việt
Nam bắt đầu bị “xé rách” từ đó.
Trước hết, pháp luật Việt Nam theo
truyền thống Xô viết đã xóa bỏ sự phân biệt
giữa luật công và luật tư. Luật kinh tế du
nhập đã thủ tiêu tự do ý chí bởi toàn bộ tư
liệu sản xuất đã bị công hữu hóa và toàn bộ
các hoạt động kinh tế bị chỉ đạo bởi mệnh
lệnh hành chính dưới dạng chỉ tiêu pháp
lệnh được ban ra từ một trung tâm kế hoạch
hóa toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Các
thương nhân không tồn tại mà thay vào đó
là các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh.
Các xí nghiệp này bị buộc phải ký kết hợp
đồng với nhau theo chỉ tiêu kế hoạch của
Nhà nước. Chỉ tiêu kế hoạch và định phần
hóa tiêu dùng trong dân chúng (thông qua
chế độ tem phiếu cho những tư liệu tiêu
dùng) cũng đã làm giảm vai trò của luật dân
sự, có nghĩa là ngành luật này không còn giữ
vai trò nền tảng của luật tư và là nơi cung
cấp các giải pháp pháp lý chủ yếu cho các
chuyên ngành luật khác. Tiếp theo, pháp luật
Việt Nam theo truyền thống Xô viết đã đẩy
cao quá mức vai trò của luật công do đòi hỏi
gìn giữ thành quả cách mạng, đấu tranh
chống lại thù trong giặc ngoài, và củng cố
bộ máy chuyên chính vô sản để thách thức
29 Điều đó lý giải tại sao bài viết này tham khảo chủ yếu các công trình nghiên cứu lịch sử trước kia.
12
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 12(316) T6/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
“ai thắng ai giữa chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản”. Việc đề cao quá mức luật
công vẫn còn giữ cho tới ngày nay. Hầu hết
trong các giáo trình lịch sử pháp luật, người
ta chỉ chú trọng tới tổ chức nhà nước, luật
hiến pháp, luật hành chính và luật hình sự.
Trong khi đó, các công trình nghiên cứu về
lịch sử pháp luật trước kia người ta chú
trọng tới luật tư29.
Khi đã quá đói kém, tụt hậu, chủ trương
đổi mới được khởi xướng cho phép tư nhân
sở hữu tư liệu sản xuất và tiến hành kinh
doanh. Về mặt kinh tế, nói là đổi mới, nhưng
thực chất là quay dần về những gì đã có.
Theo đó, pháp luật Việt Nam lại phải làm
hồi sinh lại ngành luật thương mại. Bắt đầu
của sự hồi sinh bằng những văn bản của
Chính phủ có tính cách vừa làm, vừa rút
kinh nghiệm mở ra cho kinh tế tư nhân. Sau
đó, sự hồi sinh có mấy dấu mốc quan trọng
cần lưu ý. Đó là vào năm 1990, Quốc hội
ban hành hai đạo luật: Luật Công ty và Luật
Doanh nghiệp tư nhân. Luật Công ty thực
chất là đạo luật thương nhân pháp nhân theo
pháp luật của Pháp cũ mà điển hình là đòi
hỏi số lượng thành viên của công ty cổ phần
phải có bảy thành viên. Còn Luật Doanh
nghiệp tư nhân thực chất là đạo luật nói về
thương nhân thể nhân. Đạo luật này chưa
thực sự cởi mở bởi còn bị ám ảnh bởi truyền
thống Xô viết là coi trọng tổ chức hơn coi
trọng cá nhân. Dần dà, các đạo luật này bị
thay thế bởi các đạo luật thay thế nhau liên
tiếp là Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật
Doanh nghiệp năm 2005, và nay là Luật
Doanh nghiệp năm 2014. Các đạo luật về
doanh nghiệp này xa dần truyền thống Pháp
và lại gần hơn tới pháp luật của Hoa Kỳ.
Có điểm đặc biệt là Luật Thương mại
năm 1997 lại được pháp điển hóa mà trong
đó không bao gồm các quy định về hình
thức thương nhân pháp nhân bởi có sự phân
chia bất hợp lý do lịch sử để lại về quyền
soạn thảo các đạo luật liên quan tới thương
mại. Đạo luật thương mại này hoàn toàn
theo truyền thống pháp luật Pháp, tuy nhiên
kỹ thuật soạn thảo non nớt và bị cạnh tranh
bởi Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989
theo kiểu Xô viết đang còn hiệu lực. Đạo
luật này chỉ quy định rất hẹp về phần chung
của luật thương mại và nói sơ lược tới 14
hành vi thương mại là mua bán hàng hóa và
các dịch vụ liên quan. Đạo luật này đã bị
thay thế bởi Luật Thương mại năm 2005 xa
rời mô hình Pháp.
Nhận thức được rằng, xây dựng kinh tế
thị trường không thể thiếu vắng việc pháp
điển hóa luật dân sự, sau nhiều năm vẫn theo
tư tưởng nền tảng luật dân sự Pháp, năm
1995, BLDS đầu tiên của Nhà nước XHCN
ở Việt Nam được thông qua. Bộ luật này lựa
theo pháp luật của Liên Xô và của Nga, do
đó thay đổi mô hình pháp điển hóa theo kiểu
Đức, có nghĩa là tại Bộ luật này có quy định
một phần chung của luật dân sự. Sự ra đời
của Bộ luật này đánh dấu một giai đoạn mới
để đưa Việt Nam giữ một số “kỷ lục” liên
quan tới luật dân sự. Các “kỷ lục” đó bao
gồm: (1) soạn thảo nhiều BLDS nhanh nhất;
(2) có nhiều BLDS nhất; (3) nhiều BLDS có
đời sống ngắn ngủi nhất. Mười năm sau, vào
năm 2005, BLDS mới ra đời. Sống được
mười năm, vào năm 2015 lại một BLDS mới
nữa được ban hành. Tuy nhiên, đã có nhiều
ý kiến phản đối bộ luật mới này ngay từ khi
còn đang soạn thảo bởi nó đã đánh mất cơ
hội vàng để cải cách luật dân sự theo chiều
hướng ổn định hơn và đúng với nghĩa là luật
dân sự. Vì vậy, nguy cơ sửa đổi nó vẫn đang
rình rập.
Các BLDS này xa rời mô hình pháp
điển hóa theo kiểu Pháp, nhưng dấu ấn Pháp
vẫn còn khá đậm nét. Mặc dù trong phần
chung của các bộ luật này có một chương
riêng nói về hành vi pháp lý bao gồm cả hợp
đồng và hành vi pháp lý đơn phương. Song
13
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 12(316) T6/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
không có tư duy trừu tượng cao để quy định
theo kiểu Đức về việc biểu lộ ý chí tạo lập
hậu quả pháp lý, nên các bộ luật này vẫn quy
định tại chương đó các điều kiện có hiệu lực
của hành vi pháp lý theo kiểu Pháp. Tuy
nhiên, phải nhắc lại: giống pháp luật Pháp
về cách thức quy định, nhưng không giống
với pháp luật Pháp về nội dung học thuật.
Xét về mặt học thuật thì đây là một khiếm
khuyết lớn của các bộ luật này của Việt
Nam. Đặc biệt, tuy pháp điển hóa theo mô
hình Đức, song BLDS năm 1995 và BLDS
năm 2005 vẫn không có quy định về vật
trong phần chung của bộ luật mà cấu tạo một
phần riêng để nói về tài sản theo mô hình
pháp luật Pháp. Tuy nhiên, vẫn phải nhắc lại
là, hai bộ luật này chỉ giống Pháp về mặt
hình thức kết cấu chứ không giống về mặt
nội dung dân luật.
BLDS năm 2015 có thiết kế trong phần
chung một số quy định chung nhất về tài sản
theo quan niệm của Pháp, trong khi nhẽ ra
chỉ quy định về vật. Mặc dù phần hai của bộ
luật này đã thiết kế theo mô hình pháp luật
Đức là trình bày các vật quyền, song bóng
dáng của pháp luật Pháp và pháp luật Xô viết
vẫn lởn vởn. Cả ba bộ luật này đều bị ảnh
hưởng của pháp luật Pháp liên quan tới cầm
cố, thế chấp, nghĩa vụ và hợp đồng, thừa kế
ở những mức độ khác nhau qua con đường
học tập kinh nghiệm lịch sử là chủ yếu.
BLDS năm 2015 và Bộ luật Tố tụng
Dân sự năm 2015 đã tiếp thu kinh nghiệm
của Pháp quy định bất khả thụ lý. Tuy nhiên,
BLDS Pháp và các BLDS thời Pháp thuộc
đặt ra nghĩa vụ cho thẩm phán không được
từ chối xét xử, nhưng BLDS năm 2015 và
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 lại đặt ra
cho tòa án không được từ chối xét xử. Đây
là sự xê dịch lớn bởi nguyên tắc bất khả thụ
lý có thể hiểu có mấy nội dung chủ yếu sau:
thứ nhất, xác định quyền lực tư pháp nằm
trong tay thẩm phán chứ không nằm trong
tay tòa án; thứ hai, bảo đảm quyền tự do
khởi kiện và tiếp cận công lý của công dân;
thứ ba, khẳng định vai trò của tư pháp là bảo
đảm sự công bằng; thứ tư, bảo đảm nguyên
tắc pháp trị; và thứ năm, thúc đẩy việc sử
dụng các loại nguồn khác ngoài văn bản quy
phạm pháp luật. Hiện nay, BLDS năm 2015
lại quên vai trò của thẩm phán và khẳng định
quyền lực tư pháp nằm trong tay tòa án.
BLDS này đã làm tái hồi lại việc mở rộng
các loại nguồn của luật dân sự và thứ tự ưu
tiên các loại nguồn như các BLDS dưới thời
Pháp thuộc. Bộ luật này còn khẳng định vai
trò nền tảng của luật dân sự theo các ảnh
hưởng của pháp luật Pháp vào luật cổ của
Việt Nam trước kia.
Đó là các ảnh hưởng rất sâu sắc của
pháp luật Pháp tới luật tư của Việt Nam.
Cách thức tư duy pháp lý và ý thức hệ của
Pháp theo đường lối xây dựng nhà nước
pháp quyền dần được hồi sinh.
4. Thay lời kết
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay,
không có một mô hình về hệ thống pháp luật
rõ ràng, các đạo luật học tập kinh nghiệm
nước ngoài và kinh nghiệm lịch sử còn thô
thiển, thiếu tinh tế, thiếu chọn lọc, dẫn đến
tình trạng các đạo luật khác nhau bị ảnh
hưởng bởi pháp luật của các nước khác
nhau. Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm
lịch sử với tư tưởng không phủ nhận sạch
trơn, mà trong đó có nghiên cứu về sự ảnh
hưởng của các truyền thống pháp luật khác
nhau tới pháp luật Việt Nam là rất quan
trọng. Thông qua đó, cùng với nghiên cứu,
học tập thêm kinh nghiệm nước ngoài rất có
ích cho việc xây dựng mô hình hệ thống
pháp luật phù hợp với các điều kiện và hoàn
cảnh của Việt Nam, tránh sự sao chép thô
thiển. Mô hình hệ thống pháp luật giúp cho
các đạo luật ăn nhập với nhau, tránh mâu
thuẫn, chồng chéo và có sức sống.
Các nghiên cứu trên cho thấy, việc pháp
điển hóa luật tư và xây dựng tư duy pháp lý
theo mô hình pháp luật Pháp phù hợp hơn
đối với Việt Nam do mô hình pháp luật này
đã được kiểm nghiệm tại Việt Nam và đã
cho thấy sự phù hợp với tâm lý và thói quen
tư duy pháp lý của người Việt n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_anh_huong_cua_luat_phap_toi_luat_tu_o_viet_nam.pdf