Sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm ban hành luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; đối tượng, nguyên tắc, nội dung và hình thức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Với phân tích trên, phương thức can thiệp của Nhà nước hay hình thức hỗ trợ quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV mang tính kết hợp cả phương thức hỗ trợ gián tiếp qua tổ chức trung gian và hỗ trợ trực tiếp cho DNNVV tuỳ vào các nội dung hỗ trợ và phù hợp với mức độ phát triển nền kinh tế trong từng thời kỳ. Trên quan điểm như vậy, Luật thiết kế một số nội dung hỗ trợ mang tính trực tiếp cho các DNNVV như: hỗ trợ thuế, kế toán, hỗ trợ thông tin, tư vấn, pháp lý, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh, hỗ trợ tham gia cụm liên kết .v.v Bên cạnh một số nội dung hỗ trợ trực tiếp, Luật cũng thiết kế nhiều nội dung khác có tính chất hỗ trợ gián tiếp cho DNNVV tức là hỗ trợ các tổ chức trung gian để các tổ chức này có điều kiện hỗ trợ tốt hơn cho DNNVV như: Chính phủ có chính sách hỗ trợ các tổ chức tín dụng để tăng cường cho vay cho DNNVV (Điều 8); UBND tỉnh bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển các cụm công nghiệp, khu chế biến tập trung cho DNNVV (Điều 11); hỗ trợ miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất cho các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung để các cơ sở này hỗ trợ DNNVV (Điều 12); Hỗ trợ cơ sở kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm để mở rộng thị trường cho DNNVV (Điều 13) Như vậy, tùy vào điều kiện ngân sách trong từng thời kỳ, đặc điểm của mỗi nội dung hỗ trợ mà công tác hỗ trợ được thiết kế trực tiếp hay gián tiếp, đảm bảo việc hỗ trợ phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm ban hành luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; đối tượng, nguyên tắc, nội dung và hình thức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 16 SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM BAN HÀNH LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA; ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Lê Văn Khương1 Tóm tắt: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một lực lượng chủ lực trong nền kinh tế nước ta vì vậy Nhà nước phải đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp này. Một trong những biện pháp thể hiện sự quan tâm này của Nhà nước ta hiện nay là việc ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Luật này đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc, ổn định để các cấp chính quyền ở Trung ương và địa phương xây dựng các chính sách, biện pháp hỗ trợ cụ thể cho DNNVV. Bài viết này nhằm góp phần làm rõ lý do ban hành luật, mục tiêu, quan điểm ban hành luật, nội dung và hình thức hỗ trợ DNNVV và một số vấn đề cơ bản khác liên quan đến nội dung cơ bản của đạo luật này. Từ khóa: Luật Hỗ trợ doanh nghiêp nhỏ và vừa, Quan điểm xây dựng luật, Nội dung hỗ trợ, Hình thức hỗ trợ, Đối tượng hỗ trợ. Nhận bài: 01/8/2017; Hoàn thành biên tập: 16/8/2017; Duyệt đăng: 05/9/2017 Abstract: SME is a main force in our country. Therefore, the State has to give special interest to the SMEs. One of the methods showing the state’s interest is issuing the Law on Supporting SMEs. This Law has created legal ground with firm and sustainable characterisitics for government level from central to local level to develop specific policies, methods to support SMEs. This article clarifies the reasons of issuing the Law, target, viewpoints of issuing the Law, content and form of supporting SMEs and some other basic issues relating to basic conents of this law. Keywords: Law on Supporting SMEs, Viewpoint of developing law, content of supporting, form of supporting, object of supporting. Date of receiving: 01/8/2017;Date of editing:16/8/2017; Date of publish approval: 05/9/2017 1. Sự cần thiết ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của DNNVV, giai đoạn vừa qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc thiết lập và duy trì một môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng và thuận lợi cho doanh nghiệp, bao gồm 4 nhóm công việc chủ yếu đó là: (i) duy trì kinh tế vĩ mô ổn định, dễ dự đoán; (ii) tạo khung khổ pháp lý cùng với quy trình, thủ tục hành chính đơn giản, tường minh và hiệu quả cho doanh nghiệp hoạt động với chi phí thấp nhất; (iii) tăng cường khả năng tiếp cận nguồn lực (đất đai, tài chính v.v..) theo nguyên tắc bình đẳng, cạnh tranh không phân biệt giữa các thành phần kinh tế; và (iv) hỗ trợ mở rộng cơ hội sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp. Chính phủ đã ban hành và thực thi một số chính sách hỗ trợ dành riêng cho DNNVV như: Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV; Nghị định 56/2009/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 90/2001/NĐ-CP, Nghị quyết 22/2010/NQ-CP năm 2010 của Chính phủ triển khai Nghị định 56/2009/NĐ-CP, Kế hoạch Phát triển DNNVV lần 1 giai đoạn 2006 - 2010 và lần 2 giai đoạn 2011-2015, Chương trình đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân 1 Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 17 lực cho DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, Quỹ phát triển DNNVV Mặc dù vậy, giữa chính sách và thực thi, giữa chủ trương, quyết tâm của Chính phủ và kỳ vọng, mong chờ của doanh nghiệp, vẫn còn có khoảng cách nhất định. Số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động có xu hướng gia tăng. Chất lượng hoạt động kinh doanh của DNNVV chưa được cải thiện, quy mô của các doanh nghiệp hạn chế. Mức đầu tư vào công nghệ, kỹ thuật của DNNVV còn thấp.Các DNNVV mặc dù chiếm tới trên 97% số lượng doanh nghiệp nhưng lại rất khó khăn và hạn chế trong tiếp cận tín dụng. Do đó, việc xây dựng và ban hành Luật hỗ trợ DNNVV là cần thiết nhằm: (i) Khắc phục một cách có hiệu quả các hạn chế, yếu kém trong công tác hỗ trợ DNNVV như đã trình bày ở trên; (ii) Tạo dựng thêm nhiều cơ chế, biện pháp hỗ trợ mới mà trong pháp luật hiện hành chưa có để đưa hoạt động trợ giúp DNNVV vào nề nếp ổn định, tăng cường hiệu quả của hoạt động này, tạo điều kiện thuận lợi về nhiều mặt (tài chính, tín dụng, mặt bằng sản xuất, đào tạo nhân lực, nâng cao tri thức pháp luật) để các DNNVV ngày càng trở thành động lực phát triển của nền kinh tế nước ta. 2. Mục tiêu ban hành Luật Việc xây dựng và ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV nhằm các mục tiêu sau: Thứ nhất, thiết lập đồng bộ các chính sách, chương trình nhằm hỗ trợ DNNVV một cách có chọn lọc, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế của đất nước, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, quốc gia và nguồn lực có thể bố trí trong từng thời kỳ. Qua đó, nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng hoạt động của khu vực DNNVV. Thứ hai, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; bảo đảm tính khả thi và không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thứ ba, tăng cường năng lực cho hệ thống cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ của DNNVV. Thứ tư, tạo khung pháp lý để huy động khu vực kinh tế tư nhân và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia cùng Chính phủ thực hiện hỗ trợ DNNVV. 3. Quan điểm ban hành Luật Thứ nhất, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là Nghị quyết số 14-NQ/TW (khóa IX) ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết 09- NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thứ hai, hỗ trợ DNNVV phù hợp với nguyên tắc thị trường, không phân biệt đối xử, đảm bảo không vi phạm các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thứ ba, việc hỗ trợ DNNVV được thực hiện chủ yếu thông qua việc nhà nước tạo cơ chế, chính sách, điều kiện thuận lợi để các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV; các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV phải được lựa chọn chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Thứ tư, Nhà nước củng cố, kiện toàn hệ thống cơ quan, tổ chức hỗ trợ ở trung ương và địa phương, đồng thời khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước để hỗ trợ DNNVV. Thứ năm, các nội dung, biện pháp hỗ trợ DNNVV phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả của công tác hỗ trợ. 4. Đối tượng và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa Thứ nhất, về đối tượng được hỗ trợ. Theo quy định của pháp luật thì không phải mọi chủ thể tham gia thị trường đều là đối 18 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP tượng của chính sách hỗ trợ (Điều 2 Luật Hỗ trợ DNNVV). Nghị định 56/2009/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng là các DNNVV, các tổ chức trợ giúp phát triển DNNVV và cơ quan quản lý Nhà nước về trợ giúp phát triển DNNVV. Cũng tại Điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ-CP, DNNVV được xác định là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Điều này có nghĩa là DNNVV không chỉ bao gồm đối tượng là doanh nghiệp mà còn bao gồm cả đối tượng là hợp tác xã và hộ kinh doanh. Thực tiễn triển khai Nghị định 56/2009/NĐ-CP cho thấy, một vài chính sách được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước như hỗ trợ thông tin và đào tạo, đặc biệt là hỗ trợ DNNVV tham gia các khoá đào tạo đã thu hút cả các hộ kinh doanh, hợp tác xã tham gia. Tuy nhiên, Luật Hợp tác xã năm 2012 đã xác định, xét về bản chất thì hợp tác xã không phải là doanh nghiệp. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải hoạt động hiệu quả và theo đuổi mục tiêu cao nhất là đáp ứng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của xã viên. Trong khi đó, mục tiêu của doanh nghiệp (theo Luật Doanh nghiệp) là cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thị trường đại chúng nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp; mục tiêu của các thành viên góp vốn vào doanh nghiệp là để được chia lợi nhuận tối đa theo tỷ lệ vốn góp của mình. Hơn nữa, Luật Doanh nghiệp năm 2014 (khoản 7 Điều 4) quy định: doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Xuất phát từ những thay đổi trong hệ thống pháp luật của Việt Nam thời gian qua như phân tích ở trên, đồng thời, với quan điểm hỗ trợ DNNVV có chọn lọc, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế của đất nước, lợi thế của từng địa phương và nguồn lực của quốc gia, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước tại Luật này cần hướng vào đối tượng là các DNNVV được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 4 của Luật Hỗ trợ DNNVV. Liên quan đến hộ kinh doanh, theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 3,4 triệu hộ kinh doanh, trong đó khoảng hơn 2 triệu hộ không đăng ký thuế. Đây là lực lượng kinh tế khá đông đảo, có đóng góp lớn cho nền kinh tế, nhưng hoạt động tản mạn, khả năng quản trị hạn chế, thiếu tính minh bạch. Để khuyến khích các hộ kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp, Chương II Luật Hỗ trợ DNNVV đã quy định các nội dung hỗ trợ trọng tâm dành cho các doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Như vậy, hộ kinh doanh theo quy định của Luật Hỗ trợ DNNVV không được coi là chủ thể (đối tượng) được Nhà nước hỗ trợ. Vì vậy, nếu muốn được hưởng các chính sách hỗ trợ quy định tại Luật này thì các hộ kinh doanh cần chuyển đổi thành doanh nghiệp. Thứ hai, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa - đối tượng được Nhà nước hỗ trợ. Việc sử dụng tiêu chí phân loại DNNVV ở các quốc gia khác nhau là không hoàn toàn giống nhau, song phổ biến nhất, có 5 tiêu chí được sử dụng, đó là: vốn, tổng tài sản, doanh thu, doanh số bán hàng, số lao động sử dụng. Nhật Bản sử dụng tiêu chí tổng nguồn vốn, Hàn Quốc sử dụng tiêu chí tổng nguồn vốn đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và tiêu chí doanh thu trong lĩnh vực sản xuất phần mềm và thương mại. Nhiều nước khác thuộc Cộng đồng chung châu Âu, Thái Lan, Philippines, Colombia, Bolivia sử dụng tiêu chí tổng tài sản. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm các nước cũng như điều kiện thực tế của Việt Nam, Luật quy định tiêu chí xác định DNNVV, bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa trên cơ sở số lao động bình quân năm và tiêu chí về tài chính (tổng nguồn vốn của năm trước liền kề không quá 100 tỷ đồng hoặc doanh thu của năm trước liền Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 19 kề không quá 300 tỷ đồng). Việc xác định tiêu chí này dựa trên các cơ sở sau: Một là, việc kết hợp giữa 01 tiêu chí về số lượng lao động và 01 tiêu chí về tài chính giúp phản ánh đầy đủ về quy mô và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Việc sử dụng kết hợp hai tiêu chí này còn góp phần thu hẹp đối tượng hỗ trợ, tránh sự dàn trải, nâng cao tính tập trung, tính có mục tiêu, tính thiết thực và hiệu quả của công tác hỗ trợ của Nhà nước ta. Hai là, Luật chỉ quy định mức trần để phân loại doanh nghiệp lớn với DNNVV, không quy định mức sàn vì các doanh nghiệp siêu nhỏ rất cần được hỗ trợ để hoạt động ổn định, góp phần tạo việc làm, ổn định xã hội. Chính phủ quy định chi tiết việc xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa trong từng ngành, lĩnh vực phù hợp trong từng thời kỳ để tạo sự ổn định của Luật (khoản 3 Điều 4). Ba là, qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, có nhiều cách lựa chọn tiêu chí khác nhau vì điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Đặc biệt là, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xuất hiện không ít doanh nghiệp sử dụng ít lao động nhưng tổng nguồn vốn và doanh thu lớn thì không được coi là DNNVV và sẽ không thuộc diện hưởng các hỗ trợ từ Nhà nước. Việc xác định tiêu chí kết hợp như trên của Việt Nam là tương đồng với cách tiếp cận do Ủy ban Châu Âu (EC) đang áp dụng. Ngoài ra, hiện nay, tiêu chí doanh thu đang được một số cơ quan quản lý nhà nước (như cơ quan thuế,) sử dụng thường xuyên (hàng quý, hàng năm) để xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải khai báo thuế với cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, tiêu chí doanh thu cũng được cơ quan thuế sử dụng làm căn cứ để áp dụng thuế suất thuế TNDN tại Luật thuế TNDN2, tần suất kê khai thuế giá trị gia tăng 3 tháng/lần đối với DNNVV3 và một số chính sách ưu đãi thuế khác cho doanh nghiệp. Do đó, kế thừa quy định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP và dựa trên thực tế triển khai thời gian qua, Điều 4 Luật Hỗ trợ DNNVV quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: “1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. 2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.” 5. Nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hoạt động hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV, muốn có hiệu quả cao thì phải được thực hiện trên cơ sở tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Vì vậy, khác với Nghị định 56/NĐ- CP, Luật đã dành một điều (Điều 5) cho vấn đề này. Theo Điều 5 thì có một số nguyên tắc cơ bản hỗ trợ DNNVV như: (i) Hỗ trợ không vi phạm nguyên tắc thị trường, không phân biệt đối xử, không vi phạm các điều ước quốc tế; (ii) Bình đẳng tiếp cận các nội dung hỗ trợ cơ bản quy định tại Chương II; (iii) Hỗ trợ có chọn lọc, ưu tiên cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, DNNVV trong lĩnh vực sản xuất chế biến, doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành tại Chương III; (iv) 2 Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%. Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% tại khoản này là doanh thu của năm trước liền kề. 3 Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 20 Hỗ trợ chủ yếu thông qua việc tạo cơ chế chính sách, điều kiện thuận lợi để các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV 6. Nội dung hỗ trợ Trên cơ sở đánh giá các hạn chế của khu vực DNNVV (quy mô nhỏ, hạn chế về năng lực tài chính, vốn, công nghệ, thiếu thông tin, trình độ quản trị kém, không có khả năng tiếp cận thị trường v.v); cân đối nguồn lực (bao gồm nguồn ngân sách nhà nước và ngoài nhà nước) cũng như định hướng tái cơ cấu, chuyển đổi nền kinh tế sang phát triển theo chiều sâu, dựa trên chất lượng, hiệu quả; Luật Hỗ trợ DNNVV đã quy định 2 nhóm nội dung hỗ trợ chủ yếu sau đây: Thứ nhất, nhóm nội dung hỗ trợ chung cho tất cả các DNNVV. Các nội dung hỗ trợ chung quy định tại mục 1, Chương II (từ Điều 8 Đến điều 15 Luật) là những hỗ trợ thiết yếu đối với tất cả các DNNVV như hỗ trợ tiếp cận vốn từ các ngân hàng, thuế, thuê mặt bằng sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp, hỗ trợ đào tạo, thông tin, tư vấn và pháp lý, hỗ trợ thông qua các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật và khu làm việc chung, hỗ trợ mở rộng thị trường Cũng giống như các nước khác, Chính phủ Việt Nam xác định đây là những dịch vụ công, mang tính thiết yếu, được Nhà nước thực hiện để hỗ trợ cho doanh nghiệp có điều kiện sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn. Trong đó, đối với các nội dung hỗ trợ như thông tin, đào tạo, tư vấn, pháp lý, ươm tạo doanh nghiệpthì hầu hết các DNNVV hoạt động theo pháp luật sẽ được hưởng các hỗ trợ này. Đối với các hỗ trợ chung khác, không phải tất cả các DNNVV đương nhiên được hưởng mà phải căn cứ nguồn lực hỗ trợ trong từng thời kỳ, đồng thời DNNVV cũng phải đáp ứng điều kiện hỗ trợ của từng nội dung như: điều kiện tiếp cận tín dụng tại Điều 8; điều kiện được hỗ trợ thuế tại Điều 10; DNNVV có nhu cầu mặt bằng tại khu, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao tại Điều 11, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực tại Điều 15... Thứ hai, các nội dung hỗ trợ trọng tâm quy định tại mục 2, Chương II có tính chọn lọc, trọng điểm theo định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và tự chủ của nền kinh tế, chỉ giới hạn đối tượng gồm DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Các DNNVV này ngoài việc hưởng các hỗ trợ chung từ Điều 8 đến Điều 15 còn được hưởng các hỗ trợ quy định từ Điều 16 đến Điều 20 nếu đáp ứng các tiêu chí, điều kiện quy định trong Luật. Việc quy định theo hai nhóm nội dung chủ yếu như vậy sẽ giúp khắc phục được tình trạng hỗ trợ mang tính dàn trải như trước đây, đồng thời định hướng nguồn lực hỗ trợ vào các nhóm doanh nghiệp có tiềm năng thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế theo định hướng chất lượng và hiệu quả hơn. 7. Hình thức hỗ trợ Hình thức hay phương thức hỗ trợ DNNVV có sự thay đổi theo thời gian phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước. Ở một số quốc gia, trong giai đoạn đầu, Nhà nước thường can thiệp sâu vào công tác hỗ trợ, theo đó, các chính sách phát triển DNNVV được thực hiện theo chiều rộng nhằm chủ yếu thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội như giải quyết công ăn việc làm hay phát triển cân đối vùng. Các chính sách phát triển DNNVV thường không mang các yếu tố khách quan, mà chủ yếu là để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã được đặt ra. Các DNNVV được xem là những cứu cánh để tạo ra công ăn việc làm, là động lực chính để phát triển cân đối vùng và đồng thời cũng được xem là lực lượng đối trọng đối với sự tập trung quyền lực kinh tế của các doanh nghiệp lớn. Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 21 Ngược lại, theo một cách khác, một số quốc gia có quan điểm cho rằng, Nhà nước không nên can thiệp sâu vào thị trường dịch vụ phát triển cho DNNVV mà chỉ nên đóng vai trò là “bà đỡ”, tạo điều kiện thuận lợi (facilitator) để thị trường cung cấp những dịch vụ phát triển tốt nhất cho các DNNVV. Theo quan điểm này, nhà nước chỉ nên dừng lại ở việc xây dựng năng lực cho các nhà cung ứng tư nhân, thay vì thành lập ra các tổ chức cung ứng dịch vụ của nhà nước với các công chức quan liêu và cách thức hoạt động không theo cơ chế thị trường của các tổ chức đó. Như vậy, phương thức hay cách thức can thiệp của chính phủ các nước vào thị trường để thúc đẩy sự phát triển DNNVV đã trải qua rất nhiều mô hình khác nhau. Mỗi mô hình đều đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta hiện nay, có thể nói rằng, phương thức tiếp cận của mô hình “tạo điều kiện thuận lợi để DNNVV phát triển” là phù hợp hơn cả. Vai trò của Nhà nước trong phát triển DNNVV chỉ nên tập trung vào việc sửa chữa và bù đắp khiếm khuyết của thị trường, với các nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNNVV, thiết kế và áp dụng các biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận tài chính để tạo điều kiện về vốn kinh doanh cho DNNVV và tăng cường các dịch vụ phát triển doanh nghiệp mà DNNVV cần để bù đắp những kỹ năng thiếu hụt do nguồn nhân lực trong DNNVV không có. Cần phải khẳng định rằng, Nhà nước không phải là nhà cung cấp trực tiếp dịch vụ hỗ trợ cho DNNVVmà việc này thị trường đảm nhiệm sẽ có hiệu quả hơn. Với phân tích trên, phương thức can thiệp của Nhà nước hay hình thức hỗ trợ quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV mang tính kết hợp cả phương thức hỗ trợ gián tiếp qua tổ chức trung gian và hỗ trợ trực tiếp cho DNNVV tuỳ vào các nội dung hỗ trợ và phù hợp với mức độ phát triển nền kinh tế trong từng thời kỳ. Trên quan điểm như vậy, Luật thiết kế một số nội dung hỗ trợ mang tính trực tiếp cho các DNNVV như: hỗ trợ thuế, kế toán, hỗ trợ thông tin, tư vấn, pháp lý, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh, hỗ trợ tham gia cụm liên kết .v.v Bên cạnh một số nội dung hỗ trợ trực tiếp, Luật cũng thiết kế nhiều nội dung khác có tính chất hỗ trợ gián tiếp cho DNNVV tức là hỗ trợ các tổ chức trung gian để các tổ chức này có điều kiện hỗ trợ tốt hơn cho DNNVV như: Chính phủ có chính sách hỗ trợ các tổ chức tín dụng để tăng cường cho vay cho DNNVV (Điều 8); UBND tỉnh bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển các cụm công nghiệp, khu chế biến tập trung cho DNNVV (Điều 11); hỗ trợ miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất cho các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung để các cơ sở này hỗ trợ DNNVV (Điều 12); Hỗ trợ cơ sở kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm để mở rộng thị trường cho DNNVV (Điều 13) Như vậy, tùy vào điều kiện ngân sách trong từng thời kỳ, đặc điểm của mỗi nội dung hỗ trợ mà công tác hỗ trợ được thiết kế trực tiếp hay gián tiếp, đảm bảo việc hỗ trợ phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp. Kết luận Việc ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là một việc làm hết sức cần thiết của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với chức năng kinh tế của Nhà nước ta và hoàn toàn không vi phạm nguyên tắc bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và các đạo luật khác của Nhà nước ta. Với tư cách là luật chung, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã quy định về những vấn đề cơ bản nhất như đối tượng được hỗ trợ, nguyên tắc hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, hình thức hỗ trợ và nhiều vấn đề quan trọng khác. Các vấn đề này đều được quy định dựa trên cơ sở quán triệt, cân nhắc một cách thận trọng các điều kiện kinh tế - xã hội của Nhà nước ta hiện nay và có tính đến những thách thức cũng như cơ hội của nền kinh tế trong những năm sắp tới./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_can_thiet_muc_tieu_quan_diem_ban_hanh_luat_ho_tro_doanh_n.pdf
Tài liệu liên quan