Sự cần thiết thực hiện đa dạng hoá nguồn đầu tư phát triển giáo dục - Đào tạo trong điều kiện Hiện Nay

Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong toàn ngành và địa phương về chủ trương chính sách khuyến khích xã hội hoá của Nhà nước và những quy định thực hiện cụ thể của địa phương, ngành. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo và quản lý của Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp, phát huy vai trò của các tổ chức Công đoàn, hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên, đội Thiếu niên tiền phong, hội Học sinh- Sinh viên, hội cha mẹ học sinh, hội Khuyến học và các đoàn thể, tổ chức xã hội khác huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

doc19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự cần thiết thực hiện đa dạng hoá nguồn đầu tư phát triển giáo dục - Đào tạo trong điều kiện Hiện Nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN ĐA DẠNG HOÁ NGUỒN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Bối cảnh kinh tế- xã hội nước ta từ sau khi đổi mới đến nay: Đại hội lần thứ VI của Đảng, tháng 12/ 1986, đã thông qua chương trình đổi mới kinh tế- xã hội. Qua 15 năm đổi mới, những thành tựu Việt Nam đã đạt được là rất to lớn: đời sống nhân dân được cải thiện, dân trí tăng, sức dân được giải phóng, xã hội phát triển, tăng trưởng luôn ở mức cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, siêu lạm phát bị chặn đứng… Sau 10 năm (1991- 2000), tổng sản phẩm trong nước đã tăng gấp đôi. Giá trị sản lượng các ngành sản xuất đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Tích luỹ nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể đã tăng lên 25% GDP, tổng vốn đầu tư phát triển tăng lên từ 11,2% lên 28% GDP. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được cải thiện rõ rệt. Năng lực hầu hết các ngành đều tăng, cơ cấu kinh tế có bước chuyểm biến tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội giảm dần và chỉ chiếm 1/4 tổng sản phẩm trong nước, giảm đáng kể so với hồi đầu thập kỷ (chiếm 38,7%), tỷ trọng công nghiệp tăng từ 22,7% lên 34,5% GDP, khu vực dịch vụ tăng từ 30,6% lên 40,5% GDP. Tỷ lệ thu ngân sách giai đoạn 1991- 2000 đạt bình quân 20,2% GDP. Số thu ngân sách Nhà nước xét về số tuyệt đối đã không ngừng tăng, sau 10 năm (1991- 2000), quy mô thu ngân sách Nhà nước đã tăng 7,7 lần. Điều này là một yếu tố quan trọng gốp phần củng cố và tăng cường tiềm lực tài chính Nhà nước. Có thể nói, sau hơn một thập kỷ đổi mới, nước ta đã có những bước phát triển mới về kinh tế- xã hội, từng bước tăng cường cơ sở vật chất và điều kiện cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế. 2. Sự cần thiết phải đa dạng hoá nguồn đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo: Sau 15 năm đổi mới, Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, từng bước hội nhập quốc tế nhằm duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực con người, tạo nhiều công ăn việc làm, giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Mặc dù Việt Nam là một nước nghèo với GDP đầu người năm 2000 chỉ đạt xấp xỉ 400 USD. Song những thành tựu tăng trưởng kinh tế gần đây đã góp phần thúc đẩy phát triển Giáo dục- Đào tạo. Với 91% trẻ em từ 5 đến 10 tuổi đến trường và 88% dân số trong độ tuổi lao động biết chữ, Việt Nam đã đạt một thành tích khá tốt về giáo dục, ngay cả khi so sánh với nhiều nền kinh tế khác có mức thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn là một nước nông nghiệp, nguồn thu ngân sách nhà nước nhỏ, vốn đầu tư của xã hội cho giáo dục trong những năm qua còn thấp, chưa tương xứng với nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế. Công tác Giáo dục- Đào tạo còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể: Tỷ lệ nhập học ở các vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bằng sông Mê Kông, vùng có điều kiện kinh tê- xã hội khó khăn còn thấp so với các vùng khác trong toàn quốc. Theo điều tra dân số, năm 1999 trong tổng số 16,5 triệu trẻ em ở độ tuổi 6- 14 tuổi thì có đến 1,1 triệu trẻ em chưa bao giờ đến trường. Trong số trẻ em không đến trường có 87% sống ở vùng nông thôn và 50% trong số đó là vùng dân tộc ít người, khu vực nghèo nhất trong xã hội. Tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên, trang thiết bị nghèo nàn, ở một số vùng trẻ em phải đi học xa đã hạn chế nhiệt tình đi học của trẻ, đó là chưa kể việc cho trẻ em đi học thì một số gia đình nghèo mất đi nguồn lao động trong việc chăm sóc gia đình và tạo ra thu nhập. Trong cơ cấu chi ngân sách cho hệ thống giáo dục hiện nay có điều mâu thuẫn là mặc dù tiền lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho giáo viên đã chiếm tới 70%, cá biệt có trường hợp chiếm tới 90%, phần còn lại để mua sắm trang thiết bị dạy học và xây dựng trường, lớp nhưng lương giáo viên vẫn không đủ cho chi phí sinh hoạt nên đã dẫn đến tình trạng ở một số nơi giáo viên phải làm thêm nghề phụ để đủ sống, thậm chí một số giáo viên đã phải chuyển nghề sang lĩnh vực khác có thu nhập cao hơn. Những điều này đã gây ra những tác động tiêu cực đối với chất lượng giảng dạy và gây lãng phí nguồn chất xám trong khi tình trạng thiếu giáo viên nghiêm trọng lại đang diễn ra ở nhiều nơi. Cơ sở vật chất các trường hiện nay nhìn chung còn thiếu, nhiều nơi đặc biệt là những vùng khó khăn, tình trạng trường không ra trường, lớp không ra lớp còn phổ biến, tình trạng thiếu lớp phải học ba ca, cá biệt có những nơi phải học đến bốn ca vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Thiết bị giảng dạy còn quá nghèo nàn, lạc hậu. Trong khi đó, đất nước đang trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới, cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt đã và đang đặt ra những thử thách mới rất quan trọng đối với hệ thống giáo dục và đào tạo nước ta. Nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo hiện nay là đáp ứng được những nhu cầu mới nảy sinh của kinh tế thị trường, mở rộng và hiện đại hoá hệ thống Giáo dục và Đào tạo nhằm thực hiện những mục tiêu: đạt được phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010, tăng số sinh viên đại học lên 65% từ năm 1994 tới năm 2004... Tuy nhiên, để phát triển hệ thống Giáo dục và Đào tạo thì cũng đồng nghĩa với việc phải tăng ngân sách Nhà nước dành cho ngành này. Một câu hỏi đặt ra là: Liệu ngân sách Nhà nước có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của Giáo dục- Đào tạo không? Theo dự kiến, nhu cầu kinh phí cho cả 2 mục tiêu tăng quy mô và nâng cao chất lượng Giáo dục- Đào tạo (tính theo giá cố định năm 1996) là 40.010 tỷ đồng vào năm 2005, 75.770 tỷ đồng vào năm 2010 và 218.520 tỷ đồng vào năm 2020 trong khi dự tính khả năng NSNN cho Giáo dục- Đào taọ (theo giá cố định năm 1996) năm 2005 chỉ đạt 27.450 tỷ đồng, năm 2010 đạt 46.440 tỷ đồng và năm 2020 đạt 122.260 tỷ đồng (Những vấn đề chiến lược phát triển Giáo dục- Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Trang 61). Điều này cũng có nghĩa là muốn phát triển Giáo dục- Đào tạo thì không thể chỉ dựa vào nỗ lực của riêng Nhà nước mà còn đòi hỏi sự đóng góp chung của toàn dân, từ đó đã đặt ra một yêu cầu cấp bách hiện nay là phải thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo. 3. Những chính sách của Nhà nước đối với đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo – Xã hội hoá giáo dục: Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng ta đã được thể hiện trong văn kiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng (khoá VII), Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng khoá IX. Quán triệt chủ trương của Đảng nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, ngày 21/8/1997 Chính Phủ đã có Nghị quyết số 90/CP về “Phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động xã hội hoá giáo dục, y tế, văn hoá”. Để cụ thể hoá các nội dung của Nghị quyết 90/CP, ngày 19/8/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ- CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. Nghị định 73 đã quy định cụ thể chính sách khuyến khích các cơ sở ngoài công lập trên các mặt: cơ sở vật chất, đất đai, thuế, phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm xã hội, khen thưởng, phong tặng danh hiệu. Nghị định còn quy định cụ thể về quản lý tài chính và quản lý nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập. Nhằm triển khai các Nghị quyết , Nghị định, Quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện xã hội hoá giáo dục như: Thông tư của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 73 về chế độ tài chính khuyến khích đối với các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao”. Thông tư Liên tịch của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về “Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”. - …. Các tỉnh và thành phố trực thuộc TW đều đã có văn bản hướng dẫn nhằm triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ và các Quyết định, Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành về xã hội hoá giáo dục. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TRONG THỜI GIAN QUA Những mặt làm được: Sau một số năm thực hiện xã hội hoá, chúng ta đã thu được một số kết quả nhất định. 1.1. Thu hút đa dạng các nguồn vốn đầu tư phát triển Giáo dục- Đào tạo: Hiện nay chưa thể tính chính xác được tất cả cả nguồn thu hay các khoản kinh đóng góp của gia đình và học sinh cho việc học tập, song có thể ước tính các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước chiếm khoảng 25- 30% nguồn tài chính của Giáo dục- Đào tạo (trong đó học phí và đóng góp xây dựng trường khoảng 22- 27%). Trong những năm qua, kinh phí ngoài ngân sách nhà nước không ngừng tăng lên từ các nguồn sau: Từ các tổ chức, cơ quan, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước. Từ hợp tác với các cơ quan, các tổ chức quốc tế, các cá nhân nước ngoài và Việt Kiều. Từ nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và các dịch vụ , tư vấn. Từ thu học phí, đóng góp xây dựng nhà trường. a) Từ các tổ chức, cơ quan, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước: Nhiều nơi trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khắn song chính quyền và nhân dân địa phương đã có nhiều quan tâm đầu tư cho giáo dục như: tỉnh Phú Thọ, năm học 2000 đã huy động các nguồn tài chính tăng 61,2% so với năm học trước, trong đó huy động từ lực lượng xã hội và nhân dân chiếm 52,3%. Hay huyện Kim Bảng (Nam Hà) là một huyện nghèo song Nhà nước cấp một phần thì nhân dân đóng góp mười phần, đến nay 100% số xã có trường học cao tầng, kể cả 7 xã miền núi. Kinh nghiệm ở Kim Bảng cho thấy tuy nhân dân nghèo nhưng toàn Đảng, toàn dân quyết tâm đầu tư cho giáo dục thì việc thay thế trường lớp tranh tre bằng trường lớp cao tầng kiên cố là hiện thực, đã góp phần vào việc nâng cao chất lương giáo dục, nhiều trường đã huy động các nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất. Ngoài ra đã có thêm các quỹ của cộng đồng hỗ trợ giáo dục phát triển như: Quỹ học bổng, quỹ khuyến học, quỹ giúp học sinh nghèo vượt khó, quỹ hỗ trợ tài năng, quỹ các lớp học tình thương. Hệ thống các quỹ này hình thành từ TW đến địa phương, nhiều nơi hình thành cả từ dòng họ. Việc đóng góp để xây dựng cơ sở trường lớp, mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy và học ở nhiều nơi đã gấp 2- 3 lần so với mức đầu tư của ngân sách. Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 1999- 2000 đã huy động ngoài ngân sách để xây dựng trên 160 phòng học, đặc biệt 12 cựu chiến binh ở quận 12 đã hiến 5.300 m2 đất để xây dựng trường mẫu giáo. Phong trào hiến đất xây dựng trường học và xoá cầu khỉ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và nhiều nơi khác trong cả nước những năm gần đây đã mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của nhân dân đối với sự nghệp giáo dục. Bên cạnh đó, việc thu hút các nguồn đầu tư phát triển hệ thống trường ngoài công lập cũng đạt được những kết quả khả quan. Cho đến nay, hệ thống trường ngoài công lập đã có trên 5.000 trường từ bậc học mầm non đến đại học, trong đó có 15 trường đại học, thu hút gần 2,4 triệu học sinh và trên 100 ngàn giáo viên. Theo báo cáo của 24 tỉnh thành phố thì số thu từ các hoạt động giáo dục ngoài công lập năm 2000 là 315,717 tỷ đồng, chiếm 11,6% so với tổng số nguồn vốn trong và ngoài ngân sách dành cho sự nghiệp giáo dục và chiếm 10,17% so với nguồn chi từ NSNN. Cho đến nay, các loại hình trường ngoài công lập đã phát triển khắp các vùng miền trong cả nước, cả ở nông thôn và thành thị. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về phong trào xã hội hoá (bảng 1- phụ lục). Tuy nhiên mức độ phát triển giữa các vùng không đồng đều. Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ có tỷ lệ học sinh ngoài công lập ở mầm non và trung học phổ thông khá cao trong khi ở các vùng Tây Bắc, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, tỷ lệ này lại ở mức tương đối thấp (bảng 2- phụ lục). Tính đến cuối năm 2000, tỷ lệ về số lượng các trường ngoài công lập so với các trường công lập theo từng bậc học như sau: (Nguồn: Bộ Giáo dục) Qua thống kê trên ta có thể thấy, hệ thống giáo dục ngoài công lập phát triển mạnh ở bậc học mầm non với tỷ lệ các trường ngoài công lập lên tới 60% trong khi tỉ lệ này ở bậc tiểu học chỉ chiếm có 1%. Mà nguyên nhân chủ yếu ở đây là do yêu cầu phổ cập giáo dục nên Nhà nước quy định học sinh tiểu học không phải đóng học phí do đó đã không khuyến khích các bậc phụ huynh đưa con em đến học tại các trường ngoài công lập ở bậc tiểu học. Bên cạnh việc tăng quy mô học sinh, đội ngũ giáo viên ngoài công lập các cấp cũng tăng lên đáng kể. Năm học 2000- 2001 giáo viên ngoài công lập ở nhà trẻ chiếm: 61,5%, mẫu giáo: 48,7%, tiểu học: 0,4%, trung học cơ sở: 2,0% và trung học phổ thông: 14%. b) Từ hợp tác với các cơ quan, các tổ chức quốc tế, các cá nhân nước ngoài và Việt kiều: Chính phủ đã ban hành các văn bản nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo như: cho phép thành lập các cơ sở giáo dục và đào tạo 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam, mở rộng liên kết giữa các cơ sở đào tạo trong nước với các tổ chức nước ngoài. Nhờ có chính sách đúng đắn, ngành giáo dục đã tận dụng được mọi nguồn viện trợ thông qua các chương trình hợp tác song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ để tăng cường đầu tư cho giáo dục như: Nhật Bản: hỗ trợ 2 dự án nhằm nâng cao chất lượng khoa nông nghiệp đại học Cần Thơ (7 triệu USD) và hỗ trợ các trường tiểu học trong vùng bão lũ giai đoạn 1 (13,5 triệu USD). Thụy Điển: trợ giúp 2 dự án: hỗ trợ phát triển trung tâm đào tạo quản lý hiện đại (1,7 triệu USD) và hỗ trợ khoá đào tạo kinh tế tài chính trình độ master theo phương thức đào tạo từ xa (1 triệu USD). Các nước như: Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Thái Lan…cũng đã và đang trợ giúp giáo dục và đào tạo cho Việt Nam thông qua các dự án hoặc cung cấp các học bổng cho các nghiên cứu sinh, thực tập sinh và sinh viên. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng đã đề nghị Chính phủ cho phép mở rộng việc vay vốn của Ngân hàng Thế giới để thực hiện dự án phát triển giáo dục tiểu học, dự án đại học, dự án đào tạo giáo viên tiểu học… Vay vốn của Ngân hàng Phát triển Châu á để thực hiện dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở, dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở, đào tạo nghề…Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang chủ trì 93 chương trình, dự án hợp tác với nước ngoài với tổng kinh phí là 532,61 triệu USD. Ngoài ra do việc Chính phủ đã ban hành các chính sách khuyến khích xã hội hoá giáo dục, khuyến khích các cơ sở trong toàn ngành liên kết với đối tác nước ngoài và người Việt nam định cư ở nước ngoài cùng đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ vào sản xuất nên nhiều nhà khoa học nước ngoài và Việt kiều đã tham gia giảng dạy và chuyển giao công nghệ ở Việt nam. Nhiều cán bộ, giáo viên, nhà khoa học trong các cơ sở giáo dục của Việt nam đã được ra nước ngoài trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ ngoại ngữ, quản lý chuyên môn và thông tin khoa học với các tổ chức hiệp hội giáo dục khu vực và thế giới một cách thuận lợi. c) Từ nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và các dịch vụ, tư vấn: Nhiều cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học và chuyên nghiệp đã tìm cách đa dạng hoá nguồn thu nhập bằng các hoạt động như nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, các dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, các khoá bồi dưỡng ngắn hạn. Ngay từ năm 1981, nước ta đã đặt nền móng cho hoạt động này. Từ đó đến nay do cơ cấu pháp lý và quản lý có những thay đổi nên các hoạt động trên có những thăng trầm. Hiện nay, các hoạt động nghiên cứu khoa học và lao đông sản xuất trong nhà trường được đẩy mạnh, như năm 1992 đã có tổng doanh thu 100 tỷ đồng, các trường có doanh thu lớn như Đại học Xây dựng Hà nội 40 tỷ đồng, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh 15 tỷ đồng, Đại học Giao thông- Vận tải 12 tỷ đồng, Đại học Bách khoa Hà nội 7,9 tỷ đồng.v.v.. Tỷ trọng nguồn từ NCKH và DV trong tổng thu của các trường ĐH và CĐ (Bộ Giáo dục) Nhìn chung, hoạt động này đã góp phần cải thiện môi trường đào tạo khá lớn, ví dụ như ở Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, thu nhập từ hoạt động NCKH và LĐSX thu về phân phối như sau: + Bù ngân sách đào tạo của trường: 39,91% + Tích luỹ: 9,4% + Phúc lợi, khen thưởng: 50,69% Tuy nhiên, các nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, dịch vụ và tư vấn hiện nay vẫn chưa được khai thác triệt để. Có 2 vấn đề cần chú ý: Một là: Các quy định quá chặt chẽ, không khuyến khích và làm mất đi động lực của nhà trường trong việc đẩy mạnh các hoạt động này. Hai là: Ngược lại, nếu quy định quá lỏng lẻo, cán bộ giảng dạy tập trung quá nhiều vào các hoạt động mang tính thương mại sẽ không tránh khỏi việc coi nhẹ trách nhiệm và bổn phận hàng đầu là giảng dạy. Để tránh cả hai khuynh hướng này, các hoạt động nghiệp vụ sinh lời của các cơ sở đào tạo phải gắn trực tiếp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ sở giáo dục và giới hạn chặt chẽ trong phạm vi khả năng của các bộ môn khoa học. d) Từ thu học phí, đóng góp xây dựng nhà trường: Nhằm tăng cường cơ sở tài chính của giáo dục và đào tạo, Chính phủ đã cho phép thực hiện việc thu học phí (trừ giáo dục tiểu học). Cùng với việc thu học phí, các trường đại học và chuyên nghiệp còn được phép thu thêm một số khoản thu khác như: lệ phí thi (thi vào trường, thi chyển giai đoạn), lệ phí về nhà ở và các dịch vụ khác. Việc tiến hành thu và tăng học phí đối với giáo dục- đào tạo những năm qua là bước tiến đáng kể không chỉ về tăng nguồn tài chính cho giáo dục và đào tạo mà còn khắc phục tâm lý ỷ lại hoàn toàn vào Nhà nước. Nhìn chung, quy định về mức thu học phí của các tỉnh và thành phố đều thực hiện theo quy định tại Quyết định số 70/1998/ QĐ- TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Cụ thể, mức đóng học phí 1 tháng ở các trường qua khảo sát về tình hình thu học phí do Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành ở một số tỉnh, thành phố và một số cơ sở đào tạo trong nước vào tháng 3/2000 được phản ánh qua các biểu 3 & 4 (phụ lục). Năm 1999, phí thu được từ sự nghiệp giáo dục khoảng 1.104 tỷ đồng trong đó nguồn học phí trong cả nước chiếm khoảng trên 600 tỷ đồng và các khoản thu khác khoảng gần 500 tỷ đồng đã góp phần tạo thêm nguồn tài chính cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Theo kết quả khảo sát tình hình tài chính tại các trường đại học và cao đẳng do Bộ Tài chính tiến hành vào tháng 3/2000 cho thấy các khoản thu từ học phí và lệ phí ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng thu các trường đại học và cao đẳng. Tỷ trọng nguồn từ học phí, lệ phí trong tổng thu các trường ĐH và CĐ (Bộ Tài chính) 1.2. Thu hút các lực lượng xã hội tham gia phát triển giáo dục: Tầm quan trọng của giáo dục đối với sự nghiệp phát triển đất nước được xã hội nhận thức ngày càng rõ và đã tạo ra được nhận thức mới của xã hội, nâng cao ý thức trách nhiệm và mở rộng sự tham gia của toàn dân do đó công tác phát triển giáo dục đã thu hút được ngày càng nhiều lực lượng xã hội tham gia như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học và các hội quần chúng, nghề nghiệp khác để tuyên truyền, vận động toàn dân và trước hết là trong toàn ngành nâng cao được nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của cả nước và của từng địa phương. Hội Khuyến học cũng được hình thành và phát triển rộng khắp các vùng miền trong toàn quốc để động viên toàn dân làm giáo dục (đến năm 2000 đã có 31 tỉnh thành lập được Hội Khuyến học, hơn 80% quận, huyện và trên 90% số xã phường trong cả nước có Hội Khuyến học). Hội cha mẹ học sinh đã tập hợp và vận động các bậc cha mẹ học sinh trong việc giáo dục con cái, đã gắn chặt hơn nhà trường với gia đình và đã hỗ trợ thiết thực trong việc chăm sóc giáo viên và bảo dưỡng trường sở. Các chương trình giáo dục từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng đã hình thành và thu hút ngày càng đông người theo học, góp phần tích cực phát triển giáo dục. Phong trào bộ đội biên phòng làm giáo viên xoá mù chữ, phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện tham gia chiến dịch ánh sáng văn hoá ngày càng phát triển. Học ngoại ngữ, tin học diễn ra sôi nổi ở nhiều ngành, nhiều cấp. Các lớp học nghề ngắn hạn, bổ túc nghiệp vụ, các lớp chuyên đề khuyến nông, khuyến ngư đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. Theo ước tính của Bộ Giáo Dục- Đào tạo, hiện nay cả nước ta có khoảng một phần tư dân số đang đi học theo các hình thức khác nhau. Những hạn chế và nguyên nhân: Trong những năm qua, công tác xã hội hoá đã thu được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng đã bộc lộ một số hạn chế sau: Tốc độ xã hội hoá chậm, thấp xa so với tiềm năng. Mức độ phát triển bán công, dân lập và tư thục ở thành phố, thị xã, thị trấn và các vùng không đồng đều và còn khoảng cách khá xa so với tỷ lệ hướng dẫn trong Nghị Quyết 90- CP ( là: đại bộ phận giáo dục mầm non; 10- 15% đối với cấp tiểu học; 25% đối với cấp trung học cơ sở, 50% đối với cấp trung học phổ thông). Quy mô vốn đầu tư của các cơ sở ngoài công lập nhìn chung còn nhỏ bé. Cơ sở vật chất của nhiều đơn vị còn thô sơ, nghèo nàn, chưa đảm bảo điều kiện dạy học, đội ngũ giáo viên hữu cơ của các trường dân lập còn rất ít, đội ngũ giáo viên chủ yếu là các giáo viên thỉnh giảng từ các trường đại học quốc lập. Hầu hết các cơ sở chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của nhà nước để đầu tư phát triển do thủ tục còn khá phức tạp, lãi xuất cao. Hiệu quả hoạt động của nhiều cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật. Mà gần đây nhất là vụ trường Đại học dân lập Đông Đô sai phạm trong công tác tuyển sinh và quản lý hành chính gây hậu quả nghiêm trọng đã khiến cho nhân dân giảm lòng tin vào hệ thống các trường đại học dân lập. Hệ thống trường lớp đại học và chuyên nghiệp bị phân tán, quy mô nhỏ, trùng lặp về ngành nghề đào tạo trên một địa phương. Thêm vào đó ở các công lập do nhiều đầu mối quản lý nên mặc dù nguồn vốn đầu tư bị hạn chế nhưng việc đầu tư lại phân tán và biệt lập nhau về sử dụng cơ sở vật chất. Hệ thống trường đại học và cao đẳng đã và đang phát triển luôn luôn ở trong tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về điều kiện vật chất, đội ngũ giáo viên và phá vỡ tính ổn định tương đối của hệ thống (ví dụ tốc độ phát triển các trường trong kế hoạch 1981- 1985 tăng bình quân 2,3% trong khi đó đội ngũ cán bộ giảng dạy tăng bình quân chỉ có 1,7% và ngược lại quy mô đào tạo giảm 3,6%/ năm, đã không tạo điều kiện cho việc sử dụng hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuật đã được thiết lập mà còn là yếu tố không thuận lợi cho việc phát huy hiệu quả vốn đầu tư có được trong tương lai. Những nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, nhưng nhìn chung thì có một số lý do chính sau: a) Về nhận thức: Xã hội hoá là một vấn đề còn mới mẻ, nhận thức của xã hội chưa đầy đủ, đồng đều. Không ít người cho rằng xã hội hoá giáo dục chỉ là biện pháp tạm thời nhằm huy động thêm về tài chính của dân trong lúc ngân sách nhà nước còn eo hẹp. Một số người lại hiểu rằng xã hội hoá giáo dục theo chiều hướng tư nhân hoá thương mại giáo dục. Tư tưởng ngại khó, ỷ lại, trông chờ vào ngân sách nhà nước còn lớn. Tại nhiều vùng khó khăn, nhiều người cho rằng không thể có điều kiện để các trường ngoài công lập phát triển. Nhận thức của một số ngành hữu quan cũng chưa thật đầy đủ, chưa quan tâm tạo điều kiện để các trường ngoài công lập phát triển, dư luận xã hội cũng chưa thật ủng hộ, tin tưởng, vẫn còn tâmThực tế cho thấy, nơi nào cấp uỷ và chính quyền thật sự năng động, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và có kế hoạch, giải pháp cụ thể và tổ chức triển khai tích cực thì nơi đó đạt kết quả tốt. Ngược lại nơi nào chưa quan tâm đúng mức thì đạt kết quả thấp. b) Mức thu nhập dân cư còn thấp: Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới hiện nay. Năm 1997 tổng sản phẩm quốc nội bình quân trên một đầu người nước ta đạt khoảng 310 USD (miền núi phía Bắc: 143USD/ người, đồng bằng sông Hồng: 209 USD/ người, Đông Nam Bộ: 493 USD/ người). Tình hình trên đòi hỏi các nhà quản lý Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu mức thu học phí ở từng vùng, từng miền cho phù hợp. Ví dụ: mức học phí ở Hà Nội tối thiểu 60.000đ/ tháng, có trường thu 100.000đ/ tháng.v.v.. với mức thu tối thiểu như trên thì bằng khoảng 15% mức chi của nhà nước, nhưng nếu thu cao hơn thì không có người học (mức thu trên ở Chi Lê 36%, Nam Triều Tiên là 46%). c) Quản lý các trường ngoài công lập chưa tốt: Việc hình thành các trường ngoài công lập còn mang tính tự phát, thiếu điều tra khảo sát kỹ càng, thiếu chuẩn bị về các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học, điều đó có thể dẫn đến nguy cơ tan rã của nhiều trường ngoài công lập. Ngoài ra nhiều trường lại được thành lập vì mục đích kinh tế trong khi tôn chỉ của việc thành lập các trường ngoài công lập là không vụ lợi do đó những điều này đã và đang dẫn đến những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế trong các trường ngoài công lập. d) Hệ thống pháp lý không đồng bộ: Hệ thống pháp lý ban hành quá chậm và không đồng bộ, nhất là đối với mô hình bán công. Thủ tục thành lập, thuê trụ sở, xin cấp đất, định giá tài sản còn phức tạp, mất nhiều thời gian, phải qua nhiều cấp, gây cản trở và nhiều khi làm nản lòng các nhà đầu tư. Cơ chế chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng, thuế mặc dù đã rất thông thoáng nhưng chưa phải là đã tạo ra ưu đãi cho các cơ sở ngoài công lập. Đồng thời, việc phân cấp quản lý giữa TW và địa phương, cơ sở chưa thật đầy đủ để tạo quyền tự chủ năng động cho địa phương và cơ sở. Sự phối hợp giữa các ngành có liên quan để triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước còn chậm và chưa đồng bộ. Văn bản hướng dẫn việc thu và sử dụng học phí chưa thống nhất. Điều này đã khiến cho việc thu học phí nhiều khi rất khác nhau giữa các trường trên cùng một địa bàn. Chẳng hạn như việc thu học phí ở các trường đại học ngay trên địa bàn Hà Nội, trong khi nhiều trường duy trì mức học phí là 120.000đ/tháng thì có những trường lại quy định mức học phí lên tới 180.000đ/tháng và sự chênh lệch 60.000đ/tháng là cả một vấn đề đối với các sinh viên, đặc biệt là các sinh viên ở nông thôn. III. KIẾN NGHỊ NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC 1. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về công tác xã hội hoá: Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong toàn ngành và địa phương về chủ trương chính sách khuyến khích xã hội hoá của Nhà nước và những quy định thực hiện cụ thể của địa phương, ngành. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo và quản lý của Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp, phát huy vai trò của các tổ chức Công đoàn, hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên, đội Thiếu niên tiền phong, hội Học sinh- Sinh viên, hội cha mẹ học sinh, hội Khuyến học và các đoàn thể, tổ chức xã hội khác huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. 2. Thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách: Tiếp tục hoàn thiện những văn bản pháp quy, các chính sách vĩ mô khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức kinh tế xã hội, các cá nhân đầu tư cho phát triển giáo dục, tạo điều kiện để vừa phát triển vừa nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống các trường ngoài công lập, các hình thức giáo dục ngoài nhà trường và các trung tâm giáo dục cộng đồng. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất các cơ sở giáo dục và đào tạo nhằm gắn nhà trường với xã hội trong việc nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm cho xã hội vì vậy nhà nước cần có chính sách miễn thuế (ít nhất là 5 năm đầu), coi như sản phẩm chế thử trước khi đưa vào sản xuất đại trà. Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư mở thêm trường mới, đổi mới cơ chế học phí của các trường đại học và cao đẳng trong và ngoài công lập theo hướng học phí tương xứng với chất lượng dịch vụ và đào tạo mà nhà trường cung cấp phù hợp với khả năng của người học đồng thời miễn giảm cho các đối tượng chính sách, gia đình có công và người nghèo. Thể chế hoá trách nhiệm của các tổ chức sản xuất kinh doanh chia sẻ gánh nặng với Nhà nước trong việc đầu tư Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào số lượng lao động qua đào tạo (học vấn, bằng cấp) đang làm việc tại cơ sở sản xuất- kinh doanh. 3. Thúc đẩy phát triển các trường dân lập và tư thục: Đa dạng hoá các loại hình giáo dục- đào tạo, loại hình trường (bán công, tư thục, dân lập) đưa một số trường công lập chuyển sang bán công, đặc biệt ở thành thị và nơi có điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách. Củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân lập. Duy trì tỷ lệ trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông ngoài công lập hiện nay. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý, các văn bản hướng dẫn cụ thể về mô hình, quy chế tổ chức quản lý hoạt động của các đơn vị bán công, bộ phận hoạt động mang tính chất bán công trong các đơn vị công lập, quy chế hình thành các cơ sở dân lập. Bổ sung các chính sách ưu đãi tài chính nhằm tăng sức hấp dẫn, kích thích hình thành và phát triển các cơ sở ngoài công lập. 4. Với giáo viên và cơ sở vật chất: Có chương trình đào tạo và đào tạo lại công chức ngành giáo dục và đào tạo theo hướng tiêu chuẩn hoá giáo chức. Có chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ và giáo viên cho các trường ngoài công lập.v.v.. Có chính sách nghiên cứu chế độ tiền lương, phụ cấp và trợ cấp thưởng, hình thức thưởng hữu hiệu cho công chức ngành giáo dục và đào tạo một cách căn bản thích hợp với tình hình kinh tế- xã hội hiện nay để trình Nhà nước có chính sách tiền lương cho ngành tương xứng với vai trò Giáo dục và Đào tạo là “quốc sách hàng đầu”. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế tài chính phù hợp đối với trường công lập và ngoài công lập, hình thành quỹ bù đắp để đổi mới trang thiết bị, đáp ứng những yêu cầu hiện đại hoá của ngành Giáo dục và Đào tạo. 5. Tăng cường quản lý việc thu học phí và hoạt động của các cơ sở ngoài công lập: Thể chế hoá, quy chế hoá các khoan thu trong các cơ sở giáo dục và đào tạo và được công khai hoá vào đầu năm học. Đồng thời có chế độ kiểm tra theo dõi của cơ quan chức năng Nhà nước để giúp các cơ sở tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật, quy định về tài chính trong hoạt động của các đơn vị ngoài công lập, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các đơn vị có sai phạm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0175.doc
Tài liệu liên quan