Sau sự cố môi trường biển Miền Trung, nhiều nhóm giải pháp khắc phục đã được
Chính phủ triển khai như bồi thường và hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng, tăng cường
kiểm soát nguồn xả thải của công ty Formosa, thường xuyên quan trắc chất lượng nguồn
nước biển. Đến thời điểm này, như tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường - Trần Hồng Hà tại kỳ họp Quốc hội ngày 16/11/2016 và 23/05/2017 rằng “biển
Miền Trung đã an toàn” (Thế Kha, 2017). Trên thực tế, hoạt động khai thác và nuôi
trồng thuỷ sản đã và đang dần phục hồi, du lịch biển đang trở nên sôi động hơn và phản
ứng của thị trường đối với hàng hoá thuỷ hải sản cũng trở nên tích cực hơn (Tiến Duy &
CS., 2017).
Xuất phát từ bối cảnh trên và kết hợp với những phát hiện trong nghiên cứu này,
chúng tôi đưa ra một vài gợi ý về chính sách như sau:
- Các cơ quan chức năng và UBND xã cần sớm tiếp cận những hộ đã nhận tiền
bồi thường để tư vấn cho họ sử dụng tiền bồi thường vào các hoạt động sinh kế mà
người dân lựa chọn, tránh tiêu dùng lãng phí.
- Chính phủ nên dành một gói tín dụng đặc biệt để giúp cho các hộ NTTS, ĐBTS
và KDDV bị ảnh hưởng có cơ hội phục hồi và nâng cao chất lượng các hoạt động sinh
kế truyền thống của họ.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường liên kết với các hộ NTTS và ĐBTS
trong việc đầu tư nâng cao năng lực và bao tiêu sản phẩm.
- Nghiên cứu tổ chức các lễ hội biển để thu hút khách du lịch, và thông qua đó sẽ
giúp phục hồi các hoạt động du lịch tại địa phương.
- Trên tất cả, Chính phủ và chính quyền địa phương cần phải có trách nhiệm trong
việc quan trắc chất lượng môi trường biển và thông báo kịp thời trên các phương tiện
thông tin đại chúng
15 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự cố môi trường biển miền Trung và tác động của nó đến việc làm và thu nhập của lao động: nghiên cứu trường hợp tại xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/320583259
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN MIỀN TRUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆC
LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI XÃ VINH
HẢI, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Article · June 2017
CITATIONS
0
READS
1,438
3 authors, including:
Some of the authors of this publication are also working on these related projects:
Khảo sát, đánh giá năng lực thu gom và vận chuyển tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp và hộ cá thể (đối với mặt hàng chủ yếu) và đề xuất
giải pháp thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá được sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị View project
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN MIỀN TRUNG ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN XÃ VINH HẢI, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ View project
Phuc Nguyen Quang
University of Economics - University of Hue
21 PUBLICATIONS 33 CITATIONS
SEE PROFILE
All content following this page was uploaded by Phuc Nguyen Quang on 24 October 2017.
The user has requested enhancement of the downloaded file.
Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế Số 03 – Tháng 6/2017
1
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, email:nqphuc@hce.edu.vn
103
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN MIỀN TRUNG VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA NÓ ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI XÃ VINH HẢI,
HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Quang Phục1, Lê Anh Quý
Ngày nhận bài: 17/05/2017
Ngày nhận bản sửa: 14/06/2017
Ngày duyệt đăng: 24/06/2017
Tóm tắt. Mục đích chính của nghiên cứu này là nhằm đánh giá tác động của sự cố
môi trường biển Miền Trung đến việc làm và thu nhập của lao động bị ảnh hưởng trực
tiếp tại xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả phân tích chỉ ra
rằng sự cố môi trường biển đã làm cho nhiều lao động trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ
sản, đánh bắt thủy sản và kinh doanh dịch vụ rơi vào cảnh thiếu việc làm, thất nghiệp và
giảm thu nhập. Tuy nhiên, đa số lao động được hỏi đều không mong muốn chuyển đổi
nghề nghiệp, mà tiếp tục duy trì chiến lược sinh kế cũ. Vì vậy, chúng tôi cho rằng chính
sách hỗ trợ người dân sớm phục hồi các hoạt động sinh kế mà họ đã làm trước đây là
những ưu tiên hàng đầu.
Từ khóa: Sự cố môi trường biển; Việc làm; Thu nhập; Sinh kế; Vinh Hải.
1. Đặt vấn đề
Trong những tháng vừa qua, sự cố môi trường biển do công ty Formosa Hà Tĩnh
gây ra và những tác động của nó đến môi trường và sinh kế của người dân 4 tỉnh ven
biển Miền Trung bao gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đang
trở thành một chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý, nhà khoa
học, phương tiện truyền thông và dư luận trong nước cũng như quốc tế.
Theo báo cáo của Chính phủ, hậu quả của sự cố môi trường biển là rất nghiêm
trọng. Sản lượng khai thác thủy sản ở các tỉnh nói trên giảm mạnh, ước tính khoảng
1.600 tấn/tháng. Diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu con
Nguyễn Quang Phục, Lê Anh Quý
104
tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch. Hơn 350 ha nuôi
tôm bị chết rải rác, 1.600 lồng nuôi cá bị chết, 6,7 ha diện tích nuôi ngao bị chết và trên
10 ha nuôi cua bị chết. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh du lịch tại 4 tỉnh bị ảnh hưởng
cũng chịu nhiều tác động tiêu cực. Tỷ lệ khách huỷ tour khoảng 50%, công suất sử dụng
phòng giảm từ 40 đến 50% so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt, công suất sử dụng
phòng tại các địa phương của Hà Tĩnh chỉ đạt từ 10 đến 20%. Theo tính toán sơ bộ của
Chính phủ, sự cố môi trường biển Miền Trung đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100.000
lao động do không có việc làm ổn định và hơn 176.000 người phụ thuộc (Chính phủ,
2017).
Thừa Thiên Huế là một trong bốn tỉnh Miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự
cố môi trường biển. Hiện tượng cá chết hàng loạt đã xảy ra ở hầu hết các địa phương
thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc. Theo đánh giá bước đầu
của chính quyền địa phương, ước tính thiệt hại do tình trạng cá chết gây ra vào khoảng
135 tỷ đồng. Số tàu thuyền bị ảnh hưởng là 2.939 chiếc với 6.212 hộ và 30.450 nhân
khẩu bị ảnh hưởng. Số lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 1.240 lồng. Bên cạnh
những thiệt hại đối với lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, sự cố môi trường biển
cũng tác động tiêu cực đến hoạt động hậu cần nghề cá, kinh doanh dịch vụ du lịch tại
các bãi biển cũng như đời sống của người dân (Đại Dương, 2017).
Để khắc phục sự cố và nhanh chóng ổn định đời sống cho người dân bị ảnh
hưởng, nhiều nhóm giải pháp thống nhất từ Trung ương đến địa phương đã được triển
khai như đền bù thiệt hại, miễn giảm học phí, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp hoặc hỗ trợ
xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nghiên cứu tác động của sự cố môi
trường biển để từ đó đề xuất các giải pháp có tính đặc thù địa phương nhằm ổn định đời
sống lâu dài cho người dân vẫn chưa được chính quyền các cấp quan tâm đúng mức.
Điều này đang đặt ra sự cần thiết phải triển khai các nghiên cứu trường hợp (case
studies) trong thực tiễn.
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá tác động của sự cố môi trường
biển Miền Trung đến việc làm và thu nhập của lao động bị ảnh hưởng xã tại Vinh Hải
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra một vài gợi ý về chính sách nhằm ổn
định đời sống lâu dài cho người dân.
Sau phần đặt vấn đề, bài báo này trình bày phần giải quyết vấn đề bao gồm việc
giải thích các phương pháp thu thập và phân tích thông tin. Tiếp đến là phần kết quả
nghiên cứu và bình luận. Phần này phân tích tác động của sự cố môi trường biển đến
Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế Số 03 – Tháng 6/2017
105
việc làm, thu nhập và những dự định tương lai của lao động bị ảnh hưởng, từ đó đưa ra
một vài gợi ý về chính sách. Cuối cùng là phần kết luận.
2. Tổng quan nghiên cứu
Từ những năm 1950, các nhà khoa học trên Thế giới đã bắt đầu quan tâm nghiên
cứu để đánh gia tác động của sự cố môi trường biển và sông đến hệ sinh thái, sản xuất
nông nghiệp, sức khoẻ của cộng đồng và các vấn đề xã hội phát sinh sau ô nhiễm môi
trường. Tại Nhật Bản, thảm hoạ Minamata – do công ty Chisso ở Minamata và Công ty
Showa Denko ở Niigata xã nước thải công nghiệp có chứa thuỷ ngân ra môi trường, đã
gây ra một hậu quả rất nghiêm trọng. Theo Harada (2008), thảm hoạ Minamata đã làm
chết 1.700 người do bị ngộ độc vì ăn các loại hải sản tại địa phương như sò và các loại
cá. Ngoài ra, rất nhiều thế hệ tại tỉnh Kumamoto mắt phải bệnh Minamata - bệnh do
nhiễm độc thủy ngân gây hủy hoại hệ thống thần kinh trung ương (Thủy Châu Tờ,
2015).
Năm 2008, Reddy và Behera đã thực hiện một nghiên cứu ở Andhra Pradesh
(Miền Nam Ấn Độ) để đánh giá tác động của ô nhiễm nguồn nước do sản xuất công
nghiệp đến cuộc sống của các vùng nông thôn. Bằng các công cụ kinh tế, nhóm tác giả
đã chỉ ra rằng: ô nhiễm nước do xả thải từ các nhà máy công nghiệp ở vùng Andhra
Pradesh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến: (i) nguồn nước sinh hoạt – bị nhiễm độc; (ii)
sức khoẻ của người dân – nhiều bệnh tật và tăng chi phí y tế; (iii) gia súc chết – do uống
nước bị nhiễm độc; (iv) sản xuất nông nghiệp – năng suất giảm và tăng chi phí sản xuất/
đơn vị diện tích; và (v) việc làm của người dân – tăng tỷ lệ thất nghiệp do đất nông
nghiệp và dòng sông bị ô nhiễm (Thủy Châu Tờ, 2015).
Gần đây, những tác động về sinh thái, kinh tế và xã hội của vụ tràn dầu ở vịnh
Mexico do công ty dầu khí BP gây ra năm 2010, đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều
tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, và dư luận của Thế giới. Theo Hội đồng bảo vệ
nguồn lực tự nhiên (Natural Resource Defense Council – NRDC), thảm hoạ tràn dầu ở
Vịnh Mexico đã gây thiệt hại cho ngành thủy sản Hoa Kỳ ước tính khoảng 8,7 tỉ USD
đến năm 2020, mất 22.000 việc làm; khoảng 50.000 người tham gia dọn dẹp dầu tràn đã
tiếp xúc với hóa chất gây tổn hại nghiêm trọng mô phổi; công nhân dọn dẹp, vợ chồng
của họ và ngay cả cư dân vùng vịnh bị ảnh hưởng gián tiếp bởi vụ tràn dầu cũng bị tăng
lo âu và trầm cảm mà có thể mất một thập kỷ hoặc nhiều hơn để phục hồi tâm lý; gần 1
triệu con chim biển bị chết; môi trường sống của các loài quý hiếm như cá heo, rùa biển
Nguyễn Quang Phục, Lê Anh Quý
106
bị đe dọa dẫn đến giảm tỉ lệ sinh sản; tổn thất các rạn san hô. Ngoài ra, Hiệp hội Du lịch
Hoa Kỳ ước tính tổn thất cho ngành du lịch do thảm họa môi trường sinh thái biển
khoảng 23 tỉ USD trong vòng 3 năm (Trần Phượng, 2012).
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về vấn đề thảm hoạ môi trường cũng được triển
khai trong những năm gần đây. Chu Thị Hiền (2011) đã phân tích, đánh giá thực trạng
pháp luật về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường tại Việt Nam; và nghiên
cứu thực tiễn áp dụng pháp luật bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Đề tài
cũng đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do
làm ô nhiễm môi trường. Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh (2014) đã thực hiện một nghiên cứu về “Xác định thiệt hại về kinh tế và
môi trường: Bài học từ câu chuyện xả thải gây ô nhiễm sông Thị Vãi”. Nghiên cứu đã
chỉ ra được cơ sở để tính toán thiệt hại về kinh tế và môi trường do ô nhiễm dòng sông;
đề xuất các phương pháp đánh giá thiệt hại; và đánh giá những thiệt hại về kinh tế và
môi trường (Chu Thị Hiền, 2011).
Dựa vào số liệu thứ cấp, tác giả Đinh Thị Hải Vân (2015), đã chỉ ra được các
nguyên nhân và những tác động của ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ khu công
nghiệp, cụm làng nghề và thuốc BVTV đến sản xuất nông nghiệp. Tác động của ô
nhiễm nước đến sản xuất nông nghiệp bao gồm làm giảm năng suất lúa, lúa gạo bị
nhiễm độc, và đất đai bị bỏ hoang. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất
một số chính sách trong kiểm soát ô nhiễm nước (Đinh Thị Hải Vân, 2015).
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên 2 nguồn số liệu sau đây:
Đối với số liệu thứ cấp, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để thu
thập thông tin và số liệu thứ cấp từ các văn bản được cung cấp bởi chính quyền địa
phương (tỉnh, huyện và xã) và các bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng liên
quan đến sự cố môi trường biển ở Miền Trung.
Đối với số liệu sơ cấp, phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với những lao
động trực tiếp bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển đã được sử dụng. Theo báo cáo
của UBND xã Vinh Hải, tổng số lao động bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố môi trường
biển tại địa phương là 384 lao động. Để xác định quy mô mẫu điều tra, chúng tôi đã áp
Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế Số 03 – Tháng 6/2017
107
dụng công thức xác định cỡ mẫu điều tra của Slovin (1960): n = N/(1+Ne2). Trong đó, n
– cỡ mẫu cần điều tra, N – tổng số lao động bị ảnh hưởng trực tiếp (N = 384), và e – là
sai số kỳ vọng (e = 10%). Theo công thức trên, tổng số lao động được phỏng vấn tại xã
Vinh Hải là 79 lao động. Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được tiến hành trong giai đoạn
từ 3/2017 đến 4/2017. Có 4 bảng hỏi không hợp lệ và 75 bảng hỏi hợp lệ được sử dụng
để phân tích. Vì vậy, số lao động bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển được đưa vào
phân tích trong nghiên cứu này là 75.
Bảng 1. Quy mô và cơ cấu mẫu điều tra
Số lượng Cơ cấu (%) Cỡ mẫu
Tổng số 384 100 79
NTTS 66 17,2 14
ĐBTS 213 55,5 44
KDDV 105 27,3 21
Ghi chú: NTTS: Nuôi trồng thuỷ sản; ĐBTS: Đánh bắt thuỷ sản; KDDV: Kinh doanh
dịch vụ.
3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập đã được mã hoá và phân tích trên phần mền SPSS 20.0.
Phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh đã được
sử dụng để phân tích tác động của sự cố môi trường biển đến việc làm và thu nhập của
lao động bị ảnh hưởng, bằng cách so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu ở hai thời điểm: trước
sự cố môi trường và sau sự cố môi trường. Trước sự cố môi trường biển được hiểu là
trước tháng 4 năm 2016 (thời điểm phát hiện cá chết hàng loạt). Vì vậy, thông tin về
việc làm và thu nhập của lao động sẽ được thu thập tại thời điểm năm 2015. Sau sự cố
môi trường được hiểu là sau thời điểm tháng 4 năm 2016. Điều này có nghĩa là số liệu
liên quan đến việc làm và thu nhập của lao động sau sự cố môi trường sẽ được tính kể
từ 5/2016.
Nguyễn Quang Phục, Lê Anh Quý
108
4. Kết quả nghiên cứu và bình luận
4.1. Sơ lược về sự cố môi trường biển ở xã Vinh Hải
Hiện tượng thủy hải sản chết bất thường bắt đầu xuất hiện tại Hà Tĩnh vào ngày
6/4/2016, sau đó lần lượt xuất hiện tại các tỉnh Quảng Bình (10/4/2016), Thừa Thiên
Huế (15/4/2016) và Quảng Trị (16/4/2016). Nguyên nhân của sự cố này, theo báo cáo
của Chính phủ, là do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả
thải khiến môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh
miền Trung đã tác động xấu lên tất cả các lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội và an
ninh chính trị.
Vinh Hải là một trong số 11 xã thuộc huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế bị ảnh
hưởng bởi sự cố môi trường biển. Hiện tượng cá chết hàng loạt xuất hiện tại địa phương
này vào ngày 15/4/2016. Theo UBND xã Vinh Hải, toàn xã có 112.498 m2 diện tích ao
nuôi cá của 15 hộ dân bị thiệt hại, 59 chiếc tàu thuyền nghĩ đi khai thác thuỷ sản, nhiều
hộ kinh doanh dịch vụ du lịch và hậu cần nghề cá ngưng hoạt động, số lượng du khách
đến tắm biển và nghỉ mát giảm đi rất nhiều. Sự cố môi trường biển này đã ảnh hưởng
trực tiếp đến việc làm và thu nhập của 384 lao động (UBND huyện Phú Lộc, 2016).
Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Phú Lộc
Vinh Hải
Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế Số 03 – Tháng 6/2017
109
4.2. Tác động của sự cố môi trường biển đến việc làm và thu nhập của lao
động bị ảnh hưởng ở xã Vinh Hải
4.2.1 Đặc điểm chung của mẫu điều tra
Kết quả điều tra cho thấy số lao động bị ảnh hưởng của nhóm NTTS và ĐBTS là
nam giới chiếm tỷ lệ rất cao, tương ứng với 92,4% và 97,6%. Trong khi đó, đa số lao
động bị ảnh hưởng của nhóm KDDV là nữ giới (chiếm 75,1%). Hơn 2/3 số lao động
bị ảnh hưởng có tuổi đời từ 30 đến dưới 60 tuổi. Số lao động tốt nghiệp tiểu học và
THCS chiếm tỷ lệ khá cao (66,7%) và có đến 84,2% lao động chưa qua đào tạo. Điều
này cho thấy đối tượng bị tác động trực tiếp bởi sự cố môi trường biển là những người
được xem là trụ cột của gia đình nhưng trình độ văn hoá và chuyên môn của họ còn
nhiều hạn chế.
4.2.2. Sự thay đổi về việc làm
Bảng 2 cho thấy, so với trước sự cố môi trường biển, thời gian làm việc bình
quân của lao động 3 nhóm ngành đều giảm rõ rệt. Trong đó, thời gian làm việc của lao
động trong nhóm ĐBTS giảm mạnh nhất, từ 6 tháng/năm xuống còn 3 tháng/năm; tiếp
đến là lao động của nhóm KDDV; và cuối cùng là lao động của nhóm NTTS.
Bảng 2. Thời gian làm việc của lao động trước và sau sự cố môi trường biển
Số tháng/năm Số ngày/tháng Số giờ/ngày
Trước Sau Trước Sau Trước Sau
NTTS 6 5 29 27 6 7
ĐBTS 7 4 18 11 7 5
KDDV 6 4 30 28 8 7
(Nguồn: Số liệu điều tra 2017)
Về tình trạng việc làm, số liệu ở Bảng 3 cho chúng ta thấy, trước sự cố môi
trường biển, 100% lao động có việc làm ổn định nhưng sau sự cố môi trường thì chỉ
có 5,3% lao động có đủ việc làm, trong khi có tới 84% lao động thiếu việc làm và
10,7% lao động bị thất nghiệp.
Nguyễn Quang Phục, Lê Anh Quý
110
Bảng 3. Tình trạng việc làm sau sự cố môi trường biển
Số lượng (người) Cơ cấu (%)
Đủ việc làm 4 5,3
Thiếu việc làm 63 84,0
Thất nghiệp 8 10,7
Tổng 75 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra 2017)
Như vậy, sự cố môi trường biển đã làm cho nhiều lao động tại xã Vinh Hải rơi
vào tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp nghiêm trọng; và điều này có lẽ sẽ làm
thay đổi đáng kể quy mô và cơ cấu thu nhập của lao động.
4.2.3. Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu thu nhập
Số liệu Bảng 4 cho chúng ta thấy, so với trước sự cố môi trường biển, thu nhập
bình quân của một lao động tại xã Vinh Hải giảm rất mạnh, từ 44,95 triệu đồng/năm
xuống còn 10,95 triệu đồng/năm (giảm tương ứng 75,6% thu nhập). Trong đó, nguồn
thu nhập từ NTTS và ĐBTS có tốc độ giảm lớn nhất, tương đương 90,6% và 84,2%,
tiếp đến là thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp. Trong bối cảnh cá chết hàng
loạt và các mặt hàng thuỷ sản tiêu thụ khó khăn, nhiều lao động đã chuyển sang làm
thuê như phụ thợ nề hoặc chạy xe ôm để duy trì sinh kế. Tuy nhiên, những công việc
này cũng khá bấp bênh vì phải cạnh tranh gay gắt với những lao động có nhiều kinh
nghiệm hơn.
Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế Số 03 – Tháng 6/2017
111
Bảng 4. Thay đổi về thu nhập của lao động trước và sau sự cố môi trường biển
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Trước
sự cố
Sau
sự cố
Thay đổi
+/- %
Thu nhập BQ /lao
động/năm
44,95 10,95 -34,00 -75,6
Từ trồng trọt 0,61 0,59 -0,02 -3,3
Từ chăn nuôi 0,94 0,97 0,03 3,2
Từ NTTS 14,33 1,35 -12,98 -90,6
Từ ĐBTS 18,72 2,96 -15,76 -84,2
Từ làm thuê 0,19 0,87 0,68 357,9
Từ NN phi NN 10,16 4,20 -5,96 -58,7
(Nguồn: Số liệu điều tra 2017)
Nghiên cứu này cũng đặt ra một câu hỏi rằng liệu mức độ thay đổi của thu nhập
theo thời gian có sự khác nhau không? Biểu đồ 1 cho thấy, thu nhập của lao động giảm
không đáng kể sau sự cố môi trường biển khoảng một tuần, sau đó thu nhập bắt đầu
giảm mạnh sau sự cố môi trường biển một tháng cho đến 6 tháng. Thu nhập của lao
động có xu hướng phục hồi dần dần sau sự cố môi trường biển chín tháng cho đến sau
một năm. Xu hướng này có thể giải thích là bởi vì trong giai đoạn đầu nhiều người dân
vẫn chưa biết rõ về hậu quả của sự cố môi trường biển nên tiêu thụ hải sản hay du lịch
biển vẫn diễn ra bình thường. Sau 3 tháng, các hoạt động NTTS, ĐBTS và KDDV thực
sự bị tác động tiêu cực khi Chính phủ công bố các chỉ số môi trường và người dân nhận
thức được hậu quả của ô nhiễm môi trường biển. Tình hình được cải thiện hơn kể từ khi
Chính phủ và công ty Formosa áp dụng các giải pháp khắc phục hậu quả.
Nguyễn Quang Phục, Lê Anh Quý
112
Biểu đồ 1. Mức độ thay đổi thu nhập của lao động sau sự cố môi trường biển theo
thời gian
4.2.4. Dự định và niềm tin vào tương lai của lao động
Nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản được xem như những hoạt động sinh kế
truyền thống của những người lao động xã Vinh Hải. Tuy nhiên, sinh kế của họ đã và
đang bị tổn thương do tác động tiêu cực của sự cố môi trường biển. Liệu những người
lao động bị ảnh hưởng có tiếp tục duy trì sinh kế truyền thống không hay có những dự
định khác? Họ có niềm tin gì về môi trường biển và cuộc sống tương lai? Đây là những
câu hỏi lớn đòi hỏi chính quyền địa phương cần quan tâm để tìm kiếm những giải pháp
phù hợp.
Bảng 5. Dự định và niềm tin vào tương lai của lao động
Chỉ tiêu
Có Không K. trả lời
SL
Người
CC
(%)
SL
Người
CC
(%)
SL
Người
CC
(%)
Chuyển đổi nghề nghiệp 9 12,0 66 88,0 0 0
Đầu tư vào nghề cũ 63 84,0 8 10,7 4 5,3
Di cư 4 5,3 68 90,7 3 4,0
Môi trường biển sẽ phục
hồi
37 56,3 19 25,3 19 18,4
Cuộc sống rồi sẽ khá lên 40 53,3 18 24,0 17 22,7
(Nguồn: Số liệu điều tra 2017)
Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế Số 03 – Tháng 6/2017
113
Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 12,0% số lao động khảo sát có ý định chuyển
đổi nghề nghiệp, trong khi đó có đến 88,0% số lao động trả lời rằng họ sẽ không chuyển
đổi nghề nghiệp trong tương lai. Vậy họ sẽ làm gì? Tiếp tục đầu tư vào các hoạt động
sinh kế mà họ đang thực hiện (84,0%) và duy trì cuộc sống trên quê hương là sự lựa
chọn của 90,7% số lao động khảo sát. Nguyên nhân lớn nhất là họ đã quen cuộc sống
bám biển cho dù đã có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp của nhà nước. Hơn
nữa, nhiều người cho rằng tuổi của họ đã lớn và có trình độ học vấn thấp nên việc
chuyển đổi nghề nghiệp là rất khó khăn. Vì vậy, đa số lao động đã sử dụng số tiền bồi
thường vào việc sửa chữa hoặc mua sắm dụng cụ và thiết bị mới (Biểu đồ 2). Nói về
niềm tin vào tương lai của họ, số liệu ở Bảng 5 chỉ ra rằng, đa số lao động tin tưởng
rằng môi trường biển sẽ phục hồi sớm và cuộc sống của người dân rồi sẽ khá lên trong
tương lai.
Biểu đồ 2. Sử dụng tiền bồi thường của các lao động
5. Kết luận và một số gợi ý chính sách
5.1 Kết luận
Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng sự cố môi trường biển Miền Trung đã tác động tiêu
cực đến sự thay đổi về việc làm và thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp
ở xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhiều lao động rơi vào tình trạng
thiếu việc làm và thất nghiệp nghiêm trọng; và điều này như một hậu quả, thu nhập của
hầu hết lao động được khảo sát giảm rất mạnh. Tuy nhiên, khả năng đa dạng hoá nguồn
thu nhập của họ để ứng phó với bối cảnh tổn thương này là rất hạn chế vì trình độ văn
hoá và chuyên môn thấp cũng như thiếu cơ hội nghề nghiệp tại địa phương.
Nguyễn Quang Phục, Lê Anh Quý
114
Mặc dù đang đối mặt với những khó khăn nhưng đa số lao động mong muốn tiếp
tục duy trì các hoạt động sinh kế truyền thống của họ. Đặc biệt họ có niềm tin tốt đẹp
vào cuộc sống gắn liền với biển mà nhiều thế hệ trong gia đình đã lựa chọn. Vì vậy,
chúng tôi cho rằng những giải pháp tư vấn và hỗ trợ người dân nhanh chóng phục hồi
các hoạt động sinh kế cũ là những ưu tiên cần được quan tâm./.
5.2 Một số gợi ý về chính sách
Sau sự cố môi trường biển Miền Trung, nhiều nhóm giải pháp khắc phục đã được
Chính phủ triển khai như bồi thường và hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng, tăng cường
kiểm soát nguồn xả thải của công ty Formosa, thường xuyên quan trắc chất lượng nguồn
nước biển... Đến thời điểm này, như tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường - Trần Hồng Hà tại kỳ họp Quốc hội ngày 16/11/2016 và 23/05/2017 rằng “biển
Miền Trung đã an toàn” (Thế Kha, 2017). Trên thực tế, hoạt động khai thác và nuôi
trồng thuỷ sản đã và đang dần phục hồi, du lịch biển đang trở nên sôi động hơn và phản
ứng của thị trường đối với hàng hoá thuỷ hải sản cũng trở nên tích cực hơn (Tiến Duy &
CS., 2017).
Xuất phát từ bối cảnh trên và kết hợp với những phát hiện trong nghiên cứu này,
chúng tôi đưa ra một vài gợi ý về chính sách như sau:
- Các cơ quan chức năng và UBND xã cần sớm tiếp cận những hộ đã nhận tiền
bồi thường để tư vấn cho họ sử dụng tiền bồi thường vào các hoạt động sinh kế mà
người dân lựa chọn, tránh tiêu dùng lãng phí.
- Chính phủ nên dành một gói tín dụng đặc biệt để giúp cho các hộ NTTS, ĐBTS
và KDDV bị ảnh hưởng có cơ hội phục hồi và nâng cao chất lượng các hoạt động sinh
kế truyền thống của họ.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường liên kết với các hộ NTTS và ĐBTS
trong việc đầu tư nâng cao năng lực và bao tiêu sản phẩm.
- Nghiên cứu tổ chức các lễ hội biển để thu hút khách du lịch, và thông qua đó sẽ
giúp phục hồi các hoạt động du lịch tại địa phương.
- Trên tất cả, Chính phủ và chính quyền địa phương cần phải có trách nhiệm trong
việc quan trắc chất lượng môi trường biển và thông báo kịp thời trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế Số 03 – Tháng 6/2017
115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chính phủ, “Báo cáo tình hình, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục sự cố
môi trường gây hải sản chết bất thường tại các tỉnh Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế”,
2016, truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2017, tại
vnf/bao-cao-cua-chinh-phu-ve-viec-khac-phuc-moi-truong-mien-trung-
20160728235028004.htm
Chu Thị Hiền (2011), “Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp
luật dân sự Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Luật dân sự, Trường ĐH
Luật Hà Nội.
Đại Dương, “135 tỷ đồng là số tiền Huế bị thiệt hại ban đầu do cá chết”, 2016, truy
cập ngày 27 tháng 6 năm 2017, tại
tien-hue-bi-thiet-hai-ban-dau-do-ca-chet-20160705202946313.htm
Đinh Thị Hải Vân (2015), “Ảnh hưởng của ô nhiễm nước tới hoạt động sản xuất
nông nghiệp”, Tạp chí Môi Trường số 5.
Tiến Duy, Hương Giang và Văn Hai, “Khởi sắc du lịch biển các tỉnh bắc miền
trung”, 2017, truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017, tại:
bac-mien-trung.html.
Thế Kha (2017) “Bộ trưởng Trần Hồng Hà đảm bảo hoàn toàn môi trường biển vụ
Formosa”, 2017, truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017, tại
hoi/bo-truong-tran-hong-ha-dam-bao-hoan-toan-moi-truong-bien-vu-formosa-
20170523074526314.htm
Thủy Châu Tờ (2015), Bài tiểu luận về thảm họa Minamata (Nhật Bản), Trường Đại
học Thủ Dầu Một, Bình Dương
Trần Phượng tổng hợp (2012), BP và vụ tràn dầu vịnh Mexico sau 2 năm nhìn lại.
UBND huyện Phú Lộc, “Báo cáo tổng hợp tình hình thiệt hại và công tác khắc phục
sự cố môi trường biển trên địa bàn huyện Phú Lộc”. Huế, 2016.
Nguyễn Quang Phục, Lê Anh Quý
116
THE MARINE POLLUTION INCIDENT IN THE CENTRAL
COAST REGION AND ITS IMPACTS ON THE EMPLOYMENT
AND INCOME OF LABOURERS: A CASE STUDY OF VINH HAI
COMMUNE, PHU LOC DISTRICT, THUA THIEN HUE
PROVINCE
Nguyen Quang Phuc, Le Anh Quy
Abstract. The main purpose of this study is to assess impacts of the marine
pollution incident in the Central Coast Region on the employment and income of
affected labourers in Vinh Hai commune, Phu Loc district, Thua Thien Hue province.
The findings indicate that the marine pollution incident has caused great impacts on the
labourers in the fields of aquaculture, fishing and business services including
underemployment, unemployment and income declining. However, most of interviewed
labourers do not want to change their careers, but continue to maintain their old
livelihoods. Therefore, we do believe that the supporting policies for the affected
labourers to restore promptly the livelihoods activities done before are top priorities.
Keywords: Marine pollution incident; Employment; Income; Livelihoods; Vinh
Hai.
View publication stats
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_co_moi_truong_bien_mien_trung_va_tac_dong_cua_no_den_viec_lam_va_thu_nhap_cua_lao_dong_nghien_cuu.pdf