Tăng cường tiềm lực tài chính và
nhân lực của các cơ quan quản lý để có thể
kiểm soát và ứng phó kịp thời với các sự
cố môi trường. Xây dựng cơ chế phối hợp
thực chất, hiệu quả giữa các Bộ, ngành và
địa phương, kể cả huy động các nguồn lực
quốc tế trong công tác ứng phó với các sự
cố môi trường có tính chất thảm họa như
sự cố biển miền Trung vừa qua.
Việt Nam đã ký kết, tham gia nhiều
hiệp định thương mại tự do, cả song
phương và đa phương. Việc tham gia các
hiệp định thương mại tự do đem lại cơ hội
cho phát triển nhưng đồng thời cũng mang
tới nhiều thách thức cho môi trường, vì vậy
việc tăng cường giám sát chất lượng đầu
tư nước ngoài ở góc độ bảo vệ môi trường
là rất cấp bách, tránh diễn ra tình trạng đầu
tư nước ngoài thu được lợi nhuận nhưng
tàn phá môi trường của Việt Nam và để lại
hệ quả nặng nề cho người dân. Kiên quyết
không chấp nhận đánh đổi các lợi ích về môi
trường trong kêu gọi, thu hút dự án đầu tư.
14 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự cố môi trường nổi cộm trong năm 2016 và một số bài học kinh nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự cố môi trường
nổi cộm trong năm 2016 và
một số bài học kinh nghiệm
Phụ chương
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG NỔI CỘM TRONG NĂM 2016 VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG NỔI CỘM TRONG NĂM 2016 VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
151Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG NỔI CỘM TRONG NĂM 2016
VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN MIỀN
TRUNG DO NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
CỦA CÔNG TY FORMOSA HÀ TĨNH
Ngày 6/4/2016, trên vùng biển cảng
Vũng Áng thuộc địa phận thị xã Kỳ Anh, tỉnh
Hà Tĩnh đã xảy ra hiện tượng một số loại
thủy sản bị chết. Ngay sau đó, hiện tượng
thuỷ sản chết lan trên diện rộng, bắt đầu
từ vùng ven biển Hà Tĩnh, sau đó lan dọc
ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị
và Thừa Thiên Huế. Sự cố này đã gây ra
những thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi
trường. Trong đó, chịu ảnh hưởng nặng
nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt
động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời
sống sinh hoạt của người dân.
Ngay sau khi có thông tin về sự cố,
dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,
các Bộ ngành có liên quan đã cùng tham
gia phối hợp tìm hiểu nguyên nhân, đánh
giá, xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm
môi trường và suy thoái hệ sinh thái biển
trường tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung. Kết
quả điều tra nguyên nhân và đánh giá chất
lượng môi trường biển đã được công bố
rộng rãi cho cộng đồng.
1.1. Nguyên nhân gây ra sự cố
Nguyên nhân gây ra sự cố môi
trường làm hải sản chết hàng loạt tại ven
biển 04 tỉnh miền Trung đã được công bố
ngày 30 tháng 6 năm 2016 là do Công ty
TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa
Hà Tĩnh (Công ty Formosa) thuộc khu kinh
tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), trong quá trình thi
công, vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà
máy, đã có những vi phạm và để xảy ra sự
cố, dẫn tới nước thải có chứa độc tố chưa
được xử lý đạt quy chuẩn xả ra môi trường.
Nước thải của Công ty Formosa có chứa
độc tố như phenol, xyanua, kết hợp với
hydroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn
hợp (mixel), có tỷ trọng lớn hơn nước biển,
theo dòng hải lưu di chuyển theo hướng
Bắc-Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên- Huế,
là nguyên nhân làm hải sản chết hàng loạt.
Công ty Formosa đã nhận trách
nhiệm là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi
trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4
tỉnh miền Trung chết bất thường, thực hiện
công khai xin lỗi Chính phủ và Nhân dân
Việt Nam, bồi thường thiệt hại cho người
dân, khắc phục hậu quả môi trường, cam
kết không tái phạm việc vi phạm pháp luật
về môi trường.
Lãnh đạo Công ty Formosa xin lỗi
nhân dân Việt Nam
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG NỔI CỘM TRONG NĂM 2016 VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
152 Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016
PHỤ CHƯƠNG
Đến cuối tháng 8/2016, Công ty
Formosa đã thực hiện đúng cam kết, hoàn
thành việc chuyển tiền bồi thường cho Việt
Nam với tổng số tiền là 500.000.000 đô la
Mỹ (tương đương trên 11.500 tỷ đồng Việt
Nam); đồng thời nghiêm túc triển khai các
biện pháp khắc phục tồn tại, vi phạm về bảo
vệ môi trường.
1.2. Diễn biến môi trường biển sau khi
xảy ra sự cố
Về việc đánh giá màng bám hệ keo
sắt hấp phụ các độc tố Phenol, Xyanua,
được thực hiện tại 9 khu vực có rạn san
hô và các dạng nền đáy khác trong vùng
biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế
với tổng cộng 63 điểm khảo sát. Kết quả
cho thấy, thời điểm tháng 7/2016 vẫn còn
hiện tượng lớp màng màu vàng dưới đáy
biển, tuy nhiên lớp màng bám này đã giảm
đi nhiều so với thời điểm tháng 4 và 5/2016.
Hàm lượng Phenol trong màng bám hệ keo
sắt ở 9 khu vực được khảo sát đã giảm
mạnh trong giai đoạn tháng 6 và 7/2016.
Nhiều nơi hàm lượng Phenol đã giảm trên
90% so với tháng 4 và 5/2016.
Về chất lượng môi trường nước
biển và trầm tích biển: Thời điểm tháng
6-7/2016, đối chiếu với QCVN 10-MT:2015/
BTNMT về chất lượng nước biển và QCVN
43:2012/BTNMT về chất lượng trầm tích
cho thấy, hầu hết các thông số đều nằm
trong giới hạn cho phép. Chỉ còn một số
khu vực như Sơn Dương - Hà Tĩnh (diện
tích khoảng 300 km2), cửa Nhật Lệ - Quảng
Bình (diện tích khoảng 330 km2), hòn Sơn
Trà - Thừa Thiên Huế (diện tích khoảng 160
km2) có một số thông số môi trường trong
nước biển cao hơn so với các khu vực khác.
Đến tháng 9/2016, kết quả quan trắc của
cho thấy tất cả các thông số đều nằm trong
giới hạn quy định của QCVN 10-MT:2015/
BTNMT, đạt quy chuẩn đối với vùng nuôi
trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh.
Về các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ
biển và nguồn lợi hải sản: Sau sự cố, các
hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và nguồn
lợi hải sản đã có bắt đầu hồi phục. Trên rạn
san hô đã thấy hiện tượng san hô phục hồi
tự nhiên từ những tập đoàn đã bị chết từng
phần và ấu trùng san hô bắt đầu định cư và
phát triển trên nền đáy rạn. Cá kích thước
nhỏ và các động vật đáy cỡ lớn khác trên
các rạn san hô đã có mật độ cao hơn hẳn
giai đoạn sau khi sự cố xảy ra.
Từ tháng 10/2016 đến thời điểm
báo cáo (tháng 3/2017), định kỳ 2 tuần/
lần, các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị và Thừa Thiên Huế đều thực hiện quan
trắc chất lượng nước biển tại các bãi tắm
trên địa bàn. Kết quả báo cáo cho thấy, các
thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn
quy định của QCVN 10-MT:2015/BTNMT,
đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể
thao dưới nước.
Như vậy, với sự kiểm soát chặt chẽ
các nguồn phát thải lớn tại khu vực tỉnh Hà
Tĩnh và do cơ chế làm sạch tự nhiên của
môi trường, hàm lượng các chất ô nhiễm
từ sự cố môi trường đã giảm theo thời gian.
Chất lượng môi trường nước biển tại tất cả
các khu vực được quan trắc đã nằm trong
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG NỔI CỘM TRONG NĂM 2016 VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
153Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016
giới hạn quy định của QCVN 10-MT:2015/
BTNMT, đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm,
thể thao dưới nước, nuôi trồng thủy sản và
bảo tồn thủy sinh. Hệ sinh thái rạn san hô,
cỏ biển và nguồn lợi hải sản ở khu vực sau
những tác động của sự cố môi trường bị
suy thoái mạnh cả về đa dạng sinh học và
quy mô, nay đã từng bước được hồi phục.
1.3. Các hoạt động đang tiếp tục
triển khai
Hiện nay, Bộ TN&MT tiếp tục phối
hợp với các địa phương tiếp tục giám sát
chất lượng môi trường biển, giám sát chặt
chẽ hoạt động xả thải và việc thực hiện các
biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm của
Công ty Formosa. Bộ Y tế tiếp tục phối hợp
với Bộ NN&PTNT thực hiện chương trình
giám sát định kỳ đối với các hải sản được
khai thác tại 4 tỉnh miền Trung nhằm đảm
bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cho
nhân dân. Bộ NN&PTNT tiếp tục phối hợp
với các địa phương tổ chức tuyên truyền,
hướng dẫn cho người dân trong các hoạt
động: nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước
lợ bình thường đối với tất cả các phương
thức nuôi; khai thác hải sản trên các vùng
biển; tuyên truyền, hướng dẫn diêm dân
tham gia sản xuất muối bình thường và lấy
mẫu giám sát an toàn thực phẩm theo định
kỳ... Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ,
ngành và địa phương tiếp tục triển khai việc
bồi thường thiệt hại, hỗ trợ cho người dân
các khu vực chịu ảnh hưởng của sự cố môi
trường này.
2. MỘT SỐ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG KHÁC
Trong năm 2016, ở nhiều nơi trên cả
nước, cũng đã xảy ra khá nhiều vụ việc, sự
cố về môi trường mà nguyên nhân đều từ
các hoạt động phát triển công nghiệp, do
công tác bảo vệ môi trường của các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất còn kém.
2.1. Ô nhiễm nước sông Bưởi (Thanh
Hóa) do nước thải sản xuất chưa qua
xử lý xả ra môi trường
Trong thời gian từ tháng 3 - 4/2016,
Nhà máy Mía đường Hòa Bình (tỉnh Hòa
Bình, thượng nguồn sông Bưởi) đã xả
nước thải chưa qua xử lý ra môi trường,
gây ô nhiễm hạ lưu sông Bưởi và làm cá
sông và cá nuôi lồng bè chết hàng loạt ở
huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). Nước
thải của Nhà máy đã làm nước sông bưởi
bị ô nhiễm, đổi màu đục, nổi bọt và bốc
mùi hôi thối. Nước sông ô nhiễm đã đe dọa
đến nguồn nước sinh hoạt của người dân
tại 15 xã của huyện Thạch Thành và nguy
cơ lan đến 7 xã khác của huyện Vĩnh Lộc
(Thanh Hóa).
Cá nuôi lồng chết hàng loạt trên sông Bưởi
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG NỔI CỘM TRONG NĂM 2016 VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
154 Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016
PHỤ CHƯƠNG
Kết quả kiểm tra đã xác định, trong
thời gian từ ngày 15/3 đến ngày 25/4/2016,
Nhà máy Mía đường Hòa Bình trong quá
trình vận hành, chạy thử, do chưa có hệ
thống xử lý nước thải nên đã đã xả thải
nước thải chưa qua xử lý ra sông Bưởi
với lưu lượng khoảng 1.900 m3/ngày đêm.
Công ty đã nhận trách nhiệm và thực hiện
việc bồi thường 1,4 tỷ đồng cho người dân
chịu thiệt hại.
Trong quá trình kiểm tra các doanh
nghiệp hoạt động dọc sông Bưởi, cơ quan
quản lý môi trường tiếp tục phát hiện Nhà
máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty
TNHH MTV Tân Hữu Hưng có đường ống
xả ngầm đường kính 16cm có thể xả nước
thải trực tiếp ra môi trường. Mặc dù nhà
máy đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải,
tuy nhiên, hệ thống xử lý nước thải chưa
đạt yêu cầu, lượng nước thải xả ra sông
Bưởi khoảng 1.500m3/ngày đêm.
Theo kết luận của cơ quan quản lý
môi trường địa phương, cả hai cơ sở này
đã bị tạm thời đình chỉ hoạt động, cho tới
khi hoàn thành việc đầu tư xây lắp hệ thống
BVMT, hệ thống xử lý nước thải theo đúng
thiết kế được thẩm định.
2.2. Ô nhiễm nước sông Cẩm Đàn
(Bắc Giang) do nước thải khai thác
khoáng sản chưa qua xử lý xả thải
vào sông
Từ năm 2012, nước sông Cẩm Đàn
- khu vực thôn Đồng Bưa, xã Cẩm Đàn,
Sơn Động (Bắc Giang) đã bị ô nhiễm nặng,
gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh
hoạt của người dân trong khu vực. Nguyên
nhân ô nhiễm được xác định là do nước
thải trong quá trình tuyển luyện khoáng
sản có chứa bùn thải và nhiều chất độc
hại của Công ty cổ phần tập đoàn khoáng
sản Á Cường chưa được xử lý, xả trực tiếp
ra sông. Kết quả kiểm tra cho thấy, trong
thành phần nước thải có nhiều chất độc hại
vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Mặc dù
đã nhiều lần, Công ty bị thanh tra, xử lý sai
phạm và yêu cầu xử lý chất thải đạt quy
chuẩn, tuy nhiên, đến tháng 6/2016, tình
trạng xả thải không qua xử lý của Công ty
vẫn diễn ra.
Tháng 7/2016, Bộ TN&MT đã tổ chức
kiểm tra toàn diện việc thực hiện, chấp
hành pháp luật về BVMT và khoáng sản
của Công ty Á Cường. Sau khi kiểm tra,
Bộ đã yêu cầu UBND tỉnh Bắc Giang xử
lý các vi phạm của Công ty Á Cường, theo
đó, áp dụng các biện pháp: đình chỉ hoạt
động; thu hồi giấy khép khai thác khoáng
sản, giấy phép xả nước thải; buộc Công
ty lắp đặt bổ sung các công trình BVMT,
thực hiện đầy đủ các yêu cầu, quy định
BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng
sản... và chỉ được phép hoạt động trở lại
sau khi đã thực hiện xong các công việc nêu
trên, được xác nhận hoàn thành công trình
BVMT và khắc phục xong hậu quả vi phạm
theo quy định.
2.3. Cá chết trên diện rộng tại Hồ Tây,
Hà Nội
Trong những ngày cuối tháng 9 và
sang đầu tháng 10 năm 2016, cá tại Hồ Tây
chết hàng loạt với khối lượng cá chết ước
tính khoảng 190 tấn.
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG NỔI CỘM TRONG NĂM 2016 VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
155Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016
Kết quả điều tra, xác định của các
cơ quan quản lý môi trường của địa phương
cho thấy, nguyên dân dẫn đến cá chết là do
nước hồ Tây bị ô nhiễm nặng chất hữu cơ.
Quá trình oxy hoá mạnh diễn ra trong nước
hồ đã dẫn tới sự thiếu hụt oxy, đồng thời
sinh ra khí độc HN3 là những yếu tố gây ra
hiện tượng chết cá. Kết quả kiểm tra cũng
cho thấy, nước thải từ các khu vực lân cận
vẫn xả thải trái phép vào hồ, việc nuôi thả cá
không đúng quy định là những nguyên nhân
gây ô nhiễm và làm chết cá trên diện rộng.
2.4. Ô nhiễm môi trường do vỡ bể
chứa bùn thải chì tại thị trấn Pác
Miều (Cao Bằng)
Vào tháng 1/2016, đã xảy ra sự cố
vỡ cống thoát nước thải ngầm dưới đáy
hồ chứa bùn thải từ Nhà máy tuyển nổi chì
kẽm của Công ty TNHH CKC tại Lạng Cá,
thị trấn Pác Miều, huyện Bảo Lâm (Cao
Bằng). Sự cố đã làm khoảng 2.000 m3 bùn
thải (ước tính theo kích thước khu vực bùn
thải bị sụt lún) thoát ra ngoài môi trường,
chảy vào khu vực canh tác và chảy ra sông
Gâm qua suối Bản Khun. Khu vực bị sụt
tạo thành một lòng chảo với đường kính
khoảng 30m, chiều sâu khoảng 5 - 7m.
Thành phần bùn thải bị thoát ra ngoài bao
gồm bột đá, quặng chưa xử lý, ôxít của một
số kim loại và hóa chất còn lại khi sử dụng
các loại thuốc tuyển quặng. Sự cố đã gây ô
nhiễm môi trường đất của khu vực sản xuất
nông nghiệp lân cận và nước sông Gâm
cũng đã bị ô nhiễm nặng, tạm thời không
sử dụng được cho sinh hoạt và sản xuất;
một số lượng lớn cá tự nhiên, cá lồng nuôi
và gia cầm.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, Công
ty TNHH CKC đã thực hiện ngay các biện
pháp ứng phó, khắc phục sự cố như khoan,
nhồi bùn thải và vật liệu để lấp kín cống thải
nhằm hạn chế nguy cơ bùn thải tiếp tục
thoát ra môi trường, đổ đất đá tại các khu
vực sụt lún, thu gom khoảng 500m3 bùn
thải ngoài môi trường đưa lại vào hồ chứa.
Theo đánh giá của cơ quan kiểm tra, các
biện pháp ứng phó đã ngăn được bùn thải,
nước thải tiếp tục thoát ra môi trường, hạn
chế được nguy cơ tiếp tục xảy ra sự cố.
Các cơ quan quản lý môi trường của
địa phương đã thực hiện việc kiểm tra, xác
định vi phạm của Công ty CKC về BVMT,
yêu cầu dừng mọi hoạt động sản xuất để
đánh giá tác động môi trường và tiếp tục
các hoạt động khắc phục sự cố. Đồng thời,
yêu cầu Công ty nghiêm túc thực hiện các
biện pháp kỹ thuật phù hợp để thực hiện
công tác khắc phục sự cố và BVMT, bao
gồm việc lắp đặt và hoàn thiện các hệ thống
thu gom, lưu giữ và XLNT, bùn thải từ hoạt
động sản xuất.
2.5. Ô nhiễm môi trường KCN Tằng
Lỏong (Lào Cai)
Cũng tại khu vực miền núi phía Bắc,
tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không
khí tại KCN Tằng Lỏong (Lào Cai) kéo dài
trong nhiều năm (từ năm 2011 đến nay),
gây nhiều bức xúc cho cộng đồng. Các
khu vực xung quanh KCN đã chịu nhiều
đợt thiệt hại do chất thải của các nhà máy
trong KCN thải ra tác động như: tình trạng
cây trồng, hoa màu của các hộ gia đình bị
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG NỔI CỘM TRONG NĂM 2016 VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
156 Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016
PHỤ CHƯƠNG
héo táp, cháy lá trên diện tích rộng; cá nuôi
trong ao của các hộ gia đình tại thôn Khe
Khoang, thị trấn Tằng Lỏong bị chết hàng
loạt do ảnh hưởng nước chảy tràn bề mặt
bãi thải từ nhà máy.
Kết quả kiểm tra cho thấy các nhà
máy trong KCN đều có những sai phạm về
BVMT trong hoạt động sản xuất công nghiệp
như: thực hiện không đúng cam kết BVMT,
đánh giá tác động môi trường đã được phê
duyệt; xây dựng, vận hành không đúng hệ
thống xử lý chất thải; không thực hiện chế
độ báo cáo theo quy định... Đồng thời kết
quả kiểm tra cho thấy KCN Tằng Loỏng hiện
chưa có bãi chứa CTR nên khi có mưa nước
thấm vào CTR gây ô nhiễm nguồn nước khu
vực. Mặc dù chính quyền địa phương đã có
nhiều biện pháp xử lý như bồi thường thiệt
hại, di dời các hộ dân ra khỏi phạm vi tác
động của KCN... tuy nhiên, vẫn chưa giải
quyết được triệt để. Đến năm 2016, vẫn còn
khoảng 1.500 hộ dân sinh sống trong phạm
vi chịu tác động của ô nhiễm môi trường
KCN (cây trồng, hoa màu của các hộ dân
cư tiếp tục bị khô lá, cháy lá).
Hiện nay, chính quyền địa phương
vẫn đang tiếp tục thực hiện kế hoạch giải
phóng mặt bằng di chuyển người dân ra khỏi
vùng ô nhiễm thuộc KCN Tằng Lỏong với dự
kiến hoàn thành việc di dời vào năm 2020.
2.6. Ô nhiễm môi trường do vỡ hồ
chứa nước và bùn thải khai thác Titan
tại Bình Thuận
Tháng 6/2016, hồ chứa nước và
bùn thải từ khai thác Titan của Công ty
Tân Quang Cường (xã Thuận Quý, huyện
Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) bất ngờ vỡ
khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn ra ngoài.
Do lượng bùn đỏ quá lớn, dòng nước vỡ
ra mạnh nên đã xé thành một đường rãnh
lớn trên đồi cát chạy dài xuống khu dân cư.
Nước bùn đỏ theo các đường rãnh tràn vào
nhà dân, băng qua tuyến đường nhựa ven
biển Tân Thành - Thuận Quý chạy luôn ra
biển, theo đó, khoảng 2 km dọc bờ biển xã
Thuận Quý đã bị nước bùn đỏ tràn xuống
tạo thành dòng nước đỏ ven bờ. Tại các khu
vực có dân cư sinh sống, bùn đỏ tràn vào
trong nhà, vườn, ao cá nhà dân. Các quán
ăn nằm ven biển cũng bị bùn đỏ tràn vào.
Nguyên nhân được xác định là do
hồ chứa nước khai thác titan của Công ty
Tân Quang Cường có sức chứa khoảng
180.000 m3 nhưng bờ hồ chỉ đắp bằng đất
cát, không kiên cố nên đã xả ra sự cố bị
vỡ hồ chứa. Mặc dù bùn thải từ khai thác
titan không chứa các chất chất độc hại cho
môi trường nhưng cũng đã gây ra những
thiệt hại khi ảnh hưởng đến cảnh quan môi
trường, hoạt động giao thông, sinh hoạt
của người dân. Qua kết quả kiểm tra cho
thấy, dự án này có 11 vi phạm được phát
hiện từ cuối năm 2015 nhưng đến nay vẫn
chưa khắc phục, trong đó có việc xây dựng
trái phép trạm bơm Suối Nhum, khai thác
Titan trái phép ở nhiều khu vực với tổng
diện tích tác động trên 10 ha; không có hệ
thống XLNT đạt quy chuẩn; chưa được xác
nhận hoàn thành kết quả thực hiện các
công trình BVMT phục vụ giai đoạn vận
hành dự án...
Đến nay, các cơ quan chức năng
quản lý môi trường của địa phương đã
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG NỔI CỘM TRONG NĂM 2016 VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
157Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016
hoàn thành việc kiểm tra, đánh giá về sự cố
và yêu cầu Công ty Tân Quang Cường phải
thực hiện việc khắc phục các lỗi vi phạm và
bồi thường thiệt hại do dự cố gây ra.
3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong thời gian gần đây, đặc biệt
trong năm 2016, đã xảy ra hàng loạt các
sự cố ô nhiễm môi trường mà nguyên nhân
chính là do công tác bảo vệ môi trường của
các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa tốt.
Thậm chí, có những vụ việc là hành vi cố
tình xả thải các chất thải độc hại của các chủ
doanh nghiệp. Số vụ việc, sự cố môi trường
có xu hướng gia tăng cả về số lượng, phạm
vi và mức độ ảnh hưởng. Trong số đó, tỷ lệ
sự cố do hoạt động sản xuất công nghiệp
chiếm khá cao. Thiệt hại từ những vụ việc,
sự cố nêu trên không chỉ là những thiệt hại
về mặt kinh tế, mà còn gây những tác động
tiêu cực đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt,
các hoạt động phát triển du lịch, kinh tế của
cộng đồng dân cư các khu vực lân cận, gây
tâm lý bất ổn cho người dân nói chung.
Môi trường phải thực sự được xác
định là một trong ba trụ cột của phát triển
bền vững (bên cạnh kinh tế, xã hội). Tuy
nhiên, trong những năm vừa qua, nhiều
địa phương đã quá coi trọng thu hút đầu
tư, chưa quan tâm đúng mức tới công tác
bảo vệ môi trường. Các vấn đề môi trường
ngày càng lớn và phức tạp, trong khi các
cơ quan quản lý chưa có đủ kinh nghiệm
và chưa lường hết những nguy cơ tiềm
ẩn về môi trường. Do đó, đầu tư cơ sở hạ
tầng cho hoạt động bảo vệ môi trường cần
phải được quan tâm và đầu tư ngay từ đầu
với tỉ lệ tương xứng. Xây dựng cơ chế huy
động hiệu quả nguồn lực trong xã hội, đa
dạng hóa nguồn lực tài chính, kể cả việc
tăng cường vay ODA để đầu tư cho công
tác bảo vệ môi trường, bảo đảm hiệu quả,
thực chất.
Việc phát triển mạnh mẽ các hoạt
động công nghiệp, đặc biệt là việc hình
thành các KCN, KKT tập trung ở các vùng
dễ bị tổn thương như vùng duyên hải, ven
biển trong những năm gần đây (KKT Nghi
Sơn, Vũng Áng, Dung Quất, Chu Lai),
hay việc phê duyệt triển khai các dự án sản
xuất lớn nhưng có nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường cao, bên cạnh việc góp phần tăng
trưởng kinh tế, xã hội cho khu vực nhưng
cũng đang tiềm ẩn những nguy cơ không
nhỏ về sự cố môi trường nếu như việc quản
lý và xả thải chất thải của các đối tượng này
không được thực hiện nghiêm túc và giám
sát chặt chẽ, hay hệ thống cảnh báo cũng
như năng lực ứng phó, khắc phục sự cố
không được đầu tư đúng mức và kịp thời.
Cần xây dựng cơ chế giám sát hiệu
quả các hoạt động bảo vệ môi trường trong
quá trình xây dựng và triển khai dự án; thực
hiện công khai, minh bạch, nâng cao trách
nhiệm giải trình của các cấp ủy, cơ quan
nhà nước đối với các dự án phát triển, nhất
là các dự án có nguy cơ tác động xấu đến
môi trường; nâng cao ý thức tự giác của
doanh nghiệp và người dân trong công
tác bảo vệ môi trường. Tăng cường trách
nhiệm của cơ quan quản lý môi trường địa
phương trong giám sát hoạt động của các
dự án trên địa bàn. Huy động có hiệu quả
cả hệ thống chính trị của địa phương trong
giám sát, phát hiện và xử lý các vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường.
158 Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016
PHỤ CHƯƠNG
Tăng cường tiềm lực tài chính và
nhân lực của các cơ quan quản lý để có thể
kiểm soát và ứng phó kịp thời với các sự
cố môi trường. Xây dựng cơ chế phối hợp
thực chất, hiệu quả giữa các Bộ, ngành và
địa phương, kể cả huy động các nguồn lực
quốc tế trong công tác ứng phó với các sự
cố môi trường có tính chất thảm họa như
sự cố biển miền Trung vừa qua.
Việt Nam đã ký kết, tham gia nhiều
hiệp định thương mại tự do, cả song
phương và đa phương. Việc tham gia các
hiệp định thương mại tự do đem lại cơ hội
cho phát triển nhưng đồng thời cũng mang
tới nhiều thách thức cho môi trường, vì vậy
việc tăng cường giám sát chất lượng đầu
tư nước ngoài ở góc độ bảo vệ môi trường
là rất cấp bách, tránh diễn ra tình trạng đầu
tư nước ngoài thu được lợi nhuận nhưng
tàn phá môi trường của Việt Nam và để lại
hệ quả nặng nề cho người dân. Kiên quyết
không chấp nhận đánh đổi các lợi ích về môi
trường trong kêu gọi, thu hút dự án đầu tư.
PHỤ LỤC 1
159Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016
Phụ lục 1. Phân loại đô thị Việt Nam
STT
Loại
đô thị
Số
lượng
Quy mô dân số Mật độ dân số
Tỷ lệ lao động
phi nông
nghiệp
Tên đô thị Ghi chú
1 Đặc
biệt
2 5.000.000 người
trở lên
15.000 người/
km² trở lên
Từ 90% trở lên Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh
2
I
3 1.000.000 người
trở lên
12.000 người/
km² trở lên từ 85% trở lên
Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần
Thơ
Trực
thuộc TW
3
14 500.000 người
trở lên
Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha
Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma
Thuột, Thái Nguyên, Nam
Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ
Long, Thanh Hóa, Biên
Hòa, Mỹ Tho.
Trực
thuộc tỉnh
II 25 300.000 người
trở lên
8.000 người/
km² trở lên.
từ 80% trở lên
Pleiku, Long Xuyên, Hải
Dương, Phan Thiết, Cà
Mau, Tuy Hoà, Uông
Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc
Liêu, Ninh Bình, Bắc Ninh, Thủ
Dầu Một, Đồng Hới, Phú
Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà
Rịa, Bắc Giang, Phan Rang -
Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm
Phả, Quảng Ngãi, Tam
Kỳ và Trà Vinh
4 III 41 150.000 người
trở lên
6.000 người/
km² trở lên
từ 75% trở lên
Trong đó
có 12 thị
xã
5 IV 84 50.000 người trở
lên
4.000 người/
km² trở lên
tối thiểu đạt
70%
Trong đó
có 51 thị
trấn
6 V 626 4.000 người trở
lên
2.000 người/
km² trở lên
tối thiểu đạt
65%
Nguồn: Nghị định số 42/2009 NĐ-CP, ban hành ngày 7/5/2009 và có hiệu lực từ 02/7/2009
PHỤ LỤC 1
160 Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016
PHỤ CHƯƠNG
PHỤ LỤC 2
Phụ lục 2. Chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý bình quân
một ngày năm 2014 - 2015 phân theo địa phương
STT Năm
Tổng lượng CTR thông thường được
thu gom
(tấn/ ngày)
Tổng lượng CTR thông thường thu
gom được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng
(tấn/ ngày)
2014 2015 2014 2015
TỔNG SỐ 31.599 32.415 23.933 24.328
I Đồng bằng sông Hồng 8.730 9.400 7.544 7.933
1 Hà Nội 4.980 5.400 4.980 5.300
2 Vĩnh Phúc 237 296 237 296
3 Bắc Ninh 300 300
4 Quảng Ninh 737 737 578 587
5 Hải Dương 243 243 180 180
6 Hải Phòng 1.380 1.408 998 998
7 Hưng Yên 94 257 77 77
8 Thái Bình 307 307 110 110
9 Hà Nam 105 105 100 100
10 Nam Định 219 219 212 212
11 Ninh Bình 128 128 72 73
II Trung du và miền núi phía
Bắc
1.895 2.276 1.090 1.034
12 Hà Giang 127 147 70 70
13 Cao Bằng 63 63 32 40
14 Bắc Kạn 68 68 33 33
15 Tuyên Quang 103 134 75 91
16 Lào Cai 166 182 ..
17 Yên Bái 168 196 50 98
18 Thái Nguyên 192 237 156 177
19 Lạng Sơn 218 200 109 100
20 Bắc Giang 122 231 101 134
21 Phú Thọ 257 257 227 152
22 Điện Biên 62 93 62 50
23 Lai Châu 68 68
24 Sơn La 159 277 80 80
PHỤ LỤC 2
161Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016
STT Năm
Tổng lượng CTR thông thường được
thu gom
(tấn/ ngày)
Tổng lượng CTR thông thường thu
gom được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng
(tấn/ ngày)
2014 2015 2014 2015
25 Hòa Bình 122 123 95 9
III Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung
4.333 5.143 2.579 3.020
26 Thanh Hóa 407 762 16 127
27 Nghệ An 366 640 254 397
28 Hà Tĩnh 149 149 135 135
29 Quảng Bình 204 204 92
30 Quảng Trị 89 187 30 66
31 Thừa Thiên - Huế 292 289 200 244
32 Đà Nẵng 715 730 715 730
33 Quảng Nam 455 455 157 240
34 Quảng Ngãi 171 171 130 130
35 Bình Định 216 216 204 204
36 Phú Yên 209 209 151 150
37 Khánh Hòa 475 475 285 285
38 Ninh Thuận 177 177 177 177
39 Bình Thuận 408 479 125 43
IV Tây Nguyên 1.013 1.062 490 627
40 Kon Tum 94 145 75 104
41 Gia Lai 160 160 90 100
42 Đắk Lắk 327 363 295 193
43 Đắk Nông 91 91 30 30
44 Lâm Đồng 341 303 200
V Đông Nam Bộ 12.283 10.878 10.653 10.192
45 Bình Phước 206 206 70 70
46 Tây Ninh 110 131 5 15
47 Bình Dương 1.198 1.074 1.198 1.074
48 Đồng Nai 2.469 1.365 1.105 1.019
49 Bà Rịa - Vũng Tàu 1300 602 1275 514
50 TP. Hồ Chí Minh 7.000 7.500 7.000 7.500
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG NỔI CỘM TRONG NĂM 2016 VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
162 Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016
PHỤ CHƯƠNG
STT Năm
Tổng lượng CTR thông thường được
thu gom
(tấn/ ngày)
Tổng lượng CTR thông thường thu
gom được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng
(tấn/ ngày)
2014 2015 2014 2015
VI Đồng bằng sông Cửu Long 3.345 3.656 1.577 1.522
51 Long An 192 192 82 82
52 Tiền Giang 257 332 70 70
53 Bến Tre 134 147 99 110
54 Trà Vinh 297 297 33 30
55 Vĩnh Long 142 142 90 90
56 Đồng Tháp 368 368 149 165
57 An Giang 275 349 115 99
58 Kiên Giang 357 396 309 250
59 Cần Thơ 650 650 69 281
60 Hậu Giang 162 212 128 111
61 Sóc Trăng 236 236 212
62 Bạc Liêu 128 188 100 128
63 Cà Mau 147 147 121 106
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014, 2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_co_moi_truong_noi_com_trong_nam_2016_vag_6343_2082032.pdf