Sự đóng góp của các chỉ số vào HDI của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ: Vấn đề và gợi mở

Nghiên cứu tính toán và phân tích những chỉ số thành phần của chỉ số phát triển con người vùng TDMNBB giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2018. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tốc động tăng HDI của vùng tương đối thấp và chủ yếu bắt nguồn từ tăng trưởng chỉ số mức sống. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong khi xu hướng tăng trưởng chỉ số giáo dục và chỉ số sức khoẻ có xu hướng hội tụ và chậm lại thì chỉ số về mức sống dân cư có xu hướng tăng lên nhưng ở tỷ lệ thấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đẫn đến xu hướng chậm lại chỉ số HDI là do xu thế chững lại trong tăng trưởng chỉ số giáo dục và y tế. Ngoài ra, kết quả các chỉ số của vùng TDNMBB đều thấp hơn khá xa so với mức bình quân chung của cả Nước. Điều này được lý giải bởi đây là vùng phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn lao động chủ yếu là nông nghiệp, điều kiện hạ tầng còn thấp và tỷ lệ đi học ở các cấp học cao thấp hơn so với mức bình quân cả Nước. Do đó, nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người, nghiên cứu gợi ý một số giải pháp như sau: Một là, cần có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về các chỉ số liên quan đến phát triển con người trong quá trình định hướng phát triển. Hai là, cần phát triển sức sản xuất kinh tế trong kinh tế hộ nông dân, vì phần lớn dân số vùng trung du và miền núi bắc bộ chủ yếu tập trung phát triển kinh tế hộ. Do đó, để tăng cường chỉ số về thu nhập, là chỉ số thấp nhất của vùng cần phát triển kinh tế hộ nông dân và giảm nghèo phải được tiến hành đồng thời. Ba là, với mục tiêu nâng cao kinh tế hộ và nông sản của vùng, Nhà nước cần có bước đột phát về thị trường tiêu thụ hàng hoá và tăng cường tính cạnh tranh của hàng hoá địa phương. Bốn là, Cần có cơ chế khuyến khích và cung cấp các dịch vụ đào tạo nghề và khuyến khích nâng cao trình độ giáo dục đặc biệt là giáo dục trên phổ thông trung học, trực tiếp góp phần nâng cao chỉ số giáo dục của vùng. Một trong những phát biểu của Ông Lý Quang Diệu một nhà chính trị nổi tiếng của Singapore đã gợi mở “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế” [1].

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự đóng góp của các chỉ số vào HDI của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ: Vấn đề và gợi mở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Chỉ số ISSN: 2525 – 2569 Số 12, tháng 3 năm 2020 Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi Trịnh Phước Nguyên, Nguyễn Thị Diễm Hằng, Nguyễn Văn Kiền - Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng gạo hữu cơ của người tiêu dùng Đồng bằng Sông Cửu Long ...................................................... 2 Nguyễn Thị Thùy Trang - Khung phân tích về mối quan hệ của phong cách lãnh đạo trao quyền, động lực bên trong và sự sáng tạo của nhân viên ................................................................................................ 9 Nguyễn Thị Thúy Linh, Phạm Thị Hạnh Lan - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai: Kết quả và bài học kinh nghiệm .............................................................. 15 Trần Văn Nguyện, Trần Văn Dũng - Sự đóng góp của các chỉ số vào HDI của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Vấn đề và gợi mở .................................................................................................................. 24 Nguyễn Thị Thanh Thủy - FDI – Nguồn vốn quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập ..................................................................................................................................................... 30 Chuyên mục: Quản trị - Quản lý Hoàng Thị Huệ, Trần Thị Kim Oanh - Cam kết gắn bó chuẩn mực của nhân viên trong các ngân hàng thương mại cổ phần .................................................................................................................................... 36 Đàm Văn Khanh - Đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới ý định hành vi mua thực phẩm sạch của các hộ gia đình sống ở các chung cư tại thành phố Hà Nội ................................................................................ 43 Trần Thị Kim Anh - Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất - Kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................................................ 52 Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng Hà Thị Thanh Nga, Nguyễn Quế Anh - Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam ................................................................................. 58 Mai Thanh Giang - Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp nhựa và bao bì niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam – Thực trạng và giải pháp ................................................................................... 67 Nguyễn Ngọc Lý, Nguyễn Thị Thúy Linh - Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................................. 74 Lê Ngọc Nương, Hà Thị Hoa - Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương việt Nam - Chi nhánh Sông Công ................................. 83 Nguyễn Thị Linh Trang, Nguyễn Thị Kim Nhung, Chu Thị Phương Thảo - Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thái Nguyên ............ 91 Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020) 24 SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC CHỈ SỐ VÀO HDI CỦA VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ: VẤN ĐỀ VÀ GỢI MỞ Trần Văn Nguyện1, Trần Văn Dũng2 Tóm tắt Chỉ số phát triển con người (HDI) là một chỉ số thông kê đo lường thành tựu của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ về ba chỉ tiêu là tuổi thọ, giáo dục, và thu nhập bình quân đầu người. Bài viết trình bày tổng quan về các cách xác định và tính toán các chỉ số trong chỉ số phát triển con người của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phù hợp với bộ dữ liệu sẵn có. Đồng thời nghiên cứu tập trung so sánh và đánh giá mức độ đóng góp của các thành phần vào sự phát triển con người của vùng bao gồm chỉ số sức khoẻ, chỉ số giáo dục và chỉ số thu nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung HDI của vùng có bước tiến rõ rệt, tuy nhiên mức độ đóng góp của thu nhập và giáo dục vào HDI còn rất thấp hơn so với mức bình quân cả Nước. Bài viết đưa ra một số khuyến nghị cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trong việc nâng cao chỉ số phát triển con người thông qua tập trung nâng cao trình độ học vấn ở bậc trung học phổ thông trở lên và mức sống dân cư trong những năm tiếp theo. Từ khoá: Chỉ số phát triển con người, chỉ số giáo dục, chỉ số sức khoẻ, chỉ số mức sống dân cư, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. CONTRIBUTION OF DETERMINANTS OF HUMAN DEVELOPMENT INDEX IN NORTHERN MIDLANDS AND MOUNTAINOUSREGION: ISSUES AND RECOMMENDATIONS Abstract The Human Development Index (HDI) is a statistical tool used to measure the achievement of a country or a territory on three dimensions namely life expectancy, education and per capita income indicators. This paper presents an overview of how to calculate and measure the human development index of the Northern Midlands and Mountainous Region in accordance with the available data. Simultaneously, the study focuses on comparing and assessing the contribution of the dimensions of the human development index including indicators on health, education and income. The results indicate that this region has witnessed gradual growth in human development, whereas the contribution of income index and education index to HDI is still lower compared to the national average. Hence, the research provides some recommendations for the Northern Midlands and Mountains region in raising the human development index by improving the number of students attained upper secondary school level and above and living standards for people in the coming years. Keywords: Human development index, Education index, Life expectancy index, GNI index, Northern Midlands and Mountainous region JEL classification: O; O15; R1. 1. Đặt vấn đề Để đo lường thành tựu phát triển kinh tế của một quốc gia hay một vùng, chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) được tính toán và xuất bản đầu tiên bởi chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và Sen năm 1990 [13] và [4]. Theo đó nguồn nhân lực được coi là tài sản quý giá nhất của bất kỳ quốc nào và được đề xuất làm thước đo sự phát triển kinh tế và sự thịnh vượng của một quốc gia. Hiện nay chỉ số phát triển con người hay chỉ số nguồn phát triển nguồn nhân lực (Human Development Index) trở thành thước đó tiêu chuẩn và phổ biến nhất phản ánh sự phát triển của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ [5]. HDI được coi là chỉ số toàn diện nhất nó bao quát ba lĩnh vực bao gồm: Học vấn (giáo dục), tuổi thọ (y tế) và GDP (kinh tế), đồng thời cũng được coi là chỉ số phản ánh chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Đồng thời, chỉ số phát triển con người (HDI) được coi là mục tiêu cuối cùng của phát triển. Do đó, việc xem xét sự đóng góp của các chỉ số vào HDI là rất quan trọng để hoạch định kế hoạch phát triển hiệu quả nhất. Tuy nhiên, hiện nay việc tính toán các thành phần và HDI của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ vẫn chưa được tính toán, đồng thời kết quả vẫn còn nhiều tranh luận hay những nhân tố nào cần được quan tâm nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người của một vùng. Ngoài, ra một số các nghiên cứu vận dụng tính toán chỉ số phát triển con người dựa trên các phương pháp được đề xuất bởi Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Tổng cục Thống kê (2002) [9], tuy nhiên công cụ trên chủ yếu được vận dụng để tính toán các chỉ số ở phạm Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020) 25 vi một quốc gia. Có thể kể đến, nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương và Nguyễn Thị Bích Diệp (2017) [2] trình bày về một số vấn đề trong HDI của Việt Nam sử dụng nguồn dữ liệu tính toán sẵn có của UNDP, chỉ ra rằng các chỉ số thành phần trong HDI vận động không đều qua các năm và có chiều hướng chững lại. Ngoài ra, nghiên cứu về mối quan hệ giữa chỉ số phát triển con người và các vấn đề xã hội đưa ra nhận định rằng mối quan hệ này là chìa khoá then chốt thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội trên có sở số liệu của UNDP [6]. Trong khi đó, việc tính toán dựa trên số liệu sẵn có gặp nhiều bất cập đặc biệt trong việc tính toán chỉ số giáo dục cho các vùng kinh tế. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) trong những năm qua có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng kể. Cùng với mức tăng trưởng kinh tế vùng đạt trên 12%/năm, vùng TDMNBB đã thoát khỏi nhóm có thu nhập thấp [3]. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Hoàng Bá Thịnh và Đoàn Thị Thanh Huyền (2018) [7] cả nước có 10 tỉnh có tỷ lệ nghèo cao nhất thì có đến 8 tỉnh thuộc vùng TDMNBB. Hơn nữa, tỷ lệ đi học cấp phổ thông trung học mới chỉ đạt khoảng 38% năm 2018 trong khi tỷ lệ này của cả nước là 41.4%. Do đó, mức độ đóng góp của các chỉ số về giáo dục và thu nhập đến HDI cần phải được xem xét để xây dựng những chính sách phù hợp nhằm góp phần nâng cao trình độ phát triển kinh tế và xã hội của vùng TDMNBB nói riêng và của cả Nước nói chung. Tuy nhiên, hiện tại các công trình nghiên cứu về mức độ đóng góp của giáo dục và kinh tế vào HDI ở vùng TDMNBB còn hạn chế. Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu này nhằm phân tích và ước lượng mức độ đóng góp của từng nhân tố vào HDI của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ (TDMNBB)1 và so sánh với cả Nước. Hơn nữa, nghiên cứu tổng hợp sự phát triển của các chỉ số của Vùng nghiên cứu theo các năm đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao HDI của vùng trong những năm tiếp theo. 2. Phương pháp xác định HDI và nguồn dữ liệu 2.1. Phương pháp xác định các chỉ số Phương thức tính toán các chỉ số trong HDI được sử dụng trong nghiên cứu được đề xuất dựa trên dữ liệu sẵn có của Việt Nam. Các chỉ số được xác định theo từng chỉ số như sau: 1Vùng trung du miền núi phía Bắc về mặt hành chính bao gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hoà Bình. Chỉ số giáo dục Đây được coi là nhân tốt then chốt bởi lẽ giáo dục vừa là mục tiêu đồng thời cũng là động lực của quá trình phát triển bền vững. Nâng cao trình độ giáo dục sẽ góp phần tạo ra nguồn vốn con người, vốn tổ chức, vốn xã hôi của cộng đồng. Có rất nhiều các phương thức tính toán chỉ số giáo dục khác nhau và phụ thuộc vào nguồn dữ liệu và cách tính toán. Nghiên cứu, vận dụng cách thức tính toán chỉ số giáo dục trong HDI từ viện khoa học thống kê Việt Nam thông qua tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đi học các cấp giáo dục (xem chi tiết tại [9]). Cần lưu ý rằng, do bộ dữ liệu sẵn có chưa đề cập đến tỷ lệ đi học của lao động từ 6 đến 24 tuổi ở bậc đại học và cao đẳng. Ngoài ra, dữ liệu hiện tại chỉ bao gồm số lượng học sinh học các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông theo các vùng và cả Nước. Do đó, để tính toán chỉ tiêu về tỷ lệ đi học các cấp, nghiên cứu coi tỷ lệ đi học tiểu học là 100% (theo quy định về giáo dục Việt Nam là phổ cập cấp tiểu học). Hơn nữa, để tính toán tỷ lệ đi học trung học cơ sở, nghiên cứu giả định rằng tỷ lệ đi học tiểu học (năm thứ n) được coi là tổng số học sinh trung học cơ sở (năm thứ n +5). Tương tự như tính toán tỷ lệ đi học trung học phổ thông, đồng thời trong trường hợp không có năm đối ứng, nghiên cứu sử dụng dữ liệu năm gốc sát nhất với năm đối ứng để tính toán. Sau khi tính toán tỷ lệ đi học các cấp, nghiên cứu sử dụng số bình quân giản đơn để tính toán tỷ lệ đi học chung. Công thức tính chỉ số giáo dục do UNDP quy định và theo Viện thống kê Việt Nam như sau: 𝐼 𝑔𝑖á𝑜 𝑑ụ𝑐 = 2 3 (𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑏𝑖ế𝑡 𝑐ℎữ 𝑡ℎự𝑐 𝑡ℎế) + 1 3 (𝑡ỷ 𝑙ệ đ𝑖 ℎọ𝑐 𝑐á𝑐 𝑐ấ𝑝) Chỉ số sức khoẻ Theo tổ chức phát triển Liên hợp quốc, chỉ số sức khoẻ được đo lường thông qua tuổi thọ bình quân tính từ lúc mới sinh. Hơn nữa, chỉ số sức khoẻ được tính toán sử dụng giá trị tuổi thọ nhỏ nhất là 20 năm kết hợp với giá trị tuổi thọ lớn nhất là 85 năm làm quyền số. Do đó, phương thức xác định chỉ số sức khoẻ như sau: 𝐼 𝑠ứ𝑐 𝑘ℎ𝑜ẻ = 𝑇𝑢ổ𝑖 𝑡ℎọ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế − 20 85 − 20 Chỉ số mức sống dân cư Đây là chỉ tiêu đo lường mức sống dân cư theo giá trị thị trường, theo lý thuyết thì thu nhập được đo lường thông qua thu nhập bình quân dầu người một năm được tính toán theo đô la mỹ (USD) và theo mức giá sức mua tương đương (PPP). Trong đó, giá trị tối đa của thu nhập là Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020) 26 75000 USD/người/năm và giá trị tối thiểu của thu nhập là 100 USD/người/năm theo sức mua tương đương (PPP). Tuy nhiên, do hạn chế về mặt số liệu, trong nghiên cứu vận dụng tính toán chỉ số này dựa vào thu nhâp bình quân đầu người vùng theo giá hiện hành và quy đổi sang USD dựa vào tỷ giá mua vào và bán ra của Techcombank ngày 22/9/2019. Phương thức tính toán chỉ số về thu nhập như sau: 𝐼 𝑚ứ𝑐 𝑠ố𝑛𝑔 = 𝐿𝑛(𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế) − 𝐿𝑛(100) 𝐿𝑛(75000) − 𝐿𝑛(100) Chỉ số phát triển con người (HDI) Sau khi tính toán các chỉ tiêu, chỉ số phát triển con người (HDI) là gía trị trung bình chỉ số độ đo (the geometric mean) như sau: 𝐻𝐷𝐼 = (𝐼𝑚ứ𝑐 𝑠ố𝑛𝑔 ∗ 𝐼𝑠ứ𝑐 𝑘ℎ𝑜ẻ ∗ 𝐼𝑔𝑖á𝑜 𝑑ụ𝑐 ) 1/3 2.2. Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ website của Tổng cục thống kê năm 2019. Nghiên cứu sử dụng số liệu hàng năm từ năm 2009 đến năm 2018 từ Tổng cụ thống kê [10], [11] và [12]. Bao gồm, tuổi thọ bình quân đầu người (năm), thu nhập bình quân đầu người (USD/năm), tỷ lệ biết chữ (%), tỷ lệ đi học cơ sở (%) và tỷ lệ đi học cấp phổ thông (%) của vùng TDMNBB và cả Nước. Tuy nhiên, do đặc điểm bộ dữ liệu sẵn có chỉ số về thu nhập và HDI chỉ được tính toán hai năm một từ năm 2010. Sau khi số liệu được thu thập, nghiên cứu sử dụng phương pháp tính toán như đã trình bày ở phần trên. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Kết quả tính toán các chỉ số trong HDI vùng TDMNBB Kết quả tính toán chỉ số HDI của vùng Trung du và miền núi bắc bộ và chung cả Nước được thể hiện qua bảng 1. Kết quả chỉ ra rằng chỉ số phát triển con người của vùng thấp hơn so với cả Nước 0,06 điểm năm (2018). Điều này là do tất cả các chỉ số về giáo dục, sức khoẻ và mức sống đều thấp hơn so với cả nước. HDI của vùng mới chỉ đạt ngưỡng HDI trung bình (0,55 – 0,699), do đó để nâng cao chỉ số phát triển con người trong những năm tới vùng cần tập trung nâng cao mức sống dân cư và tỷ lệ đi hoc các cấp. Nhìn chung, vùng TDMNBB đã đạt được những bước thành công đáng kể trong sự nghiệp phát triển con người, điểm đáng chú ý là chỉ số HDI cùa vùng tăng qua các năm. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng giữa các năm còn rất thấp và không đồng đều từ 0.53 năm 2010 tăng lên 0.68 năm 2018. Xem xét cụ thể từng chỉ tiêu trong HDI của vùng TDMNBB: Có thể thấy chỉ số về sức khoẻ đạt 0.78 điểm năm 2018, đây là mức thấp so với mức bình quân cả Nước. Tuy nhiên, trong ba chỉ số thành phần, chỉ số về sức khoẻ đóng góp thứ hai sau chỉ số giáo dục. Hơn nữa, chỉ số sức khoẻ phản ánh các điều kiện về y tế của vùng. Bên cạnh đó, những hạn chế về điều kiện y tế, trang thiết bị y tế hay mức độ an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến tốc độ tăng chỉ số sức khoẻ. Chỉ số mức sống dân cư, thu nhập bình quân đầu người của vùng TDMNBB đạt 1270.10 (USD/người/năm) thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung cả Nước. Thực tế này cũng không khó lý giải, vì điều kiện kinh tế của vùng TDMNBB thuộc vùng có thu nhập thấp nhất cả Nước. Nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc và nông nghiệp và lao động trong nông nghiệp chiếm hơn 67%, điều này dẫn đến tốc độ tăng thu nhập của khu vực rất chậm và nằm trong mức thấp so với các khu vực khác. Về chỉ số giáo dục, do tỷ lệ dân số biết chữ cao (89,7% năm 2018) và tỷ lệ học sinh học các cấp tăng nhanh trong những năm gần đây, chỉ số về giáo dục của vùng chiếm tỷ trọng cao nhất trong HDI của vùng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phần lớn trọng số của chỉ số giáo dục bắt nguồn từ tỷ lệ biết chữ, trong khi đó tỷ lệ người đi học cấp PTTH của vùng rất thấp mới chỉ đạt khoảng 38,12% năm 2018. Điều này rất đáng quan ngại, vì chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao chủ yếu tập trung ở đối tượng tốt nghiệp PTTH trở lên. Do đó, những năm tiếp theo cần có những chính sách đẩy mạnh và hỗ trợ học sinh đi học ở những cấp học cao hơn. Đây là điều kiện tiên quyết giúp vùng TDMNBB hội nhập và phát triển kinh tế thành công. Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020) 27 Bảng 1: Kết quả tính toán các chỉ tiêu trong HDI của vùng TDMNBB Năm Sức khoẻ Mức sống Giáo dục HDI Tuổi thọ bình quân Chỉ số Thu nhập bình quân đầu người (USD/năm) Chỉ số Tỷ lệ biết chữ (%) Tỷ lệ đi học cơ sở (%) Tỷ lệ đi học PTTH (%) Chỉ số 2009 70,00 0,77 N/A N/A 88,10 66,28 35,18 0,81 N/A 2010 70,00 0,77 468,20 0,23 88,30 65,75 35,54 0,81 0,53 2011 70,50 0,78 N/A N/A 89,30 67,66 34,81 0,82 N/A 2012 70,30 0,77 650,83 0,28 89,20 70,57 32,19 0,82 0,56 2013 70,40 0,78 N/A N/A 89,50 72,40 31,89 0,82 N/A 2014 70,70 0,78 834,49 0,32 89,00 74,31 32,48 0,82 0,59 2015 70,80 0,78 N/A N/A 89,90 73,29 34,74 0,83 N/A 2016 70,80 0,78 1015,56 0,35 90,00 67,20 36,29 0,83 0,61 2017 71,00 0,78 N/A N/A 89,90 75,52 37,71 0,84 N/A 2018 71,00 0,78 1270,10 0,38 89,70 74,29 38,12 0,83 0,63 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê năm 2019 Xem xét kỹ hơn xu thế tăng trong các chỉ số thành phần của HDI, hình 1 trình bày về xu hướng tăng trưởng các chỉ số của vùng TDMNBB giai đoạn từ 2010 đến năm 2018. Xét trong cơ cấu các chỉ số của HDI, trong khi tốc độ tăng trưởng của chỉ số giáo dục và chỉ số y tế có xu hướng chậm dần thì và có xu hướng hội tụ, tốc độ tăng HDI chủ yếu bắt nguồn từ tốc độ tăng của chỉ số về mức sống dân cư. Đây là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng chưa hợp lý và chưa bền vững của các thành phần trong HDI. Trong khi chỉ số HDI của vùng thấp thì mức độ đóng góp của chỉ số giáo dục và chỉ số y tế có xu hướng hội tụ. Xu hướng tăng trưởng các thành phần HDI của vùng TDMNBB có cho thấy cả điểm mạnh và thách thức. Điểm mạnh là vùng TDMNBB tiệm cận với khả năng tạo lên một cuộc phát triển về nguồn nhân lực với tốc độ cao do cả ba chỉ số hiện tại đều chưa cao so với mức bình quân của cả Nước. Thách thức là vùng TDMNBB chưa khai thác được triệt để những cơ hội trong phát triển kinh tế địa phương nhằm tạo đột phát trong tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. Hình 1: Xu hướng và mức độ đóng góp các thành phần vào HDI của vùng TDMNBB 3.2. Xu hướng các thành phần trong HDI của vùng TDMMBB so với cả Nước Bảng 2 đưới đây trình bày một số kết quả phân tích về so sánh các chỉ số về giáo dục, y tế, mức sống dân cưu và phát triển con người của vùng TDMNBB so với cả Nước nhằm hiểu rõ hơn về tình hình cũng như thực trạng về nguồn nhân lực của vùng trong những năm qua. Nhìn chung, các chỉ số của vùng TDMNBB đều thấp hơn so với mức bình quân chung của cả Nước. Cụ thể, trong khi HDI của cả Nước là 0,69 năm 2018, chỉ số này của vùng TDNMBB chỉ đạt 0.53 0.56 0.59 0.61 0.63 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Chỉ số sức khoẻ Chỉ số thu nhập Chỉ số giáo dục HDI Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020) 28 0,63 điểm. Xem xét kỹ hơn về các thành phần, trong khi chỉ số về sức khoẻ và giáo dục tiệm cần gần với mức bình quân chung của cả Nước, thì chỉ số về thu nhập có khoảng cách khá lớn giữa vùng TDMNBB và mức trung bình của cả Nước. Chỉ số về mức sống thấp có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả về chỉ số phát triển nguồn nhân lực. Như vậy, qua phân tích ở trên cho thấy rằng tăng trưởng chỉ số HDI của vùng TDMNBB chủ yếu bắt nguồn từ tăng trưởng mức sống dân cư. Hơn nữa, do phần lớn lực lượng lao động ở hầu hết các tỉnh đều thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (hơn 60% lao động trong khu vực nông nghiệp) và đây được coi là khu vực có NSLĐ thấp nhất so với các khu vực khác [8]. Do đó, cần đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để vừa đạt được mục tiêu nâng cao chỉ số giáo dục, đồng thời tạo cú hích lớn trong tăng trưởng mức sống đân cư góp phầm đưa chỉ số HDI của vùng TDMNBB tiệm cận với mức bình quân chung của cả Nước trong thời gian tới. Bảng 2: Kết quả tính toán các thành phần của HDI và so sánh với cả Nước Vùng Năm Sức khoẻ Mức sống Giáo dục HDI Tuổi thọ bình quân Chỉ số Thu nhập bình quân đầu người (USD/năm) Chỉ số Tỷ lệ biết chữ (%) Tỷ lệ đi học cơ sở (%) Tỷ lệ đi học PTTH (%) Chỉ số Trung du miền núi Bắc bộ 2010 70,00 0,77 468,20 0,23 88,30 65,75 35,54 0,81 0,53 2012 70,30 0,77 650,83 0,28 89,20 70,57 32,19 0,82 0,56 2014 70,70 0,78 834,49 0,32 89,00 74,31 32,48 0,82 0,59 2016 70,80 0,78 1015,56 0,35 90,00 67,20 36,29 0,83 0,61 2018 71,00 0,78 1270,10 0,38 89,70 74,29 38,12 0,83 0,63 Cả Nước 2010 72,90 0,81 717,57 0,30 93,70 68,59 40,52 0,86 0,59 2012 73,00 0,82 1034,71 0,35 94,70 71,97 38,42 0,87 0,63 2014 73,20 0,82 1364,26 0,39 94,70 74,94 36,79 0,87 0,65 2016 73,40 0,82 1602,76 0,42 95,00 74,03 40,58 0,87 0,67 2018 73,50 0,82 2005,26 0,45 94,80 74,47 41,41 0,87 0,69 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê năm 2019 4. Kết luận và gợi mở giải pháp Nghiên cứu tính toán và phân tích những chỉ số thành phần của chỉ số phát triển con người vùng TDMNBB giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2018. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tốc động tăng HDI của vùng tương đối thấp và chủ yếu bắt nguồn từ tăng trưởng chỉ số mức sống. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong khi xu hướng tăng trưởng chỉ số giáo dục và chỉ số sức khoẻ có xu hướng hội tụ và chậm lại thì chỉ số về mức sống dân cư có xu hướng tăng lên nhưng ở tỷ lệ thấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đẫn đến xu hướng chậm lại chỉ số HDI là do xu thế chững lại trong tăng trưởng chỉ số giáo dục và y tế. Ngoài ra, kết quả các chỉ số của vùng TDNMBB đều thấp hơn khá xa so với mức bình quân chung của cả Nước. Điều này được lý giải bởi đây là vùng phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn lao động chủ yếu là nông nghiệp, điều kiện hạ tầng còn thấp và tỷ lệ đi học ở các cấp học cao thấp hơn so với mức bình quân cả Nước. Do đó, nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người, nghiên cứu gợi ý một số giải pháp như sau: Một là, cần có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về các chỉ số liên quan đến phát triển con người trong quá trình định hướng phát triển. Hai là, cần phát triển sức sản xuất kinh tế trong kinh tế hộ nông dân, vì phần lớn dân số vùng trung du và miền núi bắc bộ chủ yếu tập trung phát triển kinh tế hộ. Do đó, để tăng cường chỉ số về thu nhập, là chỉ số thấp nhất của vùng cần phát triển kinh tế hộ nông dân và giảm nghèo phải được tiến hành đồng thời. Ba là, với mục tiêu nâng cao kinh tế hộ và nông sản của vùng, Nhà nước cần có bước đột phát về thị trường tiêu thụ hàng hoá và tăng cường tính cạnh tranh của hàng hoá địa phương. Bốn là, Cần có cơ chế khuyến khích và cung cấp các dịch vụ đào tạo nghề và khuyến khích nâng cao trình độ giáo dục đặc biệt là giáo dục trên phổ thông trung học, trực tiếp góp phần nâng cao chỉ số giáo dục của vùng. Một trong những phát biểu của Ông Lý Quang Diệu một nhà chính trị nổi tiếng của Singapore đã gợi mở “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế” [1]. Chuyên mục: Khoa học xã hội và hành vi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 12 (2020) 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo dân trí (2015). Lý Quang Diệu: “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế”. Xem tại:https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/ly-quang-dieu-neu-thang-trong-cuoc-dua- giao-duc-se-thang-trong-phat-trien-kinh-te-1427754383.htm [2]. Nguyễn Thị Mai Hương và Nguyễn Thị Bích Diệp (2017). Một số vấn đề về phát triển con người ở Việt Nam, Viện Thống Kê Việt Nam, số 01, tr 28 - 31. [3]. Trần Quang Huy, Bùi Nữ Hoàng Anh và Trần Văn Nguyện (2019). Thách thức trong tăng trưởng kinh tế vùng Trung du - Miền núi bắc bộ, Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh Doanh, số 10, trang 14 - 24. [4]. Sen A. Development as capabilities expansion. In: Anonymous, editor. Human development and the inter-national development strategy for the 1990s. London: Macmillan; 1990. p. 41e58.
 [5]. Shah, S. (2016). Determinants of human development index: A cross-country empirical analysis. Munich Personal RePEc Archieve.Xem tại: https://mpra.ub.uni-muenchen.de/73759/ [6]. Tạp chí tài chính (2017). Mối quan hệ giữa chỉ số phát triển con người và giải quyết các vấn đề xã hội, số 2. Xem tại: nguoi-va-giai-quyet-cac-van-de-xa-hoi-125069.html [7]. Hoàng Bá Thịnh và Đoàn Thị Thanh Huyền (2018). Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 02, trang 19-29. [8]. Tuấn Tú (2011). Quy trình tính chỉ số giáo dục trong HDI, Chuyên sang HDI, Viện Khoa Học Thống Kê. Xem tại: [9]. Tổng cục Thống kê (2002), Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tính chỉ số phát triển con người (HDI) theo thực trạng số liệu của Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội [10]. Tổng cục thống kê. (2019a). Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng. Xem tại: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=723 [11]. Tổng cục thống kê. (2019b). Tỷ lệ đi học các cấp theo vùng. Xem tại: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=722 [12]. Tổng cục thống kê. (2019c). Các chỉ số về Y tế, Văn hoá và đời sống. Xem tại: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=723 [13]. UNDP. Human development report. New York: New York: Oxford University Press for the United Nations Development Program; 1990. org.
 Thông tin tác giả: 1. Trần Văn Nguyện - - Đơn vị công tác: Khoa Kinh tế - Trường ĐH Kinh tế & QTKD Thái Nguyên; Khoa Kinh tế và Kinh doanh – Đại học Monash - Australia - Địa chỉ email: nguyen0241@tueba.edu.vn 2. Trần Văn Dũng - Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD Ngày nhận bài: 02/03/2020 Ngày nhận bản sửa: 20/03/2020 Ngày duyệt đăng: 29/03/2020 Journal of Economics and Business Administration - TUEBA 100 TABLE OF CONTENTS ISSN: 2525 – 2569 No. 12, 2020 Trinh Phuoc Nguyen, Nguyen Thi Diem Hang, Nguyen Van Kien - Factors affecting the customers’ intention to buy organic rice at Mekong Deta ............................................................................................ 2 Nguyen Thi Thuy Trang - An analytical framework for the relationship of empowering leadership, internal motivation and employee creativity ............................................................................................... 9 Nguyen Thi Thuy Linh, Pham Thi Hanh Lan- National target programme on new rural development in Lao Cai province: Implementation results and lessons ......................................................................... 15 Tran Van Nguyen, Tran Van Dung - Contribution of determinants of human development index in Northern midlands and Mountainousregion: Issues and recommendations ............................................. 24 Nguyen Thi Thanh Thuy - FDI - An important capital source to promote Vietnam’s economy in integration period ...................................................................................................................................... 30 Hoang Thi Hue, Tran Thi Kim Oanh - Normative commitment of employees in joint stock commercial banks ......................................................................................................................................................... 36 Đam Van Khanh - Factors affecting the behavioral intention of cosuming fresh food of apartment households in Hanoi .................................................................................................................................. 43 Tran Thi Kim Anh - Law on compensation upon land aquisition - Practice of other countries and lessons for Viet Nam ................................................................................................................................. 52 Ha Thi Thanh Nga, Nguyen Que Anh - Solutions to improve interest rate risk management in the Vietnam joint stock commercial bank for industry and trade. .................................................................. 58 Mai Thanh Giang - Capital structure of listed plastic and packaging enterprises in stock market Vietnam - Situation and solutions ............................................................................................................. 67 Nguyen Ngoc Ly, Nguyen Thi Thuy Linh - Decentralization of state budget spending tasks in Thai Nguyen province ....................................................................................................................................... 74 Le Ngoc Nuong, Ha Thi Hoa - Factors affecting the quality of retail banking services at Vietnam industrial and commercial joint stock bank - Song Cong branch ............................................................. 83 Nguyen Thi Linh Trang, Nguyen Thi Kim Nhung, Chu Thi Phuong Thao - Development of consumer loans at Vietnam bank for agriculture and rural development - Thai Nguyen branch ............ 91

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_dong_gop_cua_cac_chi_so_vao_hdi_cua_vung_trung_du_va_mien.pdf
Tài liệu liên quan