BÀN LUẬN
Nguyên nhân
TNLT 25/39 ca (64,1%) chiếm gần 2/3 số ca CTCCTTMM, đang là nỗi bức xúc trong xã hội gây
tổn hại nhiều cho sức khoẻ cũng như chi phí tốn kém. TNLĐ và tệ nạn đâm chém là hai nguyên nhân
tiếp theo, cần gióng chuông cảnh báo cho các nhà quản lý lao động và xã hội.
Chẩn đoán
Từ nguyên nhân cơ chế chấn thương cần sớm nhận biết được CTCCTTMM, đặc biệt nơi
vùng gối với tổn thương động mạch khoeo. mức độ nặng và phức tạp của vết thương đụng dập
hay chặt chém để có thái độ xử trí đúng và kịp thời.
Thời gian
Trước mổ: (Bao gồm 1 – Thời gian từ lúc bị tai nạn tới khi nhập cấp cứu, 2 – Thời gian trong cấp
cứu, 3 – Thời gian từ lúc được chỉ định phẫu thuật tới khi được chuyển tới phòng mổ và 4 – Thời gian
chờ đợi tại phòng mổ đến khi được mổ). Sớm nhất 215’, lâu nhất 1800’, trung bình 600’ (tại cấp cứu
BVCR trung bình 270’). Tác giả Srius Sadaporns – Thái Lan(8): sớm nhất 120’, lâu nhất 450’, trung
bình 390’ Cho thấy rất cần sự quan tâm đúng mức loại tổn thương này trong hệ thống cấp cứu y tế,
đặc biệt nơi có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình. Nhóm 32 ca không sử dụng cầu nối tạm tại
BVCR thời gian trung bình trước mổ 1206’.
Trong mổ: nhanh nhất 120’, dài nhất 360’, trung bình 215’ tại BVCR, tác giả srius sadaporns:
225’, 360’, 285’, thời gian chuẩn bị đặt cầu nối 30’, thời gian lưu giữ cầu nối tạm 60 – 180’ tương
đương nhau. Nhóm 32 ca không sử dụng cầu nối tạm tại BVCR thời gian trung bình trong mổ 236’.
Các bước thực hiện
Chúng tôi cố gắng tổ chức quy trình xử trí CTCCTTMM qua 3 bước: PTCT – PTMM – PTCT
với sự phối hợp của 2 chuyên khoa ngoại chấn thương chỉnh hình và ngoại lồng ngực mạch máu để
phát huy thế mạnh của mỗi chuyên khoa với sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ để đạt được kết quả tốt.
Cầu nối mạch máu tạm
Từ thực tiễn và với lý thuyết, qua nhiều năm nay tại BVCR chúng tôi cấp cứu nhiều ca
CTCCTTMM. từ tháng 6-2005 tới nay, nhóm chúng tôi ứng dụng CNMMT tự chế trong quá trình
xử trí loại tổn thương này. Qua 4 thế hệ cầu nối: thế hệ 1 - một đoạn ống Feeding (nhược điểm:
đầu ống cắt ra dễ gây tổn thương nội mạc mạch máu), thế hệ 2 - hai ống Feeding (nhược điểm:
cầu nối quá dài giảm tốc độ dòng chảy), thế hệ 3 – hai đoạn ống Feeding (khó kiểm soát dòng
chảy), thế hệ 4 – hiện nay: hai đoạn ống Feeding kết nối với 1 chạc 3 gắn kết với 1 bơm tiêm có
khả năng hút máu phía trên bơm xuống phía dưới hoặc để tự chảy, dễ kiểm soát lưu thông máu.
CNMMT chuyên dùng của Pruit – Inahara hiện tại BVCR chưa có, giá hơi đắt (60 USD).
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng cầu nối mạch máu tạm tự chế trong xử trí các chấn thương chi có tổn thương mạch máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 30
SỬ DỤNG CẦU NỐI MẠCH MÁU TẠM TỰ CHẾ TRONG XỬ TRÍ
CÁC CHẤN THƯƠNG CHI CÓ TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU
Trịnh Công Bình*, Vũ Hữu Vĩnh**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Ứng dụng cầu nối mạch máu tạm (CNMMT) tự chế trong xử trí chấn thương chi có
tổn thương mạch máu (CTCCTTMM) nhằm hạn chế thấp nhất thời gian thiếu máu của chi thể do việc tổn thương
mạch máu gây ra, nhanh chóng cung cấp máu cho chi thể ñã bị thiếu máu trong khoảng thời gian có thể gây hoại
tử phần chi mà mạch máu tổn thương chi phối, góp phần làm giảm tỷ lệ cắt cụt chi. CNMMT ñược thiết kế ñể có
thể hút máu từ ñộng mạch phía trên vùng thương tổn và bơm cho ñộng mạch dưới chỗ tổn thương.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, thống kê ngẫu nhiên và so sánh các ca bệnh CTCCTTMM ñược can
thiệp phẫu thuật tại BV Chợ Rẫy từ tháng 6/2005 ñến tháng 9/2009 có dùng CNMMT do cùng một nhóm phẫu
thuật viên thực hiện so sánh với nhóm không ñược dùng CNMMT.
Kết quả: Có 39 ca CTCCTTMM ñã ñược xử trí phẫu thuật có dùng CNMMT. Trong ñó có 32/39 ca ñạt kết
quả tốt và khá, chi thể ñược bảo tồn, chiếm 82,1%. Có 7/39 ca có kết quả xấu, phải cắt cụt chi, chiếm 17,9%.
Không có trường hợp nào tử vong. Trong khi ñó, ở không xử dụng CNMMT tổng số có 32 ca, trong ñó có 11 ca
cắt cụt (34,4%).
Kết luận: Sử dụng CNMMT trong xử trí CTCCTT MM cho thấy có hiệu quả trong việc làm ngắn thời gian
thiếu máu chi, ñặc biệt trong trường hợp bệnh nhân tới trễ (thời gian vàng sắp hết) hoặc các trường hợp tổn
thương nặng phức tạp ñòi hỏi việc xử trí cần nhiều thời gian. Điều này góp phần quan trọng trong việc bảo tồn
chi thể, rất nên ñược ứng dụng rộng rãi.
Từ khóa: Cầu nối mạch máu, chấn thương chi, tổn thương mạch máu hoàn toàn
ABSTRACT
APPLYING TEMPORARY ARTERIAL INTERNAL SHUNT IN MANAGEMENT OF EXTREMITY TRAUMA
WITH COMPLETE VASCULAR INJURY
Trinh Cong Binh, Vu Huu Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 30 - 36
Objective: Applying temporary arterial internal shunt in extremity trauma with complete vascular injury
surgery could reduce the duration of distance ischemia. The shunt could quickly supply blood to distance part of
the injured extremity that has been suffering from long time of ischemia or needs time to repair other complicated
injuries. The shunt could be made by any available tube or catheter in the operating room. This could be sucked
and pumped to push blood from the proximal part of the damaged artery above the injured area to the distance
one.
Method: Retrograded and comparative review patients who suffered from extremity trauma with vascular
injuries into two groups, one with temporary shunt and other without shunt before repairing injuries.
Result: From June 2005 to September 2009 there are 39 cases of extremity trauma with complete vascular
injury, which has been operated by the same surgeons using temporary arterial internal shunt. Of that 32 cases
(82.1%) showed excellence and good result, the extremities were repaired well and functions were restored post-
operatively. There were 7 cases (17.9%) that showed bad result with eventual amputation. Mortality is rezo. In
the group without using shunt, total cases were 32, in which, 11 cases were amputated (34.4%).
Conclusion: Using temporary arterial internal shunt is effective and could contribute to the good outcome of
extremity trauma with complete vascular injury repair. It could shorten the ischemia duration of the injured
extremity that has come to hospital late. It also showed effectiveness in complicated injury that need long time to
repair. This should be applying widely in as many medical facilities as possible.
Keywords: Temporary arterial internal shunt, extremity trauma, complete vascular injury.
ĐẶT VẤN ĐỀ CTCKTTMM rất thường gặp trong cấp cứu chấn
thương chỉnh hình. Nguyên nhân thường thấy là tai
* Khoa chấn thương chỉnh hình, BV Chợ Rẫy, ** Khoa ngoại Lồng ngực-mạch máu, BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BSCKII. Trịnh Công Bình, ĐT: 0903635766, Email: binh_hai_duc@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 31
nạn lưu thông (TNLT), tai nạn lao ñộng (TNLĐ), tệ
nạn ñâm chém ñang là nỗi bức xúc trong xã hội.
Để lại hậu quả nặng nề như giảm thiểu chức năng
chi, ñoạn cụt chi, ñôi khi tử vong nếu việc ñiều trị
không ñúng và chậm trễ.
Cần có một quy trình ñiều trị hiệu quả loại tổn
thương CTCCTTMM, trong ñó vai trò sử dụng
CNMMT là rất cần thiết.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Các trường hợp CTCCTTMM còn khả năng
sống.
- Thời gian thiếu máu chi dài (sắp hết thời gian
vàng: 6h – 8h)
- Những CTCCTTMM phức tạp cần nhiều thời
gian xử trí
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu 39 ca CTCCTTMM ñược ứng dụng
CNMMT trong quá trình xử trí từ tháng 6-2005 ñến
tháng 9-2009 tại khoa chấn thương chỉnh hình BV
Chợ Rẫy.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tổn thương mạch máu phối hợp với gãy xương
hay trật khớp có thể gây hậu quả nặng nề nếu việc xử
trí không ñúng hoặc chậm trễ, biến chứng của tổn
thương này thường là nhiễm khuẩn, tắc mạch gây hoại
tử chi dẫn ñến cắt cụt, ñôi khi là tử vong. Tổn thương
mạch máu chi có khi là hậu quả của vết thương ñâm
xuyên bởi súng và dao hay TNLT, TNLĐ tổn
thương còn có thể do sai sót của thầy thuốc trong quá
trình chẩn ñoán ñiều trị, hay vận chuyển bệnh nhân.
Điều quan trọng: người phẫu thuật viên chấn thương
phải ñược ñào tạo ñể ñánh giá ñược tổn thương mạch
máu phối hợp với gẫy xương hay trật khớp, vì họ
thường là người ñầu tiên khám bệnh nhân. Chẩn ñoán
tổn thương mạch, ngoài các dấu hiệu lâm sàng, siêu
âm Doppler, chụp ñộng mạch vẫn là tiêu chuẩn vàng
ñể phát hiện thương tổn, ñặc biệt trong những ca khó
như vị trí tổn thương không rõ ràng, khả năng có
nhiều vị trí bị tổn thương. tuy nhiên việc chụp mạch
máu không ñược làm quá chậm phẫu thuật một khi
tổn thương mạch ñã rõ(4), có thể ñiều trị chẩn ñoán
bằng mổ thám sát.
Có 5 loại tổn thương mạch máu: 1- Tạo các mảng
nội mạc. 2- Rách nội mạc tạo tụ máu dưới nội mạc. 3-
Rách thành mạch. 4- Đứt rời mạch máu. 5- Thông
ñộng tĩnh mạch(10). Tùy loại tổn thương mạch trên với
cơ chế chấn thương ñụng dập hay cắt gọn sẽ ñưa ñến
tình trạng thiếu máu chi nhanh hay chậm, nặng hay
nhẹ. Mạch máu bị tổn thương thường ờ những vùng
ñi sát với xương hoặc nằm kẹp trong giữa các khối cơ
lớn hay dây chằng với xương. ñộng mạch ñùi thường
bị tổn thương ở vùng ống ñùi sau khi chui qua ống
cân cơ khép ñể tạo ñộng mạch khoeo, nó song hành
với tĩnh mạch ñùi chạy chéo qua mặt sau gối, quyện
chặt lấy nhau trong khe các cân vùng khoeo. vì lý do
này mà khi chấn thương vùng gối như gẫy liên lồi cầu
ñùi, mâm chày hoặc trật khớp gối ra sau dễ ñưa ñến
nguy cơ tổn thương mạch khoeo, sự mất lưu thông
máu ñột ngột vùng này với các nhánh bên ít phần
mềm thường không bù ñắp ñược, ñặc biệt trong chấn
thương ñụng dập nặng càng dẫn ñến nguy hiểm(7).
Có sự khác biệt ñáng kể về tuần hoàn bàng hệ
giữa chi trên và chi dưới, chi trên phong phú hơn nên
ít dẫn tới cắt cụt hơn. có rất ít ñộng mạch ở chi thể
không thể thắt ñược, tuy nhiên khi có thêm tổn thương
phần mềm nhiều thì nguy cơ thiếu máu sau tắc mạch
càng tăng lên. Quan ñiểm hiện nay là nên cố gắng
phục hồi mạch máu bị tổn thương với nối trực tiếp (<
2cm), ghép mạch tự thân hoặc nhân tạo. trong chấn
thương ñụng dập có tổn thương mạch máu với phục
hồi bằng ghép mạch tự thân là tốt nhất(4).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 32
Trong CTCCTTMM, vấn ñề phục hồi lưu thông máu là quan trọng nhất, nên việc sử dụng
CNMMT ñể nuôi dưỡng chi trong nhiều trường hợp thật sự cần thiết, quyết ñịnh sự thành bại của ñiều
trị như chấn thương tới trễ hay quá trình xử trí phức tạp mất nhiều thời gian. Eger và CS lần ñầu tiên
báo cáo việc sử dụng CNMMT trong xử trí CTCCTTMM vào năm 1971 tại BV Quân Đội Mỹ, trãi
qua hơn 30 năm rút kinh nghiệm và phát triển việc ứng dụng CNMMT ñã có nhiều bước tiến vượt bậc
ñạt ñược kết quả mỹ mãn. Carrel là người ñầu tiên dùng CNMMT nghiên cứu trên ñộng vật, tiếp ñó
năm 1915 Tuffer trong thế chiến thứ I ñã dùng ống bạc tráng parafin làm CNMMT trong xử trí
CTCCTTMM của thương binh, sau ñó dùng ống thuỷ tinh, rồi ống nhựa tráng Silicon. CNMMT ñược
ghi nhận sử dụng nhiều tại hai cuộc thế chiến, tuy nhiên không ñược tổng kết và báo cáo(9). Ngày nay
những CNMMT chuyên dụng Pruit-Inahara hoặc bất cứ loại ống nào có sẵn tại phòng mổ có kích cỡ
tương ñương, với tính chất mềm, ñầu thon láng không gây tổn thương nội mạc mạch máu ñược ứng
dụng nhằm nhanh chóng cung cấp máu cho phần chi bị tổn thương(1).
Cố ñịnh ngoài bất ñộng xương gẫy là phù hợp cho việc bất ñộng chi trong loại tổn thương này,
bởi tính chất thương tổn: chi thiếu máu nuôi, vết thương ñể hở, vết thương nhiễm bẩn nặng có thể
phải phối hợp thêm với nẹp bột (không ñược bó bột tròn) ñể bất ñộng khớp.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Thực hiện theo 3 bước sau khi chẩn ñoán ñược có tổn thương mạch máu trong chấn thương chi,
với chỉ ñịnh:
- Chấn thương tới trễ (gần hết thời gian vàng 6-8h).
- Chấn thương phức tạp (việc xử trí khó khăn, mất nhiều thời gian).
- Chi còn khả năng sống (với dấu hiệu lâm sàng) hoặc qua mổ thám sát.
Bước 1: phẫu thuật chấn thương (PTCT)
- Mở cân mạc các khoang chi phía dưới thương tổn ñể ñánh giá khả năng sống của cơ với 5 dấu
CNMM tạm - BVCR
CNMM
tạm
Pruit-
Inahara
Một kiểu CNMM tạm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 33
hiệu (5C: Color - Màu sắc, Cold - Lạnh, Consistency - Mật ñộ, Contractibility - Co cơ, Capacity of
bleeding - Máu chảy). Nếu cơ còn sắc ñỏ, ấm, mật ñộ chắc, có phản xạ co cơ và khi cắt có máu chảy
là tình trạng cơ còn khả năng sống.
- Tiến hành ñặt cầu nối mạch máu tạm tự chế sau khi xử lý 2 ñầu ñộng mạch bị tổn thương: cắt bỏ
phần dập nát, lấy máu cục, chống ñông Cầu nối tạm của chúng tôi ñược làm với 2 phần ống
Feeding (với nhiều loại kích cỡ phù hợp với kích thước của mạch máu) nối kết với 1 chạc 3 có gắn 1
bơm tiêm, có khả năng hút máu từ phía trên bơm xuống phần dưới hoặc ñể dòng chảy tự do và dễ
dàng kiểm soát ñược việc lưu thông máu.
- Cắt lọc vết thương và cố ñịnh xương gãy bằng dụng cụ cố ñịnh ngoài hoặc trong tạo thuận lợi
cho việc phục hồi mạch máu. CNMMT vẫn ñược duy trì trong suốt quá trình này, ñánh giá lại tình
trạng cơ nếu còn tốt xử trí tiếp.
Gãy ñùi - tổn thương ñộng mạch ñùi
Gãy mâm chày – tổn thương ñộng mạch khoeo
Bước 2: phẫu thuật mạch máu (PTMM) (phục hồi lưu thông máu)
Việc phục hồi lưu thông máu ñược tiến hành ngay sau khi hoàn tất việc cắt lọc và cố ñịnh chi. với
2 phương thức: nối tận-tận hoặc ghép mạch tự thân. ñược thực hiện bởi các nhà phẩu thuật chuyên về
mạch máu.
Bước 3: phẫu thuật chấn thương (PTCT)
Tiến hành cắt lọc lại vết thương phục hồi cấu trúc phần mềm như thần kinh, gân, cơTiếp ñó che
phủ xương mạch máu và dẫn lưu triệt ñể vết thương. vết thương luôn ñược ñể hở ñể tránh gây chèn ép
ảnh hưởng tới việc nuôi dưỡng chi.
SỐ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Số liệu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 34
Nguyên nhân
TNLT 26/39 ca (66,6%). TNLĐ 6/39 ca (15,4%). Đâm chém 7/39 ca (18%).
Vị trí
Chi trên 10/39 ca (25,6 %). vùng gối 21/39 ca (53,8 %). chi dưới khác 8/39 ca (20,5 %)chi dưới
29/39 ca (74,3 %).
Thời gian
Trước mổ: sớm nhất 215’ (phút), trễ nhất 1800’, trung bình 600’. trong mổ: nhanh nhất 120’, lâu
nhất 360’, trung bình 215’.
Phục hồi mạch máu: nối tận-tận 17/39 ca (43,6 %), ghép mạch tự thân 22/39 ca (56,4 %).
Bất ñộng chi: cố ñịnh ngoài 21/39 ca (53,8%), cố ñịnh trong 18/39 ca (46,2 %).
Kết quả
Tốt (chi sống hoàn toàn 22/39 ca (56,4%). khá (mất một vài nhóm cơ) 10/39 ca (25,6%). xấu
(ñoạn cụt chi) 7/39 ca (17,9%) bảo tồn ñược chi 32/39 ca (82,1%).
BÀN LUẬN
Nguyên nhân
TNLT 25/39 ca (64,1%) chiếm gần 2/3 số ca CTCCTTMM, ñang là nỗi bức xúc trong xã hội gây
tổn hại nhiều cho sức khoẻ cũng như chi phí tốn kém. TNLĐ và tệ nạn ñâm chém là hai nguyên nhân
tiếp theo, cần gióng chuông cảnh báo cho các nhà quản lý lao ñộng và xã hội.
Chẩn ñoán
Từ nguyên nhân cơ chế chấn thương cần sớm nhận biết ñược CTCCTTMM, ñặc biệt nơi
vùng gối với tổn thương ñộng mạch khoeo. mức ñộ nặng và phức tạp của vết thương ñụng dập
hay chặt chém ñể có thái ñộ xử trí ñúng và kịp thời.
Thời gian
Trước mổ: (Bao gồm 1 – Thời gian từ lúc bị tai nạn tới khi nhập cấp cứu, 2 – Thời gian trong cấp
cứu, 3 – Thời gian từ lúc ñược chỉ ñịnh phẫu thuật tới khi ñược chuyển tới phòng mổ và 4 – Thời gian
chờ ñợi tại phòng mổ ñến khi ñược mổ). Sớm nhất 215’, lâu nhất 1800’, trung bình 600’ (tại cấp cứu
BVCR trung bình 270’). Tác giả Srius Sadaporns – Thái Lan(8): sớm nhất 120’, lâu nhất 450’, trung
bình 390’ Cho thấy rất cần sự quan tâm ñúng mức loại tổn thương này trong hệ thống cấp cứu y tế,
ñặc biệt nơi có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình. Nhóm 32 ca không sử dụng cầu nối tạm tại
BVCR thời gian trung bình trước mổ 1206’.
Trong mổ: nhanh nhất 120’, dài nhất 360’, trung bình 215’ tại BVCR, tác giả srius sadaporns:
225’, 360’, 285’, thời gian chuẩn bị ñặt cầu nối 30’, thời gian lưu giữ cầu nối tạm 60 – 180’ tương
ñương nhau. Nhóm 32 ca không sử dụng cầu nối tạm tại BVCR thời gian trung bình trong mổ 236’.
Các bước thực hiện
Chúng tôi cố gắng tổ chức quy trình xử trí CTCCTTMM qua 3 bước: PTCT – PTMM – PTCT
với sự phối hợp của 2 chuyên khoa ngoại chấn thương chỉnh hình và ngoại lồng ngực mạch máu ñể
phát huy thế mạnh của mỗi chuyên khoa với sự phối hợp chặt chẽ và ñồng bộ ñể ñạt ñược kết quả tốt.
Cầu nối mạch máu tạm
Từ thực tiễn và với lý thuyết, qua nhiều năm nay tại BVCR chúng tôi cấp cứu nhiều ca
CTCCTTMM. từ tháng 6-2005 tới nay, nhóm chúng tôi ứng dụng CNMMT tự chế trong quá trình
xử trí loại tổn thương này. Qua 4 thế hệ cầu nối: thế hệ 1 - một ñoạn ống Feeding (nhược ñiểm:
ñầu ống cắt ra dễ gây tổn thương nội mạc mạch máu), thế hệ 2 - hai ống Feeding (nhược ñiểm:
cầu nối quá dài giảm tốc ñộ dòng chảy), thế hệ 3 – hai ñoạn ống Feeding (khó kiểm soát dòng
chảy), thế hệ 4 – hiện nay: hai ñoạn ống Feeding kết nối với 1 chạc 3 gắn kết với 1 bơm tiêm có
khả năng hút máu phía trên bơm xuống phía dưới hoặc ñể tự chảy, dễ kiểm soát lưu thông máu.
CNMMT chuyên dùng của Pruit – Inahara hiện tại BVCR chưa có, giá hơi ñắt (60 USD).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 35
Phục hồi mạch máu
17/37 ca (45,9%) nối tận-tận tại BVCR cho thấy chưa phù hợp với loại tổn thương
CTCCTTMM mà nguyên nhân với cơ chế chấn thương ña số là ñụng dập nặng. tác giả Srius
Sadaporns 6/7 ca ghép mạch tự thân. Nhóm 32 ca không sử dụng cầu nối tạm 24/32 ca nối tận -
tận (75%)(8).
Kết quả
Năm 1949 Miler và CS thử nghiệm ở chó cho thấy: 90% chi sống khi thiếu máu ≤ 6h, 50% sống
từ 12 – 18h, và 20% sống từ 24 – 30h. Tốt nhất thời gian trước 6 – 8h thiếu máu(9).
Sử dụng CNMM tạm trong xử trí CTCCTTMM cho thấy cải thiện việc nuôi dưỡng chi chấn
thương, qua ñánh giá tình trạng cơ trước khi ñặt cầu nối với trước khi phục hồi lưu thông mạch máu.
Trước ñây, khi chưa sử dụng CNMMT tình trạng cơ lúc ñầu còn tốt, sau khi cắt lọc, cố ñịnh xương
gẫy, chuẩn bị phục hồi mạch máu, kiểm tra lại tình trạng cơ, nhiều khi cơ ñã chết. Trong những trường
hợp thất bại với số liệu của chúng tôi, nguyên nhân do tắc mạch, nhiễm khuẩn làm hoại tử chi và
thường ở những ca với tính chất dập nát nặng, có nhiều vị trí thương tổn ở một chi hoặc xảy ra ở các
trường hợp phục hồi mạch máu bằng nối tận-tận.
Nhóm bệnh không sử dụng CNMM tạm: tại BVCR qua số liệu từ 6/2008 ñến 6/2009 với 32/152
trường hợp tổn thương mạch có chỉ ñịnh ñặt cầu nối tạm: Vị trí: chi trên: 8 ca (25,6%), vùng gối: 15 ca
(48%), chi dưới khác: 9 ca (26,4%). Thời gian: Trước cấp cứu BVCR: Trung bình 1206’, trong cấp
cứu BVCR: 270’, mổ: 236’. Phục hồi mạch máu: Nối tận – tận 24/32 ca (75%). Kết quả: 11 ca cắt cụt
(34,4%.). Denis 19% cắt cụt khi chấn thương gối có tổn thương mạch khoeo, Kendall: 6,7% cắt cụt
khi thiếu máu 6h, Hoover: 75% cắt cụt khi chấn thương gối có tổn thương
mạch khoeo, Green và Allen 86% cắt cụt sau 8h, Caudle & Stern: 78% cắt cụt gẫy hở ñộ 3c chi dưới
do dập nát nặng. Debatkey và Simeon (1946) trong thế chiến thứ II tổng kết 35,8% cắt cụt trong tổng
số 2471 ca tới trước 12h(2).
Nhóm bệnh sử dụng CNMM tạm: Hughes (1954): Trong chiến tranh Triều Tiên 89%
CTCCTTMM ñược cứu sống khi sử dụng CNMM tạm. Rich (1971): Trong chiến tranh Việt Nam
86,5% giữ ñược chi trong tổng số hơn 1000 ca. Baros: Trong chiến tranh Bắc Ailand 5% phải cắt chi.
Chamber & CS (2005) tại chiến trường Iraq từ 01/9/2004 ñến 31/8/2005 có 30/126 ca CTCCTTMM
ñược ứng dụng CNMM tạm phải cắt cụt 2 ca (0,6%)(9). Husain A, and khaudaparka J và CS: BV
KEM, (Bombay - India) từ 1/1988 ñến 10/1990(3): 5 ca tổn thương ñộng mạch khoeo ñược sử dụng
CNMM tạm ñạt kết quả tốt, không biến chứng, dùng ống hút nội khí quản làm CNMM tạm.
Sriussadaporns và CS: 7/7 ca tốt (100%)(8). Subramanian, Anuradha MD, Christopher MD và CS(9):
Tổng kết 10 năm ñiều trị TTMM từ 01/1997 ñến 01/2007 tại BV Grandy Memory (Mỹ) với 786 ca
TTMM có 67 ca ñược ñặt CNMM tạm (72: ñộng mạch, 29: tĩnh mạch), chủ yếu là loại tổn thương
Gustilo IIIC và ñứt lìa. Kết quả 5% tắc mạch lại, cắt cụt 18%, 8 ca (12%) tử vong (do ña thương),
73% bảo tồn ñược chi và bệnh nhân. Nguyễn Trường Giang & CS (2009 – QYV 103)(5)16/16 bảo tồn
ñược chi khi sử dụng CNMM tạm. Chúng tôi: 32/39 (82%) bảo tồn ñược chi.
KẾT LUẬN
CNMM tạm thực sự giữ vai trò quan trọng ñể bảo tồn ñược chi trong quá trình xử trí ña số các
trường hợp CTCCTTMM, nên rất cần ñược phổ biến và nhân rộng cho các ñồng nghiệp áp dụng tại
các trung tâm phẫu thuật cấp cứu chấn thương.
CNMM tạm nên ñược sử dụng khi vận chuyển bệnh nhân CTCCTTMM từ tuyến dưới lên tuyến
trên nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu máu chi.
Cần sớm nhận biết ñược thương tổn CTCCTTMM ñể có thái ñộ xử trí ñúng và kịp thời, với sự
phối hợp chặt chẽ giữa hai chuyên khoa PTCT – PTMM qua 3 bước xử trí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Christian CA: General Principles Of Fracture Treatment. Cambell’s Operative Orthopedics. 1998. vol III: 1193-2041
2. Colton CL: The History Of Fracture Treatment. Skeletal Trauma, 1992, vol I: 3-30
3. Husain AK, and Khandeparker J: Temporary Intravascular Shunt for peripheral vascular Trauma. 25 April 2009; Juornal of
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 36
Posgraduate Medicine, vol 38
4. Moholka KD. and Ziran H.: Vascular Injuries. Local Complications. Rockwood And Green’s Fractures In Adult 2006. vol I:564-598
5. Nguyễn Trường Giang: Nghiên cứu sử dụng CNMM tạm trong ñiều trị tổn thương mạch máu chi thể. Tạp chí Y -Dược học Quân sự,
số 39/2009. Tr: 185 – 191.
6. Scottw. Alpert: Knee Dislocations. Fracture And Dislocations: 1994: 115 – 117
7. Shenk RC. and Washer DE.: Dislocation And Fracture –Dislocation Of The Knee. Rockwood And Green’s Fractures In Adult 2006.
vol II: 2041-2072
8. Sriussadaporn S, Pak-art R.: Temporary intravascular shunt in complex extremity vascular injuries. Trauma. 2002 jun; 52(6): 1129-33.
9. Subrananian, Anuradha MD, Christopher MD: Adecad’s Experience with Temporary Intravascular Shunt at a Civilian Level I
Trauma Center. The Journal of Trauma; Injury, Infection and Cristical Care. August 2008 – Volume 65 – Issue 2 – PP 316-326.
10. Trần Khánh Dư: Điều trị vết thương và di chứng vết thương mạch máu lớn ngoại biên. Bài giảng ñiều trị bệnh học ngoại khoa tập I,
xuất bản 1986, trang 95-108.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_cau_noi_mach_mau_tam_tu_che_trong_xu_tri_cac_chan_th.pdf