Thông qua bảng kiểm quan sát cho thấy: ở mỗi tiêu
chí thể hiện NLTN thì điểm số lớp sau tác động luôn cao
hơn lớp trước tác động (cụ thể: ở các lớp sau tác động
phần lớn các tiêu chí đều được đánh giá ở mức 3 và mức
4), nghĩa là NLTN của HS ở lớp sau tác động phát triển
hơn lớp trước tác động.
Qua đó, khẳng định các biện pháp sử dụng bài tập
thực hành thí nghiệm phần Phi kim trong chương trình
Hóa học 11 mà chúng tôi đề xuất đã phát triển NLTN cho
HS và có chất lượng học tập tốt hơn.
3. Kết luận
Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm về các
biện pháp sử dụng hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm
nhằm phát triển NLTN hóa học cho HS ở trên cho thấy,
các biện pháp đưa ra có tính khả thi. HS đã có kĩ năng tốt
hơn trong việc lựa chọn hóa chất và dụng cụ, biết thao
tác đảm bảo thí nghiệm an toàn. HS cũng có khả năng
quan sát, dự đoán, mô tả và giải thích chính xác những
hiện tượng hóa học xảy ra. Đồng thời, HS đã xử lí tốt các
thông tin liên quan đến thí nghiệm như: phân tích số liệu,
hình ảnh quan sát được để giải bài tập về nhận biết các
chất, biết cách xử lí hóa chất an toàn cho môi trường sau
buổi thí nghiệm. Như vậy, bài tập thực hành thí nghiệm
khi được áp dụng theo các biện pháp đề xuất đã giúp GV
thực hiện thành công mục tiêu phát triển NLTN cho HS
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm phần phi kim trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 200-205
200
SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM PHẦN PHI KIM
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 11
Nguyễn Thị Kim Ánh - Trường Đại học Quy Nhơn
Nguyễn Ngọc Thúy - Cao học K25, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Ngày nhận bài: 05/05/2018; ngày sửa chữa: 20/05/2018; ngày duyệt đăng: 28/05/2018.
Abstract: Experimental ability is one of key competencies of students in learning chemistry at
school. Based on theoretical basis of experimental competence, the article points out components
of this competence such as selection, implementation of safe experiments, predictation,
observation, description and experimental phenomena explaination. Also, students must know
how to draw the necessary conclusions, collect and process information related to experiments. In
this article, author mentions use of experimental exercise system of nonmetal module in teaching
chemistry to develop experimental ablility for student grade 11.
Keywords: Experimental capacity, students, practice exercises, some measures.
1. Mở đầu
Bài tập thực hành thí nghiệm hóa học là một trong
những phương tiện dạy học hiệu quả, giúp giáo viên
(GV) sử dụng để đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức
mới và phát triển năng lực thực nghiệm (NLTN) cho học
sinh (HS) phổ thông.
Quan tâm đến vấn đề này đã có một số công trình
nghiên cứu như: “Xây dựng bài tập hóa học nhằm phát
triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh ở trường
phổ thông” [1]; “Phát triển năng lực thực hành thí
nghiệm hóa học cho sinh viên sư phạm hóa học ở trường
đại học” [2]; “Biện pháp hình thành NLTN cho sinh viên
sư phạm vật lí” [3],... Tuy nhiên, các hướng nghiên cứu
này chủ yếu nghiên cứu về cách lựa chọn và xây dựng
bài tập theo các dạng ở từng chương hoặc phát triển
NLTN cho sinh viên. Bài viết đề cập xuất một số biện
pháp sử dụng hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm phần
Phi kim trong dạy học Hóa học nhằm phát triển năng lực
thực nghiệm cho học sinh lớp 11.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu biện pháp phát triển NLTN
cho HS, chúng tôi thực hiện quá trình quan sát và điều tra
thực tế về tình hình giáo viên (GV) sử dụng bài tập thực
hành thí nghiệm để phát triển NLTN hóa học cho HS ở
một số trường trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang, sau
đó tiến hành phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các nội
dung liên quan từ các dữ liệu thu thập được. Quá trình
thực nghiệm sư phạm để kiểm định thực tế kết quả
nghiên cứu của đề tài. Sử dụng các phép toán thống kê
để xử lí các số liệu, rút ra những nhận xét, đánh giá và
kết luận về tính hiệu quả của đề tài.
- Phương tiện nghiên cứu: Phiếu điều tra, hệ thống
bài tập hóa học về thực hành thí nghiệm, bài kiểm tra
đánh giá, lập bảng biểu, các công thức thống kê toán học.
- Đối tượng nghiên cứu: + Bài tập thực hành thí
nghiệm Hóa học phần Phi kim lớp 11 nhằm phát triển
NLTN cho HS; + Các biện pháp sử dụng bài tập thực
hành thí nghiệm để phát triển NLTN cho HS.
2.2. Khái niệm năng lực thực nghiệm
Theo [1]: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình
thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập,
rèn luyện, khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ
năng và thuộc tính cá nhân khác như: hứng thú, niềm tin,
ý chí,... để thực hiện thành công một loại hoạt động nhất
định, đạt kết quả như mong muốn trong những điều kiện
cụ thể.
Như vậy, năng lực của người học có thể được hiểu là
sự hình thành và phát triển những tố chất mà người học
đã có thông qua quá trình học tập, rèn luyện để từ đó,
người học có khả năng tổng hợp và vận dụng linh hoạt,
hiệu quả các kiến thức, kĩ năng, có ý chí, niềm tin vào
bản thân.
Kiến thức hóa học là cơ sở giúp HS có những hiểu
biết nhất định để thực hiện an toàn các thí nghiệm hóa
học. Do vậy, để hình thành và phát triển NLTN cho HS,
cần thực hiện các thí nghiệm hóa học. Bên cạnh đó, GV
cần thường xuyên sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm
trong quá trình hướng dẫn và rèn luyện cho HS cách quan
sát, phân tích hiện tượng, bản chất của các phản ứng hóa
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 200-205
201
học. Đó cũng là cách hình thành cho HS các kiến thức và
kĩ năng cần thiết khi tiến hành thí nghiệm.
Cũng theo [1]: NLTN hóa học là khả năng người học
huy động, tổng hợp tất cả những kiến thức hóa học đã
có, kĩ năng cần thiết để xử lí thông tin, các thuộc tính cá
nhân khác như: hứng thú khám phá tri thức mới, sự say
mê học hỏi, niềm tin vào khoa học, ý chí kiên nhẫn,... để
thực hiện thành công các thao tác, kĩ thuật tiến hành thí
nghiệm hóa học.
Cấu trúc của NLTN hóa học gồm 3 năng lực thành
phần sau: - Năng lực lựa chọn, tiến hành, sử dụng thí
nghiệm an toàn; - Năng lực dự đoán, quan sát, mô tả, giải
thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận; - Năng
lực xử lí thông tin liên quan đến thí nghiệm [4].
Một số thành phần của NLTN hóa học [4]: - Biết và
thực hiện đúng nội quy, quy tắc an toàn trong phòng thí
nghiệm; - Nhận dạng và lựa chọn được dụng cụ và hóa
chất để làm thí nghiệm; - Hiểu tác dụng, cấu tạo, cách
sử dụng, cách lắp ráp từng dụng cụ thí nghiệm thành bộ
thí nghiệm hoàn chỉnh; biết nhận biết sự đúng sai trong
mô hình thí nghiệm đã lắp ráp; - Hiểu tác dụng và các
đặc tính an toàn, tính độc hay dễ cháy nổ của các hóa
chất; - Có kĩ năng quan sát, xác nhận, mô tả chính xác
và giải thích một cách khoa học các hiện tượng thí
nghiệm xảy ra, viết được phương trình phản ứng hóa
học và rút ra những kết luận cần thiết; - Có kĩ năng tiến
hành độc lập những thí nghiệm đơn giản hoặc thực hiện
được các thí nghiệm phức tạp, dưới sự hướng dẫn, hỗ
trợ của GV.
2.3. Đề xuất một số biện pháp sử dụng hệ thống bài tập
thực hành thí nghiệm phần Phi kim trong dạy học Hóa
học nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học
sinh lớp 11
2.3.1. Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm khi nghiên
cứu bài mới
Để phát triển NLTN hóa học cho HS, GV có thể sử
dụng các bài tập thực hành thí nghiệm theo phương pháp
nghiên cứu, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề hoặc
kiểm chứng nhằm phát triển tư duy, khơi gợi sự hứng
thú, tính tích cực học tập cho các em trong quá trình lĩnh
hội kiến thức.
Ví dụ 1: Khi nghiên cứu tính chất của amoniac trong
bài: “Amoniac và muối amoni”, GV tiến hành thí nghiệm
thử tính tan của khí NH3 và đưa ra các câu hỏi sau cho
HS thảo luận:
Câu hỏi 1: Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng nước
phun vào bình chứa khí NH3 ở dạng tia?
Trả lời: Do khí NH3 tan nhiều trong nước làm giảm
nhanh áp suất trong bình.
Câu hỏi 2: Vì sao nước có pha dung dịch
phenolphtalein trong chậu thủy tinh không màu nhưng
khi vào bình khí NH3 lại có màu hồng?
Trả lời: Phenolphtalein có màu hồng trong môi
trường bazơ khi pH ≥ 8,3; nước trong cốc có pH = 7 trung
tính nên không màu, khi vào bình hòa tan khí NH3 tạo
thành dung dịch amoniac có tính bazơ (pH > 8,3) nên
chuyển thành màu hồng (xem hình 1).
Câu hỏi 3: Trong thí nghiệm trên, nếu nhỏ vài giọt
quỳ tím (thay phenolphtalein) vào chậu thủy tinh chứa
nước thì hiện tượng gì xảy ra trong bình chứa khí NH3?
Trả lời: Nước phun vào bình dạng tia có sự chuyển
màu từ màu tím sang màu xanh.
Bài tập trên giúp HS rèn luyện khả năng quan sát, mô
tả hiện tượng thí nghiệm xảy ra và giải thích bản chất của
các hiện tượng thí nghiệm.
Hình 1. Sự hòa tan của amoniac trong nước
Hình 2. Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm
Ví dụ 2: Trong dạy học phần điều chế HNO3, trong
bài “Axit nitric và muối nitrat” (Hóa học 11), GV yêu
cầu HS quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế
HNO3 trong phòng thí nghiệm và giao phiếu học tập
cho các nhóm HS thảo luận để trả lời các câu hỏi sau
(xem hình 2):
Câu hỏi 1: Hãy tìm phát biểu sai khi nói về quá trình
điều chế HNO3?
A) HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi
NaNO3.
B) HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để
ngưng tụ.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 200-205
202
C) Đốt nóng bình cầu cổ cong bằng đèn cồn để phản
ứng xảy ra nhanh hơn.
D) HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (83°C) nên dễ bị bay
hơi khi đun nóng.
Câu hỏi 2: Vai trò của chậu nước đá trong phòng thí
nghiệm điều chế HNO3 là:
A) Hạ nhiệt độ của dung dịch HNO3 thu được; B)
Làm lạnh để ngưng tụ hơi HNO3
C) Không cần thiết trong phản ứng này; D) Làm chất
xúc tác để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Những câu hỏi trên giúp HS lưu ý HNO3 ở trạng thái
gì khi sinh ra, cần lựa chọn dụng cụ thí nghiệm và hóa
chất nào thích hợp để thu được HNO3 an toàn. Từ đó,
phát triển cho HS năng lực tiến hành thí nghiệm và sử
dụng thí nghiệm an toàn.
Ví dụ 3: Khi dạy học bài: “Photpho” (Hóa học 11),
GV đưa ra bài tập sau:
Các em quan sát hình dưới và trả lời các câu hỏi sau
(xem hình 3):
Hình 3. Thí nghiệm chứng minh khả năng bốc cháy
khác nhau của P trắng và P đỏ
Câu hỏi 1: Photpho ở dạng nào dễ bị bốc cháy hơn?
Vì sao?
Trả lời: Photpho trắng dễ bốc cháy hơn photpho đỏ
vì P trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử, những tinh
thể P4 nằm ở nút mạng và liên kết với nhau bằng lực
tương tác yếu. Do vậy, ở 44,1oC photpho trắng bị nóng
chảy và bốc cháy, trong khi đó P đỏ có cấu trúc polime
nên bền ở nhiệt độ thường, nhiệt độ nóng chảy trên
250oC.
Câu hỏi 2: Johan Lundstrom đã phát minh ra phương
pháp dùng photpho đỏ thay thế photpho trắng để sản xuất
ra diêm an toàn vào năm 1855. Em hãy cho biết nguyên
nhân vì sao phải thay P trắng bằng P đỏ khi sản xuất diêm
an toàn? Từ đó, hãy nêu cách bảo quản P trắng và P đỏ?
Trả lời: P trắng rất độc, dễ bay hơi gây bệnh hoại tử
xương, dễ bỏng nặng khi da tiếp xúc, dễ bốc cháy ở nhiệt
độ thường khi va chạm gây hỏa hoạn rất nguy hiểm. P đỏ
bền với nhiệt hơn, không độc, khó bốc cháy nên an toàn
hơn P đỏ.
Cách bảo quản: Ngâm P trắng vào nước vì P trắng
không tác dụng với nước còn P đỏ dễ hút ẩm và chảy rữa
nên cần đựng trong một lọ đậy kín và để nơi khô ráo,
thoáng mát.
Qua bài tập này, HS sẽ nắm rõ các tính chất hóa học
của photpho như: tính độc hại, tính an toàn, tính dễ cháy
nổ để biết cách sử dụng và bảo quản đúng cách trong thực
hành và sản xuất kinh doanh.
Khi GV sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm để
nghiên cứu bài học mới, HS cần tập trung quan sát hình
vẽ hoặc movie thí nghiệm, cùng thảo luận để trả lời câu
hỏi của GV. Nhờ vậy, HS sẽ dễ dàng tiếp thu và khắc sâu
kiến thức mới, đồng thời phát triển được năng lực quan
sát, mô tả thí nghiệm và rút ra kết luận.
2.3.2. Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong các
giờ học luyện tập, ôn tập
Những giờ luyện tập thường có lượng kiến thức ôn
tập nhiều, bài tập nhiều và khó. Khi GV sử dụng bài tập
về thực hành thí nghiệm có lồng ghép hình ảnh, clip thí
nghiệm, thí nghiệm ảo hướng dẫn HS thực hiện sẽ tạo
hứng thú học tập cho các em, làm cho giờ học trở nên sôi
nổi, hào hứng hơn. Nhờ vậy, HS sẽ dễ dàng nhận ra mối
liên hệ giữa kiến thức trong một chương cụ thể.
Ví dụ 1: Khi ôn tập chương: “Nitơ - Photpho”, để
củng cố kiến thức về khả năng tạo phức của NH3 cho HS,
GV đưa ra bài tập sau:
Cho thí nghiệm như hình 4: nhỏ từ từ dung dịch NH3
đến dư vào dung dịch CuSO4 (xem hình 4).
Hình 4. Thí nghiệm tạo phức của NH3 với CuSO4
Hiện tượng xảy ra là:
A) Có kết tủa trắng xuất hiện.
B) Có kết tủa xanh xuất hiện, sau đó kết tủa tan ra tạo
thành dung dịch xanh thẫm.
C) Có kết tủa xanh xuất hiện, đồng thời có khí bay ra.
D) Có kết tủa xanh xuất hiện và không tan trong dung
dịch NH3 dư.
dd CuSO4
dd NH3
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 200-205
203
Trả lời: B) Do: 2NH3 + CuSO4 + 2H2O →
(NH4)2SO4 + Cu(OH)2 (kết tủa xanh)
4NH3 + Cu(OH)2 → [Cu(NH3)4](OH)2 (phức tan
màu xanh)
Thông qua bài tập trên, GV phát triển năng lực dự
đoán, giải thích và rút ra kết luận từ hiện tượng thí
nghiệm quan sát được.
Ví dụ 2: Khi dạy học bài luyện tập: “Cacbon và hợp
chất của Cacbon”, để giúp HS hiểu và ghi nhớ dạng toán
“CO2 tác dụng với dung dịch kiềm”, GV cho HS xem thí
nghiệm: thổi khí CO2 vào cốc nước vôi trong (xem
hình 5) .
GV đưa ra bài tập sau: Hãy quan sát, mô tả và giải
thích hiện tượng, viết phương trình hóa học của các phản
ứng xảy ra. Từ hiện tượng thí nghiệm, em có nhận xét gì
về sự biến đổi của lượng chất kết tủa theo lượng CO2 thổi
vào dung dịch Ca(OH)2.
Hình 5. Thí nghiệm dung dịch Ca(OH)2
tác dụng với khí CO2
Trả lời: Khi thổi khí CO2 vào cốc nước vôi trong, lúc
đầu nước vôi bị vẩn đục, do:
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 trắng + H2O
Nếu thổi tiếp khí CO2 đến dư, thì kết tủa sẽ bị hòa tan,
nước vôi sẽ trong do đã xảy ra phản ứng sau: CO2 +
CaCO3 + H2O Ca(HCO3)2
Thông qua bài tập thí nghiệm này, GV gợi ý cho HS
phân tích thông tin:
- Khi CO2 thiếu sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Tạo ra sản
phẩm muối gì?
- Khi CO2 dư sẽ có hiện tượng gì sẽ xảy ra? tạo ra sản
phẩm muối gì?
Với những thí nghiệm đơn giản, HS sẽ hứng thú và
mong muốn tự thực hiện, kiểm chứng lại thí nghiệm.
Bài tập trên đã giúp HS phát triển và rèn luyện các kĩ
năng: quan sát, vận dụng kiến thức để giải thích hiện
tượng hóa học.
2.3.3. Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong giờ
thực hành
Những thí nghiệm biểu diễn minh họa trong bài thực
hành là phương thức hình thành và phát triển kĩ năng thực
hành cho HS nhanh nhất. Tuy nhiên, bài tập về thực hành
thí nghiệm nhằm giúp HS có những định hướng và kiểm
chứng lại quá trình thực hành, củng cố kiến thức đã học
và khám phá những vấn đề mới phát sinh. Ví dụ: Nêu tính
chất hóa học của nitơ, photpho và hợp chất của chúng,
tiến hành thí nghiệm nghiên cứu tính oxi hóa của HNO3
(xem hình 6).
Hình 6. Thí nghiệm kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc
Câu hỏi 1: Dựa vào hình vẽ của thí nghiệm, em hãy
cho biết cần chuẩn bị hóa chất và dụng cụ như thế nào để
thực hiện thí nghiệm trên thành công và an toàn. Giải
thích sự lựa chọn của em?
Trả lời: Cần chuẩn bị những hóa chất và dụng cụ sau:
1) Ống nghiệm chữ X: nhỏ gọn, tiện lợi trong quá
trình thực hiện thí nghiệm, có thể đậy nút để khí không
bay ra gây nguy hiểm cho GV, HS và gây ô nhiễm môi
trường.
Nút cao su để đậy ống nghiệm chữ X.
2) Kẹp gắp hóa chất: đưa mảnh đồng vào nhánh ống
nghiệm dễ hơn.
3) Dung dịch HNO3 đặc và dung dịch HNO3 loãng.
4) Dung dịch NaOH đặc: hấp thụ khí NO2 (độc) sinh
ra bên nhánh làm thí nghiệm, trung hòa lượng axit dư sau
phản ứng.
5) Mảnh đồng kim loại.
Câu hỏi 2: Cho các thao tác thí nghiệm sau:
1) Cho 2 ml dung dịch NaOH đặc vào 1 nhánh của
ống nghiệm chữ X.
2) Nghiêng nhánh ống nghiệm để dung dịch NaOH
chảy qua nhánh ống nghiệm đang thực hiện thí nghiệm.
3) Cho 0,5ml dung dịch HNO3 vào nhánh 2 ống
nghiệm chữ X.
4) Dùng kẹp gắp mảnh đồng cho vào ống nghiệm
đựng dung dịch HNO3 đặc.
5) Dùng kẹp gắp mảnh đồng cho vào ống nghiệm
đựng dung dịch NaOH đặc.
6) Nhanh chóng đậy nút cao su vào ống nghiệm.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 200-205
204
Thứ tự thực hiện đúng các thao tác khi tiến hành thí
nghiệm như hình vẽ trên là:
A) 1-6-4-3-2; B) 1-2-4-6-5; C) 3-2-5-6-1; D) 1-3-4-
6-2
Dạng bài tập thực hành thí nghiệm này nhằm phát
triển cho HS năng lực tiến hành thí nghiệm và sử dụng
thí nghiệm an toàn thông qua việc lựa chọn đúng các
dụng cụ và hóa chất cần thiết cho thí nghiệm chuẩn bị
tiến hành, thứ tự các thao tác cần tiến hành để thí nghiệm
thành công. Mặt khác, dạng bài tập này có thể sử dụng
để kiểm tra, củng cố lại các bước HS đã thực hiện trong
buổi thực hành.
2.3.4. Sử dụng bài tập thực hành thí nghiệm trong các
bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì
Việc đánh giá sự phát triển NLTN của HS sau mỗi
chương, mỗi học kì là rất cần thiết. Qua đó, giúp GV nắm
được HS đã tiếp thu kiến thức và kĩ năng ở mức độ nào để
có hướng điều chỉnh các phương pháp dạy học cho hợp lí.
Ví dụ 1: Sau khi dạy học chương: Nitơ - Photpho
(Hóa học 11), GV có thể sử dụng một số câu hỏi sau để
lồng ghép trong bài kiểm tra 15 phút, 45 phút hoặc bài
kiểm tra học kì I để đánh giá sự phát triển NLTN của HS.
Câu hỏi 1: Để nhận biết ion NO3- trong dung dịch,
người ta thường dùng một ít vụn đồng và dung dịch
H2SO4 loãng vào ống nghiệm, đun nhẹ ống nghiệm. Hiện
tượng quan sát được là:
A) Có khí màu nâu thoát ra.
B) Dung dịch từ không màu chuyển sang màu vàng.
C) Xuất hiện kết tủa có màu vàng đặc trưng.
D) Dung dịch không màu chuyển thành màu xanh, có
khí không màu thoát ra bị hóa nâu ngoài không khí.
Bài tập trên nhằm đánh giá năng lực nhận biết các
chất thông qua các hiện tượng phản ứng hóa học xảy ra.
Câu hỏi 2: Chỉ dùng một hóa chất để phân biệt các
dung dịch HCl, HNO3, H3PO4. Hóa chất đó là:
A) Quỳ tím; B) NaOH; C) AgNO3; D) CaCO3.
Dạng câu hỏi này nhằm phát triển năng lực lựa chọn
hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.
Ví dụ 2: GV có thể sử dụng những câu hỏi sau trong
quá trình đánh giá khả năng phân tích, xử lí thông tin từ
kết quả thực nghiệm để suy luận và nhận biết hóa chất
của HS.
Câu hỏi 1: Có 04 lọ không dán nhãn, đựng dung dịch
không màu chứa các chất riêng biệt gồm: NH4Cl,
(NH4)2SO4, K2SO4, KCl. Thực hiện nhận biết 04 dung
dịch trên bằng dung dịch X, thu được kết quả sau:
Chất NH4Cl (NH4)2SO4 K2SO4 KCl
Dung
dịch X
Khí
mùi
khai
Khí mùi
khai,
kết tủa
trắng
Kết
tủa
trắng
Không
hiện
tượng
Dung dịch X có thể là dung dịch chứa chất nào trong
các chất sau?
A) NaOH; B) H2SO4; C) BaCl2; D) Ba(OH)2.
Trả lời: X tác dụng với NH4Cl và (NH4)2SO4 tạo ra
khí có mùi khai (NH3) thì X phải chứa nhóm OH-.
Do: NH4+ + OH- NH3 (mùi khai)
X tác dụng với (NH4)2SO4 và K2SO4 tạo ra kết tủa
trắng (dự đoán BaSO4) thì X phải chứa ion Ba2+ .
Do: Ba2+ + SO42- BaSO4 (màu trắng)
Vậy, X là Ba(OH)2 .
2.4. Thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong năm học
2017-2018 tại Trường Trung học phổ thông Hòn Đất và
Trung học phổ thông Sóc Sơn thuộc tỉnh Kiên Giang ở 4
lớp: 2 lớp trước tác động với 77 HS và 2 lớp sau tác động
với 82 HS thông qua 2 bài học: “Axít nitric và muối
nitrat” và “Hợp chất của Cacbon” (Hóa học 11). Kế
hoạch giảng dạy được thiết kế có sử dụng các biện pháp
phát triển NLTN hóa học thông qua hệ thống bài tập, kết
hợp với các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng bảng
kiểm tra năng lực, phiếu tự đánh giá phát triển NLTN hóa
học của HS. Để đánh giá kết quả học tập của HS thông
qua kết quả của bài kiểm tra được xử lí bằng phương
pháp thống kê toán học (xem bảng 1).
Bảng 1. Bảng kết quả đánh giá mức độ phát triển NLTN hóa học của HS
Một số tiêu chí để
đánh giá NLTN
Đánh giá mức độ
Sau tác động Trước tác động
Chưa đạt Đạt Tốt Rất tốt Chưa đạt Đạt Tốt Rất tốt
Hiểu và thực hiện
đúng nội quy, quy
tắc an toàn
8
(9,76%)
25
(30,49%
37
(45,12%)
12
(14,63%)
14
(18,18%)
37
(48,05%)
22
(28,57%)
4
(5,19%)
Nhận dạng, lựa
chọn được dụng
cụ và hóa chất cần
7
(8,53%)
24
(29,27%)
33
(40,25%)
18
(21,95%)
16
(20,78%)
32
(41,55%)
24
(31,17%)
5
(6,50%)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 200-205
205
thiết để làm thí
nghiệm
Hiểu được tác
dụng, cấu tạo của
các dụng cụ và
hóa chất cần thiết
để làm thí nghiệm
8
(9,76%)
25
(30,49%)
38
(46,34%)
11
(13,41%)
17
(22,08%)
32
(41,56%)
25
(32,47%)
3
(3,89%)
Có kĩ năng lắp các
bộ dụng cụ cần
thiết cho từng thí
nghiệm, hiểu tác
dụng của từng bộ
phận, phân tích
được sự đúng sai
trong cách lắp
9
(10,98%)
29
(35,36%)
31
(37,80%)
13
(15,86%)
21
(27,27%)
36
(46,75%)
15
(19,48%)
5
(6,50%)
Có kĩ năng quan
sát, mô tả và giải
thích các hiện
tượng hóa học
13
(15,85%)
30
(36,59%)
28
(34,15%)
11
(13,41%)
25
(32,47%)
35
(45,45%)
14
(18,18%)
3
(3,90%)
Chú ý: Mức 1: Chưa đạt (0-4 điểm); Mức 2: Đạt (5-6 điểm); Mức 3: Tốt (7-8 điểm); Mức 4: Rất tốt (9-10 điểm)
Thông qua bảng kiểm quan sát cho thấy: ở mỗi tiêu
chí thể hiện NLTN thì điểm số lớp sau tác động luôn cao
hơn lớp trước tác động (cụ thể: ở các lớp sau tác động
phần lớn các tiêu chí đều được đánh giá ở mức 3 và mức
4), nghĩa là NLTN của HS ở lớp sau tác động phát triển
hơn lớp trước tác động.
Qua đó, khẳng định các biện pháp sử dụng bài tập
thực hành thí nghiệm phần Phi kim trong chương trình
Hóa học 11 mà chúng tôi đề xuất đã phát triển NLTN cho
HS và có chất lượng học tập tốt hơn.
3. Kết luận
Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm về các
biện pháp sử dụng hệ thống bài tập thực hành thí nghiệm
nhằm phát triển NLTN hóa học cho HS ở trên cho thấy,
các biện pháp đưa ra có tính khả thi. HS đã có kĩ năng tốt
hơn trong việc lựa chọn hóa chất và dụng cụ, biết thao
tác đảm bảo thí nghiệm an toàn. HS cũng có khả năng
quan sát, dự đoán, mô tả và giải thích chính xác những
hiện tượng hóa học xảy ra. Đồng thời, HS đã xử lí tốt các
thông tin liên quan đến thí nghiệm như: phân tích số liệu,
hình ảnh quan sát được để giải bài tập về nhận biết các
chất, biết cách xử lí hóa chất an toàn cho môi trường sau
buổi thí nghiệm. Như vậy, bài tập thực hành thí nghiệm
khi được áp dụng theo các biện pháp đề xuất đã giúp GV
thực hiện thành công mục tiêu phát triển NLTN cho HS.
Tài liệu tham khảo
[1] Phạm Thị Bình - Đỗ Thị Quỳnh Mai - Hà Thị Thoan
(2016). Xây dựng bài tập hóa học nhằm phát triển
năng lực thực hành hóa học cho học sinh ở trường
phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, số 6A, tr 72-78.
[2] Lý Huy Hoàng - Cao Cự Giác (2016). Thực trạng
phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học
cho sinh viên sư phạm hóa học ở trường đại học.
Tạp chí Giáo dục, số 387, tr 50-52.
[3] Trần Thị Thanh Thư (2016). Biện pháp hình thành
năng lực thực nghiệm cho sinh viên sư phạm vật lí.
Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh, số 4, tr 163-171.
[4] Phạm Thị Bích Đào - Đặng Thị Oanh (2017). Đề
xuất cấu trúc và đánh giá năng lực thực nghiệm cho
học sinh thông qua môn khoa học tự nhiên cấp trung
học cơ sở. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, số 9, tr 56-64.
[5] Đỗ Thị Thu Huyền (2017). Thiết kế và sử dụng bộ
câu hỏi định hướng bài học chương nhóm nitơ nhằm
phát triển năng lực tự học cho học sinh. Tạp chí
Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 1, tr
62-70.
[6] Thái Ngọc Triển (2015). Sử dụng hình ảnh trong
dạy học hóa học ở trường phổ thông. Tạp chí Khoa
học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (Khoa học
giáo dục), số 8, tr 81-93.
[7] Đỗ Thị Quỳnh Mai - Đặng Thị Oanh (2016). Một số
biện pháp sử dụng bài tập phân hóa trong dạy học
hóa học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, số 1, tr 24-31.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43_2041_2096229.pdf