Sử dụng một số phương pháp thông kê nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê nước ta giai đoạn 1996 – 2006

Sử dụng một số phương pháp thông kê nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê nước ta giai đoạn 1996 – 2006.A. MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA CÂY CÀ PHÊ VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA. I. VAI TRÒ CỦA CÂY CÀ PHÊ TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA. 3 II. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996 – 2006. 5 1. Về sản lượng xuất khẩu cà phê. 5 2. Về giá trị xuất khẩu cà phê. 6 3. Thị trường xuất khẩu cà phê hiện nay. 7 4. Thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu cà phê. 10 CHƯƠNG II: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996 – 2006. I. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ. 13 1. Khái niệm, tác dụng và những vấn đề có tính nguyên tắc khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê. 13 1.1 Khái niệm 13 1.2 Tác dụng 13 1.3 Những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê. 13 2. Một số chỉ tiêu về xuất khẩu cà phê. 15 2.1. Sản lượng cà phê thu hoạch. 15 2.2 Sản lượng cà phê xuất khẩu. 16 2.3. Giá trị cà phê xuất khẩu. 16 II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ 16 1. Dãy số thời gian. 16 1.1 Mức độ bình quân qua thời gian. 17 1.2 Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối. 17 1.3. Tốc độ phát triển. 19 1.4. Tốc độ tăng ( hoặc giảm ) 20 1.5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng ( hoặc giảm ) liên hoàn. 20 2. Phương pháp chỉ số. 21 3. Dự đoán thống kê. 23 3.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối bình quân. 23 3.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân. 24 3.3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế. 24 3.4. Dự đoán theo phương pháp san bằng mũ. 25 3.5. Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên ( Phương pháp Box – Jenkins) 27 CHƯƠNG III. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996 – 2006. I. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN ĐỂ PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU. 29 1. Về sản lượng cà phê xuất khẩu. 29 2. Về giá trị cà phê xuất khẩu. 32 II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ. 34 III. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ĐOÁN ĐỂ DỰ ĐOÁN SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU NĂM 2007, 2008. 37 1. Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân. 38 2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân. 38 3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế. 40 4. Dự đoán dựa vào san bằng mũ. 42 5. Dự đoán dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên. 43 IV. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP. 45 1. Kiến nghị. 45 2. Giải pháp. 45 C. KẾT LUẬN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

doc53 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2069 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng một số phương pháp thông kê nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê nước ta giai đoạn 1996 – 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới. Mặc dù diện tích cây cà phê giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành cà phê năm 2006 vẫn tăng do giả cà cà phê đã tăng trở lại sau một thời gian dài bị rớt giá. Cà phê chiếm khoảng 8% giá trị sản lượng nông nghiệp và khoảng 25% giá trị xuất khẩu nông nghiệp. Nghề trồng cà phê ở Việt Nam đã tạo nguồn thu nhập lớn cho một nhóm đông dân cư ở nông thôn, trung du và miền núi đồng thời tạo việc làm cho hơn 600 nghìn nông dân. II. TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996 – 2006. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2006 – 2010 đã đề ra mục tiêu đến năm 2010 sẽ chấm dứt nhập siêu. Bộ Thương mại cho rằng ngay từ năm 2006 phải kiểm soát nhập siêu ở mức 12% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 4 – 4,5 tỷ USD. Muốn thế cần tiếp tục thực hiện chủ trương hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng trong nước đã sản xuất được đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu. Cà phê là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tỷ lệ cà phê xuất khẩu chiếm 90% sản lượng cà phê gieo trồng của cả nước. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu còn chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ( hàng năm chỉ chiếm dưới 10% ). Năm 2001 là 2,6% 1 năm, năm 2002 là 2,0%, năm 2003 là 2,54% nhưng việc xuất khẩu cà phê vẫn có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Nó vừa cho phép tận dụng lợi thế của nền kinh tế vừa tạo ra lực lượng ngoại tệ phục vụ cho quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa ở Việt Nam 1. Về sản lượng xuất khẩu cà phê. Cùng với sự tăng trưởng của sản lượng thu hoạch thì lượng cà phê xuất khẩu cũng tăng lên không ngừng cách đây 11 năm ( năm 1996 ) Việt Nam đã xuất khẩu 221,496 tấn đến năm 2006 đã xuất khẩu được 775,457ng.tấn. Đây là năm xuất khẩu cao nhất từ năm 1996 đến nay. Tính đến nay Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn thế hai thứ giới sau Braxin. Mặt hàng cà phê Việt Nam được đánh giá là một trong 20 mặt hàng cạnh tranh của Việt Nam. Đây là bảng số liệu về sản lượng xuất khẩu cà phê giai đoạn 1996 – 2006. Bảng 2: Sản lượng xuất khẩu cà phê giai đoạn 1996 – 2006. Năm Xuất(ng.tấn ) 1996 221,496 1997 336,242 1998 395,418 1999 404,206 2000 653,678 2001 670,381 2002 713,753 2003 691,421 2004 680,345 2005 612,611 2006 774,457 ( Nguồn số liệu: Website Trung tâm xúc tiến thương mại ITPC – TPHCM ) 2. Về giá trị xuất khẩu cà phê. Mặc dù sản lượng cà phê xuất khẩu có tăng nhưng giá trị xuất khẩu giai đoạn 2000 – 2005 giá trị xuất khẩu lại giảm xuống do giá cả cà phê trên thị trường giảm mạnh năm 1999 là 1373 USD/tấn đến năm 2002 giảm còn 368,8 USD/tấn. Đến năm 2006 giá đã phục hồi trở lại ở mức 1066,5 USD/tấn. Nguyên nhân giá cà phê tăng như vậy là do sự giảm sút sản lượng xuất khẩu của Braxin - nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Dưới đây là bảng số liệu về giá trị xuất khẩu cà phê nước ta giai đoạn 1996 – 2006. Bảng 3: Giá trị xuất khẩu cà phê giai đoạn 1996 – 2006. Năm Giá trị xuất khẩu (1000USD) 1996 402015 1997 402818 1998 601431 1999 554975 2000 537977 2001 292822 2002 263232 2003 428612 2004 466308 2005 422518 2006 825958 ( Nguồn số liệu: Website Trung tâm xúc tiến thương mại ITPC – TPHCM ) 3. Thị trường xuất khẩu cà phê hiện nay. Xuất khẩu cà phê năm 2006 đạt những bước tiến vượt bậc trên nhiều mặt. Kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt trên 1 tỷ đô la làm tăng đóng góp của ngành cà phê vào nền kinh tế chung của đất nước, giúp tăn vị thế của cà phê trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Thị trường xuất khẩu tăng ổn định và từng bước mở rộng chứng tỏ uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Chất lượng cà phê vối (Rubusta) được cải thiện, cà phê chè (Arabica) tuy chưa nhiều nhưng đã thể hiện rõ ưu thế về chất lượng. Việt Nam đã xuất khẩu sang 71 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài cà phê nhân sống, Việt Nam còn xuất khẩu được 869,7 tấn cà phê hòa tan, trị giá 2770341 USD, bình quân 3190USD/tấn sang 25 quốc gia vùng và lãnh thổ, trong đó Nhật Bản là 232 tấn, Mỹ là 192 tấn, Đài Loan là 141,5 tấn và Đức là 104,6 tấn. Bảng 4: Các loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam năm 2006. STT Loại cà phê Khối lượng (1000 tấn) Trị giá (1000 USD) 1 Nhân sống 785146,773 837771,354 2 Hoà tan 869,705 2770,341 3 Khác 8,890 92,996 Tổng 786025,368 840634,691 ( Nguồn số liệu: Website Agro info – Phân tích kinh tế ) Thị trường nhập khẩu chính cà phê của Việt Nam ngày càng mở rộng, trong đó 10 nước dẫn đầu về nhập khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là các nước trong khối EU và Mỹ so với những năm trước thị trường xuất khẩu cà phê tập trung vào các nước Singapore, Hồng kông, Nhật Bản chiếm tới 60% trong 10 nước nhập khẩu lớn nhất. Điều đó cho thấy uy tín của ngành cà phê ngày càng được nâng lên từ thị trường trung gian vào thị trường tiêu thụ trực tiếp mặc dù đây là những thị trường yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn rất cao. Bảng 5: 10 nước nhập khẩu hàng đầu ngành cà phê Việt Nam năm 2006. STT Nước Số lượng (tấn) Trị giá (USD) 1 Đức 106.059 66.429.372 2 Mỹ 90.991 51.704.900 3 Bỉ 75.161 33.152.589 4 Tây Ban Nha 72.794 36.819.818 5 Ba Lan 65.179 35.279.792 6 Italia 59.641 32.947.315 7 Pháp 45.754 24.008.977 8 Hàn Quốc 40.31 22.138.266 9 Anh 35.89 14.670.583 10 Philippin 28.303 13.053.775 ( Nguồn số liệu: Website Trung tâm xúc tiến thương mại ITPC – TPHCM ) Qua đó ta thấy Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Đức 17,8%, Anh 12,7%, Bỉ 7,3%, Tây Ban Nha 6,9%, Italia 5,6%, Nhật Bản 3,2% … Tuy nhiên, điểm yếu nhất của việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam là chất lượng cà phê. Trong thời gian qua, chất lượng cà phê Việt Nam đã không ngừng được nâng cao, song những chuyển biến đó mới chỉ là bước đầu, vẫn chưa thật ổn định và chưa phản ánh đúng bản chất vốn có của cà phê Việt Nam. Thực chất cà phê Việt Nam từ lâu được liệt vào loại có chất lượng tự nhiên cao và có hương vị đậm đà do được trồng ở độ cao nhất định so với mặt biển.Nhưng do yếu kém trong khâu thu hái, phơi sấy, chế biến... do đó ảnh hưởng đến chất lượng vốn có của nó. Điều đó đã làm giá bán cà phê Việt Nam thường thấp hơn cùng loại của nước ngoài từ 100-150 USD/tấn và dẫn đến tình trạng khối lượng xuất khẩu tăng nhưng kim ngạch thì không thay đổi nhiều. Mặt khác, chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường thế giới. Hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu lớn về cà phê ARABICA (chiếm 70-80% nhu cầu cà phê hàng năm), trong khi đó 65% diện tích cà phê ở Việt Nam lại là cà phê Rubusta. Vì vậy, trong thời gian tới chuyển đổi cơ cấu cà phê là vấn đề bức xúc cho việc sản xuất cà phê và xuất khẩu cà phê của Việt Nam. 4. Thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu cà phê. a. Thuận lợi. Khi Việt Nam ra nhập WTO đã mở rộng thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu truyền thống nông nghiệp như cà phê, gạo, hạt tiêu, hạt điều… Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân theo các qui định của tổ chức. Ví dụ như hiệp định về nông nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi đối với việc mua bán hàng hóa nông sản để ổn định và đảm bảo an toàn của nền nông nghiệp của cả nước. Luật Thương Mại có hiệu lực vào đầu năm 2006 cũng đã cho phép các doanh nghiệp được mua bán hàng hóa qua sàn giao dịch nước ngoài và doanh nghiệp được phép chọn ngân hàng uy tín để bảo lãnh. Sự giảm sút sản lượng xuất khẩu của nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới – Braxin tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu cà phê của đất nước ta. Đồng thời làm tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành cà phê góp phần vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Thu hút được vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư vào cơ sở vật chất cũng như kĩ thuật để nâng cao được chất lượng của cà phê đồng thời nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hiện nay cà phê là một trong những ngành đang được chính phủ và nhà nước quan tâm, hỗ trợ. Được sự giúp đỡ của nhà nước nên phần lớn diện tích cà phê bị chặt bỏ là diện tích tự phát trồng mới ở những vùng đất không phù hợp với năng suất, chất lượng thấp. b. Khó khăn. Hiện nay nước ta có trên 500 nghìn ha cà phê cho sản lượng hàng năm và đã trở thành nước xuất khẩu thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, ngành cà phê cũng còn có nhiều vấn đề khó khăn cần được giải quyết tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu. Trước hết, về chính sách thuế, hiện nay hầu hết các chính sách thuế của các nước nhập khẩu cà phê chính rất bất lợi đối với nước ta. Bởi chúng ta không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hòa tan khi tham gia vào các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản và EU… Các nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở Châu Mỹ. Trong khi đó mức thuế này hiện áp dụng đối với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. Bên cạnh đó, nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp chế biến cà phê trong nước (hạn ngạch nhập khẩu và thuế tiêu thụ cao)… Đây là những rào cản rất lớn đối với các DN Việt Nam khi thâm nhập trực tiếp vào các thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các Cty trung gian ở các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn. Thứ hai là chiến lược phát triển ngành cà phê trong tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, các mục tiêu đề ra đối với ngành cà phê Việt Nam trong những năm tới chưa được đặt trong bối cảnh phát triển chung của ngành nông nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, ngành cà phê phát triển một cách rời rạc, thiếu tính nhất quán và thống nhất, không nhận được sự hỗ trợ tích cực từ chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp cả nước. Thứ ba là các chính sách của các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu tính linh hoạt. Ví dụ như: Chính sách về tỷ giá hối đoái, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước… Đầu tiên là những quy định về vốn vay hiện nay chủ yếu quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp hơn là khả năng sinh lợi của dự án vay. Hơn nữa, việc quy định lượng tiền vay không vượt quá một tỷ lệ % nhất định của giá trị tài sản cũng gây nhiều khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn. Thiếu tài sản thế chấp là cản trở lớn nhất đối với những người trồng cà phê nghèo và các DN quy mô nhỏ. Tiếp theo là các thủ tục hành chính của các ngân hàng chưa thông thoáng, gây nhiều khó khăn cho người trồng, các chủ đại lý cũng như DN. Thứ tư là vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhanh nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Trong 10 năm qua, nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông, truyền thông, thủy lợi, điện, mặc dù đã có những chuyển biến đáng kể nhưng theo ý kiến của nhiều DN, tổ chức và cá nhân đều cho rằng việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng chưa tương xứng, chưa đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng cà phê. Thứ năm là hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm còn yếu kém và lạc hậu. Ở các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn vấn đề kiểm tra và giám sát chất lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hóa được đặc biệt chú ý thì công tác này ở Việt Nam bị coi nhẹ. Hiện tượng bán hàng giả dưới tên các thương hiệu nổi tiếng có xu hướng tăng lên. Điều này tạo nên những bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do chi phí để bảo vệ thương hiệu hàng hóa vượt quá sức của họ. Thứ sáu là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê nước ta thiếu kinh nghiệm và kỹ năng tham gia thương mại thế giới. Phần lớn các đơn vị chỉ thực hiện các giao dịch kinh tế quốc tế trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Do đó nhiều chủ doanh nghiệp thiếu những kỹ năng cơ bản khai thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại. Cuối cùng, Nhà nước chưa có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ thỏa đáng về vốn, công nghệ chế biến, kỹ thuật, bồi dưỡng cán bộ… để tạo điều kiện cho các DN xây dựng những “thương hiệu” mạnh mang tính chất bền vững. CHƯƠNG II: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996 – 2006. I. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ. 1. Khái niệm, tác dụng và những vấn đề có tính nguyên tắc khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê. 1.1 Khái niệm Hệ thống chỉ tiêu là một tập hợp các chỉ tiêu có thể phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ của tổng thể với các hiện tượng có liên quan. Hệ thống chỉ tiêu này được hình thành qua những biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp của nội dung nghiên cứu. Mặt khác, nó được hình thành từ những nhóm chỉ tiêu đã được xây dựng cho những nhu cầu riêng. 1.2 Tác dụng Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu nhằm xác định nhu cầu thông tin cần thu thập cho quá trình nghiên cứu thống kê. Hệ thống chỉ tiêu thống kê giúp lượng hoá các mặt của hiện tượng, lượng hoá cơ cấu, các tính chất của hiện tương và mối liên hệ cơ bản của hiện tượng. Những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê. 1.3.1 Đảm bảo tính hướng đích. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phù hợp với mục đích nghiên cứu và đảm bảo đạt được mục đích nghiên cứu một cách hiệu quả nhất. Vì mục đích nghiên cứu quyết định nhu cầu thông tin của những mặt nào đó của hiện tượng nghiên cứu, nó giúp ta lựa chọn những chỉ tiêu cần thiết đưa vào hệ thống. Đảm bảo tính hệ thống. Các chỉ tiêu trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, được phân tổ và sắp xếp khoa học. Hệ thống chỉ tiêu phải có khả năng nêu được mối liên hệ giữa các bộ phận, các mặt và giữa các hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan ( trong phạm vi mục đích nghiên cứu ) có sự gắn kết với nhau. Trong hệ thống chỉ tiêu thống kê phải có các chỉ tiêu mang tính chất chung, các chỉ tiêu mang tính chất bộ phận và các chỉ tiêu nhân tố nhằm phản đầy đủ và sâu sắc hiện tượng nghiên cứu. Các chỉ tiêu bộ phận, các chỉ tiêu chung lẫn các chỉ tiêu nhân tố đều phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, phương pháp tính và phạm vi tính toán. Đảm bảo tính khả thi. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện nhân tài, vật lực để có thể tiến hành thu thập và tổng hợp chỉ tiêu trong sự tổng hợp nghiêm ngặt. Đảm bảo tính hiệu quả. Hệ thống chỉ tiêu được xây dựng phù hợp với mục đích nghiên cứu đồng thời thu thập thông tin đầy đủ nhằm phục vụ cho việc áp dụng phương pháp thống kê để phân tích và dự đoán. Phải xem xét đến khả năng tổng hợp các chỉ tiêu để đảm bảo chi phí tối đa. Phải cân nhắc thật kỹ để xác định những chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất, vừa đủ số chỉ tiêu. Không nên đưa vào hệ thống các chỉ tiêu thừa và chưa thật sự cần thiết. Đảm bảo tính thích nghi. Hệ thống chỉ tiêu phải phù hợp với không gian cũng như thời gian của vấn đề nghiên cứu, cần loại bỏ những chỉ tiêu không còn phù hợp và thêm vào những chỉ tiêu cần thiết đối với vấn đề nghiên cứu. 2. Một số chỉ tiêu về xuất khẩu cà phê. 2.1. Sản lượng cà phê thu hoạch. Đây là chỉ tiêu số lượng tuyệt đối thời kỳ phản ánh lượng cà phê thu hoạch được trong từng năm. Thông qua chỉ tiêu này để tính năng suất cây trồng. Dưới đây là bảng số liệu về sản lượng thu hoach cà phê giai đoạn 1996 – 2006. Bảng 6: Bảng số liệu về sản lượng thu hoạch cà phê giai đoạn 1996 – 2006. Năm Sản lượng thu hoạch ( 1000 tấn) 1996 316,900 1997 420,500 1998 427,400 1999 553,200 2000 802,500 2001 840,600 2002 699,500 2003 793,700 2004 836,000 2005 752,100 2006 853,500 (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê) Nhìn bảng số liệu ta thấy sản lượng cà phê thu hoạch của nước ta tăng không đều qua các năm. Cụ thể, tử năm 1996 đến năm 2001 sản lượng cà phê thu hoạch tăng lên nhưng đến năm 2002sản lượng cà phê thu hoạch giảm so với năm 2001.(giảm 16,8%) và thời gian sau lại tiếp tục tăng trở lại đến năm 2005 sản lượng cà phê thu hoạch lại giảm. 2.2 Sản lượng cà phê xuất khẩu. Đây là chỉ tiêu số lượng tuyệt đối thời kỳ phản ánh lượng cà phê xuất khẩu được trong từng năm. Chỉ tiêu này là cơ sở để tính chỉ tiêu giá trị xuất khẩu cà phê và thông qua chỉ tiêu này giúp cho các nhà hoạch định chiến lược đưa ra các phương pháp thích hợp để đẩy mạnh xuất khẩu. 2.3. Giá trị cà phê xuất khẩu. Đây là chỉ tiêu giá trị tuyệt đối thời kỳ phản ánh giá trị cà phê xuất khẩu được trong từng năm. Qua chỉ tiêu này ta biết được giá trị xuất khẩu cà phê chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng giá trị xuất khẩu của nước ta. II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ 1. Dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Để phân tích dãy số thời gian được chính xác thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Cụ thể là: Nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất. Phạm vi hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí. Các khoảng thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với dãy số thời kỳ. Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, tính qui luật của sự biến động, từ đó tiến hành dự đoán các mức độ của hiện tượng trong thời gian tới. Trong phân tích hoạt động xuất khẩu cà phê người ta sử dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của lượng cà phê xuất khẩu và giá trị cà phê xuất khẩu. Để phân tích người ta sử dụng các loại chỉ tiêu sau: 1.1 Mức độ bình quân qua thời gian. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện cho các mức độ tuyệt đối của dãy số thời gian. Tuỳ theo dãy số thời kỳ hay dãy số thời điểm mà công thức tính khác nhau. Đối với lượng cà phê xuất khẩu và giá trị cà phê xuất khẩu cho ở bảng 2 và bảng 3 là 2 dãy số thời kỳ. Vì vậy, ta áp dụng công thức sau: Trong đó: yi (i= 1,2,…n) là các mức độ của dãy số thời kỳ. 1.2 Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối. Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể tính các chỉ tiêu về lượng tăng giảm tuyệt đối sau: Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn, lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối định gốc và lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối bình quân. Với số liệu về lượng cà phê xuất khẩu và giá trị cà phê xuất khẩu ở hai bảng 2 và 3 ta tính được cả ba chỉ tiêu trên. * Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn. Chỉ tiêu này phản ánh về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau và được tính theo công thức sau: Trong đó: là lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn ở thời gian i so với thời gian i-1 yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i yi-1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian i-1 Nếu > 0 thì phản ánh qui mô của hiện tượng tăng. Còn ngược lại,< 0 phản ánh qui mô của hiện tượng giảm. * Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối định gốc. Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức: với( i =1,2,3…n ) : lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối định gốc ở thời gian i so với thời gian đầu của dãy số. yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu * Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối bình quân. Phản ánh mức độ đại diện của các lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn và được tính theo công thức: 1.3. Tốc độ phát triển. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu. Trong phân tích tình hình xuất khẩu cà phê ta tính các tốc độ phát triển sau đây: * Tốc độ phát triển liên hoàn. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian liền trước đó và được tính theo công thức: ( với i = 1,2,3..n) Trong đó: ti: tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i – 1 và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %. * Tốc độ phát triển định gốc. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ và xu thế biến động của hiện tượng ở những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức: ( với i = 1,2,3..n) Trong đó: Ti là tốc độ phát triển định gốc thời gian i so với thời gian đầu của dãy số và có thể được biểu hiện bằng lần hoặc %. * Tốc độ phát triển bình quân. Phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn và được tính theo công thức sau: 1.4. Tốc độ tăng ( hoặc giảm ) Chỉ tiêu này phản ánh qua thời gian, hiện tượng đã tăng ( hoặc giảm ) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %. Tuỳ vào mục đích nghiên cứu có thể tính các các tốc độ ( tăng hoặc giảm ):liên hoàn, định gốc, bình quân.Trong đề tài này với số liệu ở bảng 2 và 3 ta tính được cả ba chỉ tiêu trên. * Tốc độ tăng ( hoặc giảm ) liên hoàn. Phản ánh tốc độ tăng ( hoặc giảm ) ở thời gian i so với thời gian i – 1 và được tính theo công thức: * Tốc độ tăng ( hoặc giảm ) định gốc. Phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số và được tính theo công thức: * Tốc độ tăng ( hoặc giảm ) bình quân. Phản ánh tốc độ tăng ( hoặc giảm ) đại diện cho các tốc độ tăng ( hoặc giảm) liên hoàn và được tính theo công thức: ( nếu t biểu hiện bằng lần) Hoặc (nếu t biểu hiện bằng %) 1.5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng ( hoặc giảm ) liên hoàn. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng ( hoặc giảm ) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với qui mô cụ thể là bao nhiêu và tính theo công thức sau: 2. Phương pháp chỉ số. Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu.Chỉ số được thiết lập bằng cách thiết lập quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian hoặc không gian khác nhau nhằm nêu lên sự biến động qua thời gian hoặc sự khác biệt về không gian đối với hiện tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta sử dụng phương pháp chỉ số để giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo đánh giá được sự biến đổi của các hiện tượng so với nhau, phân tích được sự biến động của giá trị xuất khẩu cà phê và các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu cà phê của nước ta. Các chỉ số thống kê được chia thành nhiều loại tuỳ theo những góc độ khác nhau. Xét theo phạm vi tính toán, được chia thành 2 loại: Chỉ số đơn ( chỉ số cá thể ) là chỉ số phản ánh biến động của từng đơn vị, từng hiện tượng riêng biệt. Chỉ số tổng hợp là chỉ số phản ánh biến động chung của một nhóm đơn vị hoặc toàn bộ tổng thể nghiên cứu. Trong phân tích người ta thường vận dụng hệ thống chỉ số tổng hợp. Hệ thống chỉ số tổng hợp là một dãy các chỉ số có liên hệ với nhau, hợp thành một phương trình cân bằng. Hệ thống chỉ số tổng hợp thông thường được vận dụng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong quá trình biến động. Trong phân tích kinh tế, nhiều chỉ tiêu tổng hợp có thể được cấu thành từ những nhân tố có liên quan thể hiện dưới dạng phương trình kinh tế và chính mối quan hệ đó là cơ sở để thiết lập hệ thống chỉ số. Chỉ số doanh thu = Chỉ số giá x Chỉ số lượng hàng tiêu thụ Qua phương trình trên ta thấy cấu thành một hệ thống chỉ số thường bao gồm một chỉ số toàn bộ và một chỉ số bộ phận. Chỉ số toàn bộ phản ánh sự biến động của hiện tượng phức tạp do ảnh hưởng của tất các các nhân tố cấu thành. Còn chỉ số nhân tố phản ánh ảnh hưởng sự biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp. Trong đề tài này sử dụng hệ thống chỉ số tổng hợp để phân tích sự biến động của giá trị xuất khẩu cà phê nước ta năm 2006 so với năm 2005 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Giá bình quân 1 tấn cà phê xuất khẩu và số lượng cà phê xuất khẩu. Mô hình phân tích: Ipq = Ip x Iq Biến động tương đối: Ipq = Ipq – 1 Ip = Ip – 1 Iq = Iq – 1 Biến động tuyệt đối: = Hệ thống chỉ số cho phép xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của các hiện tượng được cấu thành từ nhiều nhân tố. Trong đó, ảnh hưởng của từng nhân tố được biểu hiện bằng số tương đối hoặc số tuyệt đối. Căn cứ vào so sánh ảnh hưởng của các nhân tố có thể đánh giá được nhân tố nào tác dụng chủ yếu đối với biến động chung nhằm phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng trong quá trình biến động và giải thích được nguyên nhân cơ bản đối với sự biến động của một hiện tượng. 3. Dự đoán thống kê. Dự đoán thống kê là xác định các mức độ của hiện tượng trong tương lai bằng cách sử dụng tài liệu thống kê và áp dụng các phương pháp phù hợp. Tài liệu thống kê thường sử dụng trong dự đoán thống kê là dãy số thời gian. Việc dự đoán dựa vào dãy số thời gian có ưu điểm là: Việc xây dựng mô hình dự đoán dựa vào dãy số thời gian được tiến hành tương đối đơn giản, và thuận lợi cho việc ứng dụng tin học đồng thời cho phép lựa chọn mô hình dự đoán phù hợp nhất. Tuy nhiên, việc xác định số lượng các mức độ của dãy số để dự đoán thì không thể đưa ra một nguyên tắc cứng nhắc mà phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian để xác định nên lựa chọn bao nhiêu mức độ để xây dựng mô hình dự đoán. Dự đoán phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh và công tác xây dựng kế hoach đồng thời thông qua số liệu dự đoán để khai thác hết tiềm năng. Để dự đoán sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2007,2008 với số liệu ở bảng 2 ta sử dụng được các mô hình dự đoán sau: 3.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối bình quân. Mô hình dự đoán: Với l là tầm dự đoán: l =1,2,3…. 3.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân. Mô hình dự đoán : với l là tầm dự đoán: l = 1,2,3… 3.3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế. Trong phương pháp này, các mức độ của dãy số thời gian được mô hình hoá bằng một hàm số gọi là hàm xu thế. Dạng tổng quát của hàm xu thế: Với t = 1,2,3…n là thứ tự thời gian trong dãy số thời gian. Một số dạng hàm xu thế đơn giản: * Dạng đường thẳng: * Dạng parabol: * Dạng hàm mũ: * Dạng hypebol: Việc lựa chọn cụ thể hàm xu thế nào phải dựa vào đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, kết hợp với việc thăm dò bằng đồ thị và một số phương pháp thống kê khác. Trong 3 mô hình trên nên sử dụng mô hình nào cho kết quả dự đoán tốt hơn ta phải sử dụng một trong 2 tiêu chuẩn sau đây: Tổng bình phương sai số dự đoán SSE== min Sai số chuẩn của mô hình dự đoán SE= min Trong đó:n là số lượng các mức độ của dãy số thời gian. p là số lượng các tham số của mô hình dự đoán 3.4. Dự đoán theo phương pháp san bằng mũ. 3.4.1 Mô hình đơn giản. Giả sử ở thời gian t, ta có mức độ thực tế là yt và mức độ dự đoán là . Mức độ dự đoán của hiện tượng ở thời gian t +1 có thể viết: (1) Đặt = ta có: (2) Với , gọi là tham số san bằng với . Như vậy mức độ dự đoán là trung bình cộng gia quyền yt và . Mức độ dự đoán của hiện tượng ở thời gian t là: Thay vào (2) ta có: Vì nên i thì và Khi đó, Từ công thức trên cho ta thấy có 2 vấn đề quan trọng trong phương pháp san bằng mũ: Thứ nhất, việc lựa chọn được ràng buộc với điều kiện . Nếu được chọn càng lớn thì các mức độ càng mới sẽ càng được chú ý, và ngược lại nếu được chọn càng nhỏ thì các mức độ cũ được chú ý một cách thoả đáng. Do đó để lựa chọn đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu. Trong SPSS sẽ cho các giá trị của trong khoảng . Ta sẽ chọn giá trị của sao cho tổng bình phương sai số dự đoán SSE== min. Thứ hai, san bằng mũ được thực hiện theo phương pháp đệ qui tức là để tính phải có , để có phải có …. Tức là phải xác định được giá trị ban đầu (điều kiện ban đầu ). Giá trị ban đầu có thể lấy mức độ đầu tiên của dãy số, hoặc có thể lấy số trung bình của một số các mức độ đầu tiên của dãy số … Trong SPSS chương trình có thể tự động lựa chọn giá trị ban đầu. Mô hình đơn giản trên được áp dụng đối với dãy số thời gian không có xu thế và không có biến động thời vụ rõ rệt. Mô hình này có thể viết: Với 3.4.2 Mô hình xu thế tuyến tính và không có biến động thời vụ. Trong trường hợp sự biến động của hiện tượng qua thời gian có xu thế là tuyến tính và không có biến động thời vụ để dự đoán ta sử dụng mô hình sau: Trong đó: và là các tham số san bằng và nhận giá trị trong khoảng. Giá trị và được chọn tốt nhất là các giá trị làm cho tổng bình phương của sai số dự đoán là bé nhất. 3.5. Dự đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên ( Phương pháp Box – Jenkins) Để xây dựng các mô hình người ta thường sử dụng 2 toán tử sau: Toán tử lùi: Toán tử sai phân: () Sai phân bậc 1: Sai phân bậc d: 3.5.1 Một số mô hình tuyến tính của quá trình ngẫu nhiên dừng a. Mô hình tự hồi qui bậc p – AR(p) Mô hình tổng quát: at là một quá trình ngẫu nhiên dừng đặc biệt thường gọi là nhiễu trắng ( tạp âm trắng). Biểu diễn qua toán tử B ta có: Hay b. Mô hình trung bình trượt bậc q – MA (q) Với là các tham số. c. Mô hình hỗn hợp bậc p,q – ARMA(p,q) Là sự kết hợp giữa hai mô hình đó là AR bậc p và MA bậc q ta có: 3.5.2 Mô hình tuyến tính không dừng.( Mô hình tổng hỗn hợp tự hồi quy – trung bình trượt. Ký hiệu ARIMA(p,d,q) ) Trong thực tế ta thường có dãy số thời gian với số liệu qua một số năm và có xu thế tức là không phải là dãy thời gian dừng. Để sử dụng các mô hình dừng phải khử xu thế bằng toán tử với d=1 đối với xu thế tuyến tính, d=2 đối với xu thế parabol…) Giả sử dãy số thời gian có xu thế tuyến tính thì khử xu thế tuyến tính được thực hiện bởi: Như vậy ở mô hình ARIMA (p,d,q) thì: p - Bậc của toán tử tự hồi quy, thường p = 0,1,2 q - Bậc của toán tử khử xu thế, thường d=1,2 q - Bậc của toán tử trung bình trượt, thường q = 0,1,2 Một số mô hình ARIMA thường được sử dụng: ARIMA(0,1,1): ARIMA(0,2,2): ARIMA(1,1,1): CHƯƠNG III. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996 – 2006. I. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN ĐỂ PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU. Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của lượng cà phê xuất khẩu và giá trị xuất khẩu có vai trò rất quan trọng, nó cho phép chúng ta nhận thức được đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, đồng thời cho biết tính qui luật của sự biến động. 1. Về sản lượng cà phê xuất khẩu. Từ bảng số liệu vể sản lượng cà phê xuất khẩu và cách tính các chỉ tiêu đã trình bày ở phần dãy số thời gian ta tính được bảng số liệu sau: Bảng 7: Biến động sản lượng cà phê xuất khẩu của nước ta giai đoạn 1996 – 2006. Năm yi(ng.tấn) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối(ng.tấn) Tốc độ phát triển (lần) Tốc độ tăng (giảm) (ng.tấn) 1996 221,496 - - - - - - - 1997 336,242 114,746 114,746 1,518 1,518 0,518 0,518 2,215 1998 395,418 59,176 173,922 1,176 1,785 0,176 0,785 3,362 1999 404,206 8,788 182,710 1,022 1,825 0,022 0,825 3,954 2000 653,678 249,472 432,182 1,617 2,951 0,617 1,951 4,042 2001 670,381 16,703 448,885 1,026 3,027 0,026 2,027 6,537 2002 713,753 43,372 492,257 1,065 3,222 0,065 2,222 6,704 2003 691,421 -22,332 469,925 0,969 3,122 -0,031 2,122 7,138 2004 680,345 -11,076 458,849 0,984 3,072 -0,016 2,072 6,914 2005 612,611 -67,734 391,115 0,900 2,766 -0,100 1,766 6,803 2006 775,457 162,846 553,961 1,266 3,501 0,266 2,501 6,126 Bình quân 559,546 55,396 - 1,133 - 0,133 - - Kết hợp với bảng trên ta có đồ thị sau: Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu tính trên ta thấy: Sản lượng cà phê xuất khẩu bình quân hàng năm từ 1996 đến 2006 của nước ta là 559,546 nghìn tấn. Trong giai đoạn từ 1996 đến 2006 lượng cà phê xuất khẩu của nước ta tăng bình quân hàng năm là 55,396 nghìn tấn với tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 1,133 lần (hay 113,3%) tương ứng tốc độ tăng bình quân hàng năm bằng 0,133 lần hay 13,3%. Đi vào từng chỉ tiêu ta nhận thấy: Năm sau so với năm trước sản lượng cà phê xuất khẩu tăng không đều qua các năm. Từ năm 1996 đến năm 2002 sản lượng cà phê xuất khẩu năm sau so với năm trước tăng lên trong đó tăng nhiều nhất là năm 2000 ( so với năm 1999 tăng 249,472 nghìn tấn tức là tăng 61,7%) còn từ năm 2003 đến 2005 lại giảm trong đó giảm mạnh nhất là năm 2005 ( so với năm 2004 giảm 67,734 nghìn tấn tức là giảm 10% ) và đến năm 2006 sản lượng cà phê xuất khẩu lại tăng trở lại.So với năm 2005, năm 2006 sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 162,846 nghìn tấn tức là tăng 26,1%. Sở dĩ năm 2002 – 2005 lượng cà phê xuất khẩu lại giảm và giảm mạnh nhất là do hạn hán kéo dài trong năm 2005. Trong khi đó một số khu vực trồng cà phê tại Miền Trung Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Damrey – cơn bão được cho là mạnh nhất tại miền Bắc trong một thập kỷ qua. Sản lượng cà phê xuất khẩu các năm sau so với năm 1996 đều tăng lên và tăng lên nhiều nhất là năm 2006. Năm 1996 sản lượng xuất khẩu là 221,496 nghìn tấn thì đến năm 2006 là 775,457 nghìn tấn tăng 553,961 nghìn tấn tương ứng 250,1%. Năm tăng ít nhất là năm 1997, so với năm 1996 sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 114,746 nghìn tấn tương ứng 51,8%. Mặt khác, cũng từ số liệu tính toán ở bảng trên ta thấy được cứ 1% tăng lên của sản lượng xuất khẩu năm sau so với năm trước thì tương ứng có một số tuyệt đối tăng lên. Cụ thể, cứ 1% tăng lên của sản lượng năm 1997 so với năm 1996 thì tương ứng 2,215 nghìn tấn, năm 1998 so với năm 1997 là 3,362 nghìn tấn… Nhất là năm 2003, cứ 1% tăng lên của sản lượng năm 2003 so với năm 2002 thì tương ứng7,138 nghìn tấn. 2. Về giá trị cà phê xuất khẩu. Từ bảng số liệu về giá trị cà phê xuất khẩu và các chỉ tiêu đã trình bày ở dãy số thời gian ta tính được bảng sau: Bảng 8: Biến động giá trị xuất khẩu cà phê nước ta giai đoạn 1996 –2006. Năm Giá trị XK(1000USD) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối(1000USD) Tốc độ phát triển (lần) Tốc độ tăng (giảm) (lần) gi(1000USD) ti Ti ai Ai 1996 402015 - - - - - - - 1997 402818 803 803 1,002 1,002 0,002 0,002 4020,15 1998 601431 198613 199416 1,493 1,496 0,493 0,496 4028,,18 1999 554975 -46456 152960 0,923 1,380 -0,077 0,380 6014,,31 2000 537977 -16998 135962 0,969 1.338 -0,031 0,338 5549,75 2001 292822 -245155 -109193 0,544 0,728 -0,456 -0,272 5379,77 2002 263232 -29590 -138783 0,899 0,655 -0,101 -0,345 2928,22 2003 428612 165380 26597 1,628 1,066 0,628 0,066 2632,32 2004 466308 37697 64293 1,088 1,160 0,088 0,160 4286,12 2005 422518 -43791 20503 0,906 1,051 -0,094 0,051 4663,08 2006 825958 403441 423943 1,955 2,055 0,955 1,055 4225,18 Bình quân 472606 42394 - 1,075 - 0,075 - - Kết hợp với bảng trên ta có đồ thị sau: Nhận xét: Nhìn vào bảng tính ta thấy giá trị cà phê xuất khẩu bình quân hảng năm từ 1996 – 2006 của nước ta là 472606 (1000USD).Trong giai đoạn từ 1996 đến 2006 giá trị cà phê xuất khẩu của nước ta tăng bình quân hàng năm là 42394 (1000USD) với tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 1,075 lần (hay 107,5%) tương ứng tốc độ tăng bình quân hàng năm bằng 0,75 lần hay 75%. Đi vào từng chỉ tiêu ta nhận thấy: Giá trị xuất khẩu cà phê năm sau so với năm trước tăng không đều qua các năm. Từ năm 1999 đến năm 2002 giá trị xuất khẩu liên tục giảm, giảm mạnh nhất là năm 2001, so với năm 2000 giá trị xuất khẩu giảm 245155 (1000USD) tức là giảm 45,6%. Nguyên nhân là do cà phê xuất khẩu bị rớt giá sau một thời gian dài. Sau đó lại tiếp tục tăng trở lại nhưng đến 2005 giá trị xuất khẩu lại giảm xuống, so với năm 2004 giảm 43791 (1000USD) tức là giảm 9,4%. Sở dĩ, giá trị xuất khẩu giảm mạnh như vậy là do sản lượng xuất khẩu năm 2005 giảm rất nhiều vì sản lượng thu hoạch cà phê giảm. Riêng năm 2006 giá trị xuất khẩu tăng lớn nhất, so với năm 2005 tăng 403441 (1000USD) tức là tăng 95,5%. II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ ĐỂ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ. Ta có bảng số liệu về xuất khẩu cà phê như sau: Bảng 9: Bảng số liệu về tình hình xuất khẩu cà phê năm 2005 và 2006 Năm 2005 2006 Khối lượng XK(tấn) 612611 774457 Đơn giá bình quân(USD/tấn) 689,7 1066,5 Giá trị xuất khẩu (1000USD) 422517,807 825958,391 (Nguồn số liệu: Website Trung tâm xúc tiến thương mại ITPC – TPHCM ) Từ bảng số liệu trên ta có thể phân tích mô hình sau: Giá trị xuất khẩu cà phê (pq) năm 2006 tăng so với năm 2005 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do Đơn giá bình quân 1 tấn cà phê xuất khẩu (p) Do khối lượng cà phê xuất khẩu.(q) Mô hình phân tích: Ipq = Ip x Iq Ta có: (1000USD) (1000USD) Phải tìm (1000USD) Thay vào mô hình ta có: Biến động tương đối: lần (hay 95,48%) lần (hay 54,63%) lần( hay 26,42%) Biến động tuyệt đối: (1000USD) (1000USD) (1000USD) Nhận xét: Giá trị cà phê xuất khẩu năm 2006 so với năm 2005 tăng 95,48% tức là tăng 403440,584 (1000USD) do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do sự biến động chung về đơn giá bình quân của cà phê xuất khẩu năm 2006 so với năm 2005 đã tăng lên 54,63% nên đã làm cho giá trị xuất khẩu cà phê tăng lên là 291815,398 (1000USD). Do sự biến động chung về lượng cà phê xuất khẩu năm 2006 so với năm 2005 đã tăng lên 26,42% nên đã làm cho giá trị xuất khẩu cà phê tăng lên 111625,186 (1000USD). Từ kết quả trên ta thấy giá trị xuất khẩu của cà phê năm 2006 so với năm 2005 tăng lên là do 2 nhân tố: Giá và lượng đều tăng lên nhưng trong đó sự tăng lên của giá cả đóng vai trò quan trọng hơn sự tăng lên của lượng cà phê xuất khẩu. III. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ĐOÁN ĐỂ DỰ ĐOÁN SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU NĂM 2007, 2008. 1. Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân. Ta có ( tấn ) Mô hình dự đoán: 2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân. Ta có (lần ) Mô hình dự đoán: Bảng 10: Bảng tính SSE của 2 mô hình dự đoán trên: Năm Mô hình 1 Mô hình 2 yt l l 1996 221,496 -10 221,497 0,000001 -10 222,463 0,936 1997 336,242 -9 276,893 3522,304 -9 252,051 7088,114 1998 395,418 -8 332,289 3985,271 -8 285,574 12065,737 1999 404,206 -7 387,685 272,943 -7 323,555 6504,555 2000 653,678 -6 443,081 44351,096 -6 366,588 82420,660 2001 670,381 -5 498,477 29550,985 -5 415,344 65043,759 2002 713,753 -4 553,873 25561,614 -4 470,585 59130,675 2003 691,421 -3 609,269 6748,951 -3 533,173 25042,491 2004 680,345 -2 664,665 245,862 -2 604,085 5815,620 2005 612,611 -1 720,061 11545,503 -1 684,428 5157,691 2006 775,457 0 775,457 0,000 0 775,457 0,000 SSE 125784,530 268270,238 Từ bảng trên ta tính được SE: 3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế. Từ đồ thị trên ta thấy hàm xu thế có thể là: Hàm xu thế tuyến tính , hàm xu thế parabol, hàm xu thế bậc 3, hàm mũ. Để lựa chọn hàm nào để dự đoán ta chọn hàm nào có SE nhỏ nhất. Ứng dụng SPSS ta tính được SE của các loại hàm như sau: Hàm xu thế tuyến tính: SE=94,23932 Hàm parabol: SE=68,73152 Hàm bậc 3: SE=73,12488 Hàm mũ: SE=119,55273 Từ đó, ta lựa chọn hàm parabol vì có SE nhỏ nhất. Sử dụng SPSS ta có kết quả thể hiện ở bảng sau: Dependent variable.. Y Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .94305 R Square .88935 Adjusted R Square .86169 Standard Error 68.73152 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 303760.71 151880.36 Residuals 8 37792.18 4724.02 F = 32.15064 Signif F = .0001 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 132.863910 28.910008 2.384374 4.596 .0018 Time**2 -7.007927 2.346456 -1.549504 -2.987 .0174 (Constant) 84.727345 75.481502 1.122 .2942 The following new variables are being created: Name Label FIT_1 Fit for Y from CURVEFIT, MOD_4 QUADRATIC LCL_1 95% LCL for Y from CURVEFIT, MOD_4 QUADRATIC UCL_1 95% UCL for Y from CURVEFIT, MOD_4 QUADRATIC Hàm xu thế : 4. Dự đoán dựa vào san bằng mũ. a. Mô hình đơn giản: Bằng phần mềm thống kê SPSS ta tính được kết quả sau: The 10 smallest SSE's are: Alpha SSE .8000000 221388.30038 .9000000 222172.73401 .7000000 224855.31575 1.000000 227148.10771 .6000000 232773.63171 .5000000 245557.18622 .4000000 263937.52870 .3000000 288822.70139 .2000000 319564.35967 .0000000 341552.89257 Như vậy, theo mô hình đơn giản với 10 giá trị của , ta có 10 giá trị của SSE tương ứng. Với =0,8 thì sẽ cho SSE=221388,30038 là nhỏ nhất. b. Bằng mô hình xu thế tuyến tính không có biến động thời vụ - Mô hình Holt. Ứng dụng SPSS ta có kết quả sau: The 10 smallest SSE's are: Alpha Gamma SSE .8000000 .0000000 79349.51044 .7000000 .0000000 79802.53482 .9000000 .0000000 80394.88129 .6000000 .0000000 81739.82060 1.000000 .0000000 82950.08531 .5000000 .0000000 85044.03319 .4000000 .0000000 89318.85865 .8000000 .2000000 91604.27199 .7000000 .2000000 91694.05097 .3000000 .0000000 93656.87155 Với =0,8 và0,0 cho SSE =79349,51044 min nhỏ hơn so với mô hình đơn giản lớn hơn rất nhiều so với mô hình đơn giản. Vì vậy, chọn dự đoán dựa vào mô hình đơn giản với =0,8 và =0,0. Do đó ta tiến hành dự đoán theo mô hình Holt với =0,8 và =0,0 vì SSE =79349,51044 nhỏ hơn SSE của mô hình đơn giản. 5. Dự đoán dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên. Sử dụng SPSS ta lần lượt xét các kết hợp các giá trị của p=0,1,2 với các giá trị của q=0,1,2. Ta có SE của 8 mô hình như sau: Với p=0, d=1, q=1 thì SE=111.941 Với p=0, d=1, q=2 thì SE=94,601 Với p=1, d=1, q=0 thì SE= 111,911 Với p=1, d=1, q=1 thì SE= 108,156 Với p=1, d=1, q=2 thì SE=115,452 Với p=2, d=1, q=0 thì SE=113,726 Với P=2, d=1, q=1 thì SE=115,659 Với p=2, d=1,q=2 thì SE=117,399 Từ đó ta lựa chon p=0,d=1, q=2 thì SE nhỏ nhất. Vì vậy ta dùng mô hình ARIMA(0,1,2) Từ đó, dựa đoán sản lượng cà phê xuất khẩu dựa vào mô hình ARIMA(0,1,2): Ta có mô hình: ARMA(0,2) (*) Phải khử xu thế tuyến tính: Thay vào mô hình (*) ta có: Đó là mô hình ARIMA(0,1,2) của dãy yt. Để dự đoán dựa vào mô hình nào cho kết quả tốt nhất ta phải so sánh các SE của các mô hình. SE của mô hình nào nhỏ nhất thì chọn mô hình đó để dự đoán. Bảng tổng hợp các SE của mô hình dự đoán. ( Ta có SSEHolt=79349,51044 Suy ra ) Mô hình SE Dựa vào Dựa vào Dựa vào hàm xu thế Parabol Mô hình Holt Mô hình tuyến tính ngẫu nhiên SE 118,220 172,649 68,732 93,897 94,601 Từ kết quả ở bảng trên ta chọn dự đoán dựa vào hàm xu thế Parabol vì có SE=68,732 nhỏ nhất. Kết quả dự đoán được thể hiện ở bảng sau: Bảng 11: Kết quả dự đoán lượng cà phê xuất khẩu năm 2007, 2008. Đơn vị: Ng.tấn Năm Dự đoán điểm Dự đoán khoảng Cận dưới Cận trên 2007 669,953 434,543 905,363 2008 627,619 339,301 915,936 Sử dụng mô hình này cho kết quả của 2 loại dự đoán. Thứ nhất là dự đoán điểm: Dự đoán sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2007 là 669,953 nghìn tấn và năm 2008 là 627,619 nghìn tấn. Thứ hai là dự đoán khoảng: Với khoảng tin cậy 95% thì sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2007 nằm trong khoảng từ 434,543 nghìn tấn đến 905,363 nghìn tấn, còn năm 2008 sản lượng cà phê xuất khẩu nằm trong khoảng từ 339,301 nghìn tấn đến 915,936 nghìn tấn. Căn cứ vào kết quả dự đoán các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định một cách đúng đắn, biết tận dụng thời cơ tốt và tránh được những rủi ro khó lường. Qua kết quả trên ta thấy sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2007 và 2008 giảm so với năm 2006. Vì vậy, căn cứ vào kết quả đó để chỉ đạo sản xuất kinh doanh sao cho tốt, và xây dựng kế hoạch, khai thác hết tiềm năng. IV. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP. 1. Kiến nghị. Qua kết quả tính toán ở trên ta nhận thấy rằng thị trường xuất khẩu cà phê luôn có sự biến động rất phức tạp. Giá cả không ổn định và phụ thuộc vào thị trường cà phê thế giới. Điều đó gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ cà phê của Việt Nam. Thứ hai, sản lượng cà phê xuất khẩu dự đoán năm tới giảm do vậy phải tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm để bán được với giá cao hơn. Mặt khác, đây là mặt hàng khá nhạy cảm trên thị trường do cung cầu và giá cà dễ biến động. Vì vậy, phải thiết lập các cơ quan nghiên cứu thị trường để dự báo thị trường cho ngành hàng quan trọng này từ đó có các hướng đi đúng đắn và thích hợp. Để phục vụ cho việc phân tích và đưa ra các giải pháp, chiến lược lâu dài, bền vững cho xuất khẩu cà phê thì các nhà quản lý, lãnh đạo, phân tích phải biết áp dụng các phương pháp thống kê một cách linh hoạt. Ngày nay, một số cơ quan rất xem nhẹ vấn đề này. Muốn vậy nhà nước phải đưa ra các chính sách nhằm bảo hộ cho ngành thống kê được bảo tồn và phát triển, được thể hiện rõ vai trò của mình trong nền kinh tế hiện nay. 2. Giải pháp. Nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cà phê trong thời gian tới, phương hướng chính không phải là tăng diện tích, quy mô, doanh số mà cần tập trung đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt và khép kín các khâu thu mua, chế biến, nâng cao sức cạnh tranh cũng như ổn định thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Cụ thể là: a. Hoàn thiện việc tổ chức khâu trồng và chế biến cà phê cung cấp cho xuất khẩu. Giải pháp đầu tiên là phải thay đổi cơ cấu chủng loại cà phê, nhanh chóng quy hoạch và phát triển loại cà phê ARABICA. Đây là một vấn đề bức xúc đặt ra đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam, đảm bảo nguyên tắc hoạt động trong nền kinh tế thị trường là “bán những thứ mà thị trường cần chứ không chỉ bán những thứ mà mình có”. Bên cạnh việc thay đổi chủng loại thì việc đầu tư khoa học kỹ thuật, chăm bón cũng là một vấn đề cần thiết. Hiện nay người nông dân phải tự lo toàn bộ các khâu phân bón, thuốc trừ sâu... nên đã gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình sản xuất. Do đó nhà nước cần tổ chức mạng lưới cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất như doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã thương mại - dịch vụ, tư nhân đảm bảo cung ứng đủ và an toàn cho sản xuất, tạo sự yên tâm cho sản xuất và cung ứng hàng xuất khẩu. Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến công nghệ sau thu hoạch, bằng nhiều biện pháp khác nhau: Khuyến khích người nông dân sử dụng máy móc trong khâu thu hoạch nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và giảm tỷ lệ hao hụt. Phát triển các hình thức sơ chế, bảo quản tại chỗ nhằm khắc phục tình trạng phải vận chuyển xa, khó bảo quản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này. Nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, đổi mới trang thiết bị đồng bộ để tạo ra các sản phẩm chế biến phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới. b. Hoàn thiện khâu tổ chức nguồn hàng cho xuất khẩu. Nhà nước cần có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp làm nhiệm vụ thu mua cà phê xuất khẩu về vốn, cơ sở hạ tầng (đường xá, kho tàng bến bãi, phương tiện bảo quản và vận chuyển hàng hoá), giúp cho họ có đủ điều kiện tổ chức mạng lưới thu mua rộng rãi, mua hết hàng cho người sản xuất, không để tình trạng tư thương lũng đoạn thị trường, ép giá người sản xuất. Nhà nước cần phải xác định rõ vai trò của tư thương trong điều kiện hiện nay. Tư thương là lực lượng đông đảo, luôn năng động nhạy bén nhưng cũng có hạn chế về vấn đề tư hữu. Do đó cần phải sử dụng tư thương như các đại lý cho doanh nghiệp nhà nước sẽ tận dụng được thế mạnh của họ đồng thời hạn chế sự lũng đoạn cũng như ép giá của tư thương. c. Giải pháp thuộc về trợ cấp cho xuất khẩu. Đây là giải pháp được nhiều quốc gia sử dụng, nhất là đối với sản phẩm nông nghiệp. Trợ cấp xuất khẩu là những ưu đãi chính mà Nhà nước dành cho người xuất khẩu khi họ bán được hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Để thực hiện tốt vấn đề trợ cấp xuất khẩu, một số giải pháp đưa ra là: Các giải pháp hỗ trợ đầu vào cho sản xuất cà phê: Nhà nước hỗ trợ một phần vốn thông qua tín dụng để các hộ nông dân có điều kiện thuận lợi mở rộng diện tích và thâm canh. Các khoản tín dụng cần thiết được thực hiện thông qua hệ thống tín dụng nhà nước, các tổ chức kinh tế hợp tác và tổ chức tự nguyện của nông dân, trong đó tín dụng nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhờ đó họ có điều kiện mở rộng sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất, sản lượng hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. Nhà nước hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu để tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân tăng năng suất cây trồng và giảm thiểu sự tàn phá của dịch bệnh. Đây cũng là một giải pháp cần thiết đối với việc sản xuất để tránh tình trạng người nông dân mất tiền mà không được hàng thật. Nhà nước quan tâm đến vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn, điện cho sản xuất trong đó vấn đề nước tưới cho cây cà phê là vấn đề cấp bách hiện nay. Giải pháp này tạo sự chủ động cho người nông dân, từ đó kích thích sản xuất phát triển, tăng khối lượng cà phê cho xuất khẩu. Tăng cường các biện pháp khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật mới cho người nông dân để họ nhanh chóng tiếp cận với thị trường trong nước và ngoài nước. Cung cấp hệ thống tin đầy đủ, kịp thời, chính xác để người sản xuất nắm được thông tin, yên tâm đầu tư sản xuất, tránh được những thua thiệt không đáng có. Các giải pháp hỗ trợ đầu ra cho nông dân: Nhà nước trực tiếp đầu tư vốn để nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới các kho tàng, phương tiện bảo quản cà phê, phương tiện vận chuyển để giảm bớt hao hụt sản phẩm khi thu hoạch, đảm bảo an toàn cho cà phê xuất khẩu. Xuất phát từ tính thời vụ của sản xuất cà phê, nhà nước cần thực hiện biện pháp ổn định giá cả đầu ra thông qua việc qui định giá sàn thu mùa cà phê tránh thua thiệt cho người nông dân khi giá thị trường hạ dưới chi phí sản xuất. Nhà nước cần thông qua quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cà phê để hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu cà phê theo hình thức bán chịu, trả chậm, đền bù một phần giá trị hàng hoá xuất khẩu cho doanh nghiệp khi gặp rủi ro và sử dụng vào các trường hợp khác. Đây cũng là một biện pháp khá hữu hiệu để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê và chiếm lĩnh thị trường thế giới. C. KẾT LUẬN Trong điều kiện nền kinh tế mở như hiện nay thì xuất khẩu là hoạt động không thể thiếu góp phần vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Do đó, phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu là chiến lược hàng đầu của Đảng và Nhà nước để giảm nhập siêu và vươn lên suất siêu vào năm 2010. Mặt khác, với điều kiện giá cà phê đang có xu hướng tăng như hiện nay xuất khẩu cà phê có vai trò quan trọng đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước. Để có thể hiểu biết một cách sâu sắc về thị trường xuất khẩu có nhiều biến động phức tạp phải biết áp dụng các phương pháp một cách thích hợp để phân tích được đúng đắn tình hình. Dựa vào dãy số thời gian để phân tích sự biến động và dự báo khả năng xuất khẩu trong tương lai luôn là yêu cầu khách quan của công tác hoạch định chính sách sản xuất và xuất khẩu cà phê nhằm chiếm lĩnh thị trường, nắm bắt cơ hội để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Lý thuyết thống kê. Giáo trình thống kê kinh tế. Niên giám thống kê Các Website về phân tích kinh tế. Website của tổng cục thống kê Các website về xuất khẩu cà phê Luận văn tốt nghiệp các khóa của khoa thống kê MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc61537.DOC
Tài liệu liên quan