Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng
phương pháp tối ưu hóa mặt mục tiêu với mô
hình lặp tâm (RSM-CCD) để tối ưu hóa quy
trình phân tích taurin bằng kỹ thuật điện di mao
quản. Kết quả đánh giá giới hạn phát hiện và
giới hạn định lượng của phương pháp tốt, cho
thấy phương pháp có thể phân tích được các
mẫu có hàm lượng taurin xuống đến cỡ vài ppm
(giới hạn định lượng phương pháp là 0,799
mg/L), phương pháp có độ lặp lại tốt (RSD <
3,16%), khoảng tuyến tính rộng (1- 500 mg/L),
hiệu suất thu hồi trên các nền mẫu đạt từ 91,9 –
101,7%. Các kết quả thẩm định trên cho thấy có
thể áp dụng phương pháp để phân tích hàm
lượng taurin trong các mẫu thực phẩm bổ sung
12 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phương pháp mặt mục tiêu nhằm tối ưu hóa quy trình phân tích taurin trong một số loại thực phẩm chức năng bổ sung taurin bằng phương pháp điện di mao quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 4 (2017) 43-54
43
Sử dụng phương pháp mặt mục tiêu nhằm tối ưu hóa quy trình
phân tích taurin trong một số loại thực phẩm chức năng bổ
sung taurin bằng phương pháp điện di mao quản
Nguyễn Mạnh Huy, Nguyễn Thanh Đàm, Dương Hồng Anh, Phạm Hùng Việt*
Phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Phân tích phục vụ Kiểm định môi trường và An toàn thực phẩm
(KLATEFOS), Trường Ðại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 06 tháng 9 năm 2017
Chỉnh sửa ngày 22 tháng 10 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 30 tháng 10 năm 2017
Tóm tắt: Bài báo này nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp mặt mục tiêu để xây dựng mô
hình nhằm tối ưu hóa quy trình phân tích taurin bằng kỹ thuật điện di mao quản kết hợp detectơ đo
độ dẫn không tiếp xúc. Một thiết kế mặt mục tiêu kết hợp với mô hình lặp tâm với 30 thí nghiệm
đã được xây dựng cho bốn yếu tố khảo sát là nồng độ Tris, pH, điện thế tách và thời gian bơm
mẫu. Điều kiện tối ưu tìm thấy là: nồng độ Tris là 150 mmol/L và pH= 8,96 với điện thế tách -
10kV, thời gian bơm mẫu 60 giây đã được sử dụng để phân tích taurin. Giới hạn phát hiện phương
pháp của taurin đạt 0,266 mg/L, độ lặp lại thông qua giá trị độ lệch chuẩn tương đối của thời gian di
chuyển cũng như diện tích tín hiệu nhỏ hơn 3,16%, khoảng tuyến tính từ 1 – 500 mg/L, hệ số tương
quan tuyến tính của đường chuẩn đạt 0,999. Áp dụng phân tích hàm lượng taurin trong các mẫu sữa bột,
sữa tươi, nước tăng lực, hiệu suất thu hồi trên nhiều nên khác nhau đạt từ 91,9% – 101,7 %.
Từ khoá: Taurin, điện di mao quản, phương pháp mặt mục tiêu.
1. Tổng quan
Taurin (axit 2-aminoetansunfonic) là một
amino axit chứa nhóm sunfonic (-SO3H), trong
nước phân ly thành nhóm mang điện tích âm (-
SO3
-) và có thể phân ly thành nhóm mang điện
tích dương (-NH3
+)[1]. Taurin là một trong
những axit amin thiết yếu đối với con người bởi
vai trò quan trọng trong việc điều trị một số
bệnh và cải thiện các chức năng sinh lí của cơ
thể con người [2-5]. Ngoài nguồn cung cấp
taurin từ thực phẩm tự nhiên, thực phẩm chức
năng bổ sung taurin cũng dần trở nên quen
_______
Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-913572589.
Email: phamhungviet@hus.edu.vn
https://doi.org/10.25073/2588-1140/vnunst.4657
thuộc nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung taurin của
con người. Trên thị trường, thực phẩm bổ sung
taurin xuất hiện nhiều với chủng loại đa dạng
phong phú, từ nước tăng lực cho tới sữa bột,
sữa tươi,... Các thực phẩm bổ sung taurin đã và
đang xuất hiện nhiều trên thị trường với chủng
loại đa dạng, phong phú. Bởi vậy, việc xây
dựng phương pháp phân tích đánh giá và kiểm
soát chất lượng các loại thực phẩm bổ sung
taurin là cần thiết. Một số phương pháp đã được
nghiên cứu nhằm phân tích, kiểm soát hàm
lượng taurin trong thực phẩm, nước giải khát
hay phân tích đánh giá hàm lượng taurin trong
nước tiểu, mẫu sinh học, huyết tương.
Một số phương pháp phân tích taurin có thể
kể đến như phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng
cao ghép nối detectơ mảng diot (HPLC-DAD)
N.M. Huy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 4 (2017) 43-54
44
[6], phương pháp sắc ký lỏng ghép nối detectơ
khối phổ (LC-MS) [7], phương pháp sắc ký ion
(IC) [8], phương pháp điện di mao quản kết hợp
detectơ quang [9]. Trong đó, phương pháp điện
di mao quản, đặc biệt là phương pháp điện di
mao quản tích hợp detectơ đo độ dẫn không tiếp
xúc kết nối kiểu tụ điện (CE-C4D) mang lại
những ưu điểm nổi bật trong phân tích các hợp
chất mang điện với ưu điểm trang thiết bị nhỏ
gọn, vận hành đơn giản có thể tự động hóa và
triển khai tại hiện trường, hóa chất sử dụng ít
với chi phí thấp, cho thấy tiềm năng phát triển
phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế tại
Việt Nam. Trong nghiên cứu này, phương pháp
CE-C4D được lựa chọn để phát triển quy trình
phân tích taurin.
Trong phát triển quy trình phân tích, việc
khảo sát nhằm tối ưu hóa các điều kiện thí
nghiệm là rất quan trọng. Phương pháp tối ưu
hóa thường dùng phương pháp khảo sát lần lượt
từng yếu tố (one factor at a time) với ưu điểm là
dễ thực hiện. Tuy nhiên phương pháp này lại
bộc lộ những hạn chế do các yếu tố khảo sát
trong phân tích thường ảnh hưởng đồng thời tới
kết quả, việc khảo sát lần lượt sẽ cho điều kiện
cuối cùng chưa hẳn đã là điều kiện tối ưu nhất.
Vì vậy, để khắc phục vấn đề này, phương pháp
mặt mục tiêu (RSM - Response surface
methodology) kết hợp với thiết kế mô hình lặp
tâm (CCD – Central composite design) là một
giải pháp tối ưu thay thế hiệu quả, được sử
dụng rộng rãi trong phân tích [10, 11]. Tuy vậy,
việc ứng dụng thiết kế thí nghiệm trong phương
pháp CE còn chưa thật sự phổ biến, hiện nay
chưa có công bố nào sử dụng RSM kết hợp
CCD đối với với thiết bị CE-C4D. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng phương
pháp RSM-CCD với năm mức thí nghiệm và
bốn yếu tố ảnh hưởng để tối ưu hóa quy trình
phân tích taurin.
2. Thực nghiệm
2.1. Hóa chất và thiết bị
Tất cả các hóa chất sử dụng đều thuộc loại
tinh khiết và pha chế bằng nước deion: chất
chuẩn taurin dạng bột, tinh khiết > 98% (Tokyo
Chemiscal Industry, Nhật Bản), axit 2-
(Cyclohexylamino) etansunfonic (CHES)
(Sigma-Aldrich, Đức). 2-Amino-2-
(hidroxymetyl)propan-1,3-diol (Tris), axit 3-
mopholinopropan-1-sunfonic (MOPS), axit 3-
(Cyclohexylamino)-1-propansunfonic (CAPS),
Fluka, CHLB Đức. Axit lactic (Lac) tinh khiết
> 90% (Guangdong, Trung Quốc) và các hóa
chất khác như dung dịch NaOH 0,1M, dung
dịch HCl 0,1M. Nước deion từ máy lọc nước
tinh khiết điện trở 18 MΩ, Milipore –
Simplicity UV, Mỹ.
Dung dịch chuẩn gốc taurin 1000 mg/L
được chuẩn bị bằng cách cân chính xác 0,1000
g taurin vào bình định mức 100 mL, định mức
bằng deion đến vạch định mức, lắc kĩ và chuyển
vào lọ PE 100 mL. Chuẩn trung gian 50 mg/L
được pha từ chuẩn gốc, định mức đến 10 mL
bằng nước deion. Các điểm trên đường chuẩn
được pha từ chuẩn trung gian, định mức đến 10
mL bằng nước deion. Các mẫu đã xử lý được
bảo quản ở 4oC trước khi phân tích.
Mẫu thực phẩm chức năng bổ sung taurin
được thu thập là các sản phẩm được bán trên thị
trường, đó là nước tăng lực Redbull, mẫu sữa tươi
Ovaltine 110 mL và mẫu sữa bột Bledilait 3. Với
mẫu sữa bột được cân chính xác 1 g mẫu bột
cho vào bình định mức 10 mL, thêm deion tới
tới định mức, hòa tan mẫu thực hiện với máy
lắc Vortex ở nhiệt độ 50oC đến 60oC. Sau khi
làm nguội đến nhiệt độ môi trường, các mẫu
này lần lượt được lọc qua màng lọc 0,7 µm và
0,2 µm. Mẫu sữa tươi và nước tăng lực được
lọc trực tiếp qua màng lọc 0,7 µm và 0,2 µm.
Mẫu sau khi lọc được chuyển vào các vial, mẫu
nồng độ cao được pha loãng bằng deion. Các
mẫu đã xử lý được bảo quản ở 4oC trước khi
phân tích.
Quá trình phân tích điện di được thực hiện
trên hệ thiết bị điện di mao quản thao tác bằng
tay của trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi
trường và Phát triển Bền vững, trường Đại học
Khoa học Tự Nhiên Hà Nội. Thiết bị sử dụng
nguồn cao thế ±30 kV (CZE 2000R, Spellman,
Pulborough, Anh), bộ ghi dữ liệu e-corder
(eDAQ, Denistone East, NSW, Úc), cột mao
N.M. Huy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 4 (2017) 43-54
45
quản silica nóng chảy (Agilent, Mỹ) sử dụng có
đường kính trong 50 µm, đường kính ngoài 375
µm, độ dài tổng 60 cm và độ dài hiệu dụng là
49 cm. Detectơ đo độ dẫn không tiếp xúc tự chế
tạo sử dụng nguồn cấp một chiều 12 VDC và
nguồn kích thích xoay chiều 200 VAC. Các
thiết bị phân tích phụ trợ khác là máy đo pH, độ
dẫn HQ40d (HACH, Mỹ), cân phân tích AE
200 (Mettler, Thụy Sĩ), máy rung Vortex G-
560E (Scientific Industries, Mỹ).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Khảo sát thành phần đệm điện di
Đệm điện di ảnh hưởng tới sự lên tín hiệu
của taurin. Cấu tạo phân tử của những thành
phần trong đệm ảnh hưởng tới sự di chuyển của
taurin trong mao quản, trong những trường hợp
ảnh hưởng này theo hướng tiêu cực làm pic tín
hiệu taurin tù và khó xác định. Trong nghiên
cứu này, taurin với nhóm axit mạnh (-SO3H)
được phân tích như một anion với việc sử dụng
kỹ thuật phân cực ngược là kỹ thuật phân tích
anion theo chiều phân cực âm nên ngược với
phân tích anion thông thường là theo chiều
phân cực dương. Mục đích của sự lựa chọn này
là: taurin ở dạng anion có độ linh động điện di
yếu, nó bị lôi cuốn và đảo chiều di chuyển trong
mao quản bởi dòng điện di thẩm thấu (dòng
EOF) và di chuyển theo chiều cực âm đến
detectơ. Ngoài ra, nhóm amin (-NH2) trong
taurin với pK ~ 9, ở pH thấp tồn tại chủ yếu ở
dạng ion (-NH3
+) gây ảnh hưởng tiêu cực đến
sự tách pic taurin với pic đặc trưng dòng EOF.
Bởi vậy, các hệ đệm có pH cao được lựa chọn,
bao gồm: đệm Tris/Lac 30 mmol/L pH= 8; đệm
Tris/MOPS 100 mmol/L pH= 7,7; đệm Tris 60
mmol/L và CAPS 40 mmol/L pH= 9,6; đệm
Tris/CHES 100 mmol/L pH= 8,8.
2.2.2. Xây dựng mô hình thực nghiệm
RSM-CCD
Hàm mục tiêu
Trong nghiên cứu, phân tích được taurin ở
nồng độ càng thấp (giới hạn phát hiện và giới
hạn định lượng càng thấp) thì hiệu quả phân
tích đánh giá càng tốt. Bởi vậy hàm mục tiêu là
chiều cao pic taurin (Y1) và diện tích pic taurin
(Y2). Ngoài ra, với việc phân tích theo kiểu
phân cực ngược, pic taurin xuất hiện sau pic
đặc trưng của dòng EOF. Khoảng này càng lớn
thì khoảng tuyến tính đường chuẩn phân tích
taurin càng rộng và càng giảm đi ảnh hưởng của
các chất khác với pic taurin trong mẫu thực.
Khoảng cách giữa pic taurin và pic đặc trưng
dòng EOF (khoảng cách EOF-taurin) là hàm
mục tiêu thứ ba (Y3).
Hình 1. Các hàm mục tiêu lựa chọn.
Lựa chọn yếu tố độc lập ảnh hưởng đến
hàm mục tiêu Y1 Y2
Các yếu tố được lựa chọn tối ưu là: nồng độ
đệm Tris (X1), pH của dung dịch đệm Tris/Lac
(X2), độ lớn điện thế tách (X3) và thời gian bơm
mẫu (X4).
Số thí nghiệm
Số thí nghiệm được thực hiện là N= 2k +
2k + 6 (N= 30 với k= 4). Trong đó, k là số biến
số độc lập và 2k số thí nghiệm bổ sung tại điểm
sao. Khoảng cách từ tâm đến điểm sao α = 2k/4
(α= 2 với k= 4). Tất cả các nghiên cứu được
thực hiện ở năm mức (–α, –1, 0, +1, +α). Như
vậy, trong nghiên cứu này 30 thí nghiệm sẽ
được thực hiện với 24 số thí nghiệm của quy
hoạch toàn phần, 6 thí nghiệm lặp lại tại tâm để
đánh giá sai số và 8 thí nghiệm bổ sung tại điểm
N.M. Huy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 4 (2017) 43-54
46
sao nằm cách vị trí tâm thực nghiệm một
khoảng α.
Phân tích thống kê
Phép phân tích phương sai được sử dụng để
phân tích ảnh hưởng của các yếu tố trong thí
nghiệm, ảnh hưởng tương tác của chúng lên
hàm mục tiêu. Sau khi loại bỏ những yếu tố
không ảnh hưởng không đáng kể tới hàm mục
tiêu, mô hình thống kê biểu diễn sự phụ thuộc
của chiều cao pic, diện tích pic và khoảng cách
EOF-taurin vào các yếu tố được mã hóa được
xây dựng bằng phương pháp bình phương tối
thiểu là một phương trình phương trình hồi qui
có dạng:
Y Diện tích pic (hoặc chiều cao pic, khoảng cách EOF-taurin) dự đoán
bo Hệ số hồi quy bậc 0
Xi Yếu tố độc lập thứ i ảnh hưởng đến hàm mục tiêu Y
bi Hệ số hồi quy bậc 1 mô tả ảnh hưởng của yếu tố Xi với Y
bii Hệ số hồi quy tương tác mô tả ảnh hưởng của yếu tố Xi với Y
bij Hệ số hồi quy tương tác mô tả ảnh hưởng đồng thời Xi và Xj với Y
Đánh giá mô hình
Mô hình và phương trình hồi qui được kiểm
tra mức độ phù hợp với thực nghiệm bằng kiểm
định Fisher của mô hình (với giá trị Pvalue =
0,05) và sự thiếu phù hợp (Lack of fit). Nếu giá
trị Pvalue nhỏ hơn giá trị α và càng nhỏ thì mô
hình càng phù hợp (giá trị α thường lấy 0,05 -
tức là 5%). Hệ số Lack of fit phải lớn hơn giá
trị α (lớn hơn 0,05) thì mô hình đó mới phù
hợp, giá trị Lack of fit càng lớn thí mức độ phù
hợp của mô hình càng tăng. Ngoài ra còn có
một số các thông số đánh giá khác như hệ số
tương quan (correlation coefficient) giữa các
kết quả dự đoán của mô hình (Y’) với các kết
quả thực nghiệm (Y), hệ số xác định
(coefficient of determination) và độ lệch chuẩn
tương đối CV% (coefficient of variation). Cuối
cùng, thực hiện việc phân tích tại điểm tối ưu
với các điều kiện đệm Tris/Lac, điện thế tách và
thời gian bơm mẫu tìm thấy và so sánh với kết
quả dự đoán để kiểm tra sự chính xác của mô
hình dự đoán.
2.2.3. Thẩm định phương pháp phân tích đã
tối ưu
Để thẩm định phương pháp phân tích sau
khi đã tối ưu hóa các điều kiện, một số thông số
đánh giá phương pháp đã được xác định bao
gồm: giới hạn phát hiện (LOQ), giới hạn định
lượng của phương pháp (MQL), khoảng tuyến
tính của đường chuẩn, độ lặp lại của diện tích
pic taurin và thời gian di chuyển.
Giới hạn phát hiện (LOD) bao gồm giới hạn
phát hiện của thiết bị (IDL) và giới hạn phát
hiện của phương pháp (MDL). Trong nghiên
cứu, quá trình xử lý mẫu không có sử dụng các
kỹ thuật làm giàu mẫu, giới hạn phát hiện của
phương pháp được xác định bằng cách đo mẫu
giả (mẫu thêm chuẩn taurin nồng độ 0,5 mg/L
vào nền mẫu thực phẩm loại không bổ sung
taurin), tính MDL theo tỉ số S/N (S/N là tỉ số
chiều cao của tín hiệu với chiều cao của nhiễu
nền, S/N = 3). Giá trị IDL được xác định theo
cách tương tự với mẫu chuẩn taurin 0,75 mg/L
trong nền nước deion. Giới hạn định lượng của
phương pháp (MQL) được xác định bằng biểu
thức: MQL= 3 MDL.
Giới hạn tuyến tính (LOL) là nồng độ cao
nhất của chất phân tích mà tại đó tín hiệu phân
tích còn tuân theo phương trình tuyến tính bậc
nhất. Giá trị này được xác định bằng cách tăng
giá trị của điểm cận trên đường chuẩn đến khi
đường không còn tuyến tính. Khi đó, khoảng
tuyến tính được định nghĩa là từ LOQ đến LOL.
Trong nghiên cứu này, độ lặp lại xác định
bằng giá trị độ lệch chuẩn tương đối (RSD%)
của thời gian di chuyển và diện tích pic (là kết
quả phân tích lặp lại 10 lần taurin nồng độ 10
mg/L tại điều kiện tối ưu của quy trình).
N.M. Huy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 4 (2017) 43-54
47
Độ đúng của phương pháp phân tích được
xác định dựa trên việc xác định hiệu suất thu
hồi khi phân tích các mẫu thêm chuẩn taurin
trên nền nước deion và trên các nền mẫu thực.
Các mẫu sữa tươi, nước tăng lực được pha
loãng, mẫu sữa bột được hòa tan bằng nước
deion, thêm taurin chuẩn với các nồng độ
2mg/L, 5 mg/L và 10 mg/L, mẫu nước deion
được thêm taurin chuẩn 8 mg/L. Sau đó các
mẫu nền, mẫu thêm chuẩn được lọc qua màng
lọc 0,2 µm, phân tích trên hệ điện di mao quản.
Nồng độ taurin được xác định bằng phương
pháp đường chuẩn, hiệu suất thu hồi trên các
nền mẫu thực được xác định dựa trên kết quả
phân tích mẫu nền, mẫu thêm chuẩn và lượng
thêm chuẩn.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Khảo sát thành phần đệm điện di
Kết quả thí nghiệm như các điện di đồ trong
hình 2 cho thấy trong bốn hệ đệm nghiên cứu
chỉ có hai hệ đệm Tris/Lac và Tris/CHES là
xuất hiện tín hiệu của taurin ở nồng độ 20
mg/L. Do đó, đệm Tris/Lac và Tris/CHES được
chọn để tiếp tục nghiên cứu.
Hình 2. Khảo sát thành phần đệm điện di.
Sau đó thực hiện phân tích taurin ở nồng độ
10 mg/L với hai đệm này với cùng điều kiện
điện thế tách -10kV, thời gian bơm mẫu 20
giây. Kết quả thu được chiều cao và diện tích
pic của taurin khi sử dụng đệm Tris/Lac lớn
hơn rất nhiều so với đệm Tris/CHES. Vì vậy,
N.M. Huy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 4 (2017) 43-54
48
đệm Tris/Lac được lựa chọn làm đệm sử dụng
trong quy trình phân tích để xây dựng mô hình
tối ưu hóa ở phần sau.
3.2. Xây dựng mô hình thực nghiệm RSM-CCD
Các yếu tố được xác định để tối ưu hóa bao
gồm: nồng độ Tris, pH (điều kiện hóa học) và
độ lớn điện thế tách, thời gian bơm mẫu (điều
kiện thiết bị phân tích). Bài toán tối ưu được lập
lên dựa trên phương trình hồi quy xác định
bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm là
hàm mô tả sự phụ thuộc của chiều cao, diện tích
pic taurin và khoảng cách EOF-taurin vào các
yếu tố với miền khảo sát được thể hiện trong
bảng 1.
Phần mềm Design–Expert 10.0.4 được sử
dụng để mô hình hóa thí nghiệm và phân tích
các kết quả thực nghiệm theo mô hình, xây
dựng phương trình hồi quy và giải bài toán tối
ưu. Các thí nghiệm trong mô hình, kết quả thực
nghiệm (Y) và kết quả mô hình dự đoán (Y’)
được trình bày tại bảng 2.
Bảng 1.Giới hạn phạm vi và mức biến đổi của các yếu tố
Biến thực Biến mã hóα Đơn vị
Mức nghiên cứu
-2 (-α) -1 0 +1 +2 (+α)
Nồng độ Tris X1 mmol/L 30 60 90 120 150
pH X2 - 8 8,25 8,5 8,75 9
Độ lớn điện thế tách X3 kV 10 12,5 15 17,5 20
Thời gian bơm mẫu X4 s 10 22,5 35 47,5 60
Bảng 2. Ma trận kế hoạch thực nghiệm và kết quả thực nghiệm
Mã hóa (X1) (X2) (X3) (X4) Y1 Y’1 Y2 Y’2 Y3 Y’3
Đơn vị mmol/L - kV s V V V.s V.s s s
1 30 8,5 15 35 0,0112 0,0120 0,0402 0,0417 20,00 19,95
2 60 8,75 12,5 22,5 0,0075 0,0067 0,0352 0,0331 68,10 67,61
3 60 8,75 17,5 47,5 0,0123 0,0130 0,0486 0,0479 38,20 39,81
4 60 8,25 17,5 47,5 0,0161 0,0150 0,0593 0,0575 14,20 14,79
5 60 8,75 12,5 47,5 0,0126 0,0130 0,0714 0,0708 62,10 60,26
6 60 8,25 12,5 22,5 0,0084 0,0090 0,0383 0,0407 27,50 25,70
7 60 8,25 17,5 22,5 0,0088 0,0090 0,0277 0,0275 16,60 16,60
8 60 8,75 17,5 22,5 0,0074 0,0067 0,0236 0,0229 46,50 44,67
9 60 8,25 12,5 47,5 0,0158 0,0150 0,0848 0,0851 22,20 22,91
10 90 8,5 15 35 0,0091 0,0096 0,0429 0,0457 53,00 52,48
11 90 8,5 15 35 0,0091 0,0096 0,0417 0,0457 52,60 52,48
12 90 8,5 15 35 0,0093 0,0096 0,0439 0,0457 52,40 52,48
13 90 8,5 15 35 0,0097 0,0096 0,0478 0,0457 49,80 52,48
14 90 8,5 20 35 0,0096 0,0096 0,0342 0,0347 37,60 36,31
15 90 8,5 15 60 0,0138 0,0150 0,0755 0,0776 51,40 46,77
16 90 8,5 15 35 0,0099 0,0096 0,0492 0,0457 49,80 52,48
17 90 8,5 10 35 0,0094 0,0096 0,0727 0,0741 82,80 85,11
18 90 9 15 35 0,0069 0,0078 0,032 0,0355 62,50 64,57
N.M. Huy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 4 (2017) 43-54
49
19 90 8,5 15 35 0,0105 0,0096 0,052 0,0457 49,20 52,48
20 90 8,5 15 10 0,0037 0,0042 0,0168 0,0174 57,30 58,88
21 90 8 15 35 0,0076 0,0086 0,0368 0,0355 10,60 10,47
22 120 8,25 12,5 22,5 0,0050 0,0047 0,0283 0,0275 49,00 45,71
23 120 8,25 17,5 47,5 0,0098 0,0094 0,0404 0,0398 25,60 26,30
24 120 8,75 12,5 22,5 0,0063 0,0062 0,0363 0,0339 103,50 107,15
25 120 8,75 17,5 22,5 0,0065 0,0062 0,0243 0,0229 69,90 69,18
26 120 8,25 12,5 47,5 0,0098 0,0094 0,0597 0,0589 39,40 40,74
27 120 8,25 17,5 22,5 0,0052 0,0047 0,0183 0,0191 29,40 29,51
28 120 8,75 12,5 47,5 0,0113 0,0110 0,0708 0,0708 96,50 95,50
29 120 8,75 17,5 47,5 0,0115 0,0110 0,0494 0,0490 65,00 61,66
30 150 8,5 15 35 0,0074 0,0083 0,0357 0,0380 73,40 74,13
Từ phần mềm Design–Expert 10.0.4,
sau khi đã loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng không
đáng kể tới hàm mục tiêu diện tích pic, chiều
cao pic và khoảng cách EOF-taurin ở độ tin cậy
90% (yếu tố có giá trị Pvalue theo ảnh hưởng bậc
một, bậc hai và ảnh hưởng tương hỗ nhỏ hơn
0,1), kết quả phân tích phương sai và kiểm định
mô hình được thể hiện tại bảng 3.
Bảng 3. Kết quả phân tích phương sai cho mô hình đa thức bậc hai theo chiều cao pic,
diện tích pic và khoảng cách EOF-taurin
Mô hình
đa thức
Mô hình Sự thiếu phù hợp R2 CVheight(%) Giá trị F Giá trị P Giá trị F Giá trị P
Chiều cao pic 71,99 < 0,0001 1,86 0,2550 0,9515 7,44
Diện tích pic 145,77 < 0,0001 0,34 0,9501 0,9831 1,94
Khoảng cách EOF-taurin 507,72 < 0,0001 2,34 0,1775 0,9951 1,25
Phân tích các kết quả thu được:
Hệ số tương quan r (coefficient of
correlation) giữa kết quả thực nghiệm và kết
qủa mô hình dự đoán của diện tích pic, chiều
cao pic và khoảng cách EOF-taurin lần lượt là
r1 = 0,977; r2 = 0,992 và r3 = 0,996. Giá trị hệ số
tương quan r cao cho thấy có sự tương đồng
giữa kết quả dự đoán và kết quả thực nghiệm.
Điều này cho thấy phương trình hồi quy đã mô
tả chính xác các số liệu thực nghiệm.
Kiểm định F của mô hình (F–test hay kiểm
định Fisher) thể hiện trong bảng 3. Giá trị Pvalue
của chiều cao pic, diện tích pic và khoảng cách
EOF-taurin lần lượt là Pheight< 0,0001,Parea<
0,0001 và Prange<0,0001 nghĩa là chỉ có nhỏ hơn
0,01% sự thay đổi của giá trị F là phần nhiễu
mà mô hình không tính toán được. Kết quả này
cho thấy độ tương thích tốt của hai phương
trình hồi quy so với số liệu thực nghiệm, từ đó
cho thấy độ tin cậy thống kê cao.
Hệ số xác định R2 (coefficient of
determination) của chiều cao pic, diện tích pic
và khoảng cách hai pic lần lượt là 0,9515,
0,9831 và 0,9951 cho biết lần lượt 95,15%,
98,31% và 99,51% sự biến đổi của chiều cao
pic, diện tích pic và khoảng cách EOF-taurin là
do ảnh hưởng của các biến độc lập như nồng độ
Tris, pH, độ lớn điện thế tách và thời gian bơm
mẫu; chỉ có lần lượt là 4,85%, 1,69% và 0,49%
sự thay đổi là do các yếu tố không xác định
được nguyên nhân gây ra (sai số ngẫu nhiên).
Kiểm định F cho sự thiếu phù hợp của mô
hình (lack of fit) là kiểm định sự thiếu phù hợp
của mô hình bằng cách so sánh sự mất mát của
các giá trị quan sát (tổng phương sai của giá trị
thực nghiệm so với giá trị dự đoán) với phương
N.M. Huy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 4 (2017) 43-54
50
sai của các lần chạy điểm lặp tâm, kết quả thu
được Pvalue>0,1 (Pheight = 0,2550; Parea = 0,9501
và Prange = 0,1775) cho thấy sự tồn tại của giả
thiết đảo là “không có sự thiếu phù hợp” hay sự
sai khác giữa hai phương sai này là không đáng
kể, từ đó kết luận mô hình phù hợp. Bên cạnh
đó, hệ số biến thiên theo độ lệch chuẩn tương
đối CV% (coefficient of variation) thấp
(CVheight = 7,44%; CVarea= 1,94% và CVrange =
1,25%) chứng tỏ rằng các thí nghiệm được thực
hiện chính xác và độ lặp lại cao.
Các kết quả kiểm định cho thấy sự đúng
đắn của các mô hình xây dựng được. Từ đó,
biểu thức toán học mô tả mối quan hệ giữa
chiều cao, diện tích pic taurin và khoảng cách
EOF-taurin với các biến mã hóa (điều kiện khảo
sát) như sau:
Chiều cao pic (Y1) = 0,1082 – 1,155.10
–
3X1+ 2,915.10
–4.X4+ 1,258.10
–4.X1. X2–
8,445.10–7.X1.X4 –4,892.10
–7 X1
2 (1)
Diện tích pic (Y2) với Log(10)(Y2)
= –11,695 – 0,0918.X3+ 0,0239.X4+ 5,505.10
–
3.X1. X2 – 0,2055.X2
2 + 1,960.10–3.X3
2 –
1,567.10–4.X4
2 (2)
Khoảng cách EOF-taurin(Y3) với Log(10)(Y3)
= –76,916 +0,0241.X1+17,614.X2 – 0,0765.X3
– 1,991.10–3.X4 – 1,859.10
–3.X1. X2 – 1,982.10
–
3.X1
2 – 0,9797.X2
2 + 1,312.10–3.X3
2 (3)
Trong vùng khảo sát, phương trình hồi quy
(1) cho thấy chiều cao pic chịu ảnh hưởng bậc
một của yếu tố nghiên cứu X1, X4; bậc hai của
yếu tố nghiên cứu X1 và chịu ảnh hưởng đồng
thời của các cặp yếu tố (X1*X2), (X1*X4).
Phương trình hồi quy (2) cho thấy logarit cơ số
10 của diện tích pic chịu ảnh hưởng bậc một
của các yếu tố nghiên cứu X3, X4; bậc hai của
yếu tố X2, X3, X4 và chịu ảnh hưởng đồng thời
của cặp yếu tố (X1*X2). Phương trình hồi quy
(3) cho thấy logarit cơ số 10 của khoảng cách
EOF-taurin chịu ảnh hưởng bậc một của cả bốn
yếu tố nghiên cứu X1, X2, X3, X4; bậc hai của
yếu tố X1, X2, X3 và chịu ảnh hưởng đồng thời
của cặp yếu tố (X1*X2).
Từ các phương trình hồi quy (1) (2) (3), xu
hướng ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng
được giải thích như sau: Yếu tố nồng độ Tris
ảnh hưởng theo hướng tiêu cực tới chiều cao
pic, điều này có thể được giải thích là do nồng
độ Tris tăng thì nồng độ lactic cũng tăng (để giữ
pH không đổi), nồng độ đệm cao cản trở sự di
chuyển và làm pic taurin tù hơn, chiều cao pic
giảm đi. Yếu tố pH ảnh hưởng theo hướng ảnh
hưởng tích cực tới khoảng cách EOF-taurin.
Điều này có thể được giải thích là do khi pH
tăng thì dòng EOF tăng dẫn tới sự lôi cuốn
taurin của dòng EOF mạnh hơn, khoảng cách
EOF-taurin tăng. Yếu tố điện thế tách ảnh
hưởng tích cực tới diện tích pic taurin và ảnh
hưởng tiêu cực tới khoảng cách EOF-taurin vì
khi điện thế tách lớn trong khi taurin di chuyển
ngược chiều điện trường làm giãn rộng chân pic
taurin, diện tích pic tăng. Điện thế tách lớn làm
cho lực điện trường lớn, chất phân tích di
chuyển nhanh hơn, khoảng cách giữa pic
taurine và EOF nhỏ hơn. Yếu tố thời gian bơm
mẫu ảnh hưởng tích cực tới diện tích và chiều
cao pic taurin, ảnh hưởng tiêu cực tới khoảng
cách EOF-taurin vì thời gian bơm mẫu tăng làm
lượng mẫu phân tích tăng, tín hiệu taurin lớn
hơn, chiều cao và diện tích pic tăng. Tín hiệu
pic taurin lớn làm chân tích rộng hơn, khoảng
cách EOF-taurin giảm.
Từ mô hình rút ra được điều kiện tối ưu cho
phân tích taurin là: nồng độ Tris = 150 mmol/L,
thời gian bơm mẫu 60 giây, pH = 8,96 và điện
thế tách là -10kV. Điều kiện này cần được kiểm
tra bằng cách so sánh kết quả phân tích kiểm tra
với giá trị dự đoán mô hình, khoảng dự doán
của mô hình. Kết quả tại bảng 4, kết quả thí
nghiệm kiểm tra nằm trong khoảng dự đoán của
mô hình và độ lệch so với giá trị mô hình dự
doán của mô hình nhỏ hơn 10%. Giá trị chiều
cao và diện tích pic mô hình dự đoán có độ
chính xác cao.
N.M. Huy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 4 (2017) 43-54
51
Hình 3. Đồ thị dạng 2D với các đường đồng mức (2D contour) cho biết ảnh hưởng củacặp yếu tố nồng độ Tris
và thời gian bơm mẫu đến chiều cao pic taurin khi yếu tố còn lại được giữ cố định ở mức không.
Hình 4. Đồ thị dạng 3D (3D response surface) cho biết ảnh hưởng của cặp yếu tố nồng độ Tris và thời gian bơm
mẫuđến diện tích pic taurin khi yếu tố còn lại được giữ cố định ở mức không.
Bảng 4. Kết quả thí nghiệm kiểm tra điều kiện mô hình dự đoán
Kết quả phân tích
(n = 6)
Khoảng dự đoán
(n = 6)
Giá trị
dự đoán
Độ lệch
(%)
Chiều cao pic (V) 0,0177 0,0140 – 0,0190 0,0162 9,3
Diện tích pic (V.s) 0,1546 0,1148– 0,1809 0,1444 7,1
Khoảng cách EOF-
taurin
163,5 117,3 – 188,8 149,0 9,7
n: Số thí nghiệm phân tích lặp lại với điều kiện mô hình dự đoán
3.2. Thẩm định phương pháp phân tích đã được
tối ưu hóa
Các thông số đánh giá quy trình phân tích
taurin được thực hiện, kết quả được thể hiện tại
bảng 5. Từ kết quả cho thấy: giới hạn phát hiện
của thiết bị thấp (IDL = 0,119 mg/L), phương
pháp có giới hạn phát hiện và giới hạn định
lượng đều thấp (MDL = 0,266 mg/L, MQL =
0,799 mg/L), khoảng tuyến tính rộng (1 – 500
mg/L). Giá trị độ lặp lại được xác định thông
qua độ lệch chuẩn tương đối theo thời gian di
chuyển (RSDa) và độ lệch chuẩn tương đối theo
diện tích pic (RSDb) cho kết quả 2 - 3 % chứng
tỏ độ lặp lại tốt.
N.M. Huy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 4 (2017) 43-54
52
Bảng 5. Đánh giá quy trình phân tích taurin
Thông số
IDL MDL* MQL Khoảng tuyến tính RSDa RSDb
(mg/L) (mg/L) (mg/L) (mg/L) (%) (%)
Taurin 0,119 0,266 0,799 1 - 500 1,83 3,16
Chú thích (*): Giá trị MDL xác định trên nền mẫu sữa bột công thức loại không bổ sung taurin
Hình 5. Giản đồ điện di phân tích taurin trong các nền mẫu thực và mẫu thêm chuẩn
Để xác định hiệu suất thu hồi khi phân tích
các mẫu thêm chuẩn, trước hết đường chuẩn
phân tích taurin được dựng từ nồng độ 1 – 50
mg/L với hệ số tương quan tuyến tính R2 =
0,999. Kết quả hiệu suất thu hồi trên nền nước
deion là 91,92 % và trên các nền mẫu sữa và
nước tăng lực là khá tốt (101,3 – 101,7 %), pic
taurin cách xa tín hiệu dòng EOF và không
trùng với pic của các thành phần khác trong
mẫu thực.
Bảng 6. Hiệu suất thu hồi khi phân tích taurin trên các nền mẫu thực
Mẫu Mã mẫu
Hệ số
pha loãng
Nồng độ
taurin thêm
Kết quả
phân tích
Hiệu suất thu hồi
trên nền mẫu
(lần) (mg/L) (mg/L) (%)
Nước deion Deion 8,00 7,35 ± 0,29 91,9
Nước tăng lực
Redbull
Red 400 - 9,58 ± 0,34 -
Red 1 400 10,00 19,71 ± 0,68 101,3
Sữa tươi
Ovaltine
Oval 10 - 3,65 ± 0,16 -
Oval 1 10 2,00 5,68 ± 0,22 101,4
Sữa bột
Bledilait 3
Ble 3 - 3,97 ± 0,17 -
Ble 1 3 5,00 9,06 ± 0,32 101,7
Chú thích (*): Kết quả phân tích của mẫu sữa bột là hàm lượng phân tích sau khi hóa tan mẫu (1g mẫu sữa bột pha trong
10 mL nước deion)
N.M. Huy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 4 (2017) 43-54
53
4. Kết luận
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng
phương pháp tối ưu hóa mặt mục tiêu với mô
hình lặp tâm (RSM-CCD) để tối ưu hóa quy
trình phân tích taurin bằng kỹ thuật điện di mao
quản. Kết quả đánh giá giới hạn phát hiện và
giới hạn định lượng của phương pháp tốt, cho
thấy phương pháp có thể phân tích được các
mẫu có hàm lượng taurin xuống đến cỡ vài ppm
(giới hạn định lượng phương pháp là 0,799
mg/L), phương pháp có độ lặp lại tốt (RSD <
3,16%), khoảng tuyến tính rộng (1- 500 mg/L),
hiệu suất thu hồi trên các nền mẫu đạt từ 91,9 –
101,7%. Các kết quả thẩm định trên cho thấy có
thể áp dụng phương pháp để phân tích hàm
lượng taurin trong các mẫu thực phẩm bổ sung.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát
triển khoa học và công nghệ Quốc gia
(NAFOSTED) trong khuôn khổ đề tài “Phân
tích sàng lọc và phân tích thẩm định an toàn
thực phẩm trên cơ sở phát triển và ứng dụng kỹ
thuật điện di mao quản đa kênh sử dụng đồng
thời hai cảm biến điện hóa và đo quang: ứng
dụng thí điểm trong kiểm soát một số thực
phẩm chức năng và đồ uống có cồn dễ bị làm
giả tại Việt Nam”, mã số 104.04.2016.50.
Tài liệu tham khảo
[1] Schuller-Levis, Georgia B.; Park, Eunkyue,
Taurine: new implications for an old amino
acid, FEMS Microbiology Letters 226, (2003)
195–202.
[2] Huxtable, RJ, Physiological actions of
taurine, Physiol Rev. 72 (1), (1992) 101–63.
[3] Urquhart, N; Perry, TL; Hansen, S; Kennedy, J,
Passage of taurine into adult mammalian brain,
Journal of Neurochemistry. 22 (5), (1974) 871–2.
[4] Leon R, Wu H, Jin Y, Wei J, Buddhala C,
Prentice H, Wu JY, Protective function of taurine
in glutamate-induced apoptosis in cultured
neurons, Journal of Neuroscience
Research. 87 (5), (2008) 1185–1194.
[5] Yanagita, T; Han, SY; Hu, Y; Nagao, K;
Kitajima, H; Murakami, S, Taurine reduces the
secretion of apolipoprotein B100 and lipids in
HepG2 cells, Lipids in Health and Disease7,
(2008) 38.
[6] Zilin Chen, Gang Xu, Karl Specht, Rongjian
Yang, Shiwang She, Determination of taurine in
Wiogical samples by reversed-phase liquid
chromatography with precolumn derivatization
with dinitrofluorobenzene, Analytica Chimica
Acta 296, (1993) 249-253.
[7] Zhi Chen, Bo Chen, Shouzhuo Yao, High-
performance liquid chromatography electrospray
ionization-mass spectrometry for simultaneous
determination of taurine and 10 water-soluble
vitamins in multivitamin tablets, Analytica
Chimica Acta 569, (2006) 169-175.
[8] Feng Qu, Zhu-hua Qi, Ke-na Liu, Shi-fen Mou,
Ion chromatographic determination of taurine in
medicine, nutrient capsule and human urine with
electrochemical detection, Journal of
Chromatography 730, (1999) 161-166.
[9] Mary T.Kelly, Huguette Fabre, David Perrett,
Determination of taurine in plasma by capillary zone
electrophoresis following derivatization with
florescamine, Electrophoresis 21, (2000), 699-705.
[10] In KyungBae, Hyeoni Ham, Min HeeJeong, Dong
HoKim, Ho JinKim, Simultaneous determination
of 15 phenolic compounds and caffeine in teas
and mate using RP-HPLC/UV detection: Method
development and optimization of extraction
process, Food Chemistry 172, (2015) 469-475.
[11] Sandile M.Khamanga, Roderick B, The use of
experimental design in the development of an
HPLC–ECD method for the analysis of captopril,
Talanta 83, (2011) 1037-1049.
N.M. Huy và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 4 (2017) 43-54
54
Using a Surface Response Methodology for the Experimental
Design to Optimize the Analysis of Taurine in Food
Supplements by Capillary Electrophoresis
Nguyen Manh Huy, Nguyen Thanh Dam, Duong Hong Anh, Pham Hung Viet
VNU Key Laboratory of Analytical Technology for Environmental Quality and Food Safety Control
(KLATEFOS), VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam
Abstract: This study focused on using a surface response methodology to optimize the taurine
analysis by capillary electrophoresis with capacitively coupled contactless conductivity detector. A
response surface methodology coupled with a central composite model comprising 30 experiments
was developed with four factors including concentration of Tris buffer, pH value, separating potential
and sample injection time. The best set of factor levels for taurine analysis was found as follows: 150
mmol/L of Tris concentration, pH = 8.96, separation voltage of -10 kV, the sample injection time of
60 seconds. The validation of analytical method showed that the detection limit for taurine was
0.266mg/L, linearity was in range from 1 to 500 mg/L, relative standard deviation values for peak
areas and migration times were less than 3.16%, the linear correlation coefficient gained 0.999.
Recovery efficiency of taurine in several food supplement matrixes such as: fresh milk, milk powder,
energy drink were in range from 91.9% to 101.7%.
Keywords: Taurine, capillary electrophoresis, response surface methodology.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4657_121_9869_1_10_20171127_3155_2114402.pdf