Sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp kết hợp với hệ thống thông tin địa lí (GIS) để đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Kiên Giang

Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch theo thang điểm tổng hợp đã được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực địa lí du lịch và đã đạt được những kết quả khá khả quan. Việc kết hợp giữa đánh giá theo phương pháp thang điểm tổng hợp với hệ thống thông tin địa lí (GIS) sẽ nâng cao hiệu quả đánh giá tài nguyên du lịch nhờ có các công cụ trong hệ thống. Hơn nữa kết quả đánh giá có thể xử lí và thể hiện được về mặt không gian trên bản đồ GIS: tính tổng số điểm, điểm trung bình, tính mật độ điểm theo các đơn vị lãnh thổ. Nhìn chung, phương pháp đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch có ưu điểm là có thể đưa các đối tượng có những đặc điểm rất khác nhau vào một hệ quy chiếu thống nhất; nhờ vậy có thể nhìn nhận một cách nhanh chóng và toàn diện tiềm năng du lịch của một địa bàn cụ thể bằng các tiêu chí đã được định lượng hóa. Tuy nhiên, phương pháp này không tránh khỏi yếu tố chủ quan, nhất là trong việc xác định các bậc của từng tiêu chí tại các địa điểm cụ thể. Do đó, cần phải phối hợp với phương pháp đánh giá theo từng dạng tài nguyên và bổ sung thêm phương pháp điều tra xã hội học để kết quả đánh giá được khách quan và chính xác hơn. Kết quả đánh giá tài nguyên du lịch của tỉnh Kiên Giang theo thang điểm tổng hợp trong hệ GIS đã xác định 3 địa bàn rất thuận lợi để phát triển du lịch là Phú Quốc, Hà Tiên, Rạch Giá; 2 địa bàn thuận lợi để phát triển du lịch là Kiên Lương, Kiên Hải và 2 địa bàn đạt mức trung bình để phát triển du lịch là Châu Thành, Hòn Đất. Qua việc áp dụng phương pháp đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch kết hợp với hệ thống thông tin địa lí (GIS) tại tỉnh Kiên Giang, chúng tôi hi vọng đưa ra một bức tranh tổng thể về tiềm năng du lịch của tỉnh Kiên Giang; góp phần định hướng khai thác tài nguyên du lịch, tăng cường thu hút đầu tư, tạo động lực để Kiên Giang trở thành địa bàn du lịch trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

pdf9 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp kết hợp với hệ thống thông tin địa lí (GIS) để đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 2(80) năm 2016 _____________________________________________________________________________________________________________ 80 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THANG ĐIỂM TỔNG HỢP KẾT HỢP VỚI HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÍ (GIS) ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG ĐÀO NGỌC CẢNH*, NGUYỄN KIM HỒNG** TÓM TẮT Phương pháp thang điểm tổng hợp đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá tài nguyên du lịch trên những lãnh thổ địa lí cụ thể. Hiện nay, hệ thống thông tin địa lí (GIS) đã trở thành công cụ hữu hiệu trong phân tích không gian và đánh giá tiềm năng du lịch theo lãnh thổ. Bài viết trình bày việc kết hợp phương pháp thang điểm tổng hợp với hệ thống thông tin địa lí để đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần định hướng khai thác các nguồn tài nguyên du lịch, tạo động lực thúc đẩy Kiên Giang trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: đánh giá tài nguyên du lịch, thang điểm tổng hợp, hệ thống thông tin địa lí. ABSTRACT Using the method of evaluation according to scale synthesis combined with geographic information system (GIS) to assess tourism resources of Kien Giang province The scale synthesis method has been used by researchers to assess tourism resources in specific geographic territories. Currently, geographic information system (GIS) has become an effective tool in spatial analysis and assessment of potential tourist territory. This article presents the combination of the scale synthesis method for geographic information system to assess tourism resources of Kien Giang. Research results will help direct the exploitation of tourism resources, and create motivation for Kien Giang to become an important tourist area the Mekong Delta region. Keywords: evaluation of tourism resources, scale synthesis, geographic information system. * TS, Trường Đại học Cần Thơ; Email: dncanh@ctu.edu.vn ** PGS TS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM 1. Đặt vấn đề Đánh giá tài nguyên du lịch nhằm xác định mức độ thuận lợi đối với việc phát triển du lịch trên những địa bàn cụ thể, để từ đó có định hướng khai thác các tiềm năng du lịch, thúc đẩy du lịch phát triển. Vì vậy, đánh giá tài nguyên du lịch có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu địa lí du lịch. Để đánh giá tài nguyên du lịch, các nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp theo cách truyền thống là lập bảng đánh giá. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ về hệ thống thông tin địa lí (GIS) đã phát triển mạnh và trở thành một công cụ hữu hiệu trong tổ chức và quản lí không gian lãnh thổ. Vì vậy, việc kết hợp phương pháp thang điểm tổng hợp với hệ thống GIS sẽ góp phần phát huy hiệu quả của phương pháp TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đào Ngọc Cảnh và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ 81 đánh giá này, làm cho quá trình thực hiện thuận lợi hơn, kết quả được thể hiện trực quan và nhanh chóng hơn. Bài nghiên cứu này trình bày việc sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp kết hợp với hệ thống thông tin địa lí (GIS) để đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Kiên Giang, một địa bàn có nhiều tiềm năng du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tổng quan về phương pháp đánh giá theo thang điểm tổng hợp Tài nguyên du lịch bao gồm nhiều loại đối tượng thuộc nhiều loại hình du lịch khác nhau, gắn với nhiều loại thị hiếu khác nhau của khách du lịch nên rất khó so sánh trực tiếp giữa chúng với nhau. Chẳng hạn, rất khó so sánh giữa giá trị một bãi biển với một di tích lịch sử. Theo Phạm Trung Lương và nnk, đánh giá tài nguyên du lịch là công việc rất khó khăn và phức tạp, vì bản thân việc đánh giá có liên quan tới con người với những yêu cầu, sở thích, đặc điểm về tâm lí, sinh lí rất khác nhau...; từ đó, các tác giả đã nêu ra hai phương pháp để đánh giá tài nguyên du lịch là: (i) Đánh giá theo từng dạng tài nguyên du lịch; (ii) Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch. [5] Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào phương pháp đánh giá thứ hai, tức là đánh giá tài nguyên du lịch bằng cách sử dụng thang điểm tổng hợp. Ưu điểm của phương pháp này là có thể đưa các đối tượng có những đặc tính khác nhau về cùng một hệ quy chiếu để so sánh được với nhau. Năm 1992, Đặng Duy Lợi đã áp dụng thang điểm tổng hợp để đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch. Để xây dựng thang đánh giá tổng hợp, tác giả đã đưa ra 6 tiêu chí: i) Độ hấp dẫn; ii) Thời gian hoạt động du lịch; iii) Sức chứa; iv) Độ bền vững; v) Vị trí; vi) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật (CSVCKT). Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 4 bậc với mức điểm từ cao đến thấp là 4, 3, 2, 1. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra hệ số các tiêu chí tùy theo vai trò của từng tiêu chí trong hệ thống. Cụ thể, hệ số 3 áp dụng cho các tiêu chí: Độ hấp dẫn; Thời gian hoạt động du lịch; Cơ sở hạ tầng và CSVCKT; hệ số 2 áp dụng cho các tiêu chí: Sức chứa; Vị trí; hệ số 1 áp dụng cho tiêu chí Độ bền vững. Điểm số đánh giá cho từng yếu tố (tiêu chí) được tính bằng điểm đánh giá của yếu tố đó nhân với hệ số của yếu tố đó. Còn điểm số đánh giá tổng hợp là tổng của điểm đánh giá theo từng yếu tố. [4] Năm 2000, nhóm tác giả Phạm Trung Lương và nnk đã xây dựng thang điểm tổng hợp gồm 7 tiêu chí: i) Độ hấp dẫn; ii) Thời gian hoạt động du lịch; iii) Sức chứa khách du lịch; iv) Vị trí điểm du lịch; v) Độ bền vững; vi) Cơ sở hạ tầng và CSVCKT; vii) Hiệu quả khai thác [5]. Các tác giả Lê Văn Tin (1999), Đỗ Trọng Dũng (2009), Vũ Thị Hạnh (2012), Trịnh Phi Hoành (2013)... cũng đã sử dụng thang điểm tổng hợp để đánh giá tài nguyên du lịch ở các địa bàn Thừa Thiên - Huế, miền núi Tây Bắc, Quảng Ninh, Đồng Tháp. [6], [1], [2], [3] Qua so sánh các thang điểm tổng TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 2(80) năm 2016 _____________________________________________________________________________________________________________ 82 hợp của các tác giả nêu trên, có thể thấy rằng: Các tác giả đều thống nhất cao về nguyên tắc chung trong việc xây dựng thang điểm tổng hợp. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa các tác giả về số lượng tiêu chí và hệ số các tiêu chí trong thang đánh giá. 2.2. Xây dựng thang điểm tổng hợp để đánh giá tài nguyên du lịch Kiên Giang 2.2.1. Các tiêu chí và hệ số của tiêu chí đánh giá Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, chúng tôi đã xây dựng thang điểm tổng hợp để đánh giá tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Cụ thể, chúng tôi đã lựa chọn 7 tiêu chí đánh giá là: i) Độ hấp dẫn du lịch; ii) Vị trí và khả năng tiếp cận; iii) Thời gian hoạt động du lịch; iv) Sức chứa khách du lịch; v) CSVCKT; vi) Độ bền vững du lịch; vii) Khả năng khai thác trong du lịch. Để xác định hệ số cho các tiêu chí, chúng tôi đã chia các tiêu chí thành 3 nhóm: Rất quan trọng, quan trọng, ít quan trọng. Cũng như hầu hết các nhà nghiên cứu, chúng tôi cho rằng: Độ hấp dẫn du lịch là tiêu chí rất quan trọng trong đánh giá tài nguyên du lịch. Tiêu chí này thể hiện ở khả năng thu hút khách du lịch của tài nguyên du lịch. Nếu tài nguyên du lịch không tạo được sức hút đối với du khách thì các tiêu chí khác cũng không còn ý nghĩa. Vì vậy, Độ hấp dẫn du lịch thuộc nhóm tiêu chí rất quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra các hoạt động tại điểm du lịch, nên được tính hệ số 3. Nhóm tiêu chí quan trọng gồm có: Thời gian hoạt động du lịch; Sức chứa khách du lịch; Độ bền vững đối với hoạt động du lịch; Khả năng khai thác trong du lịch. Đây là những tiêu chí gắn liền với sự phát triển du lịch, tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch, nên được tính hệ số 2. Các tiêu chí còn lại thuộc nhóm ít quan trọng, gồm có: Vị trí và khả năng tiếp cận; CSVCKT. Xét theo góc độ đánh giá tiềm năng thì các tiêu chí này có ảnh hưởng gián tiếp đến tài nguyên du lịch. Hãy hình dung một nơi nào đó dù nằm ở xa, kết cấu hạ tầng và CSVCKT chưa có gì, nhưng nếu ở đấy có tài nguyên du lịch rất hấp dẫn thì vẫn được đánh giá cao và sẽ tạo ra động lực thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và CSVCKT phục vụ du lịch. Điều đó có nghĩa là CSVCKT là yếu tố thứ sinh, phụ thuộc vào độ hấp dẫn du lịch; vì vậy, các tiêu chí thuộc nhóm này được tính hệ số 1 (xem bảng 1). Bảng 1. Tiêu chí và hệ số đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch STT Tiêu chí đánh giá Hệ số 1 Độ hấp dẫn du lịch 3 2 Thời gian hoạt động du lịch 2 3 Sức chứa khách du lịch 2 4 Độ bền vững du lịch 2 5 Khả năng khai thác trong du lịch 2 6 Vị trí và khả năng tiếp cận 1 7 CSVCKT du lịch 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đào Ngọc Cảnh và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ 83 2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá các bậc theo từng tiêu chí Mỗi tiêu chí đều được đánh giá theo 4 bậc tương ứng với số điểm từ cao xuống thấp là 4, 3, 2, 1. Tiêu chuẩn đánh giá các bậc theo từng tiêu chí như sau: (i) Độ hấp dẫn du lịch Độ hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch vì nó tạo ra khả năng thu hút khách du lịch. Các tiêu chuẩn về độ hấp dẫn du lịch được chia thành 4 bậc: + Rất hấp dẫn: Là nơi có tài nguyên du lịch nổi bật, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, khả năng thu hút du khách rất cao. + Hấp dẫn: Là nơi có tài nguyên du lịch quan trọng, có ý nghĩa đối với vùng, khả năng thu hút du khách cao. + Trung bình: Là nơi có tài nguyên du lịch có ý nghĩa đối với địa phương, khả năng thu hút khách du lịch trung bình. + Kém hấp dẫn: Tài nguyên du lịch có ý nghĩa hạn chế, khả năng thu hút khách du lịch kém. (ii) Vị trí và khả năng tiếp cận Vị trí và khả năng tiếp cận được đánh giá thông qua chỉ tiêu về khoảng cách, thời gian đi đường và số loại phương tiện giao thông có thể sử dụng để tiếp cận điểm du lịch từ trung tâm nguồn khách. Các tiêu chuẩn đánh giá vị trí và khả năng tiếp cận cũng được chia thành 4 bậc như sau: + Rất thích hợp: Khoảng cách đến điểm du lịch dưới 100 km; thời gian đi đường dưới 3 giờ; có thể sử dụng 2 - 3 loại phương tiện giao thông thông dụng. + Thích hợp: Khoảng cách đến điểm du lịch từ 100 - 200 km; thời gian đi đường từ 3 đến 6 giờ; có thể sử dụng 2 - 3 loại phương tiện giao thông thông dụng. + Trung bình: Khoảng cách đến điểm du lịch từ 200 - 500 km; thời gian đi đường từ 6 đến 12 giờ; có thể sử dụng 1 - 2 loại phương tiện giao thông thông dụng. + Kém thích hợp: Khoảng cách đến điểm du lịch trên 500 km; thời gian đi đường trên 12 giờ; có thể sử dụng 1 - 2 loại phương tiện giao thông thông dụng. (iii) Sức chứa khách du lịch Sức chứa khách thể hiện quy mô triển khai các hoạt động du lịch tại điểm du lịch. Sức chứa khách du lịch được chia thành 4 bậc với các tiêu chuẩn như sau: + Rất lớn: Là điểm du lịch có sức chứa trên 1000 người/ngày. + Lớn: Là điểm du lịch có sức chứa từ trên 500 - 1000 người/ngày. + Trung bình: Là điểm du lịch có sức chứa từ trên 100 - 500 người/ngày. + Kém: Là điểm du lịch có sức chứa dưới 100 người/ngày. (iv) Thời gian hoạt động du lịch Thời gian hoạt động du lịch quyết định tính thường xuyên hay tính mùa của hoạt động du lịch. Thời gian hoạt động du lịch được chia thành 4 bậc: + Rất dài: Là điểm du lịch có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch. + Dài: Là điểm du lịch có từ 150 - 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 2(80) năm 2016 _____________________________________________________________________________________________________________ 84 + Trung bình: Là điểm du lịch có từ 100 - 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch. + Ngắn: Là điểm du lịch có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch. (v) Độ bền vững đối với hoạt động du lịch Độ bền vững là khả năng chống chịu các áp lực của hoạt động du lịch, của khách du lịch hoặc của các đối tượng khác gây ra tại điểm du lịch. Độ bền vững đối với hoạt động du lịch được phân thành 4 bậc: + Rất bền vững: Hầu như không có yếu tố nào bị phá hủy đối với hoạt động du lịch, cho phép các hoạt động du lịch diễn ra liên tục. + Bền vững: Có từ 1 - 2 yếu tố bị phá huỷ ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi, cho phép các hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên. + Trung bình: Có từ 1 - 2 yếu tố bị phá hủy đáng kể, phải có sự hỗ trợ của con người mới phục hồi được, các hoạt động du lịch bị hạn chế. + Kém: Có từ 1 - 2 yếu tố bị phá hủy nặng, phải có sự phục hồi của con người, các hoạt động du lịch bị gián đoạn. (vi) CSVCKT du lịch CSVCKT có ảnh hưởng đến việc khai thác các tài nguyên du lịch để phục vụ khách du lịch. CSVCKT được đánh giá bằng số lượng, chất lượng, tính đồng bộ của chúng. Tiêu chí này được đánh giá theo 4 bậc dựa trên các tiêu chuẩn như sau: + Rất tốt: CSVCKT đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt chuẩn quốc tế. + Tốt: CSVCKT tương đối đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt chuẩn quốc gia. + Trung bình: Có các CSVCKT nhưng chưa đồng bộ, chưa đủ tiện nghi. + Kém: Còn thiếu CSVCKT, những cơ sở đã có thì chất lượng thấp hoặc có tính chất tạm thời. (vii) Khả năng khai thác trong du lịch Tiêu chí này được Phạm Trung Lương và nnk [5] gọi là Hiệu quả khai thác. Chúng tôi gọi là Khả năng khai thác trong du lịch nhằm đánh giá ở mức độ thuận lợi đối với việc khai thác tài nguyên du lịch cả trong trường hợp tài nguyên du lịch đó đã được khai thác hoặc chưa được khai thác và được chia thành 4 bậc như sau: + Rất thuận lợi: Nguồn tài nguyên du lịch đã được đầu tư khai thác, hiện đang hoạt động rất tốt với số lượng du khách lớn. + Thuận lợi: Nguồn tài nguyên du lịch đã được đầu tư khai thác, điều kiện hoạt động mới bảo đảm ở mức độ cơ bản, số lượng khách đến du lịch là đáng kể. + Trung bình: Nguồn tài nguyên du lịch còn ở dạng tiềm năng, chưa được đầu tư khai thác. Tuy nhiên, địa bàn này có những thuận lợi nhất định về cơ sở hạ tầng và CSVCKT như gần đường giao thông, gần trung tâm đô thị, gần khách sạn... + Kém: Nguồn tài nguyên du lịch chưa được đầu tư khai thác và chưa có những điều kiện về cơ sở hạ tầng và CSVCKT. 2.2.3. Cách tính điểm đánh giá Tổng số điểm đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch được tính theo công thức: 1 n i i i S W X = = å TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đào Ngọc Cảnh và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ 85 Trong đó: S là tổng số điểm đánh giá; i là tiêu chí đánh giá (từ 1 đến 7); Wi là hệ số tính theo từng tiêu chí ; Xi là điểm đánh giá tính theo bậc của từng tiêu chí. Dựa trên tổng số điểm đánh giá (trong khoảng 13 ≤ S ≤ 52), tiềm năng du lịch tất cả các địa điểm du lịch được phân thành 4 mức: rất thuận lợi, thuận lợi, trung bình, kém thuận lợi. Theo Phạm Trung Lương và nnk, tài nguyên du lịch rất thuận lợi phải đạt được từ 81 - 100% số điểm tối đa, khá thuận lợi từ 61 - 80%, trung bình từ 41 - 60% và kém thuận lợi từ 25 - 40% [5]. 2.3. Vận dụng để đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Kiên Giang 2.3.1. Các bước thực hiện Sau khi xây dựng thang điểm tổng hợp, chúng tôi đã đưa thang điểm này vào hệ thống thông tin địa lí (GIS) để đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Kiên Giang bằng phần mềm Mapinfo. Quá trình thực hiện được tiến hành theo các bước như sau: Bước 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về du lịch Kiên Giang. Dữ liệu bao gồm 2 loại: dữ liệu nền và dữ liệu chuyên đề. Dữ liệu nền gồm có các lớp dữ liệu: hành chính, sông rạch, địa hình, giao thông, đô thị... (xem bảng 2). Bảng 2. Mô tả về cơ sở dữ liệu nền trong hệ GIS TT Lớp dữ liệu Kiểu Nội dung 1 Hành chính Vùng Đường Điểm Các đơn vị hành chính Ranh giới hành chính Các trung tâm hành chính 2 Giao thông Đường Điểm Các tuyến đường giao thông Sân bay, bến cảng... 3 Sông rạch Đường Vùng Sông, suối, kênh rạch nhỏ Sông lớn, hồ 4 Biển, đảo Vùng Vùng biển và các đảo 5 Địa hình Đường Điểm Đường bình độ Các điểm độ cao 6 Thực vật Vùng Lớp phủ thực vật 7 Đô thị Điểm Các thành phố, thị xã, thị trấn Dữ liệu chuyên đề là dữ liệu về các địa điểmi tài nguyên du lịch của tỉnh Kiên Giang. Qua khảo sát thực tế kết hợp nguồn thông tin dữ liệu thu thập được, chúng tôi đã xác định và nhập vào hệ thống 91 địa điểm tài nguyên du lịch trong toàn tỉnh Kiên Giang. Các thông tin thuộc tính của lớp dữ liệu này gồm có: mã số, tên địa điểm tài nguyên du lịch, đơn vị hành chính, hệ số, các bậc đánh giá theo 7 tiêu chí, tổng điểm đánh giá. Bước 2: Phân tích dữ liệu tại các địa điểm cụ thể và các tiêu chuẩn theo từng tiêu chí để xác định mức điểm (theo 4 bậc) của các địa điểm tài nguyên du lịch tỉnh Kiên Giang. Đây là bước rất quan trọng quyết định đến độ chính xác của kết quả đánh giá. Trong quá trình TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 2(80) năm 2016 _____________________________________________________________________________________________________________ 86 thực hiện, chúng tôi cố gắng bám sát các tiêu chuẩn đánh giá để xác định các bậc của từng tiêu chí tại mỗi địa điểm tài nguyên du lịch cụ thể. Bước 3: Tiến hành đánh giá tiềm năng của các địa điểm tài nguyên du lịch tỉnh Kiên Giang và thể hiện kết quả đánh giá bằng phần mềm Mapinfo. 2.3.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Dựa trên thang điểm tổng hợp chúng tôi đã tiến hành đánh giá đối với 91 địa điểm tài nguyên du lịch của tỉnh Kiên Giang. Kết quả đánh giá được thể hiện trên bản đồ đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch tỉnh Kiên Giang (xem hình 1) và được tổng hợp theo đơn vị hành chính (xem bảng 3). Bảng 3. Bảng tổng hợp đánh giá tài nguyên du lịch Kiên Giang Đơn vị hành chính Mã đơn vị hành chính Số lượng địa điểm tài nguyên du lịch Tổng số điểm đánh giá Phú Quốc 15 24 884 Hà Tiên 02 21 748 Rạch Giá 01 17 631 Kiên Lương 11 8 296 Kiên Hải 14 7 221 Châu Thành 05 5 168 Hòn Đất 09 4 129 U Minh Thượng 10 1 37 Giồng Riềng 06 1 33 Gò Quao 08 1 32 An Minh 04 1 30 Tân Hiệp 12 1 25 An Biên 03 0 0 Giang Thành 07 0 0 Vĩnh Thuận 13 0 0 Tổng: 91 3189 Từ kết quả đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch tỉnh Kiên Giang nêu trên, có thể thấy rằng ở Kiên Giang có 3 địa bàn rất thuận lợi cho phát triển du lịch là Phú Quốc, Hà Tiên, Rạch Giá. Trong đó, thuận lợi nhất là đảo Phú Quốc với số lượng các địa điểm tài nguyên du lịch nhiều nhất (24/91 địa điểm) và có tổng số điểm đánh giá cao nhất (884 điểm). Trong đó, các địa điểm được đánh giá rất thuận lợi là: Bãi Khem, Bãi Sao, Bãi Trường, Vườn Quốc gia Phú Quốc, Thác Tranh, Núi Hàm Ninh, Nhà tù Phú Quốc, Đình thần Nguyễn Trung Trực, Thiền viện Trúc Lâm (chùa Hộ Quốc). Thị xã Hà Tiên có 21 địa điểm tài nguyên du lịch và tổng số điểm đánh giá đạt 748 điểm. Trong đó, các địa điểm được đánh giá rất thuận lợi là: Bãi biển Mũi Nai, Lăng Mạc Cửu, Núi Thạch TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 2(80) năm 2016 _____________________________________________________________________________________________________________ 87 Động, Núi Đá Dựng, Đầm Đông Hồ, Chùa Phù Dung, Chùa Tam Bảo. Thành phố Rạch Giá có 17 địa điểm tài nguyên du lịch và tổng số điểm đánh giá đạt 631. Trong đó, các địa điểm được đánh giá rất thuận lợi là: Đền thờ Nguyễn Trung Trực, Chùa Tam Bảo, Chùa Quan Đế, Đình Vĩnh Hòa. Hình 1. Bản đồ đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch tỉnh Kiên Giang Bên cạnh đó, tỉnh Kiên Giang còn có hai địa bàn thuận lợi cho phát triển du lịch là: huyện Kiên Lương và huyện Kiên Hải (tổng số điểm đánh giá đạt trên 200 điểm). Trong đó, các địa điểm được đánh giá rất thuận lợi là: Chùa Hang-Hòn Phụ Tử, Bãi Dương, Hang Mo So, Hang Tiền, Bãi Hòn Trẹm (Kiên Lương); Hòn Tre, Hòn Nghệ, Hòn Mấu, Hòn Sơn Rái (Kiên Hải). Ngoài ra, tỉnh Kiên Giang có hai địa bàn đạt mức trung bình là: huyện Châu Thành và huyện Hòn Đất (tổng số điểm đánh giá đạt trên 100 điểm). Trong đó, các địa điểm được đánh giá rất thuận lợi là: Chùa Kleng Ông, Chùa Minh Long (Châu Thành); Khu di tích Hòn Đất, Chùa Sóc Xoài (Hòn Đất). 3. Kết luận Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch theo thang điểm tổng hợp đã được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực địa lí du lịch và đã đạt được những kết quả khá khả quan. Việc kết hợp giữa đánh giá theo phương pháp thang điểm tổng hợp với hệ thống thông tin địa lí (GIS) sẽ nâng cao hiệu quả đánh giá tài nguyên du lịch nhờ có các công cụ trong hệ thống. Hơn nữa kết quả đánh giá có thể xử lí và thể hiện được về mặt không gian trên bản đồ GIS: tính tổng số điểm, điểm trung bình, tính mật độ điểm theo các đơn vị lãnh thổ... Nhìn chung, phương pháp đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch có ưu điểm là TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 2(80) năm 2016 _____________________________________________________________________________________________________________ 88 có thể đưa các đối tượng có những đặc điểm rất khác nhau vào một hệ quy chiếu thống nhất; nhờ vậy có thể nhìn nhận một cách nhanh chóng và toàn diện tiềm năng du lịch của một địa bàn cụ thể bằng các tiêu chí đã được định lượng hóa. Tuy nhiên, phương pháp này không tránh khỏi yếu tố chủ quan, nhất là trong việc xác định các bậc của từng tiêu chí tại các địa điểm cụ thể. Do đó, cần phải phối hợp với phương pháp đánh giá theo từng dạng tài nguyên và bổ sung thêm phương pháp điều tra xã hội học để kết quả đánh giá được khách quan và chính xác hơn. Kết quả đánh giá tài nguyên du lịch của tỉnh Kiên Giang theo thang điểm tổng hợp trong hệ GIS đã xác định 3 địa bàn rất thuận lợi để phát triển du lịch là Phú Quốc, Hà Tiên, Rạch Giá; 2 địa bàn thuận lợi để phát triển du lịch là Kiên Lương, Kiên Hải và 2 địa bàn đạt mức trung bình để phát triển du lịch là Châu Thành, Hòn Đất. Qua việc áp dụng phương pháp đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch kết hợp với hệ thống thông tin địa lí (GIS) tại tỉnh Kiên Giang, chúng tôi hi vọng đưa ra một bức tranh tổng thể về tiềm năng du lịch của tỉnh Kiên Giang; góp phần định hướng khai thác tài nguyên du lịch, tăng cường thu hút đầu tư, tạo động lực để Kiên Giang trở thành địa bàn du lịch trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. ___________________________ i Để tránh nhầm lẫn, chúng tôi tạm dùng thuật ngữ “địa điểm” tài nguyên và “điểm đánh giá” tài nguyên. Địa điểm tài nguyên là một điểm tài nguyên du lịch tồn tại trên một địa bàn nhất định. Điểm đánh giá tài nguyên là số điểm đánh giá theo thang điểm tổng hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Trọng Dũng (2009), Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái ở tiểu vùng du lịch miền múi Tây Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Vũ Thị Hạnh (2012), Đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững khu ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. Trịnh Phi Hoành (2013), “Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 47/2013. 4. Đăng Duy Lợi (1992), Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, Luận án Phó tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 5. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục. 6. Lê Văn Tin (1999), Đánh giá tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ du lịch, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 29-11-2015; ngày phản biện đánh giá: 04-12-2015; ngày chấp nhận đăng: 23-02-2016)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_2_01_9_992.pdf