MỤC LỤC
Lời mở đầu
Nội dung
1. Tìm hiểu chung về tài nguyên nước
1.1. Vai trò của nước đối với con người và sinh vật
1.2. Sự phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam
2. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam
2.1. Tình hình khai thác và sử dụng nước trong hoạt động kinh tế
2.2. Tình hình khai thác và sử dụng nước trong đời sống sinh hoạt
2.2.1. Tình hình khai thác và sử dụng nước ở khu vực thành thị
2.2.2. Tình hình khai thác và sử dụng nước ở khu vực nông thôn
3. Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam hiện nay
Kết luận
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên. Sự đa dạng và phong phú của các loại tài nguyên đã đem lại cho nước ta những lợi ích kinh tế - xã hội không nhỏ, phục vụ cho đời sống của người dân, cộng đồng và sự phát triển đất nước. Trong đó có tài nguyên nước.
Nước là một trong những loại tài nguyên giàu có của nước ta. Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật và nhân lợi trên Trái Đất. Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo nhưng cũng có thể bị cạn kiệt tùy vào tốc độ khai thác của con người và khả năng tái tạo của môi trường.
Ngày nay, sử dụng nước cho mọi hoạt động đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên này gây ra những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên nước.
14 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
3
4
4
4
6
6
6
8
8
9
9
15
Lời mở đầu ………………………………………………………………..
Nội dung……………………………………………………………………
1. Tìm hiểu chung về tài nguyên nước…………………………………...
1.1. Vai trò của nước đối với con người và sinh vật……………………….
1.2. Sự phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam……………………………..
2. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam……….
2.1. Tình hình khai thác và sử dụng nước trong hoạt động kinh tế………..
2.2. Tình hình khai thác và sử dụng nước trong đời sống sinh hoạt………
2.2.1. Tình hình khai thác và sử dụng nước ở khu vực thành thị…………
2.2.2. Tình hình khai thác và sử dụng nước ở khu vực nông thôn………..
3. Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam hiện nay……………………
Kết luận…………………………………………………………………….
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên. Sự đa dạng và phong phú của các loại tài nguyên đã đem lại cho nước ta những lợi ích kinh tế - xã hội không nhỏ, phục vụ cho đời sống của người dân, cộng đồng và sự phát triển đất nước. Trong đó có tài nguyên nước.
Nước là một trong những loại tài nguyên giàu có của nước ta. Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật và nhân lợi trên Trái Đất. Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo nhưng cũng có thể bị cạn kiệt tùy vào tốc độ khai thác của con người và khả năng tái tạo của môi trường.
Ngày nay, sử dụng nước cho mọi hoạt động đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên này gây ra những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên nước.
* * *
NỘI DUNG
1. Khái quát về tài nguyên nước:
1.1. Vai trò của nước đối với con người và sinh vật
Nước là một yếu tố sinh thái không thể thiếu đối với sự sống và là nguồn tài nguyên có thể tái tạo vô cùng quý giá đối với con người. Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, các cuộc xung đột sắc tộc, chiến tranh giữa các dân tộc, các quốc gia với nhau trên thế giới nhiều khi gắn liền với việc tranh giành nguồn nước. Vì nguồn nước nhiều hay ít sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong phát triển Nông nghiệp, nước trong vai trò quan trọng nhất, nó quyết định đến năng suất sinh vật. Đặc biệt đối với các quốc gia nghèo nằm trong khu vực nhiệt đới của châu Á, châu Phi, Nam Mỹ, nơi sản xuất Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thi nước lại càng có ý nghĩa sống còn đối với các quốc gia này.
Trong phát triển Công nghiệp và đô thị, nước có vai trò to lớn. Công nghiệp hóa và đô thị hóa có thể được coi là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.
Nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật, từ thực vật đến động vật đến các vi sinh vật. Nước còn được coi là nguồn khoáng sản và năng lượng to lớn của nhân loại. Trong nước chứa nhiều chất khoáng quan trọng mà con người có thể khai thác được.
1.2. Sự phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam:
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước xếp vào loại trung bình khá trên thế giới nhưng có nhiều yếu tố không bền vững. Nước ta có khoảng 830 tỷ m3 nước mặt, trong đó chỉ có 310 tỷ m3 được tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ, chiếm 37%; còn 63% do lượng mưa ngoài lãnh thổ chảy vào. Tổng trữ lượng tiềm tàng nước dưới đất có khả năng khai thác, chưa kể phần hải đảo tính 60 tỷ m3/năm. Nếu kể cả nước mặt và nước dưới đất trên phạm vi lãnh thổ thì bình quân đầu người đạt 4.400 m3/người/năm, so với thế giới là 7.400 m3/người/năm.
Lượng nước sản sinh từ ngoài lãnh thổ chiếm gần 2/3 tổng lượng nước có được. Sự phân bố của cả nước mặt lẫn nước dưới đất không đều. Theo không gian, nơi có lượng mưa nhiều nhất là Bạch Mã 8.000mm/năm; Bắc Quang, Bà Nà khoảng 5.000mm/ năm, trong khi cửa Phan Rí chỉ đạt xấp xỉ 400mm/năm. Theo thời gian, mủa lũ chỉ kéo dài từ 3-5 tháng, nhưng chiếm tới 70 – 80% lượng nước cả năm. Mùa lũ, lượng mưa lớn nhất đạt trên 1.500mm/ ngày, song mùa cạn nhiều tháng lại không có mưa.
Sự không thuận lợi của tài nguyên nước trong sử dụng và khai thác. Nước ta có khoảng 2.360 con sông có chiều dài hơn 10km. Trong số 13 lưu vực chính và nhánh có diện tích lớn hơn 10.000km2 thì đến 10/13 sông có quan hệ với nước láng giềng, trong đó 3/13 sông thượng nguồn ở Việt Nam, hạ nguồn chảy sang nước láng giềng; 7 sông thượng nguồn ở nước láng giềng, hạ nguồn ở Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam không những bị ràng buộc nguồn lợi về nước của quốc gia thứ hai, thứ ba chia sẻ, mà thường bị động.
2. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam:
2.1. Tình hình khai thác và sử dụng trong các hoạt động kinh tế:
Việt Nam là nước Đông Nam Á có chi phí nhiều nhất cho thủy lợi. Cả nước hiện nay có 75 hệ thống thủy nông với 659 hồ, đập lớn và vừa, trên 3500 hồ đập nhỏ, 1000 cống tiêu, trên 2000 trạm bơm lớn nhỏ, trên 10.000 máy bơm các loại có khả năng cung cấp 60 – 70 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, hệ thống thủy nông đã xuống cấp nghiêm trọng, chỉ đáp ứng 50 – 60% công suất thiết kế.
Lượng nước sử dụng hằng năm cho Nông nghiệp khoảng 93 tỷ m3, cho Công nghiệp khoảng 17,3 tỷ m3, cho Dịch vụ là 2 tỷ m3, cho Sinh hoạt là 3,09 tỷ m3. Tính đến năm 2030 cơ cấu dùng nước sẽ thay đổi theo xu hướng Nông nghiệp 75%, Công nghiệp 16%, Tiêu dùng 9%. Nhu cầu dùng nước sẽ tăng gấp đôi, chiếm khoảng 1/10 tổng lượng nước sông ngòi, 1/3 lượng nước nội địa, 1/3 lượng nước chảy ổn định.
Do lượng mưa lớn, địa hình dốc, nước ta là một trong 14 nước có tiềm năng thủy điện lớn. Các nhà máy thủy điện hiện nay sản xuất khoảng 11 tỷ kWh, chiếm 72 đến 75% sản lượng điện cả nước. Với tổng chiều dài các sông và kênh khoảng 40.000km, đã đưa vào khai thác vận tải 15.00km, trong đó quản lý trên 8.00km. Có những sông suối tự nhiên, thác nước,… được sử dụng làm các điểm tham quan du lịch.
Về nuôi trồng thủy hải sản, nước ta có 1 triệu ha mặt nước ngọt, 400.000 ha mặt nước lợ và 1.470.000 ha mặt nước sông ngòi, có hơn 14 triệu ha mặt nước nội thủy và lãnh hải. Tuy nhiên cho đến nay mới sử dụng 12,5% diện tích mặt nước lợ, nước mặn và 31% diện tích mặt nước ngọt.
Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như Cấm Sơn (Bắc Giang), Bến En và Cửa Đạt (Thanh Hóa), Đô Lương (Nghệ An), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) và Phú Ninh (Quảng Nam). Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có hơn 3.500 hồ chứa nhỏ và khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình dùng để sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt, giao thông đường thủy, thủy lợi và nuôi trồng thủy sản (FAO, 1999).
2.2. Tình hình khai thác và sử dụng nước trong đời sống sinh hoạt:
Đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người sử dụng rất nhiều nước sinh hoạt. Về mặt sinh lý mỗi người cần 1l – 2l nước/ ngày. Trung bình nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của một người trong một ngày 10l – 15l cho vệ sinh cá nhân, 20l – 200l cho tắm, 20l – 50l cho làm cơm, 4l0 – 80l cho giặt bằng máy…
2.2.1.Tình hình khai thác và sử dụng ở khu vực thành thị:
Việt Nam có 708 đô thị bao gồm 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 86 thành phố và thị xã thuộc tỉnh, 617 thị trấn với 21,59 triệu người (chiếm 26,3% dân số toàn quốc). Có trên 240 nhà máy cấp nước đô thị với tổng công suất thiết kế là 3,42 triệu m3/ngày. Trong đó 92 nhà máy sử dụng nguồn nước mặt với tổng công suất khoảng 1,95 triệu m3/ngày và 148 nhà máy sử dụng nguồn nước dưới đất với tổng công suất khoảng 1,47 triệu m3/ ngày.
Một số địa phương khai thác 100% nước dưới đất để cung cấp cho sinh hoạt sản xuất như: Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Bình Định, Sóc Trăng, Phú Yên, Bạch Liêu... Các tỉnh thành Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, KonTum, Gia Lai... khai thác 100% từ nguồn nước mặt. Nhiều địa phương sử dụng cả 2 nguồn nước.
Tổng công suất hiện có của các nhà máy cấp nước đảm bảo cho mỗi người dân đô thị khoảng 150 lít nước sạch mỗi ngày. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng hệ thống cấp nước tại nhiều khu đô thị lạc hậu, thiếu đồng bộ nên hệ thống cấp nước khu đô thị chưa phát huy hết công suất, tỉ lệ thất thoát nước sạch khá cao (có nơi tỉ lệ thất thoát tới 40%). Chính vì vậy trên thực tế nhiều đô thị cung cấp nước chỉ đạt khoảng 40 - 50 lít/người/ngày.
2.2.2. Tình hình khai thác và sử dụng ở khu vực Nông thôn:
Đối với khu vực nông thôn Việt Nam có khoảng 36,7 triệu người dân được cấp nước sạch (trên tổng số người dân 60,44 triệu). Có 7.257 công trình cấp nước tập trung cấp nước sinh hoạt cho 6,13 triệu người và trên 2,6 triệu công trình cấp nước nhỏ lẻ khác. Tỉ lệ dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt lớn nhất ở vùng Nam Bộ chiếm 66,7%; đồng bằng sông Hồng 65,1%; đồng bằng sông Cửu Long 62,1%.
Tại thành phố Hà Nội, tổng lượng nước dưới đất được khai thác là 1.100.000m3/ngày đêm. Trong đó, phía Nam sông Hồng khai thác với lưu lượng 700.000m3/ngày đêm. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay khoảng trên 100.000 giếng khoan khai thác nước kiểu UNICEF của các hộ gia đình, hơn 200 giếng khoan của công ty nước sạch thành phố quản lý và 500 giếng khoan khai thác nước của các trạm cấp nước sạch nông thôn.
Các tỉnh ven biển miền Tây Nam Bộ như: Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Long An do nguồn nước ngọt trên các sông rạch, ao hồ không đủ phục vụ cho nhu cầu của đời sống và sản xuất vì vậy nguồn nước cung cấp chủ yếu được khai thác từ nguồn nước dưới đất. Khoảng 80% dân số ở 4 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau đang sử dụng nước ngầm mỗi ngày. Tại tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 41.512 giếng khoan; TP Cà Mau hơn 90% người dân trong xã đã khoan và sử dụng nước ngầm. Việc khai thác nước ngầm quá mức đã làm tầng nước ngầm tụt giảm từ 12 đến 15m khu vực này; “giúp” cho tỉnh Trà Vinh gần hơn với mặt nước biển khoảng 2 – 2,5m.
3. Thực trạng tài nguyên nước Việt Nam hiện nay:
Nguồn nước có nguy cơ ô nhiễm từ mọi phía!
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005 (16/12/2005, Hà Nội) có nêu “Nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm do việc chôn lấp gia cầm bị dịch không đúng quy cách. Tính đến cuối năm 2004, hơn 40 triệu gia cầm đã bị tiêu hủy, chiếm gần 20% tổng đàn trên cả nước. Nguy cơ ô nhiễm nước dưới đất từ các hốc chôn lấp, tiêu hủy gia cầm là rất cao, đặc biệt trong mùa mưa… Chỉ 4,26% lượng nước thải Công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường; tình trạng phú dưỡng ở nước do ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật; nước còn ô nhiễm từ gia cầm...”
* Ô nhiễm nguồn nước từ chăn nuôi gia súc gia cầm
Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh chuồng trại chưa có hệ thống xử lý chất thải đã thải vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là nguồn nước ngầm. Nước dưới đất xung quanh khu vực chôn lấp gia cầm nhiễm bệnh bị ô nhiễm do nguyên nhân chủ yếu là nước thải sinh ra trong quá trình phân hủy gia cầm phát tán ra bên ngoài hố chôn lấp do lót đáy không kỹ hoặc không lót đáy.
Ngoài ra, do không được đầu tư đúng mức nên hệ thống cống thoát nước chưa được xây dựng hoàn chỉnh, hầu hết các cống không có nắp nên ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi. Mỗi gia đình có trung bình từ 4 – 5 người; chuồng lợn có từ 2 – 4 con; chuồng trâu, bò có từ 1 – 2 con; chuồng gà với khoảng 10 – 15 con, 10 – 20 con ngan vịt. Có một đến hai ao nhỏ để thả cá. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải này rất cao, tương đương với nước rác rò rỉ trong thời gian phân hủy của gà trong hố sẽ kéo dài có thể tới một vài năm.
* Ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt
Ở Việt Nam hiện nay, mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ 12 trong số các quốc gia có số dân đông của thế giới. Với mức tăng dân nhanh như thế, mỗi năm nước ta tăng thêm 1,4 triệu người và dự báo đến năm 2015 sẽ là 100 triệu người. Dự báo đến năm 2020 sẽ có 50% số dân sống ở các vùng đô thị. Dân số tăng, nhu cầu nước cho mọi hoạt động sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn chất thải tăng lên sự ô nhiễm môi trường nước cũng tăng lên.
Hầu hết, nước thải đô thị đều chưa được xử lý trước khi xả thải ra môi trường. Ngoài ra, nước rò rỉ từ các bãi rác cũng là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nghiêm trọng vì đặc trưng của loại nước thải này có hàm lượng chất gây ô nhiễm cao, độ màu lớn. Trong khi đó cả nước mới chỉ có một vài bãi chôn lấp rác có hệ thống xử lý nước rác hoạt động thường xuyên và đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
Nước thải sinh hoạt bao gồm từ khu nhà bếp và nhà vệ sinh nên chứa rất nhiều chất hữu cơ và sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn có nhiều loại hóa chất khác nhau, đặc biệt là chất tẩy rửa. Nước thải thường ứ đọng trong các hệ thống cống lâu ngày nên càng độc hại và có mùi hôi thối. Đây là nguồn ô nhiễm đáng chú ý đối với các thủy vực tiếp nhận (ao, hồ, sông,…). Trong đó, nguy hiểm hơn cả là sự gây ra cho nguồn ô nhiễm nước ngầm bởi các dòng thấm không kiểm soát được từ nguồn ô nhiễm hoặc bị nhiễm bẩn qua tầng đất đá ô nhiễm.
* Nước thải bệnh viện: Nước thải từ bệnh viện cũng là nguồn gây các bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng. Trong nước thải bệnh viện chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh thải ra xung quanh khu dân cư gây nên những bệnh truyền nhiễm, các trận dịch lớn,… ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống của người dân.
Hiện nay, cả nước có khoảng 1.000 bệnh viện, mỗi ngày thải ra hàng trăm nghìn m3 nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn môi trường.
* Nước thải Công nghiệp
Công nghiệp là nghành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi nghành có một loại nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục km. Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn m3 nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt xuống sông Hồng làm cho nước bị ô nhiễm đáng kể.
Nước thải Công nghiệp xâm nhập gây ô nhiễm các tầng chứa nước dưới đất cũng là nguy cơ gây ô nhiễm kim loại nặng, nitơ và asen... trong nước ngầm. Theo thống kê sơ bộ thì chỉ khoảng 4,26% lượng nước thải công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường (năm 2005). Với lượng chất thải khá lớn từ các nhà máy, xí nghiệp, nước thải công nghiệp chiếm một lượng lớn trong tổng lượng nước thải hằng ngày ở thành phố lớn, hơn nữa mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp cao hơn nhiều so với nước thải sinh hoạt do chứa nhiều hóa chất độc hại khó phân hủy . Do kinh phí còn hạn hẹp, điều kiện chưa cho phép nên hầu hết nước thải thẳng ra hệ thống kênh rạch, sông ngòi mà chưa qua xử lý gây nên tình trạng ô nhiễm trầm trọng cho các nguồn này.
* Ô nhiễm từ nghành Nông nghiệp
Trong Nông nghiệp tình trạng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các loại chất kích thích phát triển thực vật, các loại phân bón tổng hợp quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng các loại hóa chất theo nước ngấm sâu vào lòng đất, ao, hồ,… gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước đồng thời gây nên tình trạng thoái hóa đất.
Lượng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón được sử dụng trong nghành nông nghiệp mỗi năm khoảng 0,5-3,5kg/ha/vụ gây ra phú dưỡng (nồng độ chất N, P cao; yếm khí, nước màu xanh đen có mùi khai thối) hoặc nhiễm độc nước.
* Ô nhiễm nguồn nước từ các làng nghề truyền thống
Các làng nghề thủ công truyền thống sử dụng nước để sản xuất hàng hóa nhưng cũng thải ra môi trường xung quanh một lượng nước thải khá lớn chưa quá hệ thống sử lý nước thải. Các làng nghề truyền thống này không chú trọng đầu tư vào khâu xử lý nước thải hậu quả gây ô nhiễm cho các thủy vực (ao, hồ,…) xung quanh.
Hiện nay, khoảng gần 1.500 làng nghề trên cả nước gây ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước tại nhiều điểm, đặc biệt là các làng nghề làm giấy, dệt nhuộm,…
* Tình hình ô nhiễm nước ở các thành phố lớn:
Trong khu vực nội thành của các thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế...) hệ thống các hồ, ao, kênh, rạch và các sông nhỏ chính là nơi tiếp nhận và vận chuyển nước thải của các khu công nghiệp, khu dân cư. Hệ thống này hiện nay ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép từ 5 – 10 lần, các hồ trong nội thành phần lớn ở trạng thái phú dưỡng, nhiều hồ bị phú dưỡng hóa đột biến và tái nhiễm bẩn hữu cơ.
Trong nước dưới đất nhiều nơi còn thấy dấu hiệu ô nhiễm photphat và asen. Tại Hà Nội, số giếng có hàm lượng cao hơn mức cho phép chiếm 71%.
Nước đang dần trở nên khan hiếm!
Mọi hoạt động kinh tế và đời sống sinh hoạt hằng ngày đều sử dụng đến nước. Trong khi nguồn nước ngày một khan hiếm diễn ra nhiều nơi ở Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu do lượng nước mặt phân bố tại các vùng sinh thái không đồng đều, tình trạng khai thác và sử dụng nguồn nước không hợp lý. Chịu tác động của các hoạt động kinh tế (tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản, sản xuất hàng hóa,… có nhu cầu về nước lớn) tập trung dân cư và quy hoạch không có tầm nhìn xa. Trong khi khả năng tái tạo của nguồn nước không kịp với tốc độ khai thác sử dụng nước như hiện nay.
Một phần nguyên nhân khác là tàn phá rừng đầu nguồn, rừng chắn, các khu rừng nguyên sinh,… Xảy ra tình trạng mất cân bằng sinh thái trầm trọng. Vào mùa mưa do rừng bị tàn phá khả năng giữ nước không còn nên lượng nước trực tiếp đổ từ đầu nguồn về tạo nên các trận lũ quét, vào mùa khô thì nguồn cung nước và điều hòa nước không còn khiến sông, suối, ao, hồ,… trở nên khô cạn, hạn hán kéo dài.
Sự khan hiếm nước khiến cho cuộc sống của người dân gặp không ít khó khăn. Lượng nước mặt tính bình quân đầu người ở Việt Nam sẽ giảm từ mức 3.840m3/người/năm hiện nay xuống 2.830m3/người/năm vào năm 2015, và trong tương lai gần Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia khan hiếm nước.
* * *
KẾT LUẬN
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, không thể thiếu đối với mọi sự hoạt động trong nghành kinh tế quốc dân. Tuy nguồn nước có nhiều nhưng trạng thái thiên nhiên không đủ thỏa mãn được nhu cầu nước ngày càng lớn của xã hội.
Những tài liệu được nêu ra ở trên chỉ là một phần nhỏ trong vô vàn những số liệu thống kê về thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam mà không thể nêu hết được. Ô nhiễm nguồn nước, khan hiếm nước ngọt, nước sinh hoạt không đủ tiêu chuẩn,… đang diễn ra nhiều nơi trên cả nước. Đó là một vấn đề đáng lo ngại đến sức khỏe cộng đồng, sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc gia của đất nước.
Vì vậy nước là một trong những yếu tố quan trọng cần phải được xem xét trong quy hoạch của các ngành. Trong nông nghiệp, nước là biện pháp hàng đầu, trong công nghiệp ta khó hình dung được một nhà máy, một công trường nào mà lại không cần đến nước. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thì hiện tượng thiếu nước và vấn đề sử dụng nước một cách có kế hoạch, hợp lý, tiết kiệm đã được đưa ra nghiên cứu, giải quyết. Và để khai thác những mặt lợi, ngăn chặn các tác hại của nước, con người đã phải can thiệp vào tự nhiên, làm thay đổi những quy luật tự nhiên của nước.
Nhà nước cần có những chính sách phù hợp, có các biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên nước một cách hợp lý có hiệu quả trong hiện tại và tương lai. Nâng cấp, sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ tài nguyên nước, thi hành nhiều chính sách hợp lý không những chỉ riêng tài nguyên nước mà còn nhiều loại tài nguyên khác. Bảo vệ tài nguyên bảo vệ cho chính sự phát triển của Đất nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_tai_nguyen_nuoc_2256.doc