Qua phân tích thống kê, có bốn nhân
tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của du
khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ
lưu trú của các khách sạn tại quận Ninh
Kiều – thành phố Cần Thơ có mức độ
ảnh hưởng được sắp xếp theo thứ tự
quan trọng từ cao đến thấp là: Đáp ứng;
Giá Cả; Phương tiện hữu hình sự Đảm
Bảo. Phương trình hồi quy cho thấy yếu
tố giá cả có ảnh hưởng nhiều nhất đến
sự hài lòng của du khách. Những cải
thiện theo hàm ý quản trị về sáu yếu tố
có thể giúp tăng sự hài lòng của du
khách lưu trú tại Cần Thơ.
16 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự hài lòng của du khách nội địa về chất lượng dịch vụ khách sạn tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
94
SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH
VỤ KHÁCH SẠN TẠI QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nguyễn Lâm Điền1, Nguyễn Thị Lụa1, Cao Thị Sen2 và Lý Thị Yến Phương1
1Khoa Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Tây Đô
2Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Đô
(Email: nldien@tdu.edu.vn)
Ngày nhận: 15/11/2018
Ngày phản biện: 21/12/2018
Ngày duyệt đăng: 21/01/2019
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách
nội địa về chất lượng dịch vụ lưu trú của các khách sạn tại quận Ninh Kiều – thành phố
Cần Thơ. Từ các cơ sở lý thuyết trong và ngoài nước nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát
qua 170 phiếu phỏng vấn. Kết quả cho thấy tất cả các biến quan sát đều đạt yêu cầu, có
bốn nhân tố trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa với mức độ tác động được sắp xếp theo
thứ tự: (1)mức độ đáp ứng, (2) giá cả, (3) yếu tố hữu hình, (4) sự bảo đảm. Trên cơ sở kết
quả thu được, các giải pháp được đề xuất nhằm góp phần nâng cao sự hài lòng của du
khách nội địa về chất lượng dịch vụ lưu trú tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Từ khóa: Sự hài lòng, du khách nội địa, chất lượng dịch vụ khách sạn.
Trích dẫn: Nguyễn Lâm Điền, Nguyễn Thị Lụa, Cao Thị Sen và Lý Thị Yến Phương, 2019.
Sự hài lòng của du khách nội địa về chất lượng dịch vụ khách sạn tại quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế,
Trường Đại học Tây Đô. Số Chuyên đề: 94-109.
*Tiến sĩ Nguyễn Lâm Điền – Phó Trưởng Khoa Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Tây Đô
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
95
1. GIỚI THIỆU
Những năm gần đây, cùng với sự phát
triển đa dạng về du lịch là sự mở rộng
các hoạt động kinh doanh lưu trú. Hoạt
động kinh doanh lưu trú có chất lượng
tốt sẽ hỗ trợ cho du lịch phát triển tốt
hơn. Cần Thơ là thành phố trực thuộc
trung ương có nhiều lợi thế về điều kiện
tự nhiên và xã hội. Hoạt động kinh
doanh lưu trú du lịch tại Cần Thơ hiện
nay tuy đạt kết quả đáng khích lệ nhưng
vẫn bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời vụ, còn
xảy ra tình trạng cạnh tranh về giá đã
làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng
chung của toàn hệ thống. Bên cạnh đó,
dịch vụ bổ sung trong các cơ sở lưu trú
chưa phong phú, chưa đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của khách du lịch; một số
điểm phát triển tự phát hầu hết tập trung
tại khu vực trung tâm quận Ninh Kiều
dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Nguồn
nhân lực lượng lao động có chuyên môn
nghiệp vụ trong các cơ sở lưu trú còn
thiếu so với yêu cầu; trình độ, chất
lượng giữa các cơ sở còn sự chênh lệch
khá cao. Nhiều điểm kinh doanh còn sử
dụng nhân viên theo hợp đồng thời vụ,
hoặc tận dụng lao động trong gia đình
nên chất lượng phục vụ chưa cao. Công
tác quảng bá xúc tiến sản phẩm, dịch vụ
phần lớn còn mang tính hình thức nên
chưa có tác dụng hữu hiệu, thiếu chuyên
môn, chưa chủ động tìm nguồn khách
cho mình thông qua các phương tiện
truyền thông hiện đại.
Thành phố Cần Thơ đã có Nghị quyết
phát triển du lịch xác định mục tiêu đến
năm 2020 là đưa du lịch thành phố Cần
Thơ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
khẳng định thương hiệu, phát triển bền
vững, đóng góp quan trọng trong cơ cấu
khu vực dịch vụ và tăng trưởng của
thành phố; phát triển du lịch theo hướng
chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm,
xứng tầm trung tâm kinh tế - văn hóa
của khu vực đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL). Quận Ninh Kiều là quận
trung tâm giữ vị thế quan trọng. Quận
Ninh Kiều sầm uất, kinh tế phát triển,
hiện đại, có không gian đô thị bề thế và
hạ tầng về cơ bản hoàn thiện. Tuy nhiên
sự phát triển du lịch tại quận này, nhất là
phương diện dịch vụ lưu trú lưu trú
khách sạn có nhiều vấn đề đặt ra. Vì thế,
mục tiêu nghiên cứu đánh giá sự hài
lòng của du khách nội địa về chất lượng
dịch vụ lưu trú khách sạn là cần thiết.
Qua đó góp phần giúp ngành du lịch của
thành phố Cần Thơ phát triển hơn và trở
thành một trong những điểm đến hấp
dẫn và thú vị ở ĐBSCL.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu này, phương pháp
nghiên cứu định tính, phương pháp
nghiên cứu định lượng, thống kê mô tả
được thực hiện để phân tích thực trạng
hoạt động kinh doanh khách sạn tại quận
Ninh Kiều.
2.1. Phương pháp nghiên cứu định
tính
Tác giả sử dụng kỹ thuật thảo luận
với nhóm bao gồm 03 chuyên gia, nhà
quản lý trong ngành và 07 khách hàng
thường xuyên sử dụng dịch vụ của các
khách sạn nhằm xem xét các yếu tố tác
động đến sự hài lòng về chất lượng dịch
vụ khách sạn đã đầy đủ và hợp lý chưa,
khám phá các ý tưởng, điều chỉnh, bổ
sung các biến quan sát dùng để đo lường
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
96
các khái niệm nghiên cứu trong mô
hình, hiệu chỉnh các thang đo cho phù
hợp với đặc tính thị trường quận Ninh
Kiều, Thành phố Cần Thơ, qua đó xây
dựng bảng câu hỏi chi tiết cho nghiên
cứu định lượng.
Từ nghiên cứu sơ bộ, nhóm tác giả đã
hiệu chỉnh lại thang đo SERVPERF về
chất lượng dịch vụ cùng với việc xác
định các biến trong yếu tố chất lượng tác
động đến sự hài lòng khách hàng. Hiệu
chỉnh xây dựng bảng câu hỏi chính thức
dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp
theo.
2.2. Phương pháp nghiên cứu định
lượng
Khảo sát sự hài lòng của du khách
bằng bảng câu hỏi được soạn sẵn, số
mẫu khảo sát là 200, và đưa vào phân
tích là 170 bảng từ những khách hàng
trả lời hợp lệ, nhằm đánh giá các thang
đo và kiểm định mô hình lý thuyết cùng
các giả thuyết đã đặt ra. Thang đo chính
thức sẽ được sử dụng cho bước nghiên
cứu này và được kiểm định bằng hệ số
Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố
EFA, phân tích hồi quy nhằm tìm ra
những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự
hài lòng của du khách.
2.3. Phương pháp chọn mẫu
Theo. Hair & ctg cho rằng, để sử
dụng EFA, kích thước tối thiểu phải là
50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/ biến
đo lường là 5:1, nghĩa là biến đo lường
tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là từ 10:1
trở lên. Trong nghiên cứu này có 31 biến
đo lường, vậy kích thước mẫu ở đây tối
thiểu phải là 155, (N ≥ 155). Như vậy,
170 phiếu câu hỏi là phù hợp cho phân
tích trong nghiên cứu.
3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ
HÀI LÒNG ĐỐI VỚI CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ
3.1. Khái niệm về dịch vụ
Dịch vụ là những hoạt động hoặc là
chuỗi hoạt động. Tuy nhiên, ở các hoạt
động đó không nhất thiết xảy ra sự tác
động qua lại giữa một bên là khách hàng
và một bên là người cung cấp dịch vụ,
hoặc tiềm lực về mặt vật lý của sản
phẩm hoặc hệ thống người cung cấp mà
nó được cung cấp như là những giải
pháp cho vấn đề của người tiêu dùng.
(Gronroos, 1990).
Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các
hoạt động tương tác giữa người cung
cấp và khách hàng, cũng như nhờ các
hoạt động của người cung cấp để đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng ( ISO
9004 – 2:1991E).
3.2. Mô hình nghiên cứu
Mô hình SERVPERF là mô hình
được nhiều người tin tưởng và áp dụng
trong các lĩnh vực nghiên cứu, đây là mô
hình góp phần tạo nên các tiêu chí đo
lường dịch vụ tác động đến sự hài lòng
của khách hàng. Từ thang đo
SERVQUAL, bằng kết quả nghiên cứu
thực nghiệm Cronin và Taylor đã đề
xuất mô hình SERVPERF để đo lường
chất lượng dịch vụ từ chính kết quả cảm
nhận thay vì khoảng cách giữa cảm nhận
và kỳ vọng của SERVQUAL (J. Joseph
Cronin, Steven A. Taylor, 1992). Cronin
và Taylor cho rằng mô hình SERVPERF
khắc phục được hạn chế của mô hình
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
97
SERVQUAL ở chỗ khách hàng không
cảm thấy khó hiểu về hai phần giống
nhau của bảng câu hỏi về giá trị kỳ vọng
và cảm nhận. Mô hình SERVPERF
được đánh giá là đơn giản dễ sử dụng
hơn mô hình SERVQUAL. Tuy nhiên
mô hình SERVPERF lại không chứa
đựng thông tin cần thiết cho nhà ra
quyết định vì không biết đặc điểm nào
của dịch vụ được khách hàng kỳ vọng
cao (Kandumpully, 2002; Jain & Cupta,
2004).
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu về
lĩnh vực chất lượng dịch vụ khác nhau
như ngân hàng, siêu thị, bệnh viện, du
lịch... đã được hoàn thành góp phần phát
triển thang đo chất lượng dịch vụ ở Việt
Nam và thế giới. Đối với lĩnh vực du
lịch có nhiều nghiên cứu về chất lượng
dịch vụ nhà hàng, khách sạn nhưng phần
lớn chỉ dừng lại ở việc khảo sát ý kiến
của du khách bằng cách thống kê mô tả,
có ít nghiên cứu về đo lường và sử dụng
thang đo. Từ những nghiên cứu của các
tác giả như: Trần Thanh Bé, Trần Thế
Như Hiệp, Huỳnh Thị Thùy Dương, Bùi
Thị Kim Trúc, Nguyễn Thị Thảo
Nguyên, Trần Tố Loan, Tống Thị Thu
Hường và Huỳnh Thị Thanh Tuyền
(2015), Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn
Hồng Giang (2011), Vũ Văn Đông
(2012), Nguyễn Quốc Nghi và Phan Văn
Phùng (2011), Kiều Thị Hường (2011),
Yue Hou (2009), Markovic and Respor
(2010), Đối với nhà nghiên cứu như
Song & Wu (2006) trích bởi Phạm Lê
Hồng Nhung (2009); Akbaba (2006);
Nadiri và Husain (2008); Tsaur, Chang
và Yen (2007) trích bởi Nguyễn Quốc
Nghi và Hoàng Thị Hồng Lộc (2009) đã
sử dụng phương pháp đánh giá mức độ
quan trọng và mức độ thực hiện dịch vụ
(Importance Performance Analysis –
IPA) tác giả đã đưa ra được mô hình
nghiên cứu trong Hình 1.
Hình 1. Mô hình nghiên cứu
(Nguồn: đề xuất của tác giả)
Phương tiện hữu hình (H1)
Độ tin cậy (H2)
Độ đáp ứng (H3)
Độ đảm bảo (H4)
Sự cảm thông (H5)
Sự hài lòng
Giá cả (H6)
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
98
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng hoạt động du lịch
trên địa bàn thành phố Cần Thơ
4.1.1. Các loại hình và cơ sở lưu trú
du lịch tại quận Ninh Kiều
* Các loại hình du lịch
- Du lịch miệt vườn sông nước;
- Du lịch hội nghị;
- Du lịch nghỉ dưỡng;
* Các cơ sở lưu trú – khách sạn
tiêu biểu
- Khách sạn Holiday cao 16 tầng với
hơn 80 phòng được xây dựng theo tiêu
chuẩn 4 sao, độc đáo với loại phòng
Penthouse đẳng cấp duy nhất tại Cần
Thơ. Holiday One nổi bật bởi sự mới lạ
khi được kết hợp tinh tế giữa kiến trúc
cổ điển đặc trưng với sự sang trọng và
đặc sắc của những tiện nghi hiện đại bậc
nhất. Đặc biệt ấn tượng hơn bởi một Sky
Bar độc đáo nằm dọc theo hồ bơi xanh
mát ngay tầng thượng.
- Khách sạn Ninh Kiều là một trong
những khách sạn tiện nghi và được yêu
thích nhất tại thành phố Cần Thơ Lối
kiến trúc độc đáo, không gian rộng và
ấm áp cùng với các trang thiết bị hiện
đại, nội thất cao cấp nhập khẩu tiêu
chuẩn 4 sao với 162 phòng nghỉ được
thiết kế hơn 70% có hướng nhìn về dòng
sông Hậu, cầu Cần Thơ và Cồn Ấu bốn
mùa trĩu quả.
- Khách sạn Hòa Bình tọa lạc ngay tại
đại lộ Hòa Bình, khách sạn có 50 phòng
tiện nghi sang trọng nên rất phù hợp với
khách du lịch và doanh nhân. Nhà hàng
và bar: Coffee shop, Piano Bar: Phục vụ
nhiều loại cocktail. Nhà hàng Âu: Phục
vụ các món Âu. Nhà hàng Á: Phục vụ
các món truyền thống của đồng bằng
sông Cửu Long và đặc biệt là các món
nướng.
- Khách sạn Quốc Tế là khách sạn đạt
chuẩn 3 sao đầu tiên của Thành phố Cần
Thơ với địa thế chiến lược tọa lạc ngay
trung tâm thành phố. Khách sạn được
trang bị 56 phòng với nội thất thiết kế
cao cấp, đầy đủ tiện nghi và hiện đại.
Bên cạnh đó, khách sạn còn có nhà
hàng, hội trường phục vụ Hội nghị, tập
huấn, quán cà phê và bar đáp ứng nhu
cầu phục vụ mọi đối tượng khách hàng.
Phục vụ ăn sáng, miễn phí trà, cà phê
gói, nước suối (02 chai)/phòng/ngày,
miễn phí truy cập WIFI Internet
- Khách sạn Mường Thanh Cần Thơ,
là khách sạn 5 sao đầu tiên, lớn và cao
nhất ở Cần Thơ, tọa lạc tại vị trí đẹp
(khu E1, Cồn Cái Khế) với diện tích 1,7
ha. Không gian rộng cho phép khách sạn
có đầy đủ các dịch vụ: sân tennis, bể
bơi, bar, cà phê. Từ tầng thượng, du
khách vừa nhâm nhi tách cà phê vừa
chiêm ngưỡng toàn cảnh vẻ đẹp của thủ
phủ Tây Đô, Cồn Cái Khế, dòng sông
Hậu thơ mộng từ trên cao.
- Khách sạn Vinpearl Cần Thơ có
kiến trúc Châu Á đương đại, công suất
262 phòng, góp phần nâng tổng công
suất phòng của toàn thương hiệu
Vinpearl lên gần 6.000 phòng. Vinpearl
Cần Thơ Hotel nằm trong mô hình du
lịch all-in-one (Một điểm đến – Mọi nhu
cầu). Ngay dưới chân tòa tháp khách sạn
là Trung tâm Thương mại Vincom Xuân
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
99
Khánh, dãy nhà phố thương mại Vincom
Shophouse sang trọng, có công viên.
4.1.2. Thực trạng hoạt động kinh
doanh khách sạn trên địa bàn thành
phố Cần Thơ và quận Ninh Kiều
Năm 2016, tổng số lượt khách đến
lưu trú trên địa bàn quận Ninh Kiều ước
đạt 1.406.066 lượt (đạt 121,2% kế
hoạch), trong đó khách quốc tế 239.105
lượt (đạt 117,2%); doanh thu ước đạt
1.309 tỷ đồng, đạt 117,71% kế hoạch
năm. Điều này cho thấy, nhu cầu lưu trú
của du khách đã tăng so với kế hoạch.
Giai đoạn 2012-2016, lượng khách lưu
trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã
tăng lên đáng kể. Cụ thể, năm 2012,
tổng khách lưu trú là trên 1.174 nghìn
lượt, đến năm 2016 tổng khách lưu trú là
trên 1.726 nghìn lượt (Bảng 1).
Bảng 1. Thống kê khách lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1. Doanh thu
du lịch
Tỷ
đồng 851,13 975,99 1.169,53 970,60 1.826,00
2. Tổng khách
lưu trú Lượt 1.174.823 1.251.625 1.367.726 1.619.070 1.726.531
Khách quốc
tế
Lượt
190.116 211.357 220.280 207.060 258.400
Khách trong
nước
Lượt
984.707 1.040.268 1.147.446 1.412.010 1.468.131
3. Lữ hành Khách 96.760 99.302 112.979 129.470 137.125
Đón khách
vào
Khách
14.866 14.618 15.508 21.090 22.638
Đưa khách ra Khách 11.055 11.720 12.497 14.250 16.245
Khách trong
nước
Khách
70.839 72.964 84.974 94.130 98.242
4. Bình quân
lưu trú Ngày 1,68 1,42 1,4 1,5
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ du lịch – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPCT)
Trong 7 tháng đầu năm 2017, Cần
Thơ đã đón 4,584 triệu lượt khách, tăng
hơn 38% so với cùng kỳ năm 2016,
trong đó có 1,184 triệu lượt khách lưu
trú (tăng 12%) với 166.000 khách quốc
tế (tăng 15%); doanh thu 1.312 tỉ đồng,
tăng 15%. Hơn 70% du khách trong số
này đã tham quan chợ nổi Cái Răng và
đi các tour du lịch sông nước, miệt
vườn, tâm linh, sinh thái
4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu
Khách du lịch nội địa có sử dụng dịch
vụ khách sạn tại quận Ninh Kiều là nữ
chiếm 56,5%, là nam chiếm 43,5%.
Điều này cho thấy, khách du lịch là nữ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
100
đến thành phố Cần Thơ du lịch và lưu
trú nhiều hơn khách du lịch nam giới.
Về độ tuổi, phần lớn khách du lịch
đến tham quan và lưu trú lại trên địa bàn
quận Ninh Kiều là khách du lịch ở độ
tuổi trẻ. Từ 18 đến 25 tuổi chiếm tỷ lệ
50,6%, từ 26 đến 35 chiếm tỷ lệ 49,4%.
Về trình độ học vấn, phần khách du
lịch có trình độ ở bậc đại học (61,2%),
kế đến là du khách có trình độ dưới đại
học (27,6%), du khách có trình độ sau
đại học (11,2%).
Về nghề nghiệp của du khách, có đến
55,9% du khách làm nghề kinh doanh,
35,3% du khách làm nhân viên ở các
công ty và đơn vị, 7,1% là sinh viên, 3%
làm nghề nghiệp khác.
Về thu nhập, hai phân khúc thu nhập
có tỷ lệ thống kê cao nhất là khách du
lịch có thu nhập từ 2 đến 5 triệu (35,9%)
và khách du lịch có thu nhập từ
5 đến 10 triệu (35,9%). Nhóm khách
du lịch có thu nhập trên 10 triệu (21,8%)
và dưới 2 triệu (6,5%) là không nhiều.
Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các nhà
cung cấp sản phẩm, dịch vụ quan tâm
khi xây dựng kế hoạch phát triển sản
xuất, kinh doanh của mình hướng theo
từng nhóm khách hàng.
Nghiên cứu cho thấy khách du lịch
đến từ mọi miền tổ quốc của đất nước.
Trong đó, du khách đến từ thành phố Hồ
Chí Minh là nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 10%
trong tổng số mẫu khảo sát), kế đến là
du khách đến từ tỉnh Hậu Giang (chiếm
8,2%), đến từ Tiền Giang (chiếm 7,1%).
Một số ít du khách đến từ Lâm Đồng,
Huế, Hà Tiên, Bình Định (chiếm 06,%).
Những khách sạn khách du lịch nội
địa thường lưu trú khi đến quận Ninh
Kiều là khách sạn Hòa Bình (chiếm tỷ lệ
25,3%), khách sạn Ninh Kiều (chiếm
19,4%), khách sạn Holiday (chiếm
14,7%) , khách sạn Victoria Cần Thơ
(chiếm 11,2%), khách sạn Quốc tế
(chiếm 10%), khách sạn khác (chiếm
8,2%).
Hình 2. Các khách sạn thường lưu trú của du khách nội địa
(Nguồn: xử lý dữ liệu SPSS)
Đánh giá chung của du khách nội địa
đối với khách sạn đang lưu trú cho thấy,
đa số du khách nội địa hài lòng đối với
khách sạn đang lưu trú, chiếm 60,6%.
Số du khách có đánh giá trung lập là
21,2%. Một số ít du khách đánh giá rất
không hài lòng đối với khách sạn đang
lưu trú, chiếm 0,6%. Đa số khách du lịch
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
101
nội địa lưu trú tại quận Ninh Kiều được
khảo sát có mục đích là tham quan, du
lịch (chiếm 96,55%). Một số du khách
khác đến đây với mục đích dự hội nghị,
triển lãm (chiếm 1,72%), công tác, kinh
doanh (chiếm 1,15%), mục đích khác
(0,58%).
Hình 3. Đánh giá về sự hài lòng của du khách nội địa về khách sạn lưu trú
(Nguồn: xử lý dữ liệu SPSS)
4.3. Đánh giá thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha
Để đánh giá thang đo các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của du khách nội
địa về chất lượng dịch vụ khách sạn tại
quận Ninh Kiều, nghiên cứu tiến hành
kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha nhằm loại các biến chưa phù hợp.
Kết quả cho thấy:
Bảng 2. Kết quả đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
TT Nhân tố Cronbach’s Alpha
1 Phương tiện hữu hình 0,850
2 Độ tin cậy 0,914
3 Độ đáp ứng 0,885
4 Độ đảm bảo 0,906
5 Sự cảm thông 0,878
6 Giá cả 0,911
7 Sự hài lòng 0,951
(Nguồn: Xử lý dữ liệu SPSS)
Như vậy, tất cả các thang đo đều có
hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7 do
đó có thể chấp nhận được về mặt tin cậy
(Nunnally và BernStein, 1994). Các biến
thành phần của thang đo đều có hệ số
tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3 và
hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha của
thang đo. Như vậy sau khi thực hiện
phân tích nhân tố khám phá, có 6 yếu tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách
nội địa về chất lượng dịch vụ khách sạn
tại quận Ninh Kiều.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
102
Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo
Ký hiệu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 Yếu tố
Q5_16 0,82
Độ đáp
ứng
Q5_17 0,74
Q5_15 0,72
Q5_19 0,64
Q5_14 0,62
Q5_13 0,60
Q5_21 0,59
Q5_18 0,57
Q5_20 0,54
Q5_8 0,86
Độ tin
cậy
Q5_10 0,85
Q5_11 0,84
Q5_9 0,84
Q5_12 0,79
Q5_24 0,84
Sự cảm
thông
Q5_23 0,82
Q5_22 0,77
Q5_25 0,77
Q5_1 0,76
Phương
tiện hữu
hình
Q5_2 0,73
Q5_4 0,70
Q5_3 0,56
Q5_26 0,85
Giá cả Q5_28 0,80
Q5_27 0,79
Q5_6 0,83
Độ đảm
bảo
Q5_5 0,76
Q5_7 0,75
4.4. Phân tích tương quan
Các biến NHOM1, NHOM2,
NHOM3, NHOM4, NHOM5, NHOM6,
là các giá trị trung bình của các nhân tố
mới được rút ra. Mối quan hệ tương
quan giữa 6 biến độc lập với biến phụ
thuộc được thể hiện qua Bảng 4. Theo
ma trận tương quan, tất cả các hệ số
tương quan giữa các biến độc lập với
biến phụ thuộc đều có mức ý nghĩa 1%
(Sig của các biến đều nhỏ hơn 0,01).
Như vậy, các biến độc lập có thể sử
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
103
dụng để phân tích hồi quy, đánh giá mức
độ giải thích của từng biến độc lập đối
với biến phụ thuộc. Hệ số tương quan
giữa các biến độc lập dao động từ 0,271
đến 0,863, do đó nghiên cứu có thể cần
xem xét vai trò của các biến độc lập
trong mô hình hồi quy tuyến tính. Xét
mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa
các biến độc lập, hệ số sig giữa các biến
độc lập đều < 0,05 cho thấy các biến có
tương quan tuyến tính với nhau.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
104
Bảng 4. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
HL NHO
M1
NHO
M2
NHO
M3
NHO
M4
NHO
M5
NHOM
6
HL
Pearson
Correlation
1 .863**
.388*
*
.507** .708** .693** .616**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 170 170 170 170 170 170 170
NHOM1
Pearson
Correlation
.863** 1
.410*
*
.535** .697** .654** .603**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 170 170 170 170 170 170 170
NHOM2
Pearson
Correlation
.388** .410** 1 .336** .271** .295** .240**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .002
N 170 170 170 170 170 170 170
NHOM3
Pearson
Correlation
.507** .535**
.336*
*
1 .362** .339** .418**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 170 170 170 170 170 170 170
NHOM4
Pearson
Correlation
.708** .697**
.271*
*
.362** 1 .532** .528**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 170 170 170 170 170 170 170
NHOM5
Pearson
Correlation
.693** .654**
.295*
*
.339** .532** 1 .408**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000
N 170 170 170 170 170 170 170
NHOM6
Pearson
Correlation
.616** .603**
.240*
*
.418** .528** .408** 1
Sig. (2-tailed) .000 .000 .002 .000 .000 .000
N 170 170 170 170 170 170 170
**. Tương quan ở mức ý nghĩa 0,01.
(Nguồn: Xử lý dữ liệu SPSS)
4.5. Kết quả phân tích hồi qui
Các biến được đưa vào phân tích hồi
quy được thực hiện với 6 biến độc lập
bao gồm: độ đáp ứng, độ tin cậy, sự cảm
thông, phương tiện hữu hình, giá cả, độ
đảm bảo. Kết quả phân tích mô hình hồi
quy như sau:
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
105
Bảng 5. Kết quả mô hình hồi quy với 6 yếu tố
Yếu tố Hệ số β
Hệ số β
chuẩn hóa
Giá trị t
Mức ý
nghĩa
(sig.)
Hệ số phóng
đại phương sai
(VIF)
Hằng số -1,388 -6,207 0,000
Độ đáp ứng 0,754 0,517 8,162 0,000 3,292
Độ tin cậy 0,036 0,032 0,831 0,407 1,234
Sự cảm thông 0,055 0,048 1,142 0,255 1,467
Phương tiện hữu
hình
0,233 0,155 3,092 0,002 2,000
Giá cả 0,218 0,200 4,279 0,000 1,787
Độ đảm bảo 0,118 0,112 2,490 0,014 1,665
Số mẫu 170
Hệ số xác định
R2
0,895a
Giá trị kiểm
định F (Sig F)
0,000b
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra trên SPSS năm 2017)
Bảng 6. Kết quả mô hình hồi quy với 4 yếu tố
Yếu tố Hệ số β
Hệ số β
chuẩn
hóa
Giá trị
t
Mức ý
nghĩa
(sig.)
Hệ số
phóng
đại phương
sai (VIF)
Hằng số -1,295 -6.107 0,000
Độ đáp ứng 0,807 0,554 9.418 0,000 2.828
Phương tiện hữu hình 0,228 0,151 3.020 0,003 2.056
Giá cả 0,219 0,201 4.300 0,000 1.783
Độ đảm bảo 0,126 0,120 2.683 0,008 1.628
Hệ số xác định R2 0,893
a
Giá trị kiểm định F
(Sig F)
0,000b
Giá trị F 163,063
(Nguồn: Xử lý dữ liệu SPSS)
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
106
Kết quả mô hình hồi quy ở Bảng 5
cho thấy, yếu tố “độ tin cậy” có hệ số
sig = 0,407 > 0,05 và yếu tố “sự cảm
thông” có hệ số sig = 0,255 > 0,05 nên
mô hình hồi quy không có ý nghĩa thống
kê do đó hai yếu tố này được loại ra khỏi
mô hình.
Mô hình hồi quy mới (Bảng 6) đáp
ứng được yêu cầu khi các yếu tố đều có
hệ số sig <0,05 và hệ hệ số phóng đại
phương sai (VIF) đều < 10 nên mô hình
không có hiện tượng đa cộng tuyến
(Gujarati, D.N., 1995).
Bảng 6 cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh
bằng 0,893 nghĩa là các biến độc lập
trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng
đến 89,3% sự thay đổi của biến phụ
thuộc, còn lại là 10,7% do ảnh hưởng
của các biến ngoài mô hình hoặc do sai
số ngẫu nhiên. Giá trị F của mô hình hồi
quy đạt 163,063; ANOVA có giá trị sig
= 0,000 (nên mô hình hồi quy phù hợp
với tập dữ liệu); chứng tỏ giả thuyết H0
đã bị bác bỏ. Như vậy, có tồn tại mối
quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc
với ít nhất một trong các biến độc lập
nêu trên. Xét tác động của từng biến độc
lập lên biến phụ thuộc thì các biến này
có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến
Y (với mức độ tin cậy 95%). Cả 4 yếu tố
có hệ số sig nhỏ hơn 0,05 (mô hình phù
hợp với mức ý nghĩa 0,05). Yếu tố độc
lập có hệ số Beta chuẩn hóa càng lớn thì
càng ảnh hưởng đến yếu tố phụ thuộc.
Ngược lại, yếu tố độc lập có hệ số Beta
càng nhỏ thì càng ít ảnh hưởng đến yếu
tố phụ thuộc. Mô hình cho thấy, 2 yếu tố
“Độ đáp ứng” và “giá cả” có hệ số Beta
chuẩn hóa lớn nên 2 yếu tố này có ảnh
hưởng nhiều nhất đối với sự hài lòng
của du khách nội địa về chất lượng dịch
vụ khách sạn tại quận Ninh Kiều.
5. ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ
Từ kết quả nghiên cứu đồng thời liên
hệ với thực tiễn để nâng cao sự hài lòng
của du khách trong thời gian sắp tới,
khách sạn cần thực hiện đồng bộ một số
hàm ý quản trị theo mức độ ưu tiên và
cấp thiết như sau:
5.1. Hàm ý nhằm làm tăng mức độ
hài lòng thành phần độ đáp ứng
Nhân tố này có mức ảnh hưởng tích
cực lớn nhất đến sự hài lòng của du
khách về chất lượng dịch vụ khách sạn,
với hệ số hồi qui β chuẩn hóa là 0,554
nên cần được đẩy mạnh để tăng mức độ
hài lòng về độ đáp ứng của khách sạn,
cụ thể là:
- Đào tạo đội ngũ nhân viên khách
sạn có kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ giúp du
khách, phục vụ chu đáo ngay cả giờ cao
điểm;
- Đảm bảo an toàn và tài sản của
khách khi đến khách sạn;
- Thiết kế khách sạn nhiều loại hình
dịch vụ phong phú, đảm bảo được sự
riêng tư, yên tĩnh cho du khách.
5.2. Hàm ý nhằm làm tăng mức độ
hài lòng của du khách về giá cả
- Thường xuyên theo dõi thông tin về
nhu cầu của ngành du lịch và những dự
báo từ Tổng cục du lịch Việt Nam để
điều chỉnh mức giá cho phù hợp với thị
trường.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
107
- Chính sách giá đa dạng hóa cho
từng mục tiêu, từng giai đoạn, từng
chương trình khuyến mại.
5.3. Hàm ý nhằm làm tăng mức độ
hài lòng thành phần phương tiện hữu
hình
Nhân tố này có mức ảnh hưởng rất
tích cực (đứng thứ ba trong bốn yếu tố)
đến sự hài lòng của du khách về chất
lượng dịch vụ khách sạn, với hệ số hồi
qui β chuẩn hóa là 0,151. Vậy để tăng
yếu tố hữu hình, khách sạn cần:
- Phương tiện, cơ sở vật chất phải tốt,
đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn, mang
đến cho du khách sự thoải mái, luôn
theo dõi và thường xuyên bảo trì và
nâng cao nhằm đảm bảo các phương tiện
này luôn hoạt động tốt và luôn đảm bảo
có thể sử dụng được ngay và sạch sẽ bất
cứ khi nào khách cần sử dụng. Bộ phận
bảo dưỡng và bảo trì luôn quan tâm và
có mặt kịp thời khi cần.
- Cảnh quan khách sạn nên chú ý thiết
kế theo ý tưởng khách sạn xanh, trồng
nhiều cây xanh, mang đến không gian
xanh thân thiện với môi trường tạo sự
thư giãn cho du khách.
- Sự sạch sẽ phải đặt lên hàng đầu
trong buồng ngủ, trong phòng vệ sinh.
Chất lượng phòng phải luôn sạch sẽ,
nhất là phòng tắm và phòng vệ sinh- đây
là những điểm mà rất nhiều du khách
phàn nàn đặc biệt là các khách sạn - nhà
hàng có tiêu chuẩn thấp.
- Nhân viên luôn mặc trang phục
chỉnh chu lịch sự đẹp mắt để du khách
cảm nhận mình được đón tiếp trân trọng.
5.4. Hàm ý nhằm làm tăng mức độ
hài lòng thành phần đảm bảo
Hệ số hồi qui β chuẩn hóa là 0,120.
Mức độ ảnh hưởng tới sự hài lòng cũng
chưa cao nên để làm tăng khả năng đảm
bảo của khách sạn thì quản lý và nhân
viên khách sạn cần:
- Bãi đỗ, đậu xe ở khách sạn thuận
tiện và an toàn, bãi đỗ xe rộng rãi thoáng
mát, an ninh, có lắp camera và có bảo vệ
trông giữ xe. Hệ thống kiểm tra thẻ xe ra
vào tiện lợi, nhanh chóng tránh làm mất
thời gian của du khách. Đặc biệt, tránh
tình trạng thiếu nhân lực bảo vệ làm du
khách phải xếp hàng chờ đợi.
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho du
khách và tài sản của khách, khu vực
quản lý tủ đựng hành lý của khách phải
có Camera giám sát tránh tình trạng đồ
đạc bị nhầm lẫn, mất cắp.
- Khi có những tình huống khẩn cấp
cần đảm bảo an toàn của du khách, tích
cực hướng dẫn rõ ràng giúp du khách
thoát khỏi sự cố.
- Nhân viên khi đưa khách vào nhận
buồng nghỉ phải lưu ý nhẹ nhàng và
hướng dẫn khách giữ không gian yên
tĩnh tránh làm ồn ảnh hưởng tới sự riêng
tư, nghỉ ngơi của những khách đang
nghỉ.
6. KẾT LUẬN
Qua phân tích thống kê, có bốn nhân
tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của du
khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ
lưu trú của các khách sạn tại quận Ninh
Kiều – thành phố Cần Thơ có mức độ
ảnh hưởng được sắp xếp theo thứ tự
quan trọng từ cao đến thấp là: Đáp ứng;
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
108
Giá Cả; Phương tiện hữu hình sự Đảm
Bảo. Phương trình hồi quy cho thấy yếu
tố giá cả có ảnh hưởng nhiều nhất đến
sự hài lòng của du khách. Những cải
thiện theo hàm ý quản trị về sáu yếu tố
có thể giúp tăng sự hài lòng của du
khách lưu trú tại Cần Thơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Minh Nhã, 2007. Đánh giá
chất lượng dịch vụ ngành nhà hàng –
khách sạn tại Tỉnh Bạc Liêu, luận văn
thạc sỹ, Đại học Cần Thơ.
2. Đinh Phi Hổ, (2011). Phương pháp
nghiên cứu định lượng & những nghiên
cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển –
Nông nghiệp. NXB Phương Đông
3. Gro¨nroos, C., 1990. Service
management: a management focus for
service competition. International
Journal of Service Industry
Management, Vol. 1 No. 1, pp. 6-1
4. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2005, Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS. NXB Hồng Đức, Đại học
Kinh tế TPHCM.
5. Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn
Hồng Giang, 2011. Phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du
khách khi đến du lịch ở Kiên Giang. Tạp
chí khoa học, Đại học Cần Thơ, số 19,
trang 85-96.
6. Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2011. Bài
giảng nghiên cứu định lượng trong kinh
doanh. Đại học Cần Thơ.
7. Markovic and Respor, 2010.
Nghiên cứu đo lường chất lượng dịch vụ
khách sạn bằng cảm nhận.
8. Nguyễn Thị Mai Trang, 2006. Chất
lượng dịch vụ, sự thỏa mãn, và lòng
trung thành của khách hàng siêu thị tại
TPHCM. Tạp chí phát triển KH&CN,
Tập 9, Trường Đại học Quốc gia
TPHCM.
9. Nguyễn Thế Huy, 2007. Hoàn
Thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ
của hệ thống khách sạn – nhà hàng trên
địa bàn thành phố Cần Thơ. Luận văn
thạc sỹ, trường Đại học Cần Thơ.
10. Nguyễn Quốc Nghi và Phan Văn
Phùng, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ hài lòng của khách hàng đối
với hệ thống khách sạn ở thành phố Cần
Thơ. Tạp chí khoa học, Đại Học Cần
Thơ, số 18, trang 258 - 266.
11. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương
pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh, NXB Lao động Xã hội.
12. Parasuraman, A., Zeithaml, V. A.
& Berry, L. L., 1988. SERVQUAL: a
multiple-item scale for measuring
consumer perceptions of service quality.
Journal of Reatailing, Volume 64, No. 1,
pp. 12 – 40.
13. Parasuraman, A., L. L. Berry, &
V.A. Zeithaml, 1991). Refinement and
Reassessment of the SERVQUAL Scale,
Journal of Retailing.
14. Phan Thị Ngọc Hiếu, 2010. Đo
lường chất lượng dịch vụ trực tuyến tác
động đến sự thỏa mãn của khách hàng
mua vé máy bay qua trang web của
Vietnam Airlines. Luận văn thạc sĩ, Đại
học kinh tế TPHCM.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
109
15. Quốc hội, 2005. Luật du lịch,
Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, tại
kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI.
16. Song & Wu, 2006. trích bởi Phạm
Lê Hồng Nhung, 2009; Akbaba, 2006;
Nadiri và Husain, 2008; Tsaur, Chang
và Yen, 2007 trích bởi Nguyễn Quốc
Nghi và Hoàng Thị Hồng Lộc, 2009 đã
sử dụng phương pháp đánh giá mức độ
quan trọng và mức độ thực hiện dịch vụ
(Importance Performance Analysis –
IPA) để đánh giá chất lượng dịch vụ của
nhà hàng, khách sạn, và hãng lữ hành ở
Hồng Kong
17. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch
thành phố Cần Thơ, 2015. Tổng hợp
hoạt động ngành du lịch TP Cần Thơ từ
năm 2010 đến năm 2015, Cần Thơ.
18. Trần Thanh Bé, Trần Thế Như
Hiệp, Huỳnh Thị Thùy Dương, Bùi Thị
Kim Trúc, Nguyễn Thị Thảo Nguyên,
Trần Tố Loan, Tống Thị Thu Hường và
Huỳnh Thị Thanh Tuyền, 2015, “Nghiên
cứu đánh giá mức độ hài lòng của khách
du lịch nội địa đối với du lịch quận Ninh
Kiều”, Tạp chí khoa học, Đại học Cần
Thơ, trang 34 -40.
19. Vũ Văn Đông, 2012, “Khảo sát
các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của du khách khi đến du lịch ở Bà Rịa –
Vũng Tàu”, Tạp chí Phát triển và Hội
nhập.
THE DOMESTIC TOURISTS’ SATISFACTION ON THE QUALITY
OF ACCOMODATION SERVIVES IN NINH KIEU DISTRICT,
CAN THO CITY
Nguyen Lam Dien1, Nguyen Thi Lua1, Cao Thi Sen2 and Ly Thi Yen Phuong1
1School of Gradute, Tay Do University
2Faculty of Linguistics and Literature, Tay Do University
(Email: nldien@tdu.edu.vn)
ABSTRACT
The objective of this study was to find out the factors affecting satisfaction of domestic
tourists on the accommodation services quality in Ninh Kieu District, Can Tho City. Based
on the national and international theoretical background, a qualitative and quantitative
research was conducted with 170 survey questionnaires. The results showed that all
observed variables were satisfactory. In fact, four factors having meaningful impact were:
Response levels, prices, tangible responses and guarantees. Based on the results, some
solutions were suggested to improve the domestic tourists’ sactisfaction on the quality of
hotel services in Ninh Kieu district, Can Tho city.
Keywords: Domestic tourists, quality of hotel services, satisfaction.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_hai_long_cua_du_khach_noi_dia_ve_chat_luong_dich_vu_khach.pdf