Theo lộ trình, Luật thanh tra dự kiến sẽ được
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực
tiễn. Phát triển ngành Thanh tra với lộ trình cụ thể,
từng bước vững chắc, phù hợp với quá trình đổi mới
hệ thống chính trị, cải cách hành chính, đáp ứng yêu
cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ
quan thanh tra, là yêu cầu đặt ra đối với ngành thanh
tra từ thể chế đến tổ chức, thực hiện trên thực tế.
Trên đây là những nét chính trong sự hình
thành và phát triển của pháp luật về thủ tục hành
chính trong hoạt động thanh tra nhà nước từ năm
1945 đến nay. Nhìn lại lịch sử và đánh giá quá trình
hình thành và phát triển của thanh tra nhà nước nói
chung và pháp luật thủ tục hành chính trong hoạt
động thanh tra nhà nước nói riêng trong hơn 70
năm qua là một việc làm thiết thực cả về lý luận và
thực tiễn, góp phần cho việc làm sáng tỏ lịch sử
hình thành và phát triển của pháp luật về thanh tra
nhà nước nói chung, và pháp luật điều chỉnh thủ
tục hành chính trong hoạt động thanh tra nhà nước
nói riêng. Qua đó, đánh giá đầy đủ, toàn diện và
sâu sắc hơn thực trạng pháp luật cũng như việc tổ
chức thực hiện pháp luật về thủ tục hành chính
trong hoạt động thanh tra, các ưu điểm, hạn chế của
pháp luật và các vấn đề cần hoàn thiện.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự hình thành và phát triển của pháp luật về thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
69
Các quy định của pháp luật về thủ tục hoạt
động thanh tra nhà nước gắn liền với sự hình
thành và phát triển của pháp luật thanh tra Việt
Nam, bởi pháp luật là cơ sở để hình thành quan hệ
thủ tục trong hoạt động thanh tra. Nghiên cứu sự
hình thành và phát triển của pháp luật thanh tra
nói chung và pháp luật về thủ tục thực hiện hoạt
động thanh tra nói riêng có ý nghĩa quan trọng
trong việc đánh giá và hoàn thiện pháp luật thanh
tra, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác
thanh tra ở Việt Nam hiện nay.
Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật
về thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra
được chia thành các giai đoạn sau:
1. Giai đoạn trước khi có Pháp lệnh thanh
tra 1990
Ngay từ những ngày đầu hoạt động của chính
quyền nhân dân mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hoà đã nhận
được khá nhiều ý kiến từ các tầng lớp nhân dân
phản ảnh bằng thư từ, đơn kiện hoặc gặp gỡ trực
tiếp bày tỏ nguyện vọng cần sớm chấm dứt các
hiện tượng, việc làm sai trái của một số nhân
viên trong bộ máy chính quyền các cấp, nhất là
ở các địa phương. Từ thực tế đó, ngày
04/10/1945, lần đầu tiên cuộc họp Hội đồng
Chính phủ đã đưa ra vấn đề thành lập tổ chức
Thanh tra.
Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban Thanh tra đặc
biệt. Với nhiệm vụ là giám sát tất cả các công việc
và các nhân viên của các ủy ban nhân dân và các
Tóm tắt: Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay, các cơ quan Thanh tra Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng. Thanh tra là hoạt
động liên quan chặt chẽ đến quyền và lợi ích của đối tượng bị thanh tra, cũng như phải đảm bảo
các yêu cầu về tính khách quan, pháp chế, hiệu quả của quản lý nhà nước, do đó, trình tự, thủ tục,
cách thức thực hiện hoạt động này phải được quy định chặt chẽ, nghiêm túc trong các quy định của
pháp luật, trong đó có pháp luật về thủ tục hành chính. Bài viết sau nghiên cứu sự hình thành và phát
triển của pháp luật thanh tra nói chung và pháp luật về thủ tục thực hiện hoạt động thanh tra nói
riêng nhằm góp phần đánh giá và hoàn thiện pháp luật thanh tra, góp phần nâng cao hiệu quả của
công tác thanh tra ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: thanh tra, thủ tục hành chính, pháp luật thanh tra
Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 13/06/2018; Duyệt đăng: 24/07/2018
Abstract: In the process of developing and finalizing the Vietnam law-governed state of socialism
recently, the state examination agencies have an important role. Examination is an activity closely
relating to rights and interests of the examinees as well as ensuring requirements of objectiveness,
legislation,effectiveness of state management. Therefore, order, procedure and method of
implementing this activity must be closely, strictly regulated in legal regulations including the law
on administrative procedure. The below article researches the formation and development of
examination law in general and the law on procedure of implementing examination activity in
particular to contribute to the assessment and finalization of examination law contributing to the
improvement of examination activity’s effectiveness in Vietnam recently.
Keywords: Examination,administrative procedure, examination law.
Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 13/06/2018; Date of approval: 24/07/2018
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ NƯỚC
Nguyễn Thị Hồng Thúy1
1 Thạc sỹ, Phó Trưởng Khoa Quản lý nhà nước và Phòng chống tham nhũng, Trường Cán bộ Thanh tra - Thanh tra
Chính phủ
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
70
cơ quan của Chính phủ, bản Sắc lệnh này là cơ sở
pháp lý cho hoạt động của Ban Thanh tra đặc biệt,
đồng thời cũng đặt viên gạch đầu tiên cho việc
xây dựng hệ thống pháp luật thanh tra. Tuy nhiên,
trong 8 Điều quy định trong Sắc lệnh số 64 của
Chủ tịch Chính phủ lâm thời, vào ngày 23 tháng
11 năm 1945, tại Điều 2, Sắc lệnh mới chỉ dừng
lại ở việc quy định các quyền của cơ quan thanh
tra duy nhất bấy giờ, là BanThanh tra đặc biệt, bao
gồm các quyền: Nhận các đơn khiếu nại của nhân
dân; điều tra, hỏi chứng, xem xét các tài liệu giấy
tờ của các Uỷ ban nhân dân hoặc các cơ quan của
Chính phủ cần thiết cho công việc giám sát; đình
chức, bắt giam, tịch biên hoặc niêm phong những
tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập một hồ
sơ mang một phạm nhân ra Toà án đặc biệt;....
Như vậy, về mặt thẩm quyền của cơ quan tiến
hành thủ tục thanh tra đã có sự quy định trong Sắc
lệnh, Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở việc quy định
các quyền cụ thể, còn thủ tục thực hiện các quyền
này chưa có sự hướng dẫn cụ thể chi tiết.
Sau năm 1959, nhiệm vụ của cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở Miền Bắc được coi là nhiệm vụ quyết
định đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng
nước ta. Hiến pháp 1959 ra đời trở thành cơ sở pháp
lý nền tảng cho việc xây dựng nhà nước và phát triển
kinh tế - xã hội. Căn cứ vào Hiến pháp, Luật Tổ chức
Hội đồng Chính phủ, ngày 29/9/1961, Hội đồng
Chính phủ ban hành Nghị định số 136/CP quyết định
thành lập Ủy Ban Thanh tra của Chính phủ thay cho
Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ. Nghị
định cũng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban
và quy định tổ chức bộ máy của Ủy ban thanh tra.
Tiếp theo đó, ngày 4/7/1962, Ban bí thư Trung ương
Đảng ra Chỉ thị số 50/CT-TW về việc tăng cường
công tác thanh tra việc chấp hành các nghị quyết, chỉ
thị của Đảng và Chính phủ và ngày 24/8/1963, Thủ
tướng Chính phủ ra chỉ thị số 87/TTg về tăng cường
công tác kiểm tra.
Từ năm 1965 đến năm 1968, các cơ quan
thanh tra hầu như bị giải thể hoặc hoạt động cầm
chừng. Ngày 11/8/1969, Quốc hội ban hành Nghị
quyết số 780/NQ-QH thành lập Ủy ban Thanh tra
của Chính phủ và hệ thống thanh tra được củng
cố. Tiếp đó, ngày 31/8/1970 Hội đồng Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 165/CP quy định nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban
thanh tra của Chính phủ. Đây là văn bản pháp lý
quy định đầy đủ nhất về tổ chức và hoạt động của
Uỷ ban thanh tra của Chính phủ trong giai đoạn
này. Những quy định sau này được tiếp thu và kế
thừa trong Pháp lệnh thanh tra năm 1990 và Luật
thanh tra năm 2004.
Hiến pháp năm 1980 ra đời làm thay đổi nhiều
vấn đề quan trọng của đất nước về chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước...và
các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong
giai đoạn này, tình hình thế giới có những diễn
biến phức tạp, nhất là từ năm 1989 đến năm 1990
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu có
nguy cơ sụp đổ. Trước bối cảnh đó, ngày
01/4/1990, Pháp lệnh Thanh tra được ban hành.
Trên cơ sở đó, nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành Pháp lệnh thanh tra: Nghị định 244/HĐBT
ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ
chức của hệ thống thanh tra nhà nước và các biện
pháp bảo đảm hoạt động thanh tra; Thông tư
124/TT-TTr ngày 18/7/1990 của Thanh tra nhà
nước Hướng dẫn về tổ chức của các tổ chức
Thanh tra nhà nước; Quy chế Thanh tra viên ban
hành kèm theo Nghị định 191/HĐBT ngày
18/6/1991 của Hội đồng Bộ trưởng
Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 ra đời, quy
định về hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn
của thanh tra nhà nước; tổ chức thanh tra nhân dân
và trình tự, thủ tục thanh tra. Như vậy, thủ tục
thanh tra lúc đó lần đầu tiên đã được quy định
trong văn bản có tính chất luật (Pháp lệnh). Pháp
lệnh Thanh tra lúc đó quy định về tổ chức hệ
thống Thanh tra Nhà nước; Quy định về đối tượng
thanh tra theo loại việc, quy định về cơ sở tiến
hành thủ tục thanh tra... Rất đáng chú ý là trong
Pháp lệnh, đã quy định tập trung các vấn đề thủ
tục quan trọng trong công tác thanh tra, theo đó,
trong quá trình thanh tra, các tổ chức thanh tra nhà
nước có thẩm quyền thực hiện các hành vi thủ tục
như: Yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên
quan cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho
việc thanh tra; yêu cầu cơ quan, đơn vị hữu quan
cử người tham gia hoạt động thanh tra; trưng cầu
giám định; yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp
tài liệu, báo cáo bằng văn bản, trả lời những chất
vấn của tổ chức thanh tra hoặc thanh tra viên; khi
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
71
cần thiết tiến hành kiểm kê tài sản; quyết định
niêm phong tài liệu, ....
Có thể nói, trong giai đoạn này, các thủ tục
thực hiện hoạt động thanh tra đã được nâng lên
một bước rõ rệt khi được ghi nhận trong một văn
bản có giá trị pháp lý cao hơn. Không những thế,
xác định rõ được tầm quan trọng của việc quy
định cách thức, trình tự thực hiện các quy phạm
nội dung về thanh tra, đã giúp cơ quan thanh tra
tránh được sự tùy tiện trong thực hiện thẩm
quyền. Ngoài ra, việc các Bộ ngành cũng đã cụ
thể hóa các quy định của Pháp lệnh, căn cứ vào
chức năng, lĩnh vực quản lý, đặc thù đã có những
quy định rõ nét hơn về thủ tục, trình tự thực hiện
hoạt động thanh tra.
2. Giai đoạn từ khi ban hành Pháp lệnh
Thanh tra năm 1990 đến trước khi có Luật
Thanh tra năm 2004
Trong những năm 1992, yêu cầu của công tác
thanh tra được mở rộng về đối tượng và phạm vi
hoạt động. Để tháo gỡ những khó khăn cho doanh
nghiệp và bảo đảm công tác thanh tra đúng mục
đích, yêu cầu, ngày 15/8/1998, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 61/1998/NĐ-CP về công tác thanh
tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp. Nghị định
nêu rõ nguyên tắc thanh tra “Việc thanh tra, kiểm
tra doanh nghiệp chỉ được thực hiện khi có quyết
định của thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm
quyền; không được tiến hành trùng lặp, không quá
một lần về cùng một nội dung trong một năm đối
với một doanh nghiệp (trừ trường hợp bất
thường)”(Điều 3). Đây cũng được coi là nguyên
tắc của việc áp dụng thủ tục hành chính trong hoạt
động thanh tra, sẽ được cụ thể hóa trong Luật
Thanh tra sau này.
Sau hơn mười năm thực hiện hoạt động thanh
tra theo Pháp lệnh thanh tra năm 1990, cũng cho
thấy nhiều bất cập đặt ra đối với hoạt động thanh
tra nhà nước. Điển hình là 2 nhóm vấn đề lớn có
liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thủ tục
thanh tra nhà nước, đó là: Quan hệ độc lập tương
đối của các cơ quan thanh tra nhà nước với thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, trong
tổ chức và thực hiện thủ tục thanh tra, dẫn đến có
sự phụ thuộc, chi phối, tác động giữa hai hệ thống
chủ thể này. Bên cạnh đó, việc hình thành tổ chức
thanh tra chuyên ngành, dẫn đến sự chồng chéo
về thẩm quyền thực hiện thủ tục thanh tra nhà
nước. Vì vậy, ngày 15/6/2004, Quốc Hội thông
qua Luật Thanh tra năm 2004, đây là văn bản
pháp lý cao nhất của ngành thanh tra, quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hệ thống tổ
chức của ngành thanh tra. Căn cứ vào Luật này,
Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định quy định
và hướng dẫn chi tiết Luật Thanh tra. Tổng thanh
tra cũng ban hành nhiều Thông tư, chỉ thị, quyết
định hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp
vụ thanh tra cho thanh tra các cấp, các ngành.
Việc Luật Thanh tra năm 2004 ra đời thay thế
Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, đã khẳng định
tầm quan trọng của công tác thanh tra trong việc
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, khắc
phục những tồn tại hạn chế của Pháp lệnh Thanh
tra năm 1990 về công tác thanh tra.
So với Pháp lệnh thanh tra, tổ chức thanh tra
được sắp xếp lại thành các cơ quan theo cấp hành
chính và cơ quan được thành lập ở cơ quan quản
lý theo ngành lĩnh vực gồm: Thanh tra Chính phủ;
Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh. Các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực
bao gồm thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ; Thanh
tra sở. Luật Thanh tra năm 2004 đã có quy định về
thủ tục thanh tra hành chính và thủ tục thanh tra
chuyên ngành. Luật Thanh tra lần này đã có quy
định rõ ràng hơn về những yếu tố liên quan đến
thủ tục thực hiện hoạt động thanh tra như: Quy
định về tiêu chuẩn đội ngũ thực hiện thủ tục thanh
tra (đội ngũ công chức, thanh tra viên), quy định
về hình thức thanh tra; thủ tục và thẩm quyền phê
duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra; quyết
định việc thanh tra; thẩm quyền, căn cứ ra quyết
định thanh tra; nội dung quyết định thanh tra; thời
hạn thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của người ra
quyết định thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của
Trưởng Đoàn thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của
thành viên Đoàn thanh tra; Báo cáo kết quả thanh
tra; Kết luận thanh tra, việc xem xét, xử lý kết
luận thanh tra; quyền và nghĩa vụ của đối tượng
thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thanh tra
và hồ sơ thanh tra. Như vậy, so với Pháp lệnh
thanh tra năm 1990, Luật Thanh tra năm 2004 đã
có những quy định đầy đủ, chi tiết về những yếu
tố cấu thành thủ tục trong thanh tra như: chủ thể
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
72
tham gia quan hệ thủ tục, cách thức, thời hạn thực
hiện thẩm quyền của các chủ thể thông qua thủ
tục thanh tra, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
tham gia quan hệ thủ tục trong thanh tra...
Luật Thanh tra năm 2004 đã góp phần tạo lập
khung pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện
tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra.
Hàng năm, thông qua việc thực hiện thủ tục thanh
tra, các cơ quan thanh tra nhà nước đã phát hiện,
kiến nghị xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật,
kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phù
hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phâǹ nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
3. Giai đoạn từ khi ban hành Luật Thanh
tra năm 2004 đến trước khi có Luật Thanh tra
năm 2010
Luật Thanh tra năm 2004 được ban hành, đã
khẳng định tầm quan trọng của công tác thanh tra
trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội mà Đại hội Đảng IX năm 2001 đề ra. Sự ra
đời của Luật Thanh tra góp phần hoàn thiện
phương thức quản lý nhà nước thông qua cơ chế
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định
pháp luật của của các cơ quan, tổ chức, cá nhân,
bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân.
Theo Luật Thanh tra năm 2004, hoạt động
thanh tra có nhiều phương thức, nhưng phương
thức chủ yếu là tiến hành một cuộc thanh tra. Mỗi
cuộc thanh tra đều có những mục đích, yêu cầu,
nội dung cụ thể và đều có giới hạn cụ thể về thời
kỳ, thời hạn thanh tra. Qua đó, để tiến hành một
cuộc thanh tra, các cơ quan thanh tra nhà nước
phải sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ
thanh tra từ quá trình thu thập hồ sơ, thông tin, tài
liệu nhằm trả lời cho yêu cầu của quyết định thanh
tra; đến quá trình đánh giá, kết luận việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ và các quy định
của nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức và cá
nhân là đối tượng thanh tra theo một trình tự, thủ
tục do pháp luật quy định, nhằm phục vụ cho công
tác quản lý nhà nước. Kết thúc cuộc thanh tra phải
đưa ra được kết luận, kiến nghị, biện pháp chấn
chỉnh, phòng ngừa, xử lý các sai phạm.
Cụ thể hóa trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động
thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ đã Ban hành
Quyết định 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10/11/2006
Ban hành Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra đã
có những quy định rõ ràng và cụ thể về tổ chức và
hoạt động của các chủ thể tiến hành thủ tục thanh
tra, quan hệ công tác của đoàn thanh tra, trong đó
việc quy định cụ thể về thủ tục tiến hành hoạt động
thanh tra được quan tâm, điều chỉnh cụ thể trong
Quy chế. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong nhận thức về vai trò của các quy phạm thủ
tục thanh tra, đảm bảo thực hiện được mục đích của
hoạt động thanh tra nhà nước.
Kết quả thực hiện thủ tục thanh tra đã góp
phần tăng cường pháp chế, phòng ngừa vi phạm
pháp luật, góp phần từng bước lập lại kỷ cương
pháp luật, đảm bảo lợi ích nhà nước, quyền và lợi
ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân Tuy nhiên,
trong việc thực hiện các thủ tục thanh tra, vẫn còn
tồn tại những hạn chế cần khắc phục như: Chất
lượng một số cuộc thanh tra chưa cao, thời gian
tiến hành thủ tục thanh tra còn kéo dài, nhiều kết
luận thanh tra còn chung chung, không thực hiện
nguyên tắc công khai theo quy định, việc kiểm tra,
đôn đốc, việc thực hiện kết luận thanh tra còn
nhiều hạn chế
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế của thực
tiễn áp dụng Luật Thanh tra năm 2004, năm 2010,
ngành Thanh tra đã trình Quốc hội thông qua Luật
Thanh tra số 56/2010/QH12 và có hiệu lực pháp
luật kể từ ngày 01/7/2011, thay thế Luật thanh tra
số 22/2004/QH11.
Luật thanh tra năm 2010 gồm 7 chương và 78
Điều. Trong đó, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của
các cơ quan thanh tra nhà nước về cơ bản vẫn giữ
nguyên, thể hiện trong luật thanh tra năm 2004 để
phù hợp với thể chế chính trị và Hiến pháp năm
1992. Liên quan đến thủ tục thực hiện hoạt động
thanh tra, Luật thanh tra năm 2010 đã có một
bước phát triển lớn, từ việc làm rõ mục đích,
nguyên tắc thực hiện hoạt động thanh tra, đến việc
thay đổi về mô hình, cơ cấu tổ chức của các cơ
quan thực hiện chức năng thanh tra, bổ sung hoạt
động thanh tra của các cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, bổ sung
thẩm quyền cho các chủ thể tiến hành thủ tục
thanh tra (Ví dụ: Tăng thẩm quyền cho Chánh
thanh tra các cấp các ngành trong việc thực hiện
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
73
thủ tục Quyết định thanh tra khi phát hiện dấu
hiệu vi phạm pháp luật, bổ sung quy định về thẩm
quyền thanh tra lại,...). Đặc biệt, để cụ thể hóa các
quy định của Luật Thanh tra, các văn bản hướng
dẫn thi hành cũng đã quy định rõ hơn, chi tiết hơn
về các yếu tố liên quan đến thủ tục thanh tra (Chủ
thể, thẩm quyền, thủ tục, hình thức, quy trình..
thực hiện thủ tục thanh tra).
4. Giai đoạn từ khi ban hành Luật Thanh
tra năm 2010 đến nay
Luật Thanh tra năm 2010, về cơ bản có sự kế
thừa Luật Thanh tra năm 2004, bên cạnh đó có
một số nội dung được điều chỉnh, bổ sung như:
Nguyên tắc hoạt động; tổ chức cơ quan thanh tra
nhà nước; cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành; thanh tra viên, cộng tác
viên thanh tra, người được giao nhiệm vụ thanh
tra chuyên ngành; nhiệm vụ, quyền hạn của các
cơ quan thanh tra nhà nước và người đứng đầu cơ
quan thanh ra nhà nước; hoạt động thanh tra; công
khai kết luận thanh tra; nhiệm vụ quyền hạn của
Trưởng đoàn thanh tra hành chính, đoàn thanh tra
chuyên ngành; báo cáo kết quả thanh tra hành
chính, do đó, để Luật Thanh tra nhanh chóng
đi vào cuộc sống, ngày 22/9/2011, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 86/2011/NĐ-CP quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Thanh tra; Nghị định 97/2011/NĐ-CP ngày 21
tháng 10 năm 2011 Quy định về thanh tra viên và
cộng tác viên thanh tra. Nghị định 07/2012/NĐ-CP
ngày 09 tháng 02 năm 2012 Quy định về cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện kết
luận thanh tra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 quy định về việc
thực hiện kết luận thanh tra, Nghị định quy định về
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân trong
việc thực hiện kết luận thanh tra và theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.
Cụ thể hóa Luật thanh tra năm 2010, điều
chỉnh hoạt động cụ thể của các chủ thể thực hiện
thủ tục thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã ban
hành Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014
Quy định về tổ chức và hoạt động, quan hệ công
tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến
hành một cuộc thanh tra. Từ các bước tiến hành
một cuộc thanh tra, đến thủ tục thực hiện các
quyền trong quá trình thanh tra đều được quy định
cụ thể. Đây được coi là một văn bản pháp lý quan
trọng, “cầm tay, chỉ việc” cho cán bộ thanh tra
thực hiện các công việc cụ thể, cách thức và trình
tự thực hiện cuộc thanh tra cũng như hệ thống các
mẫu văn bản điển hình trong quá trình thực hiện
thủ tục thanh tra. Như vậy, việc thực hiện thủ tục
thanh tra đã có một cơ sở pháp lý khá cụ thể, rõ
ràng và minh bạch, điều chỉnh quá trình thực hiện
thủ tục của các cơ quan nhà nước và người
có thẩm quyền thực hiện hoạt động thanh tra
nhà nước.
Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản
hướng dẫn thi hành đã có những quy định cụ thể
hơn, rõ ràng hơn về các thủ tục hành chính trong
hoạt động thanh tra và các yếu tố đảm bảo cho
việc thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt
động thanh tra nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi
cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thanh
tra thực hiện được quyền và trách nhiệm của
mình.
Trên cơ sở những chủ trương, định hướng lớn
của Đảng, Nhà nước về phát triển ngành Thanh
tra trong thời gian tới và nhằm khắc phục những
hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của
ngành Thanh tra hiện nay. Ngày 08 tháng 12 năm
2015, Chiến lược phát triển ngành thanh tra đến
năm 2020 tầm nhìn đến 2030 ban hành kèm theo
Quyết định số 2213/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ, một lần nữa khẳng định sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của
ngành thanh tra. Trong lộ trình thực hiện công tác,
ngành thanh tra phải có những chuyển biến căn
bản theo lộ trình, từ việc hoàn thiện thể chế (sửa
đổi bổ sung Luật Thanh tra năm 2010 và các Nghị
định hướng dẫn thi hành), nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ công chức thanh tra đến đổi mới
phương thức hoạt động của các cơ quan thanh tra
nhà nước Chiến lược xác định những mục tiêu,
giải pháp, nhiệm vụ và lộ trình thực hiện cụ thể
theo từng giai đoạn nhằm xây dựng và phát triển
ngành Thanh tra trong sạch, vững mạnh, kỷ
cương, liêm chính, hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
74
Theo lộ trình, Luật thanh tra dự kiến sẽ được
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực
tiễn. Phát triển ngành Thanh tra với lộ trình cụ thể,
từng bước vững chắc, phù hợp với quá trình đổi mới
hệ thống chính trị, cải cách hành chính, đáp ứng yêu
cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ
quan thanh tra, là yêu cầu đặt ra đối với ngành thanh
tra từ thể chế đến tổ chức, thực hiện trên thực tế.
Trên đây là những nét chính trong sự hình
thành và phát triển của pháp luật về thủ tục hành
chính trong hoạt động thanh tra nhà nước từ năm
1945 đến nay. Nhìn lại lịch sử và đánh giá quá trình
hình thành và phát triển của thanh tra nhà nước nói
chung và pháp luật thủ tục hành chính trong hoạt
động thanh tra nhà nước nói riêng trong hơn 70
năm qua là một việc làm thiết thực cả về lý luận và
thực tiễn, góp phần cho việc làm sáng tỏ lịch sử
hình thành và phát triển của pháp luật về thanh tra
nhà nước nói chung, và pháp luật điều chỉnh thủ
tục hành chính trong hoạt động thanh tra nhà nước
nói riêng. Qua đó, đánh giá đầy đủ, toàn diện và
sâu sắc hơn thực trạng pháp luật cũng như việc tổ
chức thực hiện pháp luật về thủ tục hành chính
trong hoạt động thanh tra, các ưu điểm, hạn chế của
pháp luật và các vấn đề cần hoàn thiện./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thanh tra năm 2010.
2. Trần Đức Cương, Nguyễn Văn Nhật, Đinh
Quang Hải (2015), “Lịch sử Thanh tra Việt Nam
1945- 2015”, Nxb Chính trị Quốc gia.
3. Thanh tra Chính phủ (2005), “60 năm thanh
tra Việt Nam, con số và sự kiện, Tạp chí thanh tra.
4. Thanh tra Chính phủ (2014), “Kỷ yếu hội
thảo định hướng xây dựng Chiến lược phát triển
ngành thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030”, Hà Nội.
5. Thanh tra Nhà nước (2003), Kỷ yếu nghiên
cứu khoa học Thanh tra (1999-2002), tập I, II, III,
IV, Viện Khoa học Thanh tra.
6. Đề tài trọng điểm cấp Bộ năm 2009 “Đổi
mới tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra
trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa – luận cứ khoa học cho việc sửa đổi
Luật Thanh tra và hoàn thiện pháp luật về thanh
tra” – Chủ nhiệm Đề tài: Nguyên Tổng Thanh tra
Chính phủ Trần Văn Truyền;
7. Giáo trình Nghiệp vụ công tác thanh tra -
Trường Cán bộ Thanh tra
8. Một số bài viết có liên quan trên Tạp chí
Thanh tra, Báo thanh tra
Việc quy định này nên phân chia thành hai trường
hợp: xử lý với các trường hợp vi phạm có hệ
thống của các tổ chức, pháp nhân và vi phạm cá
nhân theo từng khung hình phạt cụ thể.
Tóm lại, trong thời kỳ hội nhập kinh tế, việc
tham gia ngày càng sâu rộng vào các hiệp định
song phương và đa phương dẫn đến NTD ngày
càng được hưởng nhiều dịch vụ và quyền lợi tốt
hơn. Để đảm bảo quá trình hội nhập một cách bền
vững yêu cầu hệ thống chính sách pháp luật của
Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện. Hiệp
định CPTPP sẽ mở ra một hướng đi mới với nhiều
khởi sắc cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và
lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng. Hơn lúc
nào hết quyền lợi của người tiêu dùng phải được
đặt lên hàng đầu. Hy vọng trong tương lai không
xa dịch vụ TMĐT ở Việt Nam sẽ thật phát triển,
không còn tình trạng lo ngại về việc mất cắp
thông tin cá nhân, quấy rối khách hàng bằng
những tin nhắn rác hay việc bán hàng hoá sản
phẩm kém chất lượng với giá cao./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo người lao động, “Thông tin cá nhân bị
mất cắp, nhiều hệ luỵ!”,
su-trong-nuoc/thong-tin-ca-nhan-bi-danh-cap-
nhieu-he-luy-20160106232110377.htm, truy cập
vào 15h30 ngày 01/3/2018;
2. “Bảo vệ người tiêu dùng trong các giao
dịch thương mại điện tử” ngày 23/7/2015
nguoi-tieu-dung-trong-cac-giao-dich-thuong-mai-
dien-tu.aspx, truy cập vào 7h:02 ngày 02/3/2018;
3. TS. Ao Thu Hoài - PGS. TS Nguyễn Viết
Khôi, “Thương mại điện tử” , 2015, Nxb Thông
tin và truyền thông;
4. Trần Thị Minh, “Tìm hiểu các quy định pháp luật
về bán hàng qua mạng Internet”, 2015, Nxb Chính trị
Quốc Gia, Hà Nội xuất bản tháng 9 năm 2015;
ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN... (Tiếp theo trang 68)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_hinh_thanh_va_phat_trien_cua_phap_luat_ve_thu_tuc_hanh_ch.pdf