Sự liên quan giữa nhiễm giun sán và bệnh hen ở trẻ em tại huyện Củ Chi

Các loài giun sán gây nhiễm trên nhóm trẻ mắc bệnh hen: Trichuris trichuria, Strongyloides stercoralis, Paragonimus sp. và Toxocara canis. Kết quả của nghiên cứu này đã nêu lên được 1 nhận xét là nhiễm giun sán có giảm nguy cơ bệnh hen trong quần thể. Trẻ nhiễm giun sán có tỷ lệ mắc bệnh hen thấp hơn 4,16 lần (1/0,.24) so với trẻ không nhiễm giun sán. Đây là tiền đề cho 1 số nghiên cứu khác như nhiễm giun sán và độ nặng của bệnh hen, xổ giun và bệnh hen, tương tác miễn dịch giữa nhiễm giun và bệnh hen. để tìm hiểu sâu hơn về cơ chế miễn dịch trong nhiễm giun sán và sự đồng tiến hóa của vi sinh vật và con người.

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự liên quan giữa nhiễm giun sán và bệnh hen ở trẻ em tại huyện Củ Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học 47 SỰ LIÊN QUAN GIỮA NHIỄM GIUN SÁN VÀ BỆNH HEN Ở TRẺ EM TẠI HUYỆN CỦ CHI Mai Nguyệt Thu Hồng*, Phan Hữu Nguyêt Diễm**, Nguyễn Anh Tuấn**, Trần Anh Tuấn***, Trần Thị Kim Dung**, Trần Thị Hồng**, Trần Khiêm Hùng*, Tô Thị Tuyết Mai****, Hoàng Trọng Kim** Đặt vấn dề: hen là bệnh đường hô hấp rất thường gặp ở trẻ em. Tần suất bệnh ngày càng tăng. Bệnh kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Một số nghiên cứu gần đây về miễn dịch học cho thấy trẻ em nhiễm một số loài giun sán có thể được bảo vệ ít bị hen hoặc nếu có bị hen thì triệu chứng bệnh cũng nhẹ hơn ở trẻ không nhiễm giun sán. Mục tiêu: xác định ảnh hưởng của nhiễm giun sán lên bệnh hen ở trẻ em 7-15 tuổi tại huyện Củ Chi. Phương pháp nghiên cứu so sánh tỷ lệ nhiễm giun sán trên 33 trẻ mắc bệnh hen và 125 trẻ không mắc bệnh hen tại Củ Chi. Chẩn đoán bệnh hen theo tiêu chuẩn GINA 2008. Chẩn đoán nhiễm giun sán: xét nghiệm tìm trứng, giun sán trưởng thành, huyết thanh chẩn đoán nhiễm giun sán. Phân tích mối liên quan giữa nhiễm giun sán và sự xuất hiện bệnh hen (STATA 10). Kết quả - Bàn luận: tỷ lệ mắc bệnh hen ở trẻ bị nhiễm giun là 8.6%. Tỷ lệ mắc bệnh hen ở trẻ không nhiễm giun là 28%. Tỷ suất chênh OR là 0.24, p=0.004, 95% CI: 0.08-0,69. Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa nhiễm giun sán và mắc bệnh hen, trẻ nhiễm giun sán có tỷ lệ mắc bệnh hen thấp hơn 4,16 lần (1/0.24) so với trẻ không nhiễm giun sán. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác. Kết luận: nhiễm giun sán sẽ giảm được nguy cơ bệnh hen trong quần thể. Từ khóa: hen, nhiễm giun sán, tương tác miễn dịch ABSTRACT RELATIONSHIP BETWEEN HELMINTH INFECTION AND ASTHMA IN CU CHI REGION Mai Nguyet Thu Hong, Phan Huu Nguyet Diem, Nguyen Anh Tuan, Tran Anh Tuan, Tran Thi Kim Dung, Tran Thi Hong, Tran Khiem Hung, To Thi Tuyet Mai, Hoang Trong Kim * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No.1 – 2012: 46 - 52 Introduction: asthma is a very common respiratory disease in children. The incidence of asthma is increasing. This chronic disease has a lifelong effect on children’s health. Some recent immunological studies showed that helminth infection can reduce the incidence of asthma or lessen the severity of this disease. Objective: to observe the effect of helminth infection on asthma in children 7-5 years old in Cu Chi region. Method: ratio comparision of helminth infection in 33 asthma cases and 125 control cases. Asthma diagnosis: GINA criteria (2008). Helminth infection diagnosis: Ova & parasite examination (direct wet mount, concentration), serology diagnostic test. Analyse the relationship between helminth infection and asthma (STATA 10). Result - Discussion: the proportion of asthma cases in helminth infection children was 8.6% and that of asthma cases in non helminth infection children was 28%. OR: 0.24, p=0.004, 95% CI: 0.08-0.69. Children affected by Helminth infection are 4 times less likely to contract asthma. This finding tallies with others previous * Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, **: Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh *** Bệnh viện Nhi đồng I , **** Trung tâm Y tế dự phòng Huyện Củ Chi, TP.HCM Tác giả liên lạc: BS Mai Nguyệt Thu Hồng ĐT: Email: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012 48 studies in the world. Conclusion: helminth infection reduced the incidence of asthma. Key words: Asthma, helminth infection, immunological interaction ĐẶT VẤN ĐỀ Hen là bệnh lý đường hô hấp, thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, đôi khi ở tuổi lớn hơn. Bệnh kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ(3). Hàng năm, trên 300 triệu người mắc bệnh hen, 6-8% người lớn, 10-12% trẻ dưới 15 tuổi, 15 triệu người tử vong(3,4). Tại Việt Nam, nghiên cứu của Bạch Văn Cam cho thấy 17% - 29.1% trẻ mắc bệnh hen(15). Theo Nguyễn Năng An tỉ lệ bệnh hen tại Việt Nam là 5%, bệnh hen lứa tuổi học dường 11-12%(14). Nghiên cứu của Bộ môn Nhi, Đại Học Y Dược TP. HCM năm 2007 cho thấy tỉ lệ trẻ khò khè dạng hen là 3% tại Cần Thơ và 19-20% tại TP. Hồ Chí Minh. Hen phế quản là nguyên nhân nhập viện hàng đầu của bệnh mãn tính ở trẻ em dưới 15 tuổi. Một số nghiên cứu gần đây về miễn dịch học và bệnh nhiễm ký sinh trùng nhận thấy trẻ em nhiễm một số loài giun sán có thể được bảo vệ ít bị bệnh hen hoặc nếu có mắc bệnh thì triệu chứng bệnh cũng không nặng như ở trẻ không nhiễm giun sán(6,11,19). Riêng tại Việt Nam, với tỉ lệ bệnh hen khá cao, 11% trên lứa tuổi học đường, 20% ở vùng đô thị và tình hình nhiễm giun sán tại một số vùng nông thôn Việt Nam là khá cao nên việc tìm hiểu ảnh hưởng của nhiễm giun sán trên bệnh hen là rất cần thiết(15). Mục tiêu: xác định sự liên quan giữa nhiễm giun sán và bệnh hen ở trẻ em 7-15 tuổi tại huyện Củ Chi, TP. HCM. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Phân tích mô tả theo kiểu bệnh chứng, 1 bệnh/ 4 chứng, với 30 bệnh, 120 chứng. Thu thập mẫu Nhóm bệnh: trẻ được xác định mắc bệnh hen theo tiêu chuẩn GINA. Nhóm chứng: trẻ bình thường, không mắc bệnh hen, không mắc bệnh mãn tính và bệnh về máu, được chọn ngẫu nhiên từ 21 xã của huyện Củ Chi. Xác định trẻ mắc bệnh hen: tiêu chuẩn chẩn đoán GINA(4, 18). Khám lâm sàng bệnh hen(4, 18): cơn hen phế quản đặc hiệu Cận lâm sàng(4, 18)  Xét nghiệm chẩn đoán tắc nghẽn: đo chức năng hô hấp. Hệ số Tiffeneau: FEV1 / VC < 75% thì có tắc nghẽn phế quản  Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán: huyết đồ, bạch cầu ái toan, bạch cầu đa nhân trung tính Chẩn đoán xác định  Lâm sàng: ho, khò khè, khó thở  Tiền căn: ho, khò khè, tái phát, cơ địa dị ứng  Cận lâm sàng: đo chức năng hô hấp Chẩn đoán phân biệt Viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi có hội chứng tắc nghẽn, dị vật phế quản bỏ quên, lao nội mạc phế quản loại bậc hen 5, 7, 18: một trong các biểu hiện của bậc hen tương ứng theo GINA 2008. Xác định trẻ nhiễm giun sán Phương pháp tìm trứng giun sán trong phân(10, 16)  Xét nghiệm phân: quan sát trực tiếp mẫu phân  Kỹ thuật tập trung ký sinh trùng: Willis, Kato – Katz Huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng(10, 16) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học 49 Ứng dụng kỹ thuật ELISA để xác định hiệu giá kháng thể kháng giun sán. Xét nghiệm công thức máu Thu thập số liệu Kế hoạch nghiên cứu được thông qua Ủy Ban Nhân Dân huyện, xã - Hội Phụ nữ, tổ dân phố và trạm y tế. Trẻ phải có bản thỏa thuận nghiên cứu trước khi chính thức tham gia vào nghiên cứu. Khám lâm sàng và đo chức năng hô hấp Phân môn Hô hấp, Bộ môn Nhi, Đại Học Y Dược TP. HCM và Khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng I. Xét nghiệm công thức máu Bệnh viện Nhi Đồng 1 – Phòng Khám Nhi Khoa. Nhập – phân tích, xử lý số liệu Trường Đại Học Y Dược TP. HCM Phân tích thống kê Sử dụng phần mềm STATA 10.0 để phân tích số liệu KẾT QUẢ Đặc điểm dịch tễ học Tổng số mẫu Tổng số trẻ 158, 62,66% (99/158) nam, 37,34% (59/158) nữ. Lứa tuổi: 7-15. Phân bố trẻ theo xã: 21 xã tại huyện Củ Chi đều có trẻ tham gia nghiên cứu, xã ít nhất là 2 trẻ (2,53%), xã nhiều nhất là 13 trẻ (8,23%). Tình hình bệnh hen Tổng số trẻ 33 trẻ mắc bệnh hen, 125 trẻ không mắc bệnh hen. Lứa tuổi mắc bệnh hen Phân bố tỷ lệ ca bệnh và ca chứng: tỷ lệ ca chứng cao gấp 4 ca bệnh Phân bố bệnh hen theo từng nhóm tuổi Trong 33 trẻ bị hen, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ hen trên 20% là trẻ 10-12 và 15 tuổi; nhóm trẻ có tỷ lệ hen dưới 20% là trẻ 7-9 và 13 tuổi. Chưa phát hiện trẻ bị hen ở nhóm tuổi 14. Phân bố trẻ mắc bệnh hen theo xã Xã có tỷ lệ trẻ bị hen cao nhất là Tân Thạnh Đông – 3,16% (5/158). Xã chưa phát hiện trẻ bị hen là An Nhơn Tây, Phước Vĩnh An, Thị Trấn Củ Chi và Trung Lập Thượng. Phân bố bệnh hen theo giới tính Không khác biệt về giới tính (p>0,05). Phân loại bậc hen Phân loại bậc hen trên 33 trẻ bị hen như sau: hen bậc 1: 14 trẻ – 42,42% (14/33), Hen bậc 2: 0 trẻ – 0,00%, Hen bậc 3: 14 trẻ – 42,42% (14/33), Hen bậc 4: 5 trẻ – 15,15% (5/33) Tình hình nhiễm giun Tỷ lệ nhiễm giun Số trẻ nhiễm giun là 36,71% (58/158). Lứa tuổi Lứa tuổi nhiễm giun cao là 7-11 tuổi chiếm tỷ lệ từ 5,06%-9,49%, từ 12- 15 tuổi, tỷ lệ nhiễm giun thấp từ 0,63-1,27%. Phân bố mức độ nhiễm giun theo xã Các xã có tỷ lệ nhiễm giun cao là Trung Lập Thượng chiếm tỷ lệ 4,43%, An Phú 3,80%. Phân bố tỷ lệ nhiễm các loài giun Tỷ lệ nhiễm Ankylostoma duodenale và Toxocara sp. cao 11,39%, Cystycercus cellulosae 6,96%, Strongyloides stercoralis 5,06%, Paragonimus sp. 3,16%, Fasciola sp., Gnathostoma sp. 2,53%, Trichuris trichiura 1,90% và Enterobius vermicularis 0,63% Phân bố tỷ lệ đồng nhiễm các loài giun Tỷ lệ nhiễm 1 loài giun là 29,75%, 2 loài giun là 6,33% và 3 loài giun là 1,90%. Bệnh hen và nhiễm giun sán Mối liên quan giữa bệnh hen và nhiễm giun sán trên quần thể Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012 50 Phân tích mối liên quan giữa bệnh hen và nhiễm giun sán: trong 158 trẻ tham gia nghiên cứu, phân bố bệnh hen và nhiễm giun sán như sau: - 72 trẻ không mắc bệnh hen và không nhiễm giun sán. - 53 trẻ không mắc bệnh hen và có nhiễm giun sán. - 28 trẻ mắc bệnh hen và không nhiễm giun sán. - 5 trẻ mắc bệnh hen và có nhiễm giun sán. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh hen và có nhiễm giun là 8,6%. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh hen và không nhiễm giun là 28%. Tỷ suất chênh OR là 0,24, p=0,004, 95% CI: 0,08-0,69. Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa nhiễm giun sán và mắc bệnh hen, trẻ nhiễm giun sán có tỷ lệ mắc bệnh hen thấp hơn 4,16 lần (1/0,24) so với trẻ không nhiễm giun sán. Bảng 1. Phân tích mối liên quan giữa bệnh hen và nhiễm giun sán Hen Tổng cộng N % p value OR 95% CI Nhiễm giun sán 158 Có 58 5 8,6% 0,004 0,24 Không nhiễm giun sán 100 28 28 % 1 0,08- 0,69 Các loài giun sán gây nhiễm trên nhóm trẻ mắc bệnh hen Trong 5 trẻ mắc bệnh hen và nhiễm giun sán, loài giun sán gây nhiễm như sau:  4 trẻ chỉ nhiễm một loại giun sán trong các loài giun sán sau:  Giun đường ruột: Trichuris trichiura  Giun trong mô: Strongyloides stercoralis: 2 trẻ với hiệu giá kháng thể là 1,15 và 1,169 Paragonimus sp.: 1 trẻ nhiễm với hiệu giá kháng thể là 1,18  1 trẻ đồng nhiễm 3 loài giun Strongyloides stercoralis, Paragonimus sp., và Toxocara canis với hiệu giá kháng thể theo thứ tự là 1,129, 1,161, 1,245 Phân bố nhiễm giun sán trên bậc hen  Hen bậc 1: 14 trẻ hen bậc 1, trong đó có 2 trẻ nhiễm giun  Hen bậc 2: không có trẻ mắc bệnh hen  Hen bậc 3: 14 trẻ hen bậc 3, trong đó có 3 trẻ nhiễm giun sán  Hen bậc 4: 5 trẻ hen bậc 4. Không có trẻ nhiễm giun sán. Ở bậc hen nặng nhất – hen bậc 4 chưa phát hiện trẻ nhiễm giun sán Vì cỡ mẫu còn ít, nên chưa thể nhận xét về mối liên quan giữa nhiễm giun sán và bậc hen. Cần thực hiện ở quần thể có tỷ lệ mắc bệnh hen cao hơn. BÀN LUẬN Lứa tuổi tham gia nghiên cứu là trẻ từ 7-15 tuổi, phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Năng An(14) tại Việt Nam, tỷ lệ hen trên lứa tuổi học đường là 11-12%; nghiên cứu của Internationale Study of Asthma and Allergies in Chilhood (ISAAC) tại TP. HCM năm 2005 có tỷ lệ trẻ 13-14 tuổi đã từng khò khè, có cơn hen 12 tháng trước đó là 16,2%(15). Về địa bàn nghiên cứu, 21 xã của huyện Củ Chi đều có trẻ tham gia nghiên cứu. Tình hình bệnh hen Phân bố tỷ lệ ca bệnh và ca chứng tính theo lứa tuổi Tỷ lệ ca chứng cao gấp 4 ca bệnh, phù hợp với tiêu chuẩn 1 ca bệnh tương ứng với 4 ca chứng. Phân bố trẻ mắc bệnh hen theo xã Trẻ bị hen phân bố trên 17 xã vùng nông thôn, 4 xã còn lại chưa phát hiện trẻ có bệnh hen. Phân bố bệnh hen theo giới tính Tỉ lệ hen ở nam và nữ không khác biệt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học 51 Phân loại bậc hen Nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu của bệnh viện Nhi Đồng 1 đều phát hiện hen bậc 4 ở mức độ thấp (nghiên cứu của chúng tôi là 15,15% và nghiên cứu của bệnh viện Nhi Đồng 1 là 17%(15). Tình hình nhiễm giun Tỷ lệ nhiễm giun Nhiễm giun trong quần thể nghiên cứu là 36,71%. Tỷ lệ này khá cao, nhưng vì Củ Chi là vùng dịch tễ của nhiễm giun sán nên phù hợp với tình hình nhiễm giun sán tại Việt Nam: nhiễm giun đường ruột – 35,6-95%, giun đũa – 0,2-75,6%, giun tóc – 1,7-87,5%, giun móc – 7,7-45,5%, sán lá gan nhỏ 0,53-49,09%, sán dây <13%. Tỉ lệ đồng nhiễm giun 60-80% và tái nhiễm giun có thể lên đến 68% (khảo sát trên 8.562.348 học sinh tiểu học)(16,17,18). Phân bố tỷ lệ nhiễm các loài giun Tỷ lệ nhiễm Ankylostoma duodenale và Toxocara sp. 11,39%, Cystycercus cellulosae 6,96%, Strongyloides stercoralis 5,06%, Paragonimus sp. 3,16%, Fasciola sp., Gnathostoma sp. 2,53%, Trichuris trichiura 1,90% và Enterobius vermicularis 0,63% Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả từ các nghiên cứu khác: nhiễm giun đũa: 0,2- 75,6%, giun tóc 1,7-87,5%, giun móc 7,7-45,5%, sán lá gan nhỏ 0,53-49,09%, sán lá gan lớn <0,2%, sán lá ruột nhỏ <15,3%, sán lá ruột lớn <3%, sán dây <13,6%, sán lá phổi 0,5% (khảo sát trên 8.562.348 học sinh tiểu học) 34; nhiễm sán lá phổi là 6,8% (khảo sát trên 1.019 người)(10,18). Bệnh hen và nhiễm giun sán Phân tích mối liên quan giữa bệnh hen và nhiễm giun sán: Trẻ nhiễm giun sán có tỷ lệ mắc bệnh hen thấp hơn 4,16 lần (1/0,24) so với trẻ không nhiễm giun sán. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu sau: - Nghiên cứu của ISAAC (15) (International Study of Asthma and Allergies in Childhood) cho thấy tỉ lệ bệnh hen ở nước có nền công nghiệp phát triển cao hơn nhiều so với nước nông nghiệp và nhóm tác giả cũng nhận thấy ở vùng nhiệt đới, bệnh dị ứng ở thành thị cao hơn rất nhiều so với vùng nông thôn. - Carsten Flohr (7) quan sát trên 1.601 trẻ em Việt Nam nhận thấy nguy cơ nhạy cảm với ve mạt giảm khi nhiễm Ankylostoma duodenale nặng – OR: 0,61; 95% CI: 0,39-0,96 giữa 350 trứng so với không có trứng, khi nhiễm Ascaris lumbricoides (giun đũa) là OR, 0,28; 0,10-0,78. Tác giả kết luận rằng nhiễm giun sán lưu hành, điều kiện vệ sinh, nguồn nước sạch ảnh hưởng đến nguy cơ dị ứng ở trẻ em Việt Nam. Bệnh dị ứng được bảo vệ bởi nhiễm giun sán lưu hành hoặc các nhiễm trùng tiêu hóa khác. - Lynch(11) nhận thấy nguy cơ dị ứng sẽ giảm ở vùng nhiễm nặng ký sinh trùng. Nếu xổ giun nhiều lần có thể gây ra phản ứng dị ứng da hoặc làm gia tăng tỉ lệ phản ứng này ở trẻ nhiễm giun trong vùng lưu hành giun sán(8,10,11,14,19) - Cazzolett (3) nhận thấy có sự tương quan nghịch giữa triệu chứng khò khè với hiện tượng nhiễm nặng Ankylostoma duodenale, Ascaris lumbricoides(4). Phơi nhiễm ký sinh trùng lưu hành đã tác động đến biểu hiện sớm của bệnh dị ứng và ngăn ngừa sự xuất hiện viêm da dị ứng ở trẻ nhũ nhi, giảm đi nguy cơ bệnh hen nặng, bệnh viêm mũi dị ứng hoặc triệu chứng bệnh hen lúc về già(12,18). - Cooper(5) nhận thấy tần suất bệnh dị ứng tăng ở các nước công nghiệp phát triển trong 30-40 năm gần đây và sự thay đổi di truyền cũng ảnh hưởng đến sự phơi nhiễm với môi trường sống. Qua nhiều nghiên cứu, Philip Cooper nhận thấy trẻ sống trong gia đình Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012 52 nhiều thế hệ, trẻ được gửi nhà trẻ hoặc trẻ sống trong vùng dân cư đông đúc, chật chội ít có nguy cơ mắc bệnh dị ứng hơn vì sự tiếp xúc thường xuyên với virus và vi khuẩn lúc nhỏ có thể bảo vệ không phát bệnh bệnh dị ứng khi lớn hơn –giả thuyết vệ sinh(16). - Mohamed Elfatih H. Bashi(1) nhận thấy hiện tượng điều hòa ngược IgE đặc hiệu liên quan đến hiện tượng giảm tiết IL-13 của tế bào T đặc hiệu và làm giảm phản ứng dị ứng ở chuột đã nhiễm giun sán. - Kunihiko Kitagaki(9) nhận thấy ở các nước chậm phát triển chính điều kiện vệ sinh kém đã giúp cộng đồng bảo vệ được bệnh hen. Tác giả cho rằng tiếp xúc nhiều với tác nhân gây bệnh sẽ làm giảm phản ứng viêm qua trung gian tế bào Th2. Chuột nhiễm giun sán cũng được bảo vệ để chống lại hiện tượng viêm theo kiểu eosinophile do truyền thụ động tế bào CD4 được kích thích bởi OVA. Kunihiko Kitagaki nhận thấy sự hiện diện của giun sán đã chống lại bệnh hen và các rối loạn do cơ địa, và cytokine IL-10 có vai trò quan trọng trong cơ chế điều hòa phản ứng viêm dị ứng phụ thuộc nhiễm giun sán. - Viện Quốc Gia sức khỏe Hoa Kỳ cho biết khoảng 40-50 triệu người Mỹ mắc bệnh dị ứng, và có những báo cáo cho thấy tại vùng xích đạo, nơi nhiễm nặng giun sán thì tỷ lệ bệnh hen và bệnh dị ứng rất thấp. Người ta nhận thấy vai trò của các cytokine 17, cytokine 25 trong cơ chế loại trừ miễn dịch này(15). Các loài giun sán gây nhiễm trên nhóm trẻ mắc bệnh hen Kết quả khảo sát nhiễm giun sán trên 33 trẻ mắc bệnh hen cho thấy: Chỉ nhiễm một loại giun sán: Giun sán đường ruột: Trichuris trichiura (giun tóc) Giun sán trong mô: Strongyloides stercoralis, Paragonimus sp., Đồng nhiễm giun: Strongyloides stercoralis, Paragonimus sp., Toxocara canis. Nghiên cứu từ các tác giả khác cũng cho kết quả với các loài giun sán tương tự: Philip Cooper: nghiên cứu trên Ascaris lumbricoides (giun đũa), Trichuris trichiura (giun tóc), Ankylostoma duodenale (giun móc), Enterobius vermicularis (giun kim) (5) Jo Leonardi-Bee: nghiên cứu trên Ankylostoma duodenale (giun móc), Ascaris lumbricoides (giun đũa), Trichuris trichiura (giun tóc), Enterobius vermicularis (giun kim)(2). Carsten Flohr: nghiên cứu trên Ankylostoma duodenale (giun móc), Ascaris lumbricoides (giun đũa), Trichuris trichiura (giun tóc)(7). Mai Nguyệt Thu Hồng, Trần Thị Kim Dung và cs.(16) (2010): Strongyloides stercoralis (giun lươn) Ankylostoma duodenale (giun móc), Toxocara canis (giun đũa chó, mèo). Như vậy, phân bố loài giun sán mà chúng tôi quan sát được ở trẻ mắc bệnh hen cũng phù hợp với các nghiên cứu khác. KẾT LUẬN Khảo sát “Sự liên quan giữa nhiễm giun sán và bệnh hen ở trẻ em tại huyện Củ Chi” đã thu được các kết quả như sau: Quần thể nghiên cứu có 158 trẻ 7-15 tuổi, 62,66% trẻ nam và 37,34% trẻ nữ. 21 xã của huyện Củ Chi đều có trẻ tham gia nghiên cứu. Nêu lên được sự liên quan giữa nhiễm giun sán và mắc bệnh hen. Tỷ lệ mắc bệnh hen ở trẻ có nhiễm giun sán là 8,6%. Tỷ lệ mắc bệnh hen ở trẻ không nhiễm giun là 28%. Tỷ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học 53 suất chênh OR là 0,24, p=0,004, 95% CI: 0,08- 0,69. Kết quả cho thấy có sự liên quan giữa nhiễm giun sán và mắc bệnh hen. Trẻ nhiễm giun sán có tỷ lệ mắc bệnh hen thấp hơn 4,16 lần (1/0,24) so với trẻ không nhiễm giun sán. Các loài giun sán gây nhiễm trên nhóm trẻ mắc bệnh hen: Trichuris trichuria, Strongyloides stercoralis, Paragonimus sp. và Toxocara canis. Kết quả của nghiên cứu này đã nêu lên được 1 nhận xét là nhiễm giun sán có giảm nguy cơ bệnh hen trong quần thể. Trẻ nhiễm giun sán có tỷ lệ mắc bệnh hen thấp hơn 4,16 lần (1/0,.24) so với trẻ không nhiễm giun sán. Đây là tiền đề cho 1 số nghiên cứu khác như nhiễm giun sán và độ nặng của bệnh hen, xổ giun và bệnh hen, tương tác miễn dịch giữa nhiễm giun và bệnh hen... để tìm hiểu sâu hơn về cơ chế miễn dịch trong nhiễm giun sán và sự đồng tiến hóa của vi sinh vật và con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bashir MEH, Andersen P, Fuss IJ, Shi HN, Anderson CN (2002). An Enteric Helminth Infection Protects Against an Allergic Response to Dietary Antigen. The Journal of Immunology, 169: 3284-3292. 2. Bee LJ, Pritchard D, Britton J et al (2006). Asthma and Current Intestinal Parasite Infection Systematic Review and Meta- Analysis American. Journal of Respiratory and critical care medicine, 174: 514-523. 3. Cazzoletti L, Marcon A, Janson C, Corsico A, Jarvis D, Pin I, et al (2007). Asthma control in Europe: a real –world evaluation based on an international population-based study. J. Allergy Clin. Immunol. 120 (6): 1360-1367. 4. Clark TJH, Bateman ED, Bousquet J, Busse WW, Grouse L, Holgate ST, Lenfant C, Byrne P, Ohta K, Pedersen SE, Singh RB, Tan WC, Barnes PJ, Beasley R, Bisgaard H, Boushey HA, Custovic A, FitzGerald JM, Neville R, Silverman M, Sterk P, Schayck OCP, Vignola AM (2004). Global Initiative for Asthma. Global Strategy for Asthma Management and Prevention pp 1- 180. 5. Cooper P (2009). Interactions between helminth parasites and allergy. Clinical immunology. 9 (1): 29-37. 6. Dagoye D, Bekele Z, Woldemichael K et al (2003). Wheezing, allergy and parasite infection in children in urban and rural Ethiopia. Am J Respir Crit Care Med; 167: 1369–1373. 7. Flohr C et al (2006) Poor sanitation and helminth infection protect against skin sensitization in Vietnamese children: A cross-sectional study American Academy of Allergy, Asthma and Immunology: 1305-1311. 8. Hoàng Trọng Kim (2007). Hen phế quản trẻ em. Nhi Khoa, Chương trình đại học. Tập 1:333-354. 9. Kitagaki K, Businga TR, Racila D, Elliott DE, Weinstock JV, Kline JN (2006). Intestinal Helminths Protect in a Murine Model of Asthma. The Journal of Immunology, 177: 1628-1635. 10. Lương Bá Phú, Triệu Kim Đang, Lê Văn Đảng, Vũ Quốc Bảo (2006). Nghiên cứu dịch tễ, biểu hiện bệnh lý và điều trị bệnh sán lá phổi ở huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái Ký sinh trùng và côn trùng y học. Công trình nghiên cứu khoa học báo cáo tại Hội nghị Khoa học toàn quốc chuyên ngành sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng giai đoạn 2001-2005, tập 2: 97- 107. 11. Lynch NR, Hagel I, Perez M, Di Prisco MC, Lopez R & Alvarez N (1993). Effect of anthelmintic treatment on the allergic reactivity of children in a tropical slum. J Allergy Clin Immunol. 92: 404–411. 12. Mai Nguyệt Thu Hồng. Trần Thị Kim Dung, Phan Anh Tuấn, Nguyễn Văn Liêng, Nguyễn Văn Châu, Trần Vinh Hiển (2010). Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của nhiễm giun lươn, giun đũa chó mèo và giun móc của thai phụ trên phản ứng lao tố của trẻ 6 tháng tuổi. Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 27 – Tạp chí y học TP. HCM – ISSN 1859 – 1779. 13. Muray PR, Baron EJ, Pealler MA, Tenover FC, Yolken RH (2003). Mannual of clinical microbiology. Vol (2), 8th edition, pp 1903– 1919. American Society for Microbiology. Washington DC. 20036-2904, USA. 14. Nguyễn Năng An (2001). Chương trình khởi động hen phế quản. Thông tin y dược 6- 174-175. 15. Nguyễn Thị Ngọc (2008). Đánh giá tính giá trị của bảng C-ACT trong lượng giá kiểm soát suyễn ở trẻ 4-11 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. HCM. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa. 16. Nguyễn Văn Chương, Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Văn Khá, Bùi Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Giáo (2005). Nghiên cứu thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ ở một số tỉnh miền Trung Việt Nam, bước đầu thử nghiệm một số giải pháp can thiệp. Ký sinh trùng và côn trùng y học. Hội nghị Khoa học toàn quốc chuyên ngành sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng giai đoạn 2001-2005 - 68-71. 17. Nguyễn Văn Khá, Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Văn Chương, Bùi Anh Tuấn (2006). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm giun sán đường ruột ở 3 tỉnh Tây nguyên. Thử nghiệm giải pháp can thiệp ở một số địa bàn Ký sinh trùng và côn trùng y học. Công trình nghiên cứu khoa học báo cáo tại Hội nghị Khoa học toàn quốc chuyên ngành sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng giai đoạn 2001-2005, tập 2:155- 163. 18. Nguyễn Võ Hinh, Bùi Thị Lộc, Lương Văn Định, Ho àng Thị Diệu Hương, Trần Thị Mộng Liên, Hồ Văn Mới, Thân Nguyên Tám, Nguyễn CaomVĩnh Uyên, Nguyễn Dung, Dương Quang Minh, Hoàng Hữu Nam (2005). Tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em và vấn đề sử dụng nhà vệ sinh, nguồn nước sinh hoạt tại huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế năm 2004-2005 Ký sinh trùng và côn trùng y học. Hội nghị Khoa học toàn quốc chuyên ngành sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng giai đoạn 2001-2005 - 172-178. 19. Turner KJ, Quinn EH, Anderson HR (1978). Regulation of asthma by intestinal parasites. Investigation of possible mechanisms. Immunology. 35(2): 281–288. 20. Yazdanbakhsh M, Kremsner PG et al. (2002). Allergy, parasites, and the hygiene hypothesis. Science; 296: 490–494.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_lien_quan_giua_nhiem_giun_san_va_benh_hen_o_tre_em_tai_hu.pdf
Tài liệu liên quan