Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta và việc vận dụng nguyên lý thống nhất giữa lí luận và thực tiễn
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
B. PHẦN NỘI DUNG .
Chương I : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tính tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta
1.1. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
1.1.1. Công nghiệp hoá
1.1.2. Hiện đại hoá
1.2. Tính tất yếu phải tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
1.2.1. Công nghiệp hoá là xu hướng mang tính quy luật của các nước đi từ nền sản xuất nhỏ lên một nền sản xuất lớn.
1.2.2. Những tiền đề để thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở nước ta
CHƯƠNG II: Lý luận và thực tiễn trong quá trình công nghiệp hoá.
2.1. Lý luận.
2.1.1. Khái quát, tổng kết hóa của qúa trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
2.1.2. Quan điểm chỉ đạo.
2. 2. Thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của các nước đi trước .
2.2.2. Phương hướng, nội dung, mục đích của công nghiệp hóa.
2.2.3. Yêu cầu nảy sinh khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
C. KẾT LUẬN
TÀI KIỆU THAM KHẢO.
15 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự nghiệp công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta và việc vận dụng nguyên lý thống nhất giữa lí luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
A. Phần mở đầu.........................................................................................2
B. Phần nội dung .....................................................................................4
Chương I : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tính tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta.........................................................4
1.1. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.................................................................4
1.1.1. Công nghiệp hoá....................................................................................4
1.1.2. Hiện đại hoá...........................................................................................4
1.2. Tính tất yếu phải tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá....................4
1.2.1. Công nghiệp hoá là xu hướng mang tính quy luật của các nước đi từ nền sản xuất nhỏ lên một nền sản xuất lớn......................................................4
1.2.2. Những tiền đề để thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở nước ta.....................................................................................6
Chương II: Lý luận và thực tiễn trong quá trình công nghiệp hoá...............7
2.1. Lý luận.....................................................................................................7
2.1.1. Khái quát, tổng kết hóa của qúa trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa...................................................................................................................8
2.1.2. Quan điểm chỉ đạo.................................................................................9
2. 2. Thực tiễn................................................................................................10
2.2.1. Kinh nghiệm của các nước đi trước ....................................................10
2.2.2. Phương hướng, nội dung, mục đích của công nghiệp hóa....................11
2.2.3. Yêu cầu nảy sinh khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa...........13
C. Kết luận...............................................................................................14
Tài kiệu tham khảo.............................................................................15
A. Phần mở đầu
Hiện nay trên thế giới tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh và sôi động, các nước nhanh chóng thực hiện các chính sách kinh tế nhằm đưa kinh tế phát triển. Muốn vậy các nước không còn con đường nào khác là phải thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Do vậy vấn đề công nghiệp hoá là vấn đề chung mang tính toàn cầu khiến mọi người đều phải quan tâm đến nó.
Việt Nam xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp lại do ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ác liệt và lâu dài, do đó chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Công cuộc đổi mới của nước ta tiến hành từ năm 1986 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tạo ra những tiền đề cơ bản cho công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Từ đó đến nay Đảng ta luôn xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ.
Thực tế đã chứng minh rằng phát triển kinh tế là quy luật khách quan của tồn tại và phát triển xã hội loài người và bất cứ ở giai đoạn nào, ở bất kì đất nước nào, không loại trừ các nước giàu mạnh về kinh tế, suy đến cùng đều được bắt đầu và quyết định phát triển kinh tế nghĩa là phải bắt đầu từ phương thức sản xuất. Vấn đề khác nhau giữa các nước thì ở mục tiêu, nội dung và cách thức phát triển, có sự khác nhau về tốc độ, hiệu quả.
Như ta đã biết mỗi phương thức sản xuất nhất định đều có cơ sở vật chất tương ứng. Cơ sở vật chất kĩ thuật nhất định thường được hiểu là toàn bộ của lực lượng sản xuất cùng với kết cấu của xã hội đã đạt được trình độ xã hội tương ứng. Cơ sở vật chấ của một xã hội tồn tại trong phạm vi các quan hệ sản xuất nhất định nên nó mang dấu ấn và chịu sự tác động của các quan hệ sản xuất trong việc tổ chức quá trình công nghệ.
Hiện nay đất nước ta còn nghèo (thuộc nhóm thứ 3) thì việc công nghiệp hoá - hiện đại hoá là con đường tất yếu. Từ Đại hội Đảng lần VI của Đảng xác định đây là thời kì phát triển mới - thời kì "Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước" định hướng phát triển nhằm mục tiêu “Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hơp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
Vấn đề công nghiệp hoá - hiện đại hoá là một vấn đề rất rộng bao hàm nhiều mặt nội dung. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này em xin trình bày vấn đề “Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta và việc vận dụng nguyên lý thống nhất giữa lí luận và thực tiễn”.
B. nội dung
Chương I: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tính tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta
1.1. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
1.1.1. Công nghiệp hoá.
Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi cơ bản,toàn diện phương thức sản suất và dịch vụ từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng rộng rãi sức lao đọng gắn liền với công nghệ,phương tiện và phương pháp tiên tiến để tạo nềm tảng cho sự tăng trưởng nhang hiệu quả cao và bền lâu.
1.1.2. Hiện đại hoá.
Hiện đại hoá là quá trình cải biến một xã hội cổ truyền thành một xã hội hiện đại có trình độ văn minh cao hơn, có nền kinh tế phát triển với nhịp độ tăng trưởng nhanh, tính theo bình quân đầu người ngày càng cao.
Công nghiệp hoá nhất thiết phải gắn liền với hiện đại hoá để hình thành một xã hội văn minh công nghiệp bao gồm cả chính trị, kinh tế, văn hoá.
1.2. Tính tất yếu phải tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
1.2.1. Công nghiệp hoá là xu hướng mang tính quy luật của các nước đi từ nền sản xuất nhỏ lên một nền sản xuất lớn.
Để có một xã hội như ngày nay không phải do tự nhiên mà có, nó do quá trình tích luỹ về lượng ngay từ khi nó loài người xuất hiện thì sản xuất thô sơ, đời sống không ổn định, cơ sở vật chất hầu như không có gì nhưng trải qua sự nỗ lực của con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến nó thông qua lao động, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử giờ đây con người đã tạo ra được những thành công đáng kể. Thành tựu đạt được là do quy luật phát triển do tự thân vận động của con người trong toàn bộ xã hội. Ngày nay công cuộc, các nước đã cố gắng rất nhiều trong cuộc cạnh tranh chạy đua về kinh tế. Thể hiện là các chính sách, đường lối và phát triển ngày một toàn diện hơn, về các mặt quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, nền văn hoá và con người của xã hội đó. Công nghiệp hoá chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất cho nền sản xuất hiện đại.
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại cũng là một quy luật chung, phổ biến với tất cả các nước. Tuy nhiên tuỳ từng nước khác nhau, do điểm xuất phát tíên lên khác nhau, mục tiêu phát triển không giống nhau nên cách tiến hành cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn, hiện đại không giống nhau. Đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển như nước ta hiện nay, công nghiệp hoá là quá trình mang tính quy luật, tất yếu để tồn tạivà phát triển nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền sản xuất lớn hiện đại.
Có tiến hành công nghiệp hoá chúng ta mới:
ỉ Xây dựng được cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
ỉ Mới tiến hành tái sản xuất mở rộng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, mới tích luỹ về lượng mới để xây dựng thành công nền sản xuất lớn CNXH.
ỉ Mới tăng cường phát triển lực lượng giai cấp công nhân.
ỉ Mới củng cố quốc phòng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
ỉ Mới góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc, xây dựng con người mới ở VN.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nhỏ, lạc hậu về khoa học kĩ thuật, lực lượng sản xuất còn non kém chưa phù hợp với quan hệ sản xuất của XHCN. Để có cơ sở kỹ thuật của nền kinh tế lớn hơn không còn con đường nào khác là công nghiệp hoá, cơ khí hoá cân đối và hiện đại trên trình độ khoa học kĩ thuật phát triển cao.
Muốn vậy công nghiệp hoá là phát triển tuần tự và phát triển nhảy vọt, cùng một lúc thực hiện hai cuộc cách mạng đó là chuyển lao động thô sơ sang lao động bằng máy móc và chuyển lao động bằng máy móc sang lao động tự động hoá có sự chỉ đạo của nhà nước theo định hướng XHCN.
1.2.2. Những tiền đề để thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở nước ta.
ỉ Sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước. Đây là tiền đề quyết định thắng lợi của sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta.
ỉ Phát triển nguồn lực: Để triển khai những ý tưởng về công nghiệp hoá - hiện đại hoá trước mắt cũng như lâu dài phải tính đến yếu tố hàng đầu của nguồn nhân lực. ở đây vấn đề là giáo dục là cái nền của nguồn nhân lực, không phải nhân lực chung chung mà ở đây nhân lực của một nền sản xuất lớn XHCN.
Ngoài việc bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nhân lực còn đỏi phải chú ý chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng.
ỉ Phát huy sức mạnh của năm thành phần kinh tế.
Muốn vậy phải kiểm soát giảm những yếu tố tự phát trong cơ chế mới và đảm bảo nó phát triển theo định hượng XHCN.
ỉ Về thị trường vốn: Thị trường cũng là một nhân tố quan trọng, là nơi công nghiệp hóa có thể thành công, là môi trường cạnh tranh tạo sự phát triển về kinh tế nólà nơi giải quyết các mâu thuẫn tồn tại bên trong nền kinh tế. Do vậy chúng ta cần phải chú ý đến cả thi trường trong nước và ngoài nước, để tạo ra động lực cho sự phát triển.
ỉ Bên các nhân tố làm nên công nghiệp hóa còn rất nhiều các nhân tố liên quan đến chính sách của Nhà nước, tài nguyên, môi trường tự nhiên…
Chương II: Lý luận và thực tiễn trong quá trình công nghiệp hoá
2.1. Lý luận
Mỗi phương thức sản xuất đặc trưng cho một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, và lịch sử loài người là sự phát triển kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất, phương thức sản xuất cũ lạc hậu tất yếu được thay thế bằng phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Trong mỗi phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định. Lực lượng sản xuất chẳng những là thước đo thực tiễn của con người trong việc cải tạo tự nhiên nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngừơi mà còn làm thay đổi quan hệ giữa người với người trong sản xuất, trong xã hội. Tuy nhiên nếu lực lượng sản xuất là cái cấu thành nền tảng vật chất của toàn bộ lịch sử nhân loại, thì quan hệ sản xuất là cái cấu thành cơ sở kinh tế xã hội, là cơ sở thực hiện hoạt động sản xuất tinh thần của con người của toàn bộ những quan hệ tư tưởng, tinh thần và những thiết chế tương ứng trong xã hội.
C.Mác đã đưa ra kết luận rằng: xã hội loài người phát triển trải qua nhiều giai đoạn của sự phát triển đó là sự vận động theo hướng tiến lên của các hình thái kinh tế xã hội, là sự thay thế hình thái kinh tế này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn mà gốc rễ sâu xa của nó là sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Rằng sự vật và sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là do tác động của các quy luật khách quan.
Những tư tưởng cơ bản đó trong học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội chính là cơ sở lý luận cho phép chúng ta khẳng định sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay là phù hợp với quy luật khách quan trong quá trình phát triển của dân tộc ta, của thời đại.
Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, công nghiêp hoá vẫn được coi là phương hướng chủ đạo, phải trải qua của các nước đang phát triển. Đối với nước ta khi các tư tưởng cơ bản trong học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội được nhận thức lại một cách khoa học và sâu sắc với tư cách là cơ sở lý lụân của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì một mặt, chúng ta phải đẩy mạnh sự nghiệp này trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để nhanh chóng tạo ra lực lượng sản xuất, hiện đại cho chế độ mới. ậ đây "công nghiệp hoá thực chất là xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH". Đó không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỉ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với căn bản công nghiệp, tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hoá, kết hợp những bước tiến tuần tự về công nghệ với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu, hình thành những mũi nhọn phát triển theo trình độ tiên tiến của khoa học công nghệ thế giới.
Mặt khác chúng ta phải chú trọng xây dựng và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và theo định hướng XHCN. Đây là hai nhiệm vụ được thực hiện đồng thời, chúng luôn tác động, thúc đẩy hỗ trợ cùng phát triển. Bởi lẽ "nếu công nghiệp hóa - hiện đại hóa tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ xã hội mới, thì việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp".
2.1.1. Khái quát, tổng kết hóa của qúa trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Như ta đã biết từ khi CNXH khoa học được xây dựng ở tất cả các nước XHCN đều thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Cơ chế này đã tồn tại khá lâu và được xem là đặc trưng riêng biệt của CNXH. Thậy sự thì không phải như vậy, nền kinh tế tập trung không phải là đặc trưng của CNXH, cũng như nền kinh tế thị trường không phải là duy nhất được thiết lập trong CNTB. Nền kinh tế tập trung đã được thiết lập trong CNTB được các nước tư bản áp dụng trước khi nhiều nước xác lập XHCN nhưng họ đã xóa bỏ nó để chuyển sang kinh tế thị trường . Nhưng công bằng mà nói cũng chưa phải là cái duy nhất đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển xã hội theo quan điểm Mac - Lênin thì xã hội cộng sản là một xã hội tiên tiến, con người có thể "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu" nhưng thực tế trong CNXH của cải xã hội chưa đạt đến mức hết sức phong phú, dư thừa và trong cả giai đoạn tiếp theo, do vậy trong thời kì quá độ lên CNXH thì tồn tại nền sản xuất hàng hóa, nền kinh tế thị trường bước phát triển cao nhất của nền sản xuất hàng hoá là lẽ đương nhiên.
Những năm vừa qua với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường VN đã làm thế giới ngỡ ngàng, ca ngợi. Từ chỗ chúng ta còn xa lạ, nay đã hội nhập được với nền kinh tế thế giới. Tất cả những thành tựu mà chúng ta đã đặt được đã nói nên công cuộc đổi mới ở nước ta là cuộc cách mạng thực sự.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học và là một trong những đỉnh cao của chế độ loài người, do vậy Đảng đã tuyên bố lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ CHí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động cách mạng. Đổi mới ở nước ta không chỉ giới hạn về lĩnh vực kinh tế mà tạo điều kiện cho chúng ta nhận thức mới chính xác hơn về vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kì quá độ lên CNXH, trước đây ta nhận thức chưa đúng, hơn thế ta còn nhận thức sai lầm nhgiêm trọng đầy aỏ tưởng duy ý chí về mình. Chúng ta đã nhận thức lại và đánh giá đúng sự thật. Nhờ đổi mới tư duy nhiều vấn đề công nghiệp hoá - hiện đại hoá được nhận thức lại.
Các nước TBCN đã thực hiện thành cường quốc về kinh tế, nhưng họ lại bất lực trước việc giải quyết các vấn đề quan hệ xã hội họ mang tư tưởng bảo thủ lấy hiện tượng che lấp bản chất, công cuộc đổi mới mục đích là kinh tế chứ không phải vì con người. Một xã hội vẫn còn tồn tại sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là chính thì con người chỉ là kẻ làm thuê luôn bị bóc lột sức lao động của mình không hưởng quyền của con người. Hiện nay Đảng ta đã đội với công nghiệp hóa đất nước phải thực hiện mục tiêu "ổn định chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân". Một mục tiêu cực kì quan trọng thể hiện rõ tính cách mạng của công nghiệp hóa VN đó là phấn đấu xây dựng nước ta thành quốc gia công nghiệp hóa - hiện đại hóa "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh".
2.1.2. Quan điểm chỉ đạo
Từ thực tiễn tiến hành công nghiệp hóa trước đây và căn cứ vào đặc điểm tình hình hiện nay cũng như yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kì mới, trong toàn bộ công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ta được tiến hành theo những quan điểm sau đây:
ỉ Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài trên cơ sở một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.
ỉ Công nghiệp hóa , hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mỗi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.
ỉ Lời việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân tích cực cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích luỹ cho đầu tư và phát triển. Tăng cường kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá giro dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
ỉ Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa hiện đại hóa. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.
ỉ Lấy hiệu quả kinh tê - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới ưu tiên qui mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh, đồng thời, xây dựng một số công trình qui mô thật lớn, có hiệu quả, có chính sách hỗ trợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng phát triển.
ỉ Kết hợp chặt chẽ và toàn diện phát triển kinh tế với tăng cường củng cố nền quốc phòng - an ninh của đất nước.
2.2. Thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của các nước đi trước
Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy một quá trình công nghiệp hóa thành công cho đến nay đều đỏi phải có điều kiện sau đây
Thứ nhất là thị trường. Lịch sử nhân loại chưa có một quốc gia nào khi công nghiệp hóa mà không cần đến thị trường, vốn, công nghệ, lao động, tài nguyên. Các chính sách tự do hóa thương mại, giá cả, tín dụng… là cực kì quan trọng trong việc mở rộng thị trường trong nước, thị trường thế giới rất khắc nghiệt. Đối với VN thị trường có ý nghĩa rất quan trọng, đồng thời VN là thị trường hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài.
Nguồn nhân lực: Đây là một trong những hạt nhân của lực lượng sản xuất. Thực tế ở các nước đã phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa cho thấy là việc xác lập một cơ cấu nguồn nhân lực thích hợp, đầu tư tài chính đủ cho giro dục và y tế, thực hiện cơ chế thị trường trong việc sử dụng nhân lực kết hợp với chính sách ưu đãi.
Thứ ba là công nghệ và vốn: Để phát triển lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất của CNXH thì không thể không cần đến công nghệ và vốn. Thực tế cho thấy các nước đi trước phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đều dựa chủ yếu vào phát triển công nghệ và vốn. Đối với VN thì thu hút vốn và công nghệ tiên tiến của nước ngoài là cần thiết đồng thời có chính sách thu hút vốn trong nước và phát triển với công nghệ với 3 đặc trưng chủ yếu trên mô hình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở VN phải tận dụng tối đa lợi thế của nền kinh tế phát triển cao hơn, có chính sách cụ thể đúng đắn để điều chỉnh sự đúng đắn của các nhân tố trên phục vụ đắc lực vào thực tiễn.
2.2.2. Phương hướng, nội dung, mục đích của công nghiệp hóa
Phương hướng:
Phương hướng hiện nay là công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa và công nghiệp hóa phát triển theo mô hình công nghiệp hóa của các nước trên thế giới đồng thời tính đến đặc điểm cụ thể thiên nhiên con người VN.
Nội dung :
ỉ Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất trước hết bằng việc cơ khí hóa nền sản xuất xã hội trên cơ sở áp dụng những thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ.
ỉ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải chú trọng xây dựng và phát triển công nghiệp và sản xuất tư liệu sản xuất nhằm bảo đảm cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên cơ sở kỹ thuật tiên tiến.
ỉ Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả hơn.
ỉ Củng cố và tăng cường vị trí chủ đạo của quan hệ sản xuất XHCN, tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất XHCN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Mục tiêu :
ỉ Mục tiêu dài hạn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, dựa trên một nền tảng khoa học và công nghệ tiên tiến, tạo ra lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh, nâng cao khả năng hợp tác phát triển với bên ngoài, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã h ội công bằng, văn minh.
ỉ Mục tiêu trung hạn là để từng bước thực hiện thành công mục tiêu lâu dài trên đây. Căn cứ vào yêu cầu phát triển đất nước và khả năng thực tế của đất nước, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta đến năm 2020 là ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
ỉ Mục tiêu xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Mục tiêu này cho thấy sự nghiệp đó là một cuộc cách mạng toàn diện sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó trước hết là vì con người do con người.
2.2.3. Yêu cầu nảy sinh khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong bối cảnh hiện nay công nghiệp hóa hiện đại hóa được coi là xu hướng phát triển chung tất cả các nước đang phát triển. Đối với nước ta chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu thì công nghiệp hóa - hiện đại hóa là "nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt từ thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội" là con đường tất yếu để đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu thì trước tiên phải chăm lo phát triển kinh tế, song sẽ là sai lầm nếu không quan tâm giải quyết tới những vấn đề xã hội.
c. kết luận
Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở VN là một tất yếu lịch sử. Nó nhằm tới những mục tiêu rất cụ thể và mang tính cách mạng. Nó thay đổi mới hàng loạt vấn đề cả về lý luận và thực tiễn, cả về kinh tế, chính trị - xã hội. Nóbảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh điều kiện mới.
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa là nhằm mục tiêu biến đổi nước ta thành nước công nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thụât hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của sản xuất. Nguồn lực con người được phát huy, mức sống vật chất tinh thần được nâng cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Như vậy công nghiệp hóa - hiện đại hóa là quá trình lâu dài để tạo ra sự chuyển đổi cơ bản toàn bộ bộ mặt nước ta về kinh tế - chính trị - quốc phòng - an ninh. Quá trình công nghiệp hóa hiện nay mới chỉ là bước đầu những thành tựu khiêm tốn mà nền kinh tế VN đạt được là rất đáng khích lệ.
Việc Đảng và Nhà nước chọn con đường tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa là hết sức đúng đắn. Bằng sự thông minh, sáng tạo, cần cù của con người VN chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng trong một tương lai không xa, VN sẽ trở thành con Rồng Châu á và chúng ta hoàn thành công nghiệp hoá - hiện đại hóa, đưa đất nước VN sánh vai với các nước bạn bè trong cộng đồng quốc tế trên con đường phát triển.
Công nghiệp hoá - hiện đại hóa là một đề tài hết sức rộng lớn, vì vậy trong bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Triết học Mác - Lênin – tập 1- NXB Giáo Dục - 1999.
2. Thực trạng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn VN - NXB Thống kê Hà Nội – 1998.
3. CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - NXB Chính trị Quốc gia.
4. Đảng cộng sản Việt Nam – Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX – NXB Chính trị Quốc gia Hà nội - 2001
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60468.DOC