The distribution of perfluorinated chemicals (PFCs) in surface water samples (n = 40)
and sediment samples (n = 36) from West lake and Yen So lake in rainy and dry season were
determined. Average concentrations of total PFCs detected in water samples were 10.78 ng/l (8.13 –
13.25 ng/l) in West lake and 14.55 ng/l (12.42 – 17.64 ng/l) in Yen So lake. The total PFCs in
sediment samples from West lake and Yen So lake ranged from 0.03 to 0.26 ng/g dry weight (mean,
0.11 ng/g) and from 0.08 to 2.01 ng/g dry weight (mean, 0.79 ng/g), respectively. The results of this
study indicated that short-chain PFCs (C4-C10) were the dominant PFCs in water, while long-chain
PFCs dominated sediment in both two lakes. PFCs accumulation was found in sediment and water of
both Yen So lake and West lake with distribution factor (log KD) in a range of 1.05 and 2.91
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phân bố và tích lũy các hợp chất peflo hóa (PFCs) trong nước và trầm tích tại hai hồ lớn của thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 1 (2018) 31-37
31
Sự phân bố và tích lũy các hợp chất peflo hóa (PFCs)
trong nước và trầm tích tại hai hồ lớn của thành phố Hà Nội
Nguyễn Thúy Ngọc, Phan Đình Quang, Trương Thị Kim,
Phùng Thị Vĩ, Phạm Hùng Việt, Dương Hồng Anh*
Phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Phân tích phục vụ kiểm định môi trường và an toàn thực phẩm
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
Nhận ngày 16 tháng 8 năm 2017
Chỉnh sửa ngày 20 tháng 9 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 3 năm 2018
Tóm tắt: Các hợp chất peflo hóa (PFCs) được phân tích trong 40 mẫu nước và 36 mẫu trầm tích
được lấy tại hai hồ lớn tại Hà Nội là hồ Tây và hồ Yên Sở trong 2 mùa mưa và mùa khô. Nồng độ
trung bình tổng PFCs phát hiện được trong nước hồ Tây là 10,78 ng/l (8,13 - 13,25 ng/l) và trong
nước hồ Yên Sở là 14,55 ng/l (12,42 - 17,64 ng/l). Hàm lượng PFCs trung bình trong trầm tích hồ
Tây là 0,11 ng/g mẫu khô (0,03 - 0,26 ng/g mẫu khô) và hồ Yên Sở là 0,79 ng/g mẫu khô (0,08-
2,01 ng/g mẫu khô). Tại cả hai hồ, các PFCs được tìm thấy trong nước chủ yếu có số nguyên tử
cacbon trong phân tử thấp (từ C4 đến C10), còn trong trầm tích các cấu tử C8 đến C10 chiếm
thành phần chính. Có sự tích lũy các PFCs trong nước và trầm tích tại hai hồ Tây và Yên Sở với hệ
số phân bố PFCs giữa trầm tích và nước (log KD) trong khoảng 1,05 tới 2,91.
Từ khóa: PFCs, nước, trầm tích, hồ Yên Sở, hồ Tây.
1. Mở đầu
Nhóm hợp chất peflo hóa (PFCs) được sản
xuất từ những năm 1950 và sử dụng rộng rãi
trong các ngành công nghiệp và sản phẩm sinh
hoạt. Do hội đủ các tính chất của các chất ô
nhiễm hữu cơ bền vững nên một số chất thuộc
nhóm PFCs bao gồm muối peflooctansunfonat
(PFOS) và peflooctansunfonyl florua (PFOSF)
đã được bổ sung vào Phụ lục B của Công ước
Stockholm năm 2009 Ở Việt Nam, mặc dù
_______
Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-.
Email:
https://doi.org/10.25073/2588-1140/vnunst.4708
không có sản xuất PFCs nhưng các sản phẩm có
khả năng chứa PFCs được nhập khẩu và sử
dụng dưới 3 dạng chính là nhóm sản phẩm tiêu
dùng, sản phẩm chuyên dụng như vật liệu trong
bình dập lửa, dầu thủy lực, thuốc diệt côn trùng
và hóa chất dùng trong ngành dệt may, ngành
giấy, chất tẩy sơn, vecni... [1]. Sử dụng các sản
phẩm tiêu dùng và quá trình thải bỏ sẽ là nguyên
nhân tiềm tàng dẫn đến sự phát tán, vận chuyển
và tích lũy các hợp chất PFC trong môi trường ở
các nước nói chung trong đó có Việt Nam.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhà máy xử lý
nước thải nói chung là nguồn quan trọng chứa
các PFCs, đặc biệt là PFOS và peflooctanoic
axit (PFOA) ảnh hưởng tới hệ sinh thái nước
N.T. Ngoc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 1 (2018) 31-37
32
[2]. Có những nghiên cứu mô hình cũng cho
thấy nhà máy xử lý nước thải là nguồn chính
của các chất PFCs trong môi trường nước ở đô
thị [3,4]. Hiện nay, nước thải đô thị Hà Nội chỉ
được xử lý khoảng một phần ba, còn đều thải ra
các cống thoát, kênh mương, hồ, ao. Trong hệ
thống thoát nước thải đô thị tại Hà Nội, hồ, ao
được coi là bộ phận tiếp nhận, điều hòa nước
mưa, nước thải và tự làm sạch. Sự tồn lưu và ô
nhiễm nhóm hợp chất peflo hóa trong nước và
trầm tích của các hồ từ nguồn ô nhiễm nước
thải sinh hoạt và sản xuất của thành phố là
không thể tránh khỏi. Nghiên cứu đã tiến hành
thu thập mẫu nước và trầm tích tại hai hồ lớn
nhất của thành phố là hô Tây và hồ Yên Sở vào
mùa mưa và mùa khô trong năm để đánh giá
mức độ ô nhiễm, sự phân bố cũng như tích lũy
nhóm hợp chất PFCs trong hệ sinh thái nước
của hai hồ này. 12 hợp chất PFCs được định
lượng trong nghiên cứu này bao gồm 9 chất axit
pefloankyl từ C4 đến C12 và 3 chất muối
pefloankyl sulfonat C4, C6 và C8.
2. Thực nghiệm
2.1. Địa điểm và phương pháp lấy mẫu
Hồ Tây – hồ nước tự nhiên lớn nhất trong
nội thành Hà Nội với diện tích 530 ha là hồ
nước ngọt có nhiệm vụ điều phối nước mưa và
là nơi nuôi trồng thủy sản. Mỗi ngày, hồ đang
tiếp nhận khoảng 10.000 m3 nước thải sinh hoạt
của các hộ dân xung quanh. Hồ Yên Sở là một
quần thể các hồ chứa nhỏ nằm ở phía Nam của
thủ đô Hà Nội với diện tích mặt nước cỡ 70 ha.
Hồ Yên Sở nằm ở vị trí phía Nam Hà Nội, là
nơi tiếp nhận nước thải và nước mưa từ các
sông Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu được dẫn vào
hồ; chỉ một phần nhỏ nước thải cỡ
200.000m3/ngày được xử lý tại nhà máy xử lý
nước thải Yên Sở. Nguồn phát tán chất thải dự
kiến có thể đưa PFCs vào môi trường các hồ
chính là PFCs trong nước thải đô thị, ở Hà Nội
đây là nguồn hỗn hợp bao gồm cả nước thải
sinh hoạt, nước thải cơ sở sản xuất
Lấy mẫu: Mẫu nước và trầm tích mặt được
lấy tại 10 điểm trong hồ Tây và 10 điểm tại hồ
Yên Sở vào mùa mưa và mùa khô năm 2016.
Nước hồ được lấy tại tầng nước mặt và đựng
vào chai polyethylene (PE). Trầm tích cũng là
trầm tích mặt và được lấy bằng gầu lấy mẫu
chuyên dụng. Độ ẩm của mẫu trầm tích được xác
định tại 105oC sau khi mang về phòng thí nghiệm.
2.2. Xử lý mẫu: Mẫu nước được xử lý theo
qui trình chuẩn quốc tế ISO 25101, 2009 [5].
500ml mẫu nước được chiết làm sạch và làm
giàu bằng kỹ thuật chiết pha rắn sử dụng cột
trao đổi anion yếu (cột WAX, Oasis). Các PFCs
trên cột WAX được rửa giải bằng 4ml dung
dịch 0,1% amoniac trong metanol. Mẫu trầm
tích ướt 5 g được xử lý theo tài liệu hướng dẫn
của Dự án hợp tác với trường Đại học Liên hợp
quốc (UNU) [6]. Mẫu trầm tích được chiết siêu
âm 3 lần bằng metanol 20% trong nước. Dịch
chiết đó được ly tâm để loại hết cặn lơ lửng và
cho chảy qua cột trao đổi anion yếu WAX,
Oasis. 4ml dung dịch 0,1% amoniac trong
methanol được dùng để rửa giải các PFCs. Các
dịch chiết pha rắn được cô về 1 ml bằng khí N2
và lọc qua màng lọc nylon 0,2 µm vào lọ 1,5ml.
Toán hàm lượng PFCs trên khối lượng trầm tích
khô dựa trên độ ẩm của mỗi mẫu trầm tích đã
được xác định.
2.3.. Phân tích LC-MS/MS: Các PFCs được
phân tích định tính và định lượng bằng thiết bị
sắc ký lỏng ghép nối khối phổ hai lần LC-
MS/MS 8040, Shimadzu, Nhật Bản, sử dụng
cột tách: Shim-pack FC-ODS C18-ACF3
(100mm × 2,2µm), chương trình dung môi với
pha động A: 2 mmol/L dung dịch amoni
axetat/metanol tỉ lệ thể tích 9:1 và pha động B:
metanol [6]. Đường chuẩn được dựng theo
phương pháp nội chuẩn trong khoảng nồng độ
từ 0,5 đến 20 ng/ml, với hệ số tương quan
(R2)>0,99.
2.4. QA/QC: Hỗn hợp chất chuẩn gốc
được sử dụng là hỗn hợp PFAC-MXB 2ppm
(Wellington Lab) gồm 13 hợp chất axit
peflocacboxylic (từ C4-C14, C16 và C18) và 4
hợp chất pefloankyl sunfonat (C4, C6, C8 và
C10). Dung dịch nội chuẩn gốc MPFAC-MXA
2ppm của hãng Wellington lab là hỗn hợp được
đánh dấu 13C của 7 hợp chất axit pefluoroalky
N.T. Ngoc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 1 (2018) 31-37
33
lcarboxylic (bao gồm C4, C6, C8, C9, C10, C11
và C12) và đánh dấu 18O, 13C của 2 hợp chất
perfluoroalkylsulfonate (bao gồm C6 và C8).
Dung dịch nội chuẩn được thêm vào mỗi mẫu
vào để kiểm soát quá trình phân tích của từng
mẫu. Mẫu trắng được thực hiện trong mỗi mẻ
mẫu và mẫu thêm chuẩn được kiểm tra ít nhất
sau 10 mẫu được xử lý. Trong một mẻ bơm
mẫu trên thiết bị LC-MS/MS, dung dịch chuẩn
luôn được kiểm tra sau 10 lần bơm mẫu. Giới
hạn định lượng đối với 12 PFCs dao động từ
0,06 đến 0,6 ng/l cho mẫu nước và từ 0,01 đến
0,06 ng/g cho mẫu trầm tích [7]. Hiệu suất thu
hồi các PFCs trong mẫu nước nằm trong
khoảng 87 - 112%. Đối với mẫu trầm tích, qui
trình phân tích đáng tin cậy cho 10 hợp chất
PFCs với hiệu suất thu hồi từ 80 - 121% (3 -
16% CV) ngoại trừ PFUdA và PFDoA.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Nồng độ và sự phân bố PFCs trong nước:
Nồng độ trung bình của tổng 12 PFC được
phân tích trong 20 mẫu nước mặt hồ Tây là
10,78 ng/l nằm trong khoảng 8,13 đến 13,25
ng/l và trong 20 mẫu nước mặt hồ Yên Sở là
14,55 ng/l dao động trong khoảng 12,42 đến
17,64 ng/l. Nồng độ tổng PFC trong nước hồ
Yên Sở tìm thấy cao hơn hồ Tây (hình 1). Điều
này dễ dàng giải thích do hồ Yên Sở là nơi tiếp
nhận chủ yếu nước thải sinh hoạt của thành
phố. Ở từng hồ khi so sánh kết quả hai mùa
không thấy có sự khác biệt về nồng độ tổng
PFC quan trắc được trong nước giữa mùa khô
và mừa mưa (p < 0,05).
Hình 1. Nồng độ trung bình tổng 12 PFCs tại hồ Tây và Yên Sở.
Tại hồ Tây, sự phân bố thành phần các PFC
trong nước giống nhau trong cả hai mùa quan
trắc cho thấy nguồn chất ô nhiễm chảy vào hồ
Tây không có sự thay đổi nhiều cũng như dung
lượng lớn của hồ. Các PFC chiếm tỷ lệ cao nhất
trong số 12 chất phân tích là PFBA (cỡ 30%
của tổng PFCs), PFOA (25%) và PFHxA
(20%). Nồng độ trung bình của PFOA (2,48
ng/l) cao hơn sáu lần nồng độ PFOS (0,42 ng/l)
trong nước hồ Tây.
Tại hồ Yên Sở, thành phần của các PFC
trong nước khá thay đổi trong 2 mùa quan trắc
(hình 2) do ảnh hưởng trực tiếp của nước thải
thành phố và nước mưa. Trong mùa khô, các
PFC chiếm thành phần cao nhất là PFBS (38%
của tổng PFCs), PFOA (27%), PFHxA (22%)
và PFBA (20%), còn trong mùa mưa thứ tự là
PFOA (32%) và PFBA (32%). Nồng độ trung
bình của PFOA (2,93 ng/l) cao hơn sáu lần
nồng độ PFOS (0,46 ng/l) trong nước hồ Yên
Sở. Nhìn chung, tại cả hai hồ các cấu tử PFC
phát hiện được với tần suất cao là axit
pefloankyl có số nguyên tử cacbon trong phân
tử thấp từ C4 đến C9 (tần suất 80 - 100%) và
PFOS với tần suất 90%.
N.T. Ngoc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 1 (2018) 31-37
34
Hình 2. Sự phân bố các PFCs trong nước hồ Tây và hồ Yên Sở.
3.2. Nồng độ và sự tích lũy PFCs trong trầm tích:
Trong trầm tích hồ Tây, hầu hết 7 hợp chất
axit pefloankylcacboxylic và 3 hợp chất
pefloankylsulfonat đều không phát hiện được
hoặc phát hiện thấy ở hàm lượng rất thấp. Hàm
lượng trung bình của tổng PFCs là 0,12 ng/g
(0,03 - 0,26 ng/g) trầm tích khô vào mùa mưa
và 0,10 ng/g (0,04 - 0,20 ng/g) trầm tích khô
vào mùa khô. Hàm lượng trung bình tổng các
PFC phân tích được trong trầm tích hồ Yên Sở
vào mùa mưa là 0,76 ng/g (0,12 - 2,01 ng/g) và
vào mùa khô là 0,82 ng/g (0,08 - 1,75 ng/g).
Như vậy tương tự với mẫu nước, hàm lượng
PFC trong trầm tích hồ Yên Sở được tìm thấy
cao hơn so với trong trầm tích hồ Tây (bảng 1).
Tỷ lệ phần trăm phân bố các PFC trong trầm
tích hồ Yên Sở thay đổi trong 2 mùa. Tuy
nhiên, cấu tử chiếm thành phần cao cao nhất là
PFDA lại khá ổn định gần 50% trên tổng các
PFCs trong cả mùa mưa và mùa khô (hình 3).
Trong các mẫu phát hiện thấy PFC, các hợp
chất có số cacbon từ C8 đến C10 là phổ biến
với tần suất xuất hiện > 50 % so với các hợp
chất có số cacbon thấp.
Bảng 1. Hàm lượng trung bình và khoảng hàm lượng của các PFC trong trầm tích
tại hồ Yên Sở và hồ Tây (ng/g mẫu khô)
STT Tên chất
Hồ Yên Sở Hồ Tây
Mùa mưa (n=8) Mùa khô (n=8) Mùa mưa (n=10) Mùa khô (n=10)
1 PFBA < 0,03 0,04
(< 0,03 - 0,06)
0,07
(< 0,03 - 0,07)
0,05
(< 0,03 - 0,09)
2 PFPeA < 0,01 0,06
(< 0,01 - 0,15)
0,03
(< 0,01 - 0,04)
0,03
(< 0,01 - 0,04)
3 PFHxA 0,07
(< 0,01 - 0,12)
0,15
(< 0,01 - 0,15)
< 0,01 < 0,01
4 PFHpA < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01
5 PFOA 0,14
(0,01 - 0,45)
0,10
(< 0,01 - 0,38)
0,05
(< 0,01 - 0,09)
0,02
(< 0,01 - 0,04)
6 PFNA 0,11
(< 0,01 - 0,27)
0,11
(< 0,01 - 0,31)
0,05
(< 0,02 - 0,07)
0,04
(< 0,01 - 0,08)
7 PFDA 0,44
(0,01 - 1,19)
0,59
(0,01 - 1,13)
0,04
(< 0,03 - 0,07)
0,06
(0,04 - 0,08)
8 L-PFBS <0,06 0,06
(< 0,06 - 0,08)
< 0,06 < 0,06
9 L-PFHxS <0,06 <0,06 < 0,06 < 0,06
10 L-PFOS 0,13
(< 0,02 - 0,32)
0,12
(< 0,02 - 0,26)
0,05
(< 0,02 - 0,07)
0,04
(< 0,02 - 0,05)
Tổng PFCs 0,76
(0,12 - 2,01)
0,82
(0,08 - 1,75)
0,12
(0,03 - 0,26)
0,10
(0,04 - 0,20)
N.T. Ngoc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 1 (2018) 31-37
35
Hình 3. Tỷ lệ phần trăm các loại PFCs trong trầm tích hồ Yên Sở
Số liệu về hai chất PFC được quan tâm nhất
là PFOS và PFOA trong nước và trầm tích ở hồ
Tây và hồ Yên Sở ở Việt Nam khi so sánh với
một số hồ lớn trên thế giới như hồ Baiyangdian,
Trung Quốc [8], hồ Dianchi, Trung Quốc [9],
hồ Taihu, Trung Quốc [10], hồ công viên
Albufera, Tây Ba Nha [11], Michgan, Mỹ [12],
được biểu diễn trong hình 4. Có thể thấy hiện
trạng tích lũy của PFOS và PFOA trong môi
trường nước và trầm tích tại hồ Tây và hồ Yên
Sở ở mức thấp hơn so với với tại các hồ lớn trên
thế giới.
0.1 1 10 100 1000
Hồ Tây, VN
Hồ Yên Sở, VN
Hồ Baiyangdian, TQ
Hồ Dianchi, TQ
Hồ Taihu, TQ
Hồ L’Albufera, TBN
Nồng độ PFOS và PFOA trong nước hồ (ng/L)
PFOS
PFOA
Nồng độ PFOS và PFOA trong trầm tích hồ (ng/g)
PFOS
PFOA
Hình 4. Nồng độ PFOS, PFOA trong nước và trầm tích một số hồ trên thế giới.
3.2. Hệ số phân bố PFCs giữa trầm tích và nước:
Như bất cứ một chất hóa học nào, khi cùng
tồn tại trong môi trường nước và rắn thì luôn có
sự phân bố giữa hai pha. Trong hệ thủy quyển
kín, tùy thuộc vào nồng độ của chất đó trong
môi trường nước, tính chất hóa lý và điều kiện
môi trường mà có sự tích lũy hay hấp phụ vào
môi trường trầm tích khác nhau. Hệ số phân bố
KD của một chất giữa hai pha trầm tích và nước
được tính như sau:
KD: hệ số phân bố hàm lượng PFCs giữa
trầm tích và nước (KD = CPFCstrầm tích/ CPFCsnước)
Tại hồ Tây, hàm lượng PFCs trong trầm
tích khá nhỏ hầu như không phát hiện được, với
một số mẫu tồn tại cả PFC trong nước và trầm
tích, kết quả tính hệ số phân bố trong trầm tích
và nước của các PFCs có giá trị log KD trong
khoảng 1,05 tới 2,10. Tại hồ Yên Sở, hệ số
phân bố PFCs giữa trầm tích và nước có giá trị
log KD từ 1,08 tới 2,91. Trong dãy các
pefloankyl axit từ PFBA tới PFDA có nhận
thấy sự tăng giá trị KD khi tăng chiều dài mạch
cacbon.
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 1 (2018) 31-37
36
Bảng 3. Sự phân bố PFCs giữa nước và trầm tích hồ Tây và hồ Yên Sở
STT Tên chất Hồ Tây Hồ Yên Sở
Log KD Số mẫu Log KD Số mẫu
1 PFBA 1,22 0,26 4 1,30 0,21 4
2 PFPeA 1,42 0,21 5 1,19 0,46 8
3 PFHxA - 1,56 0,50 3
4 PFOA 1,05 0,44 15 1,47 0,41 14
5 PFNA 2,10 0,34 6 1,95 0,48 10
6 PFDA 2,01 1 2,91 0,83 14
7 L-PFBS - 1,08 0,25 2
8 L-PFOS 1,99 0,24 8 2,32 0,34 9
4. Kết luận
Nghiên cứu được thực hiện lần đầu tiên về
đánh giá sự phân bố và tích lũy của các hợp
chất PFCs trong nước và trầm tích hồ Tây và hồ
Yên Sở. Nồng độ PFCs trong nước hồ Yên Sở
cao hơn hồ Tây gấp 1, 5 lần, còn trong trầm tích
cao gấp 7-8 lần. So sánh với tiêu chuẩn của
EPA về nước đối với PFOS và PFOA và số liệu
đo đạc của một số hồ trên thế giới thì PFCs tại
hồ Tây và hồ Yên Sở nằm trong khoảng hàm
lượng thấp. Hệ số phân bố PFCs giữa trầm tích và
nước có giá trị log KD từ 1,05 tới 2,91. Sự phát
hiện thấy nhóm chất này trong nước và trầm tích
tại hai hồ tại Hà Nội hiện đang nuôi cá để phục vụ
nhu cầu dân sinh cho thấy cần thực hiện việc
kiểm soát môi trường cũng như xác định sự có
mặt của nhóm chất này trong cá và các loài thủy
sinh khác nhằm đánh giá sự tích luỹ và rủi ro tới
sức khỏe con người cũng như môi trường.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu thực hiện trong khuôn khổ dự
án “Quan trắc và quản lý các hợp chất POPs ở
Châu Á” được điều phối bởi trường Đại học
Liên hiệp Quốc UNU và được tài trợ một phần
kinh phí từ tập đoàn Shimadzu, Nhật Bản,
Tài liệu tham khảo
[1] Báo cáo Hiện trạng các chất POP mới ở Việt Nam
-Dự án cập nhập kế hoạch quốc gia thực hiện
Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ
khó phân hủy (POPs), Tổng Cục Môi trường,
(2015).
[2] Kurunthachalam Kannan, Perfluoroalkyl and
polyfluoroalkyl substances:
current and future perspectives, Environ. Chem. 8
(2011) 333–338.
[3] lberto Pistocchi and Robert Loos, A map of
European emissions and concentrations of PFOS
and PFOA. Environ. Sci. Technol. 43 (2009),
9237-9244.
[4] Hongwen Sun, Fasong Li, Tao Zhang, Xianzhong
Zhang, Na He, Qi Song, Lijie Zhao, Lina Sun and
Tieheng Sun, Perfluorinated compounds in
surface waters and WWTPs in Shenyang, China:
Mass flows and source analysis, Water Research
45 (2011) 4483-4490.
[5] Water quality - Determination of
perfluorooctanesulfonate (PFOS) and
perfluorooctanoate (PFOA) - method for
unfiltered sample using solid phase extraction and
liquid chromatography/mass spectrometry,
International standard – ISO-25101, (2009).
[6] UNU Training workshop: Analysis of PFCs in
water, sediment and fish by LC/MS/MS method,
in the frame of project “Monitoring and
Management of POPs in Asia”, (2013) and
(2016).
[7] Nguyễn Thúy Ngọc, Phan Đình Quang, Lê Hữu
Tuyến, Trương Thị Kim,
Phùng Thị Vĩ, Phạm Hùng Việt và Dương Hồng
Anh, Phân tích nhóm hợp chất peflo hóa trong các
loại mẫu môi trường: nước, trầm tích, cá bằng
phương pháp sắc ký lỏng khối phổ hai lần, Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ 33(3), (2017) 87-93.
[8] Yali Shi, Yuanyuan Pan, Jieming Wang
and Yaqi Cai, Distribution of perfluorinated
compounds in water, sediment, biota and floating
N.T. Ngoc và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 34, Số 1 (2018) 31-37
37
plants in Baiyangdian Lake, China, J. Environ. Monit.
14 (2012) 636-642.
[9] Yuan Zhang, Wei Meng, Changsheng Guo, Jian
Xu, Tao Yu, Wenhong Fan, Lei Li, Determination
and partitioning behavior of perfluoroalkyl
carboxylic acids and perfluorooctanesulfonate in
water and sediment from Dianchi Lake, China,
Chemosphere 88 (2012) 1292–1299.
[10] Gang Pan, Qin Zhou, Xuan Luan, Q. Shiang Fu,
Distribution of perfl uorinated compounds in Lake
Taihu (China):Impact to human health and water
standards, Science of the Total Environment 487
(2014) 778–784.
[11] Yolanda Pico Ema, Cristina Blasco,
Marinella Farré, Damia Barceló, Occurrence of
perfluorinated compounds in water and sediment
of L’Albufera Natural Park (València, Spain),
Environmental Science and Pollution Research
19 (2012) 946–957.
[12] Garry Codling, Anja Vogt, Paul D. Jones , Tieyu
Wang , Pei Wang, Y.-L. Lu, Margaret Corcoran,
Solidea Bonina, An Li, Neil C. Sturchio, Karl J.
Rockne, Kyunghee Jij, Jong-Seong Khim,
Jonathan E. Naile, John P. Giesy, Historical trends
of inorganic and organic fluorine in sediments of
Lake Michigan, Chemosphere 114 (2014) 203–
209.
Distribution and Accumulation of Perfluororinated
Chemicals (PFCs) in Water and Sediment
in Two Urban Large Lakes, Hanoi
Nguyen Thuy Ngoc, Phan Dinh Quang, Truong Thi Kim,
Phung Thi Vi, Pham Hung Viet, Duong Hong Anh
VNU Key Laboratory of Analytical Technology for Environmental Quality and Food Safety Control
(KLATEFOS), VNU University of Science, Vietnam National University, Hanoi
Abstract: The distribution of perfluorinated chemicals (PFCs) in surface water samples (n = 40)
and sediment samples (n = 36) from West lake and Yen So lake in rainy and dry season were
determined. Average concentrations of total PFCs detected in water samples were 10.78 ng/l (8.13 –
13.25 ng/l) in West lake and 14.55 ng/l (12.42 – 17.64 ng/l) in Yen So lake. The total PFCs in
sediment samples from West lake and Yen So lake ranged from 0.03 to 0.26 ng/g dry weight (mean,
0.11 ng/g) and from 0.08 to 2.01 ng/g dry weight (mean, 0.79 ng/g), respectively. The results of this
study indicated that short-chain PFCs (C4-C10) were the dominant PFCs in water, while long-chain
PFCs dominated sediment in both two lakes. PFCs accumulation was found in sediment and water of
both Yen So lake and West lake with distribution factor (log KD) in a range of 1.05 and 2.91.
Keywords: PFCs, water, sediment, West lake, Yen So lake.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4708_121_10043_1_10_20180323_8346_2114414.pdf