Những thành tựu đạt được của
ngành du lịch Khánh Hoà trong 22 năm
qua là kết quả của quá trình vận dụng,
tìm tòi, sáng tạo trong lãnh đạo phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế du
lịch nói riêng của Đảng bộ tỉnh Khánh
Hoà, nhờ đó mà những tiềm năng du lịch
to lớn của tỉnh đã và đang được đánh
thức, khai thác một cách có hiệu quả,
hướng tới sự phát triển bền vững, hoạt
động du lịch góp phần ngày càng tích cực
vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu, du lịch khánh Hòa còn
bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục
để có thể vươn xa hơn, không chỉ là trung
tâm du lịch của cả nước mà còn là trung
tâm du lịch của khu vực và thế giới.
11 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa trong 22 năm thực hiện đường lối đổi mới phát triển du lịch của đảng (1989 - 2010), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Đỗ Minh Tứ
35
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH
TỈNH KHÁNH HÒA TRONG 22 NĂM THỰC HIỆN
ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẢNG
(1989 - 2010)
ĐỖ MINH TỨ*
TÓM TẮT
Trong bài viết này, tác giả tập trung làm rõ quá trình vận dụng chủ trương, chính
sách phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước vào thực tế địa phương để phát triển du lịch
của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, nêu bật những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế
của ngành du lịch Khánh Hòa trong hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới phát triển du
lịch của Đảng, đồng thời đưa ra một số giải pháp mang tính khuyến nghị để du lịch Khánh
Hòa phát triển bền vững không chỉ giữ vững được thương hiệu du lịch “Nha Trang –
Khánh Hòa”, giữ vững được vị thế là 1 trong 10 trung tâm du lịch lớn của đất nước mà
còn vươn lên trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực và quốc tế.
ABSTRACT
The development of tourism in Khanh Hoa in 22 years under our
party’s innovative policies on tourism (1989-2010)
In this report, the author focuses mainly on the process of adopting our tourism
development policies into local reality in Khanh Hoa and highlights the achievements as
well as drawbacks of its tourism in over 20 years under innovative policies on tourism. He
also proposes some solutions for a sustainable growth of tourism in Khanh Hoa so that not
only does the tourism reputation “Nha Trang – Khanh Hoa” hold steady as one of 10
great tourism centers of our country but it also thrives to become national and
international tourism center.
* ThS, Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
Trường CĐ VH-NT & DL SG Số 1 năm 2011
36
DẪN LUẬN
Nhận thức được vai trò của du lịch
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, từ khi tiến hành đường lối đổi
mới cho đến nay Đảng ta luôn xác định,
phát triển du lịch là một hướng chiến
lược quan trọng trong phát triển kinh tế -
xã hội ở nước ta. Trên cơ sở đó, Đảng
chủ trương khai thác các lợi thế về điều
kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn
hoá, lịch sử của đất nước, mở rộng hợp
tác với nước ngoài để “phát triển mạnh
du lịch và nâng cao chất lượng hoạt động
du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại
hình du lịch” [4, tr.202] nhằm “Phát triển
du lịch thật sự trở thành một ngành kinh
tế mũi nhọn..., sớm đạt trình độ phát triển
du lịch của khu vực” [3, tr.178] để “từng
bước đưa nước ta trở thành một trung tâm
du lịch, thương mại – dịch vụ có tầm cỡ
trong khu vực.” [2, tr.89]. Đó chính là
những cơ sở quan trọng để các địa
phương có tiềm năng du lịch trong đó có
Khánh Hòa, vận dụng vào điều kiện cụ
thể của địa phương mình, đề ra chủ
trương, chính sách hợp lý nhằm đẩy
mạnh phát triển du lịch.
NỘI DUNG
1. Chủ trương, chính sách phát triển
du lịch của Đảng bộ, chính quyền
tỉnh Khánh Hòa (1989 - 2010)
Là một tỉnh có nhiều tiềm năng cho
việc phát triển du lịch, với nhiều di tích
lịch sử, văn hóa, phong cảnh đẹp, đặc
biệt có vùng biển rộng 2000.000 ha với
chiều dài bờ biển lên đến 386 km. Vùng
biển Khánh Hòa không chỉ rộng mà còn
có gần 200 đảo lớn nhỏ, cùng nhiều bãi
biển, đầm, vịnh đẹp nổi tiếng như: Nha
Trang, Vân Phong, Cam Ranh Do đó,
ngay từ khi tái lập tỉnh (1989), trên cơ sở
quán triệt chủ trương, chính sách phát
triển du lịch của Đảng và Nhà nước,
Đảng bộ Khánh Hòa đã xác định du lịch
là “một ngành kinh tế có nhiều tiềm
năng, do đó phải tiếp tục đầu tư chiều sâu
và đầu tư phát triển trên quy mô rộng
hơn.”[1, tr.197]. Trên quan điểm đó, qua
các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh từ Đại hội
XII đến Đại hội XV, Đảng bộ Khánh Hòa
đưa ra, bổ sung, hoàn thiện nhiều chủ
trương, chính sách nhằm “Phát triển
mạnh ngành du lịch để đến năm 2000 trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”
[5, tr.145] và trở thành ngành kinh tế chủ
lực vào năm 2010, trên cơ sở đó chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ,
Du lịch – Công nghiệp – Nông nghiệp với
mục tiêu đưa Khánh Hòa trở thành trung
tâm du lịch lớn của cả nước và của khu
vực, duy trì tốc độ phát triển du lịch bình
quân 16%/ năm, tỷ trọng ngành dịch vụ -
du lịch chiếm khoảng 43,5% GDP toàn
tỉnh.
Thực hiện chủ trương đó, nhiều
chính sách về phát triển du lịch như:
Quyết định 1827/UB ngày 06/03/1993 về
việc thành lập Sở Du lịch; Chỉ thị số
06/CV–UB về việc “Củng cố và phát
Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Đỗ Minh Tứ
37
triển ngành du lịch Khánh Hòa”; “Chiến
lược phát triển du lịch Khánh Hòa trong
giai đoạn 2000 – 2010”; “Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch” (27/6/1995, bổ
sung năm 2007); Quyết định 167/QĐ–
UB (18/8/2004) về việc ổn định giá cả
trong kinh doanh lưu trú; Các quy định
về bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng
bảo vệ môi trường biển; Quy chế phối hợp
quản lý hoạt động du lịch bằng tàu biển
quốc tế tại cảng Nha Trang; Quy chế hoạt
động thể thao giải trí trên biển,.... đã
được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành,
tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc phát
triển ngành kinh tế du lịch.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho
du lịch phát triển, UBND tỉnh Khánh Hòa
còn thành lập Ban chỉ đạo du lịch tỉnh
(2001) do đồng chí Phó chủ tịch tỉnh trực
tiếp làm Trưởng ban và có nhiều biện
pháp như: chỉ đạo cho ngành du lịch của
tỉnh tích cực liên kết với các trung tâm du
lịch lớn trong nước như thành phố Hồ
Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Lạt, Huế để
hình thành những tuyến du lịch dài ngày,
phối hợp khai thác tối đa thế mạnh riêng
của từng tỉnh, tạo nên những tour, những
sản phẩm du lịch hấp dẫn; chỉ đạo cho Sở
Văn hóa kết hợp với Sở Du lịch tập trung
phát triển văn hóa phục vụ cho du lịch; tổ
chức Festival biển( 2 năm 1 lần, từ 2003)
để giới thiệu cho du khách trong và ngoài
nước biết những tiềm năng kinh tế, chính
sách thông thoáng, những danh lam,
thắng cảnh, lễ hội văn hóa đặc trưng của
“xứ Trầm Hương”... Để tạo nguồn nhân
lực có chất lượng cho phát triển du lịch,
được sự đồng ý của UBND tỉnh, Sở Du
lịch cũng thường xuyên mở các lớp đào
tạo dài hạn và ngắn hạn, đồng thời gửi
người đi học tập ở các trường đại học
trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn
nhân lực du lịch. UBND tỉnh đã xin phép
cho các trường trên địa bàn tỉnh mở
chuyên ngành du lịch, thành lập các
trường mới, nâng cấp các trường hiện
có... Các cuộc thi chuyên môn ngành du
lịch cũng được tổ chức thường niên (từ
năm 2000) nhằm khuyến khích mọi
người rèn luyện, nâng cao nghiệp vụ.
Ngành Du lịch cũng đã phối hợp với đội
kiểm tra liên ngành của tỉnh tiến hành
kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhằm kịp
thời uốn nắn những sai lệch trong hoạt
động kinh doanh du lịch...
2. Những thành tựu cơ bản của Du
lịch Khánh Hòa trong 22 năm
thực hiện đường lối đổi mới phát
triển du lịch của Đảng (1989 -
2010)
Trong 22 năm thực hiện đường lối
đổi mới nói chung, đường lối phát triển
du lịch của Đảng nói riêng, dưới sự lãnh
đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, chính
quyền tỉnh, du lịch Khánh Hòa có bước
phát triển vượt bậc, tạo nên thương hiệu du
lịch “Nha Trang - Khánh Hòa”, đồng thời
du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực của
tỉnh Khánh Hòa với những thành tựu nổi
bật đáng ghi nhận, cụ thể:
Về quy hoạch phát triển du lịch
Trường CĐ VH-NT & DL SG Số 1 năm 2011
38
và mời gọi đầu tư, Khánh Hòa là một
trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước
sớm có bản quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch(1995). Bản quy hoạch này liên
tục được điều chỉnh, bổ sung cho phù
hợp với tình hình thực tiễn. Trên cơ sở
đó, việc triển khai quy hoạch chi tiết các
vùng, các khu du lịch cũng được tiến
hành đồng bộ, thu hút khá nhiều dự án
đầu tư trong và ngoài nước. Tính đến
cuối năm 2004, có 110 dự án đầu tư vào
các khu du lịch, trong đó có 20 dự án đã
và đang triển khai với tổng số vốn đăng
ký là 1,314 tỷ đồng, vốn thực hiện đến
cuối 2004 ước khoảng 992 tỷ đồng, đạt
75.5% tổng vốn đăng ký. Giai đoạn 2001
– 2005, tổng vốn đầu tư của các doanh
nghiệp vào du lịch là 2.058 tỷ đồng, chỉ
trong 2 năm 2006 – 2007, tổng số vốn
đầu tư của các dự án đang triển khai lên
tới 6.800 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần so với
giai đoạn 2001 – 2005, riêng năm 2010
toàn tỉnh có hơn 80 dự án du lịch với
tổng vốn đầu tư khoảng 30.000 tỷ đồng.
Về công tác đầu tư hạ tầng trực
tiếp cho ngành du lịch, riêng năm 2004,
Khánh Hòa đã huy động 3.300 tỷ đồng
phát triển cơ sở hạ tầng. Các dự án cấp
thoát nước cho khu du lịch đã được hoàn
thành, các cảng biển, nhà ga, sân bay
cũng đang chuyển đổi mục đích sang
phục vụ cho phát triển du lịch. Các tuyến
đường phục vụ du lịch như; Nha Trang -
Sân bay Cam Ranh, Đầm Môn, Hòn Bà,
Vĩnh Lương – Mũi Kê Gà, Yangbay, Dốc
Lết, đường đi Đà Lạt đã và đang hoàn
thành, góp phần thúc đẩy kinh tế cũng
như du lịch phát triển, nhiều dự án đầu tư
cơ sở hạ tầng cũng đang được Khánh
Hoà mời gọi.
Về công tác kiện toàn bộ máy
quản lý nhà nước về du lịch, thực hiện
Quyết định 171/TTg, UBND tỉnh Khánh
Hòa đã ban hành Quyết định 1827/UB
(06/03/1993), thành lập Sở Du lịch, đến
năm 2001 hợp nhất với Sở Thương mại
thành Sở Du lịch – Thương mại, năm
2008 hợp nhất một lần nữa với Sở Văn
hóa – Thông tin thành Sở Văn hóa –Thể
thao và Du lịch. Ban chỉ đạo Du lịch tỉnh,
Ban quản lý các dự án khu du lịch Bắc
bán đảo Cam Ranh, Ban quản lý khu kinh
tế Vân Phong, Ban quản lý khu bảo tồn
biển Nha Trang, Ban thanh tra Du lịch,
Trung tâm xúc tiến Du lịch – Thương
mại, Hiệp hội Du lịch Khánh Hoà
(KHATA)... và các quy chế liên quan đến
hoạt động kinh doanh du lịch cũng được
thành lập và ban hành nhằm hoàn thiện hơn
nữa bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch,
tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá,
hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện nay, Khánh
Hoà vẫn tiếp tục thực hiệc cải cách hành
chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực
của bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch,
hoàn chỉnh hệ thống các cơ quan chuyên
môn giúp UBND tỉnh trong việc quản lý,
quy hoạch và phát triển du lịch.
Về phát triển các tuyến điểm và
loại hình du lịch, quán triệt chủ trương
đa dạng hoá sản phẩm du lịch của Đảng,
Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Đỗ Minh Tứ
39
các tuyến điểm của du lịch Khánh Hoà
phát triển ngày càng đa dạng, không chỉ
dừng lại ở Nha Trang và các vùng phụ
cận mà vươn ra tới Đại Lãnh, Dốc Lết,
Vân Phong, YangBaythậm chí phát
triển thành các tuyến liên tỉnh như Nha
Trang - Phan Rang - Đà Lạt, Nha Trang -
Tây Nguyên Sản phẩm du lịch cũng
phát triển thành nhiều loại hình như:
khám phá, dã ngoại, leo núi, lặn biển,
tham quan và hội nghị, hội thảo (MICE),
sinh thái - nghỉ dưỡng biển tạo nên sự
đa dạng trong loại hình giúp du khách có
thể lựa chọn theo nhu cầu, sở thích.
Trong đó, có những sản phẩm trở thành
thương hiệu nổi tiếng riêng có của Khánh
Hòa như: tắm bùn khoáng nóng Tháp Bà,
Yến sào...
Về công tác quảng bá, xúc tiến
du lịch, năm 2001, UBND tỉnh Khánh
Hòa thành lập Trung tâm Xúc tiến Du
lịch–Thương mại, từ khi ra đời, Trung
tâm đã tổ chức cho các doanh nghiệp du
lịch Khánh Hoà tham gia nhiều hoạt động
nhằm xúc tiến, quảng bá cho ngành du
lịch của tỉnh như: Liên hoan du lịch quốc
tế Hà Nội (2001, 2003, 2005, 2007),
Tuần lễ văn hoá Việt – Nhật tại Tp. Hồ
Chí Minh (2004), Hội chợ du lịch quốc tế
ITE (2004 – 2006), Hội chợ Du lịch
Quốc tế TRAVEX 2009 tại Hà Nội
Ngoài ra, Trung tâm còn tiếp xúc và cung
cấp thông tin quảng bá du lịch Khánh
Hoà cho nhiều hãng truyền hình trên thế
giới, tranh thủ các kênh tham tán và tuỳ
viên thương mại, các chuyến tham quan,
học tập tại nước ngoài để quảng bá du
lịch Khánh Hoà, đưa website thông tin về
Du lịch – Thương mại của tỉnh lên mạng
kinh doanh Á – Âu (Asemconect–2005),
lập các website nhằm cung cấp thông tin,
xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch.
Trung tâm đã phối hợp với các đơn
vị có chức năng phát hành các ấn phẩm
phục vụ công tác quảng bá du lịch như:
đĩa VCD tiếng nước ngoài, bản đồ du
lịch, tờ rơi, cẩm nang, sách ảnh, bản tin
Du lịch - Thương mại Khánh Hoà...Ngoài
ra, Khánh Hòa còn tranh thủ các lễ hội,
cuộc thi do tỉnh tổ chức, đăng cai tổ chức
như: Festival biển (2007, 2009); chung kết
Hoa hậu Việt Nam (2006); Hoa hậu thế
giới người Việt (2007, 2010); Hoa hậu
Trái đất (2010); hoa hậu Hoàn Vũ (2008);
chung kết giải Sao Mai 2007; các tháng du
lịch định kỳ hàng năm; các lễ hội truyền
thống của địa phương... để quảng bá du
lịch của tỉnh. Những thành công trong
hoạt động quảng bá du lịch là một phần
quan trọng làm nên thương hiệu du lịch
Khánh Hòa như ngày nay.
Về công tác đào tạo nguồn nhân
lực, tính đến nay, Khánh Hòa có 1
trường Đại học, 4 trường Cao đẳng, 1
trường THCN và một số trung tâm đào
tạo chuyên ngành du lịch, hàng năm có từ
1300–1600 sinh viên tốt nghiệp phục vụ
cho nhu cầu nhân lực du lịch của tỉnh và
hiện có hơn 3.000 học viên đang theo
học. Sở Du lịch – Thương mại cũng tổ
chức khóa bồi dưỡng hướng dẫn viên du
lịch (2007) cho 138 người, cấp 52 thẻ
hướng dẫn viên dài hạn, nâng tổng số
Trường CĐ VH-NT & DL SG Số 1 năm 2011
40
hướng dẫn viên được cấp thẻ lên 72
người. Các doanh nghiệp xếp hạng từ 3
sao trở lên cũng chủ động có kế hoạch
đào tạo tại chỗ hoặc hợp đồng với các
trường tổ chức các lớp đào tạo theo nhu
cầu phát triển của đơn vị. Do đó nguồn
nhân lực du lịch của tỉnh không ngừng
nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Về phát triển mạng lưới doanh
nghiệp và công tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động của các doanh nghiệp
Năm 1996, toàn tỉnh mới có gần
100 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
du lịch, đến năm 2007 tăng lên 927
doanh nghiệp và tăng lên 1.097 doanh
nghiệp vào năm 2008, với sự tham gia
của nhiều thành phần kinh tế. Trong đó
có nhiều doanh nghiệp được công nhận là
thành viên của các Hiệp hội du lịch quốc
tế như: Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái
Bình Dương (PATA), Nhật Bản (JATA),
Hoa Kỳ (ASTA). Về dịch vụ lưu trú, đến
hết năm 2010 toàn tỉnh có 455 cơ sở lưu
trú với 11.730 phòng ngủ, trong đó có 5
khách sạn 5 sao và 4 khách sạn 4
saomột số khách sạn được xếp hàng
đầu Châu Á như: Evason Heaway, Ana
Mandara, Yasaka - Sai Gon - Nha
Trang...
Các doanh nghiệp hoạt động trong
ngành du lịch được tập hợp vào hội
doanh nghiệp, Hiệp hội du lịch Khánh
Hòa (KHATA)để quản lý, định hướng
hỗ trợ. Một số doanh nghiệp Nhà nước
được cổ phần hóa, đổi mới phương thức
hoạt động kinh doanh như: Công ty cổ
phần khách sạn Nha Trang, Công ty cổ
phần khách sạn Hữu Nghị, Công ty cổ
phần du lịch Thắng Lợi....
Về công tác bảo vệ, bảo tồn các
nguồn tài nguyên để phát triển du lịch,
tỉnh Khánh Hoà đã xây dựng và triển
khai thực hiện có hiệu quả đề án “Bảo vệ
an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn
xã hội trong hoạt động kinh doanh du lịch
và địa bàn du lịch” (2003). UBND tỉnh
chỉ đạo các cấp, các ngành của tỉnh xây
dựng Khánh Hoà trở thành địa chỉ du lịch
“xanh – sạch – đẹp – văn minh – an toàn
– thân thiện”, xây dựng và triển khai
phương án kết hợp khai thác du lịch với
công tác bảo tồn, phát triển hệ sinh thái
biển, chống ô nhiễm nguồn nước ở các
bãi tắm; xây dựng kè bờ sông Cái Nha
Trang; xây dựng hệ thống nhà vệ sinh
công cộng; triển khai hiệu quả quy chế
quản lý và bảo vệ môi trường đối với các
phương tiện vận chuyển du lịch; mua
máy xử lý, cào rác tại bãi biển; thành lập
các đội, tổ vớt rác trên biển; thành lập
Ban quản lý Khu bảo tồn biển nhằm bảo
tồn khai thác, tái tạo tài nguyên biển;
kiểm tra, vận động chủ phương tiện chở
khách thăm quan trên vịnh thực hiện cam
kết bảo vệ môi trường biển; tháo dỡ, di
dời các bè cá trên các vịnh không thuộc
quy hoạch; tuyên truyền giáo dục cộng
đồng cư dân, khách du lịch không được
thải rác trực tiếp ra biển. Sở Tài nguyên
môi trường phối hợp với Sở Du lịch và
UBND các huyện, thành phố trong tỉnh
Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Đỗ Minh Tứ
41
triển khai quy chế bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực du lịch đến các đơn vị kinh
doanh du lịch. Các di tích lịch sử, văn
hóa được xếp hạng quốc gia, cấp tỉnh
được tu bổ, bảo vệ; các lễ hội văn hoá
truyền thống được phục hồi và tổ chức
đều đặn hàng năm. Khánh Hòa cũng rất
thận trọng trong việc cấp phép các dự án
đầu tư, kiên quyết không cấp phép các dự
án không đảm bảo về vấn đề môi trường
hoặc tác động xấu hay phá hủy môi
trường cảnh quan, trong đó “Dự án thép
liên hợp Posco - Vinashin tại Vân Phong”
với số vốn đầu tư lên tới 5,8 tỉ USD là
một điển hình. Bên cạnh đó, các cuộc hội
thảo quốc gia và quốc tế về vấn đề quản
lý, khai thác và bảo vệ môi trường du lịch
hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền
vững đã được Khánh Hoà tổ chức, đăng
cai tổ chức trong đó đáng chú ý nhất là
cuộc hội thảo “Vì sự phát triển bền vững
của vịnh Nha Trang”(2007).
Chính vì nhờ công tác lãnh đạo, chỉ
đạo sát sao của Đảng bộ, chính quyền
tỉnh mà du lịch Khánh Hòa ngày càng
phát triển, trở thành một thương hiệu du
lịch mạnh, gây được lòng tin với du
khách, nên lượng khách du lịch đến
Khánh Hòa ngày càng tăng, năm 1993
Khánh Hòa đón 345.323 lượt khách,
trong đó khách quốc tế là 50.124 lượt,
tăng lên 902.600 lượt (2005), khách quốc
tế chiếm khoảng 20%. Đặc biệt đến năm
2010 con số này đã lên tới 1.840.795
lượt, tăng 204% so với năm 2005 và
533% so với năm 1993, trong đó khách
quốc tế là 387.271 lượt, tăng 722% so với
năm 1993. Do đó, thu nhập từ ngành du
lịch cũng ngày một tăng, năm 1989 mới
chỉ đạt 17,308 tỷ đồng đến năm 1995
tăng lên 85,110 tỷ đồng, năm 2000 là
198,864 tỷ đồng, năm 2005 là 643,7 tỷ
đồng và đạt con số 1.875,788 tỷ đồng vào
năm 2010. Bình quân doanh thu du lịch
của Khánh Hòa tăng 17%/năm giai đoạn
1995 - 2000 và 27,2% giai đoạn 2001-
2005. Tỷ trọng của ngành dịch vụ - du
lịch trong cơ cấu kinh tế nhờ đó cũng
tăng khá nhanh, từ chỗ chiếm 34,6%
GDP của tỉnh (2000), tăng lên 41,1%
(2005) và 43,32% vào năm 2009, bình
quân tăng 16,3%/năm. Những kết quả
trên đã đưa Khánh Hoà trở thành một
trong 10 trung tâm du lịch lớn của cả
nước, du lịch trở thành ngành kinh tế chủ
lực của Khánh Hòa, góp phần tăng thu
ngân sách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
làm giảm tỷ lệ đói nghèo từ 20% (1994)
xuống còn 6,5% (1999), đến năm 2000
tỉnh không còn hộ đói, hộ nghèo còn
khoảng 5%.
3. Một số hạn chế trong quá trình
phát triển Du lịch ở Khánh Hòa
(1989 – 2010)
Bên cạnh những thành tựu đạt
được, Du lịch Khánh Hòa cũng còn
những hạn chế cần khắc phục để phát
triển nhanh, bền vững trong những năm
tiếp theo:
Một là, công tác đầu tư cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch vẫn chưa theo kịp
yêu cầu phát triển, tiến độ đầu tư chậm
Trường CĐ VH-NT & DL SG Số 1 năm 2011
42
làm ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư và
phát triển của tỉnh. Thu hút đầu tư vào du
lịch chưa có sự đồng đều, chủ yếu tập
trung vào khu vực trung tâm Nha Trang
và các vùng phụ cận.
Hai là, tốc độ phát triển dịch vụ -
du lịch nhanh nhưng chưa vững chắc, chủ
yếu phát triển về lượng, chưa có nhiều
bước đột phá về chất. Sự bùng phát quá
nhanh của các cơ sở lưu trú, dịch vụ – du
lịch khiến công tác quản lý gặp nhiều khó
khăn, một số cơ sở kinh doanh vì lợi
nhuận trước mắt đã sử dụng nhiều hình
thức cạnh tranh không lành mạnh.
Ba là, công tác quản lý Nhà nước
trong hoạt động du lịch còn bị động, lúng
túng, chưa chú trọng nhiều đến việc ứng
dụng các thành tựu khoa học công nghệ
kỹ thuật trong phát triển du lịch. Chức
năng của các ban ngành còn chồng chéo,
ỷ lại. Hiện tượng trốn thuế, né thuế vẫn
còn xảy ra thường xuyên ở các doanh
nghiệp làm thất thu ngân sách Nhà nước.
Bốn là, hoạt động lữ hành vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển, các loại
hình du lịch vẫn khá nghèo nàn, tính
chuyên nghiệp của công tác quảng bá,
xúc tiến vẫn chưa cao, thiếu sự liên kết
giữa khách sạn với đơn vị lữ hành.
Năm là, số lượng và chất lượng của
đội ngũ hướng dẫn viên du lịch cũng như
nguồn nhân lực trong ngành còn nhiều
hạn chế về cả chuyên môn và ngoại ngữ,
tình trạng thiếu hụt nhân lực nói chung,
nhân lực có trình độ cao phục vụ cho nhu
cầu phát triển du lịch nói riêng ngày càng
nghiêm trọng, các cơ sở đào tạo chỉ đáp
ứng khoảng 50% nhu cầu.
Sáu là, số cơ sở kinh doanh, các
sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao còn ít,
tình trạng rác thải, nước thải đang tiếp tục
gây ô nhiễm tại một số vùng trọng điểm,
lượng khách mùa cao điểm luôn vượt sức
chứa, nạn lấn chiếm vỉa hè, bán hàng
rong, ăn xin...vẫn tồn tại ảnh hưởng
không nhỏ đến môi trường du lịch khiến
cho khách quốc tế quay lại Khánh Hòa ít
(2-3%), khách nội địa thì có phần e ngại.
4. Một số giải pháp nhằm phát triển
nhanh, bền vững du lịch Khánh
Hòa
Để đưa ngành kinh tế du lịch Khánh
Hòa tiếp tục phát triển nhanh và bền
vững trong những năm tới, chúng tôi xin
đề xuầt một số giải pháp:
Giải pháp đẩy mạnh đầu tư, trong
những năm tới Khánh Hòa nên tăng
cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch một cách đồng bộ, tránh
tình trạng manh mún, chắp vá; tăng mức
đầu tư từ ngân sách Nhà nước tương
xứng với ngành kinh tế mũi nhọn; huy
động nhiều nguồn vốn để phát triển du
lịch, đặc biệt vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài; đầu tư xây dựng các trung tâm
thương mại, siêu thị lớn tại Nha Trang và
các trung tâm du lịch lớn của tỉnh nhằm
đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách;
Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Đỗ Minh Tứ
43
xây dựng các khách sạn cao cấp đạt tiêu
chuẩn quốc tế phục vụ cho loại hình du
lịch tàu biển, du lịch kết hợp giữa tham
quan và hội nghị (MICE).
Giải pháp về quy hoạch phát
triển du lịch, việc quy hoạch phát triển
du lịch nên đảm bảo tính cân bằng giữa
các vùng, miền trong tỉnh, tránh tình
trạng tập trung quá nhiều vào khu vực
Nha Trang và vùng phụ cận; xây dựng
vịnh Nha Trang kết hợp với đảo Hòn
Mun, Hòn Tre và khu du lịch Bãi Dài,
Bắc bán đảo Cam Ranh thành hai khu du
lịch Quốc gia để thu hút khách du lịch
cao cấp; tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở
hạ tầng tại những vùng như Vân Phong,
Cam Ranh, nâng cấp, mở rộng các tuyến
đường vào những KDL lớn như Vân
Phong – Đầm Môn, Yang Bay, suối
khoáng nóng Tháp Bà...
Giải pháp về đa dạng hóa và
nâng cao các sản phẩm du lịch, Khánh
Hòa nên tập trung phát triển các sản
phẩm du lịch gắn với lợi thế của tỉnh
như: du lịch gắn với thể thao, giải trí,
nghỉ dưỡng tại các bãi biển đẹp như Nha
Trang, Dốc Lết, Bãi Dài, Bãi Trũ, Hòn
Tre; du lịch gắn với khai thác giá trị văn
hóa, di tích lịch sử, các làng nghề, lễ hội
truyền thống ở khu vực Diên Khánh và
vùng lân cận Nha Trang; du lịch gắn với
tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái
biển (Vân Phong, Hòn Mun), hệ sinh thái
rừng (Ninh Hòa, Khánh Vĩnh, Khánh
Sơn)...; hình thành sản phẩm du lịch độc
đáo, chuyên biệt, nâng cao chất lượng sản
phẩm và dịch vụ du lịch; xây dựng tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ du
lịch; đẩy mạnh các loại hình du lịch mới
cao cấp như du lịch tàu biển, du lịch kết
hợp giữa tham quan và hội nghị (MICE);
khai thác, duy trì và nâng cao chất lượng
các loại hình nghệ thuật dân gian, làng du
lịch văn hóa của các dân tộc, các hoạt
động văn hóa lễ hội đặc sắc phục vụ phát
triển du lịch.
Giải pháp khai thác gắn với bảo
tồn tài nguyên du lịch, xây dựng và
triển khai thực hiện hiệu quả phương án
kết hợp khai thác du lịch với công tác bảo
tồn, phát triển hệ sinh thái biển; chống ô
nhiễm nguồn nước các bãi tắm; triển khai
hiệu quả quy chế quản lý và bảo vệ môi
trường đối với các phương tiện vận
chuyển khách du lịch cũng như các khu,
điểm du lịch; xây dựng thêm các biển báo
nhắc nhở về môi trường du lịch...; việc
lập quy hoạch, lập dự án, thẩm định, cấp
phép các dự án đầu tư phải đảm bảo các
lợi ích cả về môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội, không nên quá chú trọng
vào phát triển kinh tế, vì lợi nhuận trước
mắt mà phá vỡ cảnh quan tự nhiên phải
mất hàng triệu năm mới có thể tái tạo.
Giải pháp về cơ chế, chính sách,
Khánh Hòa nên tiếp tục đổi mới hoàn
thiện hơn nữa cơ chế, chính sách liên
quan đến du lịch và tổ chức quản lý du
lịch phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc
tế; tăng cường hơn nữa công tác quản lý
Nhà nước trong lĩnh vực du lịch ở các
cấp, tạo sự ổn định và lành mạnh trong
Trường CĐ VH-NT & DL SG Số 1 năm 2011
44
hoạt động du lịch; giảm tối đa các thủ tục
phiền hà tạo điều kiện cho các thành phần
kinh tế, các nhà đầu tư tham gia phát
triển du lịch; thẩm định kỹ năng lực tài
chính của các nhà đầu tư trước khi cấp
giấy phép, có chính sách mạnh tay hơn
đối với các dự án triển khai chậm, quá
hạn, dự án treo hoặc sử dụng sai mục
đích.
Giải pháp về khoa học công
nghệ, hiện nay việc ứng dụng khoa học
công nghệ vào các hoạt động du lịch ở
Khánh Hòa còn rất hạn chế do đó, tỉnh
cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa
học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin
vào hoạt động quản lý và kinh doanh du
lịch; trích một phần doanh thu của tỉnh từ
kinh doanh du lịch để đào tạo những lao
động có trình độ tin học cao phục vụ cho
ngành du lịch nhằm tiết kiệm chi phí,
nâng cao hiệu quả hoạt động của du lịch.
Giải pháp về xúc tiến du lịch,
công tác quảng bá tiếp thị du lịch cần tiếp
tục đẩy mạnh ra thị trường nước ngoài để
thu hút nguồn khách có khả năng chi trả
cao; chủ động phối hợp với các tỉnh trong
khu vực liên kết du lịch để cùng tham gia
các hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm
du lịch ở nước ngoài; tổ chức các đoàn
Fantrip và Presstrip cho các hãng lữ hành
lớn trên thế giới và giới báo chí quốc tế
thâm nhập thị trường Khánh Hòa để khảo
sát, đưa tin tuyên truyền về tiềm năng và
thế mạnh du lịch của tỉnh đến các thị
trường du lịch lớn của thế giới; dành một
phần kinh phí để xây dựng các điểm cung
cấp thông tin cho khách du lịch ở các đầu
mối giao thông quan trọng; tích cực tham
gia đăng cai các sự kiện văn hóa, thể
thao, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển
lãm ở trong nước và quốc tế, tổ chức các
sự kiện du lịch, lễ hội lớn của tỉnh để
thông tin tuyên truyền, giới thiệu hình
ảnh du lịch Khánh Hòa đến với du khách
trong nước và quốc tế.
Giải pháp nguồn nhân lực: Để du
lịch phát triển nhanh, bền vững, nhân lực
là yếu tố quan trọng, do đó Khánh Hòa
cần đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân
lực; tiêu chuẩn hóa, nâng cao trình độ
ngoại ngữ, năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ đội ngũ cán bộ, nhân viên; thực hiện
giáo dục du lịch toàn dân; chú trọng việc
đưa cán bộ, nhân viên đi đào tạo ở những
nước có ngành công nghệ du lịch phát
triển; liên kết với các trường, các tổ chức
giáo dục quốc tế mở các trường hoặc
trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao tại địa phương; đầu tư thêm cơ
sở vật chất, trường lớp phục vụ đào tạo
về du lịch, cải tiến, cập nhật chương trình
giảng dạy phù hợp với thực tế; liên kết
với các đơn vị kinh doanh du lịch cho
học viên tiếp xúc thực tế hoặc đào tạo
theo yêu cầu của doanh nghiệp; xúc tiến
các thủ tục xin Chính phủ cho phép mở
trường Đại học chuyên về đào tạo du lịch
để đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho
tỉnh cũng như cho khu vực Nam Trung
Bộ và Tây Nguyên.
Tạp chí VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Đỗ Minh Tứ
45
KẾT LUẬN
Những thành tựu đạt được của
ngành du lịch Khánh Hoà trong 22 năm
qua là kết quả của quá trình vận dụng,
tìm tòi, sáng tạo trong lãnh đạo phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế du
lịch nói riêng của Đảng bộ tỉnh Khánh
Hoà, nhờ đó mà những tiềm năng du lịch
to lớn của tỉnh đã và đang được đánh
thức, khai thác một cách có hiệu quả,
hướng tới sự phát triển bền vững, hoạt
động du lịch góp phần ngày càng tích cực
vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương... Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu, du lịch khánh Hòa còn
bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục
để có thể vươn xa hơn, không chỉ là trung
tâm du lịch của cả nước mà còn là trung
tâm du lịch của khu vực và thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa, 2007, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa 1975
- 2005, Nxb. CTQG.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, Nxb. CTQG.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb. Chính trị
Quốc gia.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Nxb. Chính trị
Quốc gia.
5. Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII,
Nha Trang.
6. Nguyễn Thị Kim Hoa, 2004, Sự phát triển của du lịch Khánh Hòa từ cuối thế kỷ
XIX đến nay, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, ĐH KHXH&NV Tp.HCM.
7. Sở Du lịch – Thương mại Khánh Hòa, Chương trình phát triển Du lịch Khánh Hòa
giai đoạn 2001- 2005 và 2006 – 2010.
8. UBND tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và kế
hoạch (các năm từ 1989-2009).
9.
10.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- suphattriencuanganhdulichtinhkhanhhoatrong22namthuchienduongloidoimoiphattriendulichcua_dang_1989_20.pdf