Sự phát triển của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2009 phân tích từ góc độ chính trị phát triển

Dân chủ hóa, đổi mới hệ thống chính trị theo hướng mở rộng dân chủ và cụ thể là việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, đã thực sự mang lại sự đổi mới quan điểm và phong cách lãnh đạo theo hướng phát huy dân chủ trong các tầng lớp dân cư; phát động và xây dựng trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo và công chức các cấp của thành phố phong cách làm việc thực sự “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Việc chủ động tổ chức đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo chủ chốt của thành phố với các tầng lớp nhân dân, thành tâm nghe dân phát biểu nguyện vọng, từ đó tập trung giải quyết tích cực, kịp thời những vấn đề bức xúc đối với người dân ở cơ sở; việc các cuộc họp của HĐND thành phố, đặc biệt là các buổi trả lời chất vấn của lãnh đạo các cơ quan Nhà nước được truyền hình trực tiếp để nhân dân theo dõi, tham gia góp ý kiến và giám sát. đã tạo nên sự đồng thuận giữa Đảng với Dân trong các quyết sách chính trị có liên quan đến các vấn đề “quốc kế, dân sinh” của thành phố trong những năm qua. Đó là nền tảng sức mạnh, là động lực bên trong để thành phố có thể giải quyết một cách cơ bản, vững chắc những vấn đề tưởng chừng như chưa thể giải quyết được trong điều kiện trước mắt. Cách thức triển khai quy chế theo hướng sát dân, gần dân hơn nên đã giảm bớt nhiều phiền hà trong việc cải cách thủ tục hành chính, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của thành phố. Tuy nhiên, để việc thực hiện chỉ thị đạt hiệu quả, đồng đều hơn trong thời gian đến, các địa phương, ban, ngành cần chú trọng đến một số công tác trọng tâm, đó là: Việc kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ thường xuyên tiếp xúc với dân không để xảy ra tình trạng cán bộ quan liêu, tham nhũng, lãng phí; cần phải gắn thực hiện quy chế dân chủ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, gắn việc thực hiện dân chủ cơ sở với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cải cách thủ tục hành chính; coi việc thực hiện quy chế dân chủ là nghĩa vụ, công việc hằng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân; tăng cường công tác kiểm tra tại cơ sở, ban, ngành, đơn vị các cấp để việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đi vào nền nếp, hoạt động có chiều sâu hơn trong thời gian đến. Sẽ là chưa đầy đủ khi đề cập đến những tác động tích cực của việc dân chủ hóa các nhân tố chính trị và các quá trình chính trị ở thành phố Đà Nẵng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội với những chiều cạnh đã đề cập trên, song dẫu sao đó cũng là những vấn đề cốt yếu của chủ đề. Bằng những cảm nhận trực quan và những số liệu thu thập với sự phân tích lý trí, chúng ta có thể khẳng định rằng: Dân chủ hóa, không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị đã, đang và sẽ là một trong những nội dung, giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn lực con người, các nguồn lực xã hội trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố; góp phần quan trọng trong việc tạo lập một thành phố Đà Nẵng - phát triển vượt bậc cả về quy mô, tầm vóc và diện mạo. Điều quan trọng là các chủ thể lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là đội ngũ chủ chốt phải “có tầm, có tâm” để tổ chức thực hiện. Được nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực hưởng ứng đó là sự biểu hiện sinh động về tính dân chủ của một quyết sách và đó là cội nguồn sức mạnh để Thành phố lập nên những kỳ tích mới trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội mới, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phát triển của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2009 phân tích từ góc độ chính trị phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 2 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Có thể có nhiều cách tiếp cận đánh giá sự phát triển của Đà Nẵng trong hơn 10 năm qua. Bài viết này tiếp cận từ mối quan hệ biện chứng giữa việc hoàn thiện thể chế chính trị và tác động của nó đối với quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Với cách tiếp cận đó, theo chúng tôi có thể nêu lên một số nhận định cơ bản sau: Sự phát triển của thành phố ĐÀ NẴNGGIAI ĐOẠN 1997 - 2009 PhÂn tÍCh tỪ gÓC Độ ChÍnh tRỊ PhÁt tRiỂn ? Hồ TấN SáNG* * PGS.TS., Học viện Chính trị Hành chính Khu vực III. Đà NẵNg chíNh thức trở thàNh ĐơN vị hàNh chíNh trực thuộc truNg ươNg vào Năm 1997. hơN 10 Năm so với lịch sử phát triểN của vùNg Đất Này chưa ĐáNg là bao, soNg có thể Nói, Nhờ kế thừa NhữNg thàNh quả Đã có, biết NhậN ra NhữNg giới hạN có tíNh lịch sử và quaN trọNg hơN, Nhờ NhậN thức Được hiệN thực và yêu cầu khách quaN của tiếN trìNh phát triểN troNg giai ĐoạN hiệN tại, ĐảNg bộ và NhâN dâN thàNh phố Đà NẵNg Đã tạo NêN một bước tiếN rất cơ bảN troNg quá trìNh xây dựNg và phát triểN một thàNh phố văN miNh hiệN Đại, một truNg tâm kiNh tế - văN hóa - xã hội ở khu vực miềN truNg và tây NguyêN. xứNg ĐáNg tầm vóc của Đô thị loại i troNg cả Nước. Một là, những chuyển biến của hệ thống chính trị (HTCT) theo hướng dân chủ hóa là phương thức cơ bản, giải pháp có tính đột phá, tạo lập sự đồng thuận xã hội - một trong những động lực chủ yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Có sự trùng hợp ngẫu nhiên, khi thành phố mới chia tách và bước vào giai đoạn sắp xếp, củng cố bộ máy, vận hành xã hội để tiếp tục xây dựng và phát triển thì Quy chế dân chủ (QCDC) được ban hành. Có thể hình dung, với Đà Nẵng điều đó như một đột phá có tính thể chế (thể chế dân chủ ở tầm vĩ mô) - tạo lập môi trường và động lực mới cho sự vận hành và phát triển thành phố trong thời kỳ mới. Thực tiễn quá trình triển khai thực hiện QCDC (nay là Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường) cũng là thực tiễn thời kỳ Thành phố xây dựng và phát triển (1997 - 2009), nó cho thấy giá trị của những quyết sách chính trị đúng đắn, hợp lòng dân, cũng như tầm quan trọng có ý nghĩa quyết định của trình độ, khả năng, bản lĩnh của các cấp độ chủ thể chính trị (đặc biệt là người đứng đầu các cấp) trong việc tổ chức thực hiện các quyết sách đó. Việc triển khai sâu rộng và đồng bộ QCDC ở cả 3 loại hình cơ sở đã thực sự huy động được các nguồn lực, khơi dậy và phát huy được ý chí tinh thần và các nguồn lực vật chất tiềm tàng trong các tầng lớp nhân dân; huy động được sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần dân cư, các tổ chức xã hội cùng tiến quân vào mặt trận chỉnh trang, xây dựng, phát triển thành phố để Đà Nẵng thực sự xứng đáng là thành phố văn minh, hiện đại. Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 3Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Về phương diện này, kết quả lớn nhất và dễ nhận thấy nhất đó là, thành phố đã thực sự là nơi thực hiện có kết quả phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", phát huy cao độ tính tự quản ở khu dân cư - nội dung cơ bản hàm chứa trong QCDC ở xã, phường trong quá trình nâng cấp, chỉnh trang đô thị. Nhờ có sự bàn bạc, thảo luận dân chủ trong các tầng lớp nhân dân ở các khu dân cư; sự thoả thuận về lợi ích cá nhân - gia đình và lợi ích cộng đồng - xã hội mà trong việc chỉnh trang nâng cấp đô thị, thành phố đã tiến hành giải tỏa, đền bù, di dời liên quan đến 90.000 hộ dân nhưng về cơ bản không để xảy ra hiện tượng khiếu kiện đông người vượt cấp, không những thế người dân còn tự nguyện đóng góp sức người, sức của và tham gia hoạt động giám sát trong quá trình đó. Có thể nói mở rộng dân chủ, tăng cường tự quản ở khu dân cư là cách thức khơi dậy các nguồn lực cơ bản tạo nên những công trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng, về kinh tế - xã hội, về phục vụ dân sinh của thành phố trong những năm qua. Những cây cầu như: Sông Hàn, Cẩm Lệ, Phò Nam - Hòa Bắc, những tuyến đường lớn như Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn Đồng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, đường 3 tháng 2, quốc lộ 1A (qua thành phố) mở rộng; các trung tâm bưu điện, bệnh viện thành phố; các khu tái định cư, hạ tầng khu công nghiệp Hoà Khánh, các công trình hạ thế nông thôn ở một số xã ở huyện Hoà Vang, bê tông hóa kênh mương hồ Hoà Trung, Đồng Nghệ, các tuyến đường ở các xã, phường... là những minh chứng sống động về sức người, sức của của các tầng lớp nhân dân Đà Nẵng trong công cuộc phát triển thành phố, mỗi khi các chủ thể lãnh đạo quản lý có những giải pháp mở rộng dân chủ, tăng cường tự quản ở khu dân cư. Các con số cụ thể sau đây cho thấy sức mạnh, tính hiệu quả của những quyết sách đúng, những cách làm thực sự vì lợi ích chung - của dân, do dân, vì dân. + Ngân sách đầu tư mở rộng và làm mới các tuyến đường lớn của thành phố trong những năm qua khoảng trên 475 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 150 tỷ, chiếm tỷ lệ 32,8%. Đặc biệt trong cuộc vận động đóng góp xây dựng cầu Sông Hàn, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã đóng góp 27 tỷ 469 triệu đồng, chiếm 30% tổng vốn đầu tư. + Theo tỷ lệ Nhà nước đầu tư 60-80%, nhân dân đóng góp 20-40% giá trị công trình (tuỳ theo khả năng của từng địa phương), thành phố đã sửa chữa, nâng cấp, làm mới hơn 80 km kiệt, hẻm ở nội thị và 460 km đường bê tông nông thôn, hơn 50.000 m2 vỉa hè, kiệt, hẻm được bê tông hoá, gần 30 km mương, rãnh thoát nước được khơi thông và xây dựng mới. + Cùng với việc chăm lo xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, trên cơ sở hoàn thiện hoá thể chế, cơ chế quản lý xã hội nói chung, quản lý kinh tế nói riêng, việc triển khai thực hiện QCDC cơ sở ở khối các cơ quan công quyền và khối các doanh nghiệp nhà nước đã mang lại sự thông thoáng về môi trường đầu tư, sự bình đẳng và phần nào đó là sự sòng phẳng trong cuộc cạnh tranh về năng suất, chất lượng, nhờ đó đã kích thích sự năng động, sáng tạo của người lao động nói chung và các chủ thể sản xuất - kinh doanh nói riêng. Nhịp sống lao động của thành phố đang bừng lên với giai điệu mới - năng động, sáng tạo với tâm thế của những “chủ nhân ông”. Hai là, cải cách đồng bộ các yếu tố thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã góp phần nâng cao chỉ số cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ xu hướng phát triển trong bối cảnh hội nhập, ngay sau khi chia tách đơn vị hành chính từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng đã chủ động tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, Đà Nẵng đã hướng mục tiêu phát triển của mình vào khai thác các tiềm năng, lợi thế so sánh, các thế mạnh vốn có, vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước, hình thành các cơ chế, chính sách phát triển phù hợp với tình hình thực tế. Một trong những thành công lớn nhất và nổi bật đối với Đà Nẵng là đẩy mạnh đầu tư phát triển, chú trọng đồng bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, từng bước hoàn thiện môi trường đầu tư. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng bình quân 22%/năm; trong đó nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển kết cấu hạ tầng tăng gấp 7,1 lần. Nguồn vốn trên đã góp phần tích cực vào sự phát triển và thay đổi cơ bản bộ mặt thành phố. Nhiều công trình trọng điểm, công trình công cộng, văn hóa, y tế, giáo dục, giao thông, thương mại, hạ tầng kỹ thuật đô thị, các khu tái định cư đã đưa vào sử dụng, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và khu vực. Với kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ đã tạo nền tảng liên kết vùng, tạo động lực phát triển giữa thành phố Đà Nẵng và các địa phương khác trong Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 4 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng khu vực miền Trung. Thành phố đã triển khai trên 265 đồ án quy hoạch chi tiết các khu dân cư và hơn 50% số khu dân cư đã được đầu tư hoàn thành đồng bộ. Nhiều khu đô thị tương đối hiện đại hình thành dọc các tuyến đường Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi, Trần Hưng Đạo, Điện Biên Phủ, Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tất Thành, Sơn Trà - Điện Ngọc2 Đà Nẵng đã vượt qua chính mình bằng kết quả xếp hạng Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố năm 2008. Sau 3 năm liên tục xếp vị trí thứ 2 về chỉ số cạnh tranh (PCI), Đà Nẵng không chỉ vượt qua Bình Dương mà đã vượt qua chính mình. Nhìn ở khía cạnh phát triển liên kết vùng, thành phố Đà Nẵng đã hội tụ sức mạnh để trở thành thành phố động lực của khu vực miền Trung trong phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2008, Đà Nẵng là đơn vị dẫn đầu cả nước về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và là “thỏi nam châm” đang thu hút sự đầu tư mạnh mẽ về phát triển kinh tế từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Kết quả này là do những nỗ lực cải cách hành chính, đáng chú ý là mô hình “Một cửa liên thông” trong cấp phép kinh doanh, tăng cường tính công khai minh bạch về chủ trương chính sách, mở rộng dân chủ, đi kèm một số định hướng mang tầm chiến lược như: lựa chọn mô hình phát triển thân thiện với môi trường, cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế mũi nhọn du lịch, dịch vụ... đã tạo ra động lực nhằm duy trì vị thế cạnh tranh cho Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng đã và đang triển khai lộ trình đổi mới thông qua kế hoạch triển khai mô hình Chính quyền đô thị. Đà Nẵng tự hào là điểm “đất lành chim đậu” làm nên một thương hiệu Đà Nẵng trong bối cảnh kinh tế đầy khó khăn. Hội nhập sâu, vị thế mới - tầm cao mới. Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã xây dựng mối liên kết theo phương châm “Hai địa phương - một điểm đến”. Về kinh tế, hai địa phương thống nhất đầu tư phát triển thành vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung và xây dựng Đà Nẵng, Quảng Nam thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước. Đặc biệt mới đây, hai địa phương phối hợp đề xuất Trung ương xây dựng tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Đà Nẵng - Quảng Nam theo đường 14D - Cửa khẩu Đăk Ôk - Cao nguyên Bôlôven - Sêkông - Pắcsế - Bangkok. Đối với việc hợp tác xây dựng trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước và khu vực, trước mắt, xây dựng chung chương trình quảng bá du lịch, đẩy mạnh kết nối các chương trình lễ hội du lịch, lễ hội văn hóa của hai địa phương. Về công tác quy hoạch, hai Sở Xây dựng phối hợp nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch chung Đà Nẵng và các khu đô thị - nông thôn thuộc tỉnh Quảng Nam có vị trí kề cận Đà Nẵng, bảo đảm sự hài hòa trong phát triển không gian đô thị, các phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất, kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các vấn đề về bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên để cùng phát triển bền vững. Đà Nẵng - Quảng Nam đã phối hợp thu hút đầu tư, khai thác các khu vực đang phát triển mạnh thuộc chuỗi đô thị và dải ven biển Đà Nẵng - Điện Nam - Điện Ngọc - Hội An. Trong phát triển du lịch, chú trọng các tuyến du lịch trọng điểm Đà Nẵng - Sơn Trà - Làng Vân, Đà Nẵng - Cù lao Chàm, Đà Nẵng - Huế Thành phố Đà Nẵng phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam xây dựng chương trình du lịch “Con đường Di sản”. Về công nghiệp và xây dựng sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp kinh tế biển, các khu công nghiệp (KCN) tập trung, gắn phát triển của các KCN với sự phát triển của hệ thống đô thị, dịch vụ phục vụ cho kinh tế vùng. Từ kinh nghiệm đầu tư phát triển hạ tầng đô thị ở Đà Nẵng, các địa phương miền Trung, đặc biệt là các tỉnh phụ cận có thêm một bài học thực tế sinh động. Các tỉnh đã biết khai thác tiềm lực sẵn có để phát triển kinh tế. Riêng từ Bình Định đến Thừa Thiên Huế, trong vòng bán kính 500 km đã hình thành 5 khu kinh tế, công nghiệp tựa vào nhau để cùng phát triển. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã đầu tư những hạ tầng kinh Đường Bạch Đằng - Thành phố Đà Nẵng. Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 5Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng tế - xã hội cơ bản trị giá từ hàng ngàn tỷ đồng đến hàng tỷ đô-la như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Hầm đường bộ Hải Vân, đường Trường Sơn công nghiệp hóa từ Quảng Bình đến Kon Tum Cách Đà Nẵng 70 km, khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), khu công nghiệp Dung Quất (Quảng Ngãi) với hàng chục cơ sở công nghiệp nhanh chóng lấp đầy, khẳng định là hai trung tâm kinh tế mở và công nghiệp lọc dầu duy nhất của đất nước. Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ của Đà Nẵng khi hướng về các ngành kinh tế như công nghiệp và dịch vụ, du lịch... đang làm nên động lực, tạo thế và lực để nhanh chóng làm đổi thay cơ cấu của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đà Nẵng đã và đang hội nhập sâu với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với vị thế mới, tầm cao mới.  Ba là, cùng với việc tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, đổi mới nhân tố chính trị theo hướng dân chủ hóa đã góp phần nhân đạo hoá các quan hệ xã hội Trên cơ sở nâng cao thu nhập bình quân của mọi người dân, những chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước không những được các cấp chính quyền quan tâm mà còn trở thành hành động chung của toàn thể xã hội, nhất là các chủ thể kinh tế. Thực hiện tốt chủ trương “nội lực là chủ yếu, ngoại lực là quan trọng”, thành phố Đà Nẵng đã chú trọng thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài các thành công về mặt kinh tế, thành phố Đà Nẵng đã quan tâm và chú trọng giải quyết hợp lý các vấn đề xã hội thông qua thành công bước đầu của chương trình “Thành phố 5 không”, “Thành phố 3 có”, thực hiện chủ trương an dân, chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, mục tiêu phát triển bền vững Đây là một trong những nền tảng mang lại cho Đà Nẵng hình ảnh một thành phố yên bình, trật tự, văn hóa. Dân chủ hóa, thực hiện dân chủ ở cơ sở được gắn kết chặt chẽ với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” theo tinh thần Nghị quyết TƯ 5 (khoá VIII) và được cụ thể hoá bằng Chương trình thành phố “5 không”, “3 có” là một trong những cách thức cụ thể hoá hình thức, bước đi nhằm tạo lập một đô thị văn minh, hiện đại phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Có thể còn những ý kiến, những đánh giá khác nhau về các chương trình “thành phố 5 không” (không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng, không có giết người để cướp của), “3 có” (có nhà ở, có việc làm và có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị). Nhưng từ thực tế, có thể khẳng định các chương trình ấy đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng, tích cực thực hiện. Nhờ đó, bộ mặt thành phố, đời sống xã hội đã không ngừng đổi thay theo hướng văn minh, tiến bộ. Đà Nẵng là một trong hai địa phương đầu tiên của cả nước đã phổ cập trung học cơ sở, đến nay 47/56 xã, phường hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học; đã kiên cố hoá các trường học, xây dựng trường PTTH chất lượng cao - nơi đào tạo nguồn nhân lực có hàm lượng trí tuệ cao phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH thành phố trong tương lai. Thành phố cũng đã có 36 trường đạt chuẩn quốc gia, 47 trạm y tế xã, phường đều có bác sĩ chăm sóc sức khỏe nhân dân; có 80% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 37% thôn, 44% khối phố đạt tiêu chuẩn thôn, khối phố văn hóa. Tăng cường chia sẻ công tác chăm lo các đối tượng chính sách xã hội, nâng tầm cao mới trong giáo dục - đào tạo và từ dự án Làng đại học Đà Nẵng đã nâng tầm thành lập một trường đại học quốc tế gắn với phát triển các dịch vụ đáp ứng nhu cầu đời sống, dịch vụ chất lượng cao. Chương trình xoá đói, giảm nghèo đã đạt được những thành tựu đáng kể. Qua 4 năm (2001-2004), toàn thành phố đã giảm được 9.584 hộ nghèo, bình quân hàng năm giảm 2.369 hộ. Trong 10 năm, thành phố đã tạo việc làm cho gần 27 vạn lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 7%. Thành phố không chỉ giải quyết cơ bản cái ăn cho các hộ nghèo mà đã từng bước giải quyết các yêu cầu về nhà ở, học hành, chăm sóc sức khỏe, đi lại, sinh hoạt văn hóa nhất là đối với đồng bào các xã miền núi và các xóm nghèo trong thành phố. Ngành y tế được đầu tư mở rộng cả về quy mô và chất lượng, nhiều bệnh viện được xây dựng mới khang trang, hiện đại; số giường bệnh từ 1.700 Một góc thành phố Đà Nẵng ngày nay. Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 6 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng vào năm 1997, đến nay tăng lên 2.200 giường, ngân sách đầu tư cho y tế từ 38 tỷ đồng/năm đã tăng lên 200 tỷ đồng/năm Thông qua các hoạt động nhân đạo, tình người, tình dân, tình Đảng ngày thêm ân tình, trung thực - nghĩa hiệp, sâu đậm hơn. Bốn là, qua 10 năm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, kết quả rõ nhất là đã làm chuyển biến rõ rệt trong nhận thức về dân chủ và dân chủ hóa thể chế chính trị cũng như chuyển biến trong hoạt động thực tiễn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân. Thông qua chương trình hoạt động, tại các cuộc họp của tổ dân phố, có nơi đã thu hút tới 90% người dân dự họp, tham gia ý kiến đóng góp xây dựng, phát biểu sôi nổi, thẳng thắn, tạo thêm nhiều động lực mới thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị, giải tỏa đền bù, bố trí tái định cư rất ít trường hợp khiếu kiện đông người, vượt cấp, tính tự quản của cộng đồng dân cư được phát huy. Điều đáng mừng là trong 3 loại hình thực hiện dân chủ cơ sở, loại hình dân chủ cơ sở ở xã, phường đã được các địa phương, ban, ngành triển khai đạt hiệu quả cao. Tại 56/56 xã, phường đã thành lập được Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Thanh tra nhân dân đề ra nội dung hoạt động và cụ thể hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thành các quy chế sát hợp với tình hình địa phương. Từ chương trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “1 cửa” triển khai năm 2004, thực hiện thí điểm vào năm 2006 và triển khai trên diện rộng đã giải quyết hơn 90% hồ sơ của nhân dân và các tổ chức, được trả đúng, trước ngày hẹn, giảm bớt phiền hà cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ kịp thời cho nhân dân trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, đồng thời tạo ra cơ chế giám sát quá trình giải quyết hồ sơ của các cơ quan chuyên môn ở xã, phường. Đến nay, đã có 1.791 khu dân cư xây dựng quy ước, hương ước theo các nội dung thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, việc lấy ý kiến của nhân dân được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy trình của quy chế dân chủ ở xã, phường. Nằm trong chương trình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, việc Thành ủy Đà Nẵng triển khai thành công việc lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch HĐND, UBND xã, phường một cách khách quan cũng đã khiến dư luận đồng tình ủng hộ. Qua đó, chức danh Chủ tịch HĐND có 39 trường hợp được lấy phiếu tín nhiệm, trong đó 25 trường hợp đạt tỷ lệ từ 90-100%; 14 trường hợp đạt tỷ lệ 70-80%. Riêng chức danh Chủ tịch UBND có 42 trường hợp được lấy phiếu tín nhiệm, trong đó 34 trường hợp có số phiếu từ 90- 100%, 8 trường hợp đạt 70-80%. Trong công tác tiếp dân, lãnh đạo các địa phương đã đến tận nơi để gặp Thành phố Đà Nẵng nhìn từ bán đảo Sơn Trà. Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng 7Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng dân giải quyết cụ thể từng trường hợp, hạn chế khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đông người. Công tác hòa giải ở cơ sở có nhiều chuyển biến, đã củng cố 2.556 tổ hòa giải. 10 năm qua đã thụ lý 18.130 vụ việc (trong đó hòa giải thành công 16.058 vụ việc, đạt 88,57%), góp phần ngăn chặn các mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở, giữ gìn sự đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội... Đáng chú ý là việc kiện toàn bộ máy, đổi mới cơ chế quản lý tại 18 sở ngành, 7/7 quận, huyện thực hiện khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính, 279/340 đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ tài chính. Nhờ đó, vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, ý thức tiết kiệm của cán bộ công chức được nâng lên rõ rệt, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ công chức yên tâm công tác; hằng năm, các cơ quan công quyền đã trực tiếp giải quyết hơn 90% đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân theo đúng thẩm quyền; 100% đơn vị trực thuộc ngành, quận, huyện thành lập được Ban Thanh tra nhân dân, 98,5% cơ quan tổ chức được hội nghị cán bộ công chức... Dân chủ hóa, đổi mới hệ thống chính trị theo hướng mở rộng dân chủ và cụ thể là việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, đã thực sự mang lại sự đổi mới quan điểm và phong cách lãnh đạo theo hướng phát huy dân chủ trong các tầng lớp dân cư; phát động và xây dựng trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo và công chức các cấp của thành phố phong cách làm việc thực sự “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Việc chủ động tổ chức đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo chủ chốt của thành phố với các tầng lớp nhân dân, thành tâm nghe dân phát biểu nguyện vọng, từ đó tập trung giải quyết tích cực, kịp thời những vấn đề bức xúc đối với người dân ở cơ sở; việc các cuộc họp của HĐND thành phố, đặc biệt là các buổi trả lời chất vấn của lãnh đạo các cơ quan Nhà nước được truyền hình trực tiếp để nhân dân theo dõi, tham gia góp ý kiến và giám sát... đã tạo nên sự đồng thuận giữa Đảng với Dân trong các quyết sách chính trị có liên quan đến các vấn đề “quốc kế, dân sinh” của thành phố trong những năm qua. Đó là nền tảng sức mạnh, là động lực bên trong để thành phố có thể giải quyết một cách cơ bản, vững chắc những vấn đề tưởng chừng như chưa thể giải quyết được trong điều kiện trước mắt. Cách thức triển khai quy chế theo hướng sát dân, gần dân hơn nên đã giảm bớt nhiều phiền hà trong việc cải cách thủ tục hành chính, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của thành phố. Tuy nhiên, để việc thực hiện chỉ thị đạt hiệu quả, đồng đều hơn trong thời gian đến, các địa phương, ban, ngành cần chú trọng đến một số công tác trọng tâm, đó là: Việc kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ thường xuyên tiếp xúc với dân không để xảy ra tình trạng cán bộ quan liêu, tham nhũng, lãng phí; cần phải gắn thực hiện quy chế dân chủ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, gắn việc thực hiện dân chủ cơ sở với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cải cách thủ tục hành chính; coi việc thực hiện quy chế dân chủ là nghĩa vụ, công việc hằng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân; tăng cường công tác kiểm tra tại cơ sở, ban, ngành, đơn vị các cấp để việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đi vào nền nếp, hoạt động có chiều sâu hơn trong thời gian đến... Sẽ là chưa đầy đủ khi đề cập đến những tác động tích cực của việc dân chủ hóa các nhân tố chính trị và các quá trình chính trị ở thành phố Đà Nẵng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội với những chiều cạnh đã đề cập trên, song dẫu sao đó cũng là những vấn đề cốt yếu của chủ đề. Bằng những cảm nhận trực quan và những số liệu thu thập với sự phân tích lý trí, chúng ta có thể khẳng định rằng: Dân chủ hóa, không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị đã, đang và sẽ là một trong những nội dung, giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn lực con người, các nguồn lực xã hội trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố; góp phần quan trọng trong việc tạo lập một thành phố Đà Nẵng - phát triển vượt bậc cả về quy mô, tầm vóc và diện mạo. Điều quan trọng là các chủ thể lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là đội ngũ chủ chốt phải “có tầm, có tâm” để tổ chức thực hiện. Được nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực hưởng ứng đó là sự biểu hiện sinh động về tính dân chủ của một quyết sách và đó là cội nguồn sức mạnh để Thành phố lập nên những kỳ tích mới trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội mới, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. H.T.S. cHÚ THÍcH 1. Niên giám Thống kê, nguồn từ http:/www.cucthongke. danang.gov.vn, (Đà Nẵng, 2007). 2. Từ giữa năm 2010 là đường Hoàng Sa và đường Trường Sa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_phat_trien_cua_thanh_pho_da_nang_giai_doan_1997_2009_nang.pdf