Sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Vinh trong thời kỳ đổi mới

KẾT LUẬN Sau gần 20 năm đổi mới, thành phố Vinh đã có bước phát triển mới về kinh tế, hạ tầng kỹ thuật đô thị. Diện mạo đô thị đang từng bước được định hình. Thành phố cũng đã đầu tư và huy động mọi nguồn lực để xây dựng, củng cố các thiết chế văn hóa đồng bộ. Tuy vậy so với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, sự phát triển đô thị ở thành phố chưa đồng bộ và chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Số người chưa có việc làm còn chiếm tới 20,6% lao động toàn thành phố (năm 2005). Do việc chuyển đổi cơ chế nên lực lượng lao động phần lớn đổ vào khu vực dịch vụ tìm kiếm việc làm, tạo nên một sự bất cân đối trong cơ cấu lao động của thành phố. Môi trường đô thị bị ô nhiễm, môi trường sinh thái chưa thực sự xanh - sạch - đẹp. động lực tăng trưởng đô thị còn yếu, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé so với các đô thị lớn trong cả nước. Thành phố Vinh đã được thành lập hơn 40 năm song do không có quy hoạch tổng thể ngay từ đầu nên phần lớn các công trình được bố trí, sắp xếp không phù hợp với sự phát triển của thành phố trong giai đoạn mới, đặc biệt là sự bất cập của hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ở thành phố được đẩy mạnh, dân số đô thị tăng lên nhanh chóng, việc tiến hành quy hoạch, nâng cấp cải tạo một cách đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị là một đòi hỏi cấp thiết. Phát triển đô thị vừa là yêu cầu, vừa là một trong những yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. đầu tư cho phát triển đô thị là vô cùng cần thiết. đó sẽ là hạt nhân kinh tế thúc đẩy sự phát triển của lãnh thổ xung quanh. Việc đẩy mạnh phát triển đô thị không phải là một vấn đề đơn giản mà phải là sự kết hợp tổng hòa của nhiều yếu tố. Trong sự phát triển này phải coi con người là nhân tố trung tâm. Việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động là vấn đề xuyên suốt của cả quá trình không chỉ riêng thành phố Vinh mà ở các đô thị trên phạm vi cả nước.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Vinh trong thời kỳ đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 209 SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ VINH TRONG THỜI KỲ ðỔI MỚI TRẦN THỊ NGÂN HÀ Khoa ðịa lý, Trường ðại học Vinh I. ðẶT VẤN ðỀ Vinh là một ñịa danh có từ lâu ñời, ñược hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX. Suốt quá trình phát triển của mình, Vinh ñã từng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của khu Bốn (cũ), ñã góp không ít kỳ tích vào lịch sử ñấu tranh giữ nước, giải phóng dân tộc và xây dựng XHCN của ñất nước Việt Nam. Trong giai ñoạn chuyển ñổi của nền kinh tế - xã hội ở nước ta, sự xuất hiện của những khả năng mới ñã tạo cho thành phố Vinh vươn lên trở thành một ñô thị ñầu mối quan trọng. Ngày 13/08/1983, Thủ tướng Chính phủ có Quyết ñịnh công nhận Vinh là ñô thị loại II. Ngày 30/09/2005, Chính phủ ban hành quyết ñịnh 239Qð-CP phê duyệt ñề án xây dựng và phát triển Vinh trở thành ñô thị trung tâm Bắc Trung Bộ. Nghị quyết ñại hội ðảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI và ðại hội ñảng bộ Thành phố lần thứ XXI xác ñịnh mục tiêu xây dựng Vinh trở thành ñô thị loại I vào năm 2010 hướng tới ñô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trong công cuộc ñổi mới, Vinh ñã ñạt ñược nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, xây dựng hạ tầng và quản lý ñô thị. Với diện tích 63,99 km2 và dân số 23,9 vạn người (năm 2005), thuận tiện về giao thông (ñường sắt, ñường bộ, ñường không, ñường thủy), lại giàu truyền thống lịch sử, Vinh không những là tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An, mà còn là một ñô thị loại II, một trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ. II. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ VINH TRONG THỜI KỲ ðỔI MỚI Qua 15 năm ñổi mới (giai ñoạn 1991 - 2005), nền kinh tế thành phố Vinh có bước phát triển khá. Tốc ñộ tăng bình quân là 11,5% - trong ñó giai ñoạn 1996 - 2000 là 10,3%; giai ñoạn 2001 - 2005 là 12,5%. Giá trị sản xuất tăng từ 749.200 triệu ñồng (năm 1990) lên 2.035.300 triệu ñồng (năm 2000), ñến năm 2005 là 4.034.500 triệu ñồng. Giá trị tăng thêm tăng từ 409800 triệu ñồng (năm 1990) lên 1.214.123 triệu ñồng (năm 2000) và ñến năm 2005 là 2.097.400 triệu ñồng. Bình quân trên ñầu người tăng từ 2,3 triệu ñồng năm 1990 lên 5,6 triệu ñồng năm 2000 và năm 2005 là 15,1 triệu ñồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch ñúng hướng. Công nghiệp - xây dựng tăng từ 29% (năm 1990) lên 34,9% (năm 2000), 36,51% (năm 2005). Dịch vụ chiếm 64,5% (năm 1990), 61,7% (năm 2000), 61,07% (năm 2005). Nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 6,5% (1990) xuống còn 3,4% (năm 2000); 2,42% (năm 2005). Sản xuất công nghiệp - xây dựng qua 15 năm có bước phát triển khá. Thành phố Vinh có mật ñộ các cơ sở công nghiệp lớn nhất tỉnh. Giá trị sản xuất công Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 210 nghiệp - xây dựng năm 1990 là 327.500 triệu ñồng, năm 2000 là 910.900 triệu ñồng, ñến năm 2005 là 2.136.700 triệu ñồng, riêng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2005 ñạt 955.200 triệu ñồng, chiếm tỷ trọng 44,7%. Tốc ñộ tăng trưởng bình quân trên ñịa bàn giai ñoạn 1991 - 2005 là 12,5%, riêng giai ñoạn 2000 - 2005 là 18,8%. 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1990 2000 2005 năm N«ng - l©m -ng− nghiÖp DÞch vô C«ng nghiÖp - x©y dùng Hình 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Vinh thời gian qua (1990 - 2005) Với sự phát triển mạnh các hoạt ñộng kinh tế, ñặc biệt là sự phát triển nhanh của các ngành công nghiệp và dịch vụ, Vinh ñã trở thành nơi thu hút mạnh ñối với dân cư và các nguồn lao ñộng ở các vùng lân cận, ñặc biệt là trong tỉnh Nghệ An. Dân số của thành phố tăng khá nhanh. Năm 1975 dân số thành phố mới chỉ 9,6 vạn người ñến nay ñã là 23,99 vạn người. Trong vòng 30 năm qua dân số của thành phố ñã tăng lên 2,5 lần. Bảng 1. Dân số và tỷ lệ gia tăng tự nhiên ở thành phố Vinh thời gian 1975 - 2005 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Vinh Cùng với sự ñẩy mạnh quá trình ñô thị hóa, tỷ lệ dân thành thị cũng tăng lên nhanh chóng. Số dân thành thị là 186 037 người (với tỷ lệ dân thành thị 77,8% - năm 2005). Thành phố Vinh trở thành ñô thị ñầu tiên của Nghệ An và hiện là ñô thị có mức tập trung ñông nhất. Năm Dân số trung bình (người) Tỷ lệ sinh ( 0/00) Tỷ lệ tử ( 0/00) Tỷ lệ gia tăng tự nhiên (%) Tỷ lệ dân thành thị (%) 1975 96 473 26,2 5,3 2,09 24,95 1980 135 560 27,5 6,5 2,10 - 1985 154 010 25,8 4,8 2,10 61,30 1990 180 245 21,1 3,6 1,78 63,14 1995 198 219 18,4 3,2 1,52 67,60 2000 218 038 13,0 3,4 0,96 75,68 2001 221 215 12,3 3,3 0,90 76,08 2002 224 252 11,7 3,4 0,83 76,66 2003 227 825 11,7 3,7 0,80 76,78 2004 231 781 11,8 3,7 0,81 76,99 2005 239 935 15,9 3,8 1,21 77,80 Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 211 Hình 2. Tỷ lệ dân thành thị tỉnh Nghệ An năm 2005 (phân theo huyện, thị) Các hoạt ñộng văn hóa - giáo dục ñược phát triển mạnh trong thời kỳ ñổi mới. Vinh là một trong các ñịa phương ñạt ñược nhiều thành công trong phát triển sự nghiệp văn hóa - giáo dục theo ñường lối ñổi mới. Thành phố tạo ñiều kiện thuận lợi cho quần chúng nhân dân tham gia các hoạt ñộng và hưởng thụ văn hóa, không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng ñời sống văn hóa, làm cho bộ mặt văn hóa, xã hội của người dân thành phố ngày càng tiến bộ văn minh. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ñược chú ý, 100% phường xã ñạt chuẩn quốc gia về y tế. Mạng lưới y tế công cộng ñược cải tạo và nâng cấp không ngừng. ðến năm 2005, trên ñịa bàn thành phố có 41 cơ sở y tế nhà nước (với 5 bệnh viện, 18 trạm y tế của các phường xã, 1900 giường bệnh) và 337 cơ sở y tế tư nhân ñảm bảo ñáp ứng ñầy ñủ cho các nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho toàn bộ dân cư sống trên ñịa bàn thành phố. Cuộc vận ñộng "Toàn dân ñoàn kết xây dựng ñời sống văn hóa ở cộng ñồng dân cư" ñã tạo ñược phong trào rộng khắp về xây dựng ñời sống văn hóa, nhất là văn hóa cơ sở. Hoạt ñộng văn nghệ quần chúng ở các phường xã khối xóm và thành phố ngày càng thu hút ñông ñảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần quan trọng làm phong phú ñời sống tinh thần nhân dân. Hiện nay, trên ñịa bàn thành phố có 2 trường ñại học, 2 trường cao ñẳng, nhiều trường THCN, trung tâm Dạy nghề và 75 trường học từ bậc phổ thông tới mầm non. Trường ðại học Sư phạm Vinh (nay là trường ðại học Vinh) là trường ðHSP thứ 2 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành ñã trở thành một trường ñại học ña ngành với cơ sở vật chất ngày càng khang trang, bề thế. Năm 2000, thành phố ñã ñược công nhận ñạt phổ cập tiểu học, hiện nay ñã hoàn tất công tác phổ cập THCS. Chất lượng ñào tạo của thành phố luôn ñược xếp thứ nhất Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 212 - là ñơn vị lá cờ ñầu của tỉnh. 68,8% lực lượng lao ñộng thành phố có trình ñộ chuyên môn kỹ thuật. Số người có trình ñộ cao ñẳng, ñại học và sau ñại học là 29.500 người (chiếm 30,6% tổng số người làm việc trong các ngành kinh tế). Chất lượng giáo dục toàn diện ñảm bảo, chất lượng khoa học - kỹ thuật mũi nhọn không ngừng ñược chú ý, toàn dân chăm lo cho việc học. Nghị quyết TW2 (khóa VIII) về Giáo dục - ðào tạo như một luồng gió mát lành thổi vào thành phố miền Trung thừa nắng gió này. Thành Vinh nay ñã và ñang tiếp tục hoàn thiện hơn hệ thống giáo dục, tạo ñiều kiện cho mọi người ñược tiếp xúc với nguồn tri thức vô tận của nhân loại, tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của một vùng ñất nổi tiếng là vùng ñất học trong cả nước. Thành phố ñang áp ủ trong lòng nhiều dự ñịnh, uớc mơ. Tất cả những dự ñịnh, ước mơ ấy ñều quy về một mối: xây dựng thành phố Vinh văn minh, giàu mạnh! III. KẾT LUẬN Sau gần 20 năm ñổi mới, thành phố Vinh ñã có bước phát triển mới về kinh tế, hạ tầng kỹ thuật ñô thị. Diện mạo ñô thị ñang từng bước ñược ñịnh hình. Thành phố cũng ñã ñầu tư và huy ñộng mọi nguồn lực ñể xây dựng, củng cố các thiết chế văn hóa ñồng bộ. Tuy vậy so với yêu cầu của thời kỳ ñổi mới, sự phát triển ñô thị ở thành phố chưa ñồng bộ và chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Số người chưa có việc làm còn chiếm tới 20,6% lao ñộng toàn thành phố (năm 2005). Do việc chuyển ñổi cơ chế nên lực lượng lao ñộng phần lớn ñổ vào khu vực dịch vụ tìm kiếm việc làm, tạo nên một sự bất cân ñối trong cơ cấu lao ñộng của thành phố. Môi trường ñô thị bị ô nhiễm, môi trường sinh thái chưa thực sự xanh - sạch - ñẹp. ðộng lực tăng trưởng ñô thị còn yếu, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé so với các ñô thị lớn trong cả nước. Thành phố Vinh ñã ñược thành lập hơn 40 năm song do không có quy hoạch tổng thể ngay từ ñầu nên phần lớn các công trình ñược bố trí, sắp xếp không phù hợp với sự phát triển của thành phố trong giai ñoạn mới, ñặc biệt là sự bất cập của hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Trong những năm gần ñây, tốc ñộ ñô thị hóa ở thành phố ñược ñẩy mạnh, dân số ñô thị tăng lên nhanh chóng, việc tiến hành quy hoạch, nâng cấp cải tạo một cách ñồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng ñô thị là một ñòi hỏi cấp thiết. Phát triển ñô thị vừa là yêu cầu, vừa là một trong những yếu tố cơ bản ñể thúc ñẩy sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước. ðầu tư cho phát triển ñô thị là vô cùng cần thiết. ðó sẽ là hạt nhân kinh tế thúc ñẩy sự phát triển của lãnh thổ xung quanh. Việc ñẩy mạnh phát triển ñô thị không phải là một vấn ñề ñơn giản mà phải là sự kết hợp tổng hòa của nhiều yếu tố. Trong sự phát triển này phải coi con người là nhân tố trung tâm. Việc nâng cao trình ñộ khoa học kỹ thuật, tay nghề và chuyển dịch cơ cấu lao ñộng là vấn ñề xuyên suốt của cả quá trình không chỉ riêng thành phố Vinh mà ở các ñô thị trên phạm vi cả nước. Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 213 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trương Quang Thao - ðô thị hôm qua, hôm nay và ngày mai, NXB Xây dựng, 1988. [2]. ðàm Trung Phường - ðô thị Việt Nam, NXB Xây dựng, 1995. [3]. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005 - Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An. [4]. Báo cáo phát triển khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp nhỏ trên ñịa bàn tỉnh Nghệ An giai ñoạn 2006 - 2010 - UBND tỉnh Nghệ An 2006. [5]. Niên giám thống kê thành phố Vinh, niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2001, 2002, 2003, 2004, 2005. SUMMARY TRAN THI NGAN HA Vinh is a long-standing place. After approximate 20 years of innovation, Vinh city has rapidly development at social-economy and rural infrastructure. However, Vinh city hasn't expanded equally compared with its potentials and advances. There are still many difficulties and challenges in Vinh City. Authorities proposes aim of development of Vinh city is to construct quickly, robustly, wholly Vinh city to become city of grade 1 and forward to be a center of economy and culture in Middle North of Vietnam, in 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_o_thanh_pho_vinh_trong_thoi_ky.pdf
Tài liệu liên quan