Với vị trí nằm ở cực Nam đồng bằng
sông Hồng, Ninh Bình có thế mạnh phát
triển về kinh tế du lịch với nhiều danh lam
thắng cảnh nổi tiếng như: cố đô Hoa Lư,
quần thể danh thắng Tràng An, chùa Bái
Đính, khu ngập nước Vân Long, rừng Cúc
Phương khu Tam Cốc – Bích Động, nhà
thờ đá Phát Diệm v.v Tuy nhiên, kể từ
khi Ninh Bình cùng tiến hành đổi mới
(1986), ngành du lịch tỉnh vẫn phát triển
chậm chạp, chưa khai thác tiềm năng tự
nhiên, xã hội đa dạng của địa phương, chưa
có sự bứt phá.
Những năm sau khi tái lập tỉnh Ninh
Bình (1992), hoạt động du lịch đã có bước
phát triển đột phá, thu hút đông đảo du
khách trong và ngoài nước. Tỉnh Ninh
Bình đã rất sớm nhận ra ưu thế và thế
mạnh vượt trội của du lịch so với các
ngành kinh tế khác ở địa phương. Do xác
định đúng về thế mạnh, du lịch Ninh Bình
có bước phát triển đột phá, chú ý khai thác
bền vững tài nguyên du lịch vừa phong
phú, vừa độc đáo của địa phương. Doanh
thu từ hoạt động du lịch ngày càng tăng,
chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh
ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu du
khách trong và ngoài nước. Ninh Bình đã
quản lý và phát huy hiệu quả giá trị cao của
Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới
Quần thể danh thắng Tràng An. Các điểm
du lịch sinh thái, kết hợp lịch sử, văn hóa
và tâm linh như Vân Long, rừng Cúc
Phương, Tam Cốc - Bích Động, Tràng An,
động Thiên Tôn được gìn giữ và khai thác
bền vững có sự tham gia, gắn với quyền lợi
của nhân dân địa phương.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phát triển nhanh chóng của du lịch ở Ninh Bình (1992 – 2015), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017
147
Sự phát triển nhanh chóng của du lịch ở Ninh Bình
(1992 – 2015)
Rapid developments of tourism in Ninh Binh province (1992 – 2015)
Hoàng Thị Thu Hương,
Trường THCS Chánh Hưng, TP.HCM
Hoang Thi Thu Huong,
Chanh Hung Secondary School, HCMC
Tóm tắt
Ninh Bình có bề dày lịch sử 1000 năm kể từ triều vua Đinh Tiên Hoàng vào năm 968. Vùng đất địa
linh, nhân kiệt Ninh Bình phát triển nhanh chóng từ khi được tái lập tỉnh năm 1992. Ninh Bình có tiềm
năng to lớn phát triển du lịch và nhiều điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách cả trong và ngoài nước
như Tam Cốc-Bích Động, Bái Đính- Tràng An, rừng nguyên sinh Cúc Phương, đầm Vân Long, đền Vua
Đinh, Vua Lê, cố đô Hoa Lư. Du lịch Ninh Bình có sự phát triển vượt bậc từ khi quần thể Bái Đính -
Tràng An được công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa của thế giới vào năm 2015.
Từ khóa: Ninh Bình, du lịch, phát triển, văn hóa, điểm đến, di tích, sinh thái.
Abstract
Ninh Binh has a long history of 1000 years since the reign of Dinh Tien Hoang King in 968. Ninh Binh
is a land of talented people and sacred area to achieve quick developments since its re-establishment
(1992). It has huge potential development for tourism and there are a lot of famous tourist destinations
attracting both domestic and foreign tourists such as Tam Coc-Bich Đong pagoda and cave, Bai Đinh
Temple – Trang An, primitive forest Cuc Phuong, Van Long conserved wetland area, Dinh and Le
Kings Temples, Hoa Lu ancient capital. Tourism of Ninh Binh has developed at a fast speed since Bai
Dinh-Trang An complex received The World cultural and natural heritage certificate in 2015.
Keywords: Ninh Binh, tourism, development, culture, destinations, relics, ecology.
1. Đặt vấn đề
Case study (nghiên cứu điển hình) là
cách thức đi sâu nghiên cứu về vấn đề
chuyên biệt, trong đó có lịch sử, đặc biệt là
về lịch sử địa phương hiện nay. Ninh Bình
là một tỉnh có bề dày lịch sử, văn hóa, giàu
truyền thống yêu nước và cách mạng, đã và
đang thu hút sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu lịch sử. Nghiên cứu về các vấn
đề liên quan tới phát triển kinh tế du lịch
của Ninh Bình thời kỳ đổi mới, đặc biệt là
khi tách tỉnh trở thành một vấn đề lý thú,
một dạng đề tài nghiên cứu điển hình (case
study) về lịch sử địa phương.
2. Ninh Bình - Vùng đất lịch sử
văn hóa giàu tiềm năng phát triển du lịch
Ngược dòng lịch sử, Ninh Bình gọi là
châu Đại Hoàng - một trong 10 đạo của
nước Đại Cồ Việt. Hoa Lư thuộc Ninh
Bình là kinh đô của nước Đại Cồ Việt suốt
các triều đại Đinh, Tiền Lê và đầu vương
triều Lý (968 – 1010). Vào thời Lý, lúc đầu
đất Ninh Bình là phủ Trường Yên; sau đó
nó được gọi là châu Đại Hoàng: Đại là tên
SỰ PHÁT TRIỂN NHANH CHÓNG CỦA DU LỊCH Ở NINH BÌNH (1992 – 2015)
148
gốc của châu Đại Hoàng sau đổi là Đại
Hữu (nay là xã Gia Phương, huyện Gia
Viễn - quê của Đinh Bộ Lĩnh).
Theo An Nam chí lược của Lê Tắc,
Ninh Bình thuộc phủ Trường An và giang
lộ Đại Hoàng; sau đó Trấn Trường yên đổi
thành trấn Thiên Quan thời Trần [5, tr.29].
Thời nhà Nguyễn, vào năm Gia Long thứ
nhất (1802), Ninh Bình vẫn là Thanh Hoa
ngoại trấn và lệ thuộc và Thanh Hoa. Theo
diên cách, từ năm Minh Mạng thứ 3
(1822), đạo Thanh Bình đổi thành đạo
Ninh Bình; đến năm Minh Mạng thứ 10
(1829), đạo Ninh Bình đổi thành trấn Ninh
Bình và đặt thêm huyện mới Kim Sơn [7,
tr.239].
Ninh Bình hợp nhất thành tỉnh Hà
Nam Ninh (1976) theo quyết định của kỳ
họp thứ 2 của Quốc hội nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Theo Nghị quyết của
Quốc hội khóa VIII, kỳ họp 10 (ngày
26/12/1991), tỉnh Ninh Bình được tái lập.
Từ ngày 1/4/1992, tỉnh Ninh Bình chính
thức đi vào hoạt động theo tổ chức hành
chính mới với 6 huyện (Gia Khánh, Gia
Viễn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô,
Kim Sơn), 1 thành phố, 1 thị xã.
Ninh Bình là vùng đất địa linh có cố đô
Hoa Lư của ba triều đại Đinh, Tiền Lê, và
đầu vương triều Lý (968 - 1010) trong buổi
đầu giành độc lập và xác lập tự chủ của dân
tộc ta. Không chỉ vậy, Ninh Bình còn là
vùng đất nhân kiệt sản sinh ra những con
người nổi tiếng đóng góp to lớn cho lịch sử
như Đinh Bộ Lĩnh, Trương Hán Siêu,
Nguyễn Minh Không, Vũ Duy Thanh,
Phạm Thận Duật v.v.. Và đây, cũng là vùng
đất lịch sử văn hóa giàu tiềm năng phát
triển kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình.
3. Sự phát triển đột phá của kinh tế
du lịch Ninh Bình (1992-2015)
Kể từ khi tái lập tỉnh Ninh Bình
(01/4/1992) đến nay, Ninh Bình đẩy nhanh
tốc độ phát triển kinh tế, đưa du lịch thành
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Ninh
Bình nỗ lực phấn đấu trở thành tỉnh phát
triển khá ở đồng bằng sông Hồng [2]. Cùng
với các ngành kinh tế khác, du lịch Ninh
Bình cũng đang chuyển sang cơ chế mới,
nâng cao chất lượng phục vụ du khách
trong, ngoài nước. Kể từ năm 2006, sau
NQ15/NQ-TU của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh (ngày 13/7/2009) về phát triển kinh tế
du lịch đến năm 2020, định hướng 2030
triển khai đã bước đầu đạt những kiệu quả
nhất định.
Sản phẩm du lịch được hiểu là một
tổng thể các yếu tố đồng bộ hợp thành,
gồm: tài nguyên du lịch (tài nguyên thiên
nhiên và xã hội), cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch (các loại hình dịch vụ du lịch); môi
trường tự nhiên và xã hội tại các điểm du
lịch. Du lịch Ninh Bình có sự phát triển đột
phá, bởi không chỉ tập trung khai thác và
hưởng thụ tài nguyên du lịch sẵn có mà
tỉnh đã xây dựng thái độ tôn trọng di sản
văn hóa, từ các công ty lữ hành, các du
khách trong và ngoài nước. Địa phương đã
xác định giữa bảo vệ, giữ gìn di tích lịch sử
văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
là trách nhiệm chung cho toàn xã hội [4,
tr.35]. Hai bộ phận cấu thành quan trọng là
tài nguyên thiên nhiên trong kinh tế du lịch
(điều kiện tự nhiên, địa hình, cảnh quan,
khí hậu, thủy văn) và tài nguyên văn hóa
- liên quan đến hoạt động con người ở địa
phương (như tâm linh, lễ hội lịch sử và
truyền thống lễ hội, ẩm thực) được du lịch
Ninh Bình khai thác hợp lý, bền vững, tạo
ra bước phát triển vượt bậc khi so với các
địa phương khác.
Ninh Bình có các quần thể danh lam
thắng cảnh, các cụm di tích lịch sử văn
hóa, sinh thái nổi tiếng, gắn với đủ mọi
HOÀNG THỊ THU HƯƠNG
149
cảnh quan vừa có cảnh quan sinh thái đồng
bằng, ven biển, bán sơn địa: khu hang động
và du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc –
Bích Động, động Thiên Tôn (huyện Hoa
Lư); núi Cánh Diều (thành phố Ninh Bình);
khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia Cúc
Phương (huyện Nho Quan), đầm ngập
nước Vân Long (Gia Viễn), cố đô Hoa Lư
(huyện Hoa Lư), làng thuê ren Văn Lâm,
làng nghề làm đá Ninh Vân (huyện Hoa
Lư, các xã dệt chiếu cói truyền thống ở
Yên Khánh, Kim Sơn v.v...
Như vậy, Ninh Bình có nguồn tài
nguyên thiên nhiên và xã hội rất đa dạng,
tạo cơ sở cho sự phát triển vượt bậc kinh tế
du lịch của tỉnh những năm gần đây.
Ngành du lịch Ninh Bình có những
bước phát triển đột phá, tập trung vào du
lịch lịch sử văn hóa, du lịch tâm linh và du
lịch sinh thái. Cùng với các dự án du lịch
trọng điểm, khu du lịch Tràng An, Bái
Đính, Tam Cốc – Bích Động, khu du lịch
lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư... Đặc biệt,
năm 2015 quần thể danh thắng Tràng An
được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa
và Thiên nhiên thế giới, di sản hỗn hợp đầu
tiên của Đông Nam Á, mở ra cơ hội, vận
hội lớn đưa du lịch Ninh Bình trở thành
ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh [6]. Bên
cạnh đó, tỉnh Ninh Bình có chính sách
khuyến khích xây dựng cơ sở phục vụ
khách lưu trú, phát triển cả về số lượng và
chất lượng.
Du lịch Ninh Bình có lợi thế phát triển
do về vị trí địa lý, điều kiện giao thông
thuận tiện. Phần lớn các điểm du lịch của
tỉnh có thể kết nối với các cụm, điểm du
lịch của các tỉnh Hà Nam, Nam Định,
Thanh Hóa, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh
v.v để tạo ra nhiều tuyến du lịch hấp dẫn
trong không gian rộng lớn. Từ sau khi tái
lập tỉnh năm 1992, du lịch tỉnh Ninh Bình
được đầu tư và phát triển mạnh. Bên cạnh
vốn đầu tư ngân sách nhà nước và của tỉnh,
nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp tư
nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội trong và
ngoài tỉnh như: dự án sinh thái Tràng An,
dự án phát triển khu du lịch Đồng Chương,
dự án mở rộng khu du lịch Tam Cốc Bích
Động, nước khoáng nóng Kênh Gà...
Du lịch và hoạt động du lịch ở Ninh
Bình thực sự trở thành một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh từ sau Đại
hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XII
(tháng 8/2992). Đầu tư du lịch và dịch vụ
du lịch đã có những chuyển biến nhanh
chóng. Đến năm 1995, trên địa bàn tỉnh đã
có 3 đơn vị kinh doanh của Nhà nước,
trong đó có 2 đơn vị do địa phương quản
lý. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa phục vụ
cho du lịch đã được Ninh Bình đầu tư kinh
phí để trùng tu, tôn tạo, hạ tầng cơ sở ở các
điểm tham quan du lịch đã được cải tạo,
nâng cấp hoặc xây dựng mới.
Sự phát triển của ngành du lịch tỉnh
Ninh Bình được đánh dấu bằng số cơ sở
kinh doanh du lịch và lưu trú phục vụ cho
du khách, từ 3 cơ sở kinh doanh du lịch, 4
khách sạn, nhà hàng thuộc nhà nước do địa
phương quản lý và 2.545 cơ sở kinh doanh
khách sạn, của tư nhân năm 2000; đến năm
2006 trên địa bàn tỉnh có 7 cơ sở kinh
doanh du lịch, có 4 cơ sở tư nhân, 2.888 cơ
sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng tư
nhân, cá thể [1, tr.116]. Bên cạnh đó là, số
lượng khách du lịch đến Ninh Bình mỗi
năm tăng lên 20%; khách du lịch nước
ngoài chiếm trên 40% [3]. Và số ngày
khách du lịch lưu trú ngày càng tăng, tập
trung nhiều ở khu du lịch Tràng An, Cúc
Phương, Tam Cốc – Bích Động... Đạt được
kết quả trên là do, các sản phẩm và chất
lượng du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng
đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách
SỰ PHÁT TRIỂN NHANH CHÓNG CỦA DU LỊCH Ở NINH BÌNH (1992 – 2015)
150
du lịch trong và ngoài nước
Sự phát triển dịch vụ du lịch tỉnh Ninh
Bình đã có đóng góp to lớn về thu hút lực
lượng lao động, giải quyết được việc làm
cho nhân dân địa phương trong thời gian
nông nhàn và đảm bảo kinh tế gia đình.
Vào năm 1992, số người kinh doanh du
lịch trên địa bàn tỉnh là 170 người, năm
2005 có 4.638 người [1, tr.117]. Ngoài ra,
Ninh Bình còn hàng nghìn cơ sở kinh
doanh ăn uống, nhà nghỉ tư nhân, hàng
nghìn lao động tham gia dịch vụ chở
khách, bán hàng, hướng dẫn, giới thiệu du
lịch và các dịch vụ du lịch khác.
Doanh thu của ngành du lịch và dịch
vụ du lịch trên địa bàn tỉnh cũng tăng
nhanh: năm 2007 đạt 11,4 tỷ đồng, tăng
26,6% so với năm 2006, gấp 1,7 lần so với
năm 2005, gấp 7,5 lần so với năm 2000.
Thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là
nơi có khách du lịch và doanh thu du lịch
cao nhất trong cả tỉnh[1, tr.121]. Nho Quan
và Gia Viễn là hai huyện có mức doanh thu
du lịch tăng trong những năm gần đây do
có khu du lịch Tràng An – Bái Đính, suối
nước nóng Kênh Gà, khu bảo tồn thiên
nhiên Vân Long... đã thu hút được lượng
khách du lịch ngày càng đông đảo, cùng
với đó là chất lượng phục vụ, nghỉ dưỡng
đáp ứng được yêu cầu của đa số du khách
trong và ngoài nước.
Để thúc đẩy du lịch trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình phát triển nhanh, bền vững, trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh,
ngày 17/12/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh đã
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2030. Ngành du lịch Ninh
Bình đạt 2 triệu lượt khách tham quan du
lịch (trong đó có 800 nghìn lượt khách
quốc tế), thu nhập từ du lịch đạt 435,6 tỷ
đồng (khoảng 39,6 triệu USD), giải quyết
việc làm cho 2.850 lao động trực tiếp và
5.700 lao động gián tiếp làm việc trong
ngành du lịch (2010). Không gian phát
triển du lịch của tỉnh được tổ chức thành 7
khu hành chính, 9 tuyến du lịch nội tỉnh, 10
tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế [9].
Quần thể danh thắng Tràng An-Bái
Đính được UNESCO công nhận là Di sản
Văn hóa và Thiên nhiên thế giới
(23/1/2015) là một sự quảng cáo tốt cho du
lịch Ninh Bình phát triển cao hơn trước,
giúp thu hút du khách đông đảo trong nước
và quốc tế. Hoạt động du lịch phát triển
toàn diện gắn với quần thể danh thắng
Tràng An: kết cấu hạ tầng du lịch được
tăng cường, sản phẩm du lịch đa dạng. Các
điểm du lịch được nâng lên về chất lượng;
cơ sở lưu trú trên địa bàn Ninh Bình cơ bản
đáp ứng nhu cầu. Lượng du khách đến
Ninh Bình không ngừng tăng lên. Đó là lí
do số lượt khách đến tham quan các điểm
du lịch đạt 6 triệu lượt vào năm 2015 (gấp
2 lần so với năm 2010), trong đó khách
quốc tế đạt 0,6 triệu lượt, khách lưu trú đạt
0,42 triệu lượt; doanh thu từ du lịch đạt
1.419 tỷ đồng [3].
Du lịch lịch sử văn hóa, tâm linh, sinh
thái ở Ninh Bình đã được nhìn nhận như là
một phương tiện quảng bá và phát huy hiệu
quả các giá trị văn hóa mang đậm bản sắc
dân tộc của các cộng đồng cư dân ở Ninh
Bình. Không phải ngẫu nhiên mà
Hollywood chọn Đầm Vân Long, Gia
Viễn, Ninh Bình có cảnh sắc thiên nhiên
tuyệt đẹp làm địa điểm để cho cảnh quay
phim Kong: Skull Island. Sau khi phim
công chiếu đạt doanh thu kỷ lục trên toàn
thế giới, làng thổ dân ở Vân Long xây
dựng thành điểm du lịch nổi tiếng từ
15/4/2017 và cho đến nay đã thu hút rất
đông đảo du khách trong nước và quốc tế
[8]. Ninh Bình không ngừng bảo tồn, tôn
HOÀNG THỊ THU HƯƠNG
151
tạo và phát huy giá trị di sản, các di tích
lịch sử - văn hóa; đa dạng hóa các sản
phẩm du lịch gắn với phát triển văn hóa và
tăng cường công tác quản lý nhà nước về
văn hóa, du lịch bền vững, tăng trưởng gắn
liền với bảo vệ môi trường bảo vệ cảnh
quan môi trường. Đồng thời, Ninh Bình
mở rộng quan hệ hợp tác, phối hợp chặt
chẽ, tạo được sự liên kết với các tỉnh, liên
kết vùng để phát triển kinh tế - xã hội, nhất
là phát triển du lịch.
4. Kết luận
Với vị trí nằm ở cực Nam đồng bằng
sông Hồng, Ninh Bình có thế mạnh phát
triển về kinh tế du lịch với nhiều danh lam
thắng cảnh nổi tiếng như: cố đô Hoa Lư,
quần thể danh thắng Tràng An, chùa Bái
Đính, khu ngập nước Vân Long, rừng Cúc
Phương khu Tam Cốc – Bích Động, nhà
thờ đá Phát Diệm v.vTuy nhiên, kể từ
khi Ninh Bình cùng tiến hành đổi mới
(1986), ngành du lịch tỉnh vẫn phát triển
chậm chạp, chưa khai thác tiềm năng tự
nhiên, xã hội đa dạng của địa phương, chưa
có sự bứt phá.
Những năm sau khi tái lập tỉnh Ninh
Bình (1992), hoạt động du lịch đã có bước
phát triển đột phá, thu hút đông đảo du
khách trong và ngoài nước. Tỉnh Ninh
Bình đã rất sớm nhận ra ưu thế và thế
mạnh vượt trội của du lịch so với các
ngành kinh tế khác ở địa phương. Do xác
định đúng về thế mạnh, du lịch Ninh Bình
có bước phát triển đột phá, chú ý khai thác
bền vững tài nguyên du lịch vừa phong
phú, vừa độc đáo của địa phương. Doanh
thu từ hoạt động du lịch ngày càng tăng,
chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh
ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu du
khách trong và ngoài nước. Ninh Bình đã
quản lý và phát huy hiệu quả giá trị cao của
Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới
Quần thể danh thắng Tràng An. Các điểm
du lịch sinh thái, kết hợp lịch sử, văn hóa
và tâm linh như Vân Long, rừng Cúc
Phương, Tam Cốc - Bích Động, Tràng An,
động Thiên Tôn được gìn giữ và khai thác
bền vững có sự tham gia, gắn với quyền lợi
của nhân dân địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thống kê Ninh Bình (2012), Ninh Bình 20
năm xây dựng và phát triển (1/2/1992 –
1/4/2012), Nxb Thống kê, Hà Nội.
2. Đảng bộ Ninh Bình, Văn kiện Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX,
tháng 1/2011, Tài liệu lưu hành nội bộ.
3. Đảng bộ Ninh Bình, Văn kiện Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI,
tháng 09/2015, Tài liệu lưu hành nội bộ.
4. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2015), Bảo
tồn và phát huy giá trị di sản lịch sử-văn hóa
phục vụ phát triển du lịch, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
5. Lê Tắc (1961), An Nam chí lược, Viện Đại
học Huế xuất bản, Huế.
6. Quần thể danh thắng Tràng An, di sản thế giới
tại Việt Nam,
tid=44
7. Quốc Sử quán Triều Nguyễn (1997), Đại Nam
nhất thống chí, Tập 3, Nxb Thuận Hóa, Huế.
8. Sau "Kong: Skull Island", hãy tới ngay Ninh
Bình vì mùa xuân đang là thời điểm nơi đây
đẹp nhất,
island-hay-toi-ngay-ninh-binh-vi-mua-xuan-
dang-la-thoi-
9. Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình (2007),
Quyết định vấn đề Phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình từ năm
2010 đến 2015, Số 2845/QĐ-UBND, ngày 17
tháng 12 năm 2007, Tài liệu lưu hành nội bộ.
Ngày nhận bài: 05/8/2017 Biên tập xong: 15/10/2017 Duyệt đăng: 20/10/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_phat_trien_nhanh_chong_cua_du_lich_o_ninh_binh_1992_2015.pdf