Sự phù hợp của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao kết hợp đồng từ cách tiếp cận so sánh

Thứ hai, trường hợp bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nhưng có kèm theo các sửa đổi, bổ sung hay hạn chế nhưng không làm thay đổi cơ bản đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ khi bên đề nghị giao kết hợp đồng phản đối ngay lập tức các sửa đổi, bổ sung hay hạn chế đó. Trường hợp hợp đồng được xác lập, hợp đồng sẽ bao gồm các điều khoản sửa đổi, bổ sung hay hạn chế đó. Thứ ba, các sửa đổi, bổ sung hay hạn chế về mục đích hợp đồng, chất lượng, số lượng, giá cả hoặc tiền công, thời hạn thực hiện, địa điểm và cách thức thực hiện, trách nhiệm vi phạm hợp đồng và biện pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng là các thay đổi cơ bản đối với nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Với hướng sửa đổi BLDS như vậy, các quy định của BLDS có thể linh hoạt, mềm dẻo hơn, thúc đẩy việc xác lập hợp đồng, đồng thời vẫn bảo đảm quyền quyết định của bên đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp có chấp nhận đề nghị giao kết chứa đựng những điều khoản sửa đổi, bổ sung hay hạn chế so với đề nghị giao kết hợp đồng.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phù hợp của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao kết hợp đồng từ cách tiếp cận so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ PHÙ HỢP CỦA CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VỚI ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TỪ CÁCH TIẾP CẬN SO SÁNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 Tóm tắt: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự đồng ý toàn bộ đối với đề nghị giao kết hợp đồng hay chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có các sửa đổi, bổ sung so với đề nghị giao kết hợp đồng đang là hai xu hướng áp dụng trong thực hiện pháp luật về hợp đồng. Từ thực tiễn pháp luật quốc tế, bài viết đưa ra các kiến nghị sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam. Hồ Ngọc Hiển* * TS. Khoa Luật, Học viện Khoa học xã hội. Abstract Two existing approaches towards qualifying a valid acceptance in contract law are whether such acceptance must exactly correspond with the contract contained in the offer or it can partly amend, supplement such offer. Based on international law practices, recommendations for amendments of the Civil Code of 2015 are also made in this article. Thông tin bài viết: Từ khóa: đề nghị giao kết hợp đồng; chấp nhận đề nghị giao kết; nguyên tắc “hình ảnh phản chiếu”; đề nghị giao kết hợp đồng mới. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 18/02/2019 Biên tập : 08/03/2019 Duyệt bài : 15/03/2019 Article Infomation: Keywords: contract offer; acceptance of contract offer; the mirror image rule; counter- offer; Article History: Received : 18 Feb. 2019 Edited : 08 Mar. 2019 Approved : 15 Mar. 2019 Dẫn nhập Trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng, khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng (offer), bên được đề nghị giao kết có quyền chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hoặc không chấp nhận đề nghị đó. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (acceptance) biểu thị sự đồng ý của bên được đề nghị đối với đề nghị giao kết hợp đồng, do đó, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải phù hợp với đề nghị giao kết hợp đồng. Vấn đề đặt ra là sự phù hợp đó có phải là sự đồng ý toàn bộ và vô điều kiện đối với đề nghị giao kết hợp đồng hay không? Trả lời câu hỏi này sẽ dẫn tới hai cách tiếp cận khác nhau về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: 1) chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải là sự đồng ý toàn bộ đối với đề nghị giao kết hợp đồng; 2) chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể chứa đựng các sửa đổi, bổ sung không làm thay đổi cơ bản các nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 3Số 5(381) T3/2019 1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự đồng ý toàn bộ đối với đề nghị giao kết hợp đồng Theo định nghĩa của Bộ Từ điển luật học Black’s Law Dictionary: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được hiểu là sự đồng ý của bên được đề nghị đối với các điều khoản của đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị, một cách rõ ràng hoặc ngầm định bằng hành vi, theo hình thức được thừa nhận hoặc theo yêu cầu của bên đề nghị, theo đó hợp đồng được xác lập và ràng buộc các bên. Nếu một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có sửa đổi các điều khoản hoặc bổ sung các điều khoản mới, nó thường là một đề nghị giao kết hợp đồng mới”1. Theo định nghĩa này, về bản chất, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự đồng ý của bên được đề nghị đối với đề nghị giao kết hợp đồng. Về hình thức, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể dưới hình thức rõ ràng (bằng văn bản hoặc bằng lời nói) hoặc bằng hành vi cụ thể trong những trường hợp nhất định. Về nội dung, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải phù hợp với đề nghị giao kết hợp đồng. Một thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có chứa đựng những sửa đổi, bổ sung so với đề nghị giao kết hợp đồng thường không được coi là chấp nhận mà là một đề nghị mới. Đây cũng là nhận thức được thừa nhận bởi nhiều công trình khoa học về luật hợp đồng cũng như được ghi nhận tại nhiều đạo luật của các nước, các công ước và văn kiện có tính quốc tế về hợp đồng2. Pháp luật về hợp đồng của nhiều quốc gia quy định chấp nhận đề nghị giao kết hợp 1 Bryan A. Garner (editor in chief) Black’s Law Dictionary, 9th edition, p.13 2 Xem BLDS CHLB Nga: Điều 438; Luật Hợp đồng Trung Quốc: Điều 21, 22, 30, Bộ nguyên tắc Châu Âu về luật hợp đồng: Điều 2:204; Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Điều 18 (1), 19; Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế, 2016: Điều 2.1.6 (1). 3 (§50 (1), Restatement of Law, contract, second, (American Law Institute) 4 Ewan McKendrick, Contract Law-Text, Cases and Materials, fifth edition, Oxford University Press, 2012, p. 80-85; Jan M. Smits, Contract Law - A Comparative Introduction, Edward Elgar, 2014, p. 55 5 John Swan, Barry J. Reiter, Nicholas C. Bala, Contracts- Cases, Notes &Materials 7th Edition, LexisNexis Butterworths, 2006, p. 415-418. đồng phải là sự đồng ý toàn bộ đối với đề nghị giao kết hợp đồng. Một biểu thị trả lời chấp nhận đề nghị nhưng chứa đựng bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung nào so với đề nghị giao kết hợp đồng được coi là từ chối và cấu thành một đề nghị mới. Theo pháp luật của Anh và Hoa Kỳ, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng “là biểu thị sự đồng ý đối với các điều khoản theo đề nghị của bên đề nghị giao kết hợp đồng”3, là “sự biểu thị đồng ý dứt khoát và vô điều kiện đối với đề nghị giao kết hợp đồng”4. Mô hình này về chấp nhận giao kết hợp đồng được gọi là quy tắc “hình ảnh phản chiếu” (the mirror image rule) đối với thiết lập hợp đồng. Theo đó, nếu bên được đề nghị chấp nhận toàn bộ điều khoản của đề nghị giao kết hợp đồng, hợp đồng sẽ được giao kết; nếu bên được đề nghị không chấp nhận tất cả các điều khoản được đề xuất, đề nghị giao kết bị từ chối; nếu bên được đề nghị không từ chối toàn bộ các điều khoản, nhưng có đề nghị một số thay đổi các điều khoản đó, kết quả là một đề nghị mới được thiết lập5. Quy tắc “hình ảnh phản chiếu” được tóm tắt bởi Tòa án tối cao của bang Minnesota trong vụ Langellie v. Shaefer, 36 Minn. 361, 363 (1887): “Một đề nghị giao kết hợp đồng bởi bên đề nghị đối với bên được đề nghị không ràng buộc nghĩa vụ đối với bên đề nghị, trừ khi nó được chấp nhận bởi bên được đề nghị theo các điều khoản của đề nghị giao kết hợp đồng. Bất kỳ sửa đổi nào so với các điều khoản đó sẽ làm đề nghị giao kết mất hiệu lực (...). Sẽ không có thỏa thuận, ngoại trừ trường hợp có câu trả lời chấp nhận đơn giản đối với đề nghị giao NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 4 Số 5(381) T3/2019 kết hợp đồng mà không kèm bất kỳ điều khoản mới nào”6. Đối với hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa và các nước chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật này, nguyên tắc này được quy định tại hầu hết các đạo luật trong đó chủ yếu là các bộ luật dân sự. Bộ luật Dân sự (BLDS) Cộng hòa Liên bang Đức không đưa ra khái niệm về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, tuy nhiên, nguyên tắc này được khẳng định tại khoản 2 Điều 150: “một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng kèm theo những mở rộng, giới hạn hoặc các thay đổi khác được coi là từ chối đề nghị giao kết hợp đồng và cấu thành một đề nghị mới”7. BLDS của Pháp trước đây không đưa ra khái niệm về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (cũng như không đưa ra khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng). Quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được phát triển bởi án lệ. Tuy nhiên, trong lần sửa đổi BLDS năm 2016, các nhà làm luật Pháp đã đưa ra khái niệm về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tại các Điều L.1113 đến L.11218. Theo đó, “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự biểu lộ ý chí của bên nhận được lời đề nghị giao kết, nhằm ràng buộc với các điều kiện của lời đề nghị []. Lời chấp nhận không trùng khớp với lời đề nghị sẽ không có hiệu lực, và tạo thành lời đề nghị mới (Điều L.1118). Pháp luật của Cộng hòa Liên bang Nga ghi nhận nguyên tắc này tại khoản 1, Điều 438 BLDS: “Chấp nhận đề nghị giao 6 Randy E. Barnett, Contract-Cases and Doctrine, 4th Edition, Aspen Publishers, 2008, p. 335 7 https://www.gesetze-im-internet.de/englisch_bgb/englisch_bgb.html#p0450 8 BLDS Pháp (sửa đổi, bổ sung năm 2016). Xem: https://www.legifrance.gouv.fr/affichCode.do;jsessionid=F- 91C5A9708700430F947084747696538.tplgfr27s_3?idSectionTA=LEGISCTA000032007103&cidTexte=LEGITEX- T000006070721&dateTexte=20181231 9 BLDS Cộng hòa Liên bang Nga, xem: 10 Alonso-Pérez Maria-Teresa. Contre-offre versus acceptation modifiée. In: Revue internationale de droit comparé. Vol. 66 N°1, 2014, tr. 57. 11 Luật Nghĩa vụ Thuỵ Sĩ năm 1911, xem: https://www.admin.ch/opc/fr/classified-compilation/19110009/index.html, truy cập ngày 12/12/2018. kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị giao kết hợp đồng về việc đề nghị giao kết hợp đồng được chấp nhận. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là chấp nhận toàn bộ và vô điều kiện”9. Như vậy, theo cách tiếp cận truyền thống được thừa nhận rộng rãi, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải phù hợp hoàn toàn với đề nghị giao kết hợp đồng. Một biểu thị đồng ý với đề nghị giao kết hợp đồng nhưng có kèm theo các sửa đổi, bổ sung so với đề nghị giao kết hợp đồng được coi là từ chối và cấu thành đề nghị mới. Cách tiếp cận này hướng đến bảo đảm cao nhất sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể của hợp đồng. 2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có các sửa đổi, bổ sung so với đề nghị giao kết hợp đồng Xuất phát từ thực tiễn, đặc biệt là thực tiễn kinh doanh thương mại, một số BLDS và văn kiện quốc tế về luật hợp đồng được xây dựng vào giai đoạn sau này có cách tiếp cận khác biệt10. Theo đó, mặc dù vẫn quy định về nguyên tắc, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải phù hợp với các điều khoản của đề nghị giao kết hợp đồng, tuy nhiên, trong trường hợp một biểu thị trả lời đồng ý kèm theo những điều khoản sửa đổi, bổ sung so với đề nghị giao kết hợp đồng, với một số điều kiện nhất định, sẽ là một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Trong Luật Nghĩa vụ của Thuỵ Sĩ , Điều 2 quy định11: 1) Nếu các bên thống nhất với nhau về tất cả các điểm cơ bản, hợp đồng xem như được ký kết, ngay cả khi một số điểm không cơ bản được bảo lưu; 2) Trong NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 5Số 5(381) T3/2019 trường hợp không có sự thống nhất giữa các bên về các điểm không cơ bản, thẩm phán phán quyết về các điểm này căn cứ vào bản chất của vụ việc. Trong BLDS của Hà Lan, khoản 1 và 2 Điều 6:225 quy định: (1) Một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có chứa đựng những điều khoản sửa đổi, bổ sung, là một đề nghị giao kết hợp đồng mới và là một từ chối đối với đề nghị ban đầu; (2) Trường hợp một câu trả lời với ý định chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có chứa những sửa đổi, bổ sung về những điều khoản không quan trọng của đề nghị giao kết hợp đồng, trả lời đó là một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực và hợp đồng được xác lập với các điều khoản của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ khi bên đề nghị phản đối ngay lập tức những điều khoản sửa đổi, bổ sung đó. Theo Luật Hợp đồng của Trung Quốc năm 1999, nội dung của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải phù hợp với nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Nếu bên được đề nghị đề xuất các thay đổi cơ bản đối với nội dung, chấp nhận này sẽ trở thành một đề nghị giao kết hợp đồng mới. Ở Hoa Kỳ, quy tắc “hình ảnh phản chiếu” được thừa nhận rộng rãi, tuy nhiên, Điều 2-207 Bộ luật Thương mại thống nhất (UCC) áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa đã thay đổi quy tắc này12, theo đó: (1) Một sự biểu thị chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hợp lý và xác định hoặc một xác nhận bằng văn bản được gửi trong một thời hạn hợp lý, được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ngay cả khi nó chứa đựng các điều khoản bổ sung hoặc khác biệt so với các điều khoản của đề nghị giao kết hợp đồng, ngoại trừ trường hợp chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thể hiện rõ điều kiện bên đề nghị đồng ý với các điều khoản bổ sung hoặc khác biệt đó. (2) Điều khoản bổ sung được hiểu là 12 John D. Calamri, Joseph M. Perillo, The Law of Contract, 4th Edition, West Publishing Co, 1998, p. 96-97 đề xuất bổ sung đối với hợp đồng. Giữa các thương nhân, các điều khoản bổ sung đó trở thành nội dung của hợp đồng trừ khi: (a) Đề nghị giao kết hợp đồng xác định giới hạn của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đối với đề nghị giao kết hợp đồng; (b) Các điều khoản bổ sung đó thay đổi cơ bản nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng; (c) Thông báo phản đối các điều khoản bổ sung này đã được gửi trong một thời hạn hợp lý sau khi bên đề nghị nhận được thông báo về điều khoản bổ sung. (3) Hành vi của hai bên thừa nhận hợp đồng là đủ để thiết lập hợp đồng dù các văn bản của các bên không thể hiện hợp đồng đã được xác lập. Trong trường hợp đó, các điều khoản cụ thể của hợp đồng sẽ bao gồm các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận bằng văn bản và các điều khoản bổ sung theo các quy định khác của Đạo luật này. Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế, phiên bản năm 2016, tại Điều 2.1.11. quy định: (1) Một phúc đáp đối với đề nghị giao kết hợp đồng có khuynh hướng chấp nhận đề nghị nhưng chứa đựng các bổ sung, giới hạn hoặc các sửa đổi khác là từ chối đề nghị giao kết hợp đồng và cấu thành một đề nghị giao kết hợp đồng mới (counter-offer); (2) Tuy nhiên, một phúc đáp đối với đề nghị giao kết hợp đồng có khuynh hướng chấp nhận đề nghị nhưng chứa đựng các bổ sung, giới hạn hoặc các sửa đổi khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản các điều khoản của đề nghị giao kết hợp đồng sẽ là một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, ngoại trừ trường hợp bên đề nghị phản đối một cách không chậm trễ những khác biệt đó. Nếu bên đề nghị không phản đối, hợp đồng sẽ bao gồm các điều khoản của đề nghị giao kết hợp đồng và các khác biệt NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 6 Số 5(381) T3/2019 trong chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng13. Theo Bộ nguyên tắc Châu Âu về luật hợp đồng14, khoản 1 Điều 2:204 quy định: “Bất kỳ hình thức tuyên bố hoặc hành vi của bên được đề nghị là một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu nó biểu thị sự đồng ý đối với đề nghị giao kết hợp đồng”. Tuy nhiên, Điều 2:208 Bộ nguyên tắc Châu Âu về luật hợp đồng quy định về chấp nhận giao kết hợp đồng kèm theo các bổ sung, sửa đổi như sau: (1) Một phúc đáp của bên được đề nghị giao kết hợp đồng chứa đựng những điều khoản khác biệt hoặc bổ sung làm biến đối một cách cơ bản nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng là một từ chối đề nghị giao kết hợp đồng và trở thành một đề nghị giao kết mới; (2) Một phúc đáp thể hiện sự đồng ý rõ ràng đối với đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ngay cả khi nó thể hiện rõ hoặc ngụ ý những điều khoản khác biệt hoặc bổ sung, miễn là không làm thay đổi một cách cơ bản các điều khoản của đề nghị giao kết hợp đồng. Các điều khoản khác biệt hoặc bổ sung đó sẽ trở thành nội dung của hợp đồng. (3) Một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có các bổ sung hoặc khác biệt như vậy sẽ là một từ chối đề nghị giao kết hợp đồng nếu: (a) Đề nghị giao kết hợp đồng xác định giới hạn rõ ràng cho việc chấp nhận đề nghị; hoặc (b) Bên đề nghị phản đối ngay lập tức các điều khoản bổ sung hoặc khác biệt đó; hoặc (c) Bên được đề nghị thể hiện trong chấp nhận đề nghị điều kiện cần có sự đồng ý của bên đề nghị đối với những điều khoản khác biệt hoặc bổ sung so với đề nghị giao kết hợp đồng và sự đồng ý đó không đến 13 https://www.unidroit.org/english/principles/contracts/principles2016/principles2016-e.pdf (p. 50) 14 https://www.jus.uio.no/lm/eu.contract.principles.parts.1.to.3.2002/doc.html#119 15 Ole Lando & Hugh Beale, Principles of European Contract Law, Part I & II (eds.2000, at 180). bên được đề nghị trong một khoảng thời gian hợp lý. Tuy nhiên, Ủy ban Luật hợp đồng Châu Âu thừa nhận quy định này không phản ánh pháp luật hiện hành của nhiều nước Châu Âu “hầu hết các hệ thống pháp luật (của các quốc gia Châu Âu) không có các quy định phù hợp với Điều 2: 208 (2) và (3). Nhiều quốc gia cho rằng () những sửa đổi dù không cơ bản trong trả lời của bên được đề nghị sẽ làm cho hợp đồng không được xác lập15. Như vậy, thông qua việc phân tích quy định pháp luật của một số quốc gia và của một số văn kiện có tính quốc tế, khu vực về hợp đồng nêu trên, có thể thấy, một xu hướng khác về sự phù hợp giữa chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và đề nghị giao kết hợp đồng đã được thừa nhận, đó là, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, với một số điều kiện cụ thể, có thể chứa đựng những điều khoản sửa đổi, bổ sung so với đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, những khác biệt giữa chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và đề nghị giao kết hợp đồng phải là không cơ bản, không làm thay đổi các điều khoản cơ bản của đề nghị giao kết hợp đồng và bên đề nghị không phản đối ngay lập tức (hoặc trong một thời hạn hợp lý) những sửa đổi, bổ sung đó. Vậy, những sửa đổi, bổ sung nào sẽ làm thay đổi cơ bản nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng? Pháp luật của một số nước và một số văn kiện quốc tế như Luật Hợp đồng Trung Quốc 1999 hoặc Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định rõ những sửa đổi, bổ sung nào là thay đổi cơ bản. Bên cạnh đó, pháp luật một số quốc gia và văn kiện về hợp đồng khác lại chỉ quy định khái quát NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 7Số 5(381) T3/2019 mang tính định tính. Việc xác định những điều khoản sửa đổi, bổ sung đó có làm thay đổi cơ bản đề nghị giao kết hợp đồng hay không tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể. Điều này được thể hiện trong bình luận của Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế. Theo đó, những điều khoản thay đổi một cách cơ bản được xác định tùy thuộc hoàn cảnh cụ thể của từng vụ việc. Những điều khoản thay đổi về giá cả hoặc phương thức thanh toán, thời gian và địa điểm thực hiện nghĩa vụ phi tiền tệ, phạm vi trách nhiệm, giải quyết tranh chấp sẽ thường là các thay đổi cơ bản đối với đề nghị giao kết hợp đồng. Một yếu tố được xem xét là những điều khoản thay đổi, bổ sung đó có được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thương mại có liên quan và do đó không gây bất ngờ cho bên đề nghị hay không16. Dù quy định cụ thể hay khái quát, cách tiếp cận mới về sự phù hợp giữa chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao kết hợp đồng, bên cạnh khẳng định nguyên tắc chung, thừa nhận ngoại lệ rằng, với những điều kiện nhất định, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể bao gồm những điều khoản khác biệt với đề nghị giao kết hợp đồng và hợp đồng được xác lập sẽ bao gồm các điều khoản khác biệt đó, ngoại trừ bên đề nghị phản đối ngay lập tức. Cách tiếp cận này thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo trong thực tiễn giao dịch dân sự và thương mại, phản ánh được ý chí thực của các bên mong muốn xác lập hợp đồng dù có những khác biệt không quan trọng so với ý chí ban đầu của bên đề nghị, đồng thời thúc đẩy việc giao kết hợp đồng được diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý là, các hệ thống pháp luật đã nêu trên đều dành cho bên đề nghị quyền tự quyết định về việc hợp đồng có được xác lập hay không với các sửa đổi, bổ sung đó. Bên đề nghị có quyền phản đối những điều khoản sửa đổi, bổ sung này 16 https://www.unidroit.org/english/principles/contracts/principles2016/principles2016-e.pdf (trang 50-51) và do đó, hợp đồng không được xác lập. Tuy nhiên, với xu hướng thúc đẩy các hợp đồng được giao kết, quy định pháp luật và một số văn kiện về hợp đổng nêu trên đều tiếp cận theo hướng, bên đề nghị, nếu không đồng ý thì phải phản đối ngay lập tức các điều khoản sửa đổi, bổ sung đó, nếu không phản đối ngay lập tức, hợp đồng sẽ được xác lập và các điều khoản này sẽ là nội dung của hợp đồng. 3. Những gợi mở cho pháp luật hợp đồng của Việt Nam Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự chấp nhận của bên được đề nghị đối với toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng mà không có bất kỳ ngoại lệ nào (Khoản 1 Điều 293 BLDS năm 2015). Tuy nhiên, xu hướng hiện nay được thể hiện trong các văn kiện pháp lý quốc tế về hợp đồng là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể chứa đựng các nội dung khác biệt với đề nghị giao kết hợp đồng, với điều kiện đây là nhưng khác biệt không mang tính căn bản so với nội dung của lời đề nghị giao kết. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng như việc hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, việc tiếp nhận những xu hướng mới trong lĩnh vực pháp luật về hợp đồng cũng cần được cân nhắc. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, Việt Nam cần cân nhắc sửa đổi quy định của BLDS năm 2015 về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo hướng tiếp thu những kinh nghiệm của Luật Hợp đồng Trung Quốc năm 1999 và Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như đã nêu trên, theo hướng: Thứ nhất, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng biểu thị sự đồng ý đối với đề nghị giao kết hợp đồng và phải phù hợp với đề nghị giao kết hợp đồng. Trường hợp bên được đề nghị trả lời chấp nhận nhưng có NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 8 Số 5(381) T3/2019 kèm theo các nội dung sửa đổi, bổ sung hay hạn chế làm thay đổi cơ bản đề nghị giao kết hợp đồng được coi là từ chối và tạo thành một đề nghị giao kết hợp đồng mới. Thứ hai, trường hợp bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nhưng có kèm theo các sửa đổi, bổ sung hay hạn chế nhưng không làm thay đổi cơ bản đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ khi bên đề nghị giao kết hợp đồng phản đối ngay lập tức các sửa đổi, bổ sung hay hạn chế đó. Trường hợp hợp đồng được xác lập, hợp đồng sẽ bao gồm các điều khoản sửa đổi, bổ sung hay hạn chế đó. Thứ ba, các sửa đổi, bổ sung hay hạn chế về mục đích hợp đồng, chất lượng, số lượng, giá cả hoặc tiền công, thời hạn thực hiện, địa điểm và cách thức thực hiện, trách nhiệm vi phạm hợp đồng và biện pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng là các thay đổi cơ bản đối với nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Với hướng sửa đổi BLDS như vậy, các quy định của BLDS có thể linh hoạt, mềm dẻo hơn, thúc đẩy việc xác lập hợp đồng, đồng thời vẫn bảo đảm quyền quyết định của bên đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp có chấp nhận đề nghị giao kết chứa đựng những điều khoản sửa đổi, bổ sung hay hạn chế so với đề nghị giao kết hợp đồng. 4. Kết luận Pháp luật hợp đồng của nhiều quốc gia vẫn tiếp tục quy định chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải hoàn toàn phù hợp với đề nghị giao kết hợp đồng. Những sửa đổi, bổ sung so với đề nghị giao kết hợp đồng bị coi là từ chối đề nghị và tạo thành một đề nghị mới. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số quốc gia không coi nguyên tắc trên mang tính tuyệt đối. Đặc biệt là một số văn kiện có tính quốc tế về hợp đồng đã ghi nhận và thể hiện xu hướng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, bên cạnh nguyên tắc là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải phù hợp với đề nghị giao kết hợp đồng, ngoại lệ được thừa nhận là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trong một số trường hợp nhất định, có thể chứa đựng những khác biệt so với đề nghị giao kết hợp đồng, với điều kiện, những khác biệt đó không làm thay đổi cơ bản nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Sự thừa nhận này thể hiện xu hướng thông thoáng, linh hoạt, thúc đẩy các giao lưu dân sự, thương mại phát triển. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng cần sửa đổi BLDS về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo xu hướng mới  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Neil Andrews, Contract Law, Cambridge University Press, 2011, 2. Bryan A. Garner (editor in chief) Black’s Law Dictionary, 9th edition. 3. Ewan McKendrick, Contract Law-Text, Cases and Materials, fifth edition, Oxford University Press, 2012. 4. Catherine Elliott & Frances Quinn, Contract Law, 7th, 2009, Pearson Education Limited, Pearson Longman. 5. John Swan, Barry J. Reiter, Nicholas C. Bala, Contracts- Cases, Notes &Materials 7th Edition, LexisNexis Butterworths, 2006. 6. Randy E. Barnett, Contract-Cases and Doctrine, 4th Edition, Aspen Publishers, 2008. 7. Ole Lando & Hugh Beale, Principles of European Contract Law, Part I & II (eds.2000). 8. Alonso-Pérez Maria-Teresa. Contre-offre versus acceptation modifiée. In: Revue internationale de droit comparé. Vol. 66 N°1, 2014 9. Jan M. Smits, Contract Law – A Comparative Introduction, Edward Elgar, 2014 10. John D. Calamri, Joseph M. Perillo, The Law of Contract, 4th Edition, West Publishing Co, 1998. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 9Số 5(381) T3/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_phu_hop_cua_chap_nhan_de_nghi_giao_ket_hop_dong_voi_de_ng.pdf
Tài liệu liên quan