Kiến nghị
Các nhà kinh tế học trên thế giới đã chỉ ra
rằng, “các quốc gia luôn tồn tại hai nền kinh
tế, một nền kinh tế chính thức và một nền
kinh tế ngầm”.(Trung tâm Thông tin và dự
báo kinh tế - xã hội quốc gia, 2011) Như vậy,
có thể khẳng định, sự tồn tại và phát triển của
kinh tế ngầm cũng sẽ là xu thế tất yếu của
Việt Nam hiện tại và tương lai lâu dài. Tuy
nhiên, chúng tôi cho rằng, quy định pháp luật
cần chặt chẽ, đầy đủ mới là cơ sở để kinh tế
và xã hội phát triển mạnh mẽ, bền vững lâu
dài. Qua việc nghiên cứu có thể thấy rằng,
kinh tế ngầm có những ưu thế nhưng cũng có
thể gây ra các tác hại, ảnh hưởng không tốt
cho nền kinh tế và đời sống xã hội. Vì vậy,
trong quá trình xây dựng và ban hành pháp
luật, cần có sự sàng lọc, phân loại và cần xác
định chỉ các hoạt động kinh tế ngầm có khả
năng gây ảnh hưởng đến hành vi phạm tội thì
mới cần phải quản lý và xử lý triệt để,
nghiêm minh hơn trước. Trong đó, cần chú ý,
trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 đã và đang diễn ra thì ảnh hưởng của
thông tin, truyền thông và mạng điện tử rất
dễ làm phát sinh, hình thành thêm nhiều loại
tội phạm kinh tế mới. Cụ thể, những chủ thể
tiến hành các hoạt động kinh tế ngầm như
kinh doanh, buôn bán trên trang thông tin cá
nhân (facebook, zalo, twitter ) đang gián
tiếp gây thất thu nguồn thuế cho Nhà
nước.(Đức Minh, 2017) Vì thế, theo tác giả,
pháp luật cũng cần nhanh chóng xây dựng cơ
chế quản lý và giám sát chặt chẽ các chủ thể
kinh doanh này. Có như vậy, chúng ta mới
hạn chế được các tác hại của kinh tế ngầm và
vẫn khai thác được những tiềm năng của kinh
tế ngầm cho sự phát triển bền vững, lâu dài
của nền kinh tế.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tác động của kinh tế ngầm đối với kinh tế, xã hội và pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
106
SỰ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ NGẦM ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI
VÀ PHÁP LUẬT
Ngày nhận bài: 22/05/2019
Ngày chấp nhận đăng: 30/09/2019
Nguyễn Vinh Hưng
TÓM TẮT
Kinh tế ngầm là hoạt động kinh tế diễn ra rất phổ biến trong đời sống kinh tế, xã hội và thường thu
hút sự tham gia của nhiều người. Bên cạnh những đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội, kinh
tế ngầm còn có thể gây ra các tác hại đối với kinh tế, xã hội và ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến
hệ thống các quy định pháp luật. Bài viết phân tích về sự tác động của kinh tế ngầm, qua đó đưa
ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm quản lý các hoạt động kinh tế ngầm tốt hơn tại Việt Nam.
Từ khóa: kinh tế, kinh tế ngầm, biểu hiện, tác động, pháp luật.
ABSTRACT
Underground economy, which contains of a number of economic activities, is very popular in the
economic and social life and always attracts the participation of many people. In addition to
contributing to social economic development, the underground economy can also cause economic
and social harms and impacts to the legal system. The following article analyzes the impact of the
underground economy, from which provides a number of suggestions and recommendations for a
better management of underground economic activities in Vietnam.
Keywords: economy, underground economy, expression, impact, law.
1. Giới thiệu
Cần khẳng định kinh tế ngầm
(underground economy) cũng là một hoạt
động kinh tế vì nó tạo ra của cải vật chất như
các hoạt động kinh tế khác. Tuy nhiên, khác
với các hoạt động kinh tế phổ biến, có tiến
hành đăng ký và phải chịu thuế với Nhà
nước, các chủ thể hoạt động kinh tế ngầm
thường tiến hành các hoạt động mang lại thu
nhập cho họ nhưng không tiến hành khai báo
với Nhà nước. Mặt khác, nghiên cứu cho
thấy, hiện nay, các hoạt động kinh tế ngầm
diễn ra khá đa dạng, phong phú và rất phức
tạp. Trong đó, bên cạnh các hoạt động tạo ra
của cải, thu nhập được pháp luật cho phép
tiến hành thì kinh tế ngầm còn tiềm ẩn khá
nhiều hoạt động có thể gây ra các tác động
hoặc thậm chí gây nguy hại, ảnh hưởng rất
lớn cho kinh tế, xã hội và hệ thống pháp luật.
2. Sự tác động của kinh tế ngầm đối với
nền kinh tế, đời sống xã hội và hệ thống
pháp luật
Về bản chất, kinh tế ngầm (kinh tế bóng,
kinh tế ma hoặc nền kinh tế song song) là
một hoạt động kinh tế và là khái niệm được
sử dụng phổ biến của kinh tế học để nhằm
đánh giá những nguồn thu nhập không qua
báo cáo nhưng chúng có ảnh hưởng tới sự
phát triển kinh tế của từng quốc gia. Trên
thực tế, kinh tế ngầm thường được các nhà
kinh tế xem xét khi cần tính toán sự phát
triển kinh tế của một quốc gia thông qua yếu
tố “phúc lợi kinh tế ròng” (NEW). Bởi lẽ,
cách đánh giá sự tăng trưởng kinh tế thông
qua “tổng sản phẩm quốc nội” (GDP) chưa
thật sự chính xác. Vì lẽ, GDP mặc dù là
Nguyễn Vinh Hưng, Khoa Luật – Đại học Quốc
gia Hà Nội.
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019
107
thước đo đánh giá sự phát triển kinh tế của
một quốc gia nhưng GDP lại không tính đến
những yếu tố đầu ra (ví dụ tiếng ồn, ô nhiễm
môi trường, tắc nghẽn giao thông hay các
loại hàng hóa, dịch vụ không được trao đổi
mua bán trên thị trường). Từ đó, phúc lợi
kinh tế ròng có thể khắc phục những hạn chế
của GDP bởi phúc lợi kinh tế ròng là GDP
sau khi đã loại trừ những yếu tố của đầu ra và
cộng với kinh tế ngầm (thu nhập không qua
trao đổi trên thị trường). (Phạm Quang Vinh,
2011, tr. 19) Tuy nhiên, chính vì tạo ra thu
nhập, của cải nên kinh tế ngầm có những ảnh
hưởng, tác động rất lớn đến môi trường kinh
tế, đời sống xã hội và cả hệ thống pháp luật.
Trong đó, không ít hoạt động của kinh tế
ngầm dẫn đến các hành vi trái quy định của
pháp luật hoặc gây ra những hậu quả rất
nghiêm trọng. Vì thế, pháp luật thường quy
định và quản lý rất chặt chẽ một số hoạt động
của kinh tế ngầm để nhằm giảm bớt sự tác
động và ảnh hưởng của nó.
Trên thực tế, nhiều người vẫn thường nghĩ
kinh tế ngầm là các hoạt động kinh tế bất hợp
pháp, trái pháp luật hay là các hoạt động kinh
tế không minh bạch, rõ ràng hoặc không
được tiến hành công khai, lén lút... thậm chí
còn có sự lầm tưởng kinh tế ngầm là “thị
trường chợ đen” hay “nền kinh tế đen”. Bởi
lẽ, từ chính tên gọi “kinh tế ngầm” đã làm
cho cách hiểu về nó thiếu đi sự chính xác và
không mấy tích cực. Mặc dù vậy, khác với
suy nghĩ của nhiều người, kinh tế ngầm
không hẳn đều là những hoạt động kinh tế
trái pháp luật. Vì khá nhiều hoạt động của
kinh tế ngầm cho dù không tiến hành khai
báo nhưng vẫn được các cơ quan quản lý
Nhà nước có thẩm quyền biết đến và cho
phép thực hiện.
Về dấu hiệu nhận diện kinh tế ngầm, đã
có quan điểm cho rằng, “kinh tế ngầm được
hiểu là một thị trường nơi mà tất cả các hoạt
động thương mại được tiến hành mà không
liên quan đến thuế, luật hoặc các quy định
thương mại”.(Thư viện học liệu mở Việt
Nam, 2017) Ngoài ra, cũng có quan niệm,
“kinh tế ngầm hay còn gọi là nền kinh tế phi
chính thức là tất cả các khoản tiền và việc
làm được tạo ra bên ngoài nền kinh tế chính
thức, bất kể việc nền kinh tế này được cho là
hợp pháp hay bất hợp pháp”.(Trung tâm
Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc
gia, 2011) Hoặc cũng có thể quan niệm đơn
giản kinh tế ngầm chính là các hoạt động
kinh tế được tiến hành với mục đích tạo ra lợi
nhuận cho các chủ thể thực hiện nhưng
thường không báo cáo hoặc đăng ký với các
cơ quan quản lý nhà nước.
Nghiên cứu về con đường hình thành của
kinh tế ngầm cho thấy, nguyên nhân quan
trọng dẫn đến sự hình thành của kinh tế ngầm
lại xuất phát chính từ thể chế kinh tế hay từ
cách thức quản lý nền kinh tế của từng quốc
gia. Vì lẽ, thông thường, trong nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung các hoạt động thương
mại tự do bị quản lý rất chặt chẽ. Nói cách
khác, nền kinh tế kế hoạch hóa đã hạn chế,
cấm đoán, triệt tiêu quyền tự do kinh doanh,
nên vì thế, con người rất khó có thể tư hữu
hoặc tạo ra các nguồn thu nhập. Còn đối với
kinh tế thị trường, vốn dĩ là nền kinh tế “mở”
và đề cao sự tự do, sáng tạo trong kinh
doanh, từ đó, con người có thể làm hoặc
tham gia vào rất nhiều hoạt động kinh tế khác
nhau. Đây cũng là cơ sở quan trọng cho sự
hình thành, tồn tại và phát triển của kinh tế
ngầm. Bên cạnh đó, cần phải nói đến đó là
xuất phát từ quá trình chuyển đổi nền kinh tế
của từng quốc gia có thể làm phát sinh và
xuất hiện thêm nhiều mối quan hệ kinh tế
phức tạp mà điển hình như vấn đề đa sở hữu
hay đa thành phần kinh tế. Hoặc sự xuất hiện
của kinh tế ngầm còn bắt nguồn chính từ việc
thiếu kinh nghiệm quản lý điều hành nền
kinh tế nên dẫn đến việc các chủ thể tiến
hành kinh tế ngầm có thể dễ dàng thực hiện
các hành vi của họ. Hay từ những vấn đề như
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
108
tác động, ảnh hưởng của các chính sách,
pháp luật, thuế suất, các loại thủ tục hành
chính rườm rà cũng góp phần làm cho một
bộ phận không nhỏ người dân chỉ tìm cách
đối phó hoặc né tránh. Bởi lẽ, điểm chung,
các chủ thể này thường có động cơ mong
muốn “lách luật” để được giảm thuế hoặc có
thể thuận lợi hơn trong công việc của họ. Bên
cạnh đó, những vấn đề như khó khăn trong
tìm kiếm việc làm, tiền lương, phân bổ nguồn
thu nhập chưa hợp lý cũng góp phần làm cho
người dân phải tìm kiếm thêm các nghề khác
để còn tạo ra các nguồn thu nhập nhằm bù
đắp. Hơn nữa, trong giai đoạn phát triển kinh
tế, xã hội hiện nay, cuộc cách mạng khoa học
công nghệ đã làm nảy sinh nhiều lĩnh vực
mới điển hình như thương mại điện tử cũng
đã góp phần tạo lập, hình thành thêm nhiều
ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh độc đáo,
mới lạ như buôn bán hàng trên không gian
mạng hoặc tư vấn các dịch vụ trên môi
trường mạng.
Trên thực tế, các hoạt động kinh tế ngầm
vẫn đang diễn ra thường xuyên và gần như
tồn tại ở khắp mọi nơi. Mặt khác, phải khẳng
định, “kinh tế ngầm không phải là những
hoạt động xấu, nếu kiểm soát tốt đây còn là
thành phần bổ trợ cho kinh tế chính thức phát
triển”.(Báo Đất Việt, 2018) Chỉ với các hoạt
động kinh tế ngầm gây ảnh hưởng đến đời
sống xã hội hay vi phạm pháp luật thì bị Nhà
nước kiên quyết xử lý, cấm đoán. Chính vì
vậy, về cơ bản, có thể phân loại kinh tế ngầm
thành hai dạng khác nhau: Kinh tế ngầm hợp
pháp và kinh tế ngầm bất hợp pháp.
Kinh tế ngầm hợp pháp có đặc điểm đó là
các hoạt động kinh tế tiến hành hợp pháp
(không có dấu hiệu hình sự hoặc vi phạm
pháp luật) nhưng chủ thể tiến hành không
khai báo giá trị thu nhập cho các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Điển hình của dạng
kinh tế ngầm hợp pháp là các hoạt động của
giáo viên (dạy gia sư, mở lớp dạy thêm tại
gia đình), bác sĩ (khám bệnh tại gia đình
nhưng không đăng ký hoạt động công khai),
trông giữ xe (nhưng không đăng ký), thợ thủ
công, bảo mẫu, người giúp việc gia đình,
người bán hàng rong, người nông dân tiến
hành các hoạt động liên quan sản xuất, người
chạy xe ôm, xe taxi, bốc vác tại các bến tàu
xe hay tại bến cảng Điểm chung của các
hoạt động kinh tế này là thường xuyên diễn
ra ở khắp mọi nơi và được sự thừa nhận, ủng
hộ, tham gia của đông đảo nhiều tầng lớp
nhân dân trong xã hội. Về phía các cơ quan
quản lý Nhà nước, mặc dù biết đến sự diễn ra
của các hoạt động trên nhưng thường vẫn cho
phép hoạt động. Bởi lẽ, các hoạt động đó
không chỉ là nguồn sống của những người
đang trực tiếp tham gia mà nó còn là một
phần không thể thiếu của đời sống kinh tế, xã
hội. Hơn nữa, Nhà nước cũng không thể cấm
đoán hay quản lý tất cả các hành vi của xã
hội. Mặt khác, bản thân kinh tế ngầm hợp
pháp còn là một nguồn đóng góp không nhỏ
đối với sự phát triển kinh tế. Vì suy cho
cùng, các hoạt động kinh tế ngầm hợp pháp
đã và đang trực tiếp tạo ra của cải, vật chất
cho xã hội. Do vậy, kinh tế ngầm hợp pháp là
hoạt động kinh tế được Nhà nước cho phép,
khuyến khích và các hoạt động của kinh tế
ngầm hợp pháp thường cũng không gây ảnh
hưởng, tác hại đến đời sống kinh tế, xã hội
hoặc vi phạm pháp luật.
Trái ngược với kinh tế ngầm hợp pháp,
kinh tế ngầm bất hợp pháp mặc dù cũng là
các hoạt động có thể mang lại của cải, thu
nhập cho những người thực hiện nhưng lại là
những hoạt động kinh tế bị pháp luật cấm
đoán, không cho phép hoạt động. Điển hình
của kinh tế ngầm bất hợp pháp thường tồn tại
dưới các hoạt động trái pháp luật như: mại
dâm, cờ bạc, cá độ, tổ chức vui chơi có
thưởng (nhưng không khai báo với các cơ
quan có thẩm quyền), cho vay nặng lãi (tín
dụng đen), buôn lậu, bảo kê, buôn bán các
chất ma túy hoặc các chất kích thích, buôn
bán trái phép vũ khí quân dụng hoặc các loại
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019
109
tài nguyên thiên nhiên bị pháp luật ngăn cấm,
thuê mướn hoặc tổ chức đâm chém, giết
người, đòi nợ thuê, ăn cắp Điểm chung của
các hoạt động kinh tế ngầm bất hợp pháp là
mặc dù cũng tạo ra của cải, tiền bạc nhưng
mặt trái của nó lại tác động, ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống xã hội hoặc an ninh, an
toàn, sức khỏe và thậm chí tính mạng của
những người khác. So với kinh tế ngầm hợp
pháp thì kinh tế ngầm bất hợp pháp thường
được tổ chức chặt chẽ và có quy mô phức tạp
hơn (băng đảng tội phạm, băng nhóm buôn
lậu, bảo kê, đòi nợ thuê). Nên nếu xét về
khả năng gây nguy hại cho xã hội thì kinh tế
ngầm bất hợp pháp mới là các hoạt động kinh
tế có ảnh hưởng đến việc phạm tội.
Về sự tác động của kinh tế ngầm đối với
nền kinh tế, đời sống xã hội và hệ thống pháp
luật thì có thể thấy rằng, đối với các lĩnh vực
trên, kinh tế ngầm đều có sự ảnh hưởng, tác
động rất lớn. Trong đó:
Đối với lĩnh vực kinh tế, có thể khẳng
định, kinh tế ngầm tác động, ảnh hưởng rất
lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của nền
kinh tế. Bởi lẽ, như đã phân tích, kinh tế
ngầm tồn tại trong nhiều lĩnh vực và luôn thu
hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Vì vậy, từ sự tham gia đông đảo của nhiều
người nên kinh tế ngầm đã tạo ra một khối
lượng của cải, vật chất rất lớn và nó trực tiếp
đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế của quốc gia đó. Tuy nhiên, kinh tế
ngầm cũng gây nên những tác hại, ảnh hưởng
rất lớn cho nền kinh tế như góp phần gây ra
tình trạng lạm phát, thất nghiệp, ảnh hưởng
đến cơ cấu kinh tế hay việc phân bổ không
đồng đều các nguồn tài nguyên hoặc sử dụng
nguồn nhân lực thậm chí không ít hành vi
gây lũng đoạn thị trường tài chính chỉ với
mục đích thu lời.(Báo điện tử Vnexpress,
2014). Điển hình trong đó, những chủ thể
hoặc nhóm chủ thể có khả năng điều tiết nền
kinh tế đã tìm kẽ hở của pháp luật nhằm thực
hiện các hành vi thu lời bất chính trên thị
trường tiền tệ như việc mua bán, sở hữu chéo
giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc
việc phao tin đồn nhằm gây ra các cuộc
hoảng loạn tài chính. Bên cạnh đó, kinh tế
ngầm còn gây ra các ảnh hưởng lên môi
trường thương mại như: “Tạo ra môi trường
kinh doanh không bình đẳng, không đáng tin
cậy, bất lợi cho người kinh doanh trung thực,
bất lợi cho khu vực chính quy; Tạo nên
những yếu tố bất ổn, không lường hết rủi ro
khi quyết định đầu tư; Không khuyến khích
và thúc đẩy tính sáng tạo, không khuyến
khích đầu tư dài hạn, đầu tư quy mô lớn, đầu
tư phát triển nguồn nhân lực...”(Nguyễn Đình
Cung, 2003)
Đối với đời sống xã hội, kinh tế ngầm thu
hút rất đông đảo nhiều tầng lớp nhân dân
tham gia, nên chính vì thế, mặt thuận lợi của
nó đã góp phần tạo thêm khá nhiều công ăn
việc làm cho xã hội. Rõ ràng, kinh tế ngầm
đã cung cấp một khối lượng công việc rất lớn
cho xã hội và từ đó góp phần giải quyết bài
toán việc làm cho Nhà nước. Mặt khác, kinh
tế ngầm còn giúp cho con người làm việc, lao
động với sự cố gắng và quyết tâm cao hơn.
Điển hình như việc những người lao động
trong xã hội như bác sĩ, giáo viên, người làm
việc trong các cơ quan xí nghiệp hay đến
tầng lớp sinh viên, học sinh, già trẻ đều
mong muốn tận dụng những thời gian rảnh
rỗi mà họ có được để tiến hành những công
việc thuộc chuyên môn hoặc trong khả năng
của họ nhằm để có thể kiếm thêm nguồn thu
nhập. Từ đó, có thể khẳng định, kinh tế ngầm
có khả năng thu hút rất tốt mọi nguồn lực lao
động, làm tiết kiệm thời gian nhàn rỗi và góp
phần tăng năng suất lao động của nhiều
người. Do vậy, kinh tế ngầm còn góp phần
làm cho xã hội hoạt động ngày càng quy củ
với trình độ lao động, sản xuất ngày một
nâng cao, chuyên nghiệp và hiện đại hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp cho xã
hội, kinh tế ngầm còn gây ra không ít tác
động tiêu cực cho xã hội. Cụ thể, kinh tế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
110
ngầm ít nhiều gây ra sự chênh lệch, phân hóa
giàu nghèo giữa người dân với nhau hay giữa
từng khu vực, vùng miền. Bên cạnh đó, với
mục tiêu hướng đến lợi nhuận, con người có
thể thực hiện rất nhiều hoạt động nhưng
không ít những hoạt động đó lại gây xâm
phạm đến đạo đức xã hội hoặc vi phạm pháp
luật. Nói cách khác, kinh tế ngầm góp phần
tạo ra các tệ nạn xã hội như mại dâm, buôn
lậu, cờ bạc Do vậy, mặt tiêu cực của kinh
tế ngầm đối với xã hội chính là góp phần làm
cho xã hội ngày càng rối ren, phức tạp và làm
cho tình hình an ninh, trật tự giảm sút. Hơn
thế nữa, cần phải nói đến đó là kinh tế ngầm
còn góp phần làm cho những người có địa vị,
quyền hạn trong các cơ quan Nhà nước trở
nên nhũng nhiễu, hạch sách, vòi vĩnh, đòi hỏi
hối lộ hay lạm dụng chức vụ quyền hạn để
phục vụ lợi ích cá nhân, lợi ích của người
thân. Những điều này góp phần làm cho xã
hội phát sinh sự bất mãn và làm giảm uy tín
của các cơ quan Nhà nước.
Về sự tác động của kinh tế ngầm đối với
hệ thống pháp luật, có thể khẳng định, kinh tế
ngầm ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng
và thực hiện các quy định pháp luật. Như đã
nói, kinh tế ngầm trong xã hội hiện đại ngày
càng được tổ chức chặt chẽ, tinh vi và với
quy mô hoạt động lớn hơn trước. Trên thực
tế, hiện nay, khá nhiều băng đảng tội phạm
xuyên quốc gia với nhiều hoạt động như
buôn lậu, giết người, buôn bán vận chuyển
trái phép ma túy đã và đang diễn ra và
ngày càng có khuynh hướng mở rộng thêm.
Suy cho cùng, chỉ vì lợi nhuận nên các chủ
thể tiến hành đã bất chấp các quy định pháp
luật. Như vậy, kinh tế ngầm đã góp phần thúc
đẩy các hoạt động tội phạm phát triển mạnh
mẽ và nhanh chóng hơn. Điều này tác động
trực tiếp đến pháp luật và đòi hỏi hệ thống
pháp luật phải không ngừng sửa đổi, bổ sung
để nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn, hạn
chế và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Có thể lấy ví dụ như đối với các tội phạm
đánh bạc trên mạng internet mới xuất hiện
trong thời gian gần đây hoặc ngày càng xuất
hiện thêm nhiều tội phạm kinh tế đang gây
lũng đoạn thị trường tài chính. Hay các loại
tội phạm sử dụng công nghệ cao nhằm mục
đích thu lời bất chính đã tác động trực tiếp
đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong xã hội. Nếu so sánh
với thời kỳ trước đây thì các loại tội phạm
mới này chỉ xuất hiện trong một số năm gần
đây nhưng nó đã kéo theo sự tác động và hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, ảnh
hưởng của kinh tế ngầm đối với pháp luật
còn biểu hiện qua việc “kinh tế ngầm sẽ
không cung cấp thông tin đầy đủ và chính
xác để hoạch định các chính sách vĩ mô hợp
lý; hiệu lực của các chính sách, hiệu lực quản
lý nhà nước, hiệu lực luật pháp cũng hết sức
hạn chế, thậm chí bị chệch hướng, vô hiệu
hóa”.(Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế
- xã hội quốc gia, 2011) Từ đó, cho thấy,
kinh tế ngầm đang tác động và ảnh hưởng
mạnh mẽ đến hệ thống pháp luật của từng
quốc gia.
Tóm lại, có thể thấy rằng, không phải bất
cứ hoạt động nào của kinh tế ngầm đều gây
ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và hệ thống
pháp luật. Thông thường, chỉ những hoạt
động liên quan đến kinh tế ngầm bất hợp
pháp mới gây ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội
và pháp luât.
3. Kiến nghị
Các nhà kinh tế học trên thế giới đã chỉ ra
rằng, “các quốc gia luôn tồn tại hai nền kinh
tế, một nền kinh tế chính thức và một nền
kinh tế ngầm”.(Trung tâm Thông tin và dự
báo kinh tế - xã hội quốc gia, 2011) Như vậy,
có thể khẳng định, sự tồn tại và phát triển của
kinh tế ngầm cũng sẽ là xu thế tất yếu của
Việt Nam hiện tại và tương lai lâu dài. Tuy
nhiên, chúng tôi cho rằng, quy định pháp luật
cần chặt chẽ, đầy đủ mới là cơ sở để kinh tế
và xã hội phát triển mạnh mẽ, bền vững lâu
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(03) - 2019
111
dài. Qua việc nghiên cứu có thể thấy rằng,
kinh tế ngầm có những ưu thế nhưng cũng có
thể gây ra các tác hại, ảnh hưởng không tốt
cho nền kinh tế và đời sống xã hội. Vì vậy,
trong quá trình xây dựng và ban hành pháp
luật, cần có sự sàng lọc, phân loại và cần xác
định chỉ các hoạt động kinh tế ngầm có khả
năng gây ảnh hưởng đến hành vi phạm tội thì
mới cần phải quản lý và xử lý triệt để,
nghiêm minh hơn trước. Trong đó, cần chú ý,
trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 đã và đang diễn ra thì ảnh hưởng của
thông tin, truyền thông và mạng điện tử rất
dễ làm phát sinh, hình thành thêm nhiều loại
tội phạm kinh tế mới. Cụ thể, những chủ thể
tiến hành các hoạt động kinh tế ngầm như
kinh doanh, buôn bán trên trang thông tin cá
nhân (facebook, zalo, twitter) đang gián
tiếp gây thất thu nguồn thuế cho Nhà
nước.(Đức Minh, 2017) Vì thế, theo tác giả,
pháp luật cũng cần nhanh chóng xây dựng cơ
chế quản lý và giám sát chặt chẽ các chủ thể
kinh doanh này. Có như vậy, chúng ta mới
hạn chế được các tác hại của kinh tế ngầm và
vẫn khai thác được những tiềm năng của kinh
tế ngầm cho sự phát triển bền vững, lâu dài
của nền kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo điện tử Vnexpress (2014). Nguyễn Đức Kiên bị y án 30 năm tù, nộp phạt hơn 75 tỷ
đồng, https://vnexpress.net/tuong-thuat/phap-luat/nguyen-duc-kien-bi-y-an-30-nam-tu-
nop-phat-hon-75-ty-dong-3120722.html, 13/3/2019.
Báo Đất Việt (2018). Việt Nam thống kê kinh tế ngầm: khu vực nào cao nhất,
cao-nhat-3350989/, 13/5/2019.
Đức Minh (2017). Quản lý thuế kinh doanh trên mạng xã hội: Cần có chế tài chặt chẽ hơn,
kinh-doanh-tren-mang-xa-hoi-can-co-che-tai-chat-che-hon-43217.aspx, 03/6/2019.
Nguyễn Đình Cung (2003). “Tảng băng” Kinh tế ngầm,
bang-kinh-te-ngam/40008092/157/, 02/7/2019.
Thư viện học liệu mở Việt Nam (2017). Kinh tế ngầm, https://voer.edu.vn/m/kinh-te-
ngam/0d88638b, 03/6/2019.
Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2011). Nhận diện kinh tế ngầm ở
Việt Nam hiện nay,
23/5/2019.
Phạm Quang Vinh (2011). Kinh tế học vĩ mô, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_tac_dong_cua_kinh_te_ngam_doi_voi_kinh_te_xa_hoi_va_phap.pdf