Sự tham gia của các hộ dân trong phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Kết luận Xã Tả Van là một điểm đến ngày càng thu hút khách du lịch. Với hệ thống cơ sở vật chất và các loại hình dịch vụ trên địa bàn xã ngày càng phong phú tạo điều kiện cho phát triển du lịch cộng đồng. Du lịch mang lại cho các hộ một nguồn thu nhập nhất định, cải thiện đời sống cho gia đình, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của cả cộng đồng địa phương. Bên cạnh những lợi ích mà người dân nhận được (tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm,.) vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng như: thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, ngoại ngữ,. Do vậy, cần tiếp tục mở các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ du lịch nâng cao chất lượng phục vụ du khách; tổ chức cho các hộ tham gia hoạt động du lịch tham quan học tập các mô hình làng văn hoá du lịch. góp phần đưa du lịch xã Tả Van thành điểm du lịch hấp dẫn của huyện Sa Pa nói riêng và cả nước nói chung.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tham gia của các hộ dân trong phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN: 1859-2171 e-ISSN: 2615-9562 TNU Journal of Science and Technology 225(07): 45 - 51 Email: jst@tnu.edu.vn 45 SỰ THAM GIA CỦA CÁC HỘ DÂN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ TẢ VAN, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI Đặng Thị Bích Huệ*, Lành Ngọc Tú Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá sự tham gia của các hộ dân trong phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các số liệu thống kê kết hợp với điều tra, phỏng vấn theo bảng hỏi và chọn mẫu. Phương pháp chia nhóm, phân tích thống kê được sử dụng để xử lý số liệu. Kết quả cho thấy: (1) Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong cung cấp các cơ sở lưu trú đã được cấp giấy chứng nhận và dịch vụ bán hàng khá đa dạng; (2) Số lao động tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng còn ít, với trình độ văn hóa ở mức trung bình; (3) Thu nhập từ các hoạt động du lịch đối với nhóm hộ nghèo và cận nghèo chưa cao; (4) Nghiên cứu cũng chỉ ra được năm lợi ích và ba khó khăn của người dân khi tham gia du lịch cộng đồng. Từ khóa: Du lịch cộng đồng; phát triển; Sa Pa; sự tham gia; xã Tả Van. Ngày nhận bài: 19/12/2019; Ngày hoàn thiện: 13/5/2020; Ngày đăng: 22/5/2020 PARTICIPATION IN THE DEVELOPMENT OF HOUSEHOLD COMMUNITY TOURISM TA VAN COMMUNE, SA PA DISTRICT, LAO CAI PROVINCE Dang Thi Bich Hue * , Lanh Ngoc Tu TNU - University of Agriculture and Forestry ABSTRACT This paper presents the results of research to assess the participation of households in community tourism development in Ta Van commune, Sa Pa district, Lao Cai province. Research data was collected from the statistics combined with surveys, interviews by questionnaires and sampling. Methods of grouping and statistical analysis are used to process data. The results show that: (1) The involvement of the local community in providing certified accommodation facilities and sales services is quite diverse; (2) Labor deployment is available to a small community travel, with the cultural level at average height; (3) Income from tourism activities for poor and near poor households is not high; (4) Research also shows five advantages and three hard years of people in community tourism. Keywords: Community tourism; development; Sa Pa; particitation; Ta Van Commune. Received: 19/12/2019; Revised: 13/5/2020; Published: 22/5/2020 * Corresponding author. Email: dangthibichhue@tuaf.edu.vn Đặng Thị Bích Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 45 - 51 Email: jst@tnu.edu.vn 46 1. Mở đầu Theo Tổng cục Du lịch: du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định [1]. Du lịch cộng đồng (DLCĐ): Là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường chung, thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa,...) [2]. Là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển DLCĐ nên ngay từ Đại hội Đảng bộ lần thứ X (năm 1996), tỉnh Lào Cai đã trú trọng phát triển mạnh mẽ du lịch và xác định ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh đã dành một phần vốn ngân sách đáng kể để đầu tư phát triển du lịch, trọng tâm là Sa Pa với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, Sa Pa là một huyện nhỏ vùng cao phía Bắc tỉnh Lào Cai, được biết đến là một địa danh du lịch nổi tiếng, và cũng là 1 trong 16 khu du lịch trọng điểm của quốc gia. Đây là điểm du lịch kì thú không chỉ với du khách trong nước mà còn là địa chỉ hấp dẫn du khách nước ngoài khi có dịp đến với Việt Nam. Tả Van là một xã nằm trong 6 điểm được định hướng phát triển du lịch cộng đồng của huyện Sa Pa. Xã có diện tích không lớn nhưng chứa tiềm năng du lịch vô cùng lớn bao gồm cả tiềm năng tự nhiên (như suối Mường Hoa, hồ nước tại thôn Séo Mí Tỷ, ruộng bậc thang) và tiềm năng văn hóa xã hội (bản sắc văn hóa, ẩm thực của dân tộc Mông, Dao Đỏ, Giáy). Trên thực tế, du lịch cộng đồng ở đây mới phát triển, điều này đặt ra một yêu cầu cấp thiết với công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng. Nghiên cứu về du lịch tại Sa Pa là chủ đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu của tác giả Lã Thị Bích Quang (2018) đánh giá sự bền vững trong phát triển du lịch tại Sa Pa (Lào Cai) trên ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường để chỉ ra sự khác biệt trong tư duy và hành động của mỗi bên (cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, người dân địa phương), những khó khăn trong quá trình đạt được sự bền vững [3]. Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Thu Nhàn (2010) “Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững” đã đánh giá được một phần thực trạng sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số vào hoạt động du lịch. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để giải quyết các tồn tại trong phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số tại Sa Pa theo hướng phát triển bền vững [4]. Theo “Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa – xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai” của Nguyễn Thị Trà My (2015) cũng đã đưa ra được giải pháp nhằm thu hút sự tham gia tối đa của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch [5]. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2016) đã có nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch Sa Pa. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp cần thiết để tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch [6] Những nghiên cứu trên cũng đã đề cập đến sự tham gia trong du lịch nhưng mang tính khái quát ở phạm vi rộng của huyện mà chưa có nghiên cứu cụ thể về sự tham gia của hộ dân trong phát triển cộng đồng tại xã Tả Van, Sa Pa, Lào Cai. Do đó, nghiên cứu này nhằm đáp ứng nhu cầu khoa học và thực tiễn 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng: hoạt động du lịch cộng đồng của người dân xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 08/2018 đến tháng 12/2018. 2.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Trên địa bàn xã Tả Van có tất cả 69 hộ tham gia hoạt động du lịch cộng đồng nên nghiên cứu tiến hành chọn toàn bộ 69 hộ để điều tra. Đặng Thị Bích Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 45 - 51 Email: jst@tnu.edu.vn 47 * Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp từ: Số liệu thống kê của các bộ, ngành có liên quan; Báo cáo tổng kết của UBND xã Tả Van, huyện Sa Pa; Sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch, du lịch cộng đồng. - Thu thập số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chuẩn bị trước. * Phương pháp xử lý số liệu: Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được cập nhật và tính toán trên chương trình Excel 2007 của Microsoft. * Phương pháp phân tổ thống kê: Phân loại theo các mức độ khác nhau: phân loại hộ gia đình, phân loại kinh tế hộ,... 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 3.1.1. Lượng khách đến du lịch tại Tả Van Tả Van là một điểm đến ngày càng thu hút khách du lịch. Lượng khách tăng lên là một tín hiệu đáng mừng cho địa phương (Bảng 1). Bảng 1. Số lượng khách du lịch đến Tả Van Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tổng số 72.300 100 109.500 100 132.580 100 Khách quốc tế 47.920 66,28 68.900 62,92 71.820 62,92 Khách nội địa 24.380 33,72 40.600 37,08 60.760 37,08 (Nguồn: UBND xã Tả Van, 2019)[7] Năm 2018 xã Tả Van đã thu hút 132.580 lượt du khách, trong đó có 71.820 lượt khách quốc tế. Lượng khách nội địa cũng tăng đều qua các năm. Một số lễ hội chính như “Ngày mùa trên ruộng bậc thang”, lễ hội “Mùa đông” thu hút được rất nhiều khách tham gia. Ngoài ra, các hoạt động sản xuất, bản sắc văn hóa của các dân tộc, những nét văn hóa độc đáo, cảnh quan thiên nhiên cũng là điểm hấp dẫn du khách. 3.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch cộng đồng a. Cơ sở lưu trú Hiện nay trên địa bàn xã có khá nhiều cơ sở đăng ký kinh doanh homestay, nhà nghỉ (Bảng 2). Bảng 2. Tổng hợp một số cơ sở lưu trú tại xã Tả Van TT Số lượng cơ sở lưu trú Địa chỉ Cách thức tổ chức kinh doanh Quy mô phòng BQ/1 cơ sở lưu trú Quy mô giường BQ/1 cơ sở lưu trú 1 5 Tả Van Giáy 1 Tự kinh doanh 5,6 14,4 2 3 Tả Van Giáy 2 Tự kinh doanh 9,3 19,7 3 3 Tả Chải Mông Tự kinh doanh 5 13,7 4 2 Tả Van Mông Tự kinh doanh 5 9,5 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018) Hệ thống cơ sở lưu trú tại xã Tả Van tập trung chủ yếu ở thôn Tả Van Dáy 1, Tả Van Dáy 2 và trung tâm xã với 12 cơ sở lưu trú, quy mô từ 4 - 12 phòng. Đặc biệt là cơ sở lưu trú Mộc Anh homestay và Tả Van Ecologic với số vốn đầu tư lớn, với 12 phòng khách và khuôn viên khang trang được bố trí hài hòa. UBND xã Tả Van đã cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình có đủ điều kiện và mong muốn tham gia hoạt động du lịch cộng đồng. b. Cơ sở dịch vụ bán hàng Hệ thống điểm bán hàng và các dịch vụ ở Tả Van khá phong phú với các loại hình kinh doanh khác nhau như ăn uống, tắm lá thuốc, bar,... chủ yếu tập trung ở trung tâm xã (Bảng 3). Bảng 3. Tổng hợp một số điểm bán hàng tại xã Tả Van TT Địa chỉ Hình thức kinh doanh Số lượng điểm bán hàng 1 Tả Van Giáy 2 Bán hàng đồ đá mỹ nghệ, thêu may thổ cẩm, đồ lưu niệm 2 Ăn uống 2 Tắm lá thuốc 2 2 Tả Van Giáy 1 Tắm lá thuốc 2 Ăn uống 2 Cà phê, giải khát, rượu bia, bar 2 3 Tả Van Mông Ăn uống 1 4 Tả Chải Dao Tắm lá thuốc 1 (Nguồn: UBND xã Tả Van, 2018)[7] Có đầy đủ các tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đội ngũ phục vụ đón tiếp khách Đặng Thị Bích Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 45 - 51 Email: jst@tnu.edu.vn 48 tận tình, cách bố trí không gian đẹp mắt hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo về ẩm thực của người dân tộc thiểu số. Cùng với đó là hệ thống cung cấp quà lưu niệm và các dịch vụ tẩm quất, masage, tắm lá thuốc cho những du khách đi tham quan bằng hình thức trekking sau một ngày dài mệt mỏi được phân bố tại các thôn. 3.1.3. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của các hộ điều tra a. Số lao động tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng của các hộ điều tra Lao động là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động du lịch cộng đồng. Số lao động tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại các hộ điều tra được thể hiện ở bảng 4. Bảng 4. Số lao động tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại các hộ điều tra Số LĐ Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB Nhóm hộ nghèo - cận nghèo Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1-2 LĐ 26 59,09 13 72,22 5 71,43 3-4 LĐ 16 36,36 5 27,78 2 28,57 > 5 LĐ 2 4,55 0 0 0 0,00 Tổng 44 100 18 100 7 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018) Số hộ có từ 1 -2 lao động tham gia du lịch chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cả 3 nhóm hộ, các thành viên còn lại tham gia các hoạt động tạo thu nhập khác. Tỷ lệ hộ có từ 3 - 4 lao động tham gia du lịch tương đối thấp ở nhóm hộ khá với tỷ lệ 36,36% tương đương với 16 hộ, nhóm hộ trung bình chiếm 27,78% tương đương với 5 hộ, nhóm hộ nghèo - cận nghèo chiếm 28,57% tương đương với 2 hộ. Hộ có từ 5 lao động trở lên chỉ chiếm 4,55% trong nhóm hộ khá. Tỷ lệ lao động hộ trung bình và hộ nghèo thấp do hộ có người già, gia đình có người bị bệnh nặng. b. Độ tuổi tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng của hộ điều tra Độ tuổi tham gia du lịch cộng đồng dưới 15 tuổi ở cả 3 nhóm hộ tương đối ít (chiếm 7,45%). Do đây là độ tuổi còn đi học nên tỉ lệ tham gia ít. Số liệu chi tiết được thể hiện ở bảng 5. Bảng 5. Độ tuổi tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại các hộ điều tra STT Độ tuổi Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB Nhóm hộ nghèo - cận nghèo SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 1 Dưới 15 4 2,48 7 4,35 1 0,62 2 Từ 15 – 60 35 21,74 91 56,52 14 8,70 3 Trên 60 3 1,86 6 3,73 0 0 (Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra, 2018) Ở cả 3 nhóm hộ, độ tuổi từ 15 - 60 tuổi tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng với số lượng đông nhất. Đây là độ tuổi tham gia chủ yếu vào các hoạt động tạo ra thu nhập, đặc biệt là hoạt động du lịch cộng đồng. Độ tuổi trên 60 tuổi tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng thấp (5,59%). Họ chỉ tham gia vào những công việc nhẹ do sức khỏe giảm sút. Tuy nhiên đây là độ tuổi có những kinh nghiệm quý báu, cần được vận động tham gia các hoạt động như: biểu diễn văn nghệ, truyền thụ kinh nghiệm cho con cháu, c. Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch cộng đồng của các hộ điều tra Trình độ của người lao động khẳng định sự hiểu biết và lối sống văn minh, lành mạnh của khu vực đó cũng như áp dụng các kiến thức, trình độ vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế hộ, cải thiện đời sống người dân trên địa bàn (bảng 6). Bảng 6. Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch cộng đồng tại các hộ điều tra STT Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Mù chữ 18 11,18 2 Cấp I 38 23,60 3 Cấp II 52 32,30 4 Cấp III 32 19,88 5 TC –CĐ 17 10,56 6 ĐH 4 2,48 Tổng 161 100 (Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra, 2018) Trong 69 hộ điều tra, có 161 người tham gia vào hoạt động du lịch. Trình độ học vấn người dân tham gia hoạt động du lịch cộng Đặng Thị Bích Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 45 - 51 Email: jst@tnu.edu.vn 49 đồng ở mức trung bình. Tỷ lệ lao động mù chữ chiếm 11,18%, đây là những người dân gắn bó với nghề nông do không có điều kiện đi học. Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch tập trung chủ yếu nhóm học vấn cấp I và cấp II (23,6% và 32,3%). Tuy trình độ học vấn của nhóm lao động tham gia vào hoạt động du lịch chưa cao, song với các chính sách đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng tại thung lũng Mường Hoa đã giúp người dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình. d. Dịch vụ, sản phẩm du lịch của hộ điều tra Dịch vụ và sản phẩm du lịch nhằm hỗ trợ, phát triển du lịch, cũng như quảng bá sản phẩm địa phương đến du khách được thể hiện ở bảng 7. Bảng 7. Hoạt động du lịch của các hộ điều tra trên địa bàn xã Tả Van STT Các hoạt động Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Cung cấp dịch vụ lưu trú 66 95,65 2 Cung cấp các dịch vụ ăn uống 63 91,30 3 Hướng dẫn viên du lịch 8 11,59 4 Cung cấp quà lưu niệm 15 21,74 5 Hoạt động biểu diễn nghệ thuật 7 10,14 6 Cung cấp dịch vụ tắm lá thuốc 2 2,90 7 Cho thuê phương tiện di chuyển 9 13,04 (Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra, 2018) Tỷ lệ hộ tham gia vào hoạt động cung cấp quà lưu niệm (chiếm 21,74%) nhằm giới thiệu các sản phẩm địa phương đến du khách. Trong 69 hộ tham gia du lịch cộng đồng chỉ có 8 hộ tham gia hướng dẫn viên du lịch với tỷ lệ 11,59%. Các hoạt động dịch vụ ở Tả Van cũng khá phát triển, đa dạng như cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống (lần lượt là 95,65%, 91,3%), hoạt động biểu diễn nghệ thuật (10,14%), cho thuê phương tiện di chuyển (13,04%) và dịch vụ tắm lá thuốc (2,9%). Tuy nhiên, số lượng hộ và lao động tham gia vào các hoạt động du lịch còn tương đối thấp. Do hoạt động du lịch còn mang tính thời vụ, chưa mạnh dạn đầu tư, một số hộ muốn tham gia nhưng chưa có kinh nghiệm, kiến thức, thiếu vốn đầu tư. e. Doanh thu từ du lịch của các hộ điều tra Đối với các hộ điều tra tại xã Tả Van du lịch đóng góp một phần trong nguồn thu của hộ. Số liệu chi tiết được thể hiện ở bảng 8. Bảng 8. Nguồn thu nhập TB của các nhóm hộ điều tra tại xã Tả Van (TB/hộ/tháng) ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB Nhóm hộ nghèo - cận nghèo Nông nghiệp 2.650 2.430 1.971 Kinh doanh, buôn bán 3.520 2.625 0 Du lịch 9.200 7.120 3.100 Tổng 15.370 12.175 5.071 (Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra, 2018) Du lịch là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu cao nhất cho cả 3 nhóm hộ. Mặc dù ở nhóm hộ nghèo - cận nghèo nguồn thu từ du lịch là cao nhất so với các nguồn thu khác nhưng vẫn thấp so với nhóm hộ khá và hộ TB. Do các nguồn lực còn hạn chế như: ít lao động, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật và trình độ,.. và vài hộ trong nhóm này còn có người mắc bệnh hiểm nghèo hay thương binh nên gặp nhiều khó khăn về lao động. Mỗi dịch vụ du lịch khác nhau sẽ đem lại thu nhập khác nhau cho các nhóm hộ. Số liệu chi tiết được thể hiện ở bảng 9. Bảng 9. Thu nhập của hộ từ hoạt động du lịch cộng đồng tại Xã Tả Van (TB/hộ/tháng) ĐVT: 1000đ TT Nội dung Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB Nhóm hộ nghèo - cận nghèo 1 Lưu trú 1.200 970 800 2 Ăn uống 1.500 1.100 850 3 Hướng dẫn viên 2.000 1.500 0 4 Quà lưu niệm 2.400 1.800 1.200 6 Biểu diễn nghệ thuật 300 300 250 7 Tắm lá thuốc 1.100 800 0 8 Cho thuê phương tiện di chuyển 700 650 0 Tổng 9.200 7.120 3.100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018) Nhóm hộ khá cung cấp nhiều loại hình dịch vụ cho du lịch và mang lại thu nhập khá cao cho hộ. Trong đó, dịch vụ cung cấp quà lưu niệm mang lại thu nhập cao nhất (TB 2.400.000đ/hộ/tháng). Hướng dẫn viên du lịch, dịch vụ ăn uống, tắm lá thuốc cũng mang lại thu nhập khá cao (TB từ 2.000.000đ đến Đặng Thị Bích Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 45 - 51 Email: jst@tnu.edu.vn 50 1.200.000đ/hộ/tháng). Các hoạt động như biểu diễn nghệ thuật, cho thuê phương tiện di chuyển mang lại thu nhập thấp (TB 700.000đ/hộ/tháng), những hoạt động này chủ yếu chỉ phục vụ du khách mùa lễ hội. Các dịch vụ của nhóm hộ nghèo - cận nghèo chưa phong phú nên thu nhập chưa cao. Do họ còn thiếu kinh nghiệm kinh doanh, thiếu vốn để mở rộng quy mô sản xuất, thiếu nguồn nhân lực và các kỹ năng phục vụ còn thiếu chuyên nghiệp. Các loại hình dịch vụ của nhóm hộ khá có quy mô lớn hơn nên chi phí cao hơn so với 2 nhóm còn lại. Nhiều hộ khá kinh doanh phục vụ ăn uống, lưu trú và bán quà lưu niệm nên chi phí khá cao cho nguyên vật liệu (2.039.000đ/hộ/tháng) như thực phẩm dành cho chế biến của các cơ sở ăn uống, xà phòng, kem đánh răng; điện nước và thuê nhân viên (từ 361.000 đến 2.033.000đ/hộ/tháng). Chi phí cho marketing và quảng cáo chủ yếu là làm biển quảng cáo hay tiếp thị sản phẩm chỉ có ở nhóm hộ TB và nhóm hộ khá. Ngoài ra, các chi phí khác như thăm hỏi nhân viên khi ốm đau, học tập nâng cao kỹ năng tay nghề,.. cũng không nhiều. Số liệu được thể hiện trong bảng 10. Bảng 10. Chi phí của các hộ (TB/hộ/tháng) ĐVT: 1000đ TT Nội dung chi phí Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB Nhóm hộ nghèo - cận nghèo 1 Trả lương nhân viên 2.033 1.514 457 2 Trả lãi ngân hàng 123 71 24 3 Marketing, quảng cáo 211 76 0 4 Các nguyên vật liệu 2.039 1.753 986 5 Điện, nước 361 292 172 6 Các khoản thuế 152 96 32 7 Chi phí khác 237 101 200 Tổng 5.155 3.903 1.871 (Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra, 2018) Do việc đầu tư vào các loại hình dịch vụ của các hộ không giống nhau nên lợi nhuận đem lại cho mỗi nhóm hộ cũng khác nhau (Bảng 11). Du lịch đem đến cho nhóm hộ khá lợi nhuận trung bình 4.045.000đ/tháng. Nhóm hộ trung bình là 3.217.000đ/tháng. Nhóm hộ nghèo - cận nghèo có lợi nhuận ít nhất trung bình 1.229.000đ/tháng. Bảng 11. Lợi nhuận của các hộ từ hoạt động du lịch cộng đồng (TB/hộ/tháng) ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB Nhóm hộ nghèo - cận nghèo Doanh thu 9.200 7.120 3.100 Tổng chi phí 5.155 3.903 1.871 Lợi nhuận 4.045 3.217 1.229 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018) Lợi nhuận từ du lịch của nhóm hộ nghèo và cận nghèo chưa cao, quy mô kinh doanh còn nhỏ, chưa có tính chuyên nghiệp, thiếu vốn để đầu tư vào khoa học kỹ thuật. Hai nhóm hộ này tham gia các hoạt động chủ yếu là hướng dẫn viên hay biểu diễn nghệ thuật có doanh thu thấp nhưng lại phải chi khá nhiều vào phục trang, chi phí cho học tập đào tạo, đi lại,... nên lợi nhuận còn thấp. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động tăng thêm thu nhập cho gia đình và cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo. 3.1.4. Những lợi ích và khó khăn của hộ dân trong phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai a. Những lợi ích Hầu hết các hộ đều thấy hoạt động du lịch mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, đặc biệt là tăng thu nhập, cải thiện đời sống (73,91%). Có tới 52,17% ý kiến cho rằng hoạt động du lịch tạo công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn xã và 43,48% được nâng cao kiến thức thông qua các lớp tập huấn, đào tạo du lịch. Ngoài ra, người dân còn được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho học tập chia sẻ kinh nghiệm, vay vốn để mở rộng quy mô kinh doanh cũng như sản xuất. Số liệu chi tiết được thể hiện ở bảng 12. Bảng 12. Lợi ích của người dân khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng Lợi ích Số ý kiến Tỷ lệ (%) Tăng thu nhập, cải thiện đời sống 51 73,91 Tạo công ăn việc làm 36 52,17 Được ưu đãi của chính quyền địa phương 29 42,03 Nâng cao kiến thức 30 43,48 Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật mới 13 18,84 (Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra, 2018) Đặng Thị Bích Huệ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 45 - 51 Email: jst@tnu.edu.vn 51 b. Những khó khăn Mặc dù du lịch đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân nhưng trong quá trình hoạt động vẫn gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất của người dân khi tham gia hoạt động du lịch là thiếu ngoại ngữ (56,52%). Thiếu kinh nghiệm trong tiếp đón các đoàn khách, trong giao tiếp ứng xử, quản lý, do chưa được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng khi tham gia du lịch cộng đồng (52,17%). Người dân thiếu vốn trong việc phát triển quy mô sản xuất, kinh doanh, cơ sở lưu trú,... (40,58%). Số liệu chi tiết trong bảng 13. Bảng 13. Một số khó khăn của người dân khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng Khó khăn Số ý kiến Tỷ lệ (%) Thiếu kinh nghiệm 36 52,17 Thiếu vốn 28 40,58 Ngoại ngữ 39 56,52 (Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra, 2018) 4. Kết luận Xã Tả Van là một điểm đến ngày càng thu hút khách du lịch. Với hệ thống cơ sở vật chất và các loại hình dịch vụ trên địa bàn xã ngày càng phong phú tạo điều kiện cho phát triển du lịch cộng đồng. Du lịch mang lại cho các hộ một nguồn thu nhập nhất định, cải thiện đời sống cho gia đình, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của cả cộng đồng địa phương. Bên cạnh những lợi ích mà người dân nhận được (tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm,...) vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng như: thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, ngoại ngữ,... Do vậy, cần tiếp tục mở các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ du lịch nâng cao chất lượng phục vụ du khách; tổ chức cho các hộ tham gia hoạt động du lịch tham quan học tập các mô hình làng văn hoá du lịch... góp phần đưa du lịch xã Tả Van thành điểm du lịch hấp dẫn của huyện Sa Pa nói riêng và cả nước nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1]. Vietnam National Administration of Tourism, The tourism laws, 2005. [2]. H. Y. Bui, Community tourism, Education Publishing House, 2012. [3]. T. T. N. Nguyen, MBA thesis: Research on tourism development associated with ethnic minorities in Sa Pa in the direction of sustainable development, University of Social Sciences and Humanities, 2010. [4]. T. B. Q. La, “Sustainability in tourism development in Sa Pa,” Journal of science, Ho Chi Minh city University of education, vol. 15, no. 2, pp. 99 - 110, 2018. [5]. T. T. M. Nguyen, MBA thesis: Study the impact of tourism activities on the socio- cultural life of the H’Mong community in Sa Pa, Lao Cai, University of Social Sciences and Humanities, 2015. [6]. T. M. H. Nguyen, “Participation of local community in tourism development in Sa Pa,” Journal of Economics and Forecasting Ministry of Planning and Investment, vol. 26, pp. 58 - 61, 2016. [7]. People's Committee in Ta Van commune, Summary report on Ta Van Community Tourism Management Board activities in 2016, 2017, 2018.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_tham_gia_cua_cac_ho_dan_trong_phat_trien_du_lich_cong_don.pdf