Sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng ở vùng Bắc Trung Bộ

- Phải có các chính sách phát triển du lịch trong phát triển kinh tế xã hội phù hợp để phát huy hoặc nâng cao chất lượng tham gia của người dân. Tăng cường tuyên truyền đến cộng đồng địa phương nông thôn nhằm nâng cao nhận thức vể ý nghĩa, tầm quan trọng của sự tham gia và bảo đảm quyển, hưởng lợi trong việc tham gia của người dân trong quá trình xây dựng phát triển du lịch của địa phương gắn liển với việc nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động du lịch, có tính gắn kết địa phương trong cộng đổng. - Tổ chức nâng cấp, mở rộng các hoạt động du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng theo hướng gắn kết, cuốn hút, tham gia tự nguyện của người dân nhưng với tính chuyên nghiệp cao. Phát triển du lịch gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, thay đổi nếp ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên và phải mang lại lợi ích chính đáng cho cộng đổng và một nền du lịch bển vững phải được xây dựng bằng văn hóa địa phương, đi lên bằng yếu tố "thuận tự nhiên" và cân bản đó sẽ bồi đắp một du lịch nòng thôn bền vững. Cụ thể, phát triển du lịch là ngành kinh tê' tổng hợp, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư, đẩy mạnh sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân, nhà khoa học, doanh nghiệp lữ hành, du lịch; nâng cao chất lượng du lịch, dịch vụ trong môi trường nông thôn được bảo vệ. - Nâng cao năng lực nguổn nhân lực du lịch cho người dân địa phương đáp ứng nguổn nhân lực chất lượng tại chỗ, tạo sinh kế bền vững cho người dân và sự gắn kết, tăng mức độ tham gia theo chiều sâu đối với sự phát triển ngàng du lịch của địa phương nông thôn. Trong đó, chính sách nâng cao năng lực người dân tham gia du lịch, chính sách hướng dẫn cho người dân sàn xuất sản phẩm gi , sản xuất như thế nào cho phù hợp với lợi thế của từng địa phương để đáp ứng được nhu cẩu của khách du lịch. Có kê' hoạch cụ thể cho từng nhóm đối tượng, từng địa bàn để đầu tư phù hợp với đặc điểm sinh hoạt, phong tục tập quán của từng địa phương. - Cộng đổng phải được chia sẻ lợi ích từ phát triển du lịch và cần có các chính sách khuyên khích các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp lưu hành tiêu thụ các sản phẩm do người dân địa phương làm ra, giúp được người dân tăng thêm thu nhập, có công ăn việc làm ổn định và tạo ra ý thức giữ gìn các truyển thống bản sắc của dân tộc mình trong quá trình tham gia làm du lịch. Đó là đóng góp tích cực của du lịch cho việc xóa đói giảm nghèo ở địa phương, đa dạng hóa sinh kế cho người dân vùng nông thôn gắn với việc bảo tổn văn hóa, tài nguyên môi trường phát triển du lịch. Chỉ khi nào người dânthựcsựđược hưởng lợi từsự phát triển du lịch của địa phương, lúc đó du lịch cộng đồng nông thôn mới phát triển bền vững, giá trị mang lại không chỉ là kinh tê' mà còn giúp thay đổi diện mạo nông thôn, thay đổi trong cách nghĩ, cách làm, tăng tính tham gia, gắn kết và đoàn kết của người nông dân trong phát triển du lịch ở khu vực nông thôn Việt Nam nói chung và ở BắcTrung Bộ nói riêng.

docx11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng ở vùng Bắc Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sựtham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng ở vùng Bắc Trung Bộ Trịnh Thị Thu Phạm Quốc Trí Phạm Văn Chiến Hoàng Thị Thu Hương Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ Email liên hệ: trinhthudng@gmail.com Tóm tắt:Sựtham gia của cộng đồng địa phương là một nhân tố đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững. Bài viết này phân tích, đánh giá mức độ tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng ở vùng Bắc Trung Bộ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự đồng thuận, sự tham gia của cộng đổng vào hoạt động du lịch nông thôn vùng BắcTrung Bộ. Từ khóa: Du lịch nông thôn, du lịch cộng đổng, sự tham gia cộng đồng, BắcTrung Bộ. A Study of citizen participation in community-based rural tourism development in the North Central Coast of Vietnam Abstract: The participation of the local community is a crucial factor to ensure the sustainable tourism development as the local community involved in tourism development combinesthe benefit rights and responsibilities of each resident with the overall development of tourism industry. The paper analyzes and assesses local participation in developing community-based rural tourism in the North Central Coast. Results of the study are significant in proposing a number of policy implications for enhancing rural tourism development, including raising the consensus and community participation in tourism activities towards sustainable development for rural areas in the North Central Coast. Key words: Community-based rural tourism, community participation, North Central Coast. Đặt vấn đề Bắc Trung Bộ nằm trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, giữa một bên là dãy Trường Sơn hùng vĩ, một bên là biển Đông mênh mông. Đây là vùng có nhiều điểu kiện thuận lợi để phát triển du lịch, trong đó du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch về nguổn là những thê mạnh của du lịch BắcTrung Bộ. Gẩn đây, du lịch nông thôn được đánh giá mang nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế, xã hội cho khu vực nông thôn vùng Bắc Trung Bộ. Vùng nông thôn ở Bắc Trung Bộ là nơi cưtrú của 25 dân tộc khác nhau với kho tàng văn hóa dân gian phong phú và đa dạng. Nổi bật trong đó là các điệu hò sông nước đặc trưng như: hò sòng Mã (Thanh Hoá), hò ví dặm (NghệTĩnh), hò khoan (Quảng Bình), hò mái nhì (Quảng Trị) và hò Huể. Có thể thấy, sựtham gia trực tiếp của cộng đổng địa phương trong phong cảnh nông thôn yên bình cùng với những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của vùng đã tạo nên sự phong phú, hâp dẫn cho các sản phẩm du lịch của vùng (Tổng cục du lịch VNAT, 2019). Vì vậy, du lịch nông thôn ở vùng BắcTrung Bộ mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống miển quê sinh thái, trong đó các cộng đổng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tê - xã hội và chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và vãn hóa địa phương ở nông thôn và trong cộng đồng nông thôn (Nguyễn Quyết Thắng và cộng sự, 2012). Tuy nhiên, nghiên cứu vể các hoạt động du lịch mà cộng đồng người dân nông thôn tham gia cũng nhưđánh giá mức độ tham gia của người dân trong quá trình phát triển du lịch địa phương ở vùng Bắc Trung Bộ còn khá hạn chế. Bài viết tập trung phân tích sựtham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch nông thôn ở vùng BắcTrung Bộ, từ đó đề xuất những hàm ý chính sách phát triển du lịch nông thôn gắn với cộng đồng ở vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian tới. Một sô vân để lý luận vể du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng Du lịch nông thôn dựơ vào cộng đống Theo Hiệp hội du lịch sinh thái thê' giới (The International Ecotourism Society - TIES), du lịch nông thôn là loại hình phát triển nhanh nhất trong ngành công nghiệp du lịch từ đẩu những năm 90 của thế kỷ XX, với tốc độ tăng khoảng 20% đến 34% mỗi năm. Du lịch nông thôn được dự báo là phân ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong hoạt động du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của nhiều vùng, nhiều quốc gia (Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới WTTC, 2017). Nhu cẩu vể sản phẩm du lịch có sự thay đổi, khách du lịch đang trong xu hướng thay đổi hành vi từ kiểu "viếng thăm, ngắm cảnh"thông thường tới các điểm đến mà muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị và cuộc sống của địa phương gắn liển với không gian môi trường sinh thái thiên nhiên nông thôn. Du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng là khái niệm vẫn đang được tranh cãi để thống nhất, tuy nhiên bàn chất của du lịch nông thôn dựa vào cộng đổng được phát triển trên 2 khái niệm chính: du lịch nông thôn (rural tourism), trong đó yểu tố dựa vào cộng đồng (community-based) là chủ đạo (Keith w, 1998). Du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đổng, do cộng đổng dân cưquản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Boonratana (2010) cho rằng du lịch nông thôn mang đặc điểm giống phát triển du lịch cộng đồng khi đây là hình thức hoạt động du lịch do chính cộng đồng dân cư địa phương ở nòng thôn đứng ra tổ chức để đáp ứng nhu cẩu của du khách và thu về những lợi ích từ hoạt động kinh doanh du lịch của mình. Như vậy, có thể quan niệm du lịch nông thôn dựa vào cộng đổng (community-based rural tourism - CBRT) là hình thức du lịch mà cộng đồng dân cư địa phương nông thôn tham gia tổ chức hoạt động du lịch để giới thiệu với du khách về những vẻ đẹp của thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đổng nông thôn, từ đó tạo nguổn thu cho cộng đổng từ hoạt động kinh doanh du lịch, đồng thời, góp phấn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hoá, bao gồm sự đa dạng về sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hoá với cộng đồng nông dân địa phương, đóng góp vào sự phát triển kình tê địa phương thòng qua việc tâng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho cộng đồng địa phương một cách bền vững, Du lịch gắn với cộng đổng còn có sự tham gia quản lý ngày càng tăng của cộng đổng địa phương cùng phói hợp các bên liên quan, mang đến cho du khách một sản phẩm du lịch có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội. Sự tham gia của cộng đồng trong du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng Nghiên cứu về sự tham gia của cộng đổng trong phát triển du lịch nông thôn, Voda và cộng sự (2019) cho rằng sự tham gia của cộng đống là một thành phẩn thiết yếu trong phát triển du lịch cộng đống. Tosun (2005) nhận định, sự tham gia cho phép các cộng đồng địa phương tại các điểm đến du lịch khác nhau ở mức độ phát triển khác nhau tham gia vào quá trình ra quyết định phát triển du lịch bao góm cả việc chia sẻ lợỉ ích của việc phát triển du lịch và xác định các loại hình cũng như quy mô phát triển du lịch tại địa phương. Mục đích chính của phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là trao quyền cho cộng đồng sở tại. Thammajinda (2013) cho rằng, các dạng tham gia phổ biến của cộng đổng trong hoạt động du lịch sinh thái có thể kể đến như sau: (1) Tham gia vào quy hoạch, dự án: tham gia vào các cuộc họp vé du lịch tại địa phương, bẩu ban quản lý du lịch; thành lập diễn đàn, câu lạc bộ, nhóm, đội,... để thảo luận về du lịch; thành lập quỹ đẩu tư du lịch; (2) Tham gia kinh doanh: cung cấp dịch vụ du lịch sẵn có của địa phương; đấu tư vào dự án du lịch để thu lợi nhuận; thành lập tổ chức cộng đổng để quản lý công ty du lịch của cộng đổng; cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho công ty lữ hành,...; (3)Tham gia quảng bá: thiết kê trang thông tin điện tử, website giới thiệu dự án, hoạt động, điểm tham quan, tuyến tham quan; xây dựng phóng sự du lịch vể cộng đổng; thiết kế pano, bảng quảng cáo, in tờ rơi,... Sự tham gia của cộng đổng là một quá trình và trải qua rất nhiều bậc của sự phát triển. TheoTosun (2005), khả năng tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch là điều kiện rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các loại hình du lịch. Các nghiên cứu của Chow & Cheung (2019), Tosun (2006) đã chỉ ra rằng nghiên cứu về du lịch có sự tham gia của cộng đổng, trong đó nhấn mạnh sự tham gia của người dân địa phương thông qua việc đánh giá mức độ tham gia cụ thể của người dân vào hoạt động du lịch được trích dẫn và áp dụng dựa trên thang đo 07 mức độ, từ tham gia mức thấp và tăng dần lên các mức độ tham gia cao hơn. Pretty và cộng sự (1995) mô tả những mức độ tham gia cụ thể ở mô hình 7 bậc (hình 1) như sau: Bậc 1 (Thụ động): Cộng đồng được thông báo về việc phát triển du lịch, địa phương sẽ chuyển đổi sinh kế bằng các dịch vụ du lịch; Bậc 2 (Thông tin): Cộng đồng cung cấp thông tin hoặc trả lời các câu hỏi liên quan đến phát triển các dịch vụ du lịch tại địa phương khi được các cơ quan, tổ chức bên ngoài tham vấn. Bậc 3 (Tư vấn): Cộng đồng tham gia các buổi họp liên quan đến chuyển đổi sinh kế truyền thống sang phát triển các dịch vụ du lịch tại địa phương; Bậc 4 (Khuyên khích): Cộng đồng tham gia làm việc trong các cơ sở kinh doanh du lịch; cung cấp hàng hóa, thực phẩm cho các doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ du lịch một cách tự phát; Bậc 5 (Chức năng): Cộng đổng tham gia vào các nhóm chức năng du lịch (nhóm quản lý, nhóm văn nghệ, nhóm ẩm thực, nhóm hướng dẫn, nhóm sản xuất đặc sản địa phương) dưới sự giám sát của chính quyển hoặc các tổ chức bên ngoài; Bậc 6 (Tương tác): Cộng đổng sở hữu doanh nghiệp kinh doanh du lịch, tham gia vào quá trình phân tích, lập kế hoạch, góp phần trong việc ra quyết định liên quan đến phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương; Bậc 7 (Chủ động): Cộng đổng tự đưa ra sáng kiến và chủ động Iiên hệ tìm kiêm sự giúp đỡ bên ngoài, giữ quyền kiểm soát, quyết định, tự đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh du lịch. Hình 1: Mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch Thụ động Chủ động Nguồn: Pretty. J (1995) Phương pháp nghiên cứu, mô tả dữ liệu Nghiên cứu này sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập theo các tiêu chí phân loại như; tham gia tổ chức du lịch, hình thức tham gia, đặc điểm hộ gia đình. Các dữ liệu chính được thu thập thông qua điều tra bằng bảng câu hỏi. Điểu tra khảo sát được tiến hành đến từng hộ gia đình theo hình thức phỏng vấn trực tiếp với người dân địa phương để đàm bảo người được phỏng vấn hiểu và trả lời đúng với nội dung cẩn nghiên cứu. Bảng khảo sát được thực hiện pilot tại điểm du lịch nông thôn dựa vào cộng đổng ở cẩm Thanh, Hội An và tại Hòa Bắc, Đà Nắng trước khi thực hiện thu thập chính thức. Cuộc điều tra khảo sát được tiến hành chính thức trong thời gian từ 05/2019 đến 10/2019. Đối tượng điểu tra là các chủ hộ gia đình đang sinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn tại các xã thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và các xã thuộc huyện Nghĩa Đàn và Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Trong đó, tại Quảng Bình, tại các xâ Sơn Trạch và Hưng Trạch, các hoạt động du lịch trải nghiệm kết hợp những hoạt động sản xuất cùng người dân địa phương như: chăn vịt, cưỡi trâu, cắt lúa, thu hoạch vụ mùa, trò chuyện, tìm hiểu vẽ văn hóa bản địa với người dân địa phương trong khu vực các xã thuộc vùng đệm Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.Trong những năm gần đây, người dân nông thôn địa phương ngoài việc trồng lúa, trổng khoai, người dân nghiên cứu học cách làm du lịch để phục vụ du khách và mô hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đổng như Homestay, Farmstay, sửdụng các dịch vụ du lịch như chèo thuyền đưa khách đi tham quan hang động, tham gia các tour du lịch mạo hiểm. Tại Nghệ An, điểu tra khảo sát được thực hiện tại các điểm du lịch cộng đổng Làng Xiểng, xã Môn Sơn, bản Nưa, bản Pha, xã Yên Khê là những nơi đang thu hút du khách ghé thăm vẻ đẹp của nông thôn, tham quan làng dệt thổ cẩm, các sản phẩm thổ cẩm địa phương, thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc, các điệu dân ca dân vũ của đổng bào dân tộc. Các hoạt động trải nghiêm cho khách du lịch tham gia vào các hoạt động sản xuất của địa phương như gặt lúa, hái cam, thi cây, tham quan hội chợ phiên trong cảnh quan thiên nhiên đẹp, nguyên sơ ở các xã thuộc huyện Nghĩa Đàn, Con Cuông, tỉnh Nghệ An mang nét đẹp nông thôn đặc trưng của Bắc Trung Bộ; tham quan các thác Khe Kèm, khe Nước Mọc, đập Phà Lài, du thuyền Sông Giăng hay khám phá rừng nguyên sinh với hệ thống động, thực vật phong phú của Vườn quốc gia Pù Mát cùng bản sắc cộng đổng, những di tích lịch sử, văn hóa nổi tiêng của các làng nghể dệt thổ cẩm, nghể nấu rượu cẩn, rượu men lá và trải nghiệm cuộc sống thường nhật với đổng bào Thái. Nghiên cứu vận dụng mô hình mức độ tham gia của Pretty (1995) để đo lường mức độ tham gia của cộng đổng vào phát triển du lịch địa phương, đi từ mức độ thấp nhất là thụ động đến mức độ cao nhất là chủ động tương ứng với các câu hỏi khác nhau cho mỗi mức độ tham gia. Thực trạng tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng vùng Bắc Trung Bộ 4.1. rinh hình cộng đồng nông thôn tham gia du lịch Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 216 chủ hộ làm du lịch được khảo sát, tỷ lệ nữ chiếm đến 41% và nam chiếm 59%, tỷ lệ chênh lệch nhân lực giữa nam và nữ không nhiều, phản ảnh tích cực phẩn nào xu hướng phụ nữ dường nhưtham gia càng nhiều vào các hoạt động kinh doanh du lịch và vai trò đóng góp đáng kể trong phát triển du lịch. Trong báo cáo toàn cầu lẩn thứ hai về phụ nữ trong ngành Du lịch do Tổ chức Du lịch thể giới (UNWTO) phối hợp với Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp quốc (UN Women) cũng đã cho thấy những kết quả quan trọng về đóng góp của phụ nữ trong ngành Du lịch (cụ thể, phụ nữ chiếm tới 54% toàn bộ nhân lực du lịch trên thế giới, trong khi tỷ lệ trung bình ở các ngành kinh tế khác chỉ là 39%) khi du lịch trở thành nguốn việc làm quan trọng cho phụ nữ, đặc biệt ở quốc gia đang phát triển. Du lịch là một ngành đặc thù, sản phẩm chủ yểu là dịch vụ, trong đó nhiểu nghề đòi hỏi sự khéo léo và vẻ đẹp của con người trong không gian du lịch nông thôn mang tính cộng đồng của vùng miền, đặc biệt là sự khéo léo và vẻ đẹp phụ nữ cộng đổng nông thôn trong canh tác nông nghiệp vào mùa gặt, các điệu múa truyền thống hay trong các món ăn truyền thống mà sự tham gia của phụ nữ hết sức quan trọng trong phát triển du lịch nông thôn. Tuy nhiên, lao động nữ hoạt động trong ngành du lịch gặp không ít khó khăn. Áp lực công việc gia đình và thời gian là trở ngại lớn nhất đối với phụ nữ làm việc trong ngành du lịch, đặc biệt trong các ngành nghề dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn du lịch. Kết quả cũng phản ánh du lịch đều mang lại thêm thu nhập cho nông hộ mặc dù mức đóng góp từ du lịch có khác nhau: Du lịch mang lại thu nhập đang kể (7%), đủ cho sinh hoạt (11%), hỗ trợ một phần (22,5%) và có mang lại nhưng không đáng kể (59,2%). Điều này cũng phản ánh du lịch đang dần được người dân tham gia như là nguổn sinh kế cùng với nghề nông nghiệp truyền thống. Thực tê cho thấy rằng du lịch là ngành thu hút số lượng lớn lao động, tạo cơ hội việc làm cho những người tham gia thị trường lao động đầu tiên hoặc gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Kết quả cũng phản ánh, trình độ đại học chiếm 33 % vàTHPT chiêm 38,2%, trên 70% chù hộ tham gia lao động ở trong nhóm tuổi 36-55 tuổi và nhóm tuổi 30 - 40, ở nhóm độ tuổi này, họ thường có khuynh hướng tập trung phát triển công việc ổn định, nâng cao mức thu nhập và đời sống. Đứng trên quan điểm phát triển nông thôn toàn diện, nâng cao thu nhập cho nông dân không chỉ dựa trên nâng cao thu nhập từ nông nghiệp, mà còn nâng cao thu nhập từ ngành nghề phi nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy du lịch nông thôn một phần nào có hướng đóng góp tích cực khi góp phần nâng cao thu nhập người dân nông thôn, tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện trong xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế nông thôn nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thẩn của người dân, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển dịch vụ, du lịch, làng nghề; hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kinh tê xã hội ở vùng nông thôn. Bảng 1. Đặc điểm mẫu được khảo sát Đặc điểm mẫu N=216 Tỉ lệ (100%) Giới tính Nam 127 59,0 Nữ 89 41,0 Độ tuổi 18-25 13 6,0 26-35 17 8,0 36-45 69 32,0 46-55 93 43,0 56-65 20 9,0 >65 4 2,0 Trình độ học vấn Sau Đại học 2 0,6 Đại học 71 33,0 TN THPT 82 38,0 TNTHCS 60 28,0 TN cấp 1 1 0,4 Khoảng thời gian tham gia du lịch (năm) Dưới 1 năm 78 36,0 1-3 năm 97 45,0 Trên 3 năm 41 19,0 Thu nhập từ hoạt động du lịch đã hỗ trợ cho cuộc sống của hộ gia đình Không đáng kể 128 59,5 Hỗ trợ một phẩn 50 22,5 Đủ cho sinh hoạt 23 11 Đáng kể 15 7 Nguồn: Tổng hợp và xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu, 2020 Bảng 2 mô tả kết quả khảo sát các hình thức tham gia của người dân trong hoạt động du lịch. Kết quả khảo sát cho thây, người dân có tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch, trong đó dịch vụ tổ chức lưu trú, homestay và dịch vụ ăn uống (bảng 2) chiếm tỉ lệ cao (30,2%). Bên cạnh đó, một số dịch vụ khác như kinh doanh dịch vụ lữ hành, bán hàng lưu niệm, nghề truyền thống, hướng dẫn viên, chiếm tỷ lệ khiêm tốn, lẩn lượt là 3,6%, 2,7% và 4,51%. Nhìn chung, người dân địa phương sinh sống khu vực nông thôn có xu hướng ưu tiên lựa chọn các hoạt động du lịch, dịch vụ liên quan đển những công việc đã quen lâu năm trong nông nghiệp kết hợp nhằm đảm bảo sinh kế hộ gia đình và tận dụng nguồn lực thiên nhiên sẵn có tại nhà, tại địa phương, trong đó các hoạt động trồng trọt nhưtrổng hoa, trái cây, trang trại nuôi dê, bán nông sản trực tiếp cho du khách, tham quan trang trại.... đã được người dân quan tâm đưa vào kết hợp tham gia hoạt động du lịch như hình thức của hoạt động nông nghiệp chiển 36,8 % (bảng 2). Đây là điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng của vùng khi người dân có sự kết hợp các sản phẩm nông nghiệp và nghề truyền thống tham gia vào hoạt động du lịch địa phương như trổng vườn hoa hướng dương, vườn, nông trại cam và cẩn những hỗ trợ của nhà nước vào các hoạt động này. Tuy nhiên, các dịch vụ này đa phần là tự phát và sao chép lẫn nhau; chưa được đầu tư theo các tiêu chí của dịch vụ du lịch, người dân thiêu kỹ năng nghề làm du lịch, trong đó kỹ năng giao tiếp bằng tiêng nước ngoài còn hạn chế (như đối với khu vực nông thôn ở Quảng Bình nơi có Động Phong Nha có lượng lớn khách quốc tê). Điểu này khiên các hoạt động cung ứng dịch vụ thiêu sự chuyên nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, hoạt động biểu diễn nghệ thuật và nghề truyền thống trong hoạt động du lịch có tỷ lệ khá tương đối (11 %) và những hoạt động này chủ yếu bởi vai trò của các tổ chức quóc tế như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) trong hỗ trợ cộng đồng, các nghể truyền thống của địa phương, của cộng đổng dân tộc thiểu số được các dự án quốc tể quan tâm và phát triển. Các tổ chức cộng đồng du lịch đã được thành lập tại địa phương, tuy nhiên việc duy trì phát huy tính chủ động và thu hút sự tham gia của cộng đồng còn hạn chế. Hình thức tham gia "hướng dẫn viên du lịch" cẩn được khuyến khích cộng đồng tham gia hơn khi mà bản chất cùa du lịch nông thôn dựa vào cộng đổng là chính mỗi người dân cộng đổng là một hướng dẫn viên du lịch địa phương của mình. Bảng 2. Hình thức, hoạt động người dân tham gia du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng Hình thức, hoạt động tham gia N = 216hộ Tỷ lệ (%) 1 Tham gia quản lý hoạt động du lịch ở địa phương 5 2,3 2 Tổ chức tour du lịch cộng đổng nông thôn 4 1,8 3 Tổ cộng đồng du lịch tại địa phương 12 5,5 4 TỔ chức dịch vụ ăn uống 21 9,6 5 Tổ chức dịch vụ lưu trú/homestay 45 20,6 6 Dịch vụ vận chuyển (xe, thuyền..), khuân vác 15 6,8 7 Biểu diễn nghệ thuật, hoạt động lễ hội, sự kiện du lịch 24 11 8 Sản xuất, bán hàng lưu niệm 8 3,6 9 Làm việc tại khách sạn/công ty du lịch/ lữ hành 5 2,3 10 Hướng dẫn viên du lịch 6 2,7 Hình thức, hoạt động nông nghiệp kết hợp du lịch 11 Đón tiếp du khách tham quan hoạt động trổng trọt (rau, hoa, vườn, trang trại..) 15 6,8 12 Trồng và bán nông sản trực tiếp cho du khách 21 9,6 13 Nghề thủ công truyền thống (dệt thổ cẩm, đan len, rượu trái cây...) 10 4,5 14 Nuôi trổng đánh bắt thủy sản, chăn nuôi gia cầm, gia súc 6 2,7 15 5+11 4 1,8 16 5+7 5 2,3 17 4+ 14 4 1,8 18 3+10 6 2,7 19 Khác (trang trí sự kiện,...) 2 0,9 Nguồn: Tổng hợp và xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu, 2020 Mức độ thơm gia của người dán vào hoạt động du lịch nông thôn dựa vào cộng đổng Mức độ tham gia của người dân trong hoạt động du lịch thể hiện ở bảng 3. Trong đó, mức độ tham gia của cộng đồng vào công tác hoạch định chiến lược và phát triển du lịch tại địa phương cho thấy người dân tham gia đạt tỷ lệ cao nhất ở bậc Khuyến khích (bậc 4).Ý nghĩa của mức độ tham gia này rằng, người dân thấy được lợi ích của tham gia hoạt động du lịch và ngành du lịch tiểm năng đem lại cho họ cơ hội việc làm tốt hơn sinh kê truyền thống, nguổn thu nhập gia tăng nhờ được trâ công khi tham gia. Thực tê' khảo sát điền dã cũng cho thấy, hình thức biểu hiện của sự tham gia này là việc tham gia hoạt động dịch vụ, cung cấp dịch vụ du lịch một cách tự phát và bắt chước (như xây dựng homestay chưa theo quy hoạch không gian phù hợp đặc thù của địa phương), hay tham gia phục vụ ở dạng cung cấp sức lao động cho các cơ sở kinh doanh du lịch, Nguồn lao động này ở dạng phổ thông và phẩn lớn chưa được đào tạo nghề và kỹ năng; số lượng lao động biến động thường xuyên do tính thời vụ trong kinh doanh du lịch tại địa phương, hoặc vào mùa vụ nông nghiệp thì có xu hướng quay sang các công việc của nhà nông. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, mức độ tham gia của người dân ở bậc 5 là mức độ "Chức năng", phản ánh sự tham gia tích cực trong phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng, Ý nghĩa của mức này cho thấy, người dân nhận thức việc tham gia các tổ cộng đồng du lịch tại địa phương thông qua hoạt động biểu diễn nghệ thuật, các điệu múa truyển thống, hay các cộng đồng làm nghề thủ công và cộng đồng trồng trọt các lọai cây ăn quả, cây hoa đặc trưng của vùng miến Bắc Trung Bộ. Hình thức biểu hiện của mức này là cộng đổng tham gia vào các nhóm chức năng để đáp ứng mực tiêu từng phấn liên quan đến dự án cộng đồng cụ thể.Tuy vậy, mức độ ổn định về thu nhập từ hoạt động du lịch chưa cao do ảnh hưởng của tính thời vụ du lịch tại địa phương. Người dân thiếu thông tin vể hoạt động du lịch, thực tế thông tin chỉ tập trung một số đại diện của cộng đổng; tẩn suất tham gia các cuộc họp của người dân chưa cao nên ít có cơ hội để người dân đóng góp ý kiến vào quá trình lập kê hoạch phát triển du lích, cũng nhưthông tin đến người dân vể các chính sách phát triển du lịch chưa được được đẩy đủ. Kết quả này khá phù hợp khi mức độ "BỊ động" chiêm tỷ lệ đổng ý khá cao (3,5%). Bên cạnh đó, mức độ "Chủ động" về sự tham gia lại đạt tỷ lệ thấp nhất (2,86%). Hình thức biểu hiện tham gia là người dân tự đưa ra các sáng kiến kinh doanh du lịch độc lập với các tổ chức bên ngoài (chính quyền/cơquan quản lý nhà nước về du lịch,dựán). Kết quả điểu tra cũng cho thấy, mức độ tương tác, thông tin của người dân trong việc tham gỉa quá trình phân tích, lập kế hoạch, ra quyết định liên quan đến việc phát triển du lịch địa phương còn chưa cao. Thực trạng này có thể được giải thích rằng, những hạn chế về nhận thức, kiến thức và kỹ năng của người dân địa phương trong phối hợp phát triển du lịch cộng đổng nông thôn trong việc tiểp nhận, tương tác, trao đổi thông tin. Kết quả khảo sát cũng phản ánh vai trò tư vấn, hướng dẫn và kết nối của chính quyền địa phương trong tuyên truyền và thông tin về kế hoạch cũng như những chính sách đấu tư, hỗ trợ phát triển du lịch quan trọng trong việc tăng sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng.Tóm lại, sựtham gia của cộng đóng trong cung ứng các dịch vụ du lịch và lập kê hoạch phát triển du lịch tại vẫn còn thụ động và chưa tương xứng với vai trò của người dân đối với tài nguyên du lịch. Bảng 3. Mức độ tham gia của người dân vào hoạt động du lịch nông thôn dựa vào cộng đổng Mức độ tham gia Nội dung Hoàn toàn không đổng ý Không đổng ý Trung lập Đổng ý Hoàn toàn đồng ý Giá trị trung bình {Mean) Độ lệch chuẩn (SD) Khuyến khích Làm việc trong các cơ sở kinh doanh du lịch (cung cấp nguồn lao động); cung cấp hàng hóa, lưu trú, thực phẩm cho các doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ du lịch một cách tự phát 3,7 4,2 31,5 28,7 31,9 3,81 1,050 Chức năng Tham gia thành các nhóm chức năng du lịch (nhóm quản lý; nhóm văn nghệ, nhóm ẩm thực, nhóm hướng dẫn, nhóm sản xuất đặc sản địa phương, sản phẩm nông nghiệp...) 3,7 5,6 34,7 28,7 27,3 3,70 1,045 Bị động Được thông báo vể các vấn đề (sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra) liên quan đến hoạt động du lịch địa phương 2,3 4,6 40,7 44,9 7,4 3,50 0,795 Tương tác Sở hữu doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ du lịch; tham gia quá trình phân tích, lập kế hoạch, ra quyết định liên quan đến việc phát triển du lịch địa phương 3,7 22,2 31,0 21,8 21,3 3,34 1,151 Tư vấn Tham gia các cuộc họp cộng đổng, đóng góp ý kiến vể các vấn để liên quan đến phát triển du lịch của địa phương 18,1 21,8 19,0 19,9 21,3 3,04 1,413 Thông tin Cung cấp thông tin, các vân đề liên quan đến phát triển du lịch địa phương 22,7 20,4 18,1 21,8 17,1 2,90 1,419 Chủ động Chủ động, sáng tạo, quyết định tự đẩu tư, mở rộng các hoạt động kinh doanh du lịch (lưu trú, ăn uống, lữ hành, đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ) với bên ngoài 19,4 26,4 19 19 16,2 2,86 1,367 Nguôn: Tổng hợp và xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu, 2020 Kết luận và hàm ỷ chính sách Với kết quả phân tích, nghiên cứu phản ánh được mức độ tham gia của cộng đồng nông thôn tham gia hoạt động du lịch ở chủ yếu ở mức độ khuyên khích và chức năng. Hình thức tham gia của cộng đống chủ yếu là cung ứng dịch vụ ăn uống, lưu trú, homestay, kết hợp các hoạt động nông nghiệp nhưng dịch vụ chưa theo tính chuyên nghiệp, mang tính tự phát và sao chép mặc dù điểm sáng từ hoạt động nghề truyền thống, nông sản đặc trưng, làng nghề truyền thống và hoạt động nông nghiệp trong không gian nông thôn có thể được phát huy thành những thế mạnh đang có của ngành nông nghiệp địa phương. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất cần tăng cường, đẩy mạnh hơn việc tăng mức độ tham gia của cộng đổng địa phương trong phát triển du lịch trong bối cảnh tái cơ cấu mô hình tăng trưởng ở BắcTrung Bộ. Một số khuyến nghị, hàm ý chính sách trong phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng ở Bắc Trung Bộ cẩn chú trọng: Phải có các chính sách phát triển du lịch trong phát triển kinh tế xã hội phù hợp để phát huy hoặc nâng cao chất lượng tham gia của người dân. Tăng cường tuyên truyền đến cộng đồng địa phương nông thôn nhằm nâng cao nhận thức vể ý nghĩa, tầm quan trọng của sự tham gia và bảo đảm quyển, hưởng lợi trong việc tham gia của người dân trong quá trình xây dựng phát triển du lịch của địa phương gắn liển với việc nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động du lịch, có tính gắn kết địa phương trong cộng đổng.. Tổ chức nâng cấp, mở rộng các hoạt động du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng theo hướng gắn kết, cuốn hút, tham gia tự nguyện của người dân nhưng với tính chuyên nghiệp cao. Phát triển du lịch gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, thay đổi nếp ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên và phải mang lại lợi ích chính đáng cho cộng đổng và một nền du lịch bển vững phải được xây dựng bằng văn hóa địa phương, đi lên bằng yếu tố "thuận tự nhiên" và cân bản đó sẽ bồi đắp một du lịch nòng thôn bền vững. Cụ thể, phát triển du lịch là ngành kinh tê' tổng hợp, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư, đẩy mạnh sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân, nhà khoa học, doanh nghiệp lữ hành, du lịch; nâng cao chất lượng du lịch, dịch vụ trong môi trường nông thôn được bảo vệ. Nâng cao năng lực nguổn nhân lực du lịch cho người dân địa phương đáp ứng nguổn nhân lực chất lượng tại chỗ, tạo sinh kế bền vững cho người dân và sự gắn kết, tăng mức độ tham gia theo chiều sâu đối với sự phát triển ngàng du lịch của địa phương nông thôn. Trong đó, chính sách nâng cao năng lực người dân tham gia du lịch, chính sách hướng dẫn cho người dân sàn xuất sản phẩm gi , sản xuất như thế nào cho phù hợp với lợi thế của từng địa phương để đáp ứng được nhu cẩu của khách du lịch. Có kê' hoạch cụ thể cho từng nhóm đối tượng, từng địa bàn để đầu tư phù hợp với đặc điểm sinh hoạt, phong tục tập quán của từng địa phương. Cộng đổng phải được chia sẻ lợi ích từ phát triển du lịch và cần có các chính sách khuyên khích các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp lưu hành tiêu thụ các sản phẩm do người dân địa phương làm ra, giúp được người dân tăng thêm thu nhập, có công ăn việc làm ổn định và tạo ra ý thức giữ gìn các truyển thống bản sắc của dân tộc mình trong quá trình tham gia làm du lịch. Đó là đóng góp tích cực của du lịch cho việc xóa đói giảm nghèo ở địa phương, đa dạng hóa sinh kế cho người dân vùng nông thôn gắn với việc bảo tổn văn hóa, tài nguyên môi trường phát triển du lịch. Chỉ khi nào người dânthựcsựđược hưởng lợi từsự phát triển du lịch của địa phương, lúc đó du lịch cộng đồng nông thôn mới phát triển bền vững, giá trị mang lại không chỉ là kinh tê' mà còn giúp thay đổi diện mạo nông thôn, thay đổi trong cách nghĩ, cách làm, tăng tính tham gia, gắn kết và đoàn kết của người nông dân trong phát triển du lịch ở khu vực nông thôn Việt Nam nói chung và ở BắcTrung Bộ nói riêng. Tài liệu tham khảo Boonratana, R. (2010). Community-based tourism in Thailand:The need and justification for an operational definition. Kasetsart Journal, Social Sciences, 31,280-289. Chow, A. s., Liu, s., & Cheung, L. T. (2019). Importance of residents' satisfaction for supporting future tourism development in rural areas of Hong Kong. Asian Geographer, 36(2), 185-199. Phương, D. T. M. (2015, June). Barriers to community engagement in community based ecotourism framework-A case study ofTalai Commune, Nam Cat Tien National Park Viet Nam. In The International Conference on Finance and Economics. Ton Due Thang University, Ho Chi Minh City, Vietnam. Hair, J. F., Black, w. c„ Babin, B. J., Anderson, R. E., &Tatham, R. L. (1998). Multivariate data analysis (Vol. 5, No. 3,207-219). upper Saddle River, NJ: Prentice hall. Mai Lệ Quyên. (2017). Các nhân tố tác động đến sự tham gia của người dân trong phát triển dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Khoa họcĐạ] học Huế: Kinh tế và Phát triển, 126(5 D), 95-106. Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Văn Hóa. (2012). Thực tiễn phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng - bài học kinh nghiệm cho vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Tạp chí phát triển kinh tế, 257, 02-10. Pretty J. (1995). Participatory learning for sustainable agriculture. World development, Vol.23 (No 8), 1247-1263. Arnstein, s. R. (1971). The ladder of citizen participation. Journal of the Royal Town Planning Institute, 57(1), 176-182. Sproule, K. w., & Suhandi, A. s. (1998). Guidelines for community-based ecotourism programs. Lessons from Indonesia. Ecotourism: a guide for planners and managers, 215-235. Tabachnick, B. G., Fidell, L. s. (1996). Using Multivariate Statistics. Needham Heights, Allyn and Bacon. Tosun, c. (2005). Stages in the emergence of a participatory tourism development approach in the developing world. Geoforum, 36, 333-352. Thammajinda, R. (2013). Community participation and social capital in tourism planning and management in a Thai context (Doctoral dissertation, Lincoln University). Trinh, T. T., & Ryan, c. (2017). Visitors to Heritage Sites: Motives and Involvement—A Model and Textual Analysis. Journal of Travel Research, 56(1), 67-80. VÕ Quê'. (2006). Du Lịch Cộng Đồng - Lý Thuyết Và Vận Dụng (Tập 1). Nxb Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. Voda, M.,Jendra,LW.,&Ruki,M. (2019). Community-based tourismfornatural conservation in Pohsanten village in Bali. Journal of Applied Sciences in Travel and Hospitality, 9-1 ,(1)2. WWF. (2017). Guidelines for community-based ecotourism development. Truy xuất từ ngày 23/2/2020.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxsu_tham_gia_cua_nguoi_dan_trong_phat_trien_du_lich_nong_thon.docx
  • pdf50852_dieu_van_ban_154746_1_10_20200922_0546 (1)_2307962.pdf
Tài liệu liên quan