Sự tham gia của người dân trong quản lý công

Bốn là, hợp tác giữa chính quyền và người dân trong cung ứng dịch vụ công. Người dân tự nguyện tham gia đóng góp nguồn lực để cùng với chính quyền xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cũng như hợp tác với chính quyền trong giải quyết các vấn đề xã hội, như: bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự. Ngoài ra, chính quyền có thể thông qua hợp đồng và tài trợ để phát huy sự tham gia của các tổ chức tự nguyện của người dân trong cung ứng dịch vụ công. Năm là, hoạt động tình nguyện và tự quản. Hoạt động này do người dân và các tổ chức của người dân ở cơ sở thực hiện. Thông qua các hoạt động tình nguyện do các đoàn thể tổ chức, người dân tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội. Còn tự quản ở cơ sở có nghĩa là người dân tự nguyện cam kết thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm của mình do hương ước, quy ước nêu lên. Tự quản còn bao gồm việc người dân thông qua các tổ, đội, nhóm tham gia quản lý các công việc ở khu dân cư, ở cơ sở

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tham gia của người dân trong quản lý công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ CÔNG Tóm tắt: Với tư cách một nội dung cốt lõi của quản trị dân chủ, sự tham gia của người dân trong quản lý công là một chủ đề thu hút sự quan tâm của giới lãnh đạo, quản lý cũng như các nhà nghiên cứu hiện nay. Sự tham gia của người dân trong quản lý công chính là tất cả hành vi và hoạt động của người dân và các tổ chức đại diện của người dân thông qua thể chế (chính thức và hợp pháp) để gây ảnh hưởng đến quá trình chính sách (hoạch định, thực thi, đánh giá và điều chỉnh chính sách) của các cơ quan hành chính nhà nước và hoạt động phục vụ công. Nguyễn Trọng Bình* Nguyễn Thị Ngọc Anh* * TS. Học viện Chính trị khu vực IV. * ThS. Học viện Chính trị khu vực IV. Abstract As a core content of democratic governance, citizen participation in public administration is a topic that attracts the attention of the leaders, managers as well as the researchers. The citizen participation in public administration all reflects their behavior and activities and also their represented entities through an authorised institution (as formal and legal manner) to influence the policy process (planning, implementation, evaluation and amendment of policy) of the government’s administrative agencies and public service activities. Thông tin bài viết: Từ khóa: sự tham gia của người dân; quản lý công ; khái niệm; hình thức; ý nghĩa Lịch sử bài viết: Nhận bài : 11/07/2018 Biên tập : 28/07/2018 Duyệt bài : 31/07/2018 Article Infomation: Keywords: citizen participation; public administration; concept ; form; meaning Article History: Received : 11 Jul. 2018 Edited : 28 Jul. 2018 Approved : 31 Jul. 2018 1. Giá trị và ý nghĩa của sự tham gia của người dân trong quản lý công Đến nay, từ nhiều góc độ khác nhau, giới nghiên cứu đã chỉ rõ ý nghĩa và giá trị của việc đảm bảo sự tham gia của người dân trong quản lý công, bao gồm: Sự tham gia của người dân góp phần thực hiện quyền của mỗi cá nhân và phát triển năng lực của cá nhân. Điều này được thể hiện ở một số khía cạnh chủ yếu sau : Một là, sự tham gia của người dân góp phần bảo đảm việc thực hiện quyền công dân. Thông qua sự tham gia này, người dân hiểu được vị trí, vai trò xã hội cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân. Điều NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 14 Số 1(377) T1/2019 đó tạo ra động cơ tham gia và thông qua sự tham gia để thực hiện quyền công dân; Hai là, từ địa vị người làm chủ, sự tham gia của người dân làm cho mỗi cá nhân công dân thực hiện sự kiểm soát của mình đối với đời sống chính trị - xã hội. C.Pateman cho rằng "chỉ khi có cơ hội tham gia vào các chính sách trong đời sống xã hội hoặc lựa chọn người đại diện phù hợp với ý nguyện của mình, thì cá nhân công dân mới có thể kiểm soát được cuộc sống và sự phát triển của bản thân"1; Ba là, sự tham gia của người dân góp phần nâng cao trách nhiệm của công dân. Đó là một nhân tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển ý thức trách nhiệm xã hội của công dân, bởi sự tham gia của người dân trong các khâu của quá trình quản lý hành chính là một quá trình xã hội hóa chính trị và cũng là quá trình giáo dục và tự giáo dục. Điều này góp phần hình thành thái độ, tố chất tâm lý, tri thức và kỹ năng phù hợp của công dân trong sinh hoạt dân chủ. Theo JameS Bohman, "cốt lõi của việc phát triển và phục hưng tinh thần công dân chính là làm cho họ có tình cảm tham gia mạnh mẽ hơn đối với các vấn đề chung ở cơ sở, làm cho người dân có quyền phát ngôn lớn hơn trong các công việc liên quan đến cuộc sống của họ"2; Bốn là, sự tham gia của người dân góp phần thực hiện lợi ích của người dân. Trong chế độ dân chủ đại nghị, do nhiều nguyên nhân nên đại biểu dân cử nhiều khi chưa thực hiện tốt vai trò người đại diện cho ý chí và bảo vệ lợi ích của người dân. Do đó, sự tham gia trực tiếp của người dân vào quá trình hoạch định chính sách sẽ giúp người dân thể hiện tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích của mình. "Sự tham gia giúp người 1 C. Pateman (2006), Lý luận tham gia và dân chủ, Nxb. Nhân dân Thượng Hải, Trung Quốc, tr. 103. 2 JameS Bohman (2006), Hiệp thương và biện luận công – tính phức tạp của chủ nghĩa đa nguyên và dân chủ, Nxb. Biên dịch Trung ương, Bắc Kinh, Trung Quốc, tr. 16. 3 Đặng Hiền Minh (2007), Phân tích sự tham gia của người dân trong hành chính công, Tạp chí Hành chính và Luật, số 2. 4 Trần Hiểu (2006), Từ tham gia đến hiệp thương – triển vọng của lý luận dân chủ, Tạp chí Học thuật, số 8. 5 C. Pateman (2006), Lý luận tham gia và dân chủ, Nxb. Nhân dân Thượng Hải, Trung Quốc, tr. 103. dân thể hiện, bày tỏ và thực hiện nhu cầu, lợi ích của bản thân, do đó liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của mỗi công dân"3; Năm là, sự tham gia của người dân góp phần bồi dưỡng năng lực kiểm soát chính trị của công dân. Có ý kiến cho rằng "việc người dân tham gia rộng rãi và có chiều sâu ở cơ sở làm cho họ có được cơ hội nhiều hơn trong thực hành dân chủ cũng như bồi dưỡng năng lực kiểm soát chính trị. Việc người dân tham gia ở cấp độ thấp giúp họ có thể phán đoán tốt hơn vấn đề vĩ mô của đất nước và tham gia có hiệu quả hơn đối với những chính sách ở phạm vi quốc gia4; Sáu là, sự tham gia của người dân tăng cường tình cảm hiệu quả chính trị của công dân. Tình cảm hiệu quả chính trị là một cảm giác mà người dân có được khi người dân cảm thấy hành vi chính trị hoặc sự tham gia của bản thân đã tạo ra sự ảnh hưởng thật sự đối với quá trình chính trị và kết quả của quá trình chính trị, từ đó họ tự nguyện đảm nhận tốt hơn, nhiều hơn trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và tham gia tích cực hơn vào quá trình chính trị. Gabriel A. Almond và Viba cho rằng, tình cảm hiệu quả chính trị và sự tham gia có mối quan hệ tích cực với nhau. Đối với cá nhân công dân, lĩnh vực tham gia của họ càng nhiều thì tình cảm hiệu quả chính trị của họ càng cao 5. Sự tham gia của người dân có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định và phát triển xã hội cũng như thúc đẩy việc thực hiện công bằng xã hội. Một là, sự tham gia của người dân góp phần ổn định xã hội. Sự tham gia của người dân được tiến hành trong điều kiện mở và bình đẳng. Trong trình tự dân chủ nhất định, người dân có thể tự do thể hiện quan điểm và nguyện vọng của mình, lắng nghe ý kiến NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 15Số 1(377) T1/2019 của người khác, chất vấn đối với ý kiến khác. Thông qua sự tham gia có thể hình thành nên bầu không khí hợp tác, khoan dung, thúc đẩy sự tích hợp về văn hóa xã hội, hạn chế sự xung đột xã hội, từ đó có lợi cho việc duy trì ổn định xã hội. "Sự tham gia của người dân làm cho mỗi cá nhân hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tạo ra bầu không khí hợp tác mà không phải là xung đột, từ đó thúc đẩy sự đoàn kết chính trị và tích hợp xã hội"6 . Đặc biệt, sự tham gia của người dân còn góp phần hạn chế sự xung đột, bất ổn không đáng có do bắt nguồn từ sự thiếu công khai, minh bạch và dân chủ trong ban hành chính sách của cơ quan hành chính nhà nước; Hai là, sự tham gia của người dân góp phần tối ưu hóa kết cấu xã hội, thúc đẩy tích hợp nguồn lực của xã hội. Về bản chất, sự tham gia của người dân là việc nhà nước trao quyền cho người dân để phát huy tốt nguồn lực, sức mạnh của người dân và xã hội trong quản lý công. Điều này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức xã hội, nâng cao mức độ tổ chức hóa của xã hội, phát triển vốn xã hội, từ đó phát huy tốt hơn nguồn lực xã hội nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và cung ứng dịch vụ công; Ba là, sự tham gia của người dân có lợi cho việc hình thành và phát triển ý thức tập thể, ý thức cộng đồng. Sự tham gia của người dân không chỉ làm cho người dân nhận thức rõ hơn quyền và trách nhiệm của bản thân, mà còn làm cho người dân thừa nhận và tôn trọng quyền, lợi ích của người khác và lợi ích của tập thể; Bốn là, sự tham gia của người dân góp phần thúc đẩy công bằng xã hội. Nó nhấn mạnh việc đảm bảo để mỗi người dân, mỗi nhóm, nhất là các nhóm yếu thế gây ảnh hưởng đối với các chính sách có liên quan đến lợi ích và cuộc sống của mình. Chính vì thế, sự tham gia của người dân góp phần thực hiện sự công bằng cả về chính trị và kinh tế, làm cho nhóm yếu thế có thể tham gia có hiệu quả hơn vào quá trình phân bổ 6 Đặng Hiền Minh (2007), Phân tích sự tham gia của người dân trong hành chính công, Tạp chí Hành chính và Luật, số 2. nguồn lực, cũng như thụ hưởng tốt hơn kết quả của chính sách. Sự tham gia của người dân có ý nghĩa quan trọng đối với chính trị Sự tham gia của người dân trong hành chính công có tác dụng bổ sung cho những hạn chế, thiếu sót của dân chủ đại diện cũng như tăng cường vai trò kiểm soát và giám sát của người dân đối với chính trị. Một là, nó góp phần tăng cường tính đại diện và tính đáp ứng của hệ thống chính trị. Thông qua nhiều kênh, nhiều hình thức khác nhau, nó giúp cho lợi ích của các tầng lớp dân cư được quan tâm và bảo vệ tốt hơn, làm cho chính sách công phù hợp với nhu cầu của đại đa số nhân dân, hành vi và chính sách của các cơ quan công quyền phản ánh và đại diện cho lợi ích của đại đa số nhân dân và đáp ứng nhu cầu của người dân. Nếu không có sự công khai, minh bạch và sự tham gia của người dân thì việc hoạch định chính sách rất dễ trở thành công cụ của nhóm lợi ích đặc thù; Hai là, sự tham gia của người dân góp phần tăng cường sự ủng hộ và niềm tin của người dân đối với các cơ quan hành chính nhà nước bởi nó làm tăng lên độ công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; Ba là, sự tham gia của người dân bổ sung cho một số thiếu sót của dân chủ đại diện, tăng cường sự tương tác giữa chính quyền và người dân. Dân chủ đại diện nhấn mạnh việc người dân thông qua bầu cử để hình thành nên cơ quan đại diện và người đại diện để thực thi chức năng quản lý xã hội. Trên thực tế, trong mô thức dân chủ đại nghị, người dân chỉ có quyền lực thực sự khi tham gia bầu cử, còn trong khoảng thời gian giữa hai kỳ bầu cử thì quyền lực và sự kiểm soát của người dân thường rất yếu, chỉ có người đại diện mới là người có ảnh hưởng thật sự đối với chính trị. Chính vì vậy, bên cạnh dân chủ gián tiếp, cần tăng cường NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 16 Số 1(377) T1/2019 dân chủ trực tiếp thông qua sự tham gia của người dân để người dân gây ảnh hưởng tới chính trị, giám sát và kiểm sát người đại diện cũng như nâng cao tính trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. "Sự tham gia của người dân góp phần bổ sung cho sự không đầy đủ của dân chủ đại nghị. Sự tham gia của người dân có tác dụng chế ước "chính trị tinh anh", ngăn ngừa "người đại diện" trở thành "đầu sỏ chính trị", làm cho "chính trị tinh anh" và "chính trị đại chúng" tương tác với nhau và bổ sung lẫn nhau"7 ; Bốn là, sự tham gia của người dân bổ sung cho thiếu sót của việc bỏ phiếu. Quy tắc bỏ phiếu theo đa số là một quy tắc cơ bản của dân chủ đại nghị. Khi một chính sách công nào đó không có sự nhất trí về ý kiến, thì người ta thường thông qua quy tắc đa số phiếu để quyết định. Điều này rất dễ dẫn đến việc đa số xâm hại lợi ích của thiểu số. Chính vì vậy, sự tham gia của người dân một cách tự do và bình đẳng sẽ cho phép tiếng nói của nhóm thiểu số được lắng nghe, lợi ích của nhóm thiểu số được bảo vệ. "Thông qua sự tham gia thảo luận, biện luận đầy đủ của người dân có thể bổ sung cho một số thiếu sót của bỏ phiếu và nguyên tắc đa số"8 ; Năm là, sự tham gia của người dân có tác dụng tăng cường sự kiểm soát của người dân đối với chính trị. Học giả người Pháp J.J. Rútxô khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa sự tham gia và kiểm soát cũng như mối quan hệ giữa sự tham gia, kiểm soát với tự do. Ông cho rằng, "chỉ khi mọi người phục tùng pháp luật do bản thân mình quy định nên thì mọi người mới có thể có tự do. Đồng thời, để có tự do yêu cầu cần có sự kiểm soát ở mức độ nhất định của cá nhân đối với người thực thi pháp luật và người đại diện"9. "Thể chế thiếu tính tham gia là một sự đe dọa đối với tự do. Trong khi đó, sự tham gia có thể 7 Trần Hoạch Huy và đồng sự (2008), Sự phục hưng của lý luận tham gia dân chủ đương đại, Tạp chí Đại học Hạ Môn, số 6. 8 Trần Hoạch Huy và đồng sự (2008), Sự phục hưng của lý luận tham gia dân chủ đương đại, Tạp chí Đại học Hạ Môn, số 6. 9 Jean Jacques Rousseau (2011), Bàn về khế ước xã hội, (Trần Hồng Bảo dịch), Nxb. Dịch Lâm, Trung Quốc, tr.70. 10 C. Pateman (2006), Lý luận tham gia và dân chủ, Nxb. Nhân dân Thượng Hải, Trung Quốc, tr. 103. 11 Ninh Minh An (2004), Sự tham gia của người dân và hành chính pháp quyền, Tạp chí Pháp học Trung Quốc, số 2. tạo ra hiệu quả kiểm soát, từ đó đạt tới mục đích bảo vệ tự do"10. Sự tham gia của người dân có lợi cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như ngăn ngừa cơ quan hành chính xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân"11. Tác dụng của sự tham gia của người dân đối với việc duy trì và bảo vệ quyền và lợi ích của công dân chính là sự tham gia đã xác lập nên phạm vi của quyền lực chính trị, từ đó có được tác dụng kiểm soát và chế ước từ bên ngoài đối với quyền lực chính trị. Điều này có nghĩa, dân chủ đại nghị là rất cần thiết, nhưng cần phải thông qua sự tham gia của người dân để tăng cường kiểm soát nó, làm cho chính trị gia và quan chức thực hiện tốt hơn trách nhiệm chính trị của mình với người dân. Sự tham gia của người dân có ý nghĩa quan trọng đối với quản lý hành chính công Một là, sự tham gia của người dân góp phần thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề công. Sự tham gia của người dân là một yếu tố không thể thiếu để các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết có hiệu quả các vấn đề công, và là một cơ chế quan trọng của quản lý công hiện đại, cũng là một nguồn lực rất quan trọng của xã hội; Hai là, sự tham gia của người dân góp phần nâng cao chất lượng chính sách công. Ngày nay, do các vấn đề chính sách thường rất phức tạp, mà nếu chỉ dựa vào tri thức của người làm chính sách và thông tin mà cơ quan hoạch định chính sách có được để đề ra chính sách thì rất khó đảm bảo chất lượng của chính sách. Thông qua sự tham gia của người dân, chính phủ có thể tiếp nhận được nhiều loại thông tin và tri thức của cá nhân và tổ chức từ bên ngoài để làm cơ sở cho việc lựa chọn chính sách, góp phần hạn chế sự sai lầm của chính sách và nâng cao chất lượng chính sách. "Quyết sách khoa NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 17Số 1(377) T1/2019 học cần tích hợp đầy đủ lợi ích của các bên và có được thông tin đầy đủ. Sự tham gia của người dân làm cho cơ quan hành chính nắm bắt được đầy đủ hơn nguyện vọng và mong muốn của người dân, còn người dân có thể dựa vào phương thức trực tiếp hơn để chuyển hóa những mong muốn, lợi ích của mình thành chính sách công. Tất cả điều này đều có lợi cho việc nâng cao tính khoa học của chính sách và nâng cao chất lượng chính sách"12 Ba là, sự tham gia của người dân góp phần thực thi có hiệu quả chính sách. Nếu không có sự thừa nhận, phối hợp và ủng hộ của người dân thì việc thực thi chính sách của các cơ quan hành chính nhà nước không thể tiến hành thuận lợi. Nếu trong quá trình chính sách, các cơ quan hành chính loại trừ sự tham gia của người dân thì rất dễ gặp phải sự phản đối, không hợp tác của người dân, từ đó làm cho chi phí thực thi chính sách tăng lên. Còn nếu các cơ quan hành chính coi trọng và phát huy sự tham gia của người dân thì sẽ nâng cao mức độ tiếp nhận chính sách của người dân, từ đó nâng cao hiệu quả thực thi chính sách. Từ ý nghĩa này, John Thomas cho rằng "việc mời người dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách có thể làm cho nhà quản lý tiêu hao lượng thời gian nhất định, nhưng điều này lại có tác dụng giảm thiểu thời gian khi thực thi chính sách. Việc đảm bảo sự tham gia của các đối tượng có liên quan vào giai đoạn đầu của chu trình chính sách càng có khả năng nhận được sự ủng hộ rộng lớn của người dân, từ đó thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả chính sách công"13. Trong giai đoạn hoạch định chính sách, việc thông qua các hình thức khác nhau để lắng nghe ý kiến của người dân có thể làm cho chi phí hoạch định chính sách tăng lên, nhưng khi thực thi chính sách sẽ 12 Lý Quảng Huy (2007), Phân tích sự tham gia của người dân trong hành chính công, Tạp chí Đại học Cát Lâm, Trường Xuân, tr. 5. 13 J. C.Thomas (1995), Public Participation in Public Decisions – New Skill and Strategies for Public Managers, San Franciso: Jossey-Bass. 14 Trương Thành Phúc (2014), Bàn về Chính phủ mở, Tạp chí Đại học Nhân dân Trung Quốc, số 4. giảm thiểu chi phí thực hiện do có sự ủng hộ và hợp tác của người dân. "Khi các cơ quan hành chính lắng nghe tiếng nói của người dân, doanh nghiệp và xã hội, đồng thời khi ban hành chính sách và thực thi chính sách hợp tác với người dân, doanh nghiệp và xã hội thì hành vi hành chính càng trở nên hiệu quả hơn"14 Bốn là, sự tham gia của người dân góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ công. Sự tham gia làm đa dạng hóa nguồn lực đầu vào và tối đa hóa hiệu quả đầu ra của phục vụ công. Chẳng hạn, sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức tự nguyện, tổ chức tự quản vào hoạt động cung ứng dịch vụ công ở cơ sở sẽ làm tăng lên nguồn lực đầu vào cho phục vụ công, mở rộng đầu ra của phục vụ công, giảm nhẹ áp lực về nhân lực, tài lực cho chính quyền, hạn chế tình trạng chậm trễ và hiệu quả thấp trong hoạt động cung ứng dịch vụ của chính quyền; Năm là, sự tham gia góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Niềm tin của người dân đối với các cơ quan hành chính nhà nước được quyết định bởi các yếu tố như các cơ quan hành chính hoạt động vì lợi ích công, tính đại diện của quản trị chính phủ, tính chính đáng, hợp pháp và hợp lý của hành vi hành chính, tính công khai, minh bạch của quá trình hành chính, năng lực và hiệu quả quản trị của các cơ quan hành chính. Sự tham gia của người dân thể hiện tính dân chủ, tính công khai, minh bạch của quá trình quản lý công, vì thế nó góp phần nâng cao năng lực quản trị của các cơ quan hành chính nhà nước và làm cho các cơ quan hành chính duy trì và tạo ra nhiều giá trị công. Tất cả điều này sẽ góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với các cơ quan hành chính. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 18 Số 1(377) T1/2019 2. Các hình thức tham gia của người dân trong quản lý công Hình thức tham gia của người dân là con đường hay phương thức cụ thể để qua đó người dân có thể tham gia vào quá trình chính sách, ảnh hưởng hoặc quyết định đối với quá trình hoạch định và thực thi chính sách của các cơ quan hành chính nhà nước. Có các hình thức tham gia của người dân trong quản lý công sau: Thứ nhất, hình thức tham gia của người dân lấy đối thoại bình đẳng làm mục đích. Đối thoại với tư cách một hình thức phát huy sự tham gia của người dân trong quản lý công thường được sử dụng vào nhiều trường hợp khác nhau, như: nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân cũng như các ý kiến, kiến nghị của người dân trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách. Đối thoại có thể được sử dụng định kỳ hoặc bất thường; có thể tổ chức đối thoại với đại diện của hộ gia đình, người dân; hoặc với một nhóm, đối tượng nhất định, như với phụ nữ hoặc thanh niên... Ở nước ta, hoạt động đối thoại của cơ quan hành chính với người dân được quy định tại Điều 125, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Thứ hai, hình thức tham gia của người dân nhằm mục đích tiếp nhận thông tin cho quá trình chính sách. Hình thức tham gia này có mục đích chủ yếu là tiếp nhận thông tin phục vụ cho hoạch định và thực thi chính sách của chính quyền cũng như tiếp nhận ý kiến phản hồi của người dân về chất lượng cung ứng dịch vụ công của chính quyền. Theo đó, hình thức tham gia lấy tiếp nhận thông tin chính sách gồm các phương thức sau: Một là, thăm dò ý kiến của người dân. Chính quyền có thể thông qua hộp thư điện tử, điện thoại, bảng hỏi, mạng internet, cổng thông tin điện tử, trao đổi trực tiếp với người dân để tìm hiểu, nắm bắt thái độ và quan điểm của người dân đối với các vấn đề liên quan đến chính sách cũng như ý kiến, kiến nghị của người dân đối với chất lượng phục vụ công ở địa phương. Phương thức này còn được sử dụng để tìm hiểu và nắm bắt ý kiến của người dân đối với chất lượng cuộc sống của người dân ở khu dân cư cũng như mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; Hai là, chính quyền tiếp xúc với đại diện của người dân. Nhà quản lý công tham vấn và trưng cầu ý kiến của đại diện người dân hoặc người đứng đầu các đoàn thể nhân dân về những vấn đề có liên quan đến quản lý công ở địa phương. Phương thức này yêu cầu nhà quản lý hoặc cán bộ chính quyền nêu vấn đề nào đó với đại diện của người dân, sau đó tiếp nhận và tổng hợp ý kiến của họ để phục vụ cho việc hoạch định chính sách và dự án. Nó có thể được sử dụng vào tất cả các khâu của quá trình chính sách (hoạch định, thực thi, đánh giá và điều chỉnh) để nắm bắt, tìm hiểu ý kiến của người dân về chính sách; Ba là, người dân chủ động tiếp xúc với chính quyền. Người dân hoặc tổ chức đại diện của người dân thông qua các cách thức nhất định để chủ động tiếp xúc với chính quyền, qua đó thể hiện ý kiến và yêu cầu của mình về những vấn đề liên quan đến phục vụ công ở địa phương, về vấn đề chính sách cũng như hoạt động của chính quyền. Ở nước ta, việc người dân chủ động tiếp xúc với chính quyền được thực hiện thông qua nhiều cách như: qua đơn thư phản ánh, kiến nghị, báo cáo phản biện; qua khiếu nại và tố cáo; qua điện thoại “đường dây nóng”; qua hộp thư điện tử; qua hoạt động tiếp công dân ở cơ quan công quyền theo quy định của Luật Tiếp công dân. Bốn là, trưng cầu ý kiến theo chuyên đề đối với nhóm nhỏ. Đây là một phương thức thường được chính quyền sử dụng khi hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch, dự án. Thông thường, đại diện chính quyền làm việc với các nhóm có quan điểm và định hướng lợi ích khác nhau đối với vấn đề chính sách để lắng nghe, trao đổi với họ về vấn đề chính sách. Thành phần được chính quyền mời thảo luận không phải được chọn ngẫu nhiên mà là do chính quyền hoặc các tổ chức đại diện của người dân chỉ định; NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 19Số 1(377) T1/2019 Năm là, tham gia qua mạng internet và chính quyền điện tử. Sự phát triển công nghệ thông tin và mạng internet đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân tương tác thuận lợi với chính quyền. Người dân có thể thông qua mạng internet để thể hiện nhu cầu, lợi ích, ý kiến của mình cũng như thể hiện sự quan tâm của mình đối với các vấn đề trong quản lý nhà nước. Sự phát triển của công nghệ thông tin và việc tăng cường vận dụng công nghệ thông tin vào khu vực công đã tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng chính quyền điện tử. Đến lượt nó, việc xây dựng chính quyền điện tử giúp chính quyền cung cấp thông tin nhanh chóng cho người dân, cũng như thực hiện “dân chủ điện tử”. Theo đó, người dân có thể thông qua mạng internet, cổng thông tin điện tử để tiếp xúc với chính quyền, tham gia thảo luận, tranh luận, phản biện và cho ý kiến đối với chính sách, dự án cũng như các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của người dân. Người dân cũng có thể thông qua mạng internet, cổng thông tin điện tử để giám sát hoạt động của chính quyền, đánh giá hiệu quả và chất lượng phục vụ công của chính quyền; Sáu là, công khai thông tin của cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan có liên quan công khai cho người dân và xã hội về thông tin mà mình có được cũng như những thông tin liên quan đến hoạt động của chính quyền. Công khai, minh bạch trong hoạt động của chính quyền cũng như công khai thông tin trong quản lý công là cơ sở để bảo đảm “quyền được biết” của người dân, từ đó thúc đẩy sự tham gia của người dân trong quản lý công. Chính quyền thông qua mạng internet, cổng thông tin điện tử và các phương thức khác để công khai thông tin cho người dân một mặt nhằm bảo đảm “quyền được biết” của người dân, phát huy vai trò giám sát của người dân, góp phần ngăn ngừa tham nhũng và lợi ích nhóm; mặt khác, giúp người dân nắm bắt kịp thời các thông tin liên quan đến hoạc động của chính quyền, từ đó tham gia có hiêu quả vào quá trình quản lý công. Thứ ba, hình thức tham gia của người dân nhằm mục đích tăng cường sự ủng hộ của người dân đối với chính sách. Nếu không có sự ủng hộ và hợp tác rộng rãi của người dân thì rất khó đảm bảo tính hiệu quả trong việc thực thi chính sách. Do đó, chính quyền cần lựa chọn hình thức tham gia phù hợp để người dân có sự ảnh hưởng nhất định đối với quá trình xây dựng chính sách và dự án. Các phương thức tham gia của người dân nhằm mục đích tăng cường mức độ tiếp nhận chính sách, dự án của người dân bao gồm: hội nghị công dân; tham vấn và lắng nghe ý kiến; và ủy ban tư vấn của công dân. Hội nghị công dân được hiểu là trước một vấn đề chính sách hoặc dự án nào đó, chính quyền thông qua việc tổ chức hội nghị công dân để trao đổi về chính sách và tạo điều kiện để người dân nêu lên kiến nghị chính sách. Phương thức này rất thích hợp khi chính quyền muốn thông tin cho người dân về chính sách, giải trình chính sách cũng như nắm bắt ý kiến, kiến nghị của người dân. Tham vấn và lắng nghe ý kiến: khi chính quyền xây dựng chính sách, dự án có liên quan đến lợi ích của nhiều người dân thì nếu chỉ nắm bắt ý kiến của người dân và giải thích cho người dân là chưa đủ. Lúc này, cần tổ chức tham vấn và lắng nghe ý kiến của đại diện người dân để lắng nghe quan điểm, ý kiến và kiến nghị của họ, sau đó đưa ra phương án chính sách phù hợp nhằm đảm bảo sự hài hòa về mặt lợi ích giữa các bên. Đây là phương thức được sử dụng rộng rãi cả trong hoạch định chính sách và thực thi chính sách. Ủy ban Tư vấn của công dân do đại diện của công dân hoặc tổ chức đại diện của công dân hình thành nên. Ủy ban này có vai trò tư vấn và kiến nghị đối với chính quyền về các vấn đề có liên quan đến chính sách. Chẳng hạn, để phục vụ cho việc ban hành một chính sách hay dự án công phức tạp, chính quyền có thể thành lập ủy ban tư vấn gồm các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện các tổ chức đoàn thể và người dân để lắng nghe ý kiến tư vấn của họ. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 20 Số 1(377) T1/2019 Thứ tư, hình thức tham gia của người dân lấy phát triển và tăng cường năng lực tự quản của người dân làm mục đích. Tự quản ở cơ sở chính là việc người dân xuất phát từ những vấn đề liên quan đến lợi ích của mình để tham gia tích cực vào các công việc chung ở cơ sở và khu dân cư, như quản lý dự án sau khi hoàn thành, tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, tham gia các hoạt động tự nguyện về an sinh xã hội... Các phương thức tham gia lấy phát triển năng lực tự quản của người dân làm mục đích chủ yếu bao gồm: Một là, hoạt động giám sát của các tổ chức do người dân lập nên. Ở nhiều nước, người dân ở cấp cơ sở lập nên các tổ chức để thực hiện vai trò là “bên thứ ba” nhằm phản ánh và đốc thúc chính quyền giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại của người dân. Đây là cơ quan độc lập với chính quyền trong việc tiếp nhận khiếu nại, tố cáo và đốc thúc chính quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân. Ở nước ta, Ban Thanh tra Nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng có thể xem là các tổ chức để người dân thực hiện chức năng giám sát trực tiếp của mình ở cơ sở. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Thanh tra Nhân dân ở xã, phường, thị trấn được quy định rõ trong Nghị định 159/2016/ NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Thanh tra về Tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Hoạt động của Ban Giám sát của cộng đồng cũng được quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, như Luật Đầu tư công; Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư; Hai là, nêu sáng kiến và phúc quyết. Đây là một phương thức tham gia của người dân được nhiều nước thực hiện nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý công. Đó là việc người dân nêu lên các sáng kiến nhằm ban hành hay sửa đổi, điều chỉnh một chính sách. Còn phúc quyết là việc người dân thực hiện quyền quyết định đối với một số công việc quan trọng có liên quan đến cuộc sống của mình ở cơ sở cũng như thể hiện sự ủng hộ hay không ủng hộ đối với dự thảo chính sách hay việc thực hiện một chính sách nào đó ở cơ sở. Ở nước ta, quyền quyết định của người dân ở cơ sở được quy định tại Điều 10, Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007; Ba là, diễn đàn công dân. Đây là một phương thức tham gia của người dân được nhiều nước thực hiện từ sau thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay. Bản chất của phương thức này là việc người dân ở cơ sở thông qua hội nghị, hoạt động của tổ chức đại diện... để thảo luận về các vấn đề quan trọng ở khu dân cư và cơ sở, cũng như tầm nhìn, triển vọng phát triển của khu dân cư và một số thách thức mà khu dân cư gặp phải; Bốn là, hợp tác giữa chính quyền và người dân trong cung ứng dịch vụ công. Người dân tự nguyện tham gia đóng góp nguồn lực để cùng với chính quyền xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cũng như hợp tác với chính quyền trong giải quyết các vấn đề xã hội, như: bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự... Ngoài ra, chính quyền có thể thông qua hợp đồng và tài trợ để phát huy sự tham gia của các tổ chức tự nguyện của người dân trong cung ứng dịch vụ công. Năm là, hoạt động tình nguyện và tự quản. Hoạt động này do người dân và các tổ chức của người dân ở cơ sở thực hiện. Thông qua các hoạt động tình nguyện do các đoàn thể tổ chức, người dân tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội... Còn tự quản ở cơ sở có nghĩa là người dân tự nguyện cam kết thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm của mình do hương ước, quy ước nêu lên. Tự quản còn bao gồm việc người dân thông qua các tổ, đội, nhóm tham gia quản lý các công việc ở khu dân cư, ở cơ sở■ NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 21Số 1(377) T1/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_tham_gia_cua_nguoi_dan_trong_quan_ly_cong.pdf