Sự truyền sóng qua hàng rào tre tại bờ biển Bạc Liêu trong mùa gió Tây Nam
Coastal areas in the Mekong Delta have been seriously eroded due to climate change and sea level
rise. Bamboo fences have been used to support the process of mangrove restoration to protect the
coast from erosion in this area. This paper presents the analysis results of wave transmiting
through bamboo fence constructed in the coastal area in Bac Lieu. The results of the South-West
season show that the wave transmission increases as the wave height or water depth increases. In
addition, the transmission coefficient (Kt) is decreased as increasing the ratio of the fence free
board and wave height (Rc/Hst) and Kt = 0.75 if Rc/Hst = 0, i.e. the water level at the fence crest.
This study proposes the empirical formula for the transmission coefficient (Kt) and Rc/Hst.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự truyền sóng qua hàng rào tre tại bờ biển Bạc Liêu trong mùa gió Tây Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 115
BÀI BÁO KHOA HỌC
SỰ TRUYỀN SÓNG QUA HÀNG RÀO TRE TẠI BỜ BIỂN BẠC LIÊU
TRONG MÙA GIÓ TÂY NAM
Mai Cao Trí 1, Ngô Thị Thùy Anh2
Tóm tắt: Bờ biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang bị xói lở nghiêm trọng do biến
đổi khí hậu và nước biển dâng. Để chống lại sự xói lở này thì giải pháp xây dựng hàng rào tre để
phục vụ trồng cây ngập mặn là một trong những giải pháp đã và đang được sử dụng hiện nay cho
khu vực này. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu sự truyền sóng qua hàng rào tre đã được
xây dựng tại vùng bờ biển Bạc Liêu. Kết quả phân tích cho mùa gió Tây Nam cho thấy sự truyền
sóng qua hàng rào tre là tăng lên khi chiều cao sóng hoặc độ sâu nước tăng. Thêm vào nữa, hệ số
truyền sóng (Kt) qua hàng rào giảm đi khi tỷ số giữa độ lưu không đỉnh hàng rào và chiều cao sóng
(Rc/Hst) tăng và Kt = 0.75 khi Rc/Hst = 0 (khi đó đỉnh hàng rào bằng với cao trình mực nước).
Nghiên cứu này đã sơ bộ đưa ra công thức kinh nghiệm tính hệ số truyền sóng Kt theo tỷ số Rc/Hst.
Từ khóa: Sự truyền sóng, hàng rào tre, bảo vệ bờ biển.
1. GIỚI THIỆU CHUNG 1
Vùng bờ biển ở nước ta hiện nay đã và
đang bị xói lở nghiêm trọng trong những năm
gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
và nước biển dâng. Đã có nhiều nghiên cứu
về các giải pháp chống lại sự xói lở bờ biển
như các giải pháp nhằm truyền sóng và dòng
chảy. Các giải pháp này có thể là các giải
pháp công trình cứng (US Army Corps of
Engineers, 1992; Van Rijn, 2013) và giải
pháp công trình mềm (MFF, 2010; Albers và
nnk, 2013; Schmitt và nnk, 2013; Wetland
International, 2014). Hiện nay các giải pháp
thân thiện với môi trường đã và đang được
quan tâm và ưu tiên hơn so với các giải pháp
khác, đặc biệt là đối với các vùng ven biển có
lượng phù sa lớn và đất lầy thụt, việc sử dụng
công trình cứng thường không phù hợp do
nền không ổn định. Một trong những giải
pháp mềm thân thiện với môi trường và có
1 Khoa Xây dựng Công trình Biển và Dầu khí, Đại học
Xây dựng,
Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình, Viện Khoa học Thủy
Lợi Việt Nam, Email: trimc@nuce.edu.vn
2 Khoa Công trình, Trường Đại hoc Thủy lợi
tính bền vững cao đã và đang được chú trọng
phát triển và nhân rộng hiện nay là giải pháp
trồng rừng ngập mặn. Tác dụng của hệ thống
đai rừng ngập mặn trong việc truyền sóng và
dòng chảy để bảo vệ bờ và đê biển đã được
nghiên cứu bởi Mazda và nnk (1997). Tại các
bãi thuộc vùng bờ biển bị xói lở mạnh và bị
sóng lớn tác động, cây ngập mặn chưa thể
phát triển được do thời gian ngập sâu trong
nước nhiều. Vì thế việc truyền sóng và gây
bồi tạo bãi để phục vụ trồng cây ngập mặn
trong thời gian cây mới trồng là rất cần thiết.
Hàng rào bằng tre hoặc cừ tràm đã và đang
được sử dụng để làm giảm năng lượng sóng
truyền vào bờ và gây bồi tạo bãi tại một số
bờ biển nước ta (Reeve và nnk, 2004; Cường
và Brown, 2012; Albers, 2011).
Sóng truyền qua hàng rào bằng tre sẽ được
phân tích và đánh giá trong bài báo này thông
qua mô hình thực tế đã được xây dựng tại bờ
biển thuộc phường Nhà Mát, thành phố Bạc
Liêu (Hình 1) nhằm đánh giá hiệu quả giảm
sóng của hàng rào tre phục vụ công tác trồng
cây ngập mặn. Sóng tại vị trí trước và sau
hàng rào đã được đo và số liệu này sẽ được
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 116
phân tích để đánh giá khả năng truyền sóng
qua hàng rào.
Hình 1. Địa điểm nghiên cứu.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình thực nghiệm với tỷ lệ 1:1 đã được xây
dựng tại bờ biển thuộc phường Nhà Mát, thành phố
Bạc Liêu (xem Hình 1). Chiều rộng hàng rào đã
được xây dựng là B = 0.8 m. Hàng rào tre có kết
cấu bao gồm 4 hàng cọc tre đường kính trung bình
thân cọc khoảng 0.06 m. Hàng cọc phụ có chiều
cao 0.9 m và ba hàng cọc chính có chiều cao là 1.6
m (tính đến đỉnh cọc). Khoảng cách giữa các hàng
cọc tre là 0.4 m và ở giữa các hàng cọc tre được lấp
nhét bằng các bó cành cây tre. Tổng chiều rộng làm
việc của hàng rào tre là 1.2 m. Kết cấu chi tiết hàng
rào tre này được trình bày trong Hình 2 cùng với
hình ảnh được chụp ngoài mô hình thực nghiệm.
(a)
(b)
Hình 2. Mặt cắt ngang hàng rào tre.
Máy đo sóng TGR-1050-P và TWR-2050
theo phương pháp áp lực cột nước được sử dụng
để đo sóng tại vị trí trước và sau hàng rào tre
trong nghiên cứu. Máy đo sóng này đã được
kiểm định trong phòng thí nghiệm trước khi
triển khai đo đạc ngoài thực địa với điều kiện
nước ngọt. Chi tiết về kết quả kiểm định thiết bị
đo sóng này được trình bày trong nghiên cứu
của Mai Cao Trí và nnk (2018).
Sự ảnh hưởng của tần số đo đến các đặc
trưng của sóng đã được phân tích và đánh giá
chi tiết trong nghiên cứu của Ellis and Sherman
(2005) và kết quả cho thấy rằng với tần số đo là
1 Hz cho kết quả chiều cao sóng có nghĩa Hs và
chu kỳ sóng Tp là giống với kết quả đo với tần
số 50 Hz đối với số liệu đo sóng tại Galveston,
dựa vào việc phân tích phổ sóng. Tuy nhiên, với
kết quả phân tích số liệu sóng đo tại Huntington
Beach cho thấy đo với tần số 1 Hz cho kết quả
chiều cao và chu kỳ sóng chênh lệch khoảng từ
0.3 % - 2.5 % so với việc dùng tần số đo là 50
Hz. Ellis and Sherman (2005) đề nghị rằng tần
số đo lớn hơn hoặc bằng 0.5 Hz có thể dùng để
đo đạc sóng ngoài hiện trường. Như vậy, tần số
ghi số liệu tại hai đầu đo sóng trong nghiên cứu
này ban đầu được lựa chọn là 1 Hz.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 117
Hình 3. Vị trí các trạm đo sóng
Kết quả đo sóng trong điều kiện gió mùa Tây
Nam năm 2016 tại vị trí trạm STA-1&2 (Hình
3) sẽ được trình bày và phân tích trong nghiên
cứu này. Để đo sóng trước và sau khi truyền qua
hàng rào tre, thiết bị đo sóng được bố trí tại các
vị trí đặt đối xứng vuông góc qua hàng rào.
Khoảng cách giữa hai thiết bị đo sóng là 25 m,
tương đương với chiều dài một bước sóng.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả đo sóng tại vị trí trước và sau hàng
rào tre và độ sâu nước được trình bày trong
Hình 4 và Hình 5 lần lượt tại trạm STA-1 và
STA-2. Trong đó, Hst là chiều cao sóng có nghĩa
đo tại vị trí trước khi đi qua hàng rào tre (ký
hiệu hình kim cương màu đỏ), Hss là chiều cao
sóng có nghĩa đo tại vị trí sau khi sóng truyền
qua hàng rào (ký hiệu hình tròn màu xanh) và d
là chiều sâu nước tại vị trí trạm đo (hình tam
giác màu đen). Số liệu đo đã được lọc ra với
điều kiện sóng được đo trong độ sâu nước d
0.2 m để loại bỏ đi những số liệu sóng bị ảnh
hưởng nhiễu động do độ sâu nước quá nhỏ. Sơ
bộ đánh giá ban đầu cho thấy chiều cao sóng
sau khi truyền qua hàng rào đã bị giảm đi đáng
kể (Hình 4 và Hình 5).
Hình 4. Sóng và độ sâu nước đo tại trạm STA-1
Hình 5. Sóng và độ sâu nước đo tại trạm STA-2
Hệ số truyền sóng qua hàng rào được xác
định theo công thức sau đây:
Kt = Hss/Hst (1)
Trong đó: Hst là chiều cao sóng trước hàng
rào và Hss là chiều cao sóng sau hàng rào.
Kết quả phân tích đánh giá hiệu quả truyền
sóng của hàng rào trong mùa gió Tây Nam tại
khu vực bờ biển Nhà Mát được biểu diễn
trong Hình 6 đến Hình 8 dưới đây. Mối quan
hệ giữa hệ số truyền sóng với các tỷ số
không thứ nguyên như chỉ số sóng vỡ Hst/d,
độ dốc sóng (Hst/Lst) và tỷ số Rc/Hst. Trong
đó, Rc là độ lưu không của hàng rào. Độ lưu
không đỉnh tường (Rc) bằng cao trình đỉnh
làm việc của hàng rào (ZTM) trừ đi cao trình
mực nước (Zmn): Rc = ZTM - Zmn. Như vậy
giá trị Rc là dương khi cao trình đỉnh hàng
rào lớn hơn cao trình mực nước và ngược lại
Rc là âm khi cao trình đỉnh hàng rào nhỏ hơn
cao trình mực nước (có nghĩa là hàng rào bị
ngập trong nước).
Hình 6: Sự thay đổi hệ số truyền sóng Kt
theo tỷ số Hst/d.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 118
Hình 7: Sự thay đổi hệ số truyền sóng Kt
theo độ dốc sóng Hst/Lst.
Hình 6 biểu diễn sự thay đổi của hệ số
truyền sóng theo tỷ số chiều cao sóng chia
cho độ sâu nước (Hst/d) đo trong mùa gió Tây
Nam tại các trạm đo STA-1 đến STA-2 (xem
Hình 3). Như kết quả biểu diễn trong Hình 6
thì hệ số truyền sóng Kt giảm đi khi tỷ số
Hst/d tăng lên. Như vậy, khi chiều cao sóng
hoặc độ sâu nước tăng lên thì hệ số truyền
sóng qua hàng rào sẽ bị giảm đi. Điều này là
hợp lý vì đối với các con sóng có năng lượng
lớn, khả năng truyền sóng của nó qua hàng
rào sẽ tăng lên.
Mối quan hệ giữa hệ số truyền sóng và độ
dốc sóng Hst/Lst được biểu diễn trong Hình 7.
Qua Hình 7 cho ta thấy sự thay đổi hệ số
truyền sóng khi độ dốc sóng tăng lên hoặc
giảm đi là không rõ ràng đối với kết quả đo
đạc này. Cần có thêm nghiên cứu tiếp theo để
đánh giá về sự thay đổi của hệ số truyền sóng
theo độ dốc sóng.
Một cách biểu diễn khác để thể hiện sự thay
đổi của hệ số truyền sóng tại các trạm đo, đó là
sự thay đổi của hệ số truyền sóng qua hàng rào
theo tỷ số không thứ nguyên Rc/Hst được thể
hiện Hình 8. Trong Hình 8 cho thấy mối quan
hệ này thể hiện sự phụ thuộc của hệ số truyền
sóng vào độ lưu không đỉnh hàng rào và chiều
cao sóng trước hàng rào. Theo kết quả đo đạc
trong mùa gió Tây Nam thì tỷ số Rc/Hst dao
động từ -6.0 đến khoảng +9.0 cho các trạm đo.
Kết quả cho thấy hệ số truyền sóng của hàng rào
giảm đi khi tỷ số Rc/Hst tăng tại các trạm đo. Kết
quả này cũng giống với kết quả nghiên cứu
trước đây của Albers et al. (2013) và Schmitt et
al. (2013) cho hệ thống hàng rào được xây dựng
tại Sóc Trăng. Thêm vào nữa, từ Hình 8 cho
thấy khi độ lưu không đỉnh hàng rào bằng
không (Rc/Hst = 0) thì khả năng truyền sóng qua
hàng rào khi đó là Kt = 0.75.
Mối quan hệ giữa hệ số truyền sóng (Kt) và
tỷ số không thứ nguyên Rc/Hst được xác định
theo đường kinh nghiệm trong Hình 8 được biểu
diễn bằng công thức (2) sau đây.
b
H
RaK
st
c
t (2)
Trong đó a và b là các hệ số kinh nghiệm thu
được từ phân tích số liệu thực đo trong mùa gió
Tây Nam đối với hàng rào tre trong nghiên cứu
này và giá trị của chúng như sau:
a = 0; b = 0.85 khi Rc/Hst ≤ -2
a = -0.054; b = 0.744 khi -2 Rc/Hst 2
a = 0; b = 0.64 khi Rc/Hst 2
Hình 8. Sự thay đổi hệ số truyền sóng
theo Rc/Hst.
4. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đã tiến hành phân tích số
liệu sóng đo đạc qua hàng rào truyền sóng đã
được xây dựng tại khu vực bờ biển Nhà Mát,
Bạc Liêu trong mùa gió Tây Nam năm 2016.
Cụ thể là số liệu đo sóng đã được lọc ra với
điều kiện đo đạc trong độ sâu cột nước d 0.2
m. Nghiên cứu này cũng trình bày kết quả phân
tích chi tiết về mối liện hệ giữa các hệ số như
hệ số truyền sóng Kt với các thông số sóng
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 119
(chiều cao sóng Hst và chiều dài sóng Lst),
thông số độ sâu nước d và tỷ số không thứ
nguyên Rc/Hst.
Từ kết quả thu thập, xử lý, tổng hợp và phân
tích số liệu, một số kết luận được đưa ra sau
đây: (i) Mối quan hệ giữa hệ số truyền sóng Kt
với thông số sóng (Hst, Lst) được thể hiện rõ
ràng và cho thấy hệ số truyền sóng Kt giảm đi
khi chiều cao sóng (Hst), chiều dài sóng (Lst)
hoặc độ sâu nước d tăng lên; (ii) Hệ số truyền
sóng giảm đi khi tỷ số Rc/Hst tăng và Kt = 0.75
khi Rc/Hst = 0 (khi đó đỉnh hàng rào bằng với
cao trình mực nước); (iii) Sơ bộ đưa ra công
thức kinh nghiệm tính hệ số truyền sóng Kt
theo tỷ số Rc/Hst.
Kiến nghị cần có các nghiên cứu tiếp theo
trong tương lai để: (i) Đánh giá mức độ ảnh
hưởng của gió đến chiều cao sóng đo tại vị
trí trước và sau hàng rào; (ii) Đánh giá sự
truyền sóng qua hàng rào của những con
sóng có chiều cao lớn hơn 0.25 m; (iii) Đánh
giá mức độ ảnh hưởng của chiều rộng và độ
rỗng của hàng rào đến sự truyền sóng của
hàng rào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chu Văn Cường và Sharon Brown (2012). “Phục hồi vùng ven biển và rừng ngập mặn bằng hàng
rào cừ tram.” Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH, 26tr.
Mai Cao Trí, Hoàng Thị Linh Giang, Mai Trọng Luân, Lê Thanh Tùng (2018). “Hiệu quả giảm
sóng của các loại tường mềm xây dựng tại bờ biển Nhà Mát, tỉnh Bạc Liêu.” Tạp chí Tài nguyên
nước (Đang chờ xuất bản)
Albers, T. (2011). “Design of Breakwaters.” CZM Soc Trang, Vietnam, 61 pages.
Albers, T., San, D. C. & Schmitt, K. (2013). “Shoreline Management Guidelines: Coastal
Protection in the Lower Mekong Delta”, Deutsche Gesellschaft für Internationale
Zusammenarbeit (GIZ) GmbH, pp1-124. ISBN: 978-604-59-0630-9.
Ellis, J.T., Sherman, D.J., 2005. “Effects of sampling frequency on wave characterization.”
Zeitschrift fur Geomorphologie, Supplementband, Coasts Under Stress II SV141, 183–195.
Hegde A. V. (2010). “Coastal erosion and mitigation methods - global state of art.” Indian J Mar
Sci 39(4):521–530
Mazda, Y., Magi, M., Kogo, M. et al. (1997). “Mangroves as a coastal protection from waves in the
Tong King delta, Vietnam.” Mangroves and Salt Marshes 1: 127.
https://doi.org/10.1023/A:1009928003700
MFF (2010). Newsletter on https://www.mangrovesforthefuture.org/assets/Repository/Documents/MFF-
newsletter-number-18-Nov-Dec-2010.pdf
Reeve, A.C., C. Fleminget (2004). Coastal Engineering: Processes, Theory and Design Practice.
Schmitt, K., T. Albers, T. T. Pham & S. C. Dinh (2013). Site-specific and integrated adaptation to
climate change in the coastal mangrove zone of Soc Trang Province, Viet Nam. J Coast Conserv
17: 545-558. https://doi.org/10.1007/s11852-013-0253-4
US Army Corps of Engineers (1992). Coastal groins and nearshore breakwaters, Engineering
Manual. Report EM 1110-2-1617.
Van Rijn, L.C. (2013). “Design of hard coastal structures against erosion.”
sediment.com
Wetland International (2014). Building with Nature Indonesia - reaching scale for coastal
resilience. www.wetlands.org/
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 120
Abstract:
WAVE TRANSMISSION THROUGH BAMBOO FENCES IN BAC LIEU
COASTAL AREA IN THE SOUTH-WEST SEASON
Coastal areas in the Mekong Delta have been seriously eroded due to climate change and sea level
rise. Bamboo fences have been used to support the process of mangrove restoration to protect the
coast from erosion in this area. This paper presents the analysis results of wave transmiting
through bamboo fence constructed in the coastal area in Bac Lieu. The results of the South-West
season show that the wave transmission increases as the wave height or water depth increases. In
addition, the transmission coefficient (Kt) is decreased as increasing the ratio of the fence free
board and wave height (Rc/Hst) and Kt = 0.75 if Rc/Hst = 0, i.e. the water level at the fence crest.
This study proposes the empirical formula for the transmission coefficient (Kt) and Rc/Hst.
Keywords: Wave transmission, bamboo fence, coastal protection.
Ngày nhận bài: 12/4/2018
Ngày chấp nhận đăng: 16/6/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36479_117949_1_pb_1873_2070351.pdf