Sự vận động của Việt nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO

Có thể thấy rõ nhất mục tiêu này là ở chỗ WTO đã cấm phân biệt đối xử giữa các thành viên, giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Chẳng hạn, theo Điều I về đãi ngộ tối huệ quốc - MFN, các thành viên phải đối xử với sản phẩm của các thành viên khác không kém hơn sự đối xử bất cứ quốc gia nào khác. Một hình thức thứ hai về không phân biệt đối xử gọi là "đối xử quốc gia", yêu cầu một khi hàng ngoại đã vào một thị trường phải được đối xử không kém thuận lợi so với hàng nội. Biểu hiện rõ ràng hơn cả trong mục tiêu này chính là vấn đề cắt giảm thuế quan. Từ năm 1948, sau khi GATT thành lập, trải qua các vòng thương lượng đã tiến hành giảm thuế từng bước, đến vòng cuối cùng, vòng Uruguay thuế đã được giảm mạnh hơn, đồng thời tăng đáng kể số lượng các mặt hàng cần được giảm thuế. Tính ra, theo WTO, trong vòng 5 năm đã cắt giảm được 40% thuế quan đánh vào các mặt hàng công nghiệp nhập vào các nước phát triển, từ mức thuế bình quân 6,3% giảm xuống còn 3,8%, đưa giá trị hàng công nghiệp nhập khẩu được miễn thuế ở các nước phát triển từ 20% lên 44%. Ngoài ra, trong lời mở đầu văn bản khai sinh WTO còn bao gồm một số mục tiêu phi thương mại như: mức sống cao hơn và toàn dụng lao động, còn các thoả thuận của nó ảnh hưởng tới nhiều chính sách quốc gia về kinh tế và xã hội, chẳng hạn như đầu tư, an ninh lương thực và cả y tế. Trong thực tế các cuộc thương thuyết này đều bị chi phối bởi các lợi ích thương mại của các nước thành viên nên quá trình đàm phán th

doc17 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự vận động của Việt nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận: “Sự vận động của Việt nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO” Nội dung gồm 3 chưong: -Chương 1:Lý luận chung về WTO -Chương 2:Sự vận động của Việt Nam gia nhập thương mại quốc tê(WTO) -Chương 3:Tiến trình gia nhập thưong mại quốc tế (WTO) CHƯƠNG I Lý luận chung về tổ chức thương mại thế giới WTO I.Một số vấn đề cơ bản về WTO. 1.WTO-Lịch sử hình thành và phát triển. WTO là chữ viết tắt của tổ chức thương mại thế giới ( World Trade Organization )-tổ chức quốc tế duy nhhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Tháng 2 năm 1946, Hội đồng kinh tế và xã hội Liên Hiệp triệu tập một hội nghị bàn về thương mại và việc Quốc đã làm. Văn kiện cuối cùng của hội nghị này là Hiến chương Lahabana. Đây là cơ sở để 23 nước thương lượng ký Nghị định thư tạm thời về việc thi hành "Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) vào ngày 23 tháng 10 năm 1947, chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948. Và thế là GATT, công ước mang tính chất lâm thời, trở thành thoả thuận đa phương then chốt về mậu dịch toàn cầu. Hiệp định GATT trở thành văn kiện công pháp quốc tế đầu tiên điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các quốc gia mang tính chất đa phương. Nhiệm vụ chính của GATT là tự do hoá thương mại, cắt giảm thuế quan, bãi bỏ các hạn chế về nhập khẩu và chấm dứt mọi phân biệt đối xử về kinh tế và buôn bán giữa các nước. Bất cứ sự thay đổi nào trong hiệp định cũng đòi hỏi phải được tất cả các thành viên đồng ý. Nếu có sự tranh chấp, mọi thành viên phải đồng thuận về giải pháp. Khi GATT ra đời, các quốc gia chỉ xem đây là một giải pháp dung hoà tạm thời nhưng trên thực tế nó tồn tại trong một thời gian dài. GATT đã trải qua bảy vòng đàm phán, không kể vòng khai sinh ra nó gồm: 1949 (vòng Annecy), 1951 (vòng Torquay), 1956 (vòng Geneva), 1960 - 1961 (vòng Dillon), 1964 - 1967 (vòng Kennedy), 1973 - 1979 (vòng Tokyo) và 1986 - 1994 (vòng Uruguay). Sau hơn 40 năm tồn tại của mình, GATT đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế thế giới. Nhưng do cơ chế giải quyết tranh chấp không hiệu quả và người được lợi chủ yếu là Mỹ nên các quốc gia khác đòi phải có một tổ chức thay thế GATT có hiệu quả hơn. Trong vòng Uruguay (vòng đàm phán cuối cùng của GATT) các quốc gia thành viên đã đồng thuận thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) để kế vị GATT từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế, là thiết chế pháp lý của hệ thống thương mại thế giới quy định các nghĩa vụ chủ yếu mang tính cam kết để xác định các chính phủ xây dựng và thực thi luật pháp và các quy chế thương mại trong nước như thế nào. Hiện nay WTO là một tổ chức quốc tế có quy mô lớn nhất thế giới (trừ Liên Hiệp Quốc) với 135 thành viên chính thức, 33 nước là quan sát viên. Thêm vào đó, thoả thuận WTO cũng có quy mô khá đồ sộ với 29 văn bản pháp quy riêng rẽ, bao quát mọi thứ từ nông nghiệp đến vải vóc và may mặc, từ dịch vụ đến mua sắm của chính phủ, từ nguồn gốc hàng hoá đến sở hữu trí tuệ. Ngoài ra còn có 25 văn bản bổ sung là tuyên bố, quyết định và ghi nhớ cấp bộ trưởng giải thích rõ các nghĩa vụ và cam kết của các thành viên WTO. Như vậy rõ ràng WTO có nhiều khác biệt so với GATT và chủ yếu ở năm điểm cơ bản sau: - GATT chỉ là một loạt quy định, một thoả thuận đa phương không mang tính chất thiết chế và chỉ có một ban thư ký điều phối nhỏ. WTO là một thiết chế thường trực, có cả một bộ phận văn phòng điều hành lớn. - Các quy định của GATT được áp dụng trên cơ sở "lâm thời". Các cam kết của WTO là toàn bộ và thường trực. - Các quy định của GATT chỉ áp dụng đối với buôn bán hàng hoá. WTO thì ngoài hàng hoá còn bao quát cả thương mại trong dịch vụ và thương mại về phương diện liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. - GATT là công cụ đa phương, và từ những năm 1980, có thêm nhiều hiệp định của một số bên nên mang tính chất chọn lựa. Hầu hết các hiệp định của WTO là đa phương và như vậy đòi hỏi sự cảm kết bắt buộc của tất cả các thành viên. - Hệ thống xử lý tranh chấp của WTO nhanh hơn, linh động hơn, và như vậy giảm nguy cơ bế tắc so với hệ thống của GATT. Việc thực thi cũng được bảo đảm hơn. "GATT 1947" tồn tại cho đến cuối năm 1995. Nhưng "GATT 1994", bổ sung và cập nhật nó, là bộ phận tổng thành của WTO và vẫn tiếp tục phát huy chức năng tác dụng về thương mại hàng hoá quốc tế trong tổ chức mới này. Trụ sở chính cua WTO ở Gênva,Thuỵ sỹ. Gồm 148 nước,ngan sách 162 triệu fránc thuỹ sy(số liệu nam 2004).Tổng giám đốc:Supâchai Panitchpakdi(Thái Lan). 2-Mục tiêu và chức năng chủ yếu của WTO. 2.1 Mục tiêu của WTO. Mục tiêu của WTO là khuyến khích tăng dần tự do hoá thương mại thông qua hoạt động đàm phán và thực thi hàng loạt các thoả thuận thương mại đa phương. Đây là mục tiêu to lớn của WTO và nó được thể hiện xuyên suốt, thống nhất trong tất cả các Hiệp định của WTO. Chẳng hạn, Hiệp định đa phương đầu tiên về thương mại trong dịch vụ đã giải thích rõ nghĩa vụ của các thành viên như phạm vi thi hành, đối xử quốc gia, tiếp cận thị trường và đưa ra một khuôn khổ cho tiến trình tự do hoá trong thương mại dịch vụ. Rõ ràng tất cả các điều trên đều nhằm phục vụ cho mục tiêu tự do hoá thương mại. Có thể thấy rõ nhất mục tiêu này là ở chỗ WTO đã cấm phân biệt đối xử giữa các thành viên, giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Chẳng hạn, theo Điều I về đãi ngộ tối huệ quốc - MFN, các thành viên phải đối xử với sản phẩm của các thành viên khác không kém hơn sự đối xử bất cứ quốc gia nào khác. Một hình thức thứ hai về không phân biệt đối xử gọi là "đối xử quốc gia", yêu cầu một khi hàng ngoại đã vào một thị trường phải được đối xử không kém thuận lợi so với hàng nội. Biểu hiện rõ ràng hơn cả trong mục tiêu này chính là vấn đề cắt giảm thuế quan. Từ năm 1948, sau khi GATT thành lập, trải qua các vòng thương lượng đã tiến hành giảm thuế từng bước, đến vòng cuối cùng, vòng Uruguay thuế đã được giảm mạnh hơn, đồng thời tăng đáng kể số lượng các mặt hàng cần được giảm thuế. Tính ra, theo WTO, trong vòng 5 năm đã cắt giảm được 40% thuế quan đánh vào các mặt hàng công nghiệp nhập vào các nước phát triển, từ mức thuế bình quân 6,3% giảm xuống còn 3,8%, đưa giá trị hàng công nghiệp nhập khẩu được miễn thuế ở các nước phát triển từ 20% lên 44%. Ngoài ra, trong lời mở đầu văn bản khai sinh WTO còn bao gồm một số mục tiêu phi thương mại như: mức sống cao hơn và toàn dụng lao động, còn các thoả thuận của nó ảnh hưởng tới nhiều chính sách quốc gia về kinh tế và xã hội, chẳng hạn như đầu tư, an ninh lương thực và cả y tế. Trong thực tế các cuộc thương thuyết này đều bị chi phối bởi các lợi ích thương mại của các nước thành viên nên quá trình đàm phán thường rất khó khăn và quyết liệt. 2.2. Chức năng chủ yếu của WTO. Trước hết , với bản chất pháp lý của mình,WTO co nhiệm vụ điều hành và quản lý các hiệp định thương mại quốc tế Đây la một trong nhưng chức năng quan trọng nhất của WTO vì no thể hiện dược quyền hạn và sức mạnh của WTO Thú hai đối với các cuộc thương lượng,đàm phán mậu dịch,ƯTO chính là diễn đàn cho các vòng đàm phán thương mại Thứ ba là với tư cách như một trọng tài,WTO luôn tìm kiếm các giải pháp xử lý tranh chấp thương mại có hiệu quả. Thư tư la chức năng giám sát các chính sách thương mại quốc gia.đây là chức năng khá quan trọng của WTO vì nó vừa giám sát các quốc gia thành viên xem có thực hiện đúng các hiệp định đã ký kết không,vừa giam sát các quốc gia chưa phải thành viên nhưng đang trong tiến trình đàm phán gia nhập. Cuối cùng la sự hợp tác với các tổ chức quốc tế khác liên quan tới hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu. 3.Cac nguyên tăc cơ bản của WTO. Các hiệp định của tổ chức Thương mai Thế giới(WTO)rất nhiều và phức tạp bao gồm cả nông nghiệp,dệt may,ngân hàng,viễn thông,nông nghiệp và thực phẩm…Tuy nhiên xuyên suốt các hiệp định này là những nguyên tắc,và chung đươc coi là nền tảng của hệ thống thưong mại đa phương . 3.1.Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế. Mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của 1 nước thứ 3(Đãi ngộ Tối huệ quốc-MFN)Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ trong nguyên tác này.Chẳng hạn các nước có thể thiết lập một hiệp định tự do áp dụng đối với những hàng hoá giao dịch trong một nhóm quốc gia,phân biệt với hàng từ bên ngoài nhóm. 3.2 Thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán. Các hàng rào thương mại dần được loại bỏ,cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn có thời gian điều chỉnh,nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuển đổi cơ cấu.Mức độ cắt giảm các hàng rào bảo hộ được thoả thuận thông qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương.Đến nay đã có 8 vòng đàm phán kể từ khi GATT được hình thành vào năm 1947. 3.3 Sự thâm nhập thị trường ngày càng tăng và co thể dụ đoán trước. Đôi khi cam kết không tăng một cách tuỳ tiện các hàng rào thương mại (thuế quan và phi thuế quan khác)đem lại sự an tâm rất lớn cho các nhà đầu tư.Với sự ổn định,dễ dự đoán ,thì việc đầu tư sẽ được khuyến khích,việc làm sẽ được tạo ra nhiều hơn và khách hàng sẽ được hưởng lợi từ sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường .Hệ thống thương mại đa phương là 1 nỗ lực lớn của chính phủ tạo ra môi trường thương mại ổn định và có thể dự đoán. Hệ thống thương mai này cũng cố gắng cải thiện khả năng dẽ dự đoán và sự ổn định theo những cách khác .Một trong những cách làm phổ biến là ngăn chặn sử dụng han nghạch và các biện pháp khác của các nước hạn chế hàng nhập khẩu..Bên cạnh đó,WTO cũng giúp các nguyên tắc thương mại của các nươc trở nên rõ ràng và minh bạch hơn 3.4 Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày cang bình đẳng. WTO đôi khi được miêu tả như là một hệ thống “thương mại tự do”,tuy nhiên điều đó không hoàn toàn chính xác .Hệ thống này vẫn cho phép sự tồn tại của thuế quan và trong một số trường hợp nhất định, vẫn cho phép có các biện pháp bảo hộ.Như vậy nói một cách chính xác hơn thì WTO đem lai một sự cạnh tranh lành mạnh và công bàng hơn. WTO cũng có thể han chế tác động tiêu cực của các bien pháp cạnh tranh không bình đảng như bán phá giá , trợ cấp hay dành các đặc quyêbf cho một số doanh nghiệp nhât định. 3.5.Dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi. Các ưu đãi này được thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển một số quỳen và không phải thực hiện một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ hay thời gian quá độ dài hơn dể điều chỉnh chính sách. Qua các vòng đàm phán ,lợi ích của các quốc gia,đặc biệt là các nước phát triển đã tăng lên khá nhiều.Sau vòng đàm phán uruguay,các nươc giàu trong WTO đã cam kết sẽ rỗng mở hơn nữa đối với hàng hoá xuất khẩu từ các nước kém phát triển và trợ giup kỹ thuật cho các nước này.Gần đây những nứoc phát triển đã bắt đầu cho phép nhập khẩu tự do,không thuế không hạn nghach đối với tất cả những sản phẩm từ hầu hết các quốc gia kém phát triển trong WTO. 4Tổ chức và hoạt động của WTO 4.1. Cơ cấu tổ chức của WTO. Hội nghị cấp bộ trưởng là cơ quan quyền lực tối cao của WTO, gồm đại diện của tất cả các thành viên, ít nhất hai năm họp một lần và có thể ra quyết định về mọi vấn đề thuộc bất kỳ hiệp định thương mại đa phương nào. Công việc thường ngày do một số cơ quan sau đây chịu trách nhiệm: Đại hội đồng, cũng bao gồm các thành viên, có trách nhiệm báo cáo cho Hội nghị cấp Bộ trưởng. Đại hội đồng điều hành công việc thường xuyên nhân danh Hội nghị cấp bộ trưởng, thành lập hai bộ phận chuyên trách là Cơ quan xử lý tranh chấp (DSB) và Ban kiểm điểm chính sách thương mại (TPRB). Đại hội đồng giao trách nhiệm cho 3 cơ quan chức năng sau: - Hội đồng mậu dịch về hàng hoá. - Hội đồng mậu dịch về dịch vụ. - Hội đồng mậu dịch về các phương diện liên quan đến sở hữu trí tuệ. Các hội đồng này hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được giao, có các tiểu ban giúp việc. Biên chế của Ban thư ký có 500 người, đứng đầu là Tổng giám đốc và bốn Phó tổng giám đốc. Ngân sách của WTO do đóng góp của các thành viên tính theo tỷ phần của mỗi nước trong tổng kim ngạch thương mại thế giới. 4.2. Hoạt động của WTO. Quy trình ra quyết định của WTO tiếp tục truyền thống của GATT là đồng thuận chứ không phải bằng bỏ phiếu. Phương pháp này theo WTO, là nhằm đảm bảo cho quyền lợi của các thành viên được coi trọng, "mặc dù có khi họ có thể đồng thuận vì lợi ích chung của hệ thống thương mại đa phương". Nhưng nếu không đạt được đồng thuận thì thoả thuận WTO cho phép đầu phiếu theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số và mỗi nước một phiếu. Như vậy, có thể coi, ít ra về hình thức, WTO hình như rất dân chủ. Thoả thuận WTO quy định bốn trường hợp bỏ phiếu: - Một đa số phiếu ba phần tư có thể thông qua một diễn dịch của bất kỳ hiệp định thương mại đa phương nào. - Cũng bằng đa số đó, Hội nghị bộ trưởng có thể quyết định cho một thành viên nào đó lùi thời gian thi hành một hiệp định đa phương nào đó. - Những quyết định bổ sung một số điều khoản của các hiệp định thương mại có thể được thông qua nếu được tất cả các thành viên hoặc được một số hai phần ba chấp thuận, tuỳ theo tính chất của vấn đề. Tuy nhiên, các điều khoản bổ sung đó chỉ có hiệu lực đối với các thành viên đã chấp nhận chúng. - Việc kết nạp thành viên mới phải được đa số hai phần ba của Hội nghị cấp bộ trưởng tán thành. 5.Thủ tục gia nhập WTO. Bất kỳ một quốc gia hay lãnh thổ nào có đủ quyền tự quản trong các chính sách thương mại đều có thể gia nhập Tổ chức thưong mại Thế giới (WTO) ,nhưng phải được sự chấp thuận của đại đa số các nước thành viên tổ chức này. Quá trình gia nhập WTO thường bao gồm 4 bước cơ bản: Giới thiệu về mình.Cính phủ của quốc gia hay lãnh thổ nào muốn nộp đơn gia nhập WTO phải miêu tả tất cả các khía cạnh cụ thể của những chính sách kinh tế, thương mại của mình(thường được gọi là minh bạch hoá chính sách).Sau đó đệ trình lên WTO dưới dang một bản chào và sẽ được ban công tác của WTO kiểm tra lại. Chỉ ra những gì mình có.Sau khi đệ trình bản chào lên WTO,quốc gia hay lãnh thổ muốn gia nhập tổ chức này sẽ phải đàm phán song phương với từng quốc gia thành viên.Phải đàm phán song phương bởi các nước hay lãnh thổ khác nhau sẽ có nhưng lợi ích thương mại khác nhau . Những cuộc đàm phán này sẽ bao gồm rất nhiều lĩnh vực từ thuế quan ,thâm nhập thị trường đến các chính sách cụ thể về hàng hoá và dịch vụ.Dù là đàm phán song phương ,những cam kết của thành viên mới cũng phải phù hợp với tất cả các nước thành viên khác theo nguyên tắc không phân biệt đối xử.Mặt khác,những cuộc đàm phán cũng quyết định các lợi ích(chẳng hạn như những cơ hội về xuất ,nhập khẩu)mà các nước thành viên cũ mong đợi thành viên trong tương lai mang lại.Vì thế các cuộc đàm phán sẽ rất căng thẳng và phức tạp. Định ra mọt thời điểm thực hiện các cam kết gia nhập. Sau khi quốc gia hay lãnh thổ hoàn thành hai bước trên thành hai bước tren,ban công tác WTO sẽ quyết định thời hạn gia nhập của họ và cho ghi trên một văn bản có tên là “Hiệp ước thành viên sơ bộ”(Còn gọi là “Nghị định thư về quá trình gia nhập”)Đồng thời đưa ra danh sách (và cả thời hạn thực hiện ) những cam kết khi trở thành viên WTO của quốc gia,lãnh thổ này. Quyết định.Trong bước cuối cùng này ,quốc gia hay lãnh thổ muốn gia nhập WTO phải đệ trình Nghị định thư về quá trình gia nhập cũng như danh sách các cam kêt lên hội nghi Bộ trưởng hoặc đại hội đồng WTO.Nừu 2/3 thành viên của tổ chức này bỏ phiếu chấp thuận,quốc gia,lãnh thổ đó sẽ được phép ký vào bản Nghị định thư và trở thành thành viên của WTO.. CHƯƠNG II Sự vận động của viêt nam gia nhập thương mại quốc tế (WTO) Lộ trình chuẩn bị gia nhập WTO của Việt nam. Nộp đơn gia nhập từ 1/1995 đến nay ,Việt nam đã trải qua 9 vòng đàm phán với các phiên về minh bạch hoá chính sách và mở cửa thị trường .Theo dự tính của ban công tác WTO,để đi đén đích Việt Nam còn phải tiến hành 3-4 phiên nữa Tiến trình gia nhập của Việt nam co thể chia thành 6 giai đoạn .Cụ thể: I.Giai đoạn 1:Nộp đơn xin gia nhập Tháng 1/1995 ,Việt nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO. Đến 31/1 cùng năm đó,Ban công tác về việc gia nhập của Việt nam được thành lập .Trong số 38 quốc gia va lãnh thổ thanh viên ,nhiều nước có quan tâm đến thị truờng Việt nam. 2.Giai đoạn 2: Gửi “Bị Vọng lục về Chế độ ngoại thương Việt nam” tới ban công tác. Tháng 8/1996,Việt nam hoàn thành “Bị Vong lục về chế độ ngoại thương Việt nam”và gửi tới Ban thư ký WTO để luân chuyển tới cấc thành viên của ban công tác. Bị Vọng lục không chỉ giới thiệu tổng quan về nền khinh tế ,các chính sách khinh tế vĩ mô,cơ sở hoạch định và thực thi chính sách ,mà còn cung cấp thông tin chi tiết về chính sách liên quan tới thương mại hàng hoá,và dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ. 3.Giai đoạn 3:Minh bạch hoá chính sách thương mại Sau khi nghien cứu “Bị Vọng lục về chế độ ngoại thương Việt nam”nhiều thanh viên đặt ra cau hỏi yêu cầu trả lời để hiểu rõ chính sách ,bộ máy quản lý,thực thi chính sáchcủa Việt nam. Ngoài việc trả lời câu hỏi đặt ra,Viêt nam cũng phải cung cấp nhiều thông tin khác theo biểu mẫu do WTO quy định về hỗ trợ nông nghiệp,trợ cấp trong công nghiệp,các doanh nghiệp có đặc quyền,các biện pháp đầu tư không phù hợp với quy định của WTO,thủ tục hải quan,hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật,vệ sinh dịch tễ… Ban công tác tổ chức các phiên họp tai trụ sở WTO(Geneve,Thuỹ sỹ)để đánh giá tình hình chuẩn bị của Việt nam và tạo điều kiện để Việt nam trực tiếp giải thích chính sách.Đến 5/2003,Việt nam đã tham gia 6 phiên họp của Ban công tác.Về cơ bản ,Việt nam đã hoàn thành giai đoạn làm rõ chính sách Mặc dù vậy ,trong WTO,viêc lamf rõ chính sách là quá trình liên tục.Không chỉ các nước đang xin gia nhập phải tiến hành công việc này mà ngay cả các thành viên chính thức cũng phải thường xuyên cung cấp thông tin giải thích chính sách của mình 4.Giai đoan4: Đưa ra các bản thảo ban đầu và tiến hành đàm phán song phương. Gia nhập WTO có nghĩa là Việt nam được quyền tiếp cạn tới thị trường của tất cả các thanh viên khác trên cơ sở đối xử tối huệ quốc(MFN).Trải qua nửa thế kỷ,các thành viên chỉ duy trì bảo hộ sản xuất trong nước chủ yếu bằng thuế quan với thuế suất nói chung khá thấp.Đẻ được hưởng thuận lợi này Việt nam cũng phải cam kết chấp nhận các nguyên tắc đa biên,đồng thời giảm mức bảo hộ của mình với cam kết chấp nhận các nguyên tắc đa biên,đồng thời giảm mức bảo hộ của mình với cam kết thuế suất thuế nhập khẩu tối đavà các lộ trình loại bỏ các hàng rào phi thuế,đặc biệt là các biện pháp han chế định lượng như cấm nhập khẩu,hạn nghạch nhập khẩu hay cấp phép hạn chế nhập khẩu một cách tuỳ tiện. Măt khác ,Việt nam cũng phải mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia kinh doanh trong nhiều kĩnh vực dịch vụ với những điều kiện thông thoáng hơn.Những lĩnh vực dịch vụ tài chính,dịch vụ ngân hàng,dịch vụ xây dựng,dịch vụ vận tải. Trước hết Việt nam đưa ra những bản chào ban đầu về mở vửa thị trường hàng hoá và dịch vụ để thăm dò phản ứng của các thành viên khác.Trên cơ sở đó,các thành viên yêu cầu Việt nam hải giảm bớt mức đọ bảo hộ ở một số lĩnh vực .Việt nam sẽ xem xét yêu cầu của họ nếu chấp nhạn được thì có thể đáp ứng hoặc đưa ra mức bảo hộ thấp hơn 1 chút.Quá trình đàm phánnhw vậy tiếp diễn cho tới khi mọi thành viên đều chấp nhận với mức đọ mở cửa của thị trường hàng hoá dịch vụ của ta. Để có thể đàm phán thành công , việc xây dựng chiến lược tổng thể phát triển kinh tế dài hanj giữ vai trò quyết định .Ta phải xác định được những thế mạnh,những lĩnh vực cần được bảo hộ để có thể vươn tới trong tương lai,những ngành nào không cần bảo hộ… Đầu năm 2002,Việt nam đã gửi bản chào ban đầu về thuế quan va Bản chào ban đầu về dịch vụ ới WTO.Bắt đầu từ phiên họp 5 của ban công tác (4/2002)Việt nam đã tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên của ban công tác. Việc đàm phán được tiến hành với từng nước thành viên yêu cầu đàm phán ,về toàn bộ và từng nội dung nói trên cho tới khi kết quả đàm phán thoả mãn mọi thành viên WTO. 5.Giai đoạn5:Hoàn thành Nghị định thư gia nhập(chưa tiến hành) Một nghị định thư nêu rõ các nghĩa vụ của Việt nam khi trở thành thành viên WTO sẽ được hoàn tất dựa trên các thoả thuận đã đạt được sau các cựôc đàm phán song phương,đàm phán đa phương và tổng hợp các cam kết song phương. 6.Giai đoan 6:Phê chuẩn nghị định thư. 30 ngày sau khi Chủ tịch nước hoặc Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư,Việt nam sẽ chính thức trở thành thành viên của WTO. CHƯƠNG III: TIếN TRìNH GIA NHậP Tổ CHƯC THƯƠNG MạI THế GiớI (WTO) I:Tình hình đàm phán gia nhập WTO. Sau một thời gian dài chuẩn bị ,thang 7-1998,Việt nam bắt đầu tiến hành phiên đàm phán gia nhập WTO đầu tiên. Lúc nay còn có 24 nước ,trong đó có 24 nước ,trong đó có Việt nam,đang trong quá trình đàm phán gia nhập.Trong tương lai gần ,tổ chức này sẽ có số thành viên bằng số thành viên của liên hợp quốc(191 nước) .WTO giữ vị trí quan trọng ,điều tiết hầu hết các chính sách thương mại toàn cầu.Hiện nay trong ASEAN chỉ còn Việt nam và Lào chưa phải là thành viên của WTO,trong số 21 nền kinh tế APEC chỉ co Nga và Việt nam và trong số 38 thành viên ASEM chỉ còn Việt nam và Lào chưa phải là thành viên của WTO. Đại hội VIII của Đảng đã đề ra đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại,chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực.Đường lối này tiếp tục được Đảng ta khẳng định tại Đại hội IX.Đó là phát huy cao độ nội lực ,đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh,hiệu quả và bền vững.Những đường lối này đã được cụ thể hoá trong nghị quyết số 07/NQ-TW,ngày 27-11-2001,của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế.Nghị quyết chỉ rõ rằng ,chúng ta cần tích cực tiến hành đàm phán để gia nhập WTO theo các phương án và lộ trình hợp lý…Gắn kết quá trình đàm phán với quá trình đổi mới mọi mặt ở trong nước. Việt nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO vào tháng 1-1995,đã được tiếp nhận và được công nhận là quan sát viên của tổ chức này.sau 10 năm trải qua 8 phiên đàm phán đa phương và gần 100 cuộc đàm phán song phương với sự tham gia của tát cả các bộ,ngành khinh tế,bộ ngành tổng hợp,Văn phòng quốc hội,Bộ công an và Bộ quốc phòng,Viêtj nam đã trả lời trên 2000 câu hỏi của các thành viên Ban công tác WTO về chính sách kinh tế thương mại của Việt nam.Chúng ta phải xây dựng các chương trình hành động để bảo đảmkhi gia nhập có thể thực hiện được cam kết như:Chương trình xây dựng pháp luật,Chương trình thực hiện Hiệp định trị giá hải quan(CVA),chương trình thực hiện Hiệp định về các rào cản kỹ thuật(TBT),Chương trình thực hiện Hiệp định về đầu tư(trím),Chương trình thực hiện hiệp định về sở hữu trí tuệ(Trips),Chương trình thực hiện Hiệp định về kiểm dịch động,thực vật (SPS),Chương trình thực hiện hiệp định kiểm tra trước khi xếp hàng(PSI),thủ tục cấp phép nhập khẩu(ILP)và quy tắc xuất xứ”ROO”v.v..Đây là cuộc đàm phán thương mịa dài nhất từ trước tới nay .Để gia nhập ASEAN,chúng ta chỉ mất khoảng 2 năm đàm phán,Hiệp định thương mại Việt nam-Hoa kỳ chỉ mất khoảng 4 năm đàm phán.Để gia nhập WTO,chúng ta vừa phải đàm phán với ban công tác của gần 40 nước thành viên về các cam kết đa phương liên quan đến 16 hiệp định chính cua WTO và các quy tắc chứa đựng trong 30 000 trang ,đồng thời vừa phải đàm phán mở cửa thị trường hàng hoá dịch vụ với trên 20 thành viên của WTO. Có thể nói rằng quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu tiên. Tuy đã gặp rất nhiều khó khăn trở ngại nhưng Việt Nam cũng đã thực hiện những công việc sau: - Tháng 6 - 1994 Việt Nam đã được công nhận là quan sát viên của GATT (nay là WTO). - Ngày 4 - 1 - 1995 Ban thư ký WTO đã nhận được đơn xin gia nhập WTO của Việt Nam. - Ngày 26 - 8 - 1996 bản bị vong lục về chế độ ngoại thương của Việt Nam được chính thức nộp cho Ban thư ký WTO và luân chuyển tới các thành viên. - Tháng 4 - 1997 Việt Nam thành lập tổ công tác liên bộ về WTO. Tổ công tác liên bộ bao gồm đại diện một số bộ, ngành kinh tế có liên quan nhiều nhất đến tiến trình đàm phán. - Tháng 5 - 1997 Việt Nam nhận được 655 câu hỏi từ các thành viên WTO. - Ngày 7 - 5 - 1997 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập đoàn đàm phán chính phủ về vấn đề gia nhập WTO. - Này 13 - 7 - 2000 Việt Nam đã ký Hiệp định quan hệ thương mại Việt - Mỹ. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là bản hiệp định thương mại song phương đầu tiên của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc, quy chế, ngôn ngữ của WTO. Đây là bước khởi đầu quan trọng cho quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam sau này. 2. Những kết quả đạt được. Tiến trình đàm phán gia nhập WTO đã tạo nên một sức ép và đem lại những yêu cầu buộc Việt Nam tự nhìn nhận phương thức hoạch định chính sách và điều chỉnh chính sách của mình. Trước hết, đối với vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong chính sách, chế độ đối với cán bộ đặc biệt là cán bộ trong lĩnh vực kinh tế quốc tế. Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ đàm phán quốc tế để đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đến, Việt Nam đã có nhiều có gắng trong việc điều chỉnh chính sách thương mại của mình. Tìm mọi cách để đa dạng hoá thị trường, tạo quan hệ bạn hàng với nhiều nước, điều chỉnh và cắt giảm thuế... đã tạo được những mối quan hệ tốt đẹp với nhiều quốc gia trên thế giới. Cuối cùng, trong quá trình điều chỉnh chính sách, Việt Nam đã cố gắng tạo môi trường thuận lợi cho các nhà kinh doanh thông qua hệ thống pháp luật đổi mới, cải cách thủ tục hành chính... II.Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO. +Về thuận lợi : Thứ nhất,chúng ta đã chủ trương thống nhất từ trung ương đến địa phương là,cần sớm gia nhập WTO để có thị trường toàn cầu cho hàng hoá và dịch vụ của ta,để hàng hoá và dịch vụ của ta,để hàng hoá và dịch vụ của ta được hưởng ưu đãi và đối xử công bằng hơn ,để ta được quyền tham gia vào các chính sách thương mại toàn cầu,chứ không phải chạy theo như lâu nay,để luật pháp của ta minh bạch ,ổn định,dễ dự đoán,tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài ,hạn chế tiêu cực trong xã hội .WTO sẽ bỏ hạn nghạch dệt may vào ngày 1-1-2005,do vậy nếu là thành viên,ta sẽ được hưởng quy chế này,và khi xảy ra tranh chấp,như các vụ chống bán phá giá,chống trợ cấp tôm,cá tra,cá ba sa,xe đạp,dày dép…chúng ta được quyền đưa ra WTO và sẽ giải quyết công bằng hơn . Thứ hai, cho đến nay,tất cả các nước và các tổ chức quốc tế đều ủng hộ Việt nam sớm gia nhập WTO.Chúng ta cũng cần phân biệt giữa ủng hộ về mặt ngoại giao với quyền lợi dân tộc.Không ít nước muốn thông qua cuộc đàm phán này để ép chúng ta mở thị trương tối đa cho họ. Thứ ba,qua tiến trình đàm phán,sự chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ sát sao hơn ,sự phối hợp giữa các bộ ngành chặt chẽ hơn.Các thành viên của đoàn đàm phán,qua đào tạo cọ xát cũng trưởng thành hơn. Về đàm phán đa phương,đến phiên thứ 8,ông chủ tịch Ban công tác của WTO đã kết luận,từ phiên thứ 9(tháng 12-2004),Việt nam sẽ chuyển sang thảo luận Báo cáo của Ban công tác.Đây là tài liệu quan trọng ,thể hiện sự cam kết đa phương của Việt nam để gia nhập WTO. Về đàm phán song phương,đến nay chúng ta đã đưa ra 4 bản chào hàng về hàng hoá và dịch vụ .Mức thuế chúng ta chào ,trung bình là 18% voi lộ trình 3-5 năm dịch vụ.Chúng ta đã chào 10 ngành ,gồm dịch vụ kinh doanh,dịch vụ thông tin,dịch vụ ngân hàng và tài chính,dịch vụ phân phối,dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật có liên quan,dịch vụ y tế và xã hội,dịch vụ du lịch,dịch vụ văn hoá và giải trí,dịch vụ vận tải,dịch vụ giáo dục va 92 phân ngành Mổc dù bị sức ép rất lớn của tất cả các nước ,chúng ta vẫn kiên trì nguyên tắc :Việt nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp,nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi ,nên mức độ mở cửa thị trường phải phù hợp và có thời kỳ quá độ.Cho đến nay,chúng ta đã kết thúc đàm phán song phương với mức thuế nhập khẩu hàg công nghiệp trung bình là 16%,thuỷ sản 22%,nông sản 24% và dịch vụ thời kỳ chuyển đổi cao nhất là 7 năm kể từ khi gia nhập. Gia nhập WTO là bước đi quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam.Nó có tác dụng thúc đẩy các ngành kinh tế của ta phát triển từng bước,theo kịp với sự phát triển của khu vực và thế giới .Song yếu tố quyết định thành công của tiến trình gia nhập này vẫn là nội lực , là chương trình cải cách kiinh tế và cải cách hành chính của chúng ta. +Về khó khăn : Việc gia nhập WTO tạo cho ta những thuận lợi,song cũng đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức,nhiều công việc phải làm khi gia nhập và sau khi đã trở thành thành viên của WTO. Thứ nhất, phải tăng cường công tác tuyên truyền để các cấp,các ngành ,đặc biệt là các doanh nghiệp,hiểu được các quy định của WTO và nhưng cam kết đa phương , song phương. Đồng thời phải sủa đổi và xây dựng mới trên 30 luật và pháp lệnh ,để cho pháp lệnh này phù hợp với các hiệp định về thuế quan,nông nghiệp ,công nghiệp,đầu tư,hiệp định về các rào cản thương mại,thủ tục cấp phép nhập khẩu,kiểm dịch động ,thực vật.v.v… Thứ hai, phải xây dựng một hệ thống chính sách minh bạch,ổn định dễ dự đoán,tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp để cơ chế ‘’xin-cho ‘’,chuyên cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của các bộ tổng hợp và các bộ chuyên ngành từ điều hành trực tiếp bằng cấp phép,định lượng sang điều hành gián tiếp bằng luật,tiêu chuẩn kỹ thuật và các công cụ khác,phù hợp với thông lệ thương mại thế giới.Chuyển nguồn thu từ thuế nhập khẩu,do chúng ta phải cam kết để hội nhập,sang nguồn thu từ trong nước và tăng kim ngạch xuất nhập khẩu để bù vào mức thuế giảm. Thứ ba,phải nhanh chóng đổi mới cơ cấu nền kinh tế,phát huy các ngành hàng có lợi thế trước mắt và lâu dài,tập trung đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu vưa có chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường,vừa có khả năng cạnh tranh để thâm nhập vào thị trường thế giới. Thứ tư,dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng.Các nước công nghiệp phát triển coi dịch vụ là thước đo phát triển kinh tế .Vì vậy cần nhanh chong phat triển nganh này.Nhưng lĩnh vực dịch vụ công nhà nước phải quản lý,còn những lĩnh vực khác,nên từng bước mở cửa cho các doanh nghiệp của các thành phần khác của Việt nam tham gia. Thứ năm,cần nhanh chngs đào tạo đội ngũ luật sư ,cán bộ làm công tác hội nhập và tham gia hoat động trong các tổ chức quốc tế,trong đó có WTO,để tham gia đàm phán trên tất cả cxác lĩnh vực,bảo vệ quyền lợi cho đất nước.Doanh nghiệp là trung tâm của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như gia nhập WTO,nên phải tăng cường đào tạ cán bộ quản lý cho doanh ngiệp ở tất cả các thành phần kinh tế , đồng thời tạo đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề về chuyên môn và có ngoại ngữ. Thứ sáu, muốn có thị trường toàn cầu chúng ta phải mở cửa thị trường trong nước.Công cuộc cạnh tranh sẽ khốc liệt,bởi vì đa số doanh nghiệp của ta thuộc loại vừa và nhỏ.Nhà nước cần có chính sách hỗ trỡ phù hợp với các quy định của WTO,như :hỗ trợ nâng cao chất lượng hàng hoá và bao bì,hỗ trợ nâng cao phát triển mặt hàng mới ,thị trường mới và giữ vững các thị trường cũ ,hỗ trợ cước vận tải hàng xuất khẩu.hỗ trợ đào tạo cán bộ.v.v… Kết luận Việc gia nhập WTO của Việt Nam tạo ra những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam và các thành viên WTO.Một trong những thách thức đó là Việt Nam hiện tại có một địa vị kinh tế, chính trị hết sức đặc thù, mà đặc trưng của nó là sự kết hợp của một nền kinh tế đang chuyển đổi và là nước đang phát triển có thu nhập thấp. Các đặc trưng đó làm phát sinh một vài vấn đề về việc Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO, đó chính là sự "đổi mới" và các cải cách về thị trường, về các kiểm soát nhập khẩu và thâm nhập thị trường, trợ cấp xuất khẩu và vai trò của chính phủ, tự do hoá dịch vụ và các hạn chế đầu tư , đối xử đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế của mình. Mặc dù Việt Nam gặp phải các thách thức ghê gớm trong các nỗ lực để hoà nhập vào hệ thống thương mại thế giới, nhưng Việt Nam cũng sẽ nhận được nhiều cơ hội lớn do tham gia vào WTO. Việt Nam cần nắm bắt được các cơ hội này để làm việc với các thành viên khác của WTO nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn xung quanh việc gia nhập WTO. Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam mới chỉ đang ở những bước đi đầu tiên và trước mắt, đang còn rất nhiều những khó khăn trở ngại cần phải vượt qua. Vấn đề cốt yếu ở đây là Việt Nam cần phải thực sự chủ động trong vấn đề này. Một khi đã có sự chuẩn bị chu đáo sẽ giúp Việt Nam tự tin hơn trong các cuộc thương lượng, đàm phán song biên và đa biên để nhanh chóng gia nhập WTO. Hơn thế nữa Việt Nam cũng cần phải nhanh chóng tiến hành cải cách kinh tế hơn nữa kết hợp chặt chẽ với việc mở rộng nâng cao các quan hệ đối ngoại. Việt Nam phải tận dụng được lợi thế là thành viên của ASEAN trong tiến trình đàm phán để đẩy mạnh tiến trình. Đồng thời, khi đã khai thông được quan hệ với Mỹ đặc biệt là đã ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ thì cần tận dụng tối đa lợi thế này. Việt Nam chỉ mới mở cửa nền kinh tế được 15 năm và quá trình hội nhập kinh tế chỉ đang trong giai đoạn khởi đầu. Mặc dù vậy, Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên con đường hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam vẫn còn rất nhiều chông gai và thử thách đòi hỏi Việt Nam phải có nhiều biện pháp tích cực hơn nữa, đồng bộ hơn nữa để giải quyết những khó khăn này. Việt Nam cần có nhiều cải cách hơn nữa để phát triển kinh tế đất nước, tạo cơ sở vững chắc để gia nhập WTO. Nhưng vấn đề ngược lại thì quan trọng hơn nhiều. Đó là gia nhập WTO để phát triển kinh tế đất nước. Và đây là điều có thể khẳng định là tất yếu trong xu thế hiện nay. Trở thành thành viên của WTO sẽ là một sự kiện vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Chắc chắn nó sẽ tạo ra những động lực giúp Việt Nam khắc phục có hiệu quả tình trạng kém phát triển hiện nay, từ đó thu hẹp dần khoảng cáhc với các nước trên thế giới về trình độ phát triển. Với ý nghĩa đó, rõ ràng là, chỉ khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam mới thực sự hoàn thành mục tiêu hoá nhập với cộng đồng quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH1797.DOC