Sửa đổi, bổ sung luật giáo dục: Cần chú trọng đến các nội dung về giáo dục hòa nhập trẻ có hoàn cảnh đặc biệt

d. Chương trình và Sách giáo khoa Do sự đa dạng về tật, người khuyết tật gặp rất nhiều trở ngại khi tiếp xúc với học liệu tại các cơ sở giáo dục. Trên tinh thần quy định của khoản 3 Điều 27 Luật Người khuyết tật năm 2010, để đảm bảo quyền lợi trong lĩnh vực giáo dục cho người khuyết tật, người khuyết tật cần được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập riêng biệt trong trường hợp cần thiết. Cụ thể, người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia tại các trường hoà nhập, bán hoà nhập hay chuyên biệt. Người khuyết tật trí tuệ cần được cung cấp thêm các tài liệu bổ trợ dạy kỹ năng sống và dạy học trực quan. Chúng tôi cho rằng, đây là vấn đề quan trọng cần được nhấn mạnh trong Dự thảo Luật, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng tổ chức nghiên cứu, phát triển chương trình, học liệu phù hợp dành cho người khuyết tật. Điều này sẽ giúp xóa bỏ những rào cản trong quá trình học tập của người khuyết tật, đảm bảo sự tham gia giáo dục một cách trọn vẹn và bình đẳng, phù hợp với Luật Người khuyết tật. Vì vậy, chúng tôi đề nghị bổ sung khoản 4 Điều 29 Dự thảo Luật như sau: “Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định cụ thể tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa cho phù hợp với nhu cầu đặc biệt của trẻ có HCĐB; chủ trì ban hành quy chuẩn quốc gia đối với Sách giáo khoa chữ nổi Braille và sách ngôn ngữ ký hiệu thuộc các cấp giáo dục phổ thông, hệ thống danh mục học liệu dành cho trẻ khuyết tật ” e. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhà giáo Khẳng định GDHN là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật, đồng thời đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên trong các cơ sở GDHN phải có kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết trong quá trình giảng dạy, giao tiếp với người học là người khuyết tật. Vì vậy, chúng tôi đề nghị bổ sung vào mục 3, Chương IV nội dung “Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về GDHN cho nhà giáo trong các cơ sở GDHN theo quy định của Luật Người khuyết tật”

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sửa đổi, bổ sung luật giáo dục: Cần chú trọng đến các nội dung về giáo dục hòa nhập trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Giáo dục hòa nhập là một chiến lược quan trọng để đạt được mục tiêu Giáo dục cho mọi người. Về mặt chính sách, pháp lý và thực tiễn triển khai, Việt Nam đã cơ bản bảo đảm bình đẳng về cơ hội tham gia và hoàn thành phổ cập giáo dục cho mọi trẻ em, trong đó có trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt vẫn chưa được như mong muốn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do còn những lỗ hổng trong các quy định của pháp luật về quyền trẻ em. Do vậy, cần phải có những giải pháp bổ sung, hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo mọi trẻ, trong đó có trẻ có hoàn cảnh đặc biệt quyền được thụ hưởng nền giáo dục hòa nhập, có chất lượng. Nguyễn Thị Kim Hoa* * TS. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Abstract Inclusive education (IE) is considered as an important strategy for achieving “Education for All” goal. In terms of policy, legal and practical enforcement, Viet Nam has basically guaranteed equal access in universal education for all children, including children with special circumstances. However, one of the main causes, that leads to the effectiveness of inclusive education for all children has not been achieved, is the gap in the legal framework on the children right. Thus, it is necessary to review the legal regulation for further improvement of the law in order to ensure that all children, including Thông tin bài viết: Từ khóa: giáo dục hòa nhập; trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, luật giáo dục Lịch sử bài viết: Nhận bài : 13/11/2018 Biên tập : 27/11/2018 Duyệt bài : 03/12/2018 Article Infomation: Keywords: inclusive education; children with special circumstances, education on law. Article History: Received : 13 Nov. 2018 Edited : 27 Nov. 2018 Approved : 03 Dec. 2018 CẦN CHÚ TRỌNG ĐẾN CÁC NỘI DUNG VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT GIÁO DỤC: 1. Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ có hoàn cảnh đặc biệt Báo cáo quốc gia Giáo dục cho mọi người năm 20151 nêu rõ: Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục được cải thiện hơn, 1 Bộ GD & ĐT, Báo cáo Quốc gia giáo dục cho mọi người năm 2015 của Việt Nam. đặc biệt là người dân tộc thiểu số, con em các gia đình nghèo, trẻ em gái và các đối tượng bị thiệt thòi ngày càng được quan tâm. Nhu cầu học tập của học sinh ngày càng đa dạng và đòi hỏi nâng cao chất lượng giáo dục/chất BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 26 Số 23(375) T12/2018 lượng nguồn nhân lực ngày càng cao trong khi khả năng đáp ứng của ngành giáo dục và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn rất nhiều hạn chế. Trong số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB), trẻ khuyết tật là nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất: 86%. Theo số liệu điều tra năm 20162 có 2,79% trẻ từ 2 đến 17 tuổi có khuyết tật. Trong đó 88,41% tham gia giáo dục ở cấp tiểu học; 74,68% tham gia cấp trung học cơ sở và 39,35% tham gia cấp trung học phổ thông. Báo cáo giám sát thi hành Luật Giáo dục của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng (5/2018) chỉ rõ: Tuy số lượng trẻ em khuyết tật đến trường có tăng hàng năm nhưng mục tiêu huy động 70% trẻ em khuyết tật đến trường trong Chiến lược phát triển giáo dục vẫn khó đạt được. Năm 2015 “hơn một nửa số trẻ em khuyết tật nặng chưa từng được đến trường”. Cũng năm 2015, Báo cáo giám sát chuyên đề về Luật Người khuyết tật của Ủy ban Các vấn đề xã hội cũng cho thấy, hầu hết trường phổ thông chưa bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy để giáo dục hòa nhập. Rất nhiều tỉnh, thành phố chưa có trung tâm, trường cho học sinh khuyết tật. Phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên dạy học sinh khuyết tật chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn về giáo dục hòa nhập. Số lượng người khuyết tật được dạy nghề đạt thấp, hầu hết chỉ ở trình độ sơ cấp... Nhận định về thực trạng giáo dục hòa nhập (GDHN) các nhóm trẻ khác, Báo cáo Quốc gia giáo dục cho mọi người năm 2015 của Việt Nam và Báo cáo trẻ em ngoài nhà trường 2016 của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) đã nêu: Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục đã được từng bước cải thiện, đặc biệt người dân tộc thiểu số, con 2 Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra quốc gia người khuyết tật năm 2016, dự thảo 4.5 ngày 08/08/2018. 3 Bộ GD & ĐT, Báo cáo trẻ em ngoài nhà trường năm 2016, nghiên cứu của Việt Nam. em các gia đình nghèo, trẻ em gái và các đối tượng bị thiệt thòi ngày càng được quan tâm. Tổng số trẻ em ngoài trường học ở lứa tuổi 5 - 14 tuổi năm 2014 là 715.400 em, giảm 36,5% so với 2009 (1.127.300 em)3. Về cơ bản, đã đạt được sự bình đẳng nam nữ trong giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở. Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa tiếp tục phát triển. Một số chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, cho vay đi học và hỗ trợ khác đối với học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện công bằng xã hội và chất lượng giáo dục được nâng lên một bước. Tuy nhiên, trẻ em độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông đều thiệt thòi hơn ở tất cả các vùng, trong đó, thiệt thòi nhất là trẻ em nông thôn ở hai vùng dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Một số trẻ em không được đi học do phải lao động, phụ giúp gia đình; một số trẻ do nhà xa không có cơ hội đến trường. Năm 2014, các gia đình di cư có tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường cao hơn các gia đình không di cư 1,2 lần ở độ tuổi 5 tuổi, 1,6 lần ở độ tuổi tiểu học và 1,7 lần ở độ tuổi trung học cơ sở. Thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: - GDHN cho mọi trẻ em chỉ có thể được thực hiện khi quyền bình đẳng tham gia giáo dục được bảo đảm. Bản thân trẻ chưa đủ năng lực để nhận thức đầy đủ và tự bảo vệ quyền của mình, vì thế các văn bản quy phạm pháp luật cần có quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân trong việc tham gia bảo đảm quyền được bình đẳng giáo dục của mọi trẻ em để các quy định có tính thực tiễn. - Nhiều chủ trương, chính sách có mục tiêu tốt nhưng chưa sát với điều kiện BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 27Số 23(375) T12/2018 phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, đất nước. Ví dụ, quy định về việc các cơ sở giáo dục bắt buộc phải tiếp nhận học sinh khuyết tật và tạo đủ điều kiện để học sinh tham gia học hòa nhập. Trong khi thực tế, nhiều cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng về giáo dục, dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật. Cơ sở vật chất các trường học vẫn chưa đảm bảo cho các cho trẻ không khuyết tật học và chưa có nguồn để cải tạo, phục vụ cho việc tham gia giáo dục, học tập của học sinh khuyết tật - Chính sách được xây dựng chưa thực sự phù hợp với chủ trương. Ví dụ, việc miễn, giảm kinh phí được quy định nhưng chỉ tập trung vào trẻ khuyết tật ở mức độ nặng và đặc biệt nặng, hoặc con của những gia đình thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo. Trong khi đó, việc xác định khuyết tật và mức độ khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn. Có tới hơn 80% trẻ khuyết tật chưa được xác định và cấp giấy chứng nhận khuyết tật4. Vì thế, nhiều trẻ khuyết tật chưa được hưởng các chính sách ưu tiên. - Nghèo đói tuy có giảm qua các năm nhưng vẫn tiếp tục là rào cản kinh tế chủ yếu khiến nhiều trẻ chưa được đến trường. Thay vì được đến trường, các em phải di cư theo cha mẹ, phải lao động sớm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Nhiều trẻ thiếu hoàn toàn sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ và người thân. - Ngôn ngữ vẫn tiếp tục là rào cản lớn đối với nhóm học sinh dân tộc thiểu số hòa nhập. Bên cạnh đó, hệ thống trường học các cấp đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa vẫn chưa đáp ứng được về số lượng và chất lượng. Khoảng cách tới trường từ nhà các em còn xa và thiếu phương tiện giao thông an toàn. - Chương trình giáo dục phổ thông 4 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo cáo đánh giá quy định xác định mức độ khuyết tật (2016) (2000) còn quá tải đối với học sinh. Sách giáo khoa/tài liệu dạy học được biên soạn còn mang tính đồng loạt, chưa thực sự chú trọng tới các đặc điểm phát triển và đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh (trẻ khuyết tật, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em lang thang). Các tài liệu phục vụ dạy, học trẻ khuyết tật thường có giá thành cao hơn nhiều lần so với tài liệu phổ thông nên nằm ngoài khả năng chi trả của gia đình và nhà trường. - Môi trường khó tiếp cận, thiếu dịch vụ hỗ trợ nên chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của trẻ khuyết tật. Ví dụ, chưa có đường dành cho xe lăn ở các nhà trường; chưa có mạng lưới tư vấn, hướng dẫn cho giáo viên, phụ huynh; cung cấp phương tiện, thiết bị đặc thù cho giáo viên, học sinh; thực hiện các hỗ trợ thường xuyên và đột xuất trong GDHN - Theo quy định của Luật Người khuyết tật, việc điều chỉnh chương trình giáo dục cho trẻ khuyết tật sẽ do Trung tâm Hỗ trợ GDHN thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay cả nước mới có 14 Trung tâm được thành lập. Các trung tâm này mặc dù hoạt động dưới sự quản lý của ngành giáo dục nhưng chưa đủ điều kiện pháp lý là cơ sở giáo dục. Vì vậy việc quản lý, chỉ đạo hoạt động và phát triển các trung tâm hỗ trợ gặp rất nhiều khó khăn. 2. Kiến nghị sửa đổi Luật Giáo dục nhằm bảo đảm cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt quyền được thụ hưởng nền giáo dục hòa nhập GDHN nhằm tạo ra môi trường bình đẳng cho mọi trẻ em trong tiếp cận giáo dục, từ đó các em có điều kiện, cơ hội để thấu hiểu và hỗ trợ lẫn nhau. GDHN không chỉ có ý nghĩa nhân văn mà còn giúp mọi trẻ em phát huy tối đa khả năng của bản thân; hợp tác cùng nhau phát triển và đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, điểm bất cập là các vấn đề liên quan tới GDHN chưa được thể hiện rõ BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 28 Số 23(375) T12/2018 trong Luật Giáo dục. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị cần lồng ghép các vấn đề liên quan tới GDHN vào các quy định hiện hành của Luật Giáo dục. Theo đó, Luật Giáo dục cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng sau đây: a. Bổ sung quy định về Trung tâm hỗ trợ GDHN, Phòng Hỗ trợ GDHN trong trường mầm non và phổ thông Trong gần 20 năm qua, số lượng trẻ có HCĐB nói chung trẻ khuyết tật nói riêng tăng gần 100 lần (7.000 trẻ năm 2001 lên đến gần 700.000, năm học 2017 - 2018). GDHN không đơn giản dừng lại ở việc huy động nhiều trẻ đến lớp, học cùng các bạn tại trường gần nhà mà quan trọng hơn là việc cung cấp hệ thống các dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu đặc biệt của các em. Nhiều nghiên cứu về hệ thống dịch vụ hỗ trợ GDHN được nghiên cứu thử nghiệm từ năm 20015. Kết quả của những nghiên cứu thử nghiệm đó được thể hiện trong Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền của người khuyết tật, giao cho Bộ GD & ĐT tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục đối với người khuyết tật: Nâng cao năng lực hoạt động Trung tâm Hỗ trợ GDHN. Trong 12 năm qua, 14 Trung tâm Hỗ trợ GDHN, hàng trăm Phòng Hỗ trợ GDHN trong trường mầm non và phổ thông được vận hành, đóng góp quan trọng cho việc nâng cao chất lượng GDHN tại các địa phương. Nhiều văn bản chính sách, pháp luật tiếp tục đề cập đến nhiệm vụ và chức năng của các Trung tâm này như tại Mục b, tại khoản 3, Điều 50, Điều 31 Luật về Người khuyết tật (2010), Thông tư 58/2012 và Nghị định 46/2017. Các địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của Trung tâm, Phòng hỗ trợ đối với công tác hỗ trợ phát triển GDHN 5 Báo cáo thực trạng hệ thống dịch vụ hỗ trợ GDHN (2016) thuộc Dự án hợp tác giữa Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và tổ chức UNICEF. (cụ thể là: phát hiện sớm, can thiệp sớm, bồi dưỡng giáo viên, phát triển chương trình, tư vấn phụ huynh và trực tiếp hỗ trợ trẻ khuyết tật). Tuy nhiên, chính quyền địa phương không chuyển đổi trường chuyên biệt dạy trẻ khuyết tật thành Trung tâm Hỗ trợ GDHN vì các lý do sau: Một là, Luật Giáo dục không xác định Trung tâm Hỗ trợ GDHN là cơ sở giáo dục nên không có cơ sở pháp lý để áp dụng các chuẩn mực của ngành giáo dục (như quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ). Điều này gây khó khăn trong việc tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất đối với trẻ em ở các Trung tâm, đặc biệt nhóm trẻ yếu thế và dễ bị xâm hại, tổn thương. Hai là, do Trung tâm chưa phải là “cơ sở giáo dục” nên không có cơ quan chủ quản trực tiếp (kể cả ngành giáo dục). Từ đó việc quản lý, vận hành, cũng như thực hiện chính sách, chế độ cho cán bộ, nhân viên gặp rất nhiều khó khăn (cán bộ, giáo viên sẽ không còn là cán bộ, viên chức, giáo viên của ngành giáo dục). Sự chỉ đạo của ngành giáo dục cho việc chuyển đổi, nâng cấp các cơ sở giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật thành Trung tâm gặp rất nhiều khó khăn hoặc không thực hiện được. Chúng tôi cho rằng, để khắc phục những bất cập nêu trên, bảo đảm cho trẻ có HCĐB quyền được thụ hưởng nền GDHN, cần bổ sung quy định “Trung tâm Hỗ trợ GDHN là cơ sở giáo dục” và đưa Phòng Hỗ trợ GDHN trong trường mầm non và phổ thông vào Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi (Dự thảo Luật). b. Về độ tuổi nhập học Nhằm giải quyết tình trạng người BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 29Số 23(375) T12/2018 khuyết tật gặp khó khăn trong tiếp cận giáo dục phổ thông, Luật Giáo dục đã có những ưu tiên về độ tuổi đối nhập với người học là người khuyết tật (khoản 2 Điều 26), chính sách này được tái khẳng định tại khoản 2 Điều 27 Luật Người khuyết tật năm 2010. Tuy nhiên, những quy định này vẫn còn một số bất cập sau: Thứ nhất, theo quy định của Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT- BLĐTBXH-BTC của các Bộ GD&ĐT, Lao động - Thương binh và xã hội, Tài chính, người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi. Dưới góc độ bảo vệ quyền lợi của tất cả người học, việc đưa ra giới hạn độ tuổi nhập học là hợp lý. Xuất phát từ việc mỗi độ tuổi có mức độ phát triển về tâm sinh lý khác nhau, sự khác biệt quá lớn về thể chất cũng như tinh thần có thể khiến người nhập học ở độ tuổi quá cao khó hòa đồng với nhóm còn lại, từ đó mục tiêu của GDHN không đạt được. Tuy nhiên, nếu giữ nguyên mức giới hạn như hiện tại sẽ gây ảnh hưởng tới quyền được tiếp cận giáo dục của trẻ khuyết tật trong những trường hợp nhất định. Hiện nay, mặc dù chưa có thống kê cụ thể về số lượng trẻ khuyết tật không được đến trường vì lý do độ tuổi, nhưng trên thực tế, tình trạng này vẫn đang diễn ra. Thông thường nhóm này có thể phải nhập học muộn vì những nguyên nhân đa dạng: do phải dành thời gian tham gia các hoạt động phục hồi chức năng hoặc do bản thân khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần tác động tới khả năng đi học... Thứ hai, quá trình thực hiện chính sách này còn một số vướng mắc do Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT Thông tư Ban hành điều lệ trường tiểu học năm 2014 của Bộ GD&ĐT ghi nhận “trẻ em khuyết tật có thể vào học lớp một ở độ tuổi từ bảy đến mười bốn tuổi" (Khoản 2 Điều 40). Quy định này chưa thực sự tương thích với Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH- BTC đã dẫn ở trên. Chúng tôi cho rằng, chính sách về độ tuổi nhập học là một vấn đề lớn, không chỉ thuần túy thuộc lĩnh vực vực giáo dục mà liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác như y tế (sinh lý); tâm lý Thực tiễn cũng cho thấy, việc chăm sóc, bảo vệ, quản lý đối tượng là trẻ em phải thông qua nhiều quy định pháp lý khác nhau, cần sự tham gia của rất nhiều bộ ngành, tổ chức có liên quan. Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật và các đối tượng đặc thù khi tham gia giáo dục phổ thông, Dự thảo Luật không nên xác định cụ thể độ tuổi nhập học đối với những đối tượng là người khuyết tật, mà để Chính phủ quy định. Chính phủ có thể ủy quyền cho Bộ GD&ĐT tạo chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, tổ chức có liên quan tiến hành các hoạt động nghiên cứu, khảo sát cần thiết và đưa ra mức tuổi nhập học phù hợp (theo hướng mở rộng so với hiện nay). c. Về xác nhận đã tham gia chương trình tiểu học, trung học phổ thông Giáo dục là một quyền cơ bản của con người và là điều kiện tiên quyết để thực hiện các quyền khác của con người. Do điều kiện đặc biệt về sức khỏe, khiếm khuyết về thể chất và tinh thần mà một số học sinh là người khuyết tật, mặc dù tham gia học hết chương trình tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, nhưng có không đủ điều kiện theo quy định của Bộ GD&ĐT để xét tốt nghiệp thì cần xem xét cấp Giấy xác nhận đã tham gia chương trình tiểu học, trung học phổ thông. Theo đó, cần bổ sung khoản 4 Điều 31 Dự thảo Luật như sau : Khoản 4. Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt học hết chương trình tiểu học; trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông nhưng không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ một hay nhiều môn học và hoạt động giáo dục (dù bản thân đã nỗ lực và nhận sự hỗ trợ tích cực) thì được Hiệu trưởng xác nhận trong học bạ đã tham dự chương trình môn học đó hay cấp học đó. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 30 Số 23(375) T12/2018 d. Chương trình và Sách giáo khoa Do sự đa dạng về tật, người khuyết tật gặp rất nhiều trở ngại khi tiếp xúc với học liệu tại các cơ sở giáo dục. Trên tinh thần quy định của khoản 3 Điều 27 Luật Người khuyết tật năm 2010, để đảm bảo quyền lợi trong lĩnh vực giáo dục cho người khuyết tật, người khuyết tật cần được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập riêng biệt trong trường hợp cần thiết. Cụ thể, người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia tại các trường hoà nhập, bán hoà nhập hay chuyên biệt. Người khuyết tật trí tuệ cần được cung cấp thêm các tài liệu bổ trợ dạy kỹ năng sống và dạy học trực quan... Chúng tôi cho rằng, đây là vấn đề quan trọng cần được nhấn mạnh trong Dự thảo Luật, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng tổ chức nghiên cứu, phát triển chương trình, học liệu phù hợp dành cho người khuyết tật. Điều này sẽ giúp xóa bỏ những rào cản trong quá trình học tập của người khuyết tật, đảm bảo sự tham gia giáo dục một cách trọn vẹn và bình đẳng, phù hợp với Luật Người khuyết tật. Vì vậy, chúng tôi đề nghị bổ sung khoản 4 Điều 29 Dự thảo Luật như sau: “Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định cụ thể tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa cho phù hợp với nhu cầu đặc biệt của trẻ có HCĐB; chủ trì ban hành quy chuẩn quốc gia đối với Sách giáo khoa chữ nổi Braille và sách ngôn ngữ ký hiệu thuộc các cấp giáo dục phổ thông, hệ thống danh mục học liệu dành cho trẻ khuyết tật” e. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhà giáo Khẳng định GDHN là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật, đồng thời đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên trong các cơ sở GDHN phải có kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết trong quá trình giảng dạy, giao tiếp với người học là người khuyết tật. Vì vậy, chúng tôi đề nghị bổ sung vào mục 3, Chương IV nội dung “Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về GDHN cho nhà giáo trong các cơ sở GDHN theo quy định của Luật Người khuyết tật”■ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo thực trạng hệ thống dịch vụ hỗ trợ GDHN (2016,) thuộc Dự án hợp tác giữa Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và tổ chức UNICEF 2. Bộ GD & ĐT, Báo cáo Quốc gia giáo dục cho mọi người 2015 của Việt Nam. 3. Bộ GD & ĐT, Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016. 4. Bộ GD & ĐT, Báo cáo trẻ em ngoài nhà trường 2016, nghiên cứu của Việt Nam. 5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo cáo đánh giá quy định xác định mức độ khuyết tật (2016). 6. Luật Giáo dục (sửa đổi), Dự thảo ngày 04/08/2018 7. Luật Trẻ em năm 2016. 8. Quyết định về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, số 622/QĐ-TTg, ban hành ngày 10/5/2017. 9. Tổng cục Thống kê, Báo cáo điều tra quốc gia người khuyết tật 2016, dự thảo 4.5 ngày 08/08/2018. 10. Tuyên bố Salamanca và Cương lĩnh hành động về giáo dục theo nhu cầu đặc biệt, Hội nghị thế giới về giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt: Khả năng tiếp cận và chất lượng, Salamanca, Tây Ban Nha, 1994, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002./. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 31Số 23(375) T12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsua_doi_bo_sung_luat_giao_duc_can_chu_trong_den_cac_noi_dung.pdf
Tài liệu liên quan