Do đâu mà mặc dù BLDS 2005 đã có sự
xuất hiện của cấu trúc chung - riêng nhưng
những người áp dụng pháp luật Việt Nam lại
chưa thấy được vai trò và vị trí xứng đáng của
nguyên tắc này, trong khi thực tiễn pháp lý ở
Việt Nam đòi hỏi phải có sự điều chỉnh uyển
chuyển của pháp luật trong rất nhiều tình
huống để đảm bảo quan hệ hợp đồng công
bằng hơn như nhu cầu điều chỉnh hợp đồng
do hoàn cảnh thay đổi27, nhu cầu can thiệp
sớm hơn để áp đặt trách nhiệm pháp lý tiền
hợp đồng, hay nhu cầu áp đặt nghĩa vụ hạn
chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng28. Sẽ hợp
lý hơn nếu như chúng ta nhìn nhận vấn đề
này không thực sự nằm ở Tòa án, mà có lẽ
nằm trong cách thức lập pháp của BLDS cũng
như sự nhìn nhận chưa chính xác về vai trò
giải thích pháp luật của Tòa án trong hệ thống
pháp luật nước ta. Mặt khác, các nguyên tắc
trong BLDS 2005, có lẽ mới chỉ được nhìn
nhận như là những tư tưởng chỉ đạo, định
hướng cho hoạt động lập pháp và áp dụng
pháp luật, mà chưa thực sự được xem xét nó
với tính chất là những “điều khoản chung”
chứa đựng giải pháp pháp lý tiềm ẩn cho phép
BLDS thích ứng với nhu cầu mới của xã hội.
Do vậy, BLDS cần có sự sắp xếp, đối chiếu,
sử dụng một cách chuẩn xác các thuật ngữ ở
các điều khoản để giảm bớt tính tuyên ngôn
trong những quy định nguyên tắc, đồng thời
làm tăng thêm tính ứng dụng của chúng đặc
biệt trong khung cảnh BLDS được xem là Bộ
luật gốc của hệ thống luật tư. Có như vậy mới
tạo cho BLDS có tính ổn định, có sức sống
lâu bền.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sức sống của bộ luật dân sự Việt Nam từ góc nhìn so sánh với bộ luật dân sự Pháp, Đức, Hà Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 16(201) 82011
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
1. Cấu trúc cần có của Bộ luật Dân sự
Việt Nam
Bàn về BLDS Pháp, nhiều học giả coi đó
là “bản Hiến pháp” của dân luật hay ví nó như
một đài kỷ niệm1. Sự so sánh này một mặt cho
thấy vị trí vô cùng quan trọng nhưng rất gần
gũi, quen thuộc của BLDS Pháp đối với mỗi
người dân trong cuộc sống hàng ngày. Mặt
khác, nó cũng khẳng định tính ổn định, khả
năng vượt thời gian của BLDS Pháp2 và tầm
ảnh hưởng vô cùng to lớn của BLDS Pháp đối
với pháp luật dân sự thế giới3.
Việc ví von BLDS như một đài kỷ niệm
làm chúng ta không khỏi liên tưởng đến mối
liên hệ giữa BLDS với quy phạm tạo nên nó
như là mối liên hệ giữa một công trình kiến
trúc kỳ vĩ được tạo nên bởi những viên gạch
bình dị nhờ sức sáng tạo của những kiến trúc
sư tài ba được thể hiện thông qua việc xây
dựng kết cấu, sự sắp đặt tinh tế, khéo léo và
BùI THị THANH HằNG*
Đỗ GIANG NAM**
Ở Việt Nam, tính từ năm 1995 đến nay đã có hai Bộ luật Dân sự - BLDS (BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005)
và hiện chúng ta cũng có kế hoạch xem xét xây dựng BLDS thứ ba trong vài năm tới. Như vậy, tuổi thọ trung
bình của BLDS nước ta là 10 năm. Một trong những lý do khách quan dẫn đến tuổi thọ khiêm tốn của BLDS
Việt Nam là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cũng như quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Bên
cạnh đó, một lý do khiến BLDS Việt Nam chưa có sức sống cao và phải liên tục sửa đổi là nó chưa đạt được
chuẩn mực cần có. Nghĩa là BLDS chưa có một cấu trúc hợp lý, logic cho hệ thống quy phạm dân sự; còn lúng
túng trong việc lựa chọn ngôn từ diễn đạt và chưa nhìn nhận đúng vai trò của Tòa án trong việc giải thích
pháp luật. Bài viết đề cập dưới góc nhìn so sánh với BLDS Pháp, Đức, Hà Lan nhằm góp phần hoàn thiện BLDS
với tính cách là một văn bản thống nhất, làm nền tảng cho cả hệ thống luật tư.
SỨC SỐNG CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Từ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI BỘ LUẬT DÂN SỰ
PHÁP, ĐỨC, HÀ LAN
*Bộ môn Luật dân sự, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
* * Bộ môn Luật dân sự, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
(1) Alain Levasseur. On the structure of a civil code. Tul. L. Rev. 44. (1969-1970), tr. 703.
(2) Jean-Marie Burguburu, BLDS Pháp: Còn lại những gì? Kỷ yếu Hội thảo kỷ niệm 200 năm BLDS Pháp, Nhà Pháp luật Việt Pháp, tháng
11/2004, tr. 54.
(3) Michel Grimaldi, Ảnh hưởng của BLDS Pháp trên phạm vi thế giới, Kỷ yếu Hội thảo kỷ niệm 200 năm BLDS Pháp, Nhà Pháp luật Việt
Pháp, tháng 11/2004, tr. 81.
Số 16(201) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 398
2011
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
sự lựa chọn những viên gạch cho công trình
đó. Nói cách khác, điều trước hết cần phải làm
khi xây dựng một văn bản pháp luật - trong
đó có BLDS - là phải lựa chọn được cấu trúc
thích hợp, đảm bảo an toàn về mặt pháp lý.
Với tầm quan trọng như thế, cấu trúc của một
bộ luật nhất thiết phải được xây dựng đầu tiên
để giới hạn phạm vi những vấn đề được đưa
vào BLDS và những vấn đề được đặt trong
những đạo luật riêng (luật chuyên ngành),
đồng thời xác định tương quan giữa BLDS và
các luật chuyên ngành, tránh việc đưa vào Bộ
luật những nội dung pháp lý không thuộc bản
chất của dân sự4.
Là một văn bản nền tảng cho cả hệ thống
luật tư, việc xây dựng BLDS phải đảm bảo
thống nhất về tính rõ ràng, tính xác định và
tính có thể dự báo trước được5. Tuy nhiên,
BLDS cũng phải hàm chứa trong nó sự mềm
dẻo, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu giải quyết các
tình huống phát sinh trong đời sống xã hội do
đặc tính quan hệ dân sự - là những quan hệ
luôn biến động cùng sự vận hành, phát triển
của xã hội dân sự và nền kinh tế thị trường.
Để đạt được điều này, cấu trúc của bộ luật
phải được thiết kế theo một mô hình chặt chẽ
được tuân thủ từ đầu cho đến cuối của bộ luật
với những quy định chung được đặt trước các
quy định chi tiết. Điều này sẽ tạo sự hài hòa
trong từng quy phạm của bộ luật và sự hài hòa
về tổng thể của bộ luật6. Mặt khác, kết cấu
này còn tạo ra khả năng chỉ dẫn cao, cho phép
người sử dụng tiếp cận một cách dễ dàng lĩnh
vực mà người đó quan tâm cũng như cả bộ
luật. Việc tạo ra một mô hình có cấu trúc chặt
chẽ, có tính thống nhất cao như BLDS Pháp
là cách hữu ích giúp chúng ta tránh được sự
lặp lại không cần thiết nhiều điều khoản như
BLDS hiện hành7.
2. Ngôn từ của Bộ luật Dân sự và vai trò
của Tòa án với Bộ luật Dân sự
Trong những thập kỷ gần đây, tầm quan
trọng của xu hướng xây dựng một văn bản
pháp luật có ngôn từ rõ ràng ngày càng tăng.
Điều này trên thực tế đối ngược với ngôn từ lập
pháp thường phức tạp, chi tiết là lý do chính
gây cản trở cho việc tiếp cận và hiểu được các
quy phạm pháp luật dẫn đến khả năng làm
giảm độ chính xác pháp lý của quy phạm cũng
như làm gia tăng các chi phí cho việc giải thích
và thực hiện pháp luật.
Ngôn ngữ rõ ràng là ngôn ngữ trực tiếp và
đơn giản được thiết kế để truyền đạt thông điệp
của quy phạm được dự định đến người đọc
một cách rõ ràng, hiệu quả. Tuy nhiên, điều
này không đơn giản là sử dụng những từ ngữ
dễ hiểu và diễn cảm mà quy phạm phải được
thiết kế trên cơ sở có cấu trúc ngữ pháp sáng
sủa. Việc thiết kế một quy phạm rõ ràng được
tạo nên bởi hai yếu tố: thứ nhất, lựa chọn hợp
lý ngôn từ và cấu trúc câu đơn giản; tiếp đến là
thiết kế một bố cục vật chất đơn giản.
Xét về mặt lý luận, đây là cái đích mà mọi
BLDS hiện đại, trong đó có BLDS Việt Nam
muốn hướng tới. Tuy nhiên, ngôn từ cũng như
nội dung của các quy định trong BLDS Việt
Nam còn có nhiều hạn chế. Sự hạn chế này có
thể nhận thấy dưới ba biểu hiện:
Thứ nhất, sự thiếu đồng nhất trong việc
sử dụng ngôn từ. Điều này có thể được minh
chứng một cách rõ ràng ở việc sử dụng thuật
ngữ “điều cấm của pháp luật”8 và “trái với
pháp luật”9 hoặc coi “thiện chí và trung thực”
với tính cách là một nguyên tắc không thể tách
rời10, nhưng lại chỉ đề cập đến “trung thực” mà
không đề cập đến “thiện chí” trong các điều
khoản riêng11 hoặc mặc dù đề cập cả “thiện
chí” và “trung thực” nhưng lại được sắp xếp
(4) Vấn đề này có sự tranh luận sôi nổi và đã có nhận thức thống nhất khi xây dựng BLDS 2005 nên bài viết không đề cập tới.
(5) Xem Aauthur S. Hartkamp, Judicial discretion under the new civil code of the Nertherlands, 40 Am. J. Comp. L. 551, 1992.
(6) Xem Stijn Debaene, Raf van Kuyck and Bea Van Buggenhout. Legislative Technique as Basis of a Legislative Drafting System, tr. 3.
(7) Xem: Điều 13 và Điều 281; Điều 124 và Điều 401; Điều 126, Điều 409 và Điều 673; Điều 187.2, Điều 188, Điều 194.2, Điều 242, Điều
243, Điều 244, Điều 247 và Điều 599; Điều 283 và Điều 412; Điều 374 và Điều 424; Điều 287 và Điều 415 của BLDS năm 2005.
(8) Xem Điều 122.1.b của BLDS 2005.
(9) Xem Điều 652.1.b của BLDS 2005.
(10) Xem Điều 6 của BLDS 2005.
(11) Xem Điều 283, Điều 412 của BLDS 2005.
40 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 16(201) 82011
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
như những nguyên tắc tách rời12
Thứ hai, quy định của BLDS 2005 còn chưa
mềm dẻo tạo nên sức sống cho BLDS. Chẳng
hạn các quy định tại Điều 18, Điều 163, Điều
172, Điều 390...
Thứ ba, các quy định của BLDS không rõ
ràng, thiếu tính chuẩn xác pháp lý như Điều
58, Điều 139, Điều 280
Bên cạnh những hạn chế về ngôn từ cũng
như nội dung của điều luật, dường như vai trò
của Tòa án trong việc đảm bảo sức sống của
BLDS cũng chưa được nhìn nhận một cách
thỏa đáng.
Để có được những giải pháp xác đáng cho
những hạn chế nêu trên, cách xử lý của các
BLDS Pháp, Đức và Hà Lan là lựa chọn tham
chiếu với tính cách là những bài học quý giá
cho việc xây dựng BLDS mới.
2.1. Bộ luật Dân sự Pháp
Khi tiến hành pháp điển hóa BLDS Pháp,
các nhà lập pháp cho rằng ngôn từ của Bộ
luật phải là thứ ngôn từ mà một công dân bình
thường có thể tiếp cận được. Bên cạnh đó,
BLDS cũng phải chứa đựng những điều khoản
chung để đảm bảo tính linh hoạt của nó. Để
giải quyết vấn đề, BLDS Pháp lựa chọn việc
sử dụng một cách hài hòa vai trò của nhà lập
pháp và vai trò của Tòa án. Điều này được thể
hiện rõ thông qua khẳng định của Portalic -
một trong những tác giả chính xây dựng BLDS
Pháp rằng: “Chúng ta cần phải tránh xa tham
vọng điều chỉnh và dự đoán được tất cả mọi thứ
(quan hệ xã hội) Chức năng của Bộ luật này
là ấn định một phác thảo chung những châm
ngôn về công lý, thiết lập những nguyên tắc
pháp lý có thể áp dụng rộng rãi, và không được
sa đà vào những câu hỏi quá chi tiết. Kỹ năng
của nhà làm luật thể hiện ở việc họ phát hiện
ra các nguyên tắc nền tảng (trong mỗi lĩnh vực,
chế định pháp lý) để đem lại sự thịnh vượng
chung, còn người thẩm phán phải đem những
nguyên tắc chung đó, thậm chí kể cả mở rộng
nó đối với từng hoàn cảnh cụ thể bằng cách áp
dụng một cách thông thái và hợp lý”13.
Như vậy, những người soạn thảo BLDS
Pháp cũng nhận thức rõ rằng ngay cả những
nhà lập pháp khôn khéo, tài tình nhất cũng
không thể dự đoán được tất cả những vấn đề có
thể nảy sinh trong đời sống dân sự, và khoảng
trống này cần phải dành cho những quyết định
tư pháp. BLDS Pháp, vì vậy đã quy định tại
Điều 4: “Thẩm phán mà từ chối xét xử, với lý
do pháp luật không quy định, quy định không
rõ ràng hay không đầy đủ, thì có thể sẽ bị truy
tố về tội từ chối xét xử”. Với quy định này,
BLDS Pháp đã khẳng định Tòa án là người
giải thích luật và đưa ra giải pháp pháp lý đối
với những vụ việc cụ thể mà luật chưa dự đoán
được. Nhờ đó, BLDS Pháp mới có khả năng
thích nghi với sự biến chuyển của xã hội và có
sức sống lâu bền.
Ví dụ nổi tiếng nhất về phong cách lập pháp
của BLDS Pháp, được tìm thấy trong các điều
khoản về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
(từ điều 1382 đến 1386). Có thể nói, chỉ với
5 điều đã dẫn đến sự hình thành những quy
tắc đồ sộ do án lệ tạo ra chi phối quan hệ bồi
thường thiệt hại giữa các bên. Vào thời điểm
soạn thảo, các nhà lập pháp không thể hình
dung nổi sự thay đổi chóng mặt của kinh tế
và công nghệ sẽ diễn ra trong vòng hàng trăm
năm sau, nhưng chỉ với quy định mang tính
chất nguyên lý: “Bất cứ hành vi nào của một
người mà gây thiệt hại cho người khác, thì
người gây thiệt hại do lỗi của mình phải bồi
thường thiệt hại”14 đã làm nền tảng cho Tòa án
giải thích, vận dụng để tạo ra giải pháp thích
ứng với sự phát triển của máy móc hiện đại của
nền công nghiệp, của phương tiện giao thông
gây thiệt hại sau này.
Tóm lại, phương pháp pháp điển hóa BLDS
Pháp đặc trưng bởi việc sử dụng ngôn từ dễ
hiểu, đơn giản nhưng cũng không kém phần
lịch thiệp; thứ ngôn từ này, cùng với sự chặt
(12) Xem Điều 389 của BLDS 2005.
(13) Konrad Zweigert and Hein Kotz, Introduction to comparative law, Clarendon press Oxford 1998, tr. 90.
(14) Điều 1382 BLDS Pháp, bản dịch của Nhà pháp luật Việt Pháp, Hà Nội, 2005.
Số 16(201) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 418
2011
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
chẽ thống nhất trong bộ luật dựa trên tư duy
logic của người Pháp, đã làm cho BLDS Pháp
đáp ứng đòi hỏi tiếp cận pháp luật của mỗi
công dân bình thường. Thêm nữa, “điểm đặc
biệt của BLDS 1804, đó là việc phát hiện ra
những nguyên tắc nòng cốt của luật dân sự.
Những nguyên tắc này tạo nên tính mềm dẻo
trong việc giải thích Bộ luật và do đó giúp
cho Bộ luật được trường tồn. Thành công của
những nhà soạn thảo BLDS Pháp là đã hình
dung ra được mối quan hệ bổ sung qua lại giữa
những quy định của luật thành văn với việc
giải thích mang tính mềm dẻo và thích ứng với
thực tế của tòa án”15.
2.2. Bộ luật Dân sự Đức
Nếu như BLDS Pháp dựa trên mô hình của
Gaius, được chia thành luật về người, về vật
và hành vi, thì BLDS Đức với kết cấu gồm
5 quyển: Phần chung, Trái quyền, Vật quyền,
Luật gia đình và Luật thừa kế có nguồn gốc trực
tiếp từ trường phái Pandectist. BLDS Đức, với
tư cách là thành quả của quá trình tranh luận
kỹ càng và lâu dài của các học giả, đã đưa ra
hệ thống ngôn từ, khái niệm pháp lý rất trừu
tượng, khoa học. Cách tiếp cận này của BLDS
Đức dẫn đến ngôn từ pháp lý khô khan và quá
mang tính chuyên ngành nếu so sánh với sự
giản dị, dễ hiểu và lịch lãm của BLDS Pháp.
Chính vì thế, BLDS Đức được xem là không
được thiết kế cho những công dân bình thường
như BLDS Pháp, mà nó được viết ra cho các
luật gia chuyên nghiệp.
BLDS Đức quan tâm nhiều đến các quy
tắc pháp lý chi tiết và đầy đủ để có thể dễ dàng
áp dụng vào từng hoàn cảnh, vụ việc cụ thể16.
Điều đó, một mặt dường như đảm bảo tính
an toàn pháp lý nhưng cũng làm người ta lo
ngại là nó có thể tỏ ra thiếu thích ứng với sự
vận động của xã hội, với nhu cầu điều chỉnh
quan hệ mới mà nhà làm luật có thể không
thể dự liệu được. Tuy nhiên, lo ngại này sẽ
được xóa bỏ nếu chúng ta nhìn vào cấu trúc
của BLDS Đức, gồm Phần chung (Quyển 1)
và bốn quyển khác mà trong mỗi quyển đều
bao gồm các phần chung và riêng là kết cấu rất
hợp lý, đưa ra khung pháp lý cơ bản, tạo điều
kiện cho cơ quan lập pháp dễ dàng soạn thảo
những đạo luật chuyên ngành. Bên cạnh đó
là việc cho phép Tòa án được áp dụng những
điều khoản chung để sáng tạo ra các giải pháp
mới đối phó sự biến chuyển cuộc sống. Điều
khoản chung, được nhắc đến và ca ngợi nhiều
nhất là Điều 242 BLDS Đức, Điều khoản Treu
und Glauben (Faith and Credit) quy định “Bên
có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ một cách
thiện chí và trung thực, và cần quan tâm đến
những yêu cầu của tập quán”. Đây được coi là
điều khoản vàng của BLDS Đức, từ điều khoản
ngắn gọn này đã làm phát sinh hàng loạt quy
tắc pháp lý mới như vấn đề áp đặt trách nhiệm
pháp lý trong quan hệ tiền hợp đồng (culpa in
contrahendo), nghĩa vụ đàm phán lại khi có sự
thay đổi căn bản hoàn cảnh..., nó cũng là căn
cứ của một số lượng án lệ khổng lồ, mà chỉ
riêng việc phân tích nó, một học giả Đức (tiến
sỹ Weber) đã xuất bản công trình dày tới 2.000
trang.
Về các điều khoản chung17, Markesinis18
cho rằng các điều khoản chung đóng ba vai trò
căn bản:
Thứ nhất, chúng trao cho thẩm phán những
quyền đáng kể mà họ không có trong một hệ
thống pháp điển hóa như nước Đức19. Thẩm
quyền này được sử dụng trước hết là để tạo ra
các quy tắc pháp lý cụ thể từ việc áp dụng các
điều khoản chung. Chẳng hạn, bắt nguồn từ
Điều 242 BLDS Đức, thẩm phán đã sáng tạo
ra quy tắc áp đặt trách nhiệm pháp lý tiền hợp
đồng (học thuyết Culpa in contrahendo), sau
đó năm 2002, quy tắc này đã được pháp điển
hóa thành Điều 313 BLDS Đức.
Liên quan chặt chẽ tới vai trò trên, chức
(15) Guy Canivet, Báo cáo đề dẫn, Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 200 năm BLDS Pháp, Nhà pháp luật Việt Pháp, tr. 8.
(16) Konrad Zweigert and Hein Kotz, tlđd, tr. 145.
(17) Bên cạnh Điều 242, một số điều khoản thường được nhắc đến như Điều 138, Điều 157, 826 BLDS Đức.
(18) Markesinis, Giáo sư trường Luật- Đại học Texas, Austin, Hoa Kỳ.
(19) Basil Markesinis, The German law of contract – a comparative treatise, Oxford 2006, tr. 23.
42 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 16(201) 82011
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
năng thứ hai của điều khoản chung là cho
phép BLDS thích nghi với những nhu cầu mới
của xã hội20. Điều 242 BLDS Đức tiếp tục là
minh chứng rõ ràng khi nó tạo điều kiện cho
Tòa án giải thích linh hoạt luật hợp đồng trước
sự phát triển của nền kinh tế. Đây là nguyên
nhân giải thích tại sao BLDS Đức có thể vững
bền và vẫn có sức sống trong một thế kỷ đầy
biến động như thế kỷ 20.
Chức năng thứ ba là những điều khoản
chung cho phép các giá trị hiến pháp được
thâm nhập vào lĩnh vực luật tư thông qua điều
khoản về thiện chí và điều khoản về chính sách
công21. Những điều khoản này, ngày nay được
coi như “Einfallstore”, tạm dịch là những cánh
cổng mà thông qua đó, những giá trị đạo đức
được đưa vào địa hạt luật tư. Chẳng hạn, Điều
242 - điều khoản về sự thiện chí được hiểu là
một phương pháp được sử dụng để đạo đức
hóa quan hệ hợp đồng, và nhằm làm giảm đi
sự thiếu công bằng có thể nảy sinh nếu áp dụng
tuyệt đối nguyên tắc tự do hợp đồng, qua đó
những giá trị nền tảng này được đưa vào như
chuẩn mực cho sự ứng xử cao nhất trong luật
hợp đồng, rộng hơn nữa là luật nghĩa vụ và
thậm chí toàn bộ luật tư.
Tóm lại, chúng ta thấy cũng như Pháp, Đức
xem vai trò của Tòa án với tư cách là người
đồng hành với BLDS Đức trong việc đảm bảo
sự thích nghi của BLDS với sự phát triển của
cuộc sống. Tuy nhiên, cơ hội cho Thẩm phán ở
Đức dựa vào chỉ là các điều khoản chung như
Điều 138, Điều 157, Điều 242 và Điều 826.
“Những điều khoản chung này vận hành như
là một loại sáp bôi trơn an toàn, thiếu vắng nó,
những điều khoản cứng nhắc và chính xác của
BLDS Đức không khéo sẽ nổ tung khi chịu
sức ép từ sự vận động của xã hội”22.
2.3. Bộ luật Dân sự Hà Lan
Nếu như BLDS Pháp 1804, BLDS Đức
1896 là những sản phẩm lập pháp từ thế kỷ
19, thì BLDS Hà Lan 1994 là Bộ luật rất mới
mẻ, trong quá trình tái pháp điển hóa, các nhà
soạn thảo Hà Lan đã có ưu thế là có thể so
sánh, kế thừa các giải pháp pháp lý khoa học
và hiện đại nhất. Điểm đáng chú ý là khi thông
qua BLDS mới, Hà Lan vẫn luôn nhận thức rõ
tầm quan trọng của những khái niệm mở, cũng
như vai trò thẩm phán trong việc cung cấp các
giải pháp pháp lý mới. Arthur S. Hartkamp23
khẳng định: “Không nghi ngờ gì nữa, BLDS
Hà Lan với 3.000 điều, chưa kể tới quyển 4
(Thừa kế) và quyển 5 (Hợp đồng chuyên biệt)
sẽ sớm được thông qua, đã cung cấp các câu
trả lời rõ ràng cho hầu hết các vấn đề mà thực
tiễn hiện nay đối mặt cũng như những vấn đề
mà các nhà lập pháp dự báo có khả năng chắc
chắn xảy ra trong tương lai Cấu trúc BLDS,
đáng chú ý nhất là được sắp xếp theo mô hình
chặt chẽ từ các quy tắc chung sau đó hướng
dần tới các quy tắc chi tiết hơn, và trong một
số trường hợp quá trình này có nhiều cấp độ.
Đặc sắc nhất ở chỗ, trong BLDS Hà Lan số
lượng khổng lồ những quy phạm chi tiết được
cân bằng bởi những khái niệm mang tính mở
(những điều khoản chung, những nguyên tắc)
với một chủ ý rõ ràng là trao quyền tự do cho
Tòa án khi giải thích nó, có thể áp dụng sáng
tạo để đáp ứng nhu cầu mới của xã hội, đảm
bảo BLDS không trở nên lạc hậu”24.
Một minh chứng cho các khái niệm mang
tính mở này là khái niệm “thiện chí” (good
faith). Điều 6.1 đoạn 1 quy định rằng: “Các chủ
thể của quan hệ nghĩa vụ phải hành xử theo sự
hợp lý và công bằng”. Bắt nguồn từ quy phạm
này, khái niệm hợp lý được Tòa án viện dẫn
đến nguyên tắc “bona fides” hay “thiện chí” tới
mức ngày nay nó chi phối tất cả các lĩnh vực
luật nghĩa vụ và hợp đồng của Hà Lan. Như
vậy, trong hệ thống pháp luật Hà Lan, nguyên
tắc “hợp lý và công bằng” được hiểu gần như
đồng nghĩa với nguyên tắc “good faith” trong
(20) Basil Markesinis, tlđd, tr. 23.
(21) Basil Markesinis, tlđd, tr. 24.
(22) Konrad Zweigert and Hein Kotz, tlđd, tr. 146.
(23) Giáo sư luật dân sự Hà Lan.
(24) Authur S. Hartkamp, tlđd,.
Số 16(201) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 438
2011
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
hệ với ba chức năng chính: thứ nhất, tất
cả các hợp đồng đều phải được giải thích
theo sự hợp lý; thứ hai, hợp lý có “chức
năng bổ sung”. Theo đó, nó bổ sung các
quyền và nghĩa vụ có thể nảy sinh giữa
các bên hợp đồng, mà những quyền và
nghĩa vụ này đã không được thỏa thuận
trước trong hợp đồng, cũng như không
được quy định minh thị trước trong luật
thành văn; thứ ba, hợp lý có “chức năng
giới hạn”, chức năng này được quy định
trong Điều 6:248. Theo đó, những quy
tắc ràng buộc giữa các bên, không được
áp dụng mở rộng tới phạm vi mà, trong những
hoàn cảnh đặc thù, sự áp dụng đó là không thể
chấp nhận được theo tiêu chuẩn của sự hợp lý
và công bằng25.
Qua những phân tích nêu trên, chúng ta
nhận thấy, BLDS Pháp, BLDS Đức hay BLDS
Hà Lan đều có cơ chế của riêng mình để đảm
bảo sức sống lâu dài của BLDS bên cạnh điểm
chung là thừa nhận vai trò không thể thiếu của
Tòa án trong việc giải thích - “sáng tạo” nên
các giải pháp pháp lý khi ngôn từ của BLDS
không phát huy được hiệu lực của nó.
Học tập kinh nghiệm nước ngoài cho việc
xây dựng BLDS mới, xét về mặt kỹ thuật lập
pháp, chúng ta cần nhận thức và cân nhắc kỹ
vai trò của các nguyên tắc cũng như vai trò của
Tòa án trong việc giải thích pháp luật để BLDS
mới hoàn hảo hơn, lâu bền hơn. Điều này đặc
biệt có ý nghĩa, nếu chỉ xét về số lượng điều
khoản trong BLDS thì BLDS Việt Nam chỉ có
số lượng điều khoản khá khiêm tốn (777 điều)
bên cạnh sự đồ sộ của các BLDS khác như
BLDS Đức (2.385 điều), BLDS Pháp (2.283
điều), BLDS Hà Lan (3.500 điều), BLDS
Quebec (3.168), BLDS Louisiana (3.556 điều),
BLDS Nhật (1.044 điều), việc cho phép Tòa
án giải thích, áp dụng sáng tạo những điều
khoản chung để giải quyết từng trường hợp
cụ thể là việc làm rất cần thiết. Điều này càng
có ý nghĩa hơn khi BLDS 2005 của chúng ta
dường như có rất nhiều quy phạm chung. Ở
(25) Authur S. Hartkamp, tlđd.
đây chúng tôi xin đơn cử các quy định liên
quan đến nguyên tắc thiện chí và trung thực.
Nguyên tắc thiện chí và trung thực trong
BLDS 2005 được đề cập ở tầng cao nhất trong
cấu trúc chung - riêng. Tuy nhiên, pháp luật
Việt Nam dường như chưa có sự nhìn nhận
chúng trong mối quan hệ ở tầng dưới - quy
định chi tiết tại phần vật quyền và trái quyền.
Theo chúng tôi, nó cần phải được nhìn nhận
dưới hai khía cạnh. Ở khía cạnh chủ quan,
nguyên tắc này trong phần vật quyền, được
xác định là trạng thái chủ quan của ý chí: ngay
tình - “không biết hoặc không thể biết” về một
sự kiện nhất định chẳng hạn như các trường
hợp được quy định tại Điều 189 và các điều
từ Điều 265 đến Điều 278 BLDS. Ở khía cạnh
khách quan, nguyên tắc này được đề cập trong
phần trái quyền một cách minh thị tại Điều
283, Điều 389 và Điều 412 với thuật ngữ thiện
chí, trung thực.
Nếu đứng từ góc độ pháp luật hợp đồng,
khi truy tìm giải pháp pháp lý chi phối quan
hệ này, thoạt nhìn chúng ta thấy dường như
nguyên tắc thiện chí và trung thực được bố cục
tới ba tầng:
Tầng thứ nhất: Điều 389. Nguyên tắc giao
kết hợp đồng dân sự: “Việc giao kết hợp đồng
dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: 2.
Tự nguyện bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung
thực và ngay thẳng” và Điều 412. Nguyên tắc
44 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 16(201) 82011
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
thực hiện hợp đồng dân sự: “Việc thực hiện
hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên
tắc sau đây: 2. Thực hiện một cách trung thực,
theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các
bên, bảo đảm sự tin cậy lẫn nhau”.
Tầng thứ hai: Điều 283. Nguyên tắc thực
hiện nghĩa vụ dân sự: “Bên có nghĩa vụ dân
sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách
trung thực, theo tinh thần hợp tác”.
Tầng thứ ba: Điều 6. Nguyên tắc thiện chí
và trung thực: “Trong quan hệ dân sự các bên
phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập,
thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên
nào được lừa dối bên nào”.
Với ba tầng này, nếu bỏ qua một số lỗi về sự
không thống nhất về thuật ngữ và ngôn từ, rõ
ràng có thể coi BLDS 2005 đã có cách tiếp cận
logic theo trật tự thứ bậc từ chung đến riêng
tạo nên “mạng lưới nguyên tắc dày đặc” giúp
các thẩm phán Việt Nam có thể sử dụng các
nguyên tắc này để giải quyết mọi tình huống
pháp lý nảy sinh trong cuộc sống khi thiếu các
quy phạm cụ thể. Tuy nhiên, thực trạng xét xử
lại không phải như vậy mà trên thực tế “Phần
nguyên tắc cơ bản của BLDS rất ít được khai
thác trong khi đó những quy định này có tiềm
năng điều chỉnh nhiều vấn đề của hợp đồng
chẳng hạn hiện nay quy tắc thiện chí và trung
thực dường như rất ít được khai thác, trong khi
đó, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản
của BLDS và nó bao trùm toàn bộ quan hệ dân
sự trong đó có quan hệ hợp đồng”26. Thực tiễn
này có lẽ nằm ở chỗ, mặc dù đã có sự phân
tầng nhưng nguyên tắc này mới chỉ dừng lại ở
việc tầng dưới là sự nhắc lại của tầng trên chứ
không có sự phân tầng chung riêng theo đúng
nghĩa của nó.
Đối chiếu nguyên tắc thiện chí và trung
thực được quy định trong BLDS 2005 với Điều
242 BLDS Đức cho thấy BLDS Việt Nam rõ
ràng đã xem xét nguyên tắc này với phạm vi
rộng lớn hơn nhiều so với BLDS Đức. Đó là:
“bao quát toàn bộ quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng” mà chưa phát huy được sức mạnh tiềm
ẩn của nó; trong khi đó, Điều 242 BLDS Đức
chỉ dừng lại ở phạm vi quan hệ nghĩa vụ, thậm
chí nếu theo ngôn từ chính xác của điều luật thì
Điều 242 BLDS Đức chỉ được áp dụng từ thời
điểm nghĩa vụ được xác lập.
Do đâu mà mặc dù BLDS 2005 đã có sự
xuất hiện của cấu trúc chung - riêng nhưng
những người áp dụng pháp luật Việt Nam lại
chưa thấy được vai trò và vị trí xứng đáng của
nguyên tắc này, trong khi thực tiễn pháp lý ở
Việt Nam đòi hỏi phải có sự điều chỉnh uyển
chuyển của pháp luật trong rất nhiều tình
huống để đảm bảo quan hệ hợp đồng công
bằng hơn như nhu cầu điều chỉnh hợp đồng
do hoàn cảnh thay đổi27, nhu cầu can thiệp
sớm hơn để áp đặt trách nhiệm pháp lý tiền
hợp đồng, hay nhu cầu áp đặt nghĩa vụ hạn
chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng28. Sẽ hợp
lý hơn nếu như chúng ta nhìn nhận vấn đề
này không thực sự nằm ở Tòa án, mà có lẽ
nằm trong cách thức lập pháp của BLDS cũng
như sự nhìn nhận chưa chính xác về vai trò
giải thích pháp luật của Tòa án trong hệ thống
pháp luật nước ta. Mặt khác, các nguyên tắc
trong BLDS 2005, có lẽ mới chỉ được nhìn
nhận như là những tư tưởng chỉ đạo, định
hướng cho hoạt động lập pháp và áp dụng
pháp luật, mà chưa thực sự được xem xét nó
với tính chất là những “điều khoản chung”
chứa đựng giải pháp pháp lý tiềm ẩn cho phép
BLDS thích ứng với nhu cầu mới của xã hội.
Do vậy, BLDS cần có sự sắp xếp, đối chiếu,
sử dụng một cách chuẩn xác các thuật ngữ ở
các điều khoản để giảm bớt tính tuyên ngôn
trong những quy định nguyên tắc, đồng thời
làm tăng thêm tính ứng dụng của chúng đặc
biệt trong khung cảnh BLDS được xem là Bộ
luật gốc của hệ thống luật tư. Có như vậy mới
tạo cho BLDS có tính ổn định, có sức sống
lâu bền.
(26) Đỗ Văn Đại, Vị trí của BLDS trong lĩnh vực hợp đồng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7/2008.
(27) Lê Minh Hùng, Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam,
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 6 tháng 3/2009.
(28) Đỗ Thành Công, Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4/2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- suc_song_cua_bo_luat_dan_su_viet_nam_tu_goc_nhin_so_sanh_voi.pdf