Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn Giáo Dục Công Dân lớp 12

1. Tính cấp thiết của đề tài Sự bùng nổ của khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng đã tác động hết sức mạnh mẽ vào tất cả các ngành, các lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là giáo dục. Trong điều kiện các phương pháp và hình thức giáo dục cũ đã không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực thì việc đổi mới trong giáo dục cần mang tính cấp thiết. Dạy và học môn GDCD ở trường phổ thông cũng đã và đang được Đảng, nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh, học sinh và đặc biệt là đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn rất quan tâm. Trong những năm qua, việc cải tiến nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học môn GDCD đã được đẩy mạnh thực hiện và bắt đầu thu được những thành tựu, có những chuyển biến tích cực. Nghị quyết Hội nghị BCHTW lần thứ 2 khóa VIII chỉ rõ:Luận văn giáo dục công dân chương trình môn Giáo dục công dân lớp 12 đã đề cập đến hai chủ đề lớn của “Công dân với pháp luật” đó là bản chất và vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của công dân, đất nước, và nhân loại, đề cập đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để ngày một nâng cao hiệu quả dạy học, việc sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật đã trở thành một trong những biện pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Biện pháp này tạo cho học sinh sự chú ý say mê học tập, khả năng thực hành và đặc biệt quán triệt sâu sắc nguyên tắc “Học đi đôi với hành” “Lý luận gắn với thực tiễn”. Qua các bài học rất đa dạng trong sách giáo khoa GDCD lớp 12, các câu chuyện pháp luật sẽ là các tình huống khác nhau để các em lĩnh hội, lồng ghép tri thức một cách chủ động, tự giác và vận dụng sáng tạo kĩ năng GDCD vào cuộc sống. Sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học cũng tạo sự đam mê cho học sinh, thay đổi cách học thụ động, liên hệ trực tiếp với những hành động của bản thân và xã hội là đúng hay sai, từ đó giúp các em tránh được những cám dỗ của xã hội. Vận dụng sáng tạo phương pháp này giáo viên sẽ làm cho học sinh hiểu biết về bản chất, vai trò và nội dung pháp luật trong một số lĩnh vực đời sống xã hội. Từ tính cấp thiết và đặc thù trên, việc sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 trở nên phù hợp, giúp học sinh chủ động hơn trong học tập, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.Với lý do trên tác giả chọn đề tài: “Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12” để nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp ngành Giáo dục Chính trị 2. Lịch sử nghiên cứu Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 là một trong những phương pháp dạy học mới, đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ. Tuy nhiên theo sự tìm hiểu và tham khảo, tác giả phát hiện có một số công trình liên quan đến vấn đề Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12”, Nguyễn Thị Hồng, (trường THPT Thanh Khê – Đà Nẵng, 2009). Nội dung của sáng kiến nghiên cứu thực trạng và vận dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân 12, đề xuất một số kinh nghiệm nhằm vận dụng phương pháp này đạt hiệu quả hơn, đồng thời cũng đưa ra một số câu chuyện pháp luật để định hướng dạy một số đơn vị kiến thức trong sách giáo khoa GDCD lớp 12. Khóa luận “Sưu tầm và sử dụng bài tập tình huống vào dạy học phần công dân với pháp luật SGK GDCD lớp 12” Trần Thị Hương, ĐHSP Huế, (2010). Nội dung khóa luận đã đưa ra những quy trình về việc sưu tầm và sử dụng các tình huống để dạy học phần công dân với pháp luật môn GDCD lớp 12. Trong khóa luận cũng đưa ra nhiều tình huống pháp luật hay và phù hợp với nội dung bài học. “Tư liệu Giáo dục Công dân lớp 12”, Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Đức Ngọc, Nxb Giáo dục, (2008). Cuốn sách đã giới thiệu các tư liệu đọc cụ thể gồm những câu chuyện pháp luật, bài nói chuyện, thông tư, văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề pháp luật đã đề cập trong từng bài của sách giáo khoa môn GDCD lớp 12, đồng thời đưa ra các câu hỏi để làm rõ kiến thức trong sách giáo khoa GDCD lớp 12. “Tình huống GDCD 12”, chủ biên Trần Văn Thắng, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008. Cuốn sách gồm 137 tình huống được biên soạn theo nội dung của 10 bài trong SGK GDCD lớp 12. Cuối mỗi tình huống đều có câu hỏi để học sinh tự trả lời, trong đó còn có một số tình huống khó còn có gợi ý tư liệu tham khảo nhằm giúp học sinh có cơ sở để trả lời. Luận văn giáo dục công dân Nhìn chung tất cả các cuốn sách, bài viết trên chưa đi sâu vào việc sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học môn GDCD lớp 12. Sách giáo khoa GDCD lớp 12 hiện nay chỉ còn phần công dân với pháp luật, với nhiều kiến thức mới và khó đối với học sinh, để giúp học sinh có kiến thức vận dụng vào giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đề ra, khóa luận này đưa ra các câu chuyện pháp luật và có gợi ý trả lời nhằm góp phần giải quyết khó khăn trong quá trình dạy học của giáo viên, học sinh và nâng cao chất lượng dạy học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề này tác giả sưu tầm, chọn lọc các câu chuyện pháp luật phù hợp với nội dung từng bài trong chương trình môn GDCD lớp 12, từ đó định hướng cho học sinh hiểu được nội dung, tạo tính hứng thú và nhận thức thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Qua nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh hiểu nội dung lồng ghép tri thức một cách chủ động, tự giác và vận dụng sáng tạo kĩ năng GDCD vào cuộc sống, liên hệ trực tiếp với những hành động cụ thể. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học sinh và những ai quan tâm đến vấn đề sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12 * Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau: Sưu tầm, chọn lọc những câu chuyện pháp luật làm cơ sở cho nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu nội dung chương trình môn GDCD lớp 12 từ đó sử dụng các câu chuyện pháp luật phù hợp trong từng tiết học. Định hướng các câu chuyện pháp luật để dạy học các đơn vị kiến thức môn GDCD lớp 12. Từ đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn khi sử dụng các câu chuyện pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 12 và đề xuất biện pháp khắc phục. Luận văn giáo dục công dân 4. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu Các câu chuyện pháp luật phù hợp với nội dung chương trình dạy học môn GDCD lớp 12. Ý nghĩa thực tiễn của sự vận dụng các câu chuyện pháp luật vào dạy học môn GDCD lớp 12. + Phạm vi nghiên cứu Các câu chuyện pháp luật phù hợp với chương trình môn GDCD lớp 12. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này được tiến hành bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, báo, tạp chí chuyên ngành về các vấn đề liên quan đến đề tài nhằm thu thập các quan điểm lý luận dạy học cơ bản, để có cơ sở lý luận nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp thực tiễn: Sưu tầm các tình huống pháp luật trong đời sống, trong các tài liệu Phương pháp so sánh, chọn lọc, phân tích tổng hợp khái quát hóa. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Khóa luận được chia thành 2 chương: Chương 1: Câu chuyện pháp luật trong dạy học chương trình môn GDCD lớp 12. Chương 2: Sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD lớp 12.

pdf74 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 9037 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sưu tầm và sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn Giáo Dục Công Dân lớp 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinvn_luanvan_Giaoduccongdan.pdf