Suy thoái đất và bảo tồn tài nguyên đất phù sa cổ ở đồng bằng Sông Cửu Long
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, đất là địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải khoáng và chất hữu cơ nơi cư trú cho các loại động thực vật và con người, địa bàn để lọc nước và cung cấp nước. Đất còn phục vụ cho con người ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông
Cuộc sống của con người phụ thuộc rất nhiều vào lớp đất trồng trọt để sản xuất ra lương thực, thực phẩm và các nguyên liệu sản xuất công nghiệp phục vụ cho cuộc sống của mình. Tuy nhiên lớp đất có khả năng canh tác này lại luôn chịu những tác động mạnh mẽ của tự nhiên và các hoạt động canh tác do con người. Sự thoái hóa của đất biểu hiện dưới nhiều hình thức, vì thế rất khó đánh giá tiềm năng màu mỡ của đất do sự đa dạng của việc sử dụng đất, mức độ công nghệ, các tiêu chuẩn về quản lí và sức ép dân số.
Việt Nam là một quốc gia với ¾ diện tích là đồi núi, lượng mưa lớn từ 1800-2000 mm/năm, kỹ thuật canh tác và ý thức của người dân còn kém, thì hiện tượng suy thoái đất đã và đang xảy ra trầm trọng.
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước ta, là vùng thủy sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. Cuộc sống của người dân ở ĐBSCL chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp cho nên đối với họ, đất là nguồn tài nguyên quý giá. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân đã làm cho tài nguyên đất ở ĐBSCL bị suy giảm, đất đai bị suy thoái và ô nhiễm ở nhiều nơi.
Trong quá trình nghiên cứu tự học, khó tránh khỏi sai sót. Chúng em rất mong sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên.
NỘI DUNG CHÍNH:
I. Suy thoái đất
1. Khái niệm
2. Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp
II. Bảo tồn tài nguyên đất phù sa cổ
1. Đặc điểm, nguyên nhân và phân bố đất phù sa cổ ở
ĐBSCL
2. Biện pháp bảo tồn
10 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4847 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Suy thoái đất và bảo tồn tài nguyên đất phù sa cổ ở đồng bằng Sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCHĐỀ TÀI : SUY THOÁI ĐẤT VÀ BẢO TỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT PHÙ SA CỔ Ở ĐBSCL
GVHD: Trần Nguyên Hương Lan
SVTH: Trần Anh Điền_QLĐĐ09B
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, đất là địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải khoáng và chất hữu cơ nơi cư trú cho các loại động thực vật và con người, địa bàn để lọc nước và cung cấp nước. Đất còn phục vụ cho con người ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông…
Cuộc sống của con người phụ thuộc rất nhiều vào lớp đất trồng trọt để sản xuất ra lương thực, thực phẩm và các nguyên liệu sản xuất công nghiệp phục vụ cho cuộc sống của mình. Tuy nhiên lớp đất có khả năng canh tác này lại luôn chịu những tác động mạnh mẽ của tự nhiên và các hoạt động canh tác do con người. Sự thoái hóa của đất biểu hiện dưới nhiều hình thức, vì thế rất khó đánh giá tiềm năng màu mỡ của đất do sự đa dạng của việc sử dụng đất, mức độ công nghệ, các tiêu chuẩn về quản lí và sức ép dân số.
Việt Nam là một quốc gia với ¾ diện tích là đồi núi, lượng mưa lớn từ 1800-2000 mm/năm, kỹ thuật canh tác và ý thức của người dân còn kém, thì hiện tượng suy thoái đất đã và đang xảy ra trầm trọng.
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước ta, là vùng thủy sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. Cuộc sống của người dân ở ĐBSCL chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp cho nên đối với họ, đất là nguồn tài nguyên quý giá. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân đã làm cho tài nguyên đất ở ĐBSCL bị suy giảm, đất đai bị suy thoái và ô nhiễm ở nhiều nơi.
Trong quá trình nghiên cứu tự học, khó tránh khỏi sai sót. Chúng em rất mong sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên.
NỘI DUNG CHÍNH:
I. Suy thoái đất
1. Khái niệm
2. Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp
II. Bảo tồn tài nguyên đất phù sa cổ
1. Đặc điểm, nguyên nhân và phân bố đất phù sa cổ ở
ĐBSCL
2. Biện pháp bảo tồn
I. SUY THOÁI ĐẤT
1. Khái niệm
Theo định nghĩa của FAO: suy thoái đất là quá trình làm suy giảm khả năng sản xuất ra hàng hóa và các nhu cầu sử dụng đất của con người.
2. Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp
Tài nguyên đất ở ĐBSCL đã được khai thác và sử dụng qua nhiều thế hệ, cùng với thời gian con người định cư và sinh sống tại đây. Với sự canh tác này, người dân địa phương đã áp dụng nhiều biện pháp và kinh nghiệm, như: Làm đất thủ công, làm đất bằng cơ giới, ém phèn, rửa phèn, tưới tiêu, bón phân nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài những tác động của con người, đất ĐBSCL vẫn phát triển theo các tiến trình lý-hóa-sinh học tự nhiên trong đất dưới ảnh hưởng của các điều kiện môi trường. Kết quả của những quá-tiến trình này đã làm cho đất ngày càng thay đổi, phát triển có khả năng dẫn đến những suy thoái về dinh dưỡng, phèn hóa, mặn hóa, lý tính kém, nghèo về quần thể vi sinh vật và cuối cùng làm cho đất có tiềm năng bạc màu toàn diện, đưa đên sự phát triển nông nghiệp không ổn định và lâu bền trên toàn vùng. Có rất nhiều nguyên nhân gây suy thoái đất. Sau đây, là những nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục của một số loại suy thoái đất đang là vấn đề của ĐBSCL.
a. Quá trình xâm nhập mặn
* Nguyên nhân
- Khách quan:
+ Biến đổi thời tiết
+ Thiếu nước ngọt
+ Địa hình thấp trũng
+ Vị trí xa nguồn nước ngọt từ sông Hậu
+ Thủy triều biển Tây và biển Đông hoạt động mạnh
- Chủ quan:
+ Mâu thuẫn về nhu cầu dùng nước ( lúa và tôm)
+ Các cống điều tiết nước ngăn mặn không phù hợp với chuyển đổi sản xuất
+ Quản lý vận hành điều tiết nước trên hệ thống thủy lợi còn gặp khó khăn ở các địa phương
+ Nước mặn khu vực lấn sang vùng nước ngọt (chuyển đổi lúa sang lúa tôm)
* Thiệt hại :
*Tỉnh Sóc Trăng
Tổng diện tích lúa xuân hè toàn tỉnh 48.000 ha, trong đó có 100 ha lúa xuân hè bị chết do khô hạn và mặn xâm nhập (sau đó địa phương phải gieo xạ lại) tại khu vực dự án Long Phú-Tiếp Nhật giáp sông Hậu gần cửa Trần Đề giáp biển.
Nguồn: Công ty Cổ phần Thủy lợi Sóc Trăng. (1/2011)
*Tỉnh Bến Tre
Tổng diện tích lúa đông xuân của tỉnh 20.632 ha, trong đó có 2.615 ha bị ảnh hưởng do khô hạn và mặn xâm nhập vào thời kỳ lúa trỗ bông tháng 3/2011; ở các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Bình Đại, Thạnh Phú và thành phố Bến Tre. Mức giảm năng suất từ 30-60%.
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bến Tre.(3/2011)
* Tỉnh Trà Vinh
Số diện tích lúa đông xuân 11.827,48 ha bị thiệt hại do khô hạn và xâm nhập mặn vào giữa tháng 1/2011 khi gieo xạ, lúa ở giai đoạn mạ trên địa bàn các huyện Cầu Ngang, Tiểu Cần, Trà Cú, Châu Thành và thành phố Trà Vinh.
Nguồn: Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh.(1/2011)
* Giải pháp :
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Hỗ trợ kinh phí bơm tiêu
- Tạm ngừng xuống giống vụ hè thu những nơi chưa chủ động nguồn nước, dặm cây đối với diện tích thiệt hại
- Cũng cố đê bao ngăn mặn trữ ngọt
b. Quá trình chua hóa, phèn hóa
Diện tích đất phèn chiếm 1,6 triệu hecta (chiếm 41% tổng diện tích đất ở ĐBSCL)
* Nguyên nhân
- Phèn trôi từ trên cao xuống thấp (phèn hòa tan trong nước)
- Thời tiết nắng hạn kéo dài
- Đào kênh, xẻ mương, nuôi tôm, lên líp,…….
* Hậu quả
- Gây ra bất lợi cho sự phát triển rừng ngập mặn và các hệ sinh thái thuỷ vực
- Tác động tiêu cực đến cấp nước, cây trồng và cây thủy sinh như lúa bị nhiễm phèn là lá lúa trở nên màu vàng cam, lá non bị đỏ, cây kém nở bụi, sinh trưởng kém, nhiều hạt lép và dẫn đến thiệt hại lớn về năng suất, tích lũy chất độc trong cây trồng.
- Nước phèn chát không thể nấu nướng, giặt giũ…
* Biện pháp
- Xây dựng hệ thống thủy nội đồng
- Biện pháp xạ ngầm
- Kỷ thuật lên liếp rửa phèn
- Dùng nước lũ rửa phèn
- Bón vôi
- Bón phân hữu cơ, đạm lân và phân vi lượng
Lên liếp rửa phèn (1 sai; 2 đúng)
c. Quá trình xói mòn
* Nguyên nhân
- Có lượng mưa lớn (2000 mm/năm)
- Chăn thả quá mức
- Địa hình dốc
- Kỷ thuật canh tác không hợp lý
- Chặt phá rừng lấy gỗ -> Mất đi thảm thực vất -> xói mòn
* Hậu quả
- Mất đất do xói mòn
- Mất chất dinh dưỡng
- Giảm năng suất cây trồng
- Tàn phá môi trường
- Giảm năng suất cây trồng
- Tác hại đến sản xuất công nghiệp
- Tác hại đến thủy lợi
Tác động tiêu cực của xói mòn đất.
* Biện pháp
- Trồng cây đầu nguồn và trên các ngọn núi
- Thềm bậc thang
- Các công trình và thềm đơn giản
- Bố trí đa canh
- Trồng cây thành dãi
- Canh tác theo đường đồng mức
d. Quá trình rửa trôi
* Nguyên nhân
- Do hàm lượng muối dinh dưỡng trong đất bị rửa trôi vào môi trường nước => biến đổi về tính chất và cấu trúc đất, đất trở nên nhẹ, chua, nghèo chất dinh dưỡng.
- Do con người phá hủy môi trường đất nhanh chóng qua các hoạt động chủ yếu sau: khai thác đất một cách bừa bãi, không bảo vệ cây rừng, khai phá ở những nơi đất dốc, phá cả rừng đầu nguồn, rừng hành lang, khai hoang trắng, không đúng thời vụ …
* Tác hại
- Năng suất cây trồng giảm nhanh chóng.
- Rửa trôi làm giảm khả năng giữ nước của đất, làm cây bị khủng hoảng nước thường xuyên và nghiêm trọng
- Rửa trôi đất dẫn đến đất bị bào mòn, trở nên nghèo, xấu, bạc màu.
- Càng ngày đất càng nghèo chất dinh dưỡng, và đi đến thoái hóa đất.
- Rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước: làm cho nước bị đục, phú dưỡng hóa…và gây hại đến người dân sử dụng nước mặt để sinh hoạt.
- Làm sụp lỡ đất gây ảnh hưởng lên cơ sở hạ tầng
* Biện pháp
- Che phủ đất
- Bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ môi trường
- Trồng rừng với bộ rễ ăn sâu kết hợp xen với cây phủ đất, chống
- Trồng rừng phủ xanh đồi trọc, chú ý mật độ để tránh xói mòn
- Bón phân hữu cơ cho đất tăng lượng mùn và kết cấu đất.
II. Bảo tồn tài nguyên đất phù sa cổ ở ĐBSCL
1. Đặc điểm, nguyên nhân và phân bố
a. Đặc điểm
- Có diện tích khoảng 2,7% (108990 ha) so với tổng diện tích Đồng bằng.
- Đất bị rửa trôi mạnh, hàm lượng dinh dưỡng của tầng đất này bị trực vi xuống sâu, tầng rửa trôi dày trong phẩu diện đất, làm tầng đất mặt ngày càng kiệt màu, sa cấu thô dần, hàm lượng nước hữu dụng cung cấp cho cây trồng thấp.
Nguyên nhân: Sự trực vi của nước trong mùa mưa trên các loại đất có thành phần sa cấu thô-trung bình (trầm tích phù sa cổ) với vận tốc khác nhau, tùy thuộc vào loại sa cấu và địa hình. Sự thoái hóa đặc tính và chất lượng đất này sẽ xảy ra trên các loại đất như sau: Plintic Tropaquults, Typic Rhodustult, Typic Tropaquults và Typic Plinthohumults(Plint- haquutls).
- Do địa hình thấp của Đồng bằng sông Cửu Long nên trầm tích đầm mặn đã phát triển và phủ lên lớp phù sa cổ -> địa hình đất xám và đất phèn xen kẻ nhau, chồng lấp lên nhau.
- Nhiều vùng phù sa cổ có địa hình thấp do hậu quả của sự sụt lún nên tầng mặt bị nhiễm phèn như Long An, Đồng Tháp. Nhóm đất phù sa cổ chia làm 2 loại:
* Đất phù sa cổ có tầng đọng mùn
+ Địa hình thấp, đọng nước nhiều nước trong năm.
+ Tầng đất chính: AhEBtgCg(Cr)
+ Tầng mặt có màu đen, thịt nặng, các tầng dưới có màu xám trắng
+ Hàm lương hữu cơ và đạm: TB-> khá và đất thường bị gley mạnh
* Đất phù sa có tầng mặt không đọng mùn
+ Được hình thành ở địa hình cao
+ Phẩu diện gồm các loại tầng :ApEBt(g)vCg(Cv)
+ Đất có màu xám sáng đến sáng trắng
+ Nghèo dinh dưỡng, hơi chua(pH 4.5-5), thành phần cơ giới nhẹ
b. Phân bố
Dọc theo biên giới Vietnam-Campuchia thuộc các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang
2. Biện pháp bảo tồn
- Cày sâu dần kết hợp tăng phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí
- Luân canh cây trồng: cây họ đậu, cây lương thực và cây phân xanh
- Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng, bảo đảm tưới, tiêu hợp lí
- Bón vôi cải tạo đất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Phân vô cơ có nhiều tác dụng, đó là yếu tố thật cần thiết cho thâm canh tăng năng suất, thiếu phân vô cơ sẽ không thể cho năng suất cây trồng cao. Tuy nhiên, là phải sử dụng đúng kỹ thuật vì hầu hết các trường hợp gây ra hậu quả không tốt do phân bón là do sử dụng không đúng kỹ thuật. Phân hữu cơ có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất, nhưng cũng cần phải bón phân hợp lý nếu không sẽ gây ô nhiễm đất.
- Vận động nông dân ý thức tự giác tiêu hủy bao bì thuốc BVTV và tránh lạm dụng thuốc hóa học để giảm thiểu tác hại đến môi trường sống.
- Tăng cường quy hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có các biện pháp giảm nhẹ thiên tai, cung cấp nước cho các vùng hạn hán nghiêm trọng, xoá đói giảm nghèo... cũng đang được coi là giải pháp hữu hiệu trong cuộc chiến chống thoái hoá, sa mạc đất
- Tăng độ che phủ của rừng bảo vệ đất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Văn Khoa, Trần Bá Linh (2011), Bài giảng Bạc màu và bảo vệ đất đai, Trường ĐH Cần Thơ.
Trần Kim Tính (2004), Giáo trình thổ nhưỡng, Trường ĐH Cần Thơ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_nop_co_lan_4122.doc