Đa số các nhà đầu tư tìm kiếm thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau, trang Web của Tỉnh là
nơi có nhiều nhà đầu tư tham khảo (trọng số
3,62). Tiếp theo là Nguồn thông tin từ Bộ KH
& ĐT (trọng số 3,55) và Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với trọng số
3,43.
Tuy nhiên, điều quan trọng chính là chất
lượng của thông tin cung cấp. Trang web của
tỉnh được nhiều nhà đầu tư tham khảo nhưng họ
lại đánh giá chất lượng thông tin không cao so
với các nguồn khác. Kết quả khảo sát cho thấy,
các nhà đầu tư rất tin tưởng vào thông tin mà
đối tác của họ cung cấp. Bên cạnh đó, thông tin
có được từ các hội chợ, triển lãm hoặc từ các
công ty nghiên cứu thị trường lại được các nhà
đầu tư đánh giá cao hơn.
13 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của các yếu tố marketing địa phương đến thu hút đầu tư tại tỉnh Đắk Nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019
các địa phương đã có những thành công khá
ngoạn mục trong việc thu hút đầu tư như Bình
Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên
Có nhiều yếu tố dẫn đến thành công nhưng
một trong những yếu tố được nhắc đến nhiều
là các địa phương này đã biết vận dụng
marketing địa phương vào hoạt động thu hút
đầu tư._______________________________________________________________________
1 Trường Đại học Tài chính - Marketing
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MARKETING ĐỊA PHƯƠNG
ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG
THE IMPACT OF MARKETING PLACE TO ATTRACT
INVESTMENT IN THE PROVINCE: EMPIRICAL EVIDENCE
FROM DAKNONG
Nguyễn Văn Hiến, Ao Thu Hoài1
Ngày nhận bài: 04/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 18/11/2019 Ngày đăng: 05/12/2019
Tóm tắt
Marketing địa phương đóng vai trò quan trọng để xây dựng hình ảnh địa phương nhằm thu hút các
nhà đầu tư, khách du lịch, dân cư và lao động đến với địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội của địa phương. Nghiên cứu này thực hiện khảo sát 200 nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh Đắk
Nông để xác định và đo lường 5 yếu tố thuộc marketing địa phương tác động đến thu hút đầu tư vào
tỉnh gồm: (1) Cơ sở hạ tầng hỗ trợ doanh nghiệp; (2) Chế độ chính sách và dịch vụ công của địa
phương; (3) Môi trường sống và làm việc; (4) Nguồn nhân lực; và (5) Kênh cung cấp thông tin. Từ
kết quả nghiên cứu, bài báo đề xuất một số hàm ý chính sách cho các nhà lãnh đạo tỉnh Đắk Nông
tham khảo nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư cho tỉnh Đắk Nông.
Từ khóa: Marketing địa phương, thu hút đầu tư, Đắk Nông.
Abstract
Marketing place plays an important role in building a local image to attract investors, tourists,
residents and laborers to the locality to promote local socio-economic development. This study
conducted a survey of 200 investors inside and outside Dak Nong province to identify and
measure 5 factors of marketing place affecting investment attraction in the province, including:
(1) Supportive infrastructure for enterprise; (2) Local policies and public services; (3) Living
and working environment; (4) Human resources; and (5) Information channel. From the research
results, the paper proposes some policy implications for Dak Nong leaders to refer to promoting
investment attraction for Dak Nong province.
Key words: Marketing place, investment attraction, Dak Nong province.
1. Giới thiệu
Thu hút đầu tư là một trong những nhiệm vụ
quan trọng đối với chính quyền các địa phương
trong điều kiện các địa phương đang rất cần vốn
để đầu tư phát triển, đặc biệt là phát triển hệ
thống hạ tầng và các lĩnh vực mà địa phương có
thế mạnh. Thực tế thời gian qua, có khá nhiều
51
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019
Đắk Nông là một tỉnh còn non trẻ, mới
thành lập trên 15 năm và thuộc phía nam Tây
Nguyên. Với đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện
tự nhiên và xã hội, Đắk Nông có khá nhiều lợi
thế để phát triển.
Về nông nghiệp, Đắk Nông với đặc thù có
đến 66% diện tích là đất bazan rất phù hợp để
phát triển nông nghiệp, nhất là các loại cây công
nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Trong
đó, một số loại cây hiện nay có diện tích và sản
lượng lớn như cà phê (hơn 120.000 ha), hồ tiêu
(hơn 39.200 ha).
Về tiềm năng du lịch, trên địa bàn tỉnh có
nhiều thắng cảnh thiên nhiên như các thác nước
hùng vĩ nằm giữa rừng già như thác Trinh Nữ,
thác Đray H’Linh, Đray Sáp, thác Diệu Thanh,
thác Gấu, thác Chuông, thác Ngầm (trong lòng
núi), thác Liêng Nung, Đắk GLung... Các khu
bảo tồn thiên nhiên Nam Nung (25.000 ha), Tà
Đùng (28.000 ha). Đặc biệt, các buôn làng
đồng bào dân tộc ít người với những nét sinh
hoạt văn hóa truyền thống độc đáo và đặc sắc.
Ngoài ra, Đắk Nông còn có công viên địa chất
trải dài trên 2.000km2 với hệ thống hang động
núi lửa phân bố khu vực dọc sông Krông Nô
được phát hiện từ năm 2007. Hệ thống hang
động núi lửa Krông Nô ẩn chứa nhiều bí ẩn về
sự thành tạo, các tổ hợp khoáng vật, đa dạng
sinh học và di chỉ khảo cổ vô cùng qúy giá.
Công viên địa chất này đang được tỉnh Đắk
Nông trình UNESCO công nhận là công viên
Địa chất toàn cầu. Đây được xem là một tiềm
năng phát triển rất lớn về khoa học và du lịch.
Về công nghiệp khai thác và chế biến, Đắk
Nông là tỉnh rất giàu tiềm năng về tài nguyên
khoáng sản, trong đó đặc biệt là quặng bô-xít.
Các khoáng sản quý hiếm khác cũng rất đa
dạng, như vàng, đá quí ngọc bích, saphia trắng;
volfram, thiếc, antimony và nguyên liệu sản
xuất vật liệu xây dựng như đất sét, cao lanh,
puzơlan...
Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh
Đắk Nông, tình hình thu hút đầu tư trong và
ngoài nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian
qua vẫn còn nhiều hạn chế, các hoạt động kinh
tế đối ngoại còn yếu, thu hút vốn đầu tư FDI
chưa đáng kể và quy mô nhỏ bé, cả tỉnh mới
chỉ thu hút được có vài dự án vốn FDI. Riêng
năm 2017, không có dự án FDI đầu tư vào tỉnh
Đắk Nông.
Vì vậy, để có thể đạt mục tiêu huy động vốn
để đầu tư phát triển như mục tiêu của tỉnh đã
đề ra, có rất nhiều việc tỉnh Đắk Nông cần phải
làm, trong đó, vấn đề nghiên cứu, vận dụng các
yếu tố marketing địa phương để xây dựng hình
ảnh địa phương và thu hút đầu tư trong và ngoài
nước mang tính cấp bách. Mục tiêu của bài viết
trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
về các yếu tố marketing địa phương thu hút đầu
tư và kết quả nghiên cứu thực tế tại tỉnh Đắk
Nông, từ đó đề xuất một số kiến nghị đối với
tỉnh Đắk Nông nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu
tư nhất là đầu tư FDI vào tỉnh này.
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1. Khái niệm và các lý thuyết về marketing
địa phương
Vai trò của marketing đối với việc phát triển
kinh tế của các quốc gia đã được các nhà kinh
tế đề cập đến từ nhiều thập niên qua (Drucker
1958; Reddy & Campbell 1994, Kotler & ctg
2013, Berkowitz & ctg 1994). Nhiều quốc gia
tuy không có nguồn tài nguyên và nhân lực dồi
dào nhưng nhờ có chiến lược và chương trình
marketing địa phương hiệu quả và đã biến địa
phương của mình thành những nơi phát triển
bền vững (Hồ Đức Hùng, 2004).
52
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019
Marketing địa phương (Marketing Places)
được định nghĩa là “việc thiết lập hình ảnh về
một địa phương để thỏa mãn nhu cầu của những
thị trường mục tiêu” (Kotler & ctg, 2010),
trong đó, thị trường mục tiêu của marketing
địa phương chính là những khách hàng mà các
chủ thể làm marketing địa phương hướng đến,
bao gồm du khách tham quan du lịch, cư dân và
người lao động, các nhà đầu tư hiện có và nhà
đầu tư từ nơi khác, thị trường xuất khẩu.
Về vĩ mô, các nhà marketing tập trung vào
vai trò của marketing phát triển kinh tế của một
quốc gia, một địa phương (Reddy & Campbell
1994). Tuy nhiên, khi đề cập đến marketing
thì thương hiệu địa phương là đơn vị cơ bản
để marketing hướng tới. Như vậy, về mặt
marketing, chúng ta có thể xem một địa phương
hay một quốc gia như một doanh nghiệp, có
thương hiệu, gọi là “thương hiệu địa phương”
để phân biệt với thương hiệu sản phẩm/dịch vụ
của các đơn vị kinh doanh. Với quan điểm này,
xét về nguyên lý marketing thì marketing một
thương hiệu địa phương và marketing thương
hiệu sản phẩm không khác nhau nhiều (Reddy
& Campbell 1994).
Marketing địa phương khác biệt với
marketing sản phẩm đó là nhà marketing. Đối
với thương hiệu là sản phẩm, nhà marketing là
bộ phận marketing của doanh nghiệp, còn nhà
marketing địa phương thì bao gồm nhiều thành
phần khác nhau như chính quyền địa phương,
cộng đồng kinh doanh và cộng đồng dân cư
(Kotler và ctg, 2010)
Cũng theo Kotler & ctg (2010), marketing
địa phương không chỉ hiểu là hành động
truyền thông quảng bá cho địa phương đó, mà
marketing địa phương còn hướng tới việc tạo
lập một địa phương nhằm thỏa mãn nhu cầu của
thị trường mục tiêu. Các nhà làm marketing địa
phương phải tạo ra được những “sản phẩm” địa
phương hấp dẫn, thỏa mãn được nhu cầu của
khách hàng đang mong đợi. Một địa phương
không chỉ là một không gian địa lý, một thị
trường với một cộng đồng dân cư nhất định mà
còn bao gồm các yếu tố vô hình như văn hóa, xã
hội, lịch sử, dân tộc.
Từ đó có thể hiểu, “marketing địa phương là
những hoạt động của giới chức chính quyền và
cộng đồng dân cư nhằm xây dựng và phát triển
một hệ thống các giá trị của một địa phương,
đồng thời truyền thông quảng bá các giá trị đó
tới các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh, các đối
tượng khách du lịch, và nguồn lao động chất
lượng cao nhằm thu hút họ tới địa phương để
thúc đẩy sự phát triển địa phương”.
Trong lý thuyết marketing hiện đại,
marketing địa phương là một trong những
chính sách không thể thiếu trong quá trình quản
lý. Xét về mặt “vi mô”, marketing có thể xem
xét ở phạm vi một sản phẩm nào đó của doanh
nghiệp; xét về mặt “vĩ mô”, marketing tập trung
vào việc phát triển kinh tế của một quốc gia, tỉnh/
thành phố gồm marketing nhà đầu tư, khách du
lịch, các chuyên gia, nhân vật nổi tiếng vào địa
phương (Reddy và Campbell, 1994). Như vậy,
có thể xem thương hiệu một quốc gia hay tỉnh/
thành phố là một “thương hiệu địa phương’’.
Để thành công trong quá trình kinh doanh, các
doanh nghiệp phải marketing cho sản phẩm của
doanh nghiệp thì “nhà marketing địa phương”
cần phải marketing cho quốc gia hay tỉnh/
thành phố (Kotler và ctg, 2013). Marketing địa
phương thực chất là một sự phối hợp các nguồn
lực của địa phương nhằm thỏa mãn nhu cầu
khách hàng mục tiêu của địa phương (nhà đầu
tư, kinh doanh, chuyên gia, du khách...) và để
đạt được mục tiêu của địa phương là phát triển
cũng như gia tăng chất lượng cuộc sống cho
53
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019
mọi thành viên trong địa phương (Nguyễn Đình
Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
2.2. Marketing địa phương và vấn đề thu
hút đầu tư
Trong thời đại ngày nay, các địa phương sẽ
không thể tự phát triển được nếu không có các
nguồn lực từ bên ngoài địa phương. Trong các
nguồn lực để phát triển thì vốn đầu tư là một
yếu tố vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để các
nhà đầu tư quan tâm đầu tư vốn vào một địa
phương? Trong bối cảnh địa phương (tỉnh,
thành, quốc gia) nào cũng muốn thu hút các nhà
đầu tư về với địa phương mình, trong khi số
lượng các nhà đầu tư có tiềm năng luôn luôn có
giới hạn thì đương nhiên các nhà đầu tư sẽ có
nhiều lựa chọn để xem xét nên đầu tư vào địa
phương nào. Các nhà đầu tư thường chỉ đầu tư
vào địa phương nào đáp ứng tốt nhất yêu cầu
và kỳ vọng của họ. Các yếu tố nhà đầu tư quan
tâm hàng đầu khi quyết định địa phương để đầu
tư là nguồn nhân lực chất lượng cao và giá rẻ,
nguồn nguyên liệu dồi dào, hạ tầng kinh tế - xã
hội phát triển và một yếu tố vô cùng quan trọng
khác là môi trường đầu tư. Chính môi trường
đầu tư là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư
(kể cả chi phí chính thức và phi chính thức)
của nhà đầu tư. Việc vận dụng marketing địa
phương vào lĩnh vực thu hút đầu tư chính là
các hoạt động của chính quyền các địa phương
trong việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của nhà
đầu tư và làm thỏa mãn nhu cầu của họ khi đầu
tư vào địa phương (Quelch. 2005).
Theo quan điểm của Ashworth & Voogd
(1990), marketing địa phương nhằm thu hút đầu
tư là quá trình, trong đó, địa phương tổ chức thực
hiện các hoạt động hướng đến việc đáp ứng nhu
cầu của khách hàng (nhà đầu tư) mục tiêu trên
cơ sở đảm bảo lợi ích xã hội và hiệu quả kinh
tế, phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Quan điểm
này cho thấy, marketing địa phương là một quá
trình được thực hiện bởi các địa phương nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu, trên
góc độ thu hút đầu tư thì khách hàng ở đây là
các nhà đầu tư tiềm năng.
Nghiên cứu những chiến lược marketing
địa phương thành công của Seppo K.Nairisto
(2003) đã chỉ ra nhóm các nhân tố có tầm quan
trọng quyết định sự thành công của một địa
phương gồm chín nhân tố, trong đó bao gồm
năm nhân tố thuộc nội bộ địa phương (nhóm
hoạch định, tầm nhìn và phân tích chiến lược,
bản sắc và hình ảnh địa phương, mô hình hợp
tác công - tư, lãnh đạo địa phương) và bốn
nhân tố vĩ mô bên ngoài (đoàn kết chính trị, thị
trường toàn cầu, phát triển địa phương, và sự
trùng khớp quy trình).
Địa phương khi lựa chọn ngành nghề hay
nhà đầu tư cần thu hút sẽ phụ thuộc vào: (1)
mục tiêu và năng lực của địa phương; (2) khả
năng “sinh lời” (hay đạt được mục tiêu) cho địa
phương từ nhà đầu tư hay ngành nghề khuyến
khích đầu tư; và (3) cường độ cạnh tranh trên
thị trường thu hút đầu tư. Việc xác định và lựa
chọn khách hàng mục tiêu cho phép các chủ thể
marketing huy động và sử dụng hiệu quả nguồn
lực của mình nhằm đạt được các mục tiêu đã
xác định. Đối với các địa phương, việc tạo ra
giá trị gia tăng cho nhà đầu tư là một thách thức
lớn. Quá trình này đặt ra yêu cầu về hệ thống
hoàn chỉnh đối với sản phẩm lãnh thổ để tối ưu
giá trị gia tăng địa phương có thể cung cấp cho
khách hàng mục tiêu.
Trong khi đó, Nguyễn Huy Hoàng (2017)
thì cho rằng, với nhiều biến đổi và thách thức
trong môi trường kinh doanh toàn cầu, các địa
phương cần thực hiện một kế hoạch marketing
54
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019
mang tính chiến lược nhằm thu hút đầu tư một
cách có hiệu quả. Một địa phương có kế hoạch
chiến lược marketing toàn diện và rõ ràng sẽ
đảm bảo thu hút đầu tư với một tầm nhìn dài
hạn, hướng vào các mục tiêu phát triển bền
vững, tránh tình trạng vụn vặt, thiếu định hướng
trong thu hút đầu tư. Các hoạt động marketing
địa phương khi đó sẽ góp phần thu hút đầu tư
theo đúng mục tiêu và định hướng phát triển
của địa phương. Sơ đồ dưới đây thể hiện mối
quan hệ giữa địa phương và các nhà đầu tư tiềm
năng mà địa phương hướng tới.
Hình 1. Mô hình mối quan hệ giữa địa phương và nhà đầu tư/doanh nghiệp
Nguồn: Nguyễn Huy Hoàng (2017)
Chiến lược marketing địa phương với mục
tiêu thu hút đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Xây dựng chiến lược marketing địa
phương nhằm mục đích thu hút đầu tư phải trả
lời được ba câu hỏi chính: (i) vị thế hiện tại
của địa phương trên thị trường đầu tư; (ii) vị trí
mong muốn trong tương lai của địa phương trên
thị trường đầu tư; (iii) giải pháp của địa phương
nhằm mong muốn đạt được vị trí đó.
Ở một nghiên cứu khác, xuất phát từ bản
chất của marketing, chiến lược marketing địa
phương nhằm thu hút đầu tư thể hiện qua những
hoạt động cụ thể bao gồm: Phân tích môi trường,
dự báo tiềm năng, phân đoạn, lựa chọn và định
vị thị trường mục tiêu và đặc biệt là chính sách
marketing hỗn hợp. Tiếp cận marketing 4.0 của
Kotler (2018), chiến lược marketing hỗn hợp
4C, khách hàng mục tiêu trong ngữ cảnh này
được hiểu là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp
đã, đang và sẽ có ý định đầu tư vào địa phương,
bao gồm: (1) Customer Solutions (Giải pháp cho
nhà đầu tư); (2) Customer Cost (Chi phí mà nhà
đầu tư phải bỏ ra cho hoạt động của họ tại địa
phương); (3) Convenience (Sự thuận tiện dành
cho nhà đầu tư) và (4) Communication (Cách
thức tương tác với nhà đầu tư). Các biến số
này cần phải được phối hợp một cách hiệu quả
nhằm đạt mục tiêu phát triển của địa phương,
đồng thời tạo lập một hình ảnh hấp dẫn với các
nhà đầu tư.
2.3. Mô hình nghiên cứu
Nhằm mục đích khám phá mối quan hệ ảnh
hưởng của các yếu tố marketing địa phương trong
55
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019
bối cảnh của Đắk Nông tới sự hấp dẫn đầu tư,
trên cơ sở tham khảo một số mô hình nghiên cứu
của các tác giả trước, nhóm nghiên cứu hướng
nội dung phân tích vào năm vấn đề cơ bản được
tham khảo từ các nghiên cứu trước (Nguyễn Huy
Hoàng 2017, Seppo K.Nairisto, 2003): (1) Cơ sở
hạ tầng hỗ trợ doanh nghiệp; (2) Chế độ chính
sách và dịch vụ công của địa phương; (3) Môi
trường sống và làm việc; (4) Nguồn nhân lực và
(5) Kênh cung cấp thông tin.
Hình 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng
Từ mô hình nghiên cứu đã trình bày, nhóm
tác giả xác định một số giả thuyết nghiên cứu
sau: (1) Giả thuyết H1: Cơ sở hạ tầng hỗ trợ
doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực tới sự hấp
dẫn doanh nghiệp đầu tư vào Tỉnh Đắk Nông.
(2) Giả thuyết H2: Chế độ chính sách của địa
phương có ảnh hưởng tích cực tới sự hấp dẫn
doanh nghiệp đầu tư vào Tỉnh Đắk Nông. (3)
Giả thuyết H3: Môi trường sống và làm việc có
ảnh hưởng tích cực tới sự hấp dẫn doanh nghiệp
đầu tư vào Tỉnh Đắk Nông. (4) Giả thuyết H4:
Nguồn nhân lực chất lượng cao có ảnh hưởng
tích cực tới sự hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào
Tỉnh Đắk Nông. (5) Giả thuyết H5: Kênh cung
cấp thông tin có ảnh hưởng tích cực tới sự hấp
dẫn doanh nghiệp đầu tư vào Tỉnh Đắk Nông.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được mô tả trong sơ
đồ của hình 2 dưới đây:
56
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng cho
bài nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu
định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông
qua phương pháp thảo luận nhóm. Một nhóm
chuyên gia 10 người được mời đến để trao
đổi theo dàn bài thảo luận. Thang đo ban đầu
được tham khảo dựa vào thang đo của Nguyễn
Huy Hoàng (2017), kết thúc thảo luận, nhóm
nghiên cứu tổng hợp ý kiến, so sánh đối chiếu
với các nghiên cứu trước để xây dựng bộ thang
đo và bảng hỏi nháp (bảng hỏi được thiết kế
theo thang đo Likert dạng cấu trúc). Thang đo
được đo lường bằng các biến thành phần như
sau: Một biến phụ thuộc (Y
DT
) thể hiện “Sự hấp
dẫn đầu tư vào Đắk Nông” và năm biến độc lập
với 39 biến quan sát, gồm: (1) Cơ sở hạ tầng
hỗ trợ doanh nghiệp gọi là SI (bao gồm 14 biến
quan sát từ SI
1
đến SI
14
); (2) Chế độ chính sách
và dịch vụ công của địa phương gọi là PP (bao
gồm 7 biến quan sát từ PP
1
đến PP
7
); (3) Môi
trường sống và làm việc gọi là EN (bao gồm
6 biến quan sát từ ENP
1
đến ENP
7
); (4) Nguồn
nhân lực gọi là HR (bao gồm 7 biến quan sát
từ HR
1
đến HR
6
); và (5) Kênh cung cấp thông
tin gọi là IC (bao gồm 7 biến quan sát từ IC
1
đến IC
6
). Sau khi hoàn thành việc xác lập các
biến nghiên cứu, một Bảng câu hỏi nháp được
hình thành gồm hai phần với hơn 50 câu hỏi cụ
thể. Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu tiến hành
phỏng vấn thử 30 đối tượng nhà đầu tư để đánh
giá thang đo và chỉnh sửa bảng hỏi nháp thành
bảng hỏi chính thức phục vụ nghiên cứu định
lượng (chính thức).
Để thực hiện nghiên cứu chính thức, nhóm
nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp 200
đối tượng nhà đầu tư trong nước và quốc tế
(trong đó 120 nhà đầu tư đã đến đầu tư tại Đắk
Nông, số còn lại là ở địa phương khác) bằng
phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Các bảng khảo
sát thu thập được sau khi trải qua quá trình biên
tập và nhập liệu được xử lý bằng phần mềm
SPSS 20.0.
Những kỹ thuật được thực hiện trong phân
tích dữ liệu định lượng bao gồm: phân tích nhân
Hình 3. Quy trình thực hiện nghiên cứu
Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng
57
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019
tố khám phá EFA; phân tích tương quan; phân
tích hồi quy; phân tích phương sai (ANOVA) và
thực hiện các kiểm định thống kê.
Nguồn dữ liệu thứ cấp cho nghiên cứu được
tập hợp từ các báo cáo thống kê của Tổng cục
Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông, số liệu
báo cáo của các Sở, Ban ngành tỉnh Đắk Nông
và các công trình nghiên cứu có liên quan đã
công bố.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Kết quả thống kê mô tả
Với 200 bảng câu hỏi được phát ra đều thu
lại thành công. Số liệu được mô tả chi tiết trong
các bảng dữ liệu kết xuất dưới đây:
Bảng 1. Thống kê mô tả tỷ lệ mẫu khảo sát theo loại hình doanh nghiệp
STT Loại hình doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Doanh nghiệp tư nhân 72 36,0
2 Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên 28 14,0
3 Công ty TNHH MTV 58 29,0
4 Công ty cổ phần 42 21,0
Tổng cộng 200 100
Nguồn: Dữ liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu
Bảng 2. Thống kê mô tả tỷ lệ mẫu khảo sát theo lĩnh vực hoạt động
STT Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Công nghiệp/Sản xuất/ Xây dựng hạ tầng 40 20,0
2 Dịch vụ/Thương mại 114 62,0
3 Đào tạo/Tư vấn 4 2,0
4 Nông nghiệp/Lâm nghiệp/Thủy sản 8 4,0
5 Khai khoáng/Thủy điện 14 7,0
6 Tài chính/Ngân hàng /Bảo hiểm 10 5,0
Tổng cộng 200 100
Nguồn: Dữ liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu
4.2. Kiểm định thang đo
Kết quả kiểm định thang đo cho thấy tất cả
các nhân tố trong thang đo đều đạt độ tin cậy
với hệ số Cronbach Alpha > 0,6 và hệ số tương
quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Kết quả được
thể hiện ở bảng sau:
58
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019
Đối với biến phụ thuộc với 7 biến quan sát hệ
số Cronbach Alpha 0,856, vì vậy kết quả thang
đo đạt yêu cầu để đưa vào phân tích tiếp theo.
4.3. Kết quả phân tích nhân tố
Kết quả xử lý số liệu, hệ số KMO = 0,793,
hệ số Bartlett = 32,4, 380 và có ý nghĩa thống
kê với độ tin cậy 95% đạt yêu cầu như bảng sau:
Bảng 4. KMO and Bartlett’s Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of
Sampling Adequacy.
0,793
Bartlett’s Test
of Sphericity
Approx. Chi-Square 324,380
df 21
Sig. .000
Nguồn: Phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA kỹ
thuật PCA (Principal components Analysis) với
phép xoay Varimax, tất cả các Hệ số tải nhân tố
(Factor loading) > 0.5; Hệ số eigenvalue = 1,974
và phần trăm phương sai trích (Percentage of
variance) 70,44% > 50%. Do đó, kết quả EFA
đạt yêu cầu để đưa vào phân tích hồi quy.
4.4. Kết quả Hồi quy
Thang đo các biến độc lập bao gồm 39 biến
quan sát, sau khi phân tích nhân tố khám phá
(EFA), rút trích được 5 nhân tố để đưa vào phân
tích hồi quy.
Bảng 3. Kết quả kiểm định thang đo các biến độc lập
STT Các yếu tố Số biến quan sát Hệ số Cronbach Alpha
1 Cơ sở hạ tầng hỗ trợ doanh nghiệp (Supporting
infrastructure)
14 0,897
2 Chế độ chính sách và dịch vụ công (Policy
and public service)
7 0,872
3 Môi trường sống và làm việc (Environment) 6 0,743
4 Nguồn nhân lực (Human Resources) 6 0,795
5 Kênh cung cấp thông tin cho nhà đầu tư
(Evaluates Information Channel)
6 0,818
Nguồn: Dữ liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu
Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy thu hút đầu tư
Các yếu tố
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa
Trị số t
Mức ý nghĩa
(Sig)B Sai số chuẩn Beta
Hằng số 0,004 0,071 0,060 0,952
HR 0,521 0,070 0,518 7,411 0,000
SI 0,323 0,071 0,322 4,599 0,000
EN 0,366 0,070 0,365 5,211 0,000
PP 0,154 0,070 0,154 2,197 0,031
IC 0,127 0,072 0,126 1,806 0,074
Nguồn: Phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu
59
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019
Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu bằng
hồi quy tuyến tính bội giữa các yếu tố sự hấp dẫn
đầu tư cho thấy cả 5 yếu tố tác động dương với
các yếu tố của thực trạng thu hút đầu tư ở mức
ý nghĩa p < 0.05. Hệ số phóng đại phương sai
VIF đều nhỏ hơn 10 nên không có hiện tượng
đa cộng tuyến. Giá trị F ở mức ý nghĩa thống kê
Sig. = .000, cho thấy mô hình hồi quy xây dựng
được là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được.
Hệ số R2 điều chỉnh cho thấy độ tương thích của
mô hình là 70,4 % hay nói cách khác khoảng
70,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc thực
trạng thu hút đầu tư được giải thích bởi 5 yếu tố.
Mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố thu
hút đầu tư đối với thực trạng thu hút đầu tư dựa
trên kết quả phân tích hồi quy bội của nghiên
cứu được thể hiện bằng phương trình hồi quy
chuẩn hóa như sau:
Y
DT
= 0,518 HR + 0,322 SI + 0,365 EN
+ 0,154 PP + 0,126 IC
Tức là: Sự thu hút đầu tư vào Tỉnh Đắk
Nông = 0,518 (Nguồn nhân lực) + 0,322 (Cơ
sở hạ tầng) + 0,365 (Môi trường sống và làm
việc) + 0,154 (Chế độ chính sách và dịch vụ
công) + 0,126 (Kênh cung cấp thông tin)
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động của
yếu tố nguồn nhân lực lớn nhất với hệ số Beta =
0,518; kế đến yếu tố cơ sở hạ tầng (0,322), môi
trường sống và làm việc (0,365); chế độ chính
sách và dịch vụ công (0,154) và cuối cùng kênh
cung cấp thông tin (0,126).
Xét về thực tiễn, so sánh với các kết quả
nghiên cứu ở một số địa phương khác và thông
qua thảo luận nhóm chuyên gia thì kết quả
nghiên cứu này đã phản ánh đúng thực tiễn tỉnh
Đắk Nông trong thu hút đầu tư.
5. Kết luận và hàm ý chính sách
5.1. Kết luận
Bài nghiên cứu đã sử dụng giả thuyết mô
hình các yếu tố marketing địa phương tác động
đến thu hút đầu tư tại tỉnh Đắk Nông gồm 5
nhóm yếu tố gồm: (1) Cơ sở hạ tầng hỗ trợ
doanh nghiệp (SI); (2) Chế độ chính sách và
dịch vụ công của địa phương (PP); (3) Môi
trường sống và làm việc (EN); (4) Nguồn nhân
lực (HR); và (5) Kênh cung cấp thông tin cho
nhà đầu tư (IC). Kết quả nghiên cứu khảo sát
và xử lý dữ liệu cho thấy cả 5 nhóm yếu tố nói
trên đều có ảnh hướng trực tiếp đến thu hút đầu
tư tại tỉnh Đắk Nông với mức ý nghĩa p < 0,05.
Trong đó nhóm yếu tố “Nguồn nhân lực – HR”
ảnh hưởng mạnh nhất với trọng số tác động là
0,518, kế đến là nhóm yếu tố “Môi trường sống
và làm việc- EN” với trọng số 0,365, tiếp đến
là nhóm yếu tố “Cơ sở hạ tầng-SI” với trọng số
0,322, tiếp đến là nhóm yếu tố “Chế độ chính
sách thu hút đầu tư của tỉnh – PP” với trọng số
0,154 và cuối cùng là nhóm yếu tố “Kênh thông
tin cho nhà đầu tư – IC” với trọng số là 0,126.
Kiểm định thống kê cho thấy không xảy ra hiện
tượng đa cộng tuyến và các nhân tố độc lập giải
thích được 70,4% ý nghĩa của mô hình.
5.2. Một số hàm ý chính sách
Để thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh Đắk
Nông, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài báo đề
xuất một số hàm ý chính sách như sau:
Thứ nhất là Nguồn nhân lực (Human
Resources)
Tận dụng được nguồn nhân lực giá rẻ chính
là một trong những lý do mà các nhà đầu tư
đến với Việt Nam nói chung và Đắk Nông nói
60
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019
riêng. Nguồn lao động giá rẻ dồi dào chính là
một trong những lý do mà các nhà đầu tư đến
với Việt Nam, nhưng đó cũng không phải là
điểm mạnh của Đắk Nông. Nhà đầu tư đánh giá
tốt năng suất lao động (3,68), tuy nhiên, khan
hiếm lao động bậc cao hoặc người quản lý đáp
ứng nhu cầu của doanh nghiệp (2,84).
Nguồn nhân lực luôn giữ vai trò quan trọng
nhất trong mọi chiến lược phát triển. Tỉnh Đắk
Nông cần có chính sách tốt để đào tạo, phát
triển, thu hút được nhiều nhân lực chất lượng
cao cho địa phương.
Thứ hai là Môi trường sống và làm việc
(Environment)
Môi trường sống và làm việc là yếu tố thứ
hai được các nhà đầu tư quan tâm khi đầu tư
vào Đắk Nông. Khi đầu tư vào một địa phương,
các nhà đầu tư (thậm chí kể cả gia đình họ) sẽ
phải thường xuyên sống và làm việc lâu dài tại
địa phương đó, vì vậy yếu tố này nhà đầu tư rất
quan tâm. Thực tế ở Đắk Nông có quá ít điểm
văn hóa, vui chơi, chưa đáp ứng được nhu cầu
sinh sống và làm việc tại địa phương. Ngược
lại, người dân thân thiện được các nhà đầu tư
đánh giá tốt. Cộng đồng dân cư có vai trò rất
quan trọng trong việc củng cố và khuếch trương
hình ảnh của địa phương. Thái độ và hành vi
của cư dân địa phương sẽ có tác động tiêu cực
hay tích cực, trực tiếp hay gián tiếp không chỉ
đối với việc thu hút nhà đầu tư của địa phương
mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức độ trung
thành của họ đối với địa phương.
Rất cần có kế hoạch chiến lược truyền thông
để người dân thấy được vị trí của mình trong
một chiến lược tổng thể marketing địa phương
nhằm phát triển kinh tế xã hội một cách bền
vững hơn.
Thứ ba là Cơ sở hạ tầng hỗ trợ doanh
nghiệp (Supporting Infrastructure)
Cơ sở hạ tầng hỗ trợ doanh nghiệp là nhóm
yếu tố thứ ba mà các nhà đầu tư quan tâm. Đối
với Đắk Nông, trong các yếu tố cấu thành cơ sở
hạ tầng hỗ trợ doanh nghiệp, thì hai yếu tố thuộc
về chi phí là giá điện (2,94) và giá nước (3,01)
bị nhà đầu tư đánh giá thấp. Bên cạnh đó các hệ
thống ngân hàng (3,78) và hệ thống thông tin
(3,97), hệ thống cấp điện (3,83) được đánh giá
cao nhất. Tổng quan nhìn lại, hai yếu tố bị đánh
giá thấp thì phạm vi Tỉnh không quyết định
được mà phụ thuộc vào chính sách giá phí của
Trung ương quy định, còn các yếu tố được đánh
giá cao lại chính là sự chủ động thiết lập hạ tầng
của địa phương. Điều này chứng minh sự nỗ lực
của Tỉnh Đắk Nông trong những hoạt động quản
lý mà Tỉnh có thể chủ động thực hiện. Tỉnh cần
tiếp tục cố gắng theo chiều hướng tốt như hiện
nay, đồng thời kiến nghị với Chính phủ hỗ trợ
giá điện, nước cho các doanh nghiệp trong từng
giai đoạn đầu tư đối với các địa phương thuộc
vùng núi như Đắk Nông.
Thứ tư là Chế độ chính sách và dịch vụ
công (Policy and Public service)
Ảnh hưởng từ chính quyền địa phương
(trọng số 3,56) và Sự hỗ trợ của các cơ quan
an ninh (trọng số 3,60) được đánh giá cao nhất.
Điều này khẳng định những cố gắng to lớn của
Đắk Nông trong những năm vừa qua. Ngược
lại, Chính sách ưu đãi đầu tư (trọng số 3,18)
và Dịch vụ hành chính pháp lý (trọng số 3,26)
được các nhà đầu tư đánh giá thấp hơn. Tỉnh
Đắk Nông cần lưu ý cải cách các vấn đề này
để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI), đồng thời làm tăng sự hài lòng của các
Nhà đầu tư với địa phương.
61
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019
Thứ năm là Kênh cung cấp thông tin cho
nhà đầu tư (Information Channel)
Đa số các nhà đầu tư tìm kiếm thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau, trang Web của Tỉnh là
nơi có nhiều nhà đầu tư tham khảo (trọng số
3,62). Tiếp theo là Nguồn thông tin từ Bộ KH
& ĐT (trọng số 3,55) và Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với trọng số
3,43.
Tuy nhiên, điều quan trọng chính là chất
lượng của thông tin cung cấp. Trang web của
tỉnh được nhiều nhà đầu tư tham khảo nhưng họ
lại đánh giá chất lượng thông tin không cao so
với các nguồn khác. Kết quả khảo sát cho thấy,
các nhà đầu tư rất tin tưởng vào thông tin mà
đối tác của họ cung cấp. Bên cạnh đó, thông tin
có được từ các hội chợ, triển lãm hoặc từ các
công ty nghiên cứu thị trường lại được các nhà
đầu tư đánh giá cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Hồ Đức Hùng, 2012. Marketing địa phương với việc quảng bá thương hiệu TP Hồ Chí Minh. Tạp
chí Kinh tế và phát triển số 36.
Kotler, P. & ctg, 2013. Quản trị marketing, NXB Lao động xã hội.
Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Quản
trị kinh doanh. NXB Thống kê. Tp.HCM.
Nguyễn Huy Hoàng, 2017. Chiến lược marketing địa phương: Mô hình và thang đo nghiên cứu,
Tạp chí Công thương.
Quelch J., 2005, Tiếp thị địa phương và quốc gia theo cách nào? Vietnamnet.
Tổng Cục Thống kê, 2016, 2017, 2018. Niên giám thống kê các năm 2016. 2017, 2018. NXB Thống
Kê.
UBND tỉnh Đắk Nông, 2018. Quy hoạch Philip thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Nông đến
2035, tầm nhìn 2050. Báo cáo quy hoạch Tỉnh Đắk Nông.
Tiếng Anh
Ashworth, G.J. & H. Voogd, 1990. Selling the City: Marketing Approaches in Public Sector Urban
Planning. London: Belhaven Press
Berkowitz & ctg, 1994. Marketing, 4 the dition. Von Hoffmann Press, USA.
Drucker, P. F., 1958. Marketing and Economic Development. Sage Jourrnals Volume: 22 issue: 3,
page(s): 252-259, Issue published: January 1, 1958
Harvey & Jim Taylor, 2003. Local economic and policy. Blackwell Publication.
Kotler, P., & ctg, 2002. Marketing Asian Places, Attracting investment, industry, and tourism to
cities, states, and nations. John Wiley & Sons (Asia).
Kotler, P., & ctg, 2010. Marketing places. Free press, USA.
Kotler, P., 2018. Marketing 4.0: Moving from Traditional to Digital. Wiley published
62
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 54, 12/2019
Reddy, A. C. & D. P. Campbell, 1994. Marketing’s Role in Economic Development. Westport:
Quorum Books.
Seppo K. Nairisto, 2003. Success factors of place marketing: A study of place marketing in practices
Northern Europe and The United States. Helsinki University of Technology.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_cac_yeu_to_marketing_dia_phuong_den_thu_hut_dau.pdf