Các nhà quản trị ngân hàng có thể kiểm soát
nợ xấu tại ngân hàng thông qua nhiều cách
khác nhau như: gia tăng suất sinh lời ROE,
trích lập dự phòng rủi ro theo đúng qui định,
sử dụng hiệu quả thông tin tín dụng, thúc đẩy
tăng trưởng tín dụng và tăng tài sản. Các ngân
hàng có thể gia tăng ROE và sử dụng ICT
càng tốt thì NPL càng giảm, trong đó, đặc biệt
cần chú ý sử dụng yếu tố ICT vì hiện nay các
ngân hàng tiếp cận và sử dụng hiệu quả hệ
thống thông tin tín dụng chưa tốt và cũng
chưa nghiên cứu sâu vấn đề này. Tuy nhiên,
để hệ thống thông tin tín dụng hiệu quả, chính
xác, minh bạch, thì cần có sự chỉ đạo, hỗ
trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt), 88-99
là Ngân hàng Nhà nước.
Đối với Ngân hàng Nhà nước: Cần gia
tăng cũng cố và phát huy hệ thống thông tin
tín dụng để là cơ sở hữu hiệu cho các
NHTM có thể đưa ra những quyết định tín
dụng kịp thời, chính xác hơn, lựa chọn đối
tượng để cấp tín dụng hiệu quả, nâng cao
khả năng thu hồi vốn tín dụng. Đồng thời,
cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu
và đưa ra định hướng lãi suất phù hợp với
nền kinh tế Việt Nam theo từng giai đoạn
nhằm nâng cao khả năng hoàn trả nợ vay
của người vay vốn, từ đó đảm bảo khả năng
thu hồi nợ của ngân hàng
12 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của các yếu tố nội bộ đến nợ xấu của ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
88 Nguyễn Kim Phước và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 59(2), 88-99
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NỘI BỘ ĐẾN NỢ XẤU
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
NGUYỄN KIM PHƯỚC
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – phuoc.nk@ou.edu.vn
PHAN NGỌC THÙY NHƯ
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – nhu.pnt@ou.edu.vn
NGÔ THÀNH TRUNG
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – trung.nt@ou.edu.vn
(Ngày nhận: 20/11/2017; Ngày nhận lại: 29/11/2017; Ngày duyệt đăng: 20/12/2017)
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các yếu tố nội bộ tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt
Nam. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo thường niên của 22 ngân
hàng thương mại hoạt động trong giai đoạn từ 2006 – 2015 (10 năm). Số quan sát tương ứng là 220. Bằng kỹ thuật
phân tích hồi quy dữ liệu bảng, hồi quy biến phụ thuộc là nợ xấu, nghiên cứu đã tìm thấy 6 trong 7 yếu tố nội bộ có
ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, các hàm ý chính sách cho các nhà
quản trị ngân hàng được đưa ra nhằm giảm thiểu nợ xấu, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo sự lành mạnh
và an toàn cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Từ khóa: Hồi qui dữ liệu bảng; Ngân hàng thương mại; Nợ xấu; Việt Nam.
Impact of internal factors on non–performing loans of Vietnamese commercial banks
ABSTRACT
The primary objective of this study was to explore the impact of internal factors on non-performing loans
(NFL) of commercial banks in Vietnam. The study used secondary data collected from consolidated financial
statements and annual reports of 22 commercial banks during a ten-year period from 2006 to 2015. The use of 220
observations and panel data regression analysis with NFLs as dependent variables in the study helped to point out
six out of seven internal factors affecting banks’ NFLs. These results of empirical research revealed that bank
managers and policy makers should focus on internal factors to improve operational efficiency, lower NFLs and
ensure financial health for Vietnamese commercial banks.
Keywords: Commercial banks; Non–performing loans (NFLs); Panel data regression; Vietnam.
1. Giới thiệu
Nợ xấu đã và đang là yếu tố quan trọng
gây áp lực lớn đối với hệ thống ngân hàng,
nguy cơ rủi ro cho “sức khỏe” nền kinh tế.
Theo Chính Phủ (2016), nợ xấu của toàn hệ
thống ngân hàng 6 tháng đầu năm vẫn còn ở
mức 2,78%. Như vậy, nợ xấu chưa thực sự
thuyên giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2017,
VAMC mới chỉ xử lý được 32.400 tỷ đồng nợ
xấu, chiếm 13,4% trong tổng số nợ xấu đã
mua (Chu Thái, 2017). Vì thế, vấn đề xử lý nợ
xấu vẫn là hoạt động trọng tâm của Ngân
hàng Nhà nước và toàn ngành ngân hàng.
Trong hoạt động của các ngân hàng
thương mại Việt Nam (NHTMVN) nói riêng
và các NHTM nói chung, hoạt động cho vay
vẫn là hoạt động chủ yếu. Do tính chất kinh
doanh đặc thù này, các NHTM luôn đối diện
với rủi ro vỡ nợ của người đi vay. Điều đó tạo
ra vấn đề lớn của ngân hàng là nợ xấu (Upal,
Nguyễn Kim Phước và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 59(2), 88-99 89
2009; Greenidge và Grosvenor, 2010). Nợ xấu
là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
khủng hoảng của các ngân hàng (Guy và
Lowe, 2011). Theo Podpiera và Weill (2008),
các đặc điểm của mỗi ngân hàng như: vốn,
quản lý hiệu quả chi phí, đa dạng hoạt động
tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn, có ảnh
hưởng đến nợ xấu. Louzis và cộng sự, (2012)
cho rằng, bên cạnh các biến số nội tại của
ngân hàng, các biến số kinh tế vĩ mô cũng có
ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng.
Kiểm soát và xử lý nợ xấu là một vấn đề
trọng tâm của hệ thống ngân hàng. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu tại các
ngân hàng, bao gồm cả nguyên nhân khách
quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Mục tiêu của
nghiên cứu là xem xét các yếu tố nội tại (bên
trong) của ngân hàng tác động đến tỷ lệ nợ
xấu của hệ thống NHTMVN.
Nội dung nghiên cứu gồm các phần như:
Cơ sở lý luận, mô hình, dữ liệu và phương
pháp nghiên cứu. Phần cuối cùng là kết quả
nghiên cứu và đề xuất hàm ý chính sách cho
nhà quản trị.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Các khái niệm
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (2004), một
khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn
thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi
các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc
hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn
theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến
hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy các
dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không
thể hoàn trả nợ đầy đủ.
Định nghĩa nợ xấu theo tiêu chuẩn
của Việt Nam được NHNN quy định tại
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005 và theo Thông tư số 02/2013/TT-
NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà
nước thì nợ xấu là các khoản nợ đã quá hạn
thanh toán cả gốc lẫn lãi từ 90 ngày trở lên và
khả năng trả nợ là đáng lo ngại. Tỷ lệ nợ
xấu/tỷ lệ nợ quá hạn trên 90 ngày = dư nợ quá
hạn trên 90 ngày/tổng dư nợ cho vay*100%.
Theo các khái niệm trên, nợ xấu là nợ
quá thời hạn thanh toán cả gốc, lãi từ 90 ngày
trở lên. Nghiên cứu này áp dụng số liệu nợ
xấu theo khái niệm này vì đây là căn cứ để
các ngân hàng thương mại Việt Nam xác định
nợ xấu.
Theo Phạm Thanh Bình (2005), các nhân
tố bên trong nội bộ của chính các NHTM như
các nhân tố về năng lực tài chính (ROA, ROE,
ROS,), khả năng quản trị điều hành, ứng
dụng tiến bộ công nghệ, trình độ và chất
lượng của lao động,... có ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng.
2.2. Lý thuyết nền
Theo lý thuyết rủi ro và quản trị rủi ro
cho rằng, hoạt động của các ngân hàng luôn
đối diện với các rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất
và rủi ro tỷ giá (Nguyễn Minh Kiều, 2015).
Rủi ro là một tình trạng bất ổn, là sự sai biệt
giữa thực tế và kỳ vọng. Trong nghiên cứu
này, hai loại rủi ro được xem xét là rủi ro về
tín dụng và về lãi suất, vì đây là hai loại rủi ro
có liên quan trực tiếp đến nợ xấu của các ngân
hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong
quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, do
người vay suy giảm khả năng trả nợ. Đây là
rủi ro thường xuyên và là rủi ro lớn nhất của
ngân hàng, nó gây ra nợ xấu của các ngân
hàng (Trần Huy Hoàng, 2011). Nguyên nhân
phát sinh rủi ro tín dụng có thể từ phía ngân
hàng và từ phía khách hàng. Rủi ro lãi suất là
rủi ro do biến động lãi suất gây ra (Nguyễn
Minh Kiều, 2015).
Mô hình điểm số Z của Altman (2000),
chỉ số Z dùng để đo lường rủi ro tín dụng bao
gồm: vốn lưu động/tổng tài sản, lợi nhuận
giữ lại/tổng tài sản, EBIT/tổng tài sản, giá trị
thị trường của vốn chủ sỡ hữu/giá trị sổ sách
của tổng nợ và doanh số/tổng tại sản (Trần
Huy Hoàng, 2011). Trị số Z càng cao thì xác
suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Hay
nói khác hơn là nợ xấu của các ngân hàng
càng thấp.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng giải
thích rằng, bên nào có nhiều thông tin hơn về
90 Nguyễn Kim Phước và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 59(2), 88-99
giao dịch thì bên đó có lợi thế hơn bên kia do
thông tin có ảnh hưởng đến việc ra quyết định
(Auronen, 2003; Richard, 2011). Điều này
dẫn đến những lựa chọn bất lợi, tích tụ các
khoản nợ xấu tại ngân hàng (Bester, 1994).
2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan
Kết quả nghiên cứu của Sinkey và
Greenwalt (1991) đã chứng minh, việc mở
rộng tín dụng cũng là một nguyên nhân gây ra
nợ xấu cao, do việc kiểm tra và lựa chọn
người vay kém chất lượng. Kết quả này cũng
được kiểm chứng lại qua nghiên cứu của
Jimenez và Saurian (2006). Golden và cộng
sự (1993) qua kết quả nghiên cứu của mình đã
kết luận rằng, thông tin tín dụng có ảnh hưởng
đến việc ra quyết định cho vay của ngân hàng.
Nghĩa là, nếu ngân hàng có nhiều thông tin
hơn về khách hàng, chất lượng thông tin tốt sẽ
giúp giảm rủi ro tín dụng, từ đó giảm các
khoản nợ xấu của ngân hàng.
Salas và Saurina (2002) nghiên cứu yếu
tố quyết định cho vay của ngân hàng thương
mại Tây Ban Nha, bằng cách sử dụng một mô
hình dữ liệu bảng trong giai đoạn 1985-
1997. Phát hiện của nghiên cứu này là sự thay
đổi trong nợ xấu của các ngân hàng được giải
thích bởi các yếu tố như: Tăng trưởng GDP,
mở rộng tín dụng, kích thước ngân hàng, tỷ lệ
vốn và sức mạnh thị trường. Trong quá trình
nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ
xấu của các NHTM ở châu Âu, Salas và
Saurina (2002) cũng đã phát hiện tốc độ tăng
trưởng tín dụng (credit growth) và nợ xấu có
mối tương quan thuận.
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng tại 16
quốc gia thuộc vùng cận Sahara từ năm 1993
– 2002, Fofack (2005) đã chứng minh rằng,
ROE có tác động trái chiều đến nợ xấu. Mario
(2006) nghiên cứu về rủi ro của hệ thống ngân
hàng ở Italia trong giai đoạn từ 1985-2002, đã
chỉ ra mối tương quan thuận giữa nợ xấu với tỷ
lệ dự phòng rủi ro tín dụng.
Đánh giá về nợ xấu tại Ấn Độ thì Dash và
Kabra (2010) thấy rằng lãi suất thực càng tăng
thì nợ xấu càng tăng, còn quy mô ngân hàng
(size) lại không có tác động đến nợ xấu. Cũng
từ bộ dữ liệu bảng của các ngân hàng Ấn Độ
trong giai đoạn 1998 – 2008, các tác giả còn
thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng (credit
growth) và nợ xấu có tương quan nghịch.
Louzis, Vouldis và Metaxas (2010)
nghiên cứu nợ xấu theo các khoản vay của hệ
thống ngân hàng ở Hy lạp đã chỉ ra rằng, lãi
suất cho vay có tác động cùng chiều với tỷ lệ
nợ xấu của các ngân hàng. Các tác giả cũng
chỉ ra rằng có thể nhìn vào hiệu quả hoạt động
của ngân hàng, thông qua ROA và ROE, để
đánh giá xu hướng nợ xấu trong tương lai vì
chúng có tương quan nghịch với nợ xấu.
Messai và Jouini (2013) nghiên cứu các
yếu tố quyết định cho các khoản nợ xấu cho
một mẫu 85 ngân hàng ở ba nước (Ý, Hy Lạp
và Tây Ban Nha) trong giai đoạn 2004-
2008. Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, tác
giả đã phát hiện ra khoản nợ xấu có quan hệ
nghịch với khoản dự phòng rủi ro mất vốn và
lãi suất thực.
Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) phân tích
yếu tố tác động đến nợ xấu các NHTMVN,
tác giả sử dụng mô hình bao gồm các biến vĩ
mô và vi mô, trong đó, các yếu tố liên quan
đến ngân hàng có ROE, tổng tài sản, tăng
trưởng tín dụng, qui mô ngân hàng. Tác giả sử
dụng hồi quy FE, RE và DGMM để kiểm định
các yếu tố có tác động đến nợ xấu với bảng dữ
liệu từ năm 2007 – 2014. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, ROE, lạm phát và tăng trưởng kinh
tế có tác động trái chiều đến nợ xấu, qui mô
ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, vốn chủ sở
hữu/tổng tài sản có tác động cùng chiều với
nợ xấu.
3. Mô hình, dữ liệu và phương pháp
nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết nền và các nghiên
cứu trước có liên quan đến nghiên cứu về nợ
xấu tại các ngân hàng thương mại, mô hình
nghiên cứu được đề xuất.
Nguyễn Kim Phước và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 59(2), 88-99 91
Bảng 1
Cơ sở chọn biến trong mô hình nghiên cứu
Tên biến Mô tả Công thức
Dấu tác
động
Nghiên cứu trước
ROE
Suất sinh lợi
trên vốn chủ sở
hữu
Lợi nhuận sau thuế/vốn
chủ sở hữu (%)
-
Fofack (2005); Louzis,
Vouldis và Metaxas
(2010)
LnCRE
Tăng trưởng tín
dụng
Ln tăng trưởng tín dụng
của ngân hàng
+
Salas & Saurina (2002);
Jimenez & Saurian
(2006); Nguyễn Thị
Hồng Vinh (2015)
LnRISK Dự phòng rủi ro
Ln dự phòng rủi ro tín
dụng
+ Mario (2006)
LnASSETS Tổng tài sản
Ln tổng tài sản của ngân
hàng
-
Louzis, Vouldis &
Metaxas (2010)
AGENT_branch
Nhân viên/chi
nhánh
Số nhân viên bình
quân/chi nhánh
(người/chi nhánh)
+
Salas & Saurina (2002);
Nguyễn Thị Hồng Vinh
(2015)
INTEREST
Lãi suất tái cấp
vốn
Lãi suất tái cấp vốn (%) +
Dash & Kabra (2010);
Louzis, Vouldis &
Metaxas (2010)
ICT
Ứng dụng công
nghệ trong ngân
hàng
Chỉ số ứng dụng công
nghệ trong ngân hàng
-
Golden & ctg (1993);
Auronen (2003); Harper
(2011)
Qua lược khảo các nghiên cứu trước, tác
giả nhận thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng thương mại.
Dựa trên ý tưởng và cách tiếp cận vấn đề
trong nghiên cứu của Golden và cộng sự
(1993); Salas và Saurina (2002); Auronen
(2003); Mario (2006); Louzis, Vouldis và
cộng sự (2010), Richard (2011), Harper
(2011) và Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) làm
nền tảng, nghiên cứu này tiếp cận ở khía cạnh
sự tác động của các yếu tố nội bộ tác động
đến nợ xấu (NPL) của các NHTMVN giai
đoạn 2006-2015.
3.1. Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa
theo cơ sở lý luận và đặc thù của các ngân
hàng thương mại Việt Nam, cũng như tính phù
hợp của dữ liệu thu thập được. Mô hình nghiên
cứu có dạng như sau: it = cit + jXit + it
Trong đó, là biến phụ thuộc được đo
lường bằng tỷ số NPL, c là hệ số chặn, là hệ
số hồi quy, X đại diện cho các biến đặc trưng
bên trong ngân hàng. Kí hiệu i đại diện cho
thứ tự các ngân hàng, t là năm. Mô hình
nghiên cứu chi tiết như sau:
NPLit = cit + 1ROEit + 2LnCREit
+ 3LnRISKit + 4LnASSETSit
+ 5AGENT_branch it + 6INTERESTit +
7ICTit + it
NPL: Non – performing loan (%) – biến
phụ thuộc. Tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ
khả năng sử dụng vốn không hiệu quả và làm
92 Nguyễn Kim Phước và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 59(2), 88-99
giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu
của các ngân hàng được nêu trong báo cáo tài
chính (đã kiểm toán) hằng năm.
ROE: Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
(%). Biến định lượng này biểu thị cho khả
năng sử dụng vốn hiệu quả của hệ thống ngân
hàng. ROE có quan hệ nghịch biến với nợ xấu
(kỳ vọng dấu âm). Nghiên cứu của Louzis,
Vouldis và Metaxas (2010, 2012) đã tìm thấy
mối quan hệ trái chiều giữa kết quả kinh
doanh và nợ xấu. ROE của các ngân hàng
càng tăng cho thấy hoạt động kinh doanh của
các ngân hàng mang lại hiệu quả cao thì tỷ lệ
nợ xấu thấp.
LnCRE: Tăng trưởng tín dụng. Biến này
thể hiện quy mô vốn được cung cấp ra thị
trường. Tăng trưởng tín dụng cao góp phần
làm giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng ở
năm hiện tại (Dash và Kabra, 2010). Tuy
nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong
quá khứ sẽ góp phần làm cho nợ xấu ở năm
hiện tại tăng lên, kết quả này cũng phù hợp
với tình hình hoạt động của hệ thống
NHTMVN, nghĩa là tăng trưởng tín dụng có
quan hệ đồng biến (kỳ vọng dấu +) với nợ xấu
(Mario, 2006).
LnRISK: Lượng dự phòng rủi ro tín dụng
thể hiện lượng vốn bị giữ lại không đưa vào
thị trường. Dự phòng rủi ro là số tiền được
trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động
để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra
đối với các khoản cho vay của ngân hàng
thương mại. Ngân hàng dự phòng càng nhiều
thể hiện mức độ rủi ro càng cao. Mario (2006)
cho rằng, các ngân hàng trích lập dự phòng
theo đánh giá mức độ rủi ro của các khoản tín
dụng, nếu rủi ro càng cao thì trích lập dự
phòng càng lớn (kỳ vọng dấu +).
LnASSETS: Nghiên cứu của Louzis và
cộng sự (2010) cho thấy quy mô ngân hàng
tác động trái chiều lên tỷ lệ nợ xấu tại ngân
hàng. Đối với một ngân hàng, tổng tài sản
thường là một con số có giá trị tuyệt đối rất
lớn, do đó trong kỹ thuật hồi quy lúc phân tích
dữ liệu, các tác giả thường lấy logarit (tổng tài
sản) làm biến đại diện cho quy mô. Trong đó
khoản mục tổng tài sản thể hiện trên bảng cân
đối kế toán hàng năm của các ngân hàng. Biến
này được kỳ vọng có quan hệ nghịch biến với
nợ xấu, nghĩa là tổng tài sản của ngân hàng
càng tăng thì tỷ lệ nợ xấu càng giảm (-).
AGENT_branch: Số lượng nhân viên
bình quân/điểm giao dịch của từng ngân hàng
qua các năm. Biến này cũng được chọn là một
biến đại diện cho qui mô và hiệu quả làm việc
của các ngân hàng. Theo Salas và Saurina
(2002) và Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) qui
mô ngân hàng càng lớn (tài sản, chi nhánh,
lực lượng lao động) thì việc kiểm soát nợ xấu
càng khó, do các ngân hàng còn có hạn chế về
nhiều vấn đề trong đó có năng lực quản lý con
người và rủi ro đạo đức. Biến này kỳ vọng
mang dấu dương (+) nghĩa là AGENT_branch
càng lớn thì NPL càng tăng.
INTEREST: Lãi suất tái cấp vốn (%).
Biến này thể hiện nhu cầu vốn trong nền kinh
tế. Lãi suất tái cấp vốn của NHNN cho
NHTM, xem như là mức lãi mà NHTM dựa
vào đó để ấn định mức lãi suất cho vay phù
hợp. Theo Dash & Kabra (2010); Louzis,
Vouldis & Metaxas (2010) lãi suất có tác
động cùng chiều với nợ xấu bởi vì khi lãi suất
càng cao thì khả năng trả nợ của người vay
càng giảm hay nói cách khác là, khả năng thu
hồi vốn và lãi đúng hạn của ngân hàng giảm,
nợ xấu tăng (kỳ vọng dấu dương (+)).
ICT (Việt Nam ICT Index): Chỉ số ứng
dụng công nghệ trong ngân hàng được trích
dữ liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông kết
hợp Hội tin học Việt Nam. Chỉ số càng cao
càng thể hiện khả năng tiếp cận và ứng dụng
công nghệ càng cao, qua đó góp phần trong
kiểm soát rủi ro trong cho vay, giảm thiểu khả
năng mất vốn. Theo các nghiên cứu của
Golden và cộng sự (1993); Auronen (2003) và
Brendon Harper (2011), thông tin càng rõ
ràng, chính xác, đầy đủ, không có trường hợp
thông tin bất cân xứng thì càng giúp ngân
hàng giảm tỷ lệ nợ xấu nhờ quyết định cung
cấp tín dụng chính xác (kỳ vọng dấu âm (-)).
Nguyễn Kim Phước và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 59(2), 88-99 93
3.2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu bao gồm 22 ngân hàng
với tổng cộng 220 quan sát theo năm cho dữ
liệu bảng cân bằng trong 10 năm từ năm 2006
đến năm 2015. Dữ liệu nghiên cứu được thu
thập từ các báo cáo tài chính của các
NHTMVN từ năm 2006 – 2015. Riêng chỉ số
thông tin tín dụng được thu thập từ Bộ Thông
tin và Truyền thông kết hợp Hội tin học Việt
Nam (https://cic.org.vn).
Kỹ thuật hồi quy bảng được sử dụng để
phân tích tác động của các biến đặc trưng bên
trong ngân hàng đối với NPL. Trong nghiên
cứu này, do số lượng các đơn vị chéo (n = 20)
lớn hơn nhiều so với chuỗi thời gian (t = 10)
nên tác giả quan tâm đến tác động của các đơn
vị chéo hay sự khác biệt về điều kiện đặc thù
của các đơn vị chéo có ý nghĩa như thế nào
đối với biến phụ thuộc (NPL). Vì vậy, tác giả
sẽ lần lượt thực hiện các mô hình hồi quy như
mô hình Pooled (hồi quy OLS gộp -Pooled),
mô hình tác động cố định (FE) và mô hình tác
động ngẫu nhiên (RE) của các đơn vị chéo, từ
đó chọn ra mô hình phù hợp.
Kiểm định Wald nhằm mục đích xác định
hệ số tung độ gốc của các đơn vị chéo (20
ngân hàng) có bằng nhau hay không, nếu bằng
nhau tức là thỏa trường hợp hệ số trục tung và
hệ số độ dốc không thay đổi, hay mô hình
Pooled là phù hợp.
Kiểm định Hausman được thực hiện để
lựa chọn giữa mô hình FE và RE với giả
thuyết H0 là không có sự khác biệt giữa
phương pháp FE và RE (hay không có sự
tương quan giữa biến độc lập và yếu tố ngẫu
nhiên ui vì tương quan là nguyên nhân tạo nên
sự khác biệt giữa FE và RE). Nếu giá trị Prob
của kiểm định Hausman ≤ = 5% thì bác bỏ
giả thiết H0 tức mô hình FE phù hợp, ngược
lại thì mô hình RE sẽ được lựa chọn.
Kiểm định sự phù hợp của các hệ số hồi
quy nhằm xem xét mối quan hệ tuyến tính
giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Mô
hình được xem là không phù hợp khi tất cả
các hệ số hồi quy bằng không và mô hình
được xem là phù hợp khi có ít nhất một hệ số
hồi quy khác không.
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
theo phương pháp Breusch & Pagan (1979).
Dựa vào chỉ số Prob của giá trị kiểm định
Chi-square để quyết định chấp nhận hay bác
bỏ giả thuyết H0. Nếu Prob > α = 5% thì
không bác bỏ giả thuyết H0, tức mô hình
không xảy ra tương quan sai số thay đổi.
Kiểm định tương quan chuỗi: Theo
Wooldridge (2002), chúng ta có thể kiểm định
tương quan chuỗi bậc 1 bằng cách hồi quy
phần dư thu được ở mô hình gốc với biến trễ
của nó như mô hình t = (t-1) + ut và sau đó
tiến hành kiểm định Wald cho mô hình này.
Nếu xảy ra tương quan chuỗi bậc 1 thì hệ số
sẽ nhận giá trị là -0,5. Do đó, giả thuyết H0
của kiểm định Wald chính là = -0,5, tức là
có xảy ra tương quan chuỗi bậc 1. Nếu giá trị
p-value ≤ mức ý nghĩa thì ta bác bỏ giả
thuyết H0, có nghĩa hiện tượng tương quan
chuỗi không xảy ra và ngược lại.
Trong trường hợp khi thực hiện hồi quy
mô hình, ở bước kiểm định phần dư của mô
hình, nếu xảy ra hiện tượng tự tương quan
phần dư hay phương sai sai số thay đổi có khả
năng làm sai lệch kết quả, nghiên cứu sẽ tiếp
tục xử lý bằng cách sử dụng phương pháp hồi
quy GLS (Generalized Least Square - hàm
ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát) để
cho ra kết quả hồi quy chính xác hơn. Uớc
lượng GLS khả thi (FGLS) dùng để khắc phục
hiện tượng phương sai sai số và tự tương quan
(Gujarati, 2004 trang 641). GLS cho phép ước
lượng với sự có mặt của độ tương quan AR
(1) trong các bảng và mối tương quan chéo,
tính không đều của dữ liệu bảng. Khi hồi quy
Pooled (OLS) có hiện tượng phương sai sai số
và tự tương quan nghĩa là mô hình có khuyết
tật, phương pháp GLS khả thi (FGLS) bằng
cách dùng biến đổi tương đương để đưa ra
một mô hình mới mà sai số ngẫu nhiên trong
mô hình này có phương sai sai số không đổi,
sau đó dùng Pooled (OLS) để ước lượng mô
hình mới này (Baltagi, 2010).
94 Nguyễn Kim Phước và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 59(2), 88-99
4. Phân tích kết quả nghiên cứu
4.1. Phân tích thống kê mô tả
Dữ liệu nghiên cứu gồm 220 quan sát (10
năm với 22 ngân hàng). Sau khi kiểm tra tính
đầy đủ và chính xác của dữ liệu, nghiên cứu
thực hiện thống kê mô tả nhằm cung cấp
những thông tin cơ bản và tổng quan về tình
hình hoạt động kinh doanh của các
NHTMVN. Kết quả thống kê mô tả được thể
hiện chi tiết theo Bảng 2.
Bảng 2
Thống kê mô tả giá trị các biến trong mô hình
BANK NPL ROE CRE RISK ASSETS
AGENT_
branch
INTEREST ICT
ABB 3.04 5.85 16649.04 274.98 37567.56 19.65 6.458 0.5844
ACB 1.18 23.01 79158.88 866.89 160731.70 31.34 6.458 0.5781
BIDV 3.38 14.42 295569.20 6797.26 419387.40 25.64 6.458 0.8082
CTG 1.05 17.28 268219.80 2714.66 408768.10 18.24 6.458 0.6620
EIB 1.89 10.52 55546.55 533.25 110538.90 31.15 6.458 0.5496
HDB 1.46 10.91 21530.19 246.62 47095.69 24.84 6.458 0.4746
KLB 1.84 8.55 22195.43 75.13 13230.16 28.41 6.458 0.3852
MB 1.91 18.17 55476.45 1028.40 118248.40 27.58 6.458 0.6514
MSB 2.23 9.70 22203.36 360.21 77802.61 19.02 6.458 0.5600
NAB 1.90 5.87 8090.08 65.86 17690.60 19.48 6.458 0.4782
NVB 2.87 7.00 10726.62 124.34 21886.42 15.55 6.458 0.6250
OCB 2.45 11.36 14303.83 158.31 23484.87 21.52 6.458 0.6177
PGB 2.39 9.13 9239.42 121.52 15101.88 20.19 6.458 0.5006
SCB 3.39 9.97 66314.66 666.43 117896.40 17.39 6.458 0.5425
SEA 1.86 5.44 18426.41 278.05 124121.60 15.35 6.458 0.4955
SHB 2.83 8.58 44626.77 569.64 81144.61 14.78 6.458 0.4975
STB 0.99 11.25 71048.03 821.55 132651.20 25.25 6.458 0.5263
TCB 2.50 18.10 50388.33 4863.20 124105.00 24.30 6.458 0.5178
VAB 2.09 7.01 11540.50 140.84 21544.86 21.77 6.458 0.5376
VCB 2.78 18.68 201494.80 5122.29 364296.20 35.11 6.458 0.6198
VIB 2.01 9.15 31420.31 489.40 63839.97 24.66 6.458 0.5466
VPB 1.92 13.37 36313.35 406.94 77501.13 28.44 6.458 0.4487
Total 2.18 11.51 64112.82 1214.81 117210.70 23.17 6.458 0.5549
Nguồn: Tác giả (2017)
Nguyễn Kim Phước và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 59(2), 88-99 95
Kết quả mô tả các giá trị thống kê (Bảng
2) các biến cho thấy: Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của
các ngân hàng giai đoạn từ năm 2006 đến
2015 ở mức trung bình là 2.18%. Ngân hàng
có tỷ lệ nợ xấu nhỏ nhất là STB với 0.99% và
ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là SCB là
3.39%. Các ngân hàng BIDV, VCB, CTG là
những ngân hàng có tăng trưởng tín dụng cao
nhất và cũng là nhóm các ngân hàng có chỉ
số ứng dụng thông tin tín dụng (ICT) cao.
Xét trên qui mô tổng tài sản, hai ngân hàng
KLB, PGB có giá trị tổng tài sản nhỏ nhất.
Các ngân hàng ABB, NAB và SEA có hệ số
ROE rất thấp, chưa đến ½ bình quân toàn
ngành ngân hàng trong cả giai đoạn 2006 –
2015. Về lãi suất tái cấp vốn trong giai đoạn
2006 – 2015, biến động lãi suất khá mạnh,
đỉnh điểm là năm 2011. Những năm sau
2011, lãi suất biến động theo chiều hướng
giảm dần và ổn định ở mức khoảng 5%/năm.
Đây là mức lãi suất vừa phải, phù hợp với lợi
nhuận bình quân của ngành ngân hàng, lạm
phát và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
giai đoạn hiện nay.
Hình 1. Biến động lãi suất tái cấp vốn giai đoạn 2006 – 2015
Nguồn: Tác giả (2017)
4.2. Phân tích hồi quy
Kết quả phân tích hồi quy biến phụ thuộc
(tỷ lệ nợ xấu (%) – NPL) theo các biến độc
lập bên trong bằng phương pháp ước lượng
OLS dữ liệu gộp (Pooled), phương pháp tác
động cố định (FE) và tác động ngẫu nhiên
(RE) của các đơn vị chéo được thể hiện trong
Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3
Kết quả phân tích hồi quy các biến tác động đến tỷ lệ nợ xấu (%) – NPL
INDEPENDENT
VARIABLES
MODEL REGRESSION
POOLED FE RE
Coef. Sta. Err. Coef. Sta. Err. Coef. Sta. Err.
LnASSETS -0.944*** -4.39 -0.973*** -3.69 -0.945*** -4.20
LnCRE -0.221 -1.21 -0.170 -0.83 -0.205 -1.10
LnRISK 0.996*** 7.48 0.941*** 6.13 0.978*** 7.16
ROE -0.050*** -3.51 -0.059*** -3.37 -0.053*** -3.57
AGENT_branch -0.010 -0.73 0.012 0.66 -0.005 -0.30
INTEREST 0.053 1.55 0.067** 1.98 0.057* 1.70
ICT -1.441* 1.79 0.990 0.86 -1.401 1.63
96 Nguyễn Kim Phước và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 59(2), 88-99
INDEPENDENT
VARIABLES
MODEL REGRESSION
POOLED FE RE
Coef. Sta. Err. Coef. Sta. Err. Coef. Sta. Err.
Number of obs 220 220 220
Adj R-squared 0.296 0.280
Prob>F 0.0000 0.000 0.0000
Mức ý nghĩa: * P<0.1, ** P<0.05 và *** P<0.01
Nguồn: Tác giả (2017)
Từ kết quả hồi quy Pooled, FE và RE
(Bảng 3) ta thấy, các biến ROE, LnRISK và
LnASSETS luôn có tác động đến NPL. Mô
hình hồi quy đều có ý nghĩa thống kê và có
Adj R-squared từ 28% trở lên.
Kiểm định Hausman để lựa chọn giữa
mô hình FE và RE. Kết quả kiểm định cho
giá trị χ2 ≈ 0 và Prob>chi2 = 0.856 > =
0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy,
mô hình RE phù hợp hơn mô hình FE. Kiểm
định Wald để lựa chọn giữa mô hình Pooled
và FE: Kết quả kiểm định cho giá trị Chi-
square = 37.084 và Prob ≈ 0.1147 > = 0.05
nên ta chấp nhận giả thuyết H0. Mô hình
Pooled là phù hợp hơn.
Kiểm định Breusch – Pagan cho mình
hình Pooled cho kết quả Prob>chi2 = 0.000 <
= 0.05 nên mô hình có xảy ra hiện tượng
phương sai sai số thay đổi. Đồng thời kiểm
định Wald theo Worldridge cho Prob>F =
0.000 < = 0.05 nên mô hình có xảy ra hiện
tượng tự tương quan. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp FGLS để khắc phục các hiện
tượng tương quan chuỗi và phương sai sai số
thay đổi. Phân tích hồi quy theo phương pháp
FGLS cho kết quả như Bảng 4.
Bảng 4
Kết quả lựa chọn mô hình phù hợp
INDEPENDENT VARIABLES
MODEL REGRESSION (FGLS) Kết quả kiểm định giả
thuyết Coef. Sta. Err.
LnASSETS -0.4696*** 0.1467 Chấp nhận
LnCRE -0.4289*** 0.1331 Chấp nhận
LnRISK 0.7522*** 0.1020 Chấp nhận
ROE -0.0388*** 0.0084 Chấp nhận
AGENT_branch 0.0045 0.0092 Từ chối
INTEREST 0.0677*** 0.0174 Chấp nhận
ICT -1.0880*** 0.4880 Chấp nhận
Number of obs 220
Wald Chi2 (7) 142.81
AR(1) 0.3015
Prob>chi2 0.0000
Mức ý nghĩa *** P<0.01
Nguồn: Tác giả (2017)
Nguyễn Kim Phước và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 59(2), 88-99 97
4.3. Kiểm định độ phù hợp mô hình
Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Giá trị kiểm định F cho kết quả Prob (F-
statistic) = 0.000 < α = 0.05 nên ta bác bỏ giả
thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1: mô hình
nghiên cứu là phù hợp. Bên cạnh đó, R2 hiệu
chỉnh của mô hình 1 bằng 0.296. Điều này có
nghĩa là với mô hình trên, các biến độc lập
bên trong ngân hàng có thể giải thích được
khoảng 29.6% cho sự biến thiên của NPL.
Kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 5
Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Variable VIF 1/VFF Hệ số VIF của các biến đều
nhỏ hơn 5 (Bảng 5), như vậy,
các biến trong mô hình không
xảy ra hiện tượng đa cộng
tuyến (Gujarati, 2012).
ROE 1.34 0.749036
LnCRE 1.05 0.953160
LnRISK 1.19 0.840702
LnASSETS 1.08 0.926208
AGENT_branch 1.34 0.744929
INTEREST 1.12 0.896147
ICT 1.13 0.883490
Mean VIF 1.18
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
và tự tương quan
Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS
cho thấy, Wald Chi2 (7) = 142.81 với AR(1)
= 0.3015 và Prob>chi2 = 0.000. Như vậy, các
khuyết tật về phương sai sai số thay đổi và tự
tương quan của mô hình đã được khắc phục,
mô hình có ước lượng không chệch, đảm bảo
độ tin cậy cao.
5. Kết luận và hàm ý chính sách
5.1. Kết luận
Các yếu tố bên trong ngân hàng tác động
đến tỷ lệ nợ xấu (NPL) theo phương pháp hồi
quy FGLS cho thấy, có 6/7 biến độc lập có tác
động, trong đó các biến ROE, LnCRE,
LnASSETS và ICT có tác động trái chiều với
NPL. Các biến LnRISK và INTEREST có tác
động cùng chiều với NPL. Kết quả nghiên cứu
phù hợp với một số nghiên cứu trước và
phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Biến
AGENT_branch chưa tìm thấy bằng chứng có
tác động đến NPL. Dựa vào kết quả nghiên cứu
cũng như tình hình thực tế tại các NHTMVN,
một số khuyến nghị được đề xuất nhằm góp
phần giảm nợ xấu tại các NHTMVN.
5.2. Hàm ý chính sách
Đối với các nhà quản trị ngân hàng:
Các nhà quản trị ngân hàng có thể kiểm soát
nợ xấu tại ngân hàng thông qua nhiều cách
khác nhau như: gia tăng suất sinh lời ROE,
trích lập dự phòng rủi ro theo đúng qui định,
sử dụng hiệu quả thông tin tín dụng, thúc đẩy
tăng trưởng tín dụng và tăng tài sản. Các ngân
hàng có thể gia tăng ROE và sử dụng ICT
càng tốt thì NPL càng giảm, trong đó, đặc biệt
cần chú ý sử dụng yếu tố ICT vì hiện nay các
ngân hàng tiếp cận và sử dụng hiệu quả hệ
thống thông tin tín dụng chưa tốt và cũng
chưa nghiên cứu sâu vấn đề này. Tuy nhiên,
để hệ thống thông tin tín dụng hiệu quả, chính
xác, minh bạch, thì cần có sự chỉ đạo, hỗ
trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt
98 Nguyễn Kim Phước và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 59(2), 88-99
là Ngân hàng Nhà nước.
Đối với Ngân hàng Nhà nước: Cần gia
tăng cũng cố và phát huy hệ thống thông tin
tín dụng để là cơ sở hữu hiệu cho các
NHTM có thể đưa ra những quyết định tín
dụng kịp thời, chính xác hơn, lựa chọn đối
tượng để cấp tín dụng hiệu quả, nâng cao
khả năng thu hồi vốn tín dụng. Đồng thời,
cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu
và đưa ra định hướng lãi suất phù hợp với
nền kinh tế Việt Nam theo từng giai đoạn
nhằm nâng cao khả năng hoàn trả nợ vay
của người vay vốn, từ đó đảm bảo khả năng
thu hồi nợ của ngân hàng
Tài liệu tham khảo
Atlman, Edward I. (2000). Predicting Financial Distress of Companies: Revisiting The Z-Score and ZETA Models.
Working Paper.
Auronen, L. (2003). Asymmetric Information: Theory and Applications. Paper presented in the Seminar of Strategy
and International Business as Helsinki University of Technology, May 21st 2003.
Baltagi, Badi. H. (2010). Panel Data Econometrics, theoretical Contributions and Empirical Application, First
Edition, Elsevier, chapter 3, 67-90.
Bester, H. (1994). Collateral, Default Risk and Relationship Lending: an empirical study on Financial Contracting.
Breusch, T. S., and Pagan, A. R. (1979). A Simple Test for Heteroscedasticity and Random Coefficient Variation.
Econometrica, 47(5), 1287-1294.
Chính phủ (2016). Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng
cuối năm 2016.
Chu Thái (2017). Nợ xấu quý I/2017: Vẫn tăng và có sự phân hóa,
bao-hiem/2017-05-17/no-xau-quy-i-2017-van-tang-va-co-su-phan-hoa-43369.aspx
Dash, M and Kabra, G. (2010). The determinants of non-performing assets in Indian commercial bank: An
econometric study’, Middle Eastern Finance and Economics, Eurojournals publishing 2010, ISSN: 1450-
2889 Issue 7 (2010),
Fofack, H. (2005). Non-performing loans in sub-Saharan Africa: Causal Analysis and Macroeconomic
Implications’, World Bank Policy Research Working Paper, WP 3769, November 2005,
abstract=849405
Golden, Sam; Walker, Harry M. (1993). The Ten Commandments of Commercial Credit. The Cs of good and bad
loans. Journal of Commerial Bank Leading.
Greenidge, K., & Grosvenor, T. (2010). Forecasting non-performing loans in Barbados. Journal of Business,
Finance and Economics in Emerging Economies, 5(1), 80-107.
Gujarati, D. N. (2012). Basic econometrics, Tata McGraw-Hill Education.
Gujrati, D.N. (2004). Basic Econometric, (4th Ed.). The McGraw-Hill Companies. NewYork.
Guy, K., & Lowe, S. (2011). Non-performing loans and bank stability in Barbados. Economic Review, 37(1), 77-82.
Harper, B. (2011). Linking banks and strong economic growth, ABA Occasional Paper, Australian Banker’s
Assocciaation Inc.
IMF (2004). Compilation Guide on Financial Soundness Indicators -FSIs (July 30, 2004), https://www.imf.org/
external/np/sta/fsi/eng/2004/guide/index.htm.
Jiménez, G and Saurina, J. (2006). Credit Cycles, Credit Risk, and Prudential Regulation. International Journal of
Central Banking, 2006, 2(2).
Nguyễn Kim Phước và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 59(2), 88-99 99
Louzis, D., Vouldis, A., & Metaxas, V. (2012). Macroeconomic and bank-specific determinants of non- performing
loans in Greece: A comparative study of mortgage, business and consumer loan portfolios. Journal of
Banking & Finance, 36(4), 1012-1027. https://doi.org/10.1016/j.
Louzis, D.P, Vouldis, A.T, and Metaxas, V. (2010). Macroeconomic and bank-specific determinants of non-
performing loans in Greece: A comparative study of mortgage, business and consumer loan portfolios’,
International Conference on Applied Economic – ICOAE 2010, Bank of Greece Working Paper 118/2010,
http:ssrn.com/abstract=1703026
Mario, Q (2006). Bank’s Riskiness over the Business cycle: A Panel Analysis on Intalian Intermediaries’, Bank of
Italy Working Papers, No. 559 – September 2006,
Messai, A.S., & Jouni, F. (2013). Micro and Macro Determinants of Non-performing Loans. International Journal
of Economic and Financial Issues, 3(4), 852-860.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005). Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013). Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013.
Nguyễn Minh Kiều (2015). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Tp. Hồ Chí Minh, trang
565 – 627.
Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015). Yếu tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển
Kinh tế, 26(11), 80 – 98.
Phạm Thanh Bình (2005). Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập
khu vực và quốc tế, Đề tài trọng điểm cấp ngành, mã số: KNHTĐ 2003.01.
Rajan, R, and Dhal, S.C (2003). Non-Performing Loans and Terms of Credit of Public Sector Banks in India: An
Empirical Assessment. Reserve Bank of India Occasional Paper, 24, 81–121,
Publications/PDFs/60613.pdf
Richard, E. (2011). Factors that cause non- performing loans in commercial banks in tanzania and strategies to
resolve them. Journal of Management Policy and Practice, 12(7), 50-58.
Sala, V. & Saurina, J. (2002). Credit Risk in Two Institutional regimes: Spanish Commercial and savings Banks.
Journal of Financial services Research, 22(3), 38.
Sinkey, J.F., Greenwalt, M. (1991). Loan-loss experience and risk-taking behavior at large commercial banks.
Journal of Financial Services Research, 5(1), 43-59.
Trần Huy Hoàng (2011). Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội, trang
200 – 232.
Upal (2009). Priority sector advances: Trends, issues and strategies. Journal of Accounting and Taxation, 1(5),
079- 089.
Wooldrige, J.M. (2002). Introductory Econometrics, A Modern Approach, McGraw-Hill, NewYork, USA.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_cac_yeu_to_noi_bo_den_no_xau_cua_ngan_hang_thuo.pdf