- Tỷ lệ vay vốn của các doanh
nghiệp FDI thấp và ổn định ở mức 5%-
7% cho thấy tính chủ động về nguồn
vốn của các doanh nghiệp này trong khi
doanh nghiệp nhà nước lại có nhu cầu
vay vốn khá cao.Tỷ lệ các doanh
nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước
có vay vốn không có nhiều thay đổi
trong giai đoạn điều chỉnh lãi suất cho
thấy việc giảm lãi suất dường như chưa
tác động đến nhóm này.
- Chính sách điều chỉnh lãi suất
gián tiếp phát huy tác dụng đối với vấn
đề việc làm việc làm. Kết quả dự báo
cho thấy việc giảm lãi suất có tác động
làm tăng nhu cầu sử dụng lao động của
các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác động
là không đồng nhất, khi chính sách điều
chỉnh lãi suất thay đổi thì số lượng việc
làm trong các doanh nghiệp qui mô nhỏ
biến động nhiều so với doanh nghiệp
vừa và lớn.
- Sự can thiệp của Chính phủ, ngân
hàng Nhà nước trong việc giảm lãi suất,
hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu về
vốn để khôi phục và phát triển hoạt
động sản xuất thực sự đem lại hiệu quả
do đó chính sách này cần được xem
xét, duy trì cho giai đoạn tiếp theo. Về
lâu dài, khi các doanh nghiệp đã có
được “sức khỏe tốt hơn”, nền kinh tế
thực sự phát triển ổn định thì mới nên
tháo dỡ trần lãi suất huy động, thực
hiện tự do hóa lãi suất theo điều tiết của
kinh tế thị trường, tuân theo qui luật
cung cầu nhằm phân bổ và sử dụng
nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quả
nhất
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của chính sách điều chỉnh lãi suất đến cầu lao động trong các doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
60
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT ĐẾN
CẦU LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Th.S Nguyễn Hoàng Nguyên, CN. Nguyễn Thành Tuân
Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Tóm tắt: Chính sách điều chỉnh lãi suất thực hiện trong gần 5 năm qua đã phát huy
được tác động tích cực đối với các doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Bài viết này tóm
tắt một số kết quả nghiên cứu về phân tích tác động của việc giảm lãi suất đến tình hình
phát triển sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động, dự báo nhu cầu lao động của các doanh
nghiệp từ đó đưa ra các khuyến nghị về việc thực hiện điều chỉnh lãi suất nhằm hỗ trợ và
thúc đẩy việc làm cho lao động trong khu vực doanh nghiệp.
Từ khóa: lãi suất, cầu lao động, doanh nghiệp
Abstract: Interest rate policy adjustments implemented in last 5 years had positive
impact on businesses and economic growth. This article summarizes some findings from
the impact analysis of the interest rates reduction on the production and business
development, employment, and labor demand forecast of the firm, hence propose some
recommendations in using the interest rates policy to support and promote employment of
enterprises.
Keywords: interest rates, the demand for labor, enterprises
1. Tổng quan về tình hình vay
vốn của các doanh nghiệp theo kết
quả điều tra doanh nghiệp 2011-2014
Điều chỉnh lãi suất là một trong
những chính sách tiền tệ lớn của quốc
gia. Việt Nam có số doanh nghiệp nhỏ
và vừa chiếm trên 90% tổng số doanh
nghiệp do đó việc tiếp cận được “vốn
giá rẻ” đóng vai trò hết sức quan trọng
nhằm nâng cao sức cạnh tranh của
doanh nghiệp cũng như tạo công ăn
việc làm cho người lao động. Nhìn lại
thời điểm tháng 8 năm 2011, khi lãi
suất cho vay bị đẩy lên cao đến đỉnh
điểm, trong đó lãi suất cho vay thấp
nhất dành cho lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn, khắc phục hậu quả bão lụt
cũng đã ở mức 14,%-17%/năm còn lãi
suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất
khoảng 20-25%/năm, thậm chí lên đến
27%/năm.40 Với gần 50.000 doanh
nghiệp trên toàn quốc lâm vào phá sản,
chủ yếu do hậu quả đình đốn sản xuất
và kinh doanh, cao hơn gấp hai lần so
với cùng kỳ năm 2010. Trước bối cảnh
khó khăn về vốn của hàng chục ngàn
doanh nghiệp, đầu tháng 9/2011, Ngân
hàng Nhà nước đưa ra chính sách giảm
lãi suất thông qua việc áp dụng trần lãi
40 Nguồn Ngân hàng nhà nước
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
61
suất đầu vào là 14%/năm. Đây có thể
được xem là mốc thời điểm khơi lại
niềm tin cho khối doanh nghiệp sản
xuất và xuất khẩu cơ hội tiếp cận nguồn
vốn vay giá rẻ”. Đến nay, các doanh
nghiệp đã có những cơ hội để tiếp cận
nguồn vốn giá rẻ thông qua nhiều
chương trình tín dụng. Tính từ đầu năm
đến tháng 6 năm 2015, theo Tổng cục
Thống kê, số doanh nghiệp thành lập
mới đã tăng 21,7% về số lượng và tăng
22,3% về số vốn đăng ký so với 6
tháng đầu năm 2014. Số doanh nghiệp
giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc tạm
ngừng hoạt động giảm.
Nghiên cứu đã sử dụng số liệu của
4 vòng điều tra doanh nghiệp do Tổng
cục Thống kê tiến hành từ năm 2011-
2014. Kết quả cho thấy năm 2011 cho
thấy chỉ có 30.136 doanh nghiệp tiếp
cận được vốn ngân hàng41 chiếm tỷ lệ
8,16% (trong tổng số doanh nghiêp
được khảo sát) thì trong 2 năm 2012 và
2013 số lượng doanh nghiệp có vay
vốn ngân hang đã tăng lên nhanh
chóng. Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp
có vay vốn ngân hàng năm 2012 lần
lượt là 143.523 38%, năm 2013 là
106.502 tương ứng 26,7%. Tuy nhiên
năm 2014, số có vay vốn lại quay về
mức thấp là 23.865 doanh nghiệp tương
41 Số liệu chỉ thống kê doanh nghiệp có vay vốn
NH với mức vay lớn hơn 40 triệu đồng trong năm
khảo sát
ứng 5,5%, một trong các lý do có thể là
các doanh nghiệp (chủ yếu là DN tư
nhân) có nhu cầu và có đủ điều kiện đã
tiếp cận được nguồn vốn trong các năm
trước. Tuy nhiên cần có thêm thông tin
và số liệu để kiểm chứng cũng như tìm
ra những nguyên nhân khác.
Biểu 1: Số lượng và tỷ lệ doanh
nghiệp có vay vốn ngân hàng qua các
năm từ 2011-2014
2011
DN có vay vốn NH 30136
8,16 Tổng số DN 369200
2012
DN có vay vốn NH 143523
37,93 Tổng số DN 378388
2013
DN có vay vốn NH 106502
26,70 Tổng số DN 398838
2014
DN có vay vốn NH 23865
5,50 Tổng số DN 434113
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra doanh
nghiệp2011-2014,TCTK
- Phân theo loại hình sở hữu
Mức độ vay vốn của các doanh nghiệp
theo 3 loại hình sở hữu có nhiều điểm
khác biệt. Nếu các DN nhà nước có tỷ
lệ vay ngân hàng luôn ở mức cao là
18%-23% thì doanh nghiệp FDI tiếp
cận vốn ngân hàng lại ở mức thấp rất
thấp và khá ổn định, tỷ lệ xấp xỉ 6%-
7%. Điều này cho thấy các doanh
nghiệp FDI đã chủ động chuẩn bị được
nguồn vốn trong khi nhiều DNNN lại
thường xuyên có nhu cầu vay vốn với
mức vay khá lớn (bình quân từ 70-95 tỷ
đồng/ doanh nghiệp). Chính sách điều
chỉnh lãi suất có tác động mạnh đến các
doanh nghiệp tư nhân vì số doanh
nghiệp được tiếp cận vốn NH từ tỷ lệ
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
62
8% năm 2011 lên 39,02% và 27,35%
trong năm 2012 và 2013, tuy nhiên tỷ
lệ này cũng nhanh chóng giảm xuống
còn 5,61% năm 2014.
Hình 1: Tỷ lệ doanh nghiệp có vay
vốn ngân hàng giai đoạn 2011-2014
phân theo loại hình sở hữu
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra doanh
nghiệp2011-2014,TCTK
- Theo qui mô sử dụng lao động
trong doanh nghiệp
Hình 2: Tỷ lệ doanh nghiệp có vay vốn
ngân hàng giai đoạn 2011-2014 phân
theo qui mô doanh nghiệp
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
doanh nghiệp2011-2014,TCTK
Tỷ lệ doanh nghiệp có vay vốn phân
theo quy mô lao động cũng tương tự
như khi phân theo hình thức sở hữu. Cụ
thể là: doanh nghiệp quy mô vừa có tỷ
lệ vay vốn khá ổn định qua các năm,
giao động ở mức 20%. Tỷ lệ doanh
nghiệp lớn có vay vốn cũng tương
đương ở mức 20% trong 3 năm từ
2011-2013, riêng năm 2014 tỷ lệ này
giảm xuống dưới 10%. Tuy nhiên đối
với DN nhỏ thì tỷ lệ vay có sự biến
động khá lớn, tăng từ mức 7,58% năm
2011 lên 38,7% năm 2012, giảm đi hơn
10% vào năm 2013 xuống gần 27% và
năm 2014 chỉ còn 5,1%. Vì số doanh
nghiệp nhỏ chiếm tới trên 95% trong
toàn bộ doanh nghiệp do đó các tỷ lệ
tính chung cho toàn bộ doanh nghiệp
có vay vốn ngân hàng giai đoạn 2011-
2014 cũng có giá trị tương tự lần lượt
là: 8,16%, 37,93%, 26,7% và 5,5%.
2. Tóm tắt phương pháp và mô
hình phân tích tác động của chính
sách điều chỉnh lãi suất đến cầu lao
động trong doanh nghiệp
Giả định: (i) Thị trường lao động ở
Việt Nam là thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng
lao động dựa trên mức lương của thị
trường; (ii) Các doanh nghiệp ở Việt
Nam sản xuất dựa theo hàm sản xuất
Cobb-Douglass Y=ALaKb.
Mô hình cơ bản về cầu lao động
được xây dựng là:
LnLi = a0 + a1 Lnwi + a2LnVVi +
a3lnKi + a4lnGOi + a5(K/L) + a6Xi+ ui (*)
Trong đó:
22.98
18.20 20.40 18.18
7.99
39.02
27.35
5.345.96
7.38 6.48 5.61
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
2011 2012 2013 2014
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
7.58
38.67
26.97
5.10
20.98
19.36 20.12 17.09
22.53
20.18 20.05
9.78
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
30.00
35.00
40.00
45.00
2011 2012 2013 2014
DN qui mô nhỏ DN qui mô vừa DN qui mô lớn
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
63
- LnLit: là log Số việc làm (Lao
động trong DN)
- w là chi phí trên một đơn vị lao
động bằng tổng quỹ tiền lương chia cho
tổng số lao động trong doanh nghiệp.
- K là vốn đầu tư của doanh nghiệp
- GO là giá trị sản xuất của doanh
nghiệp,
- VV là vốn vay từ ngân hàng của
doanh nghiệp,
- K/L là mức trang bị vốn trên 1 lao
động.
- Xit là các yếu tố khác ảnh hưởng
đến cầu lao động của doanh nghiệp i
Mô hình này ngụ ý rằng số lao động
mong muốn ở thời kỳ t (cầu lao động)
của doanh nghiệp thứ i phụ thuộc chi
phí trên một đơn vị lao động, vốn, chi
phí vốn và sản lượng đầu ra. Ngoài ra
mô hình còn đưa vào các biến kiểm soát
mang đặc trưng của doanh nghiệp gồm
loại hình doanh nghiệp, ngành kinh
doanh và quy mô của doanh nghiệp.
Mô phỏng tác động của chính
sách điều chỉnh lãi suất đến nhu cầu
lao động của các doanh nghiệp
Trong quan hệ tín dụng giữa DN và
Ngân hàng, lãi suất cho vay phản ánh
giá cả của đồng vốn mà người sử dụng
vốn là các DN phải trả cho người cho
vay là các Ngân hàng thương mại. Đối
với các DN, lãi suất cho vay hình thành
nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào
của quá trình sản xuất kinh doanh, qua
đó tác động đến nhu cầu lao động trong
doanh nghiệp. Do đó, mọi sự biến động
về lãi suất cho vay trên thị trường cũng
đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh và nhu cầu lao
động của doanh nghiệp. Giả định khi lãi
suất cho vay của Ngân hàng thương mại
tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành
sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi
nhuận cũng như khả năng cạnh tranh
của DN, gây ra tình trạng thua lỗ, thu
hẹp hoặc phá sản trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, qua đó làm giảm nhu
cầu về lao động trong doanh nghiệp.
Xu hướng tăng lãi suất Ngân hàng sẽ
luôn đi liền với xu hướng cắt giảm, thu
hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nền kinh
tế. Ngược lại, khi lãi suất Ngân hàng
giảm sẽ tạo điều kiện cho DN giảm chi
phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh
doanh và khả năng cạnh tranh. Lãi suất
cho vay thấp luôn là động lực khuyến
khích các DN mở rộng đầu tư, phát triển
các hoạt động sản xuất kinh doanh và
qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn
bộ nền kinh tế.
Do hạn chế về dữ liệu, nghiên cứu
không đánh giá được tác động trưc tiếp
của lãi suất đến cầu lao động trong
doanh nghiệp do đó, bước đầu phân
tích tương quan ảnh hưởng của lãi suất
đến chi phí lãi vay của doanh nghiệp, từ
đó sẽ thấy được ảnh hưởng của lãi suất
đến nhu cầu vay vốn từ ngân hàng của
doanh nghiệp sẽ như thế nào, rồi từ đó
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
64
thể hiện tác động của lãi suất đến hoạt
động sản xuất kinh doanh và nhu cầu
lao động của doanh nghiệp. Để làm
được điều đó, nghiên cứu thực hiện qua
các bước như sau:
Đầu tiên, phân tích tác động của
chính sách lãi suất đến chi phí lãi vay
doanh nghiệp phải trả hàng năm bằng
phương pháp phân tích tương quan.
Phương trình thể hiện:
CPi = α0 + α1*LSi
Trong đó: CP là chi phí lãi vay LS
là lãi suất
Voni là vốn vay từ ngân hàng
Sau đó, phân tích tương quan giữa
chi phí lãi vay của doanh nghiệp với số
vốn vay từ ngân hàng của doanh nghiệp
hàng năm. Phương trình thể hiện:
Voni = β0 + β1*CPi
Tiếp đó, nghiên cứu đo lường
tương quan của lãi suất đến vốn vay
ngân hàng của doanh nghiệp như sau:
E= α1* β1
Cuối cùng, tác động của lãi suất
đến cầu lao động trong doanh nghiệp sẽ
được thể hiện bằng cách nhận hệ số
ước lượng vốn vay ngân hàng trong mô
hình (*) với hệ số tương quan của lãi
suất với vốn vay ngân hàng. (=a6*E)
3. Kết quả phân tích tác động của
chính sách điều chỉnh lãi suất tới nhu
cầu lao động trong các doanh nghiệp
cả nước
Kết quả ước lượng về cầu lao động
có R- squared trong mô hình bằng 0,6
đến 0,8 tức là các biến độc lập trong
mô hình giải thích được khoảng 60%
đến 80% sự biến động của lao động
trong doanh nghiệp tùy theo loại hình
doanh nghiệp.
Kết quả ước lượng trong bảng sau,
cho thấy một số điểm chính:
Lãi suất cho vay bình quân năm có
tương quan rất chặt chẽ với nguồn vốn
vay từ ngân hàng của doanh nghiệp, lãi
suất là chi phí vốn của doanh nghiệp,
do đó khi lãi suất tăng khiến nguồn vốn
vay từ ngân hàng giảm và ngược
lại.Mặt khác, các doanh nghiệp sử dụng
nguồn vốn vay làm đầu vào cho quá
trình sản xuất kinh doanh, khi lãi suất
giảm, giá vốn giảm, chi phí đầu vào
giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp tăng, doanh nghiệp sẽ mở
rộng sản xuât và nhu cầu lao động
trong doanh nghiệp cũng tăng lên.
Ngược lại, lãi suất tăng, chi phí vốn
tăng, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất và
nhu cầu lao động trong doanh nghiệp
giảm.
Khi nguồn vốn vay ngân hàng của
doanh nghiệp tăng lên 1% thì nhu cầu
lao động trong doanh nghiệp tăng
0,09%, các yếu tố khác không đổi.
Nghiên cứu cho từng năm cho biết ảnh
hưởng của nguồn vốn vay ngân hàng
đền nhu cầu lao động trong doanh
nghiệp tương đối không ổn định được
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
65
thể hiện qua hệ số hồi quy biến Logarit
(Vốn vay từ ngân hàng). Năm 2011, khi
vốn vay ngân hàng tăng 1% thì nhu cầu
lao động trong doanh nghiệp tăng
0,1%; tuy nhiên đến năm 2012 con số
này là 0,07%; đến năm 2013 và 2014,
hệ số này giảm xuống còn 0,02% và
0,03%.
Về hiệu quả sử dụng vốn tài sản cố
định để tạo ra việc làm trong từng năm
là tương đối đều nhau. Khi các yếu tố
khác không đổi với mức tăng bình quân
1% giá trị tài sản cố định thì năm 2011
tăng thêm được 0,33% việc làm trong
khi đó con số tương ứng với doanh với
các năm 2012, 2013 và 2014 tương ứng
lần lượt là 0,26%, 0,25% và 0,22%.
Khi hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp tăng, doanh nghiệp sẽ mở rộng
sản xuất, nhu cầu việc làm trong doanh
nghiệp sẽ tăng. Điều này được thể hiện
qua hệ số ước lượng biến ln(go) mang
dấu dương từ năm 2011-2014. Kết quả
phân tích từ mô hình cho thấy, khi giá
trị sản xuất của doanh nghiệp tăng thêm
1% và những yếu tố khác không đổi thì
lao động tăng thêm 0,24%.
Bảng 2. Kết quả ước lượng mô hình Cầu lao động trong doanh nghiệp
VARIABLES 2011 2012 2013 2014 Chung
Logarit(TSCĐ) 0.333*** 0.259*** 0.252*** 0.220*** 0.362***
(0.00482) (0.00479) (0.00512) (0.0146) (0.00284)
Logarit(GO) 0.225*** 0.162*** 0.142*** 0.176*** 0.241***
(0.00374) (0.00366) (0.00493) (0.0114) (0.00216)
Logarit(Lương bình quân) -0.323*** -0.268*** -0.177*** -0.103*** -0.367***
(0.00639) (0.00618) (0.00767) (0.0207) (0.00348)
Tỷ số vốn/lao động -3.75e-06*** -2.40e-06*** -9.58e-06*** -2.38e-05*** -7.88e-07***
(4.25e-07) (3.88e-07) (2.81e-06) (3.56e-06) (8.31e-08)
Logarit (Vốn vay từ ngân hàng) 0.103*** 0.0762*** 0.0162*** 0.0255*** 0.0917***
(0.00463) (0.00467) (0.00378) (0.00977) (0.00262)
Nông, lâm, thủy sản Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu
Khai khoáng 0.109* 0.192*** 0.118 0.0370 -0.0494
(0.0601) (0.0572) (0.0945) (0.147) (0.0352)
Chế biến, chế tạo 0.216*** 0.265*** -0.00602 -0.333*** 0.0443
(0.0484) (0.0460) (0.0707) (0.121) (0.0292)
Sản xuất, phân phối điện, khí đốt -0.434*** -0.256***
-0.555*** -0.484***
(0.0832) (0.0793)
(0.189) (0.0476)
Cung cấp nước, hoạt động xử lý rác
thải -0.290*** -0.131 -0.0424 -1.066*** -0.218***
(0.100) (0.1000) (0.0981) (0.208) (0.0519)
Xây dựng 0.285*** 0.319*** 0.0299 -0.174 0.165***
(0.0489) (0.0464) (0.0717) (0.125) (0.0296)
Dịch vụ 0.0354 -0.100** -1.198*** -0.871*** -0.171***
(0.0472) (0.0449) (0.0700) (0.121) (0.0286)
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
66
DN nhà nước Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu Tham chiếu
DN tư nhân -0.662*** -0.478*** 0.0105 -0.207*** -0.477***
(0.0285) (0.0343) (0.0187) (0.0395) (0.0158)
DN FDI -0.582*** -0.393*** -0.0230 -0.362*** -0.433***
(0.0484) (0.0588) (0.0302) (0.0608) (0.0258)
Constant 0.361*** 1.001*** 5.171*** 2.966*** -0.544***
(0.0899) (0.0913) (0.107) (0.223) (0.0483)
R-squared 0.701 0.682 0.830 0.700 0.737
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ kết quả điều tra doanh nghiệp2011-2014,TCTK
Khi tiền lương tăng thì cầu lao
động trong các doanh nghiệp giảm,
điều này phù hợp với lý thuyết kinh tế.
Kết quả ước lượng cho cả giai đoạn chỉ
ra khi tiền lương tăng bình quân thêm
1% thì lao động bình quân trong các
doanh nghiệp giảm 0,37%. Kết quả của
từng năm cho thấy hệ số co giãn việc
làm theo tiền lương có xu hướng giảm
dần, điều này có thể coi là một tín hiệu
tích cực trong bối cảnh áp lực tiền
lương tối thiểu vùng tăng hàng năm.
Mức trang bị vốn trên lao động có
tác động làm giảm nhu cầu lao động
trong tất cả các loại hình doanh nghiệp
trong các năm. Mức trang bị vốn trên
lao động tăng có nghĩa doanh nghiệp sẽ
sử dụng nhiều vốn hơn và giảm lao
động xuống để đảm bảo được mục tiêu
tối thiểu chi phí đầu vào.
Xét trong các ngành kinh tế, khi lấy
ngành nông, lâm thủy sản là ngành
tham chiếu, kết quả ước lượng chỉ ra
trong tất cả những doanh nghiệp có
phát sinh vay nợ và phải trả lãi vay
trong năm thì các DN ngành dịch vụ;
chế biến, chế tạo, sản xuất, phân phối
điện, khí đốt và xây dựng có nhu cầu
lao động cao hơn doanh nghiệp ngành
nông nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp
thuộc ngành cung cấp nước, khí đốt và
khai khoáng có nhu cầu lao động trong
doanh nghiệp thấp hơn ngành nông
nghiệp.
4. Dự báo tác động của lãi suất
điều chỉnh đến cầu lao động trong
doanh nghiệp
Kết quả trong bảng sau cho thấy,
chi phí lãi vay của doanh nghiệp có
tương quan dương và chặt chẽ với lãi
suất cho vay bình quân năm. Hệ số 0,52
cho biết, đối với các doanh nghiệp có
qui mô nhỏ, lãi suất cho vay bình quân
tăng 1 đơn vị thì chi phí lãi vay doanh
nghiệp phải trả tăng 0,52 đơn vị; tương
tự đối với qui mô doanh nghiệp vừa và
lớn chi phí lãi vay ủa doanh nghiệp
tăng lần lượt là 0,81 và 0,83 đơn vị khi
lãi suất tăng 1 đơn vị.
Theo một chiều hướng khác, khi
chi phí lãi vay trong doanh nghiệp tăng
dẫn đến lượng vốn vay từ ngân hàng
của doanh nghiệp sẽ giảm xuống, điều
này được thể hiện qua hệ số co giãn của
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
67
chi phí lãi vay với vốn vay ngân hàng
mang dấu âm, và chiều hướng tương
quan khá chặt.
Bảng 3. Hệ số tương quan giữa
chi phí lãi vay với lãi suất và vốn vay
ngân hàng
Đơn vị: %
Lãi suất
Vốn vay
ngân hàng
DN qui mô nhỏ 0.52 -0.52
DN qui mô vừa 0.81 -0.68
DN qui mô lớn 0.83 -0.22
Toàn bộ DN 0.62 -0.43
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên
cứu từ kết quả điều tra doanh nghiệp2011-
2014,TCTK
Như vậy, chi phí lãi vay của doanh
nghiệp có tương quan dương và chặt
chẽ với lãi suất cho vay bình quân năm
khi lãi suất cho vay bình quân năm tăng
lên làm cho chi phí lãi vay doanh
nghiệp phải trả tăng và dẫn đến vốn vay
từ ngân hàng của doanh nghiệp sẽ
giảm. Bảng sau thể hiện kết quả tương
quan giữa lãi suất và vốn vay ngân
hàng của doanh nghiệp.
Bảng 4. Hệ số tương quan giữa
chi phí lãi vay và vốn vay ngân hàng
giai đoạn 2011-2014
Đơn vị: %,
DN qui mô nhỏ -0.28
DN qui mô vừa -0.55
DN qui mô lớn -0.18
Tỷ lệ chung (100%) -0.27
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên
cứu từ kết quả điều tra doanh nghiệp2011-
2014,TCTK
Các giả định và kịch bản dự báo
Các giả định chính
Thứ nhất, nghiên cứu chỉ xem xét
tác động của chính sách điều chỉnh lãi
suất đến nhu cầu lao động của các
doanh nghiệp, các yếu tố khác không
thay đổi.
Thứ hai, đưa ra 3 kịch bản về lãi
suất trong giai đoạn 2016-2020 để dự
báo tác động của chính sách điều chỉnh
lãi suất đến cầu lao động trong giai
đoạn này.
Các kịch bản dự báo
Kịch bản 1: Giả định khả năng lạm
phát sẽ được điều chỉnh theo kỳ vọng
5-7% cho giai đoạn 2016-2020 và đây
sẽ là cơ sở để tăng lãi suất danh nghĩa,
giả định lãi suất cho vay trong giai
đoạn 2016-2020 bình quân tăng mỗi
năm 0,5%. Theo mô hình phân tích
tổng nhu cầu lao động trong doanh
nghiệp sẽ giảm 0,89% tương đương với
55,88 nghìn việc làm bị mất, trong đó
nhu cầu lao động trong các doanh
nghiệp có qui mô nhỏ giảm 0,92%
(tương đương 34,67 nghìn việc làm),
doanh nghiệp qui mô vừa giảm 0,23%
(tương đương 1,7 nghìn việc làm) và
doanh nghiệp qui mô lớn giảm 0,39%
(tương đương 19,5 nghìn việc làm).
Kịch bản 2: Nhằm tiếp tục hỗ trợ
các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng,
phát triển sản xuất, nghiên cứu giả định
lãi suất cho vay tiếp nối đà giảm như
trong giai đoạn vừa qua, trong giai đoạn
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
68
2016-2020 bình quân giảm mỗi năm
0,5%. Với giả định này, nhu cầu việc làm
trong doanh nghiệp qui mô nhỏ tăng
khoảng 27,7 nghìn lao động mỗi năm
(tương ứng tăng 0,73%), doanh nghiệp
qui mô vừa tăng 1,4 nghìn lao động
(tương ứng tăng 0,19%) và doanh nghiệp
qui mô lớn tăng 15,6 nghìn lao động
(tương ứng tăng 0,31%). Tính chung cho
cả nền kinh tế, số việc làm tăng thêm là
44,7 nghìn người tương đương tăng
0,71% việc làm.
Kịch bản 3: Giả định nhà nước
tăng cường ưu đãi tín dụng hơn nữa cho
các doanh nghiệp, ngân hàng Nhà nước
can thiệp mạnh hơn điều chỉnh lãi suất
cho vay giảm tiếp 1% bình quân năm
giai đoạn 2016-2020, thì theo kết quả
dự báo nhu cầu lao động trong các
doanh nghiệp sẽ tăng 1,78% tương ứng
với số việc làm tăng thêm 111,76 nghìn
việc làm. Nhu cầu việc làm trong các
doanh nghiệp qui mô nhỏ tăng 1,84%
(69,3 nghìn việc làm), doanh nghiệp
qui mô vừa tăng 0,46% (3,4 nghìn việc
làm), doanh nghiệp qui mô lớn tăng
0,77% (39 nghìn việc làm).
Bảng 5. Kết quả dự báo tác động của chính sách điều chỉnh lãi suất đến
cầu lao động
Đơn vị: %, người
Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3
% thay đổi
Nhu cầu
LĐ
% thay
đổi
Nhu cầu
LĐ
% thay
đổi
Nhu cầu
LĐ
DN qui mô nhỏ -0.92 -34,668 0.73 27,735 1.84 69,337
DN qui mô vừa -0.23 -1,699 0.19 1,360 0.46 3,399
DN qui mô lớn -0.39 -19,511 0.31 15,609 0.77 39,022
Mức chung -0.89 -55,879 0.71 44,703 1.78 111,757
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu từ kết quả điều tra doanh nghiệp2011-
2014,TCTK
5. Kết luận
- Chính sách điều chỉnh lãi suất có
tác động rõ rệt đến khả năng tiếp cận
nguồn vốn của doanh nghiệp, đặc biệt
là các doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp qui mô nhỏ. Số lượng và tỷ lệ
của nhóm doanh nghiệp này được vay
vốn ngân hàng đã tăng vọt trong 2 năm
2013-2014.
- Chi phí lãi vay của doanh nghiệp
có tương quan dương và chặt chẽ với
lãi suất cho vay bình quân năm. Khi lãi
suất cho vay bình quân năm giảm, chi
phí lãi vay doanh nghiệp phải cũng
giảm và khả năng vay vốn tăng lên.
Trong điều kiện các yếu tố khác không
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
69
đổi, nếu vốn vay ngân hàng của doanh
nghiệp tăng lên 1% thì nhu cầu lao
động trong doanh nghiệp tăng 0,09%.
- Tỷ lệ vay vốn của các doanh
nghiệp FDI thấp và ổn định ở mức 5%-
7% cho thấy tính chủ động về nguồn
vốn của các doanh nghiệp này trong khi
doanh nghiệp nhà nước lại có nhu cầu
vay vốn khá cao.Tỷ lệ các doanh
nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước
có vay vốn không có nhiều thay đổi
trong giai đoạn điều chỉnh lãi suất cho
thấy việc giảm lãi suất dường như chưa
tác động đến nhóm này.
- Chính sách điều chỉnh lãi suất
gián tiếp phát huy tác dụng đối với vấn
đề việc làm việc làm. Kết quả dự báo
cho thấy việc giảm lãi suất có tác động
làm tăng nhu cầu sử dụng lao động của
các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác động
là không đồng nhất, khi chính sách điều
chỉnh lãi suất thay đổi thì số lượng việc
làm trong các doanh nghiệp qui mô nhỏ
biến động nhiều so với doanh nghiệp
vừa và lớn.
- Sự can thiệp của Chính phủ, ngân
hàng Nhà nước trong việc giảm lãi suất,
hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu về
vốn để khôi phục và phát triển hoạt
động sản xuất thực sự đem lại hiệu quả
do đó chính sách này cần được xem
xét, duy trì cho giai đoạn tiếp theo. Về
lâu dài, khi các doanh nghiệp đã có
được “sức khỏe tốt hơn”, nền kinh tế
thực sự phát triển ổn định thì mới nên
tháo dỡ trần lãi suất huy động, thực
hiện tự do hóa lãi suất theo điều tiết của
kinh tế thị trường, tuân theo qui luật
cung cầu nhằm phân bổ và sử dụng
nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quả
nhất.
Tài liệu tham khảo
1. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.2010.
Nghiên cứu về Lãi suất tiền tệ ở Việt Nam
2. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh. 2010
Chính sách lãi suất: Cơ sở lý luận và thực
tiễn
3. Lê Thanh Tùng. 2016. Tác động hỗn
hợp của chính sách Tài khóa – tiền tệ đến
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam: Thực
nghiệm với mô hình VECM“ – Tạp chí
Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội
4. Takushi Kurozumi Willem Van
Zandweghe.2008. Labour market
reasearch and Interest rate policy,
5. Trung tâm Thông tin và Dự báo
Kinh tế-xã hội Quốc gia - Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Chính sách tài chính, ngân hàng
thế giới tháng 3/2015 và một số tác động
nổi bật tới kinh tế Việt Nam
6. Viện KH-LĐ&XH. 2008. Dự báo
tác động của tăng trưởng kinh tế và hôị
nhập giai đoạn 2011-2020 tới lao đôṇg
viêc̣ làm và các vấn đề xã hôị, Hà Nội.
7. Viêṇ KH-LĐ&XH. 2013. Hội nhập
Asean 2015 và những tác động tới thị
trường lao động ở việt nam, Đề tài hợp tác
ILO, Hà Nội
8.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_chinh_sach_dieu_chinh_lai_suat_den_cau_lao_dong.pdf