Nghiên cứu thực nghiệm cho trường
hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
trên HOSE bằng phương pháp phân tích hồi
quy dữ liệu bảng chứng minh cơ cấu vốn thể
hiện qua tỷ số nợ có tác động ngược chiều
đến lợi nhuận, kết quả này gợi ý các nhà
quản trị tài chính cần phải quan tâm đến
quyết định tài trợ, cụ thể là cân nhắc điều
chỉnh mức độ sử dụng nợ, kể cả nợ ngắn hạn
và nợ dài hạn tùy thuộc mối quan hệ giữa
hiệu quả đầu tư và chi phí của nợ, gia tăng
mức độ sử dụng nợ chỉ nên cân nhắc lựa
chọn khi hiệu quả sử dụng vẫn được đảm
bảo để qua đó gia tăng lợi nhuận. Ngoài ra,
kết quả nghiên cứu còn gợi ý rằng doanh
nghiệp cần tận dụng tích cực lợi thế kinh tế
vì quy mô nhằm gia tăng doanh thu, tiết
kiệm chi phí và từ đó gia tăng lợi nhuận.
9 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của cơ cấu vốn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp phi tài chính trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lê Hoàng Vinh
103
TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU VỐN ĐẾN LỢI NHUẬN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THE IMPACT OF CAPITAL STRUCTURE ON THE PROFITABILITY OF
THE NON-FINANCIAL FIRMS LISTED ON HO CHI MINH STOCK EXCHANGE
LÊ HOÀNG VINH
TÓM TẮT: Bài viết nghiên cứu tác động của cơ cấu vốn đến lợi nhuận của nhóm doanh
nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE). Phân tích hồi quy theo GLS cho thấy, cơ cấu vốn có tác động đến lợi nhuận của
các doanh nghiệp, cụ thể là mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều đến
lợi nhuận và theo đó, doanh nghiệp cần điều chỉnh giảm mức độ sử dụng nợ ngắn hạn và nợ
dài hạn để tạo cơ hội gia tăng lợi nhuận.
Từ khóa: cơ cấu vốn; lợi nhuận; quy mô doanh nghiệp; doanh nghiệp phi tài chính.
ABSTRACT: The paper studies the impact of capital structure on the profitability of the
non-financial firms listed on Ho Chi Minh Stock Exchange (HOSE). GLS regression analysis
shows that the capital structure affects the profitability of the non-financial firms, the level
of using debt has the opposite effect on the profitability, both the short term and long term
debts were found to have negative impact on the profitability at 1% level of significance.
Key words: capital structure; profitability; firm size; non-financial firms.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quyết định cơ cấu vốn là một trong những
quyết định tài chính quan trọng đối với các
doanh nghiệp, đó là quyết định kết hợp giữa các
nguồn tài trợ khác nhau cho doanh nghiệp,
thường được đề cập đến với sự kết hợp giữa nợ
phải trả và vốn chủ sở hữu [4, tr.472-473]. Sự
tồn tại của nợ trong cơ cấu vốn hình thành nên
đòn bẩy tài chính, khi đó rủi ro của doanh
nghiệp sẽ tăng lên ngoài rủi ro kinh doanh, đó
là rủi ro tài chính với hai khía cạnh biểu hiện:
1) gia tăng thêm mức độ không chắc chắn cho
lợi nhuận dành cho chủ sở hữu và 2) gia tăng
khả năng xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính.
TS. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, vinhlh@buh.edu.vn, Mã số: TCKH11-07-2018
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ nghiên
cứu khía cạnh biểu hiện thứ nhất của rủi ro tài
chính thông qua kiểm định tác động của cơ cấu
vốn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp phi tài
chính niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2014
– 2017, qua đó gợi ý chính sách liên quan cơ
cấu vốn nhằm mục tiêu gia tăng lợi nhuận cho
các doanh nghiệp cũng như cung cấp kênh
thông tin hữu ích cho các chủ thể có liên quan
trong việc nhận diện khả năng đạt mục tiêu lợi
nhuận thông qua quyết định điều chỉnh cơ cấu
vốn của các doanh nghiệp.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018
104
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
Lý thuyết M&M (1958) về cơ cấu vốn
hàm ý rằng, suất sinh lời dành cho chủ sở hữu
được cấu thành bởi suất sinh lời trên tài sản và
tác động của nợ, trong đó tác động của nợ đến
suất sinh lời dành cho chủ sở hữu bao gồm
hiệu quả sử dụng nợ và mức độ sử dụng nợ [1,
tr.256-260], [4, tr.470-480]. Theo đó, doanh
nghiệp gia tăng mức độ sử dụng nợ làm gia
tăng suất sinh lời dành cho chủ sở hữu nếu
hiệu quả sử dụng nợ được đảm bảo; tuy nhiên,
gia tăng mức độ sử dụng nợ sẽ làm tăng thêm
rủi ro kiệt quệ tài chính nên trong một số
trường hợp, các chủ nợ có khuynh hướng đòi
hỏi mức lãi suất cao hơn, dẫn đến hiệu quả sử
dụng nợ giảm, khiến tác động tích cực của nợ
đến suất sinh lời dành cho chủ sở hữu sẽ giảm,
hoặc doanh nghiệp không còn nhận được tác
động tích cực mà chuyển sang tác động tiêu
cực do không đảm bảo hiệu quả sử dụng nợ và
kết quả là suất sinh lời dành cho chủ sở hữu bị
giảm nhiều hơn, thậm chí doanh nghiệp có thể
thua lỗ do quyết định gia tăng mức độ sử dụng
nợ.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cung cấp
bằng chứng khác nhau về tác động của cơ cấu
vốn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp:
1) Cơ cấu vốn thể hiện qua tỷ số nợ có ảnh
hưởng tiêu cực đến lợi nhuận đã được kiểm
chứng bởi nghiên cứu của Lucy W. M. và các
cộng sự [5] đối với trường hợp 42 doanh nghiệp
phi tài chính niêm yết tại Kenya trong giai đoạn
2006 – 2012, nghiên cứu của Syed Shah Fasih
Ur Rehman [8] cho trường hợp 35 doanh
nghiệp niêm yết thuộc ngành đường tại
Pakistan trong giai đoạn 2006 – 2011, nghiên
cứu của Tharmila K. và Arulvel K. K. [9] cho
trường hợp 30 doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Colombo trong giai đoạn
2007 – 2011, nghiên cứu của Richard O. A. và
các cộng sự [7] đối với 22 doanh nghiệp phi tài
chính niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nigeria trong giai đoạn 2011 – 2015, hay nghiên
cứu của Abbasali P. và Esfandiar M. [2] cho
trường hợp 80 doanh nghiệp phi tài chính niêm
yết trên thị trường chứng khoán Tehran trong
giai đoạn 2006 – 2010.
2) Cơ cấu vốn thể hiện qua tỷ số nợ có ảnh
hưởng tích cực đến lợi nhuận được khẳng định
trong nghiên cứu của Nirajini A. và Priya K. B.
[6] cho trường hợp 11 doanh nghiệp thương mại
niêm yết tại Sri Lanka trong giai đoạn 2006 –
2010, hay nghiên cứu của Abor J. [3] đối với
trường hợp 22 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
tại Ghana trong giai đoạn 1989 – 2002.
Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực
nghiệm trước đây cho thấy, cơ cấu vốn có thể
tác động tích cực hoặc tiêu cực đến lợi nhuận
tùy từng trường hợp cụ thể, từ đó mô hình hồi
quy dự kiến đối với trường hợp các doanh
nghiệp phi tài chính niêm yết trên HOSE tác
giả đề xuất theo nghiên cứu thực nghiệm của
Abor J. [3] như sau:
Hình 1. Mô hình nghiên cứu
CƠ CẤU VỐN
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản
Tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản
LỢI NHUẬN
Khả năng tăng trưởng
Quy mô doanh nghiệp
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lê Hoàng Vinh
105
Theo mô hình nghiên cứu (Hình 1), bài
viết sẽ thực hiện kiểm định tác động của cơ
cấu vốn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp
phi tài chính niêm yết trên HOSE với hai mô
hình cụ thể:
Mô hình 1: PROF = β0 + β1* TD +
β2*SIZE + β3*GROWTH
Mô hình 2: PROF = β0 + β1*STD +
β2*LTD + β3*SIZE + β4*GROWTH
Trong đó:
Biến phụ thuộc là lợi nhuận (PROF),
được đo lường bởi suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu, xác định bằng cách lấy lợi nhuận sau
thuế chia cho vốn chủ sở hữu bình quân;
Biến độc lập là cơ cấu vốn, được đo lường
bởi tỷ số nợ (TD), xác định bằng cách lấy tổng
nợ chia cho tổng tài sản. Ngoài ra, cơ cấu vốn
còn được tiếp cận chi tiết hơn với tỷ số nợ
ngắn hạn (STD), được tính bằng cách lấy nợ
ngắn hạn chia cho tổng tài sản, và tỷ số nợ dài
hạn (LTD), được tính bằng cách lấy nợ dài hạn
chia cho tổng tài sản;
Hai biến kiểm soát là quy mô doanh
nghiệp (SIZE), được đo lường bởi logarit
của doanh thu thuần và khả năng tăng trưởng
(GROWTH), được đo lường bởi tỷ lệ tăng
(giảm) doanh thu thuần năm sau so với năm
trước liền kề.
Bảng 1, thống kê kỳ vọng về dấu tác động
của cơ cấu vốn, quy mô doanh nghiệp và khả
năng tăng trưởng đến lợi nhuận của các doanh
nghiệp phi tài chính niêm yết trên HOSE.
Bảng 1. Kỳ vọng dấu tác động của các biến
Biến độc lập Dấu kỳ vọng Bằng chứng thực nghiệm
TD + Nirajini A. và Priya K. B. [6], Abor J. [3].
STD + Abor J. [3], Lucy W. M. và các cộng sự [5], Richard O. A. và các
cộng sự [7].
LTD – Abor J. [3], Lucy W. M. và các cộng sự [5].
SIZE + Abor J. [3], Abbasali P. và Esfandiar M. [2], Lucy W. M. và các
cộng sự [5], Richard O. A. và các cộng sự [7].
GROWTH + Abor J. [3], Abbasali P. và Esfandiar M. [2].
3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu tác động của cơ cấu
vốn đến lợi nhuận là 179 doanh nghiệp phi
tài chính niêm yết trên HOSE trong giai
đoạn 2014 – 2017, nguồn dữ liệu từ báo cáo
tài chính đã kiểm toán hằng năm. Mẫu nghiên
cứu này được xác định qua hai bước:
Bước 1: Xuất phát từ tổng thể các doanh
nghiệp niêm yết trên HOSE, đề tài lựa chọn
các doanh nghiệp đưa vào mẫu nghiên cứu
khi thỏa mãn đồng thời các tiêu chí sau: i)
Không phải là những doanh nghiệp thuộc
ngành tài chính (ngân hàng, chứng khoán,
bảo hiểm), ii) Cổ phiếu của doanh nghiệp
vẫn còn niêm yết trên thị trường tính đến
thời điểm kết thúc năm tài chính 2017, iii)
Có đầy đủ báo cáo tài chính từ năm 2014 đến
năm 2017, tính đến thời điểm 30-04-2018,
và iv) Tất cả báo cáo tài chính được kiểm
toán và báo cáo kiểm toán cho ý kiến chấp
nhận tính hợp lý và trung thực theo nguyên
tắc trọng yếu. Kết quả bước thứ nhất, đề tài
chọn mẫu nghiên cứu với 249 doanh nghiệp
và tiến hành bước thứ hai.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018
106
Bước 2: Thực hiện kiểm định những giá
trị dị biệt (Outliers) của các biến phụ thuộc
và biến độc lập trong các mô hình, sử dụng
phương pháp dựa vào số trung vị. Sau bước
thực hiện này, đề tài xác định mẫu nghiên
cứu chính thức là 179 doanh nghiệp.
Với mẫu nghiên cứu đề cập trên, bài viết
sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa
biến với dữ liệu bảng theo mô hình các yếu
tố tác động cố định (FEM) và mô hình các
yếu tố tác động ngẫu nhiên (REM); kiểm
định Hausman được sử dụng để lựa chọn mô
hình phù hợp. Sau khi kiểm định, các khuyết
tật của mô hình như đa cộng tuyến, phương
sai sai số thay đổi và tự tương quan, nếu có
một trong các khuyết tật này, bài viết sẽ khắc
phục bằng phương pháp bình phương nhỏ
nhất tổng quát (GLS).
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thống kê mô tả
Thống kê mô tả các biến trong mô hình
nghiên cứu được trình bày tại bảng 2.
Bảng 2. Thống kê mô tả các biến
Biến Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất
Độ lệch
chuẩn
Số quan sát
PROF 0.1470 0.4495 -0.1931 0.105812 716
TD 0.4339 0.9693 0.007800 0.209845 716
STD 0.3759 0.9588 0.007800 0.204816 716
LTD 0.0581 0.2736 0.000000 0.068382 716
SIZE 13.9022 19.1472 8.6286 1.4331 716
GROWTH 0.4064 74.60160 -0.8169 3.660499 716
Nguồn: Xử lý từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
PROF có giá trị trung bình là 14.70%, cho
thấy các doanh nghiệp đảm bảo kinh doanh có
lãi khi xét chung với nhau. TD có giá trị trung
bình là 43.39%, cho thấy các doanh nghiệp có
cơ cấu vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu hơn là
nợ, khẳng định sự tồn tại đòn bẩy tài chính trong
các doanh nghiệp với kỳ vọng gia tăng lợi
nhuận. Thống kê mô tả các biến kiểm soát cho
thấy sự đa dạng quy mô doanh nghiệp trong mẫu
nghiên cứu, phần lớn các doanh nghiệp chứng tỏ
có khả năng tăng trưởng.
4.2. Phân tích tương quan
Kết quả xác định hệ số tương quan giữa
các biến có đính kèm theo bên dưới
từng hệ số tương quan là mức ý nghĩa, được
trình bày thể hiện tại bảng 3.
TD có tương quan âm với PROF và STD
có tương quan dương với PROF, nhưng cả hai
trường hợp này lại không có thống kê theo
mức ý nghĩa 1%, 5% hay 10%; trong khi đó,
LTD có tương quan âm với PROF theo mức ý
nghĩa 5%, hàm ý rằng mối quan hệ giữa lợi
nhuận và cơ cấu vốn của các doanh nghiệp phi
tài chính niêm yết trên HOSE cần tập trung
quan tâm trong dài hạn nhằm đảm bảo mục
tiêu tăng giá trị doanh nghiệp.
SIZE có tương quan dương với PROF
theo mức ý nghĩa 1%, cho thấy biến động
quy mô doanh nghiệp cùng chiều với biến
động lợi nhuận; trong khi đó, GROWTH có
tương quan âm với PROF, tuy nhiên trường
hợp này không có ý nghĩa thống kê theo mức
1%, 5% hay 10%.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lê Hoàng Vinh
107
Bảng 3. Ma trận tương quan giữa các biến
PROF TD STD LTD SIZE GROWTH
PROF 1.0000
-----
TD -0.0202 1.0000
0.5893 -----
STD 0.0067 0.9459 1.0000
0.8578 0.0000 -----
LTD -0.0821 0.2356 -0.0925 1.0000
0.0281 0.0000 0.0132 -----
SIZE 0.1575 0.1108 0.1122 0.0040 1.0000
0.0000 0.0030 0.0026 0.9153 -----
GROWTH -0.0587 -0.0283 -0.0188 -0.0305 -0.0203 1.0000
0.1168 0.4494 0.6151 0.4157 0.5871 -----
Nguồn: Xử lý từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
4.3. Phân tích hồi quy
Kết quả hồi quy theo FEM và REM của
hai mô hình được tổng hợp tại bảng 4 và
bảng 5 trình bày kết quả kiểm định Hausman
để lựa chọn giữa FEM với REM, kèm theo
đó là mức độ phù hợp của kết quả hồi quy
được lựa chọn thể hiện qua R2.
Bảng 4. Kết quả hồi quy
Biến Chỉ tiêu
Mô hình 1 Mô hình 2
FEM REM FEM REM
TD Hệ số β 0.0506 -0.0649
P-value 0.2535 0.0128**
STD Hệ số β 0.0949 -0.0493
P-value 0.0413** 0.0667***
LTD Hệ số β -0.1743 -0.1953
P-value 0.0465** 0.0026*
SIZE Hệ số β 0.0410 0.0341 0.0431 0.0340
P-value 0.0000* 0.0000* 0.0000* 0.0000*
GROWTH Hệ số β 0.0009 0.0004 0.0009 0.0004
P-value 0.2752 0.5571 0.2756 0.5884
C Hệ số β -0.4452 -0.2987 -0.4776 -0.2954
P-value 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000
Nguồn: Xử lý từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
(*) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5% và (***) Mức ý nghĩa 10%
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018
108
Bảng 5. Kiểm định Hausman và R2
của mô hình được lựa chọn
Chỉ tiêu Mô hình 1 Mô hình 2
P-value 0.0053 0.0016
R2 0.7620 0.7659
Lựa chọn FEM FEM
Nguồn: Xử lý từ kết quả hồi quy
Theo bảng 5, P-value của hai mô hình đều
nhỏ hơn 5% nên kết quả hồi quy theo FEM
được lựa chọn, cụ thể theo kết quả tại bảng 4:
Mô hình 1, chỉ có SIZE được chấp nhận
để giải thích cho PROF với mức ý nghĩa 1%,
trong khi đó TD và GROWTH không có ý
nghĩa thống kê;
Mô hình 2, có STD và LTD được chấp
nhận để giải thích cho PROF với mức ý nghĩa
5%, SIZE được chấp nhận để giải thích cho
PROF với mức ý nghĩa 1%, trong khi đó
GROWTH không có ý nghĩa thống kê.
4.4. Kiểm định khuyết tật của mô hình
4.4.1. Kiểm định tự tương quan
Kiểm định Hausman của hai mô hình
đều lựa chọn kết quả hồi quy theo FEM, FEM
chỉ quan tâm đến những khác biệt mang tính
cá nhân đóng góp vào mô hình nên không có
hiện tượng tự tương quan; vì vậy bài viết
không thực hiện kiểm định này.
4.4.2. Kiểm định đa cộng tuyến
Xét hệ số tương quan giữa biến độc lập
và các biến kiểm soát với nhau của từng mô
hình, tất cả trường hợp tại bảng 3 đều có hệ
số tương quan của từng cặp biến với giá trị
tuyệt đối nhỏ hơn 0.8 chứng tỏ không có
tương quan mạnh giữa các biến và do đó dự
đoán không có hiện tượng đa cộng tuyến
nghiêm trọng giữa các biến [10]. Để khẳng
định chắc chắn hơn rằng, có hiện tượng đa
cộng tuyến nghiêm trọng giữa các biến hay
không, bài viết xác định hệ số phóng đại
phương sai và trình bày tại bảng 6, theo đó
hệ số phóng đại phương sai của tất cả các
trường hợp đều nhỏ hơn 10, cho thấy không
có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng
giữa các biến với nhau [10].
Bảng 6. Hệ số phóng đại phương sai
Chỉ tiêu Mô hình 1 Mô hình 2
TD 1.2165
STD 1.2280
LTD 1.0189
SIZE 1.2266 1.2308
GROWTH 1.0093 1.0102
Nguồn: Xử lý từ kết quả hồi quy
4.4.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Bài viết sử dụng kiểm định White để nhận
biết có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
hay không trong các mô hình nghiên cứu, kết
quả được trình bày tại bảng 7.
Bảng 7. Kết quả kiểm định phương sai
sai số thay đổi
Chỉ tiêu Mô hình 1 Mô hình 2
Obs*R-
squared
19.6098 21.4753
Prob. Chi-
Square(9) 0.0205
Prob. Chi-
Square(14) 0.0901
Kết luận Có Có
Nguồn: Xử lý từ kết quả hồi quy
Theo bảng 7, p-value nhỏ hơn 5% đối
với mô hình 1 và p-value nhỏ hơn 10% đối
với mô hình 2; kết luận có hiện tượng
phương sai sai số thay đổi theo những mức
ý nghĩa này; vì vậy, để khắc phục hiện tượng
này, bài viết sẽ thực hiện hồi quy theo GLS
và trình bày tại bảng 8.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lê Hoàng Vinh
109
Bảng 8. Kết quả hồi quy theo GLS
Biến Chỉ tiêu Mô hình 1 Mô hình 2
TD
Hệ số β -0.1138
P-value 0.0000*
STD
Hệ số β -0.1101
P-value 0.0000*
LTD
Hệ số β -0.2143
P-value 0.0000*
SIZE
Hệ số β 0.0374 0.0367
P-value 0.0000* 0.0000*
GROWTH
Hệ số β -0.0008 -0.0009
P-value 0.1662 0.1267
C
Hệ số β -0.3245 -0.3113
P-value 0.0000 0.0000
R2 0.5727 0.5982
Nguồn: Xử lý từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
(*) Mức ý nghĩa 1%
Kết quả hồi quy hai mô hình theo GLS cho
thấy TD, STD, LTD và SIZE được chấp nhận
để giải thích cho PROF với mức ý nghĩa 1%,
GROWTH không có ý nghĩa thống kê.
4.5. Thảo luận
Kết quả hồi quy theo GLS tìm thấy cơ
cấu vốn thể hiện qua tỷ số nợ tác động ngược
chiều đến lợi nhuận của các doanh nghiệp phi
tài chính niêm yết trên HOSE, kết quả này trái
ngược với kỳ vọng của nhóm tác giả và kết
quả nghiên cứu của Nirajini A. và Priya K. B.
[6] và Abor J. [3]. Tuy nhiên kết quả này ủng
hộ lý thuyết đòn bẩy tài chính rằng, không
phải mọi trường hợp gia tăng mức độ sử dụng
đòn bẩy tài chính đều làm tăng lợi nhuận, mà
gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính chỉ làm
tăng lợi nhuận khi tỷ suất sinh lời trên tài sản
lớn hơn chi phí của nguồn tài trợ hình thành
nên đòn bẩy tài chính theo lý thuyết M&M [5,
tr.256].
Tiếp cận chi tiết hơn về tác động cơ cấu
vốn đến lợi nhuận, theo đó kết quả hồi quy
theo GLS còn tìm thấy tác động ngược chiều
của mức độ sử dụng nợ ngắn hạn và mức độ
sử dụng nợ dài hạn đến lợi nhuận của các
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên
HOSE; kết quả này cũng trái ngược với giả
thuyết kỳ vọng cho trong ngắn hạn và thống
nhất với giả thuyết kỳ vọng trong dài hạn.
Các doanh nghiệp đều gặp bất lợi khi sử
dụng nợ cho dù là trong ngắn hạn hay dài
hạn nếu như hiệu quả sử dụng nợ không
được đảm bảo, điều này có thể xuất phát từ
hiệu quả đầu tư thấp, hoặc chi phí của nợ
cao, hoặc cả hai nguyên nhân này.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 12, Tháng 11 - 2018
110
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra
quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều
đến lợi nhuận của doanh nghiệp phi tài chính
niêm yết trên HOSE, ủng hộ lý thuyết lợi thế
kinh tế vì quy mô, và có thể lý giải rằng các
doanh nghiệp nhận thấy việc mở rộng quy
mô doanh nghiệp tạo ra cho doanh nghiệp
lợi thế để giảm chi phí đầu vào của hoạt
động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tình
trạng bất cân xứng thông tin và giảm chi phí
đại diện và dẫn đến cơ hội tăng lợi nhuận;
không những thế, quy mô doanh nghiệp
càng lớn góp phần khẳng định vị thế của
doanh nghiệp trên thị trường, cơ hội gia tăng
tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và dẫn đến
gia tăng lợi nhuận.
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu thực nghiệm cho trường
hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
trên HOSE bằng phương pháp phân tích hồi
quy dữ liệu bảng chứng minh cơ cấu vốn thể
hiện qua tỷ số nợ có tác động ngược chiều
đến lợi nhuận, kết quả này gợi ý các nhà
quản trị tài chính cần phải quan tâm đến
quyết định tài trợ, cụ thể là cân nhắc điều
chỉnh mức độ sử dụng nợ, kể cả nợ ngắn hạn
và nợ dài hạn tùy thuộc mối quan hệ giữa
hiệu quả đầu tư và chi phí của nợ, gia tăng
mức độ sử dụng nợ chỉ nên cân nhắc lựa
chọn khi hiệu quả sử dụng vẫn được đảm
bảo để qua đó gia tăng lợi nhuận. Ngoài ra,
kết quả nghiên cứu còn gợi ý rằng doanh
nghiệp cần tận dụng tích cực lợi thế kinh tế
vì quy mô nhằm gia tăng doanh thu, tiết
kiệm chi phí và từ đó gia tăng lợi nhuận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ngô Kim Phượng, Lê Hoàng Vinh và cộng sự (2018), Phân tích tài chính doanh nghiệp
(tái bản lần 4), Nxb Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Abbasali P. và Esfandiar M. (2012), The Relationship between Capital Structure and Firm
Performance Evaluation Measures: Evidence from the Tehran Stock Exchange, International
Journal of Business and Commerce Vol. 1, No. 9: May 2012 (ISSN: 2225-2436).
[3] Abor J. (2005), The Effect of Capital Structure on Profitability: An empirical analysis of
Listed Firms in Ghana, The Journal of risk finance. 6(5).
[4] Brealey và cộng sự (2008, ninth edition), Principles of Corporate Finance, Mc Graw-
Hill International Edition.
[5] Lucy W. M. và cộng sự (2014), Relationship between Capital Structure and Performance
of Non- Financial Companies Listed In the Nairobi Securities Exchange, Kenya , ISSN:
2311-3162.
[6] Nirajini A. và Priya K. B. (2013), Impact of Capital Structure on Financial Performance
of the Listed Trading Companies in Sri Lanka, ISSN 2250-3153.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lê Hoàng Vinh
111
[7] Richard O. A. và các cộng sự (2017), Capital Structure Decision and Firm Performance:
Evidence from Non-Financial Firms in Nigeria, Acta Universitatis Danubius,
Œconomica, Vol 13, No 6.
[8] Syed Shah Fasih Ur Rehman (2013), Relationship between Financial Leverage and
Financial Performance: Empirical Evidence of Listed Sugar Companies of Pakistan , Online
ISSN: 2249-4588 & Print ISSN: 0975-5853.
[9] Tharmila K. và Arulvel K. K. (2013), The impact of the capital structure and financial
performance: A study of the listed companies traded in Colombo stock exchange, Merit
Research Journal of Accounting, Auditing, Economics and Finance Vol. 1(5).
[10] Gujarati, D. N (2011), Econometrics by Example, Paperback, Chương 10: Vấn đề đa cộng tuyến
và cỡ mẫu nhỏ, Bản dịch của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbight,
truy cập 20/05/2018.
Ngày nhận bài: 28-6-2018. Ngày biên tập xong: 19-11-2018. Duyệt đăng: 28-11-2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_co_cau_von_den_loi_nhuan_cua_cac_doanh_nghiep_p.pdf