Tại nhiều nước như Mỹ, Australia,
Canada, Singapore, luật pháp cho phép các
bên giải quyết vụ việc tranh chấp thông qua
việc thực hiện thủ tục khởi kiện và tố tụng
qua Internet. So với tòa án truyền thống,
thủ tục tòa án trực tuyến linh hoạt hơn,
được thực hiện nhanh chóng nhờ áp dụng
công nghệ thông tin. Ngoài ra, hòa giải và
trọng tài trực tuyến cũng được sử dụng khá
phổ biến.
Một thí dụ về hòa giải trực tuyến là
Internet Neutral, cho phép các bên tùy chọn
trực tuyến, bao gồm email, tin nhắn tức thời,
phòng trò chuyện và hội nghị trực tuyến.
Internet Neutral sử dụng phần mềm hội nghị
trực tuyến cho phép các hòa giải viên giao
tiếp với các bên qua một kênh được chỉ định
và truy cập bảo mật bằng mật khẩu. Hoặc có
thể trọng tài trực tuyến tái tạo lại mô hình
trọng tài truyền thống trong môi trường
không gian mạng. Quá trình thông tin liên
lạc, xem xét và quyết định của hội đồng
trọng tài trực tuyến giống với trọng tài
truyền thống, chỉ khác là nó dựa trên công
nghệ thông tin7.
Phương thức hành nghề thay đổi dẫn
đến đào tạo nghề phải thay đổi theo. Cụ thể,
phương thức hành nghề thay đổi như: xét xử
online; tư vấn trực tuyến sử dụng AI; giải
quyết tranh chấp theo phương thức trọng tài,
hòa giải online, Điều này dẫn đến trong
chương trình đào tạo/bồi dưỡng dành cho
luật sư, thẩm phán, trọng tài viên, hòa giải
viên, cần phải có kiến thức/nội dung về
giải quyết tranh chấp online, nội dung về
chứng cứ số, hợp đồng thông minh,. và đặc
biệt là có nội dung giới thiệu về AI có thể
thay thế hành nghề luật như thế nào.
Đề xuất
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với công tác giảng dạy pháp luật tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11Số 5(405) - T3/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần Thứ Tư
đối với công Tác giảng dạy pháp luậT Tại việT nam
Chu Thị Hoa*
* TS. Phó Viện trưởng, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.
Thông tin bài viết:
Từ khoá: Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, giảng dạy pháp luật.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 02/01/2020
Biên tập : 16/01/2020
Duyệt bài : 06/02/2020
Article Infomation:
Keywords: The fourth industrial
revolution, law teaching.
Article History:
Received : 02 Jan. 2020
Edited : 16 Jan. 2020
Approved : 06 Feb. 2020
Tóm tắt:
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang tác động
toàn diện, sâu rộng và nhanh chóng trên tất cả lĩnh vực của đời sống
xã hội, trong đó có công tác giảng dạy pháp luật. Nhiều vấn đề đang
đặt ra đối với công tác giảng dạy trong các trường đại học. Sự xuất
hiện của nhiều khái niệm mới như phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết
bị ảo. Bối cảnh này đòi hỏi các trường phải có tầm nhìn chiến lược để
chuẩn bị cho những thay đổi lớn, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Ngày 30/9/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã
ký ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số
chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0. Đây chính
là cơ sở để tiến hành đổi mới toàn diện và triệt để công tác đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực ngành tư
pháp nói riêng. Bài viết chỉ ra những vấn đề đặt ra trong công tác
giảng dạy pháp luật, đồng thời bước đầu đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này.
Abstract:
The Fourth Industrial Revolution (IR 4.0) has been generating quick,
deep and comprehensive impacts on all fields of the social activities,
including teaching on legal aspects. A number of issues are posed for
teaching in schools. The emergence of new concepts such as virtual
classrooms, virtual teachers, virtual equipment. Under this
circumtance, it is required the schools to have a strategic vision to
prepare for major changes to meet the requirements of the new
situation. On September 30, 2019, General Secretary and President
Nguyen Phu Trong signed the Politburo’s Resolution No. 52-NQ/TW
on guidelines and policies for active participation into the IR 4.0. This
is the solid ground for conducting a comprehensive and thorough
renovation of the training and capacity building of human resources
in general and human resources in the justice sector in particular. This
article is to name out the problems posed in the law teaching,
and initial recommendations for further improvements of the quality
and effectiveness of the law teaching.
1. Khái quát về cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 và những thách thức pháp lý
Mỗi một cuộc CMCN là một lần thay
đổi căn bản. Sau mỗi cuộc CMCN, xã hội
biến chuyển sâu sắc, trong đó có sự thay đổi
lớn và rõ rệt trong giáo dục. Theo các
chuyên gia, nhà khoa học, thế giới đã trải
qua 3 cuộc CMCN. Cuộc CMCN 1.0 gắn
với quá trình cơ giới hóa sản xuất
(mechanization), diễn ra trong khoảng từ
1760 đến 1840 với sự khởi đầu bằng việc
phát minh ra máy hơi nước. CMCN 2.0 gắn
liền với quá trình điện khí hóa và áp dụng
dây chuyền sản xuất, diễn ra từ cuối thế kỷ
19 đến nửa đầu thế kỷ 20). CMCN 3.0 gắn
liền với việc điện tử hóa, số hóa quá trình
sản xuất và phát minh ra Internet, diễn ra từ
khoảng những năm 1960 đến thập niên đầu
tiên của thế kỷ 21. Hiện nay, thế giới đang ở
chặng đường đầu tiên bước vào cuộc CMCN
4.0 (còn gọi là cuộc CMCN lần thứ tư) với
đặc trưng là tích hợp toàn bộ những thành
tựu của 3 cuộc cách mạng trước đây nhưng
nâng lên một bước phát triển mới về chất,
gắn liền với các trụ cột về trí thông minh
nhân tạo (artificial intelligence), người máy
thông minh có thể tự học hỏi (learning
machines), Internet vạn vật kết nối (Internet
of things), công nghệ điện toán đám mây
(cloud computing) và xử lý dữ liệu lớn (big
data). Cuộc CMCN 4.0 chính là sự lên ngôi
của những công nghệ sinh học, công nghệ
vật liệu, trạng thái số hóa và thông minh hóa
các ứng dụng công nghệ thông tin1.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với
việc ứng dụng ngày càng phổ biến hơn
những công nghệ mới như chuỗi khối, trí
thông minh nhân tạo, internet vạn vật, robot,
điện toán đám mây, dữ liệu lớn (big data)
cũng như các công nghệ khác đang liên tục
được phát minh ra, mà cốt lõi là quá trình
chuyển đổi số, đang làm thay đổi mọi mặt
của đời sống kinh tế-xã hội. Với Việt Nam,
có tới hơn 64 triệu người sử dụng Internet
cùng trên một trăm triệu thuê bao thiết bị di
động2, các mô hình kinh tế chia sẻ và thương
mại điện tử đang bước vào giai đoạn phát
triển bùng nổ. Vì thế, về nhiều mặt, Cách
mạng công nghiệp 4.0 không còn xa lạ với
Việt Nam mà đang tác động trực diện tới
sinh hoạt thường nhật của người dân. Sự ứng
dụng rộng rãi những thành tựu từ cuộc
CMCN 4.0, nhất là sự gia tăng của nền kinh
tế số, kinh tế sáng tạo, kinh tế chia sẻ, sự
thông minh hóa quá trình sản xuất, phân
phối, tiêu dùng sản phẩm, thông minh hóa
quá trình quản trị xã hội, hình thành các mối
quan hệ xã hội mới, những tương tác mới
giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa
doanh nghiệp với người lao động và người
tiêu dùng, giữa người dân và chính quyền
đang thách thức những quan điểm pháp lý
truyền thống, đòi hỏi hệ thống pháp luật cần
phải có những điều chỉnh tương ứng.
Có rất nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội
phát sinh từ CMCN 4.0 minh chứng cho
những tác động to lớn của cuộc cách mạng
này đến hệ thống pháp luật. Chẳng hạn: Sự
phát triển của trí tuệ nhân tạo, sử dụng người
máy thông minh thế hệ mới thách thức quan
niệm truyền thống về chủ thể của các quan
hệ pháp luật cũng như các quy tắc về trách
nhiệm pháp lý của các chủ thể có liên quan,
các quy tắc điều chỉnh quan hệ lao động và
việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội. Sự lưu
hành của các loại tiền ảo (Bitcoin,
Litecoin...) thách thức quan niệm truyền
thống về việc chỉ có các quốc gia có chủ
Số 5(405) - T3/202012 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1 https://ictnews.vn/cntt/cach-mang-40/nhin-lai-dinh-nghia-cong-nghiep-4-0-va-cach-viet-nam-don-nhan-
xu-huong-nay-162188.ict.
2 Báo cáo Digital Marketing Việt Nam 2019.
quyền mới được phát hành tiền tệ. Sự hình
thành của các nền kinh tế chia sẻ (Uber,
Grab, AirBnB...) thách thức quan niệm về
kinh doanh vận tải, kinh doanh dịch vụ lưu
trú, về cách thức áp dụng pháp luật cạnh
tranh... Thêm vào đó, chưa bao giờ vấn đề
tội phạm công nghệ cao và việc bảo vệ bí
mật đời tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân, duy trì
an ninh mạng lại trở nên cấp thiết như hiện
nay. Hệ thống pháp luật hiện hành của các
quốc gia, trên thực tế đều tỏ ra có những bất
cập nhất định khi xử lý những vấn đề này.
Đảm bảo sự thích ứng của pháp luật với
những thay đổi từ quá trình tác động của
cuộc CMCN 4.0 đang là yêu cầu cấp thiết
mà Nhà nước cần phải thực hiện để bảo vệ
tốt hơn nữa quyền con người, quyền công
dân, quyền của các chủ thể kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc
đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế
và đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ an
ninh và chủ quyền quốc gia3.
Theo nhận định bước đầu, có thể thấy,
cuộc CMCN 4.0 tác động trực tiếp tới các
lĩnh vực pháp luật quan trọng sau đây:
Một là, tác động trực tiếp vào pháp luật
về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng: khi hợp đồng được giao kết nhiều
hơn trên môi trường số hóa, các quy tắc
truyền thống liên quan tới chứng cứ về giao
kết hợp đồng, địa điểm giao kết hợp đồng,
thẩm quyền tài phán liên quan tới giao kết
hợp đồng có thể phải được tính toán lại.
Pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng cũng cần được điều chỉnh lại để xử lý
những trường hợp quy trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do người máy (robot) gây ra
trong quá trình vận hành (sẽ do người sở hữu
người máy chịu hay người thiết kế ra phần
mềm điều khiển hoạt động của người máy
phải chịu).
Hai là, tác động trực tiếp tới pháp luật
về sở hữu trí tuệ: ví dụ như pháp luật sẽ ứng
xử thế nào trong việc xác định quyền tác giả
hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với
những tác phẩm do robot hoặc ứng dụng trí
thông minh nhân tạo tạo nên.
Ba là, tác động trực tiếp tới lĩnh vực
pháp luật về an sinh xã hội và pháp luật lao
động: khi người máy được ứng dụng rộng
rãi, hình thành nên các nhà máy sản xuất
thông minh (smart factories), lượng công
nhân lao động bị thất nghiệp nhiều (nhất là
các loại lao động thủ công) thì ứng xử của
Nhà nước đối với vấn đề này ra sao? Việc
ứng dụng người máy thay cho nhân viên
đang làm việc có được xem là căn cứ hợp lý
để chấm dứt hợp đồng lao động với người
làm công bị thay thế không? Nếu chấm dứt
thì trách nhiệm của chủ sử dụng lao động thế
nào (nhất là trong việc đào tạo hoặc hỗ trợ
đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp)?
Bốn là, tác động trực tiếp tới lĩnh vực
pháp luật về bảo hộ dữ liệu cá nhân, bảo đảm
quyền riêng tư của mỗi người dân trên môi
trường số/môi trường Internet cũng như
trong đời thực. Tới đây, yêu cầu bảo đảm an
ninh, an toàn thông tin cá nhân sẽ ngày càng
lớn hơn.
Năm là, tác động trực tiếp tới lĩnh vực
pháp luật ngân hàng, tài chính, tiền tệ: việc
phát minh ra các dạng tiền ảo được một bộ
phận dân chúng sử dụng, đầu tư và đầu cơ
đang đặt ra nhiều bài toán về chính sách tiền
tệ và đảm bảo an ninh tiền tệ.
Sáu là, tác động trực tiếp tới lĩnh vực
pháp luật hình sự và tố tụng hình sự: khi số
tội phạm thực hiện trên môi trường số càng
13Số 5(405) - T3/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
3 Bộ Tư pháp, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia, 6/2019.
lớn, thách thức đặt ra đối với pháp luật hình
sự và pháp luật tố tụng hình sự cũng rất lớn.
Bảy là, tác động trực tiếp tới lĩnh vực
quản trị công: xu hướng xây dựng Chính phủ
điện tử (e-government), Chính phủ thông
minh (smart-government) là tất yếu để đảm
bảo Chính phủ thích ứng với một xã hội
đang ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu
của trí thông minh nhân tạo, tự động hóa, số
hóa để có thể nhận diện chính xác hơn vấn
đề cần xử lý và phản ứng chính sách kịp thời,
linh hoạt hơn. Tương tác giữa chính quyền
với người dân ngày càng trực diện hơn và
tăng tính dân chủ, trách nhiệm giải trình
trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Ở cấp chính quyền địa phương, nhất là chính
quyền các thành phố, cần nhận diện xu
hướng xây dựng thành phố thông minh để có
cơ chế quản trị thành phố thông minh.
Tám là, với một đất nước mới tiệm cận
với nền kinh tế thế giới và có trình độ phát
triển kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật ở
mức trung bình thấp như Việt Nam thì những
thách thức mà cuộc CMCN lần thứ 4 mang
lại còn lớn hơn rất nhiều, ví dụ như nguồn
lao động trẻ dồi dào vẫn được coi là một lợi
thế của Việt Nam. Tuy nhiên, Cuộc CMCN
4.0 có thể sẽ biến nó thành bất lợi khi gây ra
tình trạng dư thừa lao động, tạo ra nhiều hệ
luỵ trong các khía cạnh của đời sống xã hội,
đòi hỏi chính sách lao động và an sinh xã hội
phù hợp. Sự phát triển thương mại điện tử
cũng đe dọa đến sự phát triển của các ngành
công nghiệp nội địa, đòi hỏi có những biện
pháp tích cực để thích ứng4...
2. Những vấn đề đặt ra trong công tác
giảng dạy pháp luật và một số đề xuất
ban đầu
Cuộc CMCN 4.0 đang tạo ra những biến
chuyển mạnh mẽ trong đời sống kinh tế xã
hội, làm nảy sinh những vấn đề mới về pháp
lý. Trong bối cảnh đó, công tác đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực ngành tư pháp chắc
chắn cần phải thay đổi toàn diện, cả nội dung
lẫn hình thức. CMCN 4.0 đưa đến cả cơ hội
và thách thức đan xen, để không bị tụt hậu
thì bản thân các trường phải định hướng rõ
để đào tạo, mỗi trường phải xác định sứ
mệnh của mình, đào tạo phục vụ phân khúc
nào trong xã hội, xác định rõ nhu cầu đào
tạo. Đồng thời, phải khai thác được thế
mạnh, ưu điểm của những công cụ lĩnh vực
số, chuyển hóa số để ứng dụng trong quá
trình dạy và học hiệu quả hơn.
2.1. Những vấn đề chung về công nghệ
đào tạo, bồi dưỡng (phương pháp, kỹ
năng,...)
Giáo viên là người kết nối
Học viên trong thế giới 4.0 đã đủ năng
lực và phương tiện để tiếp nhận thông tin, có
thể tự học, tự nghiên cứu và tham khảo từ
nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là từ Internet.
Trong bối cảnh đó, giáo viên không phải là
người duy nhất có được kiến thức và thông
tin giá trị. Thay vào đó, họ là người giúp
học trò có khả năng hiểu ý nghĩa của thông
tin, phân biệt sự khác biệt giữa những gì
quan trọng và không quan trọng. Trên hết,
đó là khả năng kết hợp thông tin thành một
bức tranh rộng lớn về thế giới. Giảng viên
dựa trên nhu cầu học hỏi của học viên để
gợi mở và định hướng nhiều hơn là truyền
đạt kiến thức.
Tự học là yêu cầu bắt buộc: Xu
hướng đào tạo trực tuyến - Lớp học ở mọi
nơi, mọi lúc
Với internet, các lớp học trong thời 4.0
có thể diễn ra ở bất cứ đâu, thời điểm nào.
Số 5(405) - T3/202014 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
4 Bộ Tư pháp, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia, 6/2019.
Thay cho trường lớp mang tính vật lý với
giảng đường, thư viện và thời khóa biểu cố
định, các trường trực tuyến đang phát triển
và trở thành làn sóng giáo dục mới. Trường
trực tuyến có thể sử dụng công nghệ điện
toán đám mây để phát triển các không gian
học tập trên mạng. Tài liệu học tập, sách
tham khảo đều lưu trữ trên mạng. Thông qua
các thiết bị kết nối internet như smartphone,
laptop... người học có thể tham gia vào các
lớp học ảo bất cứ lúc nào.
Những học viên 4.0 vì thế không nhất
thiết phải tập trung điểm danh tại các giảng
đường. Họ có thể làm các công việc khác và
tận dụng thời gian rảnh rỗi để tham gia học
qua chiếc điện thoại của mình. Trí tuệ nhân
tạo sẽ giúp thông tin học tập được tổng hợp,
phân tích và đưa ra các gợi ý hữu ích cho
người học và người dạy.
Đề xuất 1: Các trường luật cần sớm ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác đào
tạo, bồi dưỡng: Xây dựng và triển khai áp
dụng “phòng học ảo”; kết hợp đào tạo trực
tuyến với đào tạo theo phương pháp truyền
thống,
Trước hết, các trường cần thay đổi tư
duy dạy và học theo phương pháp mới để
người học vừa lĩnh hội được kiến thức, vừa
biết vận dụng sáng tạo vào thực tiễn. Kết
hợp giữa các phương pháp truyền thống
(thuyết trình, đàm thoại, luyện tập...) với các
phương pháp mới (giải quyết vấn đề, dạy
học tình huống, dạy học định hướng hành
động...). Đồng thời, vận dụng các phương
pháp gắn với công nghệ hiện đại như dạy
học trực tuyến E-learning, phương pháp giáo
dục tích hợp khoa học, công nghệ, kỹ thuật
và toán học (Giáo dục STEM)...
Bên cạnh đó, các trường đại học cũng
cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, đón
đầu áp dụng công nghệ mới. Hiện nay, có rất
nhiều công cụ cho chuyển đổi số như: công
cụ hội nghị truyền hình Skype, GoToMeeting,
Blue jeans; ứng dụng đàm thoại, chia sẻ tài
nguyên Microsoft Teams; ứng dụng
OneNote; Stream; ứng dụng phân tích người
đọc Reader Analytics; tra từ điển Tflat; App
hỗ trợ vẽ mindmap (Mindnode, Simplemind);
dịch vụ trực tuyến Wolfram Alpha; công cụ
Power BI và các Hệ thống quản lý học tập
Blackboard, WebCT, Desire2Learn,
ANGEL, Sakai, Moodle... Các trường đại
học cần áp dụng công nghệ mới, sử dụng các
công cụ đa năng như máy tính, máy chiếu,
bài giảng điện tử, bảng điện tử thông minh,
sách giáo khoa điện tử, nhất là các phần
mềm dạy học (E-learning...). Theo đó, việc
tổ chức lớp học, giao bài tập, giới hạn thời
gian, kiểm tra bài, cung cấp tài liệu, nhận
phản hồi, điều chỉnh hoạt động của sinh
viên... đều được thao tác trên máy5.
2.2. Những vấn đề đặc thù trong giảng
dạy pháp luật
CMCN 4.0 đã làm thay đổi bức tranh
của thị trường lao động: Lao động giản đơn
đã có robot đảm nhiệm, thị trường chủ yếu
chỉ cần những việc đòi hỏi lao động sáng tạo
ở trình độ cao. Ví dụ, trong lĩnh vực luật sư,
tư vấn pháp lý thì những vụ việc tư vấn luật
đơn giản sẽ có “luật sư AI” thực hiện, các
luật sư sẽ chỉ làm những vụ việc phức tạp.
Vậy trong thời gian tới, những công ty luật
top 2, top 3 có tồn tại được không? Cạnh
tranh trong hành nghề luật tương lai chắc
chắn sẽ rất khốc liệt.
Cuộc cách mạng đã làm thay đổi mạnh
mẽ nhu cầu về nguồn nhân lực, cơ cấu ngành
nghề và các trình độ... CMCN 4.0 đang làm
15Số 5(405) - T3/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
5
4-0-123652.
Số 5(405) - T3/202016 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
giãn rộng khoảng cách giữa việc đào tạo của
các trường đại học và những gì xã hội thực
sự cần. Công tác đào tạo luật cũng cần kịp
thời bắt kịp với những xu thế mới của phát
triển công nghệ, bắt kịp với tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội, bắt kịp với các xu hướng
pháp luật mới trên thế giới. Về cơ bản,
nguồn nhân lực đang công tác trong các lĩnh
vực xây dựng và thực thi pháp luật cần phải
đáp ứng những yêu cầu về:
Kiến thức pháp lý,
Phải thay đổi về tư duy pháp lý,
Có kiến thức kinh tế,
Có kiến thức và kỹ năng công nghệ
thông tin.
Đối với nhân lực ngành tư pháp, chưa
bao giờ đội ngũ cán bộ tư pháp cần tăng
cường chất lượng như hiện nay và cần được
đào tạo bài bản, với các phương pháp hiện
đại, sử dụng được các phần mềm, cơ sở dữ
liệu hiện đại; hiểu biết về những công nghệ
mới và biết cách sử dụng những công nghệ
mới có thể sẽ trở thành những tiền đề quan
trọng đối với những người làm công tác tư
pháp hiện nay.
Đề xuất 2: Chương trình đào tạo cần
phải được thiết kế để đạt chuẩn kiến thức và
kỹ năng hành nghề trong thời kỳ CMCN 4.0,
đáp ứng đủ 04 yêu cầu về kiến thức pháp lý,
tư duy pháp lý, kiến thức kinh tế và kiến
thức/kỹ năng công nghệ thông tin.
Đề xuất 3: Tài liệu về đào tạo, bồi
dưỡng cần phải có một số nội dung liên quan
đến ứng dụng công nghệ trong chính quá
trình xây dựng, hoàn thiện, tổ chức thực thi
hệ thống pháp luật, trong phát hiện, xử lý vi
phạm, giải quyết tranh chấp.
Chẳng hạn, trong thời gian gần đây, sự
phổ biến của công nghệ pháp lý mới (legal
tech, law tech, regtech, v.v..) cho thấy các
cán bộ pháp lý cần được đào tạo/bồi dưỡng
những công nghệ mới này. Viêc̣ Trung Quôć
vừa thiết lập 3 Tòa án Internet cũng là ví dụ
cụ thể. Ở nước ta, những khải niệm như
“legal tech”, “law tech” hoặc “regtech” xem
ra vẫn còn khá xa lạ. Vì vậy, cần đưa những
kiến thức mới này vào trong tài liệu đào tạo,
bồi dưỡng cho cán bộ ngành tư pháp.
Đề xuất 4: Đưa vào chương trình đào
tạo luật nội dung về ứng duṇg tri ́thông minh
nhân tạo trong hành nghề luật và kiến
thức/nội dung về giải quyết tranh chấp
online, nội dung về chứng cứ số, hợp đồng
thông minh,...
Tác động rõ ràng nhất của CMCN 4.0 là
trí tuệ nhân tạo và sự xuất hiện của robot có
thể thay thế con người về khả năng tính toán,
ghi nhớ, phân tích cùng hiệu suất công việc
cao. Vì vậy, một số công việc mà AI có thể
làm thay con người trong một số hoạt động
nghề nghiệp cụ thể thuộc lĩnh vực tư pháp,
đưa ra các phán xử - tự xử lý thông tin và
đưa ra phán quyết của mình.
Thế giới ngày càng trở nên phẳng hơn
và công nghệ đang làm thay đổi mạnh mẽ
hoạt động truyền thống của mọi ngành, lĩnh
vực trong đời sống xã hội. Thế giới đã xuất
hiện những hãng taxi không sở hữu bất kỳ
một chiếc taxi nào hay công ty cho thuê
khách sạn lớn nhất cũng không sở hữu bất
kỳ một khách sạn nào, các công ty cung cấp
dịch vụ thanh toán (VNPAY, MOCA,
MOMO,) mà không phải là ngân
hàng và dĩ nhiên, cũng sẽ xuất hiện công
ty tư vấn luật không cần thiết phải có luật sư,
trung tâm giải quyết tranh chấp ngoài tòa án
không cần thiết phải có trọng tài viên/hòa
giải viên.
CMCN 4.0 tạo ra những bước tiến mới
trong thay đổi cách giao tiếp và xử lý nghiệp
vụ thông qua tương tác và giao tiếp điện tử.
Vai trò của công nghệ là yếu tố quan trọng,
then chốt trong định hướng phát triển, mô
hình trung tâm tư vấn pháp luật hoặc trung
tâm giải quyết tranh chấp số hoạt động dựa
trên nền tảng công nghệ thông qua các thiết
bị số kết nối với các phần mềm máy tính trên
17Số 5(405) - T3/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
môi trường mạng Internet. Chẳng hạn:
Công chứng viên không cần phải kiểm
tra, soi xét để xác định tính xác thực, hợp
pháp của hợp đồng, mà chỉ cần thông qua bộ
xử lý dữ liệu đã có thể kiểm tra được.
Luật sư trong một số vụ việc đơn giản,
không cần phải nghiên cứu từng tình tiết của
vụ án, tìm các điều luật liên quan để bào
chữa cho thân chủ của mình mà chỉ cần đưa
thông tin vụ án vào bộ xử lý dữ liệu để cho
ra kết quả giải quyết. Vừa qua, 20 luật sư từ
các hãng luật hàng đầu Hoa Kỳ đã bị robot
đánh bại trong cuộc thi rà soát các lỗi của 5
hợp đồng về bảo mật thông tin. Trong khi
các luật sư mất thời gian trung bình là 92
phút và độ chính xác là 84% thì robot chỉ
mất 26 giây và độ chính xác là 94%6.
Tương tự, Thẩm phán tham gia phiên
tòa để phán xử vụ việc cũng dựa vào trí tuệ
nhân tạo để phân tích vụ việc, thậm chí đối
với những vụ việc đơn giản, dựa trên cơ sở
dữ liệu án lệ sẵn có thì “thẩm phán AI” có
thể giúp đưa ra phán quyết cuối cùng.
Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện
nhiều phương thức giải quyết tranh chấp trực
tuyến. Phổ biến nhất là tòa án trực tuyến hay
được gọi là tòa án ảo hoặc tòa án trên mạng,
bao gồm các thủ tục tương tự như ở tòa án
truyền thống.
Tại nhiều nước như Mỹ, Australia,
Canada, Singapore, luật pháp cho phép các
bên giải quyết vụ việc tranh chấp thông qua
việc thực hiện thủ tục khởi kiện và tố tụng
qua Internet. So với tòa án truyền thống,
thủ tục tòa án trực tuyến linh hoạt hơn,
được thực hiện nhanh chóng nhờ áp dụng
công nghệ thông tin. Ngoài ra, hòa giải và
trọng tài trực tuyến cũng được sử dụng khá
phổ biến.
Một thí dụ về hòa giải trực tuyến là
Internet Neutral, cho phép các bên tùy chọn
trực tuyến, bao gồm email, tin nhắn tức thời,
phòng trò chuyện và hội nghị trực tuyến.
Internet Neutral sử dụng phần mềm hội nghị
trực tuyến cho phép các hòa giải viên giao
tiếp với các bên qua một kênh được chỉ định
và truy cập bảo mật bằng mật khẩu. Hoặc có
thể trọng tài trực tuyến tái tạo lại mô hình
trọng tài truyền thống trong môi trường
không gian mạng. Quá trình thông tin liên
lạc, xem xét và quyết định của hội đồng
trọng tài trực tuyến giống với trọng tài
truyền thống, chỉ khác là nó dựa trên công
nghệ thông tin7.
Phương thức hành nghề thay đổi dẫn
đến đào tạo nghề phải thay đổi theo. Cụ thể,
phương thức hành nghề thay đổi như: xét xử
online; tư vấn trực tuyến sử dụng AI; giải
quyết tranh chấp theo phương thức trọng tài,
hòa giải online, Điều này dẫn đến trong
chương trình đào tạo/bồi dưỡng dành cho
luật sư, thẩm phán, trọng tài viên, hòa giải
viên, cần phải có kiến thức/nội dung về
giải quyết tranh chấp online, nội dung về
chứng cứ số, hợp đồng thông minh,... và đặc
biệt là có nội dung giới thiệu về AI có thể
thay thế hành nghề luật như thế nào.
Đề xuất 5: Đào tạo lại đội ngũ giảng
viên luật.
Để có thể đào tạo cho cán bộ ngành tư
pháp kiến thức về “legal tech”, “law tech”
hoặc “regtech” thì trước hết đội ngũ giảng
viên luật phải được cử ra nước ngoài để học
về các công nghệ này, hoặc các trường có thể
cân nhắc mời các chuyên gia quốc tế đến
Việt Nam để đào tạo cho đội ngũ giảng viên,
cập nhật kiến thức và công nghệ mới n
6 https://fossbytes.com/lawgeex-ai-beats-us-lawyers-nda-high-accuracy/.
7 LS. Trần Anh Huy, Trưởng phòng pháp chế cấp cao Samsung Việt Nam, Lúng túng giải quyết tranh chấp
trực tuyến, https://saigondautu.com.vn/tai-chinh/lung-tung-giai-quyet-tranh-chap-truc-tuyen-69021.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_cuoc_cach_mang_cong_nghiep_lan_thu_tu_doi_voi_c.pdf