Thứ ba, sau khi cân bằng các ngành kinh tế, Việt Nam cần áp dụng nhóm
chính sách hồi phục nền kinh tế. Để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, các chi
phí đầu vào như chi phí nhiên liệu, xăng dầu, điện nước cần được giảm giá để
bớt gánh nặng tài chính. Lạm phát sẽ được kiểm soát từ nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế
của Chính phủ thông qua việc cắt giảm giá thành các mặt hàng phục vụ sản xuất.
Ngoài cầu kéo, chi phí đẩy cũng là một nguyên nhân dẫn tới lạm phát. Việc ổn
định chi phí đầu vào, khi đó, sẽ được coi là một giải pháp để kiểm soát lạm phát.
Rõ ràng, khi nguồn cung ứng toàn cầu gián đoạn, chi phí cho nguyên vật liệu nhập
khẩu sẽ tăng mạnh do khó khăn trong việc vận chuyển bởi vừa gặp phải sự kiểm
dịch nghiêm ngặt vừa khó khăn trong việc đi lại bởi các quốc gia chọn phương án
giãn cách xã hội để phòng tránh sự lây lan sâu rộng của COVID-19. Như vậy, để
đẩy mạnh quá trình hồi phục kinh tế, Chính phủ cần quan tâm đến giảm thuế nhập
khẩu đối với những hàng hóa trung gian làm yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
của những ngành bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đồng thời đẩy mạnh đầu tư công ngắn
hạn và dài hạn giúp tăng tổng cầu.
Thứ tư là nhóm chính sách về giải cứu nền kinh tế. Trong trường hợp các
doanh nghiệp không thể tự thân hồi phục và trở lại hoạt động kinh doanh, Chính
phủ cần tới các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để nhanh chóng thúc đẩy
đà hồi phục của nền kinh tế. Tăng lượng tiền trên thị trường bằng cách bơm thêm
có thể giúp ổn định tình hình lạm phát. Đối với chính sách tiền tệ, giảm lãi suất
cũng được coi là chính sách cần chú trọng. Đây được coi là chính sách tác động
trực tiếp tới sự sống còn của doanh nghiệp. Giảm lãi suất giúp các doanh nghiệp
có động lực kinh doanh hơn và làm giảm nhẹ gánh nặng về tài chính. Nếu nghiêm
trọng hơn, Chính phủ có thể thực hiện thêm các chính sách tài khóa trực tiếp từ
chính phủ như mua lại nợ, tăng sở hữu vốn nhà nước ở một số lĩnh vực đặc biệt
trọng yếu. Bên cạnh đó, cầu chi tiêu từ khu vực doanh nghiệp và người dân giảm
mạnh và Chính phủ cần điều tiết các khoản chi tài khóa hợp lý và đầu tư đúng
mục đích, đúng chủ trương và đảm bảo hiệu quả của dòng vốn. Hệ quả của nhóm
chính sách này là các doanh nghiệp có thể đảm bảo khả năng hồi phục sản xuất,
dẫn tới việc ổn định lượng hàng hóa trên thị trường và đảm bảo nguồn cung theo
kịp cầu của thị trường.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của đại dịch Covid-19 đến lạm phát của nền kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 55
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
Trang chủ:
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN LẠM PHÁT
CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Hoàng Tuấn Dũng1
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 04/08/2020; Ngày hoàn thành biên tập: 30/09/2020; Ngày duyệt đăng: 05/10/2020
Tóm tắt: Nghiên cứu này hướng đến việc dự phỏng các tác động của đại dịch COVID-
19 đối với lạm phát của nền kinh tế Việt Nam và từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính
sách nhằm hạn chế các tác động tiêu cực về mặt kinh tế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
(i) Dịch COVID-19 gây ra lạm phát tại Việt Nam, (ii) Dịch COVID-19 tác động đến
cung - cầu hàng hoá và (iii) Dịch COVID-19 tác động gián tiếp đến tỷ giá và các chính
sách tiền tệ trên thị trường. Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích diễn
giải số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, các công trình nghiên cứu khoa học có liên
quan. Tác giả đưa ra các khuyến nghị và chính sách khác nhau từ ngắn hạn đến dài hạn
nhằm ứng phó với tình hình dịch ở Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Các giải
pháp đưa ra bao gồm các chính sách kiểm soát dịch bệnh, chính sách ổn định, hồi phục
nền kinh tế và các chính sách tiền tệ, tài khoá khác để đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả.
Từ khoá: Đại dịch COVID-19, Chính sách, Lạm phát, Nền kinh tế vĩ mô Việt Nam
IMPACT OF THE COVID-19 PANDEMIC ON THE INFLATION
OF VIETNAM ECOMOMY
Abstract: The paper aims to project scenarios of how COVID-19 pandemic affects the
inflation of the Vietnamese economy, and then proposes some policies to minimize its
negative impacts. The result shows that (i) The COVID-19 pandemic causes inflation in
Vietnam, (ii) It has influence on the product’s supply and demand in market, and (iii)
The COVID-19 pandemic has indirect impact on exchange rate and monetary policy in
market. Methods of secondary data analysis and information interpretation are applied in
the scope of this research. Some recommendations are proposed – both in short term and
long term – in order to cope with different pandemic scenarios in Vietnam as well as in
other countries. For more details, they are disease control policies, economic stability
and recovery policies as well as other monetary policies, which can help to achieve
policy timelessness and efficiency.
Keywords: The COVID-19 pandemic, Policy, The inflation, Vietnamese economy
1 Tác giả liên hệ, Email: t.dz.hoang@ftu.edu.vn
56 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
1. Đặt vấn đề
Đại dịch COVID-19 đã và đang có những ảnh hưởng hết sức trầm trọng đến
tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới
theo những cách thức mà chúng ta chưa từng biết đến và chưa từng có tiền lệ.
Trên phương diện kinh tế, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy và phân mảnh
trầm trọng. Hoạt động kinh tế gần như tê liệt hoàn toàn, đặc biệt với các nền kinh
tế có độ mở cao. Nền kinh tế của các quốc gia rơi vào trạng thái suy thoái trầm
trọng, thậm chí có thể lớn hơn gấp nhiều lần so với cuộc khủng hoảng năm 2008
(Phạm, 2020). Chính phủ nhiều quốc gia đều đã và đang cố gắng áp dụng một vài
giải pháp để kiểm soát dịch bệnh, đồng thời giảm bớt các hệ quả tiêu cực và tổn
thất to lớn trong các nền kinh tế (Phạm, 2020).
Phân tích về tình hình giá cả thị trường 6 tháng đầu năm 2020, Bộ Tài chính
nhận định, trong những tháng đầu năm, mặt bằng giá cả thị trường diễn biến tăng,
giảm đan xen do chịu ảnh hưởng của các yếu tố cung - cầu trong bối cảnh dịch
bệnh COVID-19. Cụ thể, mặt bằng giá cả thị trường tăng cao vào tháng 1 do yếu
tố quy luật dịp lễ Tết, sau đó giảm trong các tháng tiếp theo do tác động của dịch
bệnh và dần hồi phục trở lại bình thường khi dịch COVID-19 được kiểm soát
trong tháng 5 và tháng 6 (Tạp chí Tài chính, 2020a). Bên cạnh đó, số liệu của
Tổng cục Thống kê (2020a) cũng cho thấy, CPI tháng 6 tăng 0,66% so với tháng
5/2020, đây là mức tăng cao nhất trong cùng kỳ giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra,
CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2020 tăng 4,19% so với bình quân cùng kỳ năm
2019 (Tạp chí Tài chính, 2020a).
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, để
kích thích kinh tế, Chính phủ phải áp dụng tổng hòa các chính sách, trong đó bao
gồm các chính sách ổn định cung – cầu, phục hồi kinh tế, chính sách tiền tệ, chính
sách kiểm soát dịch bệnh, Như vậy, nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động
đến lạm phát tại Việt Nam sau đại dịch COVID-19 nhằm tìm ra các yếu tố tác
động chính, từ đó đưa ra các chính sách điều tiết hợp lý là cần thiết. Mặc dù đã có
nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân và giải pháp lạm phát, nhưng các
nghiên cứu về chủ đề này trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn hạn chế. Cụ thể trong
bối cảnh đại dịch COVID-19, cho đến nay đã có một số tổ chức nghiên cứu trong
và ngoài nước dự báo về tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt
Nam. Tuy nhiên, các dự báo này đều dựa trên tình hình dịch từ đầu tháng 03 trở
về trước khi mà Châu Âu và Mỹ chưa chịu tác động nặng nề như hiện nay.
Tác giả cho rằng nghiên cứu “Tác động của đại dịch COVID-19 đến lạm phát
và đề xuất giải pháp kiềm chế lạm phát cho nền kinh tế Việt Nam” được thực hiện
trong bối cảnh mới, với dữ liệu chuỗi thời gian đảm bảo tính khoa học và hợp lý.
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 57
2. Tổng quan lý thuyết
Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế
(Mankiw, 2010). Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm: chỉ số giá
tiêu dùng (CPI), GDP có điều chỉnh, chỉ số chi tiêu dùng cá nhân (PCE), chỉ số
giá bán buôn (WPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI). Trong thực tế, chỉ số CPI là phổ
biến nhất và được nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) sử dụng để đo lường
lạm phát (Trần & cộng sự, 2019).
Lạm phát là một vấn để kinh tế vĩ mô phức tạp và liên quan đến nhiều yếu tố
như tác động của cung - cầu, lãi suất, tỷ giá, tình trạng sản xuất (Nguyễn &
Nguyễn, 2017). Lạm phát cao là một trong những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế trong dài hạn của các quốc gia (Nguyễn & cộng sự, 2019).
Trong thời điểm hiện tại, Việt Nam không chỉ là một nền kinh tế đang trong quá
trình chuyển đổi và hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới, mà còn chịu nhiều
ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan như tình hình thiên tai, dịch bệnh phức tạp
Những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất, cung – cầu
hàng hoá trên thị trường và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của biến động giá dầu đến tăng trưởng kinh tế
và chỉ số CPI các nước mới nổi và phát triển, Farhad & Naoyuki (2015) đã dùng
phương pháp SVAR đánh giá tác động nhân quả, kết quả cho thấy biến động giá
dầu có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng ở các nước phát triển hơn các nước mới nổi
(Farhad & Naoyuki, 2015).
Trần (2014) nghiên cứu về tác động của cung tiền đến lạm phát ở Việt Nam,
trong đó, chủ yếu tác giả mô tả quan hệ giữa cung tiền và lạm phát, cũng như
đánh giá tác động của lạm phát đến các khía cạnh kinh tế và xã hội. Nghiên cứu
sử dụng hoàn toàn phương pháp tổng quan lịch sử và mô tả không định lượng các
quan hệ này.
Nghiên cứu của Phan & Phạm (2014) nhằm phân tích các nhân tố tác động đến
lạm phát và đề xuất một số giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát. Kết quả cho thấy
giữa các chỉ số như giá tiêu dùng CPI, GDP, lượng cung tiền, tín dụng, lãi suất, tỷ
giá, giá dầu và giá gạo quốc tế thì lạm phát ở Việt Nam chịu tác động nhiều bởi lạm
phát kỳ vọng và tỷ giá hối đoái. Trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ không phản ứng
nhanh và hiệu quả trong vệc kiềm chế lạm phát ở Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ
khó khăn lưu thông do dịch bệnh COVID-19 (Phan & Phạm, 2014).
Ngoài ra, theo lý thuyết kinh tế học, có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm
phát là do cầu kéo và chi phí đẩy (Nguyễn & Lê, 2012). Lý thuyết lạm phát do cầu
kéo chỉ đúng khi nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng, khi nền kinh tế đã sử
dụng hết hoặc gần hết nguồn lực sҹn có. Khi đó, nếu tổng cầu gia tăng thì sẽ làm
58 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
giá cả gia tăng vì nền kinh tế không còn tiềm năng để tăng trưởng. Vì vậy, tổng
cầu tăng không làm tổng cung tăng, mà chỉ làm tăng giá cả trên thị trường. Tổng
cầu bao gồm các thành phần như cầu chi tiêu của cá nhân, cầu chi tiêu của Chính
phủ, cầu đầu tư của các doanh nghiệp và cầu chi tiêu của người nước ngoài (xuất
khẩu). Tổng cầu của nền kinh tế nhìn chung đều phải thể hiện thông qua tổng cầu
tiền mặt, bởi vì trong nền kinh tế thị trường muốn mua hoặc bán được hàng hóa
phải có một lượng tiền tương ứng với giá cả hàng hóa (lượng tiền cần thiết cho
lưu thông). Các nhà lý luận kinh tế gọi đây là lưu thông hàng hoá - tiền tệ. Vì vậy,
khi tổng tiền mặt trong lưu thông tăng lên cũng thể hiện tổng cầu tăng lên. Như vậy,
trong trường hợp Ngân hàng Trung ương có chính sách làm cho khối tiền trong lưu
thông tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ làm cho tổng cầu gia tăng. Ở một
khía cạnh khác, nếu nền kinh tế còn dưới mức tiềm năng, tổng cầu tăng sẽ tác động
làm tổng cung tăng. Khi nền kinh tế tăng trưởng thì lạm phát sẽ đi kèm với tăng
trưởng kinh tế và nền kinh tế có thể chịu đựng được mức lạm phát này. Ngược lại,
nếu nền kinh tế đã ở mức tiềm năng thì tổng cầu tăng sẽ làm giá tăng, mà sản lượng
không tăng nổi, vì vậy lạm phát sẽ tăng cao (Nguyễn & Lê, 2012).
Bên cạnh đó, nguyên nhân lạm phát do chi phí đẩy được thể hiện khi nền
kinh tế còn nằm dưới mức sản lượng tiềm năng. Lúc này lạm phát cao xảy ra do
giá các yếu tố đầu vào của nền sản xuất tăng cao (nguyên, nhiên vật liệu chủ yếu
trong nền kinh tế như xăng dầu, lương thực thực phẩm... tăng cao) làm cho chi phí
sản xuất hàng hóa tăng cao và đẩy giá cả hàng hóa trên thị trường tăng cao. Trong
trường hợp này, lạm phát cao sẽ xảy ra (Nguyễn & Lê, 2012).
Từ các nguyên nhân về mặt lý thuyết ở trên, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam,
có thể phân tích nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua có cả yếu
tố cầu kéo và chi phí đẩy. Đại dịch COVID-19 khiến cho nền kinh tế trải qua
những cú sốc nặng nề và đảo lộn những quy luật cơ bản của thị trường. Về phía
cầu, tổng cầu gia tăng thì sẽ làm giá cả tăng vì nền kinh tế không còn tiềm năng để
tăng trưởng, nên tổng cầu tăng không làm tổng cung tăng, mà chỉ làm tăng giá cả.
Thực tế cho thấy, giá cả của các mặt hàng thiết yếu trong thời kỳ đại dịch
COVID-19 thay đổi nhanh chóng, khiến cho CPI thay đổi liên tục và ảnh hưởng
đến các chỉ số về lạm phát. Về phía chi phí đẩy, do sản xuất bị đình trệ và chi phí
cơ bản tăng cao (xăng dầu, điện nước...), hàng hóa sản xuất ra bị đẩy giá cao hơn
trên thị trường và dẫn đến giá cả bán ra tăng cao. Hệ quả cuối cùng là thay đổi các
chỉ số lạm phát. Như vậy, trong thời kỳ đại dịch COVID-19, việc thực thi các
chính sách của Nhà nước về đảm bảo tình hình kinh tế vĩ mô là đặc biệt cần thiết.
So với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, mức độ phức tạp của dịch bệnh
COVID-19 còn cao hơn vì không mang tính thời điểm. Dịch bệnh COVID-19
bùng phát bất ngờ và mặc dù đã qua đỉnh dịch nhưng khả năng làn sóng thứ N của
dịch bệnh trở lại là điều khó tránh khỏi.
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 59
Do đó, việc vận dụng các nguyên lý truyền thống, các học thuyết kinh tế hiện
đại để phân tích và tìm ra bản chất của tình trạng tăng giá trên thị trường xã hội,
nguyên nhân chủ yếu của diễn biến lạm phát trong thời gian gần đây ở nước ta là
hết sức quan trọng. Bởi vì, trên cơ sở đó mới đưa ra các giải pháp phù hợp, một
mặt kiềm chế lạm phát, mặt khác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết dựa vào các tài liệu thứ cấp về đại dịch COVID-19 và lạm phát ở
Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Thông qua phân tích các tài liệu này, tác
giả có thể hướng đến việc dự báo xu hướng và xác định mức độ ảnh hưởng của
đại dịch toàn cầu tới tình hình lạm phát. Các từ khoá được sử dụng để tổng hợp
thông tin bao gồm “nguyên nhân lạm phát”, “thực trạng lạm phát”, “đại dịch
COVID-19” và “nền kinh tế vĩ mô Việt Nam”. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch
COVID-19 hiện nay, chưa có nhiều tài liệu học thuật về nội dung này, vì vậy tác
giả cần phải liên kết với các dữ liệu thứ cấp từ Bộ Tài chính, các trung tâm nghiên
cứu kinh tế, cùng các kênh thông tin chính thống khác ở Việt Nam. Các số liệu
này được cập nhật thông qua những báo cáo kinh tế của các cơ quan uy tín và có
mức độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, tài liệu được tổng quan nhờ phương pháp phân
tích và diễn giải để đưa ra nguyên nhân dẫn đến lạm phát và giải pháp đề xuất hạn
chế lạm phát trong giai đoạn này.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1 Dịch bệnh COVID-19 gây ra lạm phát tại Việt Nam
Lạm phát từng nhiều lần ‘bùng nổ” với mức tăng trên 2 con số. Điển hình
như lạm phát năm 2008 tăng 23%; gấp khoảng 3 lần mức tăng GDP; năm 2010 ở
mức 11,75%, gấp gần 2 lần mức tăng GDP. Lạm phát năm 2011 ở mức 18,58%,
do giá thực phẩm, lương thực tăng mạnh. Nguyên nhân là những năm đó (2008-
2010) tín dụng được “bơm” mạnh vào nền kinh tế (năm 2009 tín dụng tăng 37,7%)
(Tạp chí Tài chính, 2020b). Tuy nhiên trong lần tiềm ẩn lạm phát này, nguyên
nhân chính đến từ giá hàng hóa như lương thực, thực phẩm, học phí, viện phí hay
tăng lương cơ sở từ ngày 1/7 (Tạp chí Tài chính, 2020b).
Về lý thuyết, mặc dù dịch bệnh COVID-19 đang gây ra cả cú sốc cung và cầu
cho nền kinh tế, từ đó gây ra lạm phát trong nửa đầu năm 2020; nhưng từ góc độ
CPI hạ nhiệt thì có thể thấy, tác động từ cú sốc cầu đang có phần lấn át cú sốc
cung. Vì thế, nhiều khả năng, lạm phát năm nay sẽ dưới ngưỡng 4% và đây là tiền
đề quan trọng để giảm lãi suất nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (VCCI, 2020).
Cụ thể, Bloomberg (2020) dự báo tăng trưởng của Việt Nam giảm 0,4% (số
liệu đến tháng 02/2020) (Bloomberg, 2020). Trong báo cáo ngày 10/03/2020,
ADB (2020) cho rằng tăng trưởng giảm 0,5 – 1% và kịch bản xấu có thể giảm đến
60 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
1,5% (ADB, 2020). Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020) cũng dự báo tăng trưởng có
thể giảm từ 0,67 đến 0,96%, lạm phát trong khoảng 3,96% - 4,86%. Từ các số liệu
này, Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã cho rằng với sự di chuyển của tâm
dịch từ phía Trung Quốc sang các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, dự báo lạm phát của
Việt Nam thay đổi trong khoảng 4,5% +/- 0,4% (Báo cáo ngày 12/03/2020 và
WTO, 2020). Tuy nhiên, tính đến hết quý I/2020, chỉ số lạm phát chung đạt 5,6%,
cao hơn mức 4,9% của cùng kỳ 2019. Lạm phát lõi cũng ghi nhận ở mức 3,1% -
mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây (Tổng cục Thống kê, 2020b).
Lý giải về điều này, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng, biến động
CPI tăng chủ yếu do nhu cầu về nhiều loại mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán
tăng cao so với cùng kỳ năm trước (VCCI, 2020). Đồng thời, dịch bệnh COVID-
19 làm ảnh hưởng tới giá các mặt hàng nhập khẩu Trung Quốc, giá các mặt hàng
thuốc y tế, điện, nước sinh hoạt, xăng dầu và cả ngành du lịch, hoạt động đi lại
của người dân sau Tết (Tạp chí Tài chính, 2020a). Trong đó, nguyên nhân chính
khiến CPI tăng là mặt hàng lương thực, thực phẩm. Đặc biệt là giá thịt lợn tăng
cao khi liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tháng sau cao hơn tháng trước. Bình
quân quý 1/2020, giá thị lợn tăng 58,8% so với cùng kỳ 2019; góp 2,47% trong
mức lạm phát 5,6% của quý I/2020. Giá thịt lợn được ví như “ngòi nổ” lạm phát
năm 2020 (Tạp chí Tài chính, 2020b).
Mặc dù CPI bình quân tại thời điểm này vẫn còn ở mức khá cao nhưng so với
mức đỉnh (tăng 6,43%) vào thời điểm cuối tháng 1/2020 thì mức tăng trên đã hạ
nhiệt đáng kể (VCCI, 2020). Theo đó, sau khi tăng mạnh trong các tháng cuối
năm 2019, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh
và nguồn cung thực phẩm dồi dào đã khiến mức tăng của chỉ số CPI dần có xu
hướng hạ nhiệt trong 2 tháng cuối quý I. Đặc biệt, mức giảm của CPI trong tháng
3 là tương đối mạnh (-0,72%) (VCCI, 2020). Trong số các nhóm ngành giảm chỉ
số CPI thời tháng 3/2020, nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 4,87%, chủ yếu
do tác động của việc điều chỉnh giá xăng, dầu (tác động làm CPI chung giảm
0,43%) (VCCI, 2020). Bên cạnh đó, giá của nhóm dịch vụ văn hóa, giải trí và du
lịch cũng giảm 1,4% do nhu cầu đi lại, du lịch, lễ hội của người dân giảm mạnh
bởi ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 (VCCI, 2020). Giảm giá mạnh thứ ba là
nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (-0,43%), trong đó: lương thực tăng 1,09%;
thực phẩm giảm 0,89%. Ở chiều ngược lại, một số nhóm hàng hóa và dịch vụ có
chỉ số giá tăng gồm: thiết bị và đồ dùng gia đình (tăng 0,09%), thuốc và dịch vụ y
tế (tăng 0,05%); giáo dục (tăng 0,04%); hàng hóa và dịch vụ khác (tăng 0,16%)
(VCCI, 2020).
Ở một khía cạnh khác, dù liên tiếp giảm trong 4 tháng gần đây, nhưng xu
hướng giá xăng dầu trong nước tăng cao trở lại (do giá dầu thế giới hồi phục) sẽ
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 61
dần phản ánh rõ nét và là yếu tố khiến chỉ số CPI có thể bật tăng trong các tháng
tới (Bảo Việt, 2020).
4.2 Dịch bệnh COVID-19 tác động đến cung – cầu hàng hoá tại Việt Nam
Đối với lạm phát, trong bối cảnh tổng cầu, giá dầu và năng lượng giảm mạnh,
nên dù nhiều nước kích thích kinh tế, giá thực phẩm và dịch vụ y tế tăng, nhưng
lạm phát toàn cầu vẫn ở mức khá thấp, khoảng 2,2% (so với mức 2,5% năm 2019)
(WTO, 2020). Tuy nhiên, kịch bản tăng trưởng này sẽ còn thay đổi và mức độ
thay đổi như thế nào còn tùy thuộc vào 3 yếu tố: (i) Khả năng kiểm soát dịch bệnh
của mỗi quốc gia, (ii) Hiệu quả của các chính sách/gói hỗ trợ và (iii) Hiệu quả hợp
tác quốc tế trong phòng chống đại dịch. Tại Việt Nam, trong những tháng tới vẫn
sẽ diễn ra sự chênh lệch của cung cầu và khả năng sẽ thiếu hụt khoảng 100.000
tấn thịt lợn (Tạp chí Tài chính, 2020b). Nếu Việt Nam không nhập khẩu đủ thịt
lợn để bù đắp phần thiếu hụt trong nước thì sẽ ảnh hưởng đến giá thị trường. Vì
vậy, việc nhập khẩu - hay chuẩn bị đủ nguồn cung thịt lợn là vô cùng quan trọng
trong giai đoạn hiện nay.
Để đánh giá kỹ hơn tác động của đại dịch COVID-19 đến mức cung - cầu của
các ngành kinh tế, bài viết đã tiến hành phân tích một số lĩnh vực chịu tác động
trực tiếp từ dịch COVID-19 hiện nay. Với lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản,
dịch COVID-19 gây ra khó khăn trong xuất khẩu hàng hoá và nhập khẩu phụ trợ
nông nghiệp (điển hình trường hợp thịt lợn hiện nay). Lĩnh vực công nghiệp và
xây dựng với các chuỗi cung ứng thì bị gián đoạn, đứt gãy và sụt giảm do bất
động sản khó khăn. Cùng với đó ngành vận tải, kho bãi chịu tác động rất mạnh khi
các hãng hàng không dừng các đường bay. Bán lẻ cũng là lĩnh vực chịu ảnh
hưởng trực tiếp, chủ yếu do tổng cầu giảm mạnh. Tuy nhiên, ngành bán lẻ có
điểm tích cực là sự thay đổi cách thức mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến và cơ
cấu tiêu dùng thay đổi theo hướng mua sắm hàng hoá thiết yếu (lương thực, thực
phẩm, dược phẩm). Đối với tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, đây là lĩnh vực
chịu tác động gián tiếp nhiều hơn trực tiếp và có độ trễ nhất định (WTO, 2020).
Một vài lĩnh vực khác chịu tác động lớn từ đại dịch là ngành giáo dục, đào tạo và
dịch vụ y tế. Cả 2 lĩnh vực đều chịu nhiều tác động tiêu cực và gặp nhiều khó
khăn trong việc cung cấp các dịch vụ cơ bản phục vụ người dân (WTO, 2020).
Tuy nhiên, ảnh hương trực tiếp và rõ nét nhất là ngành du lịch (gồm dịch vụ du
lịch, lưu trú, ăn uống và lữ hành). Trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, nhiều quốc
gia đã thực hiện các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại, tăng cường kiểm dịch
nên nhu cầu du lịch sụt giảm mạnh. Tương tự, dịch bệnh cũng làm giảm nhu cầu
du lịch trong nước khi Chính phủ thực hiện hạn chế tụ tập đông người, hủy bỏ
nhiều lễ hội, hội nghị và cách ly toàn xã hội (WTO, 2020).
62 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
4.3 Dịch bệnh COVID-19 tác động gián tiếp đến tỷ giá và các chính sách tiền tệ
trên thị trường
Tính đến thời điểm tháng 4/2020, VNĐ đã phục hồi gần một nửa mức mất
giá so với USD trong đợt sóng giảm 2% trước đó. Cung cầu ngoại tệ trong nước
vẫn ổn định, chênh lệch lãi suất VNĐ/USD duy trì mức cao và bối cảnh quốc tế
vẫn chưa có nhiều biến động, vì thế tỷ giá USD/VNĐ nhiều khả năng sẽ tiếp tục
đi ngang (Thời báo Tài chính, 2020). Thực tế cho thấy, Việt Nam có những biện
pháp chống dịch tốt hơn và triệt để hơn so với Hoa Kỳ nên mức độ ảnh hưởng tới
tỷ giá ít hơn. Đồng USD liên tiếp mất giá sâu vì bất ổn kinh tế từ COVID-19,
cùng với việc giá xăng dầu đi xuống cũng làm trầm trọng hơn đà sụt giảm của
đồng tiền này. Trong khi đó, VNĐ được hưởng lợi từ việc đại dịch COVID-19
được kiểm soát ở Việt Nam và các chính sách của Chính phủ hướng đến việc ổn
định thị trường tiền tệ. Nói chung, VNĐ chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19 và tác
động ngược lại đến tình hình lạm phát trong nước nhưng mức độ ảnh hưởng được
kiểm soát trong mức an toàn.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng, Chính phủ đã xác định và đưa ra hàng loạt chính
sách tiền tệ, trong đó có chính sách tiền phải khẳng định được vai trò lưu thông
“dòng máu” trong nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định
sản xuất (Nguyễn, 2019; Tạp chí Tài chính, 2020c). Trong năm 2020, để ổn định
lại nền kinh tế, Chính phủ hoàn toàn có thể thực hiện thêm các chính sách tăng
lượng tiền lưu thông trong thị trường hay giảm lãi suất cho các doanh nghiệp,
giảm lãi suất liên ngân hàng và tất cả những chính sách này dẫn tới hệ quả cuối
cùng là tăng lạm phát trong nước. Tuy nhiên, các chính sách phù hợp vẫn cần
được áp dụng trong tình hình kinh tế hiện tại.
4.4 Suy thoái kinh tế từ COVID-19 được điều chỉnh theo hướng kiểm soát
lạm phát, tránh giảm phát
Đại dịch COVID-19, về bản chất là một cuộc suy thoái kinh tế và mang tính
toàn cầu. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều trải phải trải qua những đợt sóng
của dịch bệnh (Phạm, 2020). Nếu không có vai trò điều tiết thị trường của Nhà
nước, các nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng cả cung và cầu và hướng tới giảm phát.
Trong trường hợp của nền kinh tế Hoa Kỳ năm 2020, do tác động của dịch
COVID-19, giảm phát đã xuất hiện. Giảm phát gây tổn hại tới nền kinh tế trong
bối cảnh nước này đang hứng chịu suy thoái do cả người tiêu dùng và doanh
nghiệp đều trì hoãn mua hàng với hy vọng giá cả sẽ giảm thêm. Giảm phát có thể
bóp méo chính sách tiền tệ, thị trường lao động và là điềm báo cho giá cổ phiếu và
bất động sản (Tạp chí Tài chính, 2020c). Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (EU)
cũng gặp vấn đề với giảm phát và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 63
nhanh chóng phải bơm tiền vào thị trường, chấp nhận kích cầu dù đối mặt với
nguy cơ lạm phát tăng cao.
Tại Việt Nam, dịch COVID-19 cũng có tác động tương tự và cũng giống như
các quốc gia trên, nền kinh tế trong nước phải đối mặt với nguy giảm phát. Tuy
nhiên, do tác động của dịch bệnh không đồng đều: có quốc gia đã hồi phục và có
quốc gia còn đang trong đỉnh dịch nên cân bằng cung – cầu và xuất nhập khẩu
cũng khác biệt. Việc xuất khẩu được duy trì ở mức độ nhất định giúp cho kinh tế
tạm không suy thoái quá sâu còn các doanh nghiệp vẫn còn động lực để làm việc.
Lãi suất trên thị trường ở mức thấp và nhiều doanh nghiệp còn coi dịch COVID-
19 là thời cơ thuận lợi để chuẩn bị đầu tư mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, vai trò
của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế là rất quan trọng. Đầu tháng 4/2020,
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bơm ròng 20.836 tỷ đồng thông qua mua kỳ hạn
14 ngày, lãi suất 3,5%/năm. Đây là đợt phát hành trên thị trường mở (OMO) đầu
tiên sau hơn 3 tháng liên tục gần như không có giao dịch. Kênh tín phiếu không
phát sinh giao dịch mới, số dư giữ nguyên ở mức 147 nghìn tỷ đồng (Thời Báo Tài
chính, 2020) và những động thái này cho thấy chính sách của Việt Nam điều hướng
nền kinh tế theo hướng chấp nhận đà tăng của lạm phát và tránh đi nguy cơ giảm
phát. Như vậy, tác động của dịch COVID-19 được điều hướng để hạn chế giảm
phát để nền kinh tế có khả năng sớm hồi phục sau khi đi qua đỉnh dịch.
5. Kết luận và gợi ý chính sách
Với Việt Nam, dịch COVID-19 mang tới hai cú sốc về cung và cầu. Về
nguồn cung, chính sách cách ly khiến cho hầu hết các hoạt động sản xuất bị đình
trệ, lao động không có việc làm và hàng hóa cung ứng ra thị trường giảm mạnh.
Về cầu, trừ một số các mặt hàng thiết yếu, các sản phẩm dịch vụ không được tiêu
dùng thường xuyên và dịch bệnh COVID-19 cũng tạo ra tâm lý trì hoãn việc tiêu
dùng của khách hàng. Tuy nhiên, chỉ số giá CPI vẫn tăng mạnh trong thời gian
nền kinh tế bị cách ly do dịch bệnh và lạm phát lên nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này cho thấy sự bất đồng đều trong nền kinh tế: các ngành dịch vụ bị tác
động nặng nề còn các ngành tiêu dùng tăng trưởng mạnh và lạm phát nghiêng
nhiều hơn về nguyên nhân do cầu kéo. Sự đi lên đột biến của cầu về các mặt hàng
thiết yếu trong thời kỳ đại dịch khiến cho lạm phát tăng nhanh. Bên cạnh đó, mức
độ kết nối lớn của Việt Nam với chuỗi giá trị toàn cầu cũng tạo ra thách thức cho
các nhà làm chính sách. Theo dự báo của IMF, các đối tác lớn của Việt Nam trên
trường quốc tế như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Pháp đều giảm mạnh về mức dự
báo tăng trường. Điều này dẫn tới việc xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng.
Cuối cùng, với bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn được kiểm
soát trên phạm vi toàn cầu nên khả năng có thể xuất hiện làn sóng thứ N của dịch
bệnh và tạo ra cú sốc lớn hơn cho nền kinh tế cũng như tình hình lạm phát tại Việt
64 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
Nam. Mặc dù dịch COVID-19 chưa hoàn toàn qua đi nhưng nhiều khả năng, tác
động của dịch không thể khiến cho Việt Nam phải trải qua cuộc khủng hoảng
nặng nề như năm 2008 khi nền kinh tế chứng kiến con số lạm phát vượt qua 20%.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc lạm phát Việt Nam tăng quá cao thời điểm 12
năm trước là do giá xăng dầu tăng trưởng quá mạnh. Trong khi đó, xăng dầu là
một trong những nguyên liệu đầu vào chính cho quá trình sản xuất dẫn tới mức
giá cả của hàng hóa dịch vụ cuối cùng của nền kinh tế tăng mạnh, các quốc gia
phải đối mặt với tình hình lạm phát do chi phí đẩy. Tuy nhiên, năm 2020, dịch
COVID-19 khiến khai thác bị đình trệ và lượng dầu dự trữ quá lớn khiến cho giá
nhiên liệu sụt giảm không phanh. Bên cạnh đó, bối cảnh kinh tế của Việt Nam khi
đó cũng khác biệt lớn với việc chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục
mở rộng từ 2001-2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các chính sách này đã
khiến tình hình lạm phát của Việt Nam vượt ngưỡng 12% vào năm 2007 và cùng
với sự tác động của cuộc khủng hoảng năm 2008, con số lạm phát vọt tăng qua
20%. Vấn đề lạm phát của năm 2008 so với năm 2020 dưới sự tác động của dịch
COVID-19, có sự khác biệt rõ rệt. Chắc chắn, con số lạm phát trên 20% khó có
thể xuất hiện thêm một lần nữa.
Năm 2020, mục tiêu của Chính phủ là kiểm soát tình hình lạm phát ở con số
dưới 4% và để thực hiện mục tiêu này, các chính sách được đề xuất thành các
nhóm với mức độ ưu tiên khác nhau.
Thứ nhất, nhóm chính sách về kiểm soát dịch bệnh. Vấn đề cần được ưu tiên
hàng đầu là đảm bảo dịch COVID-19 không bùng phát trở lại tại Việt Nam. Để
làm được điều này, việc cách ly với quốc tế, đặc biệt là người đi về từ vùng dịch
cần được thực hiện nghiêm ngặt. Người nhập cảnh tại Việt Nam sẽ được kiểm tra
thường xuyên và cách ly hoàn toàn trong thời gian an toàn. Bên cạnh đó, Chính
phủ cần đầu tư nâng cấp hệ thống y tế cũng như trang thiết bị phục vụ cho công
tác phòng dịch. Mục tiêu tiên quyết của việc ổn định nền kinh tế và kiểm soát lạm
phát chính là việc ngăn cản dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát.
Thứ hai, nhóm chính sách về cân bằng các ngành kinh tế. Đại dịch COVID-
19 đã khiến các ngành dịch vụ như lưu trú và ăn uống, vận tải, logistics chịu
ảnh hưởng nặng nề và các doanh nghiệp phá sản hàng loạt. Trong khi đó, các
ngành nông nghiệp, dược phẩm, chăm sóc y tế lại trên đà phát triển mạnh. Điều
này bình ổn nguồn cung và nguồn cầu của các sản phẩm khác nhau, đóng góp vào
việc ổn định rổ hàng hóa và duy trì mức CPI trước khi hướng đến việc kiểm soát
tình hình lạm phát. Để làm được điều này, Chính phủ cần tập trung nguồn lực cho
các ngành nông nghiệp, dược phẩm, chăm sóc y tế để cuộc sống của người dân
được ổn định trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra bằng các gói hỗ
trợ riêng như hỗ trợ chi phí y tế, đảm bảo nguồn cung lương thực dồi dào. Bên
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 65
cạnh đó, Chính phủ cần đưa ra các chính sách miễn giảm, giãn thuế và phí đối với
các ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, điều này hết sức cần thiết để duy trì
số lượng việc làm, đảm bảo các doanh nghiệp có thể trụ qua giai đoạn khó khăn.
Thứ ba, sau khi cân bằng các ngành kinh tế, Việt Nam cần áp dụng nhóm
chính sách hồi phục nền kinh tế. Để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, các chi
phí đầu vào như chi phí nhiên liệu, xăng dầu, điện nước cần được giảm giá để
bớt gánh nặng tài chính. Lạm phát sẽ được kiểm soát từ nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế
của Chính phủ thông qua việc cắt giảm giá thành các mặt hàng phục vụ sản xuất.
Ngoài cầu kéo, chi phí đẩy cũng là một nguyên nhân dẫn tới lạm phát. Việc ổn
định chi phí đầu vào, khi đó, sẽ được coi là một giải pháp để kiểm soát lạm phát.
Rõ ràng, khi nguồn cung ứng toàn cầu gián đoạn, chi phí cho nguyên vật liệu nhập
khẩu sẽ tăng mạnh do khó khăn trong việc vận chuyển bởi vừa gặp phải sự kiểm
dịch nghiêm ngặt vừa khó khăn trong việc đi lại bởi các quốc gia chọn phương án
giãn cách xã hội để phòng tránh sự lây lan sâu rộng của COVID-19. Như vậy, để
đẩy mạnh quá trình hồi phục kinh tế, Chính phủ cần quan tâm đến giảm thuế nhập
khẩu đối với những hàng hóa trung gian làm yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
của những ngành bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đồng thời đẩy mạnh đầu tư công ngắn
hạn và dài hạn giúp tăng tổng cầu.
Thứ tư là nhóm chính sách về giải cứu nền kinh tế. Trong trường hợp các
doanh nghiệp không thể tự thân hồi phục và trở lại hoạt động kinh doanh, Chính
phủ cần tới các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để nhanh chóng thúc đẩy
đà hồi phục của nền kinh tế. Tăng lượng tiền trên thị trường bằng cách bơm thêm
có thể giúp ổn định tình hình lạm phát. Đối với chính sách tiền tệ, giảm lãi suất
cũng được coi là chính sách cần chú trọng. Đây được coi là chính sách tác động
trực tiếp tới sự sống còn của doanh nghiệp. Giảm lãi suất giúp các doanh nghiệp
có động lực kinh doanh hơn và làm giảm nhẹ gánh nặng về tài chính. Nếu nghiêm
trọng hơn, Chính phủ có thể thực hiện thêm các chính sách tài khóa trực tiếp từ
chính phủ như mua lại nợ, tăng sở hữu vốn nhà nước ở một số lĩnh vực đặc biệt
trọng yếu. Bên cạnh đó, cầu chi tiêu từ khu vực doanh nghiệp và người dân giảm
mạnh và Chính phủ cần điều tiết các khoản chi tài khóa hợp lý và đầu tư đúng
mục đích, đúng chủ trương và đảm bảo hiệu quả của dòng vốn. Hệ quả của nhóm
chính sách này là các doanh nghiệp có thể đảm bảo khả năng hồi phục sản xuất,
dẫn tới việc ổn định lượng hàng hóa trên thị trường và đảm bảo nguồn cung theo
kịp cầu của thị trường.
Cuối cùng, để kiểm soát lạm phát, việc ổn định tỷ giá cũng cần được chú
trọng. Rổ tiền tệ thế giới liên tục có sự thay đổi trong thời kỳ dịch bệnh. Bên cạnh
đó, sự đi xuống của giá xăng dầu cũng khiến cho tỷ giá các đồng tiền biến động
không ngừng. Việt Nam đồng cần được tính toán để tăng hạ tỷ giá hợp lý, phù
hợp với từng giai đoạn của thị trường và tránh việc đồng tiền mất giá do lạm phát.
66 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
Tài liệu tham khảo
ADB. (2020), “Châu Á đang phát triển chỉ tăng trưởng 0,1% trong năm 2020”, Asian
Development Bank, Retrieved 18 July 2020,
https://www.adb.org/vi/news/developing-asia-grow-just-0-1-2020-adb, truy cập
ngày 18/07/2020.
Bảo Việt. (2020), “Báo cáo kinh tế Vĩ mô tháng 5/2020”,
https://bvsc.com.vn/Reports/7764/bao-cao-vi-mo-thang-05-2020.aspx, truy cập ngày
18/07/2020.
Bloomberg. (2020), “Bloomberg: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao nhất ASEAN”,
Thời báo Kinh doanh, https://thoibaokinhdoanh.vn/viet-nam/bloomberg-kinh-
te-viet-nam-se-tang-truong-cao-nhat-asean-1070680.html, ngày truy cập 18/07/2020.
Farhad, T., Taghizadeh-Hesary & Naoyuki, Y.Y. (2015), “Macroeconomic effects of oil
price fluctuations on emerging and developed economies in a model incorporating
monetary variables”, ADBI Working Paper Series.
Mankiw, G. (2010), Macroeconomics, Worth Publishers Milton Friedman, Wincott
Memorial Lecture, London.
Nguyễn, T.H. (2019), “Quy tắc chính sách tiền tệ và thực tiễn vận dụng của một số nước
trên thế giới”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số. 122, tr. 71 - 93.
Nguyễn, T.H., Nguyễn, H.C. & Trần, Q.T. (2019), “Tác động của chính sách lạm phát
mục tiêu đến tăng trưởng kinh tế Chile và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp
chí Kinh tế đối ngoại, Số. 114, tr. 82 - 102.
Nguyễn, A.P. & Nguyễn D.H.A., & Nguyễn, D. (2017), “Các yếu tố tác động đến lạm
phát của Việt Nam”, Tạp Chí Công thương,
https://doi.org/
phat-cua-viet-nam-48604.htm, truy cập ngày 18/07/2020.
Nguyễn, V.T. & Lê, T.H.H. (2012), “Các nguyên nhân và giải pháp kiềm chế lạm phát
trong năm 2012 và trung hạn đến năm 2015”,
n%20nhan%20va%20giai%20phap%20kiem%20che%20lam%20phat%202012_Ng
uyen%20Xuan%20Trinh.pdf, truy cập ngày 18/08/2020.
Phạm, H.C. & Phạm, H. (2020), “Tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt
Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số. 274, tr. 2 - 13.
Phan, L.T. & Phạm, L.T. (2014), “Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến lạm phát Việt Nam”,
Tạp chí Công nghệ ngân hàng, Số. 102, tr. 17 - 24.
Tạp chí Tài chính. (2020a), “Làm gì để kiểm soát lạm phát bình quân năm 2020 tăng mức
dưới 4%?”,
soat-lam-phat-binh-quan-nam-2020-tang-muc-duoi-4-325140.html, truy cập ngày
18/07/2020.
Tạp chí Tài chính. (2020b), “Cách nào tháo "ngòi nổ" lạm phát 2020?”,
321060.html, truy cập ngày 18/07/2020.
Tạp chí Tài chính. (2020c), “Tác động của dịch COVID-19 đến kinh tế Việt Nam và vai
trò của chính sách tiền tệ”,
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 67
covid19-den-kinh-te-viet- nam-va-vai-tro-cua-chinh-sach-tien-te-324398.html, truy
cập ngày 18/07/2020.
Thời báo Tài chính. (2020), “Dịch COVID-19 vẫn phức tạp, tỷ giá USD/VND sẽ diễn
biến ra sao?”,
16/dich-COVID-19-van-phuc-tap-ty-gia-usd-vnd-se-dien- bien-ra-sao-85458.aspx,
truy cập ngày 18/07/2020.
Tổng cục Thống kê. (2020a), “Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Quý II và 6 tháng đầu
năm 2020”, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19651, truy
cập ngày 18/07/2020.
Tổng cục Thống kê. (2020b), “Tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2020”,
vn/default.aspx?tabid=403&idmid&ItemID=19558, truy cập
ngày 18/07/2020.
Trần, H.N., Vũ, T.L.G. & Hoàng, H.Y. (2019), “Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế tại Việt Nam thời gian qua”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 276, tr. 02 - 10.
Trần, T.T.A. (2014), “Cung tiền, lạm phát và tác động của nó đến kinh tế vĩ mô”, Tạp chí
Tài chính, Số 1,
luan/cung-tien-lam-phat-va-nhung-tac-dong-den-kinh-te-vi-mo-73483.html, truy cập
ngày 16/07/2020.
VCCI. (2020), Lạm phát sẽ dưới 4%, là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”,
https://m.vcci.com.vn /lam-phat-se-duoi-4-la-yeu-to-ho-tro-tang-truong-kinh-te, truy
cập ngày 18/07/2020.
WTO. (2020), “Đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến ngành kinh tế nào của Việt Nam?”,
nganh-kinh-te-nao-cua-viet-nam, truy cập ngày 18/07/2020.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_dai_dich_covid_19_den_lam_phat_cua_nen_kinh_te.pdf