Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến một số chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên

Kết luận và kiến nghị FDI là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng bù đắp vào sự thiếu hụt vốn đầu tư cho tỉnh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đối với các quốc gia đang trong quá trình phát triển như Việt Nam. Bài báo đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút FDI và phân tích những tác động của FDI đối với một số chỉ số phát triển kinh tế điển hình của địa phương Thái Nguyên sử dụng phương pháp kinh tế định lượng để xây dựng các mô hình hồi quy tuyến tính và kiểm định các kết quả nghiên cứu. Kết quả này đã chứng minh rằng, FDI có tác động lớn tới sự thay đổi của các chỉ số phát triển kinh tế Thái Nguyên và chỉ ra những đóng góp của FDI tới sự thay đổi của các chỉ số như GRDP, GO và EV. Đặc biệt, FDI đã tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Khu vực FDI có đóng góp rất lớn vào ngân sách địa phương cũng như làm gia tăng tỷ trọng xuất khẩu, giúp địa phương thoát khỏi tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài nhiều năm, 100% các địa phương đều vượt dự toán thu vào năm 2019. Kết quả này có được nhờ sự đóng góp rất lớn của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các tập đoàn FDI tại Thái nguyên trong thời gian từ năm 2013 trở lại đây. Kiến nghị: Có thể nói rằng, thành công của Thái Nguyên trong quá trình phát triển kinh tế thời gian gần đây dựa trên nhiều yếu tố. Trong đó, không thể không nhắc tới các chính sách và giải pháp thu hút FDI đúng đắn, linh hoạt và phù hợp với đặc thù phát triển của địa phương. Mặc dù vậy, việc thu hút FDI tại Thái Nguyên vẫn chủ yếu tập trung vào một số địa phương như Phổ Yên, Sông Công và khu công nghiệp Điềm Thụy - Phú Bình. Chính sách thu hút vốn FDI vẫn tồn tại một số bất cập về giá thuê đất cũng như lợi ích giữa các bên trong hợp tác và chuyển dịch dòng vốn FDI; một số địa phương trong tỉnh chưa quy hoạch rõ các dự án nhằm mời gọi và thu hút đầu tư, mặt bằng giao thông và cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên chưa tạo được lực hút đối với các nhà đầu tư; việc đền bù trong quá trình triển khai giải phóng mặt bằng cũng như sự phụ thuộc rất lớn của các doanh nghiệp nội địa vào các doanh nghiệp FDI; vẫn còn tồn tại tình trạng “mạnh ai nấy làm” và chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các địa phương. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, đồng thời tăng cường hơn nữa việc thu hút nguồn vốn FDI và khai thác tối đa hiệu quả của nguồn vốn này, tỉnh Thái Nguyên

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến một số chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sè 145/2020 thương mại khoa học 1 2 14 25 36 47 56 66 77 MỤC LỤC KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 1. Đỗ Thị Bình - Ảnh hưởng của các bên liên quan đến chiến lược xuất khẩu xanh và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Mã số: 145.1BMkt.11 Effects of Stakeholders on Green Export Strategies and Competitive Advantages of Vietnam 2. Nguyễn Thị Hằng, Phạm Minh Đạt và Nguyễn Văn Huân - Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến một số chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên. Mã số: 145.1TrEM.11 The Impact of FDI on Several Economic Development Criteria of Thai Nguyen Province 3. Vũ Xuân Thủy và Nguyễn Thị Trang - Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế: nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam. Mã số: 145.1DEco.11 The Impact of Public Debt on Economic Growth: Empirical in VietNam 4. Huỳnh Trường Huy, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Mai Uyên và Nguyễn Thanh Liêm - Phân tích quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người hưu trí tại Thành phố Cần Thơ. Mã số: 145.1TrEM.11 An Analysis of the Life Insurance Purchase Decision of Retirees in Can Tho City QUẢN TRỊ KINH DOANH 5. Nguyễn Phúc Nguyên và Nguyễn Thị Thúy Hằng - Nghiên cứu tác động của phẩm chất cá nhân lãnh đạo đến tạo động lực làm việc của nhân viên: trường hợp tại chi nhánh MBBank Quảng Ngãi. Mã số: 145.2FiBa.21 The Impact of Leader’s Personal Qualities on the Firm Performance: Case Study at MBBank Quang Ngai Branch 6. Nguyễn Hữu Thọ và Trần Hà Minh Quân - Các đặc trưng tính cách cá nhân ảnh hưởng tới ý định đầu tư chứng khoán thông qua nhận thức rủi ro, nhận thức sự không chắc chắn và đánh giá kết quả đầu tư. Mã số: 145.2TrEM.21 The Impacts of the Big Five Traits on the Intention of Stock Investment through Risk, Uncertainty, and Investment Performance Perception 7. Lê Thị Nhung - Nhân tố tác động đến cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp xi măng niêm yết ở Việt Nam. Mã số: 145.2BAcc.21 Factors Affecting the Capital Structure of Listed Cement Enterprises in Vietnam Ý KIẾN TRAO ĐỔI 8. Vũ Thị Thu Hương - Phân tích lợi thế so sánh của nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. Mã số: 145.3IIEM.31 An Analysis of the Comparative Advantages of Vietnam’s Produce Exports to EU ISSN 1859-3666 ?1. Giới thiệu Tăng trưởng và phát triển kinh tế là một mục tiêu quan trọng của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các tỉnh thành trong cả nước luôn quan tâm và mong muốn tìm ra các giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế của tỉnh mình. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế, cần phải có vốn đầu tư vào ngành, các lĩnh vực. Thực tế, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương còn hạn hẹp, nguồn thu của tỉnh lại hạn chế, đặc biệt là các tỉnh miền núi như Thái Nguyên. Vì vậy, các tỉnh trong cả nước đều lựa chọn giải pháp thu hút vốn FDI. Đây được xem là giải pháp tốt nhất hiện nay để có nguồn vốn bù đắp cho sự thiếu hụt đối với mỗi tỉnh. Tuy nhiên, không phải tỉnh nào cũng có điều kiện thuận lợi, giải pháp về chính sách tốt và phù hợp với các nhà đầu tư. Thái Nguyên là một trường hợp thành công điển hình trong những năm qua về thu hút FDI so với cả nước. Điều này chứng tỏ chủ trương và chính sách thu hút của tỉnh là phù hợp với các nhà đầu tư FDI. Việc thu hút và tận dụng cơ hội trong thu hút nguồn vốn FDI đã tạo ra hiệu ứng kép đối với địa phương. Một mặt, thúc đẩy các chỉ số phát triển kinh tế của tỉnh tăng cao. Mặt khác, đóng góp không nhỏ vào việc gia tăng GRDP của tỉnh. Điều này đã làm thay đổi toàn diện nền kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên. Năm 2011, PCI của tỉnh đứng thứ 57/63 tỉnh thành phố trong cả nước, có chỉ số PCI ở vị trí cuối bảng xếp hạng và là tỉnh kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Năm 2013, Thái Nguyên thu hút được Samsung - Tập đoàn Công nghệ hàng đầu của Hàn Quốc với 2 dự án lớn, vốn đầu tư trên 7 tỷ USD. Nhờ đó, Thái Sè 145/202014 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Hằng Trường ĐH CNTT & TT Thái Nguyên Email: nthang@ictu.edu.vn Phạm Minh Đạt Trường Đại học Thương Mại Email: minhdat@tmu.edu.vn Nguyễn Văn Huân Trường ĐH CNTT & TT Thái Nguyên Email: nvhuan@ictu.edu.vn Ngày nhận: 04/04/2020 Ngày nhận lại: 02/06/2020 Ngày duyệt đăng: 10/06/2020 Đ ầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nguồn vốn quan trọng, tác động vào các chỉ số kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nghiên cứu này cung cấp các kết quả định lượng cho hai mục tiêu nghiên cứu sau đây. Thứ nhất, nghiên cứu đánh giá và phân tích kết quả phát triển kinh tế nhờ hoạt động thu hút FDI trên cơ sở các chỉ số kinh tế như tổng sản phẩm, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu. Thứ hai, nghiên cứu phân tích và xác định mối tương quan giữa FDI và các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu. Kết quả nghiên cứu sẽ khẳng định rằng vốn FDI có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là tác động lớn tới giá trị của các chỉ tiêu phát triển kinh tế. Nghiên cứu này còn kiến nghị một số giải pháp thu hút FDI cho địa phương khác dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình thu hút FDI Thái Nguyên giai đoạn 2010-2019. Từ khóa: FDI, Giá trị xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh. JEL Classifications: E01, E22, F21, P45, F62 Nguyên đã trở thành một trong các tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Tính riêng về chỉ số tăng trưởng kinh tế của tỉnh (GRDP) đạt 15,2%, đứng thứ 2/63 tỉnh, thành phố, vượt kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2015 - 2020 (kế hoạch: 10%/năm). Tuy nhiên, để đánh giá một cách khách quan, trung thực và chính xác về những đóng góp của FDI đối với phát triển kinh tế, cần làm rõ tác động của FDI tới từng lĩnh vực, ngành nghề và đóng góp tới tổng sản phẩm GRDP. Từ đó, giúp tỉnh có những điều chỉnh về chủ trương, chính sách thu hút FDI cho phù hợp với từng lĩnh vực trong bối cảnh phát triển mới. Bài báo tập trung vào nghiên cứu thực trạng thu hút FDI, các chỉ số phát triển và tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa FDI và sự tác động làm thay đổi với các chỉ tiêu phát triển kinh tế tại Thái Nguyên. Tiến hành phân tích và đánh giá một cách khách quan trung thực về những mặt đóng góp, hạn chế trong quá trình thu hút FDI tại Thái Nguyên trong những năm vừa qua. Bài viết cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà quản lý, quản trị các cấp của tỉnh Thái Nguyên thấy được thực tế về lợi ích, hạn chế về sự tác động của FDI đối với các chỉ tiêu phát triển kinh tế như tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP), giá trị sản xuất công nghiệp (GO), giá trị xuất khẩu hàng hóa (EV) của tỉnh. Từ đó, tạo cơ sở cho việc đề xuất hay điều chỉnh các chủ trương, chính sách và giải pháp trong thu hút FDI đối với Thái Nguyên và các địa phương lân cận cũng như các địa phương khác trong cả nước. 2. Cơ sở lý thuyết Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nguồn vốn quan trọng góp phần bù đắp sự thiếu hụt vốn đầu tư trong nước. Trong những năm qua, chủ đề nghiên cứu về FDI và tác động của FDI các chỉ số phát triển kinh tế đã luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà quản lý kinh tế, nhà khoa học trong nước và trên thế giới, bước đầu cũng đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể: Trên thế giới, FDI đã và đang góp phần vào sự kích thích, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Calvo & Sanchez-Robles, 2002). Zhang (2001) đã nghiên cứu 11 nước đang phát triển như Mỹ Latinh và châu Á trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1997 và Balasubramanyam & cộng sự (1996) đã nghiên cứu 46 nước từ 1970 đến 1985 và cho thấy, FDI có khả năng thúc đẩy mạnh tới tăng trưởng kinh tế ở các áp dụng chính sách thương mại tự do hóa và theo đuổi chính sách xúc tiến xuất khẩu thay vì nhập khẩu. Ghirmay & cộng sự (2001) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở 19 nước đang phát triển bằng cách sử dụng phân tích nguyên nhân đa biến dựa trên mô hình hồi quy. Kết quả của họ đã hỗ trợ mối quan hệ lâu dài giữa hai biến số chỉ ở quốc gia đang phát triển, với việc thúc đẩy xuất khẩu thu hút FDI và tăng GDP quốc gia này. Athukorala (2003) đã sử dụng khung kết hợp kinh tế lượng và thấy rằng FDI có tác động tích cực đến GDP và có một sự khác biệt quan hệ nhân quả từ GDP sang FDI. Mamun &Nath (2004), Naraya & cộng sự (2007) đã tìm thấy mối quan hệ đơn phương dài hạn từ xuất khẩu sang tăng trưởng kinh tế. Vadlamannati & Irala (2009) phát hiện ra dòng vốn FDI tạo ra hiệu ứng lan tỏa trực tiếp và gián tiếp, đóng góp tương đối vào sự tăng trưởng của nền kinh tế so với đầu tư trong nước. Vốn FDI đã tăng trưởng với tốc độ chóng mặt kể từ cuối thế kỷ 20 và thị trường thế giới đã trở nên cạnh tranh hơn, vốn FDI ngày càng có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu. Theo Sauwaluck (2012), FDI ảnh hưởng đến cả mức độ và chất lượng đầu tư. FDI có thể được xem như một chất xúc tác quan trọng của tăng trưởng và là nguồn tài chính vĩnh cửu cho các nước đang phát triển. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy những quan điểm trái ngược nhau về sự đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế (Darrat&cộng sự, 2005); Meschi (2006) đã chỉ ra FDI không có tác động trực tiếp đáng kể đến tăng trưởng kinh tế nhưng đóng vai trò gián tiếp trong tăng trưởng thông qua tác động tích cực đối với sự hình thành vốn nhân lực và hội nhập quốc tế, ảnh hưởng đến mức sản lượng. Nhưng có những nghiên cứu chỉ ra giả thuyết tăng trưởng do xuất khẩu và tăng trưởng do FDI dẫn đầu dựa trên ý tưởng rằng các biến số xuất khẩu và FDI là động lực chính của tăng trưởng kinh tế (Balassa, 1985; Sengupta&Espana, 1994). Điều này cho thấy sự cởi mở thương mại, đa dạng hóa xuất khẩu (Nicet- Chenaf&Rougier, 2009). Baliamoune-Lutz (2004) nhận thấy rằng tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế là tích cực và có mối quan hệ hai chiều giữa xuất khẩu và FDI. Sử dụng kỹ thuật ước tính dữ liệu bảng điều khiển ở 28 tỉnh của Trung Quốc, Yao (2006) thấy rằng cả xuất khẩu và FDI đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. 15 ? Sè 145/2020 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học ?Rahman (2007) đã kiểm tra lại tác động của xuất khẩu, FDI và kiều hối của người nước ngoài đối với GDP thực tế ở Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan dựa trên mối quan hệ hợp nhất giữa các biến ở ba quốc gia này. Marc (2011) đã nghiên cứu ảnh hưởng của FDI đến nền kinh tế của bảy quốc gia Nam Địa Trung Hải (Algeria, Ai Cập, Jordan, Morocco, Syria, Tunisia và Thổ Nhĩ Kỳ) trong giai đoạn 1982 - 2009 sử dụng mô hình cấu trúc hồi quy bình phương. Tác giả nhận thấy rằng vốn con người và xuất khẩu là những yếu tố năng động nhất tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Tintin (2012) đã chỉ ra rằng, FDI tác động tới các chỉ số tự do kinh tế, có tác động tích cực và đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Ở Việt Nam, vấn đề FDI và sự tác động vào tăng trưởng kinh tế từ lâu đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế, nhà khoa học. Các nghiên cứu chủ yếu về FDI nói chung còn rất hạn chế khi nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, nhất là sử dụng phương pháp phân tích định lượng. Trong những năm qua, có nhiều nghiên cứu về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Nguyễn Mại, 2003), nghiên cứu đã chỉ ra các mặt tích cực, tiêu cực và đề xuất các giải pháp ở cấp độ quốc gia. Nguyễn Thị Phương Hoa (2004) nghiên cứu khảo sát tác động của FDI đến tăng trưởng về năng suất của cả nền kinh tế, trong khuôn khổ phân tích về quan hệ giữa FDI và đói nghèo kết luận rằng FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế qua hình thành và tích lũy tài sản vốn và có sự tương tác tích cực giữa FDI và nguồn vốn nhân lực. Nguyễn Thị Hường & Bùi Huy Nhượng (2003) phân tích về chính sách thu hút FDI và đã chỉ ra đóng góp FDI vào tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thu ngân sách, giải quyết việc làm tại Việt Nam những năm 1996 đến 2002. Đoàn Ngọc Phúc (2003) đã phân tích vấn đề đặt ra và triển vọng của FDI vào Việt Nam thời kỳ 1988-2003, đã chỉ ra tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn FDI. FDI có đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Dự án SIDA của (Nguyễn Thị Tuệ Anh & cộng sự, 2006) nghiên cứu và chỉ ra những tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010, cùng nghiên cứu này có nhóm (Nguyễn Phú Tụ & Huỳnh Công Minh, 2010). Nhiều nghiên cứu về tác động của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam và sức lan tỏa của nó (Nguyễn Bích Ngọc, 2017). Nguyễn Mại (2018) đề xuất giải pháp mở rộng hơn sự lan tỏa của FDI tới doanh nghiệp trong nước. Phạm Thiên Hoàng (2019) đã đánh giá tầm quan trọng của FDI đối với phát triển kinh tế Việt Nam và chỉ ra thực trạng và giải pháp. Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước chủ yếu liên quan tới tác động của FDI tới tăng trưởng quốc gia, mà chưa chú trọng đến tác động của FDI đối với các địa phương cấp tỉnh. Mặc dù cũng đã có một số nghiên cứu về thực trạng tác động của FDI đối với địa phương cấp tỉnh như: “Tác động của FDI đến nền kinh tế Thái Nguyên giai đoạn 2000-2017” (Nguyễn Thị Hằng, 2019); “Chính sách thu hút vốn FDI tại Thái Nguyên trong bối cảnh hiện nay” (Nguyễn Thị Tâm, 2019). Một số nghiên cứu tập trung vào chỉ ra giải pháp cho Thái Nguyên trong việc thúc đẩy thu hút FDI phục vụ cho phát triển bền vững các Khu công nghiệp (Phan Mạnh Cường, 2015), “Giải pháp thu hút FDI và những con số biết nói” (Hoàng Châu, 2019). Các nghiên cứu đã làm rõ thực trạng, thuận lợi và khó khăn, từ đó đề xuất giải pháp trong thu hút FDI, nhưng chưa chỉ rõ được tác động tương quan của FDI đối với nền kinh tế tại các địa phương. Đối với các nghiên cứu quốc tế, nhìn chung chú trọng đến việc nghiên cứu, đánh giá tác động của FDI trên bình diện quốc gia mà chưa có những đánh giá cụ thể, chi tiết đối với mỗi tỉnh (địa phương). Hơn nữa, các nghiên cứu cũng chưa quan tâm nhiều tới khía cạnh FDI có tác động tới chỉ số kinh tế nào là mạnh hay yếu. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nước ngoài thường dịch chuyển dòng vốn FDI vào một số tỉnh có lợi thế so sánh lớn của mỗi quốc gia. Sự tác động của FDI cũng sẽ có sự khác nhau tới các chỉ số kinh tế của mỗi địa phương. Điều đó mang tính tất yếu khách quan, bởi vì mỗi tỉnh sẽ có những đặc trưng riêng về lợi thế so sánh và cũng có những chính sách thu hút FDI khác nhau. Để có những nghiên cứu khách quan, chính xác nhằm chỉ ra FDI có tác động như thế nào tới các địa phương của Việt Nam, bài viết sẽ nghiên cứu những tác động của FDI tới sự thay đổi các chỉ số phát triển kinh tế như GRDP, GO, EV và thí điểm trường hợp tại tỉnh Thái Nguyên Đây là một tỉnh có xếp hạng cao về thu hút Sè 145/202016 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học FDI tại Việt Nam trong những năm gần đây nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có những đánh giá cụ thể về tác động tương quan của FDI tới sự thay đổi các chỉ số phát triển kinh tế của tỉnh. 3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu Phần này tìm hiểu các kỹ thuật và quy trình được áp dụng trong việc thu thập dữ liệu và công cụ để phân tích thống kê. 3.1. Nguồn và thu thập dữ liệu Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là tập dữ liệu về chuỗi thời gian được thu thập từ các nguồn thứ cấp. Tập dữ liệu bao gồm các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, tổng số vốn đăng ký và vốn thực hiện trong năm của các dự án tại tỉnh Thái Nguyên; dữ liệu về GRDP, GO và EV được xử lý, tính toán và lấy từ Niên Giám thống kê tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 đến 2019. 3.2. Mô hình nghiên cứu Để phân tích mối tương quan giữa FDI và các chỉ số phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu này sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu. Phương pháp bình phương tối thiểu (còn gọi là phương pháp bình phương nhỏ nhất hay bình phương trung bình tối thiểu) đã được nhà toán học người Đức Carl Friedrich Gaus đưa ra vào năm 1795. Bản chất toán học của phương pháp này là tối ưu hóa để lựa chọn một đường khớp nhất cho một tập dữ liệu ứng với cực trị của tổng các sai số thống kê. Nghĩa là, phương pháp này sẽ cho phép xác định một hàm phụ thuộc y = f(x) khả dĩ nhất, sao cho kết quả đầu ra của mô hình nghiên cứu sẽ phụ thuộc vào tất cả các biến số đầu vào f(x). Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau: GRDPt = f(GOt, EVt, FDI_GRt,εt) (1) GRDPt = β0 + β1* GOt + β2*EVt + β3* FDI_GRt+ εt (2) Trong đó: GRDP là tổng sản phẩm trên địa bàn, là tăng trưởng kinh tế đại diện cho nền kinh tế tỉnh được coi là biến phụ thuộc. GO là giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có FDI EV là giá trị xuất khẩu hàng hóa khu vực có FDI GRDP_FDI là nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh, đây là thành phần chính tác động tới sự thay đổi lớn của chỉ số phát triển kinh tế của tỉnh. Trên cơ sở tập dữ liệu đầu vào, nhận thấy giữa các thành phần của chuỗi các quan sát theo thời gian có mối quan hệ tương quan lẫn nhau hay giữa chúng xuất hiện tự tương quan, sử dụng kiểm định Breusch-Godfrey (BG) để phát hiện tự tương quan giữa các biến. Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính động sau: Yt = β1+ β2Xt + εt (3) t là chuỗi thời gian được biểu thị t=1,,T; Xt là các biến độc lập; Yt là biến phụ thuộc. β là các tham số hồi quy động; εt là số dư ước tính, thỏa mãn các giả thiết của mô hình cổ điển. Trong mô hình này, tác giả sử dụng kiểm định tự tương quan: Nếu (n-p)R2 > 2 (p) => bác bỏ H0, nghĩa là có tự tương quan, với εt = β1+ β2Xt +1t-1+2t-2+....+p t-p+t. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử sụng phương pháp thống kê mô tả để giải thích các kết quả nghiên cứu sau khi đã ước lượng mô hình. Các phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp dùng để xử lý số liệu tính toán để phân tích và chỉ ra xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu nhằm so sánh, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa FDI với các chỉ tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Đối với phương pháp phân tích định lượng, trên cơ sở số liệu thực tế được thu thập, bài báo sử dụng 17 ? Sè 145/2020 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học Bảng 1: Đầu tư FDI tại tỉnh Thái Nguyên (Đơn vị: triệu USD) Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên năm 2019 1ăP Sӕ dӵ án Tәng vӕQÿăQJNê Vӕn thӵc hiӋn dӵ án 2010 3 2,9 20,28 2011 1 2,69 18,3 2012 5 20,65 8,52 2013 22 3.386,75 456,61 2014 23 3.163,18 1.913,58 2015 25 200,45 3.238,15 2016 25 131,85 764,6 2017 14 16,31 484,8 2018 14 416,39 280,10 2019 17 352,8 310,84 ?công cụ kỹ thuật hỗ trợ phân tích là phần mềm Eview 10, tiến hành kiểm định tác động của FDI đối với 3 tiêu chí đo lường chính là GRDP, GO và EV. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Phân tích kết quả phát triển kinh tế nhờ hoạt động thu hút đầu tư FDI Kết quả trong thu hút đầu tư đã đóng góp tích cực tới sự phát triển kinh tế địa phương thông qua việc đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Doanh nghiệp có vốn FDI tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp, chiếm 85,71% tổng số dự án. Trong đó, phần lớn dòng vốn đổ vào các công ty vệ tinh của Tập đoàn Samsung, thuộc khu công nghiệp Điềm Thụy (huyện Phú Bình), Phổ Yên và Sông Công. Sự có mặt của các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài đến đầu tư đã thúc đẩy nền kinh tế Thái Nguyên phát triển đạt mức cao so với cả nước. Tốc độ tăng GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2018 đạt tới 16,4%/năm, riêng năm 2018 tăng 10,44% so với năm 2017, đóng góp trên 13,4 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung của tỉnh. Về tỷ trọng GRDP, khu vực doanh nghiệp chiếm 78,2% tổng số và đóng góp khoảng 76% tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn. Năm 2018, quy mô GRDP theo giá hiện hành đạt 98.518,2 tỷ đồng và đạt 77,7 triệu đồng/người/năm, vượt kế hoạch đề ra, tăng hơn 17,3 triệu đồng/người/năm so với năm 2015 và gấp 3,4 lần so với năm 2010. Nếu tính theo Đô la Mỹ, GRDP bình quân đầu người tỉnh Thái Nguyên năm 2018 đạt 3,370 USD/người/năm tương đương 2,57USD), vượt so với mức 2.584 USD/người của bình quân chung cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Khi chưa có sản phẩm từ các dự án của doanh nghiệp FDI, điển hình là Samsung, khu vực công nghiệp chỉ chiếm 35,2% (giai đoạn trước năm 2013). Nhưng đến năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng lên rõ rệt, chiếm 45,6% tổng GRDP và đến năm 2018, giá trị này đạt tới chiếm tỷ trọng 63,2 % trong tổng GRDP của tỉnh Thái Nguyên. Từ biểu đồ trên cho thấy, tỷ trọng giá trị của ngành công nghiệp Thái Nguyên năm 2018 chiếm giá trị lớn nhất trong cơ cấu các ngành kinh tế (trên 60%). Như vậy, các dự án FDI đi vào hoạt động không chỉ giúp địa phương tăng trưởng xuất khẩu, còn tạo hiệu ứng lan tỏa tới các nhà đầu tư khác tìm đến Thái Nguyên, coi đây là một địa điểm đầu tư hiệu quả. FDI tác động lan tỏa đến sự phát triển nhiều mặt của nền kinh tế, nhưng tác động lớn nhất là tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển ngành công nghiệp. Đặc biệt là sự gia tăng giá trị GO trong giai đoạn 2015-2018: từ 376.863,9 nghìn tỷ đồng lên 670.110,3 nghìn tỷ đồng, tăng gấp gần 4 lần so với năm 2014. Sè 145/202018 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học Hình 1: Các dự án đầu tư FDI năm 2019 (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Hình 2: Cơ cấu nền kinh tế Thái Nguyên năm 2019 (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Năm 2018, giá trị GO của khu vực có vốn FDI đạt 627,6 nghìn tỷ đồng (chiếm 93,7% toàn tỉnh) và gấp 26,7 lần so với năm 2010 và đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2018 là 138,5%/năm. 4.2. Kết quả phân tích tương quan giữa FDI với các chỉ số kinh tế Trên cơ sở những phân tích về thực trạng thu hút FDI trên mục 3.1, cho thấy FDI có tác động rất lớn đến sự gia tăng GO, EV và GRDP. - Phân tích mối tương quan giữa FDI với GO: + Xây dựng mô hình giả định: Để làm rõ mối quan hệ giữa FDI với GO, cụ thể: GOt = β0 + β1* FDI_ GOt + εt (4) Trong đó: GOt: Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn t. FDI_GOt: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoan t. εt: là sai số ngẫu nhiên Với kết quả mô hình cho thấy, hệ số xác định R- squared: R2= 0,898859 và Prob(F-statistic) =0,0000< α (0,05), điều này chứng tỏ mô hình xây dựng là phù hợp, mô hình đã giải thích được sự tác động của FDI tới sự thay đổi, biến thiên của GO trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt mức 89,8859%. + Kiểm định vi phạm phương sai sai số thay đổi: Với giả thiết: H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi H1: Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi Dựa vào kiểm định BPG để kiểm tra sự không đồng nhất về kết quả ước lượng. Bảng 3, cho thấy F quan sát = F_statistic= 0,005983 < F tra bảng =0,9405 nên H0 chấp nhận được và kết luận mô hình trên không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, hay không có sai số sau khi hồi quy mô hình từ số liệu thứ cấp về FDI và 19 ? Sè 145/2020 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học Hình 3: Giá trị sản xuất công nghiệp Thái Nguyên năm 2019 (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Bảng 2: Kết quả ước lượng mô hình (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 22165,24 761,1002 29,31895 0,0000 FDI_GO 1,027897 0,002360 435,8787 0,0000 R-squared 0,898859 Mean dependent var 242644,5 Adjusted R-squared 0,889977 S.D. dependent var 262077,9 S.E. of regression 1803,750 Akaike info criterion 18,00998 Sum squared resid 26028099 Schwarz criterion 18,07050 Log likelihood -88,04990 Hannan-Quinn criter. 17,94359 F-statistic 189990,8 Durbin-Watson stat 1,433276 Prob(F-statistic) 0,000000 Bảng 3: Kết quả kiểm định BPG- Breusch-Pagan-Godfrey (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) F-statistic 0,005983 Prob. F(1,8) 0,9405 Obs*R-squared 0,007473 Prob. Chi-Square(1) 0,9311 Scaled explained SS 0,002521 Prob. Chi-Square(1) 0,9600 ?GO. Vì vậy, số liệu thu thập được từ nguồn thứ cấp là hoàn toàn chính xác và đáng tin vậy. + Kiểm định vi phạm hiện tượng tự tương quan: Với giả thiết: H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan Để kiểm tra xem mô hình ước lượng có xảy ra hiện tượng tự tương quan, sử dụng kiểm định BG - Breusch-Godfrey và cho kết quả sau: Với Obs*R2 = 0,566099, p = 0,4519 >  = 0,05 nên chấp nhận H0, nghĩa là mô hình kiểm định không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Có nghĩa là với biến FDI_GOt và GOt qua các năm của thời kì sau không có mối liên quan đến thời kì trước. Mô hình có dạng hàm đúng, vậy mô hình hồi quy tuyến tính mô tả mối tương quan giữa FDI và GO trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là: GOt = 22165,24 + 1,027897*FDI_ GOt + εt (5) Như vậy, FDI có mối quan hệ rất chặt chẽ với GO, cụ thể: khi có 1 đồng vốn FDI đầu tư vào Thái Nguyên thì giá trị GO tăng lên 1,027897 đồng. - Phân tích mối tương quan giữa FDI với EV: + Xây dựng mô hình giả định: Để làm rõ mối quan hệ giữa FDI với EV, Giả sử mô hình quan hệ giữa FDI và EV giai đoạn t được xây dựng: EVt = β0 + β1*FDI_EVt +εt (6) Trong đó: EVt: giá trị hàng hóa xuất khẩu giai đoạn t. FDI_ EVt: Giá trị xuất khẩu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả ước lượng mô hình về giá trị EV ở khu vực có FDI. Với kết quả mô hình cho thấy, hệ số xác định R- squared: R2 = 0,889965 và Prob(F-statistic) =0,0000< α (0,05), chứng tỏ mô hình xây dựng là phù hợp, mô hình đã giải thích được sự tác động của FDI tới sự thay đổi, biến thiên của giá trị EV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt mức 88,9965%. + Kiểm định vi phạm phương sai sai số thay đổi: Với giả thiết: H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi H1: Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi Dựa vào kiểm định BPG để kiểm tra sự không đồng nhất về kết quả ước lượng. Sè 145/202020 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học Bảng 5: Thông tin tổng quát về ước lượng mô hình (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Thang ÿR +ӋVӕ(LJHQYDOXHVEDQÿҫX 7әQJEuQKSKѭѫQJQKkQWӕWҧLWUtFK 7әQJ JLiWUӏSKѭѫQJVDL JLiWUӏ SKѭѫQJVDL WtFKONJ\ 7әQJ JLiWUӏSKѭѫQJVDL JLiWUӏ SKѭѫQJVDL WtFKONJ\ 1 6,262 24,085 24,085 6,002 23,084 23,084 2 3,301 12,694 36,780 3,007 11,566 34,650 3 2,464 9,479 46,258 2,133 8,204 42,854 4 1,835 7,056 53,314 1,540 5,924 48,777 5 1,706 6,563 59,887 1,456 5,600 54,377 6 1,581 6,080 65,957 1,201 4,621 58,998 7 1,322 5,083 71,040 0,972 3,740 62,737 8 1,109 4,267 75,307 0,797 3,066 65,804 9 1,053 4,052 79,359 0,678 2,607 68,411 Bảng 6: Kết quả kiểm định BPG- Breusch-Pagan-Godfrey (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) F-statistic 0,192831 Prob. F(1,8) 0,6726 Obs*R-squared 0,235243 Prob. Chi-Square(1) 0,6278 Scaled explained SS 0,061669 Prob. Chi-Square(1) 0,8038 Bảng 4: Kết quả kiểm định BG (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) F-statistic 0,420043 Prob. F(1,7) 0,5376 Obs*R-squared 0,566099 Prob. Chi-Square(1) 0,4519 Bảng 6, cho thấy F quan sát = F_statistic= 0,193 < F tra bảng =0,672 nên H0 chấp nhận được và kết luận mô hình trên không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, hay không có sai số sau khi hồi quy mô hình từ số liệu thứ cấp về FDI và EV tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, số liệu thu thập được từ nguồn thứ cấp là hoàn toàn chính xác và đáng tin vậy. + Kiểm định vi phạm hiện tượng tự tương quan: Với giả thiết: H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan Để kiểm tra xem mô hình ước lượng có xảy ra hiện tượng tự tương quan, sử dụng kiểm định BG - Breusch-Godfrey và cho kết quả sau: V ớ i Obs*R2=0,010888, p=0,9168>=0,05 nên chấp nhận H0, nghĩa là mô hình kiểm định không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Điều này đồng nghĩa với biến FDI_EVt và EVt qua các năm của thời kì sau không có mối liên quan đến thời kì trước. Vậy mô hình có dạng hàm đúng. Vậy mô hình hồi quy tuyến tính mô tả mối tương quan giữa FDI và EV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là: EVt = 123,8122 + 1,00899*FDI_ EVt + εt (7) Như vậy, FDI có mối quan hệ rất chặt chẽ với EV, cụ thể: khi có 1 đồng vốn FDI đầu tư vào Thái Nguyên thì giá trị EV tăng lên 1,00899 đồng. - Phân tích mối tương quan giữa FDI với GRDP và những đóng góp của GO và EV vào tổng sản phẩm trong tỉnh dưới sự tác động của FDI. Đối với kinh tế địa phương, FDI có tác động lớn nhất đến sự gia tăng GO, là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2000: 30,37%; năm 2017: 50,42%). Chứng tỏ, ngành công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp, các sản phẩm xuất khẩu giá trị cao cũng có sự gia tăng theo. Do đó, nguồn FDI có tác động lớn đến ngành công nghiệp cũng như tạo ra sự gia tăng và thay đổi về giá trị GO. Kết quả mô hình cho thấy, hệ số xác định R- squared: R2= 0,889959 và Prob (F-statistic) = 0,0000< α (0,05) điều này chứng tỏ mô hình phù hợp. Các hệ số β1 có ý nghĩa thống kê vì có P_value= 0,0001< α (0,05), β2 có ý nghĩa thống kê vì có P_value = 0,0476 < α (0,05) và β3 có ý nghĩa thống kê vì có P_value= 0,0118< α (0,05). Từ đó, mô hình nghiên cứu (2), ta thu được mô hình sau: GRDPt = 14134,01 + 0,039* GOt + 0,645*EVt+ 0,721* FDI_GRt+ εt (8) 21 ? Sè 145/2020 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học Bảng 7: Kết quả kiểm định BG (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) F-statistic 0,007654 Prob. F(1,7) 0,9329 Obs*R-squared 0,010888 Prob. Chi- quare(1) 0,9168 Bảng 8: Kết quả ước lượng mô hình (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 14134,01 939,3776 15,04588 0,0000 GO 0,039109 0,003383 11,56007 0,0001 EV 0,645445 0,247200 2,610561 0,0476 FDI_GR 0,721123 0,186594 3,864529 0,0118 R-squared 0,889959 Mean dependent var 41023,80 Adjusted R-squared 0,889785 S.D. dependent var 18680,00 S.E. of regression 269,5466 Akaike info criterion 14,33821 Sum squared resid 363277,0 Schwarz criterion 14,48951 Log likelihood -66,69106 Hannan-Quinn criter. 14,17225 F-statistic 10804,84 Durbin-Watson stat 2,488035 Prob(F-statistic) 0,000000 ?Với mô hình trên cho thấy, giữa FDI và các chỉ số phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên như GRDP, GO và EV có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Điều này khẳng định rằng FDI tác động mạnh mẽ tới GO, EV và đặc biệt nhất là tác động tới sự thay đổi lớn của chỉ số GRDP. Trong mô hình trên, còn thể hiện rõ GRDP phụ thuộc nhiều vào giá trị sản xuất công nghiệp GO và giá trị xuất khẩu hàng hóa EV trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Liên hệ với mối quan hệ giữa vốn FDI và GO: Từ mô hình (5), khi có 1 đồng vốn đầu tư vào tỉnh thì giá trị GO tăng lên 1,027897 đồng tương ứng khi GO tăng lên 1 đồng thì GRDP trên địa bàn Thái Nguyên tăng lên 0,039 đơn vị. Điều này chứng tỏ nguồn vốn FDI có tác động vô cùng lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên và được biểu hiện trực tiếp rõ rệt nhất thông qua giá trị GO trên địa bàn. Tương tự, khu vực vốn FDI trong giá trị EV cũng có ảnh hưởng rõ rệt trong EV trên toàn tỉnh, từ mô hình (7) cho thấy khi có 1 đồng vốn FDI đầu tư vào tỉnh thì EV tăng lên 1,00899 đồng, từ đó khi EV tăng lên 1 đồng thì GRDP tăng lên 0,645 đơn vị. Đặc biệt là FDI có tác động mạnh nhất tới sự thay đổi của chỉ số phát triển kinh tế, đó là GRDP, mà cụ thể là mỗi khi có 1 đồng vốn FDI đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên thì GRDP sẽ tăng lên 0,721 đơn vị. Như vậy, chúng ta có thể chắc chắn khẳng định rằng vốn đầu tư FDI có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên thông qua tác động mạnh tới một số các chỉ số phát triển kinh tế như GRDP, GO và EV. 5. Kết luận và kiến nghị FDI là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng bù đắp vào sự thiếu hụt vốn đầu tư cho tỉnh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đối với các quốc gia đang trong quá trình phát triển như Việt Nam. Bài báo đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng thu hút FDI và phân tích những tác động của FDI đối với một số chỉ số phát triển kinh tế điển hình của địa phương Thái Nguyên sử dụng phương pháp kinh tế định lượng để xây dựng các mô hình hồi quy tuyến tính và kiểm định các kết quả nghiên cứu. Kết quả này đã chứng minh rằng, FDI có tác động lớn tới sự thay đổi của các chỉ số phát triển kinh tế Thái Nguyên và chỉ ra những đóng góp của FDI tới sự thay đổi của các chỉ số như GRDP, GO và EV. Đặc biệt, FDI đã tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Khu vực FDI có đóng góp rất lớn vào ngân sách địa phương cũng như làm gia tăng tỷ trọng xuất khẩu, giúp địa phương thoát khỏi tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài nhiều năm, 100% các địa phương đều vượt dự toán thu vào năm 2019. Kết quả này có được nhờ sự đóng góp rất lớn của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các tập đoàn FDI tại Thái nguyên trong thời gian từ năm 2013 trở lại đây. Kiến nghị: Có thể nói rằng, thành công của Thái Nguyên trong quá trình phát triển kinh tế thời gian gần đây dựa trên nhiều yếu tố. Trong đó, không thể không nhắc tới các chính sách và giải pháp thu hút FDI đúng đắn, linh hoạt và phù hợp với đặc thù phát triển của địa phương. Mặc dù vậy, việc thu hút FDI tại Thái Nguyên vẫn chủ yếu tập trung vào một số địa phương như Phổ Yên, Sông Công và khu công nghiệp Điềm Thụy - Phú Bình. Chính sách thu hút vốn FDI vẫn tồn tại một số bất cập về giá thuê đất cũng như lợi ích giữa các bên trong hợp tác và chuyển dịch dòng vốn FDI; một số địa phương trong tỉnh chưa quy hoạch rõ các dự án nhằm mời gọi và thu hút đầu tư, mặt bằng giao thông và cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên chưa tạo được lực hút đối với các nhà đầu tư; việc đền bù trong quá trình triển khai giải phóng mặt bằng cũng như sự phụ thuộc rất lớn của các doanh nghiệp nội địa vào các doanh nghiệp FDI; vẫn còn tồn tại tình trạng “mạnh ai nấy làm” và chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các địa phương. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, đồng thời tăng cường hơn nữa việc thu hút nguồn vốn FDI và khai thác tối đa hiệu quả của nguồn vốn này, tỉnh Thái Nguyên cần có những giải pháp cụ thể, phù hợp hơn nữa như: - Xây dựng các chính sách ưu đãi đặc thù, tạo sức thu hút đối với các nhà đầu tư chiến lược, từ các nước đối tác lớn, các công ty đa quốc gia, có tiềm năng lớn về vốn, công nghệ, thị trường. - Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, có sức cạnh tranh thông qua việc ổn định chính trị, kinh tế, an Sè 145/202022 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học toàn xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khắc phục những yếu kém về kết cấu hạ tầng, xóa bỏ rào cản về đầu tư, đặc biệt là phải hoàn thiện hệ thống chính sách, thủ tục hành chính nhằm xây dựng cơ chế đầu tư minh bạch, nhất quán. - Các địa phương cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Xây dựng, điều chỉnh quy hoạch, mở rộng lĩnh vực đầu tư phù hợp với từng địa phương. - Cần đổi mới mạnh mẽ hoạt động xúc tiến đầu tư; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Tăng cường tích lũy nguồn vốn nội địa, tạo đối trọng để thu hút và sử dụng vốn FDI hiệu quả tại các địa phương này. - Thống nhất phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình triển khai thực hiện và tăng cường thu hút các dự án FDI.u Tài liệu tham khảo: 1. Athukorala, P.P.A.W. (2003), The impact of foreign direct investment for economic growth: a case study in Sri Lanka, In: 9th International Conference on Sri Lanka Studies, 28-30. 2. Balasubramanyam, V.N., Mohammed, S.&David, S. (1996), Foreign Direct Investment and Growth in Export Promoting and Import Substituting Countries, Economic Journal, 106(345), 30-46. 3. Balassa, B. (1985), Exports, policy choices and economic growth in developing countries after the 1973 oil shock, Journal of Development Economics, 18(1), 23–35, DOI: 10.1016/0304- 3878(85)90004-5. 4. Baliamoune-Lutz, M. (2004), Does FDI con- tribute to economic growth? Business Economics, 39(2), 49–56. 5. Calvo, M. B. & Sanchez-Robles, B. (2002), Foreign Direct Investment, Economic Freedom, and Economic Growth: New Evidence from Latin America, Universidad de Cartabria, Economics Working Paper No. 4/03. 6. Darrat, A.F., Kherfi, S.&Soliman, M. (2005), FDI and economic growth in CEE and MENA countries: a tale of two regions, In: 12th Economic Research Forum’s Annual Conference, Cairo, Egypt. 7. Đoàn Ngọc Phúc (2004), FDI vào Việt Nam- Thực trạng, những vấn đề đặt ra và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 315. 8. Ghirmay, T., Grabowski, R.&Sharma, S. (2001), Exports, investment, efficiency and econom- ic growth in LDCs: an empirical investigation, Applied Economics, 33(6), 689-700, DOI:10.1080/00036840122027. 9. Hoàng Châu (2019), Thu hút đầu tư của Thái Nguyên: Những con số biết nói, Tạp chí Công thương, https://congthuong.vn/thu-hut-dau-tu-cua- thai-nguyen-nhung-con-so-biet-noi-130737.html. 10. Marc, A. (2011), Is foreign direct invest- ment a cure for economic growth in developing countries? Structural model estimation applied to the case of the south shore Mediterranean coun- tries, Journal of International Business and Economics, 11(4). 11. Mamun, K.A.&Nath, H.K. (2004), Export- led growth in Bangladesh: a time series analysis, Applied Economics Letters, 12(6), 361–364, DOI: 10.1080/13504850500068194. 12. Meschi, E. (2006), FDI and growth in MENA countries: an empirical analysis, In: The Fifth International Conference of the Middle East Economic Association, 10–12 March, Sousse. 13. Nguyễn Thu Hằng (2019), FDI và những tác động đến kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000- 2017. doi/dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-va-nhung-tac- dong-den-kinh-te-tinh-thai-nguyen-315953.html. 14. Nguyễn Thị Tâm (2019), Thu hút vốn FDI tại tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hiện nay, hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-tai-tinh-thai- nguyen-trong-boi-canh-hien-nay-302592.html. 15. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần Toàn Thắng và Nguyễn Mạnh Hải (2006), Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Dự án SIDA_ Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010. 23 ? Sè 145/2020 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học 16. Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010), Mối quan hệ giữa FDI với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1, ISS_HUTECH – 15/04/2010. 17. Nguyễn Mại (2018), Tìm hướng mở rộng hơn sự lan tỏa của FDI tới doanh nghiệp trong nước, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4+5. 18. Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003), Những bài học rút ra qua so sánh tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc và Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 68-2003. 19. Nguyễn Mại (2003), FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Báo Đầu tư, 24-12-2003. 20. Nguyễn Thi Phuong Hoa (2004), Foreign Direct Investment and its Contributions to Economic Growth and Poverty Reduction in Vietnam (1986-2001), Peter Lang, Frankfurt am Main, Germany. 21. Nicet-Chenaf, D.&Rougier, E. (2009), FDI and growth: a new look at a still puzzling issue, Cahiers du GREThA n8 2009-13 Universite´ de Bordeaux, GREThA UMR CNRS 5113. 22. Phan Mạnh Cường (2015), Tỉnh Thái Nguyên: Thu hút FDI để phát triển bền vững KCN, Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên, https://dautun- uocngoai.gov.vn/tinbai/3517/Tinh-Thai-Nguyen- Thu-hut-FDI-de-phat-trien-ben-vung-KCN. 23. Phạm Thiên Hoàng (2019), Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, doi/tam-quan-trong-cua-khu-vuc-fdi-doi-voi-phat- trien-kinh-te-xa-hoi-viet-nam-308893.html. 24. Rahman, M. (2007), Contributions of exports, FDI and expatriates’ remittances to real GDP of Bangladesh, India, Pakistan and Sri Lanka, Southwestern Economic Review, 141–154. 25. Sauwaluck, K. (2012), The impact of foreign direct investment on economic growth. A casestudy of South Korea, International Journal of Business and Social Sciences, 3(21). 26. Sengupta, J.K.&Espana, J.R. (1994), Exports and economic growth in Asian NICs: an economet- ric analysis for Korea, Applied Economics, 26, 41– 51,DOI: 10.1080/00036849406. 27. Tintin, C. (2012), Does foreign direct invest spur economic growth and development? A compar- ative study, In: The 14th Annual European Trade Study Group Conference, 13–15 September, Leuven, Belgium. 28. Vladlamannati, K, C., & Irala, L. R. (2009), Impact of foreign direct investments on industrial- productivity: A Substantial study of India, Indian Journal of Economics and Business, 40-51. 29. Yao, S. (2006), On economic growth, FDI, and exports in China, Applied Economics, 38 (3) 339–351, DOI: 10.1080/00036840500368730. 30. Zhang, K. H. (2001), Does Foreign Direct Investment Promote Economic Growth? Evidence from East Asia and Latin America, Contemporary Economic Policy, 19(2), 175–185, DOI:10.1111/j.1465-7287.2001.tb00059.x. Summary FDI is an important capital source that has great influence on the nation’s economic criteria and helps to foster growth and socio-economic develop- ment, especially in developing countries like Vietnam. This study aims to provide quantitative findings for two research goals. In the first place, the study investigates and analyzes economic develop- ment by attracting FDI based on economic criteria including gross regional products, industrial produc- tion value, and export value. Secondly, the study analyzes and identifies the correlation between FDI and key economic criteria. The research results show that FDI has impacts on the whole economy, especially the significance of economic develop- ment criteria. Also, the researchers make several suggestions to other localities to attract FDI based on the case of FDI attraction in Thái Nguyên Province in the period 2010-2019. Sè 145/202024 Kinh tÕ vμ qu¶n lý thương mại khoa học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_den_mot_so_chi_tieu.pdf
Tài liệu liên quan