Một là, khái niệm định hướng sáng nghiệp gồm 3 thành phần: Chủ động, Đổi mới và Chấp nhận
rủi ro được khẳng định là 3 khái niệm phân biệt và có tác động khác nhau đến thành quả của DNVVN.
Cụ thể, trong tình huống này, chỉ có Chủ động và Chấp nhận rủi ro tác động dương đến thành quả
của DNVVN.
Hai là, độ biến động môi trường kinh doanh được khẳng định là một biến điều tiết. Ở môi trường
biến động càng lớn, sự chủ động của DNVVN mang lại tác động tích cực càng lớn. Tuy nhiên, môi
trường biến động cũng làm cho nỗ lực đổi mới có kết quả trái với kỳ vọng.
Mặc dù bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam có nhiều khác biệt so với các nước khác, các kết quả
tìm thấy là khá nhất quán với một số nghiên cứu thực nghiệm có trước khi tiếp cận định hướng sáng
nghiệp như cấu trúc đa hướng. Kết quả đó cũng phù hợp với bối cảnh thực tiễn Việt Nam giai đoạn
vừa qua: Nền kinh tế đang ở giai đoạn trì trệ, rào cản DNVVN chưa được tháo dỡ, nhiều doanh
nghiệp phải rời bỏ thị trường. Do vậy, DNVVN vốn nhỏ, yếu, công nghệ thấp nên để tồn tại thì sự
chủ động, liều lĩnh hơn sẽ có khả năng thành công hơn đầu tư tập trung vào đổi mới.
Về lý thuyết, kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định quan điểm của Lumpkin và Dess (1996)
về cấu trúc và vai trò của định hướng sáng nghiệp cũng như môi trường đối với thành quả hoạt động
của công ty. Về thực tiễn, kết quả trên cũng hàm ý rằng năng lực đổi mới của DNVVN là không
cao, chưa kịp thời và kém hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam. Tự bồi tụ
năng lực đổi mới là vấn đề của DNVVN nhưng tạo môi trường pháp lý và kinh doanh phù hợp cho
hoạt động đổi mới phát huy vai trò tích cực phát triển kinh tế là vấn đề của các cấp quản lý nhà nước
và thiết lập chính sách.
Một số hạn chế đáng lưu ý của nghiên cứu này là: (1) Mẫu là phi xác suất nên tính đại diện chưa
cao; (2) DNVVN ở phạm vi rộng nên chưa làm rõ được vai trò của ngành hay địa phương; (3) Độ
biến động môi trường là biến đơn nên độ tin cậy còn hạn chế; (4) Mức giải thích thành quả qua định
hướng sáng nghiệp còn thấp.
Các nghiên cứu chủ đề định hướng sáng nghiệp ở Việt Nam cho đến nay là chưa nhiều, do đó,
từ các kết luận và hàm ý trên có thể đưa ra các hướng nghiên cứu tiếp theo trong bối cảnh Việt Nam
như: (1) Vai trò của định hướng sáng nghiệp đối với thành quả hoạt động trong các ngành sản xuất
- dịch vụ cụ thể; (2) Định hướng sáng nghiệp trong các tổ chức công/phi lợi nhuận; (3) Định hướng
sáng nghiệp trong mối quan hệ với các nguồn lực tổ chức khác (ví dụ: Học tập tổ chức)
16 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của định hướng sáng nghiệp đối với thành quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ: Một nghiên cứu ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Năm thứ 29, Số 1 (2018), **–**
www.jabes.ueh.edu.vn
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Tác động của định hướng sáng nghiệp đối với thành quả
hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Một nghiên cứu ở Việt Nam
NGUYỄN THÀNH LONGa, LÊ NGUYỄN HẬUb
a Công ty Nghiên cứu - Tư vấn - Đào tạo Phương Nam - An Giang
b Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
T H Ô N G T I N T Ó M T Ắ T
Ngày nhận : 07/02/2018
Ngày nhận lại : 28/02/2018
Duyệt đăng : **/**/****
Mã phân loại JEL:
M13; D22; L26
Từ khóa:
Định hướng sáng nghiệp;
Chủ động, Đổi mới;
Chấp nhận rủi ro;
Doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
Keywords
Entrepreneurial
orientation;
Proactiveness;
Innovativeness;
Risk taking; SMEs.
Định hướng sáng nghiệp (Entrepreneurial Orientation) là nguồn lực tổ
chức quan trọng giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa
và nhỏ cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong môi trường luôn biến
động như hiện nay. Nghiên cứu nhằm xác định tác động cụ thể từ ba
thành phần của định hướng sáng nghiệp (Chủ động, Đổi mới và Chấp
nhận rủi ro) đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Việt Nam – một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi vốn chưa được
quan tâm nhiều trong các nghiên cứu trước đây. Kết quả phân tích PLS-
SEM dựa trên dữ liệu từ 198 doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy Chủ
động và Chấp nhận rủi ro có tác động tích cực đến Thành quả hoạt
động. Hơn nữa, các mối quan hệ này chịu sự điều tiết của mức biến
động thị trường. Ngoài ra, không như kỳ vọng, Đổi mới không có vai
trò ảnh hưởng trong việc tạo dựng thành quả hoạt động của doanh
nghiệp.
Abstract
Entrepreneurial orientation is an important resource for an SME to
compete and grow in an ever-changing business environment
nowadays. The current study investigates the effects of three
components of entrepreneurial orientation, namely proactiveness,
innovativeness, and risk taking, on the performance of SMEs in
a long.nguyen@southernrct.com
b lnhau@hcmut.edu.vn, * tác giả liên hệ.
Nguyễn Thành Long & Lê Nguyễn Hậu, JABES năm thứ 29(1), Tháng 1/2018, **–**
6
Vietnam, a transitional economy which has not received much
attention in prior studies. The results of PLS-SEM analysis based on the
data collected from 198 SMEs have shown that proactiveness and risk
taking have significant positive effects on performance. These effects
are moderated by the extent of dynamic environment. Unexpectedly,
there is no empirical evidence to support the positive effect of
innovativeness on business performance.
1. Giới thiệu
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) hiện được thừa nhận là một nhân tố quan trọng cho sự phát
triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Đóng góp vào nền kinh tế của DNVVN được thể hiện qua số
lượng việc làm, tỷ trọng trong tổng sản lượng quốc gia và xuất khẩu, hoặc các đổi mới kinh doanh -
công nghệ. Trong khối APEC và EU, DNVVN chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp đăng ký, tạo ra
50% tổng số việc làm và đóng góp vào khoảng 50% GDP (ECORYS, 2012; Yuhua, 2013). Ở Việt
Nam, từ những năm 1990, sức hút từ các cơ hội trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã
tạo ra sự gia tăng đáng kể số lượng DNVVN, dẫn đến sự đóng góp ngày càng lớn của các DNVVN
vào phát triển kinh tế (Hakkala & Kokko, 2007). Đến năm 2016, tại Việt Nam có khoảng 500.000
DNVVN hoạt động (chiếm 97% tổng số doanh nghiệp), trong đó: 60% là doanh nghiệp nhỏ và siêu
nhỏ, số doanh nghiệp này đóng góp gần 45% GDP, 31% ngân sách quốc gia và tạo ra 5 triệu việc làm
(Quang Lê, 2016). Như các nước có nền kinh tế chuyển đổi khác, môi trường kinh doanh ở Việt Nam
được cho là khá thách thức đối với DNVVN vì: (1) Chính sách nhiều biến động; (2) Cơ sở hạ tầng
kinh tế và thể chế không đầy đủ, kém hiệu lực; (3) Thị trường vốn, tài chính chưa phát triển; và (4)
Cạnh tranh khốc liệt và đầy bất định (Estrin & cộng sự, 2006; McMillan & Woodruff, 2003).
Nhiều học giả nhìn nhận rằng DNVVN có nhược điểm cố hữu là nguồn lực yếu (vốn tài chính,
công nghệ và nhân lực, trình độ chuyên nghiệp trong quản trị). Ngược lại, DNVVN lại có ưu điểm
nổi trội là cấu trúc phẳng, quán tính nhỏ, linh hoạt và mềm dẻo (Deros & cộng sự, 2006). Những ưu
điểm này là tiền đề cơ bản để DNVVN hạn chế nhược điểm của mình qua sự hình thành ý chí và hành
động của cả công ty trong việc chủ động tìm kiếm cơ hội, phản ứng nhanh; tự làm mới nguồn lực, rời
bỏ quá trình và đầu ra cũ; chấp nhận rủi ro để đổi mới nhằm thích ứng với các biến động nhanh, mạnh,
bất định hiện nay của môi trường. Những đặc trưng này chính là biểu hiện của quá trình và hành động
sáng nghiệp công ty, được giới học thuật quan tâm nghiên cứu qua khái niệm định hướng sáng nghiệp
(Entrepreneurial Orientation – EO) (Lumpkin & Dess, 1996). Sáng nghiệp công ty giúp doanh nghiệp
giành lợi thế tiên phong, độc quyền tạm thời để đạt thành quả vượt trội trong cạnh tranh (Rumelt,
2005; Shane & Venkataraman, 2000).
Đã có một số nghiên cứu về định hướng sáng nghiệp công ty, nhưng hầu hết tập trung vào các
nước có nền kinh tế phát triển, trong khi ở các nước đang phát triển và chuyển đổi còn ít (Wales &
cộng sự, 2013), đặc biệt rất ít ở Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu cụ thể đặt ra đối với nền kinh tế thị
trường non trẻ, chưa hoàn thiện như Việt Nam là: (1) Định hướng sáng nghiệp của các DNVVN, cụ
thể là các thành phần của nó có tác động như thế nào đến thành quả hoạt động của tổ chức; (2) Sự
biến động của môi trường ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ nêu trên.
Nguyễn Thành Long & Lê Nguyễn Hậu, JABES năm thứ 29(1), Tháng 1/2018, 05–21
7
Sau phần giới thiệu, nghiên cứu được cấu trúc như sau: Phần 2 khái quát cơ sở lý thuyết và mô
hình nghiên cứu; phần 3 trình bày phương pháp nghiên cứu; phần 4 là kết quả nghiên cứu; phần 5 là
thảo luận kết quả nghiên cứu; và cuối cùng là phần 6, kết luận và hàm ý.
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1. Sáng nghiệp (Entrepreneurship)
Sáng nghiệp là một khái niệm khó định nghĩa, gắn liền với vai trò của cá nhân doanh nhân
(Entrepreneur) trong các lý thuyết kinh tế, tiêu biểu là hai trường phái: German và Austrian. Trường
phái German, đại biểu là Schumpeter (1928, 1930, 1934, 1935, dẫn theo Hebert & Link (1989)) cho
rằng doanh nhân là người tạo ra sự mất cân bằng thị trường bằng các hoạt động sáng nghiệp như: Đổi
mới, sáng tạo mang tính đột phá, hủy diệt cái hiện hành và tạo ra sự phát triển kinh tế. Trường phái
Austrian mà đại biểu là Kirzner (1973, 1979, 1985, dẫn theo Hébert & Link (1989), lại cho rằng doanh
nhân sáng nghiệp bằng cách nhận ra các nhu cầu chưa được thỏa mãn trên thị trường, tổ chức kết hợp
các nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó. Nhờ vậy, cung cầu dịch chuyển về cân bằng (Hébert &
Link, 1989). Trong cả hai trường hợp, doanh nhân sáng nghiệp phải chấp nhận rủi ro vì tính bất định
của môi trường là yếu tố luôn hiện hữu và tác động đến kết quả hoạt động.
Ở cấp vĩ mô, các nghiên cứu kinh tế thường đồng nhất sáng nghiệp với sự thành lập, tồn tại, phát
triển của doanh nghiệp nhỏ và khảo sát sự đóng góp của chúng vào sự phát triển, tăng trưởng kinh tế
(Acs & cộng sự, 2008; van Praag & Versloot, 2007). Ở cấp cá nhân, các nghiên cứu quản trị thường
tập trung giải thích và dự báo kết quả quá trình sáng nghiệp (tạo lập kinh doanh, đổi mới, sáng tạo,
xác định và khai thác cơ hội) qua các yếu tố tính cách, tâm lý hay hành vi của doanh nhân (Maes,
2003; Rauch & Frese, 2000). Ở cấp tổ chức, sáng nghiệp công ty là một bộ phận của lý thuyết sáng
nghiệp kết hợp lý thuyết quản trị chiến lược, tập trung nghiên cứu tinh thần sáng nghiệp của cá nhân
thể hiện ở hành vi, phong thái chiến lược của tổ chức hiện hữu (Covin & Slevin, 1991; Maes, 2003).
Trong đó, khái niệm định hướng sáng nghiệp (EO) được giới nghiên cứu thực nghiệm quan tâm hơn
cả (Rauch & cộng sự, 2009; Wales & cộng sự, 2013). Khái niệm này giúp giải thích hiệu quả hoạt
động của công ty trong môi trường biến động nhanh, mạnh, khó lường như hiện nay.
2.2. Định hướng sáng nghiệp
Sáng nghiệp công ty được Mintzberg (1973) đề cập đầu tiên khi giới thiệu ba dạng tạo lập chiến
lược (Strategy-Making) – là các quá trình mà tổ chức ra các quyết định quan trọng và liên kết chúng
để hình thành chiến lược, gồm: (1) Sáng nghiệp, (2) hoạch định, và (3) thích ứng. Tổ chức sáng nghiệp
(Entrepreneurial Organization) luôn tìm kiếm cơ hội mới thay vì giải quyết vấn đề; ra quyết định đặc
trưng bởi các bước nhảy, đột phá thay vì tiệm tiến; đồng thời, quyền lực được tập trung và tăng trưởng
luôn là mục tiêu chính.
Sau đó, Miller (1983) cho rằng công ty là sáng nghiệp (Entrepreneurial Firm) khi hoạt động của
nó luôn gắn liền với đổi mới sản phẩm, thị trường, thực hiện kinh doanh với ít nhiều mạo hiểm và
luôn đi đầu đổi mới, chủ động để đánh bại đối thủ. Theo Miller (1983), sáng nghiệp công ty là một
khái niệm bậc cao gồm 3 thành phần đơn hướng có tương quan: Đổi mới, chủ động và chấp nhận rủi
ro.
Nguyễn Thành Long & Lê Nguyễn Hậu, JABES năm thứ 29(1), Tháng 1/2018, 05–21
8
Sáng nghiệp công ty càng được chú ý hơn khi Covin và Slevin (1989) đưa ra khái niệm phong
thái chiến lược (Strategic Posture), được định nghĩa như định hướng cạnh tranh (sáng nghiệp - bảo
thủ) tổng quát của công ty. Công ty có phong thái chiến lược sáng nghiệp luôn thể hiện sự chấp nhận
rủi ro của quản trị cấp cao, ủng hộ thay đổi và đổi mới để giành lợi thế cạnh tranh và chủ động cạnh
tranh quyết liệt với đối thủ, đặc trưng này đồng nhất với quan điểm công ty sáng nghiệp của Miller
(1983) cho rằng chủ động, đổi mới, chấp nhận rủi ro là 3 đặc trưng không tách rời. Covin và Slevin
(1989) đề xuất và khẳng định phong thái chiến lược sáng nghiệp có cấu trúc đơn hướng trong nghiên
cứu thực nghiệm của mình.
Tiếp theo, Covin và Slevin (1991) đưa ra khái niệm sáng nghiệp công ty (Corporate
Entrepreneurship - CE) trong một mô hình khái niệm tổng quát. Trong đó, sáng nghiệp công ty được
định nghĩa là phong thái chiến lược sáng nghiệp của cả công ty thể hiện qua 3 đặc trưng: (1) Khuynh
hướng chấp nhận rủi ro (Risk Taking); (2) Mở rộng tần suất đổi mới sản phẩm (Innovativeness) và
khuynh hướng dẫn đầu công nghệ; (3) Hướng cạnh tranh chủ động (Proactiveness) và quyết liệt.
Trong khung khái niệm đề xuất, Covin và Slevin (1991) cho rằng sáng nghiệp công ty cần được đo
lường qua hành vi và tác động dương đến thành quả hoạt động; trong khi đó, các yếu tố môi trường
(như: Độ biến động, cường độ cạnh tranh) vừa là tiền tố của sáng nghiệp công ty, vừa là biến điều tiết
quan hệ giữa sáng nghiệp công ty và thành quả hoạt động.
Lumpkin và Dess (1996) đề xuất khái niệm định hướng sáng nghiệp, đề cập đến quá trình, sự thực
thi và ra quyết định tạo lập kinh doanh mới (New Entry): Gia nhập vào thị trường mới hoặc hiện hữu
với sản phẩm/dịch vụ mới hoặc hiện hữu thông qua một doanh nghiệp hoàn toàn mới hoặc hiện hữu.
Chủ thể sáng nghiệp ở đây có thể là một công ty hay một đơn vị chiến lược kinh doanh (Strategic
Business Unit – SBU). Lumpkin và Dess (1996) cho rằng định hướng sáng nghiệp có 5 đặc trưng: (1)
Chủ động, (2) đổi mới, (3) chấp nhận rủi ro (như: Sáng nghiệp công ty), và bổ sung thêm: (4) Tự chủ,
(5) quyết liệt cạnh tranh. Theo hai học giả này, các nghiên cứu trước cho thấy doanh nhân có thể rất
cẩn trọng và ngại rủi ro trong các tình huống cụ thể, công ty có thể thu lợi từ bắt chước hơn là đổi
mới, hơn nữa, có rất nhiều loại hành vi sáng nghiệp. Do đó, định hướng sáng nghiệp được cho là gồm
5 thành phần độc lập có thể tác động khác nhau đến thành quả hoạt động tùy thuộc vào bối cảnh;
ngoài ra, các biến môi trường chỉ đóng vai trò điều tiết tác động của định hướng sáng nghiệp đến
thành quả hoạt động mà thôi.
Như vậy, dù có một số thuật ngữ và định nghĩa cụ thể không đồng nhất, nhưng về bản chất, sáng
nghiệp công ty là các quá trình, hành động và hoạt động mang tính chiến lược của cả công ty với 3
đặc trưng cốt lõi nhất: Chủ động, đổi mới và chấp nhận rủi ro. Sau nghiên cứu của Lumpkin và Dess
(1996), sáng nghiệp công ty dưới thuật ngữ định hướng sáng nghiệp ngày càng được giới nghiên cứu
thực nghiệm quan tâm và sử dụng rộng rãi để kiểm định cấu trúc cùng các tiền tố, hệ quả và biến điều
tiết (Covin & Wales, 2012; Rauch & cộng sự, 2009; Wales & cộng sự, 2013)
Làm rõ hơn vai trò đối với thành quả hoạt động, Covin và Miles (1999) cho rằng sáng nghiệp công
ty có thể tạo ra các lợi thế cạnh tranh như: Khác biệt, dẫn giá, biến hóa đặc trưng hay phản ứng nhanh.
2.3. Lược khảo một số nghiên cứu trước đây về định hướng sáng nghiệp trong bối cảnh DNVVN
Bảng 1 tóm lược các kết quả chính từ 15 nghiên cứu như thế ở nhiều bối cảnh ngành, quốc gia
khác nhau tập trung cho mối quan hệ giữa định hướng sáng nghiệp và thành quả hoạt động. Có thể
đưa ra các nhận định sau: (1) 3 thành phần: Chủ động, đổi mới, chấp nhận rủi ro luôn hiện diện; (2)
Nguyễn Thành Long & Lê Nguyễn Hậu, JABES năm thứ 29(1), Tháng 1/2018, 05–21
9
Cấu trúc định hướng sáng nghiệp có thể đơn hướng (như: Sáng nghiệp công ty) hoặc đa hướng; (3)
Tác động dương trực tiếp của định hướng sáng nghiệp đến thành quả hoạt động không luôn được
khẳng định; (4) Còn ít nghiên cứu ở bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi; (5) Tác động điều tiết của môi
trường chưa được quan tâm nhiều. Tổng kết này khá nhất quán với tổng kết của Wales và cộng sự
(2013), do vậy, quan hệ giữa định hướng sáng nghiệp và thành quả hoạt động cũng như vai trò điều
tiết của môi trường trong bối cảnh Việt Nam là chủ đề nghiên cứu có ý nghĩa nhất định cho hiểu biết
về DNVVN.
Bảng 1
Tổng kết một số nghiên cứu thực nghiệm về định hướng sáng nghiệp trong DNVVN
Định hướng sáng nghiệp
H
ệ
q
u
ả
Đ
iề
u
t
iế
t
Bối cảnh
Thành phần Cấu trúc Ngành Quốc gia
Nghiên cứu
C
h
ủ
đ
ộ
n
g
Đ
ổ
i
m
ớ
i
C
h
ấp
n
h
ận
r
ủ
i
ro
T
ự
c
h
ủ
C
ạn
h
t
ra
n
h
q
u
y
ết
l
iệ
t
Đ
ơ
n
h
ư
ớ
n
g
Đ
a
h
ư
ớ
n
g
b
ậc
I
B
ậc
I
I
–
n
g
u
y
ên
n
h
ân
T
h
àn
h
q
u
ả
h
o
ạt
đ
ộ
n
g
M
ô
i
tr
ư
ờ
n
g
S
ản
x
u
ất
T
h
ư
ơ
n
g
m
ại
-
D
ịc
h
v
ụ
C
ô
n
g
n
g
h
ệ
ca
o
P
h
ổ
r
ộ
n
g
P
h
át
t
ri
ển
Đ
an
g
p
h
át
t
ri
ển
Runyan và cộng sự (2006) X X X X C X X USA
Chen và cộng sự (2007) X X X X X X P X TPE
Madsen (2007) X X X X C X X NOR
Wiklund và cộng sự (2009) X X X X C X X X SWE
Kraus và cộng sự (2012) X X X X P X X NED
Theriou và Chatzoudes (2015) X X X X N X GRE
Wiklund và Shepherd (2003) X X X X C X X SWE
Frishammar và Andersson (2009) X X X X P X SWE
Wolff và Pett (2007) X X X X C X USA
Moreno và Casillas (2008) X X X X N X X ESP
Baker và Sinkula (2009) X X X X C X X USA
Fairoz và cộng sự (2010) X X X X C X SRI
Matchaba-Hove và cộng sự
(2015)
X X X X X C X X RSA
Keh và cộng sự (2007) X X X X C X SIN
Affendy và cộng sự (2015) X X X N X MAS
Ghi chú: C: Ủng hộ; P: Ủng hộ một phần, N: Không ủng hộ
Nguyễn Thành Long & Lê Nguyễn Hậu, JABES năm thứ 29(1), Tháng 1/2018, 05–21
10
2.4. Các giả thuyết nghiên cứu
Ở Việt Nam, bắt đầu từ những năm 1990, sức hút từ các cơ hội thu lợi ích trong quá trình chuyển
đổi sang kinh tế thị trường đã tạo ra sự tăng trưởng đáng kể của số lượng DNVVN, dù hầu hết là nhỏ
và siêu nhỏ với nguồn lực, trình độ hạn chế (Hakkala & Kokko, 2007). Cùng với sự tăng trưởng này
là một môi trường cạnh tranh khốc liệt và hết sức biến động (Estrin & cộng sự, 2006; McMillan &
Woodruff, 2003).
Trong điều kiện đó, DNVVN Việt Nam có thể khắc phục hạn chế về nguồn lực của mình bằng
cách xây dựng và thực thi các quá trình định hướng sáng nghiệp để tạo lợi thế cạnh tranh và đạt thành
quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên, DNVVN hoạt động trong nhiều ngành, nhiều môi trường cạnh tranh
với cường độ, mức biến động và bất định rất khác nhau, chẳng hạn: Kinh doanh hàng tiêu dùng thông
dụng có mức rủi ro thấp hơn kinh doanh địa ốc; tính đổi mới trong sản xuất lương thực không phải là
yêu cầu tiên quyết cho thành công như sản xuất đồ chơi. Mặt khác, DNVVN trong nghiên cứu này là
các doanh nghiệp độc lập, được trực tiếp điều hành bởi doanh nhân cũng là người chủ doanh nghiệp,
nên có thể xem tính tự chủ là như nhau; nội hàm cạnh tranh quyết liệt khá gần với chủ động và ít được
khẳng định ở các nghiên cứu trước (Bảng 1). Do đó, cấu trúc đa hướng của Lumpkin và Dess (1996)
với 3 thành phần (chủ động, đổi mới, chấp nhận rủi ro) là phù hợp hơn cho DNVVN ở nhiều lĩnh vực
hoạt động khác nhau. Cấu trúc này cũng đã được sử dụng với các mức độ khác nhau trong các nghiên
cứu trước (Bảng 1), chẳng hạn: Chủ động (Chen & cộng sự, 2007; Kraus & cộng sự, 2012;
Frishammar & Andersson, 2009); Đổi mới (Chen & cộng sự, 2007; Matchaba-Hove & cộng sự, 2015);
Chấp nhận rủi ro (Kraus & cộng sự, 2012; Matchaba-Hove & cộng sự, 2015).
Trong điều kiện môi trường cạnh tranh khốc liệt và hết sức biến động, sự chủ động tìm kiếm, phát
hiện cơ hội để tạo dựng vùng thị trường – sản phẩm/dịch vụ mới cho mình trước các đối thủ (không
nhận ra cơ hội hoặc không tích cực khai thác) sẽ giúp doanh nghiệp giành lợi thế phản ứng nhanh
(Covin & Miles, 1999). Ngoài ra, sự chủ động đưa ra các hành động, chiến lược cạnh tranh mới trước
các đối thủ cũng giúp doanh nghiệp có lợi thế biến hóa để duy trì vị thế cạnh tranh ở thị trường hiện
hữu (Covin & Miles, 1999). Từ cơ sở đó, có thể phát biểu giả thuyết như sau:
H1: Tính chủ động có quan hệ dương với Thành quả hoạt động của DNVVN.
Sự đổi mới sản phẩm/dịch vụ không thể có nếu doanh nghiệp không ủng hộ các ý tưởng mới, phát
kiến mới trong tổ chức và nhanh chóng triển khai thực hiện chúng. Điều này góp phần tạo lợi thế tiên
phong cho doanh nghiệp. Không chỉ ở đầu ra, các ý tưởng đổi mới còn có thể tạo ra các quy trình
công nghệ mới, các quy trình này làm hạ thấp chi phí, tăng lợi thế dẫn giá cho doanh nghiệp (Covin
& Miles, 1999).
H2: Tính đổi mới có quan hệ dương với Thành quả hoạt động của DNVVN.
Trong bối cảnh đầy biến động, thông tin thị trường để ra quyết định không thể chờ để có đầy đủ
(và càng không đủ đối với DNVVN); việc ra quyết định trước một cơ hội kinh doanh phải được cân
nhắc giữa lợi nhuận kỳ vọng, tổn thất khả dĩ trong bất định và cả khả năng, cơ hội bị bỏ qua hoặc bị
tước mất. Sự nhạy cảm và táo bạo chấp nhận rủi ro của nhà quản trị có thể giúp doanh nghiệp giành
lợi thế người dẫn đầu hoặc phản ứng nhanh.
Nguyễn Thành Long & Lê Nguyễn Hậu, JABES năm thứ 29(1), Tháng 1/2018, 05–21
11
Hình 1. Mô hình nghiên cứu
H3: Tính chấp nhận rủi ro có quan hệ dương với Thành quả hoạt động của DNVVN.
Thêm vào đó, Lumpkin và Dess (1996) cho rằng môi trường kinh doanh và bối cảnh có vai trò
điều tiết quan hệ giữa định hướng sáng nghiệp và thành quả hoạt động. Ở môi trường càng biến động,
cạnh tranh càng dữ dội, ngành công nghiệp càng thâm dụng công nghệ thì vai trò của sáng nghiệp
công ty càng lớn (Covin & Slevin, 1991). Biến động chính sách, biến động giá là đặc điểm quan trọng
của môi trường kinh doanh Việt Nam (McMillan & Woodruff, 2003), các biến động này có thể khác
biệt theo tình huống của doanh nghiệp và ngành.
Do định hướng sáng nghiệp gồm 3 thành phần độc lập, giả thuyết này được kiểm định bằng 3 giả
thuyết sau:
H4: Mức biến động của thị trường điều tiết quan hệ giữa Chủ động và Thành quả hoạt động.
H5: Mức biến động của thị trường điều tiết quan hệ giữa Đổi mới và Thành quả hoạt động.
H6: Mức biến động của thị trường điều tiết quan hệ giữa Chấp nhận rủi ro và Thành quả hoạt
động.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng khảo sát (Survey), trước đó, các thang đo
được việt hóa và hiệu chỉnh định tính bằng cách phỏng vấn trực tiếp 8 doanh nhân tại An Giang và
TP.HCM. Dữ liệu được thu thập qua bản hỏi giấy, bản điện tử hoặc online. Phương pháp PLS-SEM
được dùng để phân tích dữ liệu, kiểm định mô hình và các giả thuyết.
3.1. Mẫu và đối tượng khảo sát
Mẫu được thu thập theo hạn ngạch ngành (sản xuất, thương mại và dịch vụ) từ các DNVVN ở
Nam bộ, chủ yếu ở An Giang, thành phố Cần Thơ, TP.HCM và Đồng Tháp qua 3 dạng: Giấy (thư
Nguyễn Thành Long & Lê Nguyễn Hậu, JABES năm thứ 29(1), Tháng 1/2018, 05–21
12
tín), điện tử (email) và bản hỏi online. Các địa phương trên có điểm chung là đã có sự phát triển của
kinh tế thị trường từ trước năm 1975, còn hiện nay đều là những vùng kinh tế năng động với sự đóng
góp lớn từ khu vực tư nhân.
Đối tượng trả lời bản hỏi là các doanh nhân sở hữu ít nhất 40% vốn và điều hành trực tiếp DNVVN
của mình. Các doanh nghiệp này đã hoạt động ít nhất 2 năm; số nhân viên tối thiểu là 7 – đây là điều
kiện cho phép hình thành năng lực và ước lượng tin cậy thành quả của tổ chức, thường được các
nghiên cứu trước sử dụng.
DNVVN được tiếp cận nhờ vào sự giới thiệu của Hiệp hội Doanh nghiệp Cần Thơ, mạng doanh
nghiệp BNI (Mekong – Cần Thơ), mạng doanh nghiệp BusinessPro (TP.HCM) và các quan hệ cá
nhân của các tác giả.
3.2. Thang đo
Định hướng sáng nghiệp: Thang đo định hướng sáng nghiệp có 3 thành phần: Chủ động (3 mục
đo), Đổi mới (4 mục đo) và Chấp nhận rủi ro (2 mục đo) được tham khảo, hiệu chỉnh từ kết quả nghiên
cứu của Covin và Slevin (1989), Wiklund và cộng sự (2009).
Thành quả hoạt động: Như nhiều nghiên cứu trước (Runyan & cộng sự, 2006; Chen & cộng sự,
2007; Kraus & cộng sự, 2012), nghiên cứu này tiếp cận thành quả công ty qua các biểu hiện tài chính
và phi tài chính. Khái niệm này được đo qua cảm nhận của doanh nhân về kết quả hoạt động trong 3
năm gần đây theo các tiêu chí: Tăng trưởng nguồn lực, phát triển thị trường, lợi nhuận, sự hài lòng
chung trên cơ sở tham khảo và hiệu chỉnh từ nghiên cứu của Runyan và cộng sự (2006).
Độ biến động của môi trường: Được đo bằng một biến đơn, người trả lời cho biết mức độ biến
động của ngành mà DNVVN của mình đang hoạt động trong khoảng “rất ổn định” (mức 1) đến “hết
sức biến động” (mức 7).
Tất cả các thang đo đều ở dạng đối nghĩa (Semantic Differential) với 7 điểm chọn.
4. Kết quả
4.1. Thông tin mẫu
Trong số 209 hồi đáp nhận được, có 141 bản giấy, 50 bản điện tử (file.doc) và 18 bản online.
Sau khi sàng lọc từng bản, 198 bản đủ điều kiện đưa vào phân tích. Các hồi đáp bị loại bỏ khi người
trả lời không phải vừa làm chủ vừa điều hành trực tiếp doanh nghiệp, trả lời có hệ thống hoặc 1 giá
trị cho nhiều biến, hoặc thiếu nhiều hơn 1 thông tin cá nhân hoặc thông tin doanh nghiệp. Một số
thông tin chính được trình bày ở Bảng 2. Doanh nhân trả lời đa số là nam giới (80%), tập trung ở độ
tuổi 36–55 (60%), có trình độ đại học (64%), và hơn 80% doanh nhân có kinh nghiệm điều hành từ
10 năm trở xuống.
Nguyễn Thành Long & Lê Nguyễn Hậu, JABES năm thứ 29(1), Tháng 1/2018, 05–21
13
Bảng 2
Thông tin mẫu
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Ngành
Dịch vụ 73 36,9
Số nhân
viên
(người)
7–9 23 11,6
Sản xuất 45 22,7 10–39 84 42,4
Thương mại 75 37,9 40–99 78 39,4
Khuyết 5 2,5 100–300 13 6,6
Số năm
hoạt động
(năm)
2–3 37 18,7
Địa phương
TP.HCM 52 26,3
4–5 42 21,2 Cần Thơ 29 14,6
6–7 38 19,2 An Giang 79 39,9
8–10 39 19,7 Đồng Tháp 13 6,6
11–37 42 21,2 Khác 25 12,6
4.2. Kết quả kiểm định thang đo
Kết quả phân tích cho thấy mô hình đo lường bốn khái niệm: Chủ động (PROA), Đổi mới
(INNO), Chấp nhận rủi ro (RISK) và Thành quả hoạt động (PERF) đạt yêu cầu ở cả ba tiêu chuẩn:
Độ tin cậy (Cronbach’s Alpha từ 0,68–0,89), giá trị hội tụ (hệ số tải 0,45–0,83 và AVE từ 0,64–0,76)
và giá trị phân biệt (√𝐴𝑉𝐸 từ 0,80–0,87, lớn hơn hệ số tương quan với các cấu trúc khác, từ 0,22–
0,44) (Hair & cộng sự, 2013).
4.3. Kiểm định mô hình cấu trúc và các giả thuyết
Kết quả phân tích cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến giải thích; hệ số
hồi quy của các biến PROA, RISK, DYEN, PROA*DYEN, INNO*DYEN đến biến PERF là có ý
nghĩa thống kê; �̅�2=0,292; giá trị f2 của 5 biến nguyên nhân vừa nêu từ 0,032–0,135>0,02 cho thấy
các sự hiện diện biến này có giá trị giải thích; giá trị Q2 của PERF=0,22 cho thấy khả năng dự báo
biến phụ thuộc của mô hình đạt mức trung bình.
Vì hệ số hồi quy của biến điều tiết DYEN có ý nghĩa, nên các sự điều tiết của biến này đến quan
hệ giữa PROA, INNO đến PERF được xác lập.
Như vậy, giả thuyết H1, H3, H4, H5 được ủng hộ và H2, H6 không được ủng hộ trong nghiên cứu
thực nghiệm này.
Nguyễn Thành Long & Lê Nguyễn Hậu, JABES năm thứ 29(1), Tháng 1/2018, 05–21
14
Bảng 3
Kiểm định các thang đo
Tên biến
Hệ
số tải
Độ tin cậy Giá trị hội tụ Giá trị phân biệt
Cronbach’s
Alpha
Độ tin
cậy
tổng
hợp
Hệ số
tải
chuẩn
hóa
AVE
Tiêu chí Fornell-Lacker
PROA INNO RISK PERF
PROA
PROA_1 0,882
0,683 0,863
0,779
0,759 0,871
PROA_2 0,860 0,740
INNO
INNO_1 0,816
0,836 0,885
0,666
0,657 0,445 0,811
INNO_2 0,813 0,662
INNO_3 0,797 0,635
INNO_4 0,818 0,668
RISK
RISK_1 0,673
0,716 0,840
0,452
0,639 0,333 0,221 0,799 RISK_2 0,910 0,828
RISK_3 0,798 0,637
PERF
PERF_1 0,860
0,896 0,928
0,739
0,763 0,441 0,221 0,367 0,873
PERF_2 0,906 0,821
PERF_3 0,872 0,761
PERF_4 0,855 0,730
Bảng 4
Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc và các giả thuyết
VIF
Hệ số hồi quy
f2
Kiểm định
Hệ số
Sai số
chuẩn P 2,5% 97,5%
Giả
thuyết
Ủng
hộ
PROA 1,403 0,360 0,070 0,000 0,210 0,487 0,135 H1 X
INNO 1,334 –0,025 0,072 0,732 –0,142 0,130 0,001 H2
RISK 1,215 0,219 0,065 0,001 0,094 0,345 0,058 H3 X
DYEN 1,008 –0,157 0,057 0,006 –0,265 –0,049 0,036
INNO*DYEN 1,376 –0,219 0,077 0,005 –0,356 –0,052 0,032 H4 X
PROA*DYEN 1,330 0,176 0,079 0,026 0,005 0,312 0,054 H5 X
RISK*DYEN 1,210 –0,005 0,070 0,943 –0,142 0,120 0,000 H6
Nguyễn Thành Long & Lê Nguyễn Hậu, JABES năm thứ 29(1), Tháng 1/2018, 05–21
15
5. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Để có thể thảo luận thấu đáo hơn, cũng cần điểm qua những nét chính về tình hình kinh tế và
DNVVN Việt Nam trong những năm gần đây. Từ năm 2008, kinh tế Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng
trưởng dưới tiềm năng và lạm phát. Đến cuối năm 2013, bắt đầu có vài dấu hiệu lạc quan, GDP có
dấu hiệu tăng trở lại nhưng tình hình chung cho đến nay vẫn chưa cải thiện nhiều: Nợ công tăng
cao; nợ xấu chưa giải quyết được; thâm hụt ngân sách và tín dụng nghẽn mạch khi ngân hàng thừa
tiền, còn doanh nghiệp lại thiếu vốn. Năm 2015, có thêm 80.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động
(năm 2014 là 68.000), nhiều DNVVN không tăng trưởng, thậm chí giảm quy mô là xu hướng chính.
Các rào cản đối với DNVVN vẫn chưa được tháo dỡ: Không tiếp cận được chính sách, chương trình
của nhà nước; khó tiếp cận vốn vay; khó tìm mặt bằng sản xuất và thường đứng ngoài chuỗi cung
ứng. Rất ít DNVVN quan tâm đầu tư khoa học công nghệ cũng như thương hiệu. Trong khi đó,
DNVVN còn phải chịu sức cạnh tranh rất lớn từ hàng nhập khẩu, từ hàng giả, kém chất lượng (Phạm
thị Thu Hằng & Vũ Tiến Lộc, 2016).
Với kết quả nghiên cứu, trước hết, có thể thấy ba thành phần của định hướng sáng nghiệp là
phân biệt và tác động khác nhau đến thành quả hoạt động, cụ thể: Chủ động và chấp nhận rủi ro có
tác động dương đến thành quả hoạt động, trong khi đổi mới không có tác động này. Có thể giải thích
hiện tượng này qua đối chiếu bối cảnh và các nghiên cứu trước qua 3 điểm sau:
Một là, đổi mới không phải là hoạt động ưu tiên của DNVVN trong bối cảnh nghiên cứu. Ở Việt
Nam cũng như các nước có nền kinh tế chuyển đổi, việc làm và thu nhập là mục tiêu chính của
doanh nhân chứ không phải sáng tạo (Aidis, 2005; Perri & Chu, 2012). Cụ thể hơn, trong tình hình
kinh tế và môi trường kinh doanh vừa trình bày thì sự tồn tại của doanh nghiệp có lẽ là mục tiêu
hàng đầu đối với nhiều DNVVN ở Việt Nam. Để tồn tại khi nguồn lực thiếu và yếu, không có hỗ
trợ hiệu quả của chính sách cũng như thiếu bảo đảm pháp lý về sở hữu trí tuệ, bản quyền và chống
hàng gian, hàng giả thì chắc chắn hoạt động ưu tiên không là đổi mới mà là củng cố nguồn lực hiện
tại, giữ được thị trường, khách hàng. Một cách khác để tồn tại ở môi trường bất định, nơi cơ hội có
thể đến và đi rất nhanh là mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để ra quyết định kinh doanh. Tìm lợi nhuận
nhanh, ngắn hạn cũng là khuynh hướng phổ biến của doanh nhân trong nền kinh tế chuyển đổi (Peng
& Shekshnia, 2001).
Hai là, mẫu nghiên cứu là DNVVN thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau với ¾ là thương
mại, dịch vụ và ¾ doanh nghiệp ở các địa phương ngoài TP.HCM, nghĩa là, doanh nghiệp sản xuất
công nghệ cao hoạt động ở trung tâm kinh tế – nơi mà đổi mới là sống còn có tỉ lệ thấp trong mẫu.
Do đó, vai trò tích cực của đổi mới đối với thành quả hoạt động không được khẳng định trong mẫu
dữ liệu nghiên cứu này.
Ba là, hoạt động đổi mới của DNVVN có thể không hiệu quả. Theo Swierczek và Ha (2003),
DNVVN Việt Nam có mức định hướng chủ động và đổi mới thấp nhưng định hướng chấp nhận rủi
ro lại cao (so với DNVVN Thái Lan). Một giả thuyết khác có thể đặt ra là: Các đổi mới của DNVVN,
dù có nỗ lực vẫn không đủ sức tạo ra hiệu quả đáng kể do không đáp ứng đúng nhu cầu của thị
trường.
Do vậy, kết luận đổi mới không tác động trong khi chấp nhận rủi ro ảnh hưởng tích cực đến
thành quả hoạt động là có căn cứ thực tiễn.
Nguyễn Thành Long & Lê Nguyễn Hậu, JABES năm thứ 29(1), Tháng 1/2018, 05–21
16
Kết quả trên khá nhất quán với nghiên cứu của Kraus và cộng sự (2012), Frishammar và
Andersson (2009), Chen và cộng sự (2007) khi tiếp cận sáng nghiệp công ty như các thành phần độc
lập và cho thấy một số thành phần không tác động đến thành quả hoạt động tùy bối cảnh. Ví dụ,
chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu DNVVN sản xuất mới thành lập ở Đài Loan của Chen và cộng
sự (2007); đổi mới và chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu DNVVN thuộc nhiều ngành sản xuất ở Hà
Lan trong nghiên cứu của Krause và cộng sự (2012). Kraus và cộng sự (2012) giải thích rằng biến
động do khủng hoảng kinh tế năm 2009 đã vô hiệu hóa tác động của sáng nghiệp công ty. Kết quả
kiểm định tương tự cũng có trong nghiên cứu DNVVN quốc tế hóa ở Thụy Điển của Frishammar
và Andersson (2009), và được giải thích bằng sự ưu tiên của các doanh nghiệp dành cho đổi mới thị
trường hơn là công nghệ, trong khi thang đo lại nhấn mạnh vào sản phẩm; họ cũng không sẵn lòng
cam kết đầu tư lớn vào quốc tế hóa vì hạn hẹp nguồn lực.
Biến động môi trường ngành kinh doanh cũng là yếu tố điều tiết mạnh đến quan hệ giữa định
hướng sáng nghiệp và thành quả hoạt động của DNVVN. Có thể thấy, môi trường càng biến động,
DNVVN càng khó đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, nếu DNVVN có phong thái chủ động, họ có thể
tận dụng sự biến động như cơ hội để giành lợi thế. Điều này phù hợp với lý thuyết của Covin và
Slevin (1991), Lumpkin và Dess (1996). Điểm đáng chú ý là sự biến động làm cho các nỗ lực đổi
mới của DNVVN ở mẫu nghiên cứu có tác động âm đến thành quả. Điều này có thể hàm ý sự thực
hành đổi mới của DNVVN không ứng phó kịp thời và hiệu quả trước các biến động, thách thức từ
thị trường đầu ra, đầu vào và chính sách ở Việt Nam như đã đề cập ở các phần trên.
Sau cùng, mức giải thích thành quả hoạt động của DNVVN qua định hướng sáng nghiệp còn
thấp ( �̅�2=0,292), điều này cho thấy có thể còn có các biến khác tác động đến thành quả, chẳng hạn,
năng lực cá nhân doanh nhân hay các nguồn lực đặc trưng khác của tổ chức.
6. Kết luận và hàm ý
Vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này là các thành phần của định hướng sáng nghiệp cấp công ty
có tác động như thế nào đến thành quả của các DNVVN ở Việt Nam và tác động này có chịu sự điều
tiết của độ biến động môi trường kinh doanh hay không. Khái niệm định hướng sáng nghiệp của
Lumpkin và Dess (1996) được vận dụng làm cấu trúc chính cho mô hình nghiên cứu. Kết quả phân
tích PLS-SEM từ hồi đáp của gần 200 DNVVN ở các địa phương miền Nam Việt Nam cho thấy các
kết quả sau:
Một là, khái niệm định hướng sáng nghiệp gồm 3 thành phần: Chủ động, Đổi mới và Chấp nhận
rủi ro được khẳng định là 3 khái niệm phân biệt và có tác động khác nhau đến thành quả của DNVVN.
Cụ thể, trong tình huống này, chỉ có Chủ động và Chấp nhận rủi ro tác động dương đến thành quả
của DNVVN.
Hai là, độ biến động môi trường kinh doanh được khẳng định là một biến điều tiết. Ở môi trường
biến động càng lớn, sự chủ động của DNVVN mang lại tác động tích cực càng lớn. Tuy nhiên, môi
trường biến động cũng làm cho nỗ lực đổi mới có kết quả trái với kỳ vọng.
Mặc dù bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam có nhiều khác biệt so với các nước khác, các kết quả
tìm thấy là khá nhất quán với một số nghiên cứu thực nghiệm có trước khi tiếp cận định hướng sáng
nghiệp như cấu trúc đa hướng. Kết quả đó cũng phù hợp với bối cảnh thực tiễn Việt Nam giai đoạn
Nguyễn Thành Long & Lê Nguyễn Hậu, JABES năm thứ 29(1), Tháng 1/2018, 05–21
17
vừa qua: Nền kinh tế đang ở giai đoạn trì trệ, rào cản DNVVN chưa được tháo dỡ, nhiều doanh
nghiệp phải rời bỏ thị trường. Do vậy, DNVVN vốn nhỏ, yếu, công nghệ thấp nên để tồn tại thì sự
chủ động, liều lĩnh hơn sẽ có khả năng thành công hơn đầu tư tập trung vào đổi mới.
Về lý thuyết, kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định quan điểm của Lumpkin và Dess (1996)
về cấu trúc và vai trò của định hướng sáng nghiệp cũng như môi trường đối với thành quả hoạt động
của công ty. Về thực tiễn, kết quả trên cũng hàm ý rằng năng lực đổi mới của DNVVN là không
cao, chưa kịp thời và kém hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam. Tự bồi tụ
năng lực đổi mới là vấn đề của DNVVN nhưng tạo môi trường pháp lý và kinh doanh phù hợp cho
hoạt động đổi mới phát huy vai trò tích cực phát triển kinh tế là vấn đề của các cấp quản lý nhà nước
và thiết lập chính sách.
Một số hạn chế đáng lưu ý của nghiên cứu này là: (1) Mẫu là phi xác suất nên tính đại diện chưa
cao; (2) DNVVN ở phạm vi rộng nên chưa làm rõ được vai trò của ngành hay địa phương; (3) Độ
biến động môi trường là biến đơn nên độ tin cậy còn hạn chế; (4) Mức giải thích thành quả qua định
hướng sáng nghiệp còn thấp.
Các nghiên cứu chủ đề định hướng sáng nghiệp ở Việt Nam cho đến nay là chưa nhiều, do đó,
từ các kết luận và hàm ý trên có thể đưa ra các hướng nghiên cứu tiếp theo trong bối cảnh Việt Nam
như: (1) Vai trò của định hướng sáng nghiệp đối với thành quả hoạt động trong các ngành sản xuất
- dịch vụ cụ thể; (2) Định hướng sáng nghiệp trong các tổ chức công/phi lợi nhuận; (3) Định hướng
sáng nghiệp trong mối quan hệ với các nguồn lực tổ chức khác (ví dụ: Học tập tổ chức)
Tài liệu tham khảo
Acs, Z. J., Desai, S., & Hessels, J. (2008). Entrepreneurship, economic development and institutions.
Small Business Economics, 31(3), 219–234.
Affendy, A., Asmat-Nizam, A.–T., & Farid, M. (2015). Entrepreneurial orientation effects on market
orientation and SMEs business performance-A SEM approach. Review of Integrative Business
and Economics Research, 4(3), 259–271.
Aidis, R. (2005). Entrepreneurship in transition countries: A review. UCL SSEES Economics and
Business working paper series 61. London, UK.: UCL School of Slavonic and East European
Studies (SSEES).
Baker, W. E., & Sinkula, J. M. (2009). The complementary effects of market orientation and
entrepreneurial orientation on profitability in small businesses. Journal of Small Business
Management, 47(4), 443–464.
Chen, C.–N., Tzeng, L.–C., Ou, W.–M., & Chang, K.–T. (2007). The relationship among social
capital, entrepreneurial orientation, organizational resources and entrepreneurial performance for
new ventures. Contemporary Management Research, 3(3), 213–232.
Covin, J. G., & Miles, M. P. (1999). Corporate entrepreneurship and the pursuit of competitive
advantage. Entrepreneurship: Theory and Practice, 23(3), 47–64.
Covin, J. G., & Slevin, D. P. (1989). Strategic management of small firms in hostile and benign
environments. Strategic Management Journal, 10(1), 75–87. doi: 10.1002/smj.4250100107
Covin, J. G., & Slevin, D. P. (1991). A conceptual model of entrepreneurship as firm behavior.
Nguyễn Thành Long & Lê Nguyễn Hậu, JABES năm thứ 29(1), Tháng 1/2018, 05–21
18
Entrepreneurship: Theory and Practice, 16(1), 7–25.
Covin, J. G., & Wales, W. J. (2012). The measurement of entrepreneurial orientation.
Entrepreneurship: Theory and Practice, 36(4), 677–702.
Deros, B. M., Yusof, S. M., & Salleh, A. M. (2006). A benchmarking implementation framework for
automotive manufacturing SMEs. Benchmarking: An International Journal, 13(4), 396–430.
ECORYS. (2012). EU SMEs in 2012: At the crossroads. Annual report on small and medium-sized
enterprises in the EU, 2011/12. Retrieved from
https://ec.europa.eu/docsroom/documents/16106/attachments/1/translations/en/renditions/native
Estrin, S., Meyer, K. E., & Bytchkova, M. (2006). Entrepreneurship in transition economies. In M.
Casson, B. Yeung, A. Basu, & N. Wadeson (Eds.). The Oxford Handbook of
Entrepreneurship (pp. 693-725). New York: Oxford University Press.
Fairoz, F. M., Hirobumi, T., & Tanaka, Y. (2010). Entrepreneurial orientation and business
performance of small and medium scale enterprises of Hambantota District Sri Lanka. Asian
Social Science, 6(3), 34–46.
Frishammar, J., & Andersson, S. (2009). The overestimated role of strategic orientations for
international performance in smaller firms. Journal of International Entrepreneurship, 7(1), 57–
77.
Hakkala, K., & Kokko, A. (2007). The state and the private sector in Vietnam. EIJS Working Paper
Series, No. 236. Stockholm: The European Institute of Japanese Studies.
Hébert, R. F., & Link, A. N. (1989). In search of the meaning of entrepreneurship. Small Business
Economics, 1(1), 39–49.
Keh, H. T., Nguyen, T. T. M., & Ng, H. P. (2007). The effects of entrepreneurial orientation and
marketing information on the performance of SMEs. Journal of Business Venturing, 22(4), 592–
611.
Kraus, S., Rigtering, J. P., Hughes, M., & Hosman, V. (2012). Entrepreneurial orientation and the
business performance of SMEs: A quantitative study from the Netherland. Review of Managerial
Science, 6(2), 161–182.
Lumpkin, G. T., & Dess, G. G. (1996). Clarifying the entrepreneurial orientation construct and linking
it to performance. The Academy of Management Review, 21(1), 135–172
Madsen, E. L. (2007). The significance of sustained entrepreneurial orientation on performance of
firms - A longitudinal analysis. Entrepreneurship & Regional Development, 19(2), 185–204.
Maes, J. (2003). The Search for Corporate Entrepreneurship: A Clarification of the Concept and Its
Measures. Working Paper Steunpunt OOI: September 2003. Retrieved from
https://lirias.kuleuven.be/bitstream/123456789/85361/1/OR_0429.pdf
Matchaba-Hove, T., Farrington, S., & Sharp, G. (2015). The entrepreneurial orientation–Performance
relationship: A South African small business perspective. The Southern African Journal of
Entrepreneurship and Small Business Management, 7(1), 36–68.
McMillan, J., & Woodruff, C. (2003). The central role of entrepreneurs in transition economies.
Pathways Out of Poverty (pp. 105–121). New York: Springer.
Miller, D. (1983). The Correlates of Entrepreneurship in Three Types of Firms. Management Science,
Nguyễn Thành Long & Lê Nguyễn Hậu, JABES năm thứ 29(1), Tháng 1/2018, 05–21
19
29(7), 770–791.
Mintzberg, H. (1973). Strategy-making in three modes. California Management Review, 16(2), 44–
53.
Moreno, A. M., & Casillas, J. C. (2008). Entrepreneurial orientation and growth of SMEs: A causal
model. Entrepreneurship: Theory and Practice, 32(3), 507–528.
Peng, M. W., & Shekshnia, S. V. (2001). How entrepreneurs create wealth in transition economies.
Academy of Management Executive, 15(1), 95–108.
Perri, D. F., & Chu, H. M. (2012). Entrepreneurs in China and Vietnam: Motivations and problems.
International Journal of Entrepreneurship, 16(1), 93–112.
Phạm Thị Thu Hằng, & Vũ Tiến Lộc. (2016). Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2015.
Truy cập từ
Quang Lê. (2016). Nghịch lý với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Truy cập ngày 07/12/2016, từ
va%CC%80-nho%CC%89
Rauch, A., & Frese, M. (2000). Psychological approaches to entrepreneurial success: A general model
and an overview of findings. In C. L. Cooper, & I. T. Robertson (Eds.). International review of
industrial and organization psychology (pp. 101–141). Chichester, UK: Wiley.
Rauch, A., Wiklund, J., Lumpkin, G. T., & Frese, M. (2009). Entrepreneurial orientation and business
performance: An assessment of past research and suggestions for the future. Entrepreneurship:
Theory and Practice, 33(3), 761–787.
Rumelt, R. P. (2005). Theory, strategy, and entrepreneurship. In S. A. Alvarez, R. A. Agarwal, & O.
Sorenson (Eds.). Handbook of entrepreneurship research (pp. 11–32). New York: Springer.
Runyan, R. C., Huddleston, P., & Swinney, J. (2006). Entrepreneurial orientation and social capital
as small firm strategies: A study of gender differences from a resource-based view. International
Entrepreneurship and Management Journal, 2(4), 455–477.
Shane, S., & Venkataraman, S. (2000). The promise of entrepreneurship as a field of research.
Academy of Management Review, 25(1), 217–226.
Swierczek, F. W., & Ha, T. T. (2003). Entrepreneurial orientation, uncertainty avoidance and firm
performance: An analysis of Thai and Vietnamese SMEs. The International Journal of
Entrepreneurship and Innovation, 4(1), 46–58.
Theriou, G., & Chatzoudes, D. (2015). Exploring the entrepreneurship-performance relationship:
Evidence from Greek SMEs. Journal of Small Business and Enterprise Development, 22(2), 352–
375.
van Praag, C. M., & Versloot, P. H. (2007). What is the value of entrepreneurship? A review of recent
research. Small Business Economics, 29(4), 351–382.
Wales, W. J., Gupta, V. K., & Mousa, F.–T. (2013). Empirical research on entrepreneurial orientation:
An assessment and suggestions for future research. International Small Business Journal, 31(4),
357–383.
Wiklund, J., Patzelt, H., & Shepherd, D. A. (2009). Building an integrative model of small business
growth. Small Business Economics, 32(4), 351–374.
Nguyễn Thành Long & Lê Nguyễn Hậu, JABES năm thứ 29(1), Tháng 1/2018, 05–21
20
Wiklund, J., & Shepherd, D. (2003). Knowledge-based resources, entrepreneurial orientation, and the
performance of small and medium-sized businesses. Strategic Management Journal, 24(13),
1307–1314.
Wolff, J. A., & Pett, T. L. (2007). Learning capability and SME growth: The intervening role of
entrepreneurial orientation. Paper presented at the USASBE/SBI Joint Conference, Orlando,
Florida.
Yuhua, B. Z. (2013). SMEs in the APEC Region. Retrieved from
PHỤ LỤC
Danh mục các mục đo
Biến Mục đo Mức 1 Mức 7
PROA_1 Doanh nghiệp luôn đưa ra hành động cạnh tranh... Sau đối thủ Trước đối thủ
PROA_2 Doanh nghiệp luôn ra sản phẩm hay dịch vụ mới... Sau đối thủ Trước đối thủ
INNO_1 Đổi mới quá trình sản xuất – kinh doanh hiện có,
doanh nghiệp.
Chưa chú tâm Đề cao, trọng tâm
INNO_2 Phát triển sản phẩm hay dịch vụ mới, doanh
nghiệp
Chưa chú tâm Đề cao, trọng tâm
INNO_3 Hoạt động tìm phương thức sản xuất – kinh doanh
mới
Hiếm khi có Luôn luôn có
INNO_4 Tiếp thu, áp dụng ý tưởng mới ở doanh nghiệp Rất chậm Rất nhanh chóng
RISK_1 Nếu phải ra quyết định chọn lựa, doanh nghiệp sẽ
chọn dự án
Rủi ro ít, lợi
nhuận thấp
Rủi ro nhiều, lợi
nhuận cao
RISK_2 Trong môi trường hiện nay, cách tốt nhất là hành
động
Dè dặt, từng bước
một
Táo bạo, đồng loạt
RISK_3 Khi ra quyết định mà thông tin ít, bất trắc nhiều,
doanh nghiệp
Cẩn trọng, chờ và
xem
Táo bạo khai thác cơ
hội
PERF_1 Tăng trưởng thị phần, khách hàng Rất xấu Rất tốt
PERF_2 Lợi nhuận tài chính Rất xấu Rất tốt
PERF_3 Thành quả chung so doanh nghiệp khác cùng thị
trường
Thấp hơn nhiều Vượt rất xa
PERF_4 Hài lòng về thành quả Rất thất vọng Rất hài lòng
DYEN Doanh nghiệp hoạt động trong một ngành sản xuất
– kinh doanh
Rất ổn định Hết sức biến động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_dinh_huong_sang_nghiep_doi_voi_thanh_qua_hoat_d.pdf