Kết luận
Trên chặng đường hội nhập kinh tế
quốc tế thời gian qua, Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh
vực thương mại và đầu tư quốc tế, góp
phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, đời sống và trình độ
người lao động được nâng cao, hệ thống
CSHT ngày càng được mở rộng và hiện
đại mặc dù vậy vẫn còn nhiều hạn chế
cần phải khắc phục. Chúng ta đang trong
thời kỳ chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế, giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH,
từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức,
vì vậy hội nhập quốc tế sâu rộng được xác
định là chính sách quan trọng, tiếp tục là
xu thế nổi bật trong quan hệ kinh tế quốc
tế, mở ra cho kinh tế nước ta những cơ hội
phát triển mới. Vì vậy, Việt Nam cần phải
có những chính sách và bước đi phù hợp để
có thể hội nhập sâu rộng hơn trong thời
gian tới.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển kinh tế Việt Nam và một số vấn đề đặt ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017
35
Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển
kinh tế Việt Nam và một số vấn đề đặt ra
Impacts of international economic integration on Vietnam’s economic development
and some concerning issues
TS. Phạm Thị Bạch Tuyết,
Trường Đại học Sài Gòn
Pham Thi Bach Tuyet, Ph.D.,
Saigon University
Tóm tắt
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay. Thực
hiện đường lối chủ trương của Đảng, Việt Nam đã từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng và
toàn diện, trở thành thành viên của nhiều diễn đàn, tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Trong quá trình
hội nhập đó, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh
tế - xã hội đất nước, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được, Việt Nam cũng đã gặp không ít những khó khăn, thách thức đòi hỏi nước
ta cần tích cực và chủ động hơn nữa trong quá trình hội nhập của mình, từng bước khắc phục những khó
khăn để tiếp tục vững bước trong những chặng đường hội nhập phía trước.
Từ khóa: Việt Nam, hội nhập kinh tế, kinh tế quốc tế, xuất khẩu, đầu tư.
Abstrast
Globalization and international economic integration have been prominent trends of the world economy
today. Implementing the guidelines of the Communist Party, Vietnam has taken active roles in
integrating more deeply and comprehensively, and has become a member of many forums as well as
regional and world economic organizations. In the process of integration, Vietnam has made many
important achievements, contributing to the country's socio-economic development and raising its
position and role in the international arena. However, besides the achievements, Vietnam has
encountered many difficulties and challenges that urge our country to be more active and positive in the
integration process, and to gradually overcome difficulties in order to stay on the integration path ahead.
Keywords: Vietnam, economic integration, international economy, export, investment.
1. Mở đầu
Trong xu hướng toàn cầu hóa và quốc
tế hóa hiện nay, bất kì quốc gia nào muốn
phát triển cũng đều gắn liền với thị trường
thế giới, vì vậy hội nhập quốc tế là xu thế
tất yếu khách quan trong phát triển đất
nước. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn
của thời đại, tác động mạnh mẽ đến quan
hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia.
Hội nhập quốc tế diễn ra trên nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính
trị, an ninh-quốc phòng, văn hóa, giáo dục,
xã hội... Trong đó, hội nhập kinh tế quốc tế
đóng vai trò chủ đạo, là quá trình gắn kết
các nền kinh tế của từng nước với kinh tế
khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự
TÁC Đ NG CỦA H I NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VI T NAM
36
do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những
hình thức liên kết khác nhau, từ đơn
phương đến song phương, từ vùng, khu
vực, liên khu vực cho đến toàn cầu. Hội
nhập kinh tế có thể diễn ra theo nhiều mức
độ cam kết khác nhau, từ thấp đến cao là
Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu
vực mậu dịch tự do (FTA), Hiệp định đối
tác kinh tế, Liên minh thuế quan (CU), Thị
trường chung, Liên minh kinh tế - tiền tệ.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trên
các lĩnh vực của đời sống, kinh tế, chính
trị, xã hội, góp phần nâng cao vai trò và vị
thế của nước ta trên trường thế giới. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,
nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy
quá trình hội nhập kinh tế của nước ta vẫn
chưa thực sự tạo được những tác động tích
cực, mang tính dài hạn, còn nhiều vấn đề
đặt ra cần phải giải quyết. Bài viết xin khái
quát lại những dấu mốc quan trọng trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam trong 30 năm qua, đánh giá những
thành tựu và rút ra những vấn đề còn tồn
tại đến kinh tế Việt Nam trong quá trình
hội nhập.
2. Nội dung
2.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ
trương nhất quán và là nội dung trọng tâm
trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh
tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi
mới đất nước. Thực hiện chủ trương này,
từ năm 1986 đến nay Đảng và Nhà nước ta
đã đề ra nhiều đường lối, chủ trương, chính
sách đúng đắn về hội nhập quốc tế, đưa
nước ta từng bước mở cửa, chủ động hội
nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế
khu vực và thế giới.
Đại hội lần VI (12/1986) của Đảng đã
mở đầu cho thời kỳ đổi mới toàn diện đất
nước và cũng từ đây nhận thức về hội nhập
kinh tế quốc tế của Đảng ta bắt đầu được
hình thành. Mặc dù chưa đề cập đến khái
niệm “hội nhập” nhưng Đảng ta đã khẳng
định “Cần tranh thủ những điều kiện thuận
lợi mới về hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ
thuật, tham gia ngày càng rộng rãi việc
phân công và hợp tác trong Hội đồng
tương trợ kinh tế, đồng thời tranh thủ mở
rộng quan hệ với các nước khác” [3]. Đến
Đại hội VIII (1996), lần đầu tiên thuật ngữ
"Hội nhập" mới chính thức được đề cập
trong Văn kiện của Đảng "Xây dựng một
nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế
giới, hướng mạnh về xuất khẩu" [3] nhằm
đưa nước ta hợp tác nhiều mặt song
phương và đa phương với các nước, các tổ
chức quốc tế và khu vực. Để cụ thể hóa
chủ trương của Đảng, trong giai đoạn này,
hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh
với việc Việt Nam đã thiết lập quan hệ với
các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới
(WB) (10/1993). Ngày 11/7/1995 Việt Nam
bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì và cũng
trong năm 1995 gia nhập Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN). Tham gia
sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)
tháng 6/1996 và đến tháng 11/1998 Việt
Nam được kết nạp và trở thành viên của
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái
Bình Dương (APEC).
Cho đến Đại hội lần IX (2001), tư duy
về hội nhập được Đảng chỉ rõ và nhấn
mạnh hơn "Gắn chặt việc xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế"[3] trên tinh thần phát
huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ
nguồn lực bên ngoài. Cũng trong năm này,
Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị
PHẠM THỊ BẠCH TUYẾT
37
quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 "Về
hội nhập kinh tế quốc tế" đề ra chín nhiệm
vụ cụ thể, trong đó có việc tích cực đàm
phán gia nhập WTO. Đại hội lần XI (1-
2011), vấn đề hội nhập quốc tế của Đảng ta
đã có bước chuyển biến quan trọng, đa
dạng và toàn diện hơn trên tất cả các mặt
kinh tế - xã hội khi Đảng ta chuyển từ “hội
nhập kinh tế quốc tế” sang “tích cực và
chủ động hội nhập quốc tế”.
Với những thay đổi quan trọng trong
nhận thức của Đảng về hội nhập kinh tế
quốc tế trong 30 năm đổi mới vừa qua,
Việt Nam đã tích cực mở rộng mối quan hệ
quốc tế thông qua việc kí kết nhiều hiệp
định song phương và đa phương trên nhiều
lĩnh vực. Việt Nam đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế
giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất
khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của
các nước và vùng lãnh thổ. Tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được
đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng
việc Việt Nam chính thức trở thành thành
viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại lớn
nhất thế giới WTO vào ngày 7/1/2007, đánh
dấu quá trình mở cửa kinh tế, chủ động hội
nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh
tế thế giới. Đặc biệt, ngày 22/11/2015, Việt
Nam cùng với các nhà Lãnh đạo thuộc khối
ASEAN đã ký Tuyên bố Kua-la-Lum-pur,
chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN
và ngày 31/12/2015 thành lập Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC) mở ra nhiều cơ hội
hợp tác lớn cho Việt Nam.
Cũng trong thời gian qua, để đẩy mạnh
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt
Nam đã tích cực và chủ động trong việc
tham gia tiến trình đàm phán và ký kết
nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA)
với các đối tác. Tính đến hết năm 2015,
Việt Nam đã ký kết và đang tham gia đàm
phán thiết lập 15 Hiệp định thương mại tự
do (FTA), trong đó có 9 FTA đã kí kết và
có hiệu lực gồm FTA ASEAN - Trung
Quốc (ACFTA), FTA ASEAN - Hàn Quốc
(AKFTA), Hiệp định đối tác Kinh tế toàn
diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), FTA
ASEAN - Oxtraylia và Niu Dilân
(AANZCERFTA), FTA ASEAN - Ấn Độ
(AIFTA), Hiệp định đối tác kinh tế Việt
Nam - Nhật Bản (VJEPA), FTA Việt Nam
- Hàn Quốc (VKFTA), FTA Việt Nam -
Chilê (VCFTA), FTA Việt Nam - Liên
minh Kinh tế Á - Âu (VCUFTA). Vừa
hoàn tất đàm phán 2 FTA (gồm FTA
với Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp
định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình
Dương - TPP). Đang tiếp tục đàm phán 4
FTA, gồm: FTA ASEAN - Hồng Công
(Trung Quốc), FTA với Khối thương mại
tự do Châu Âu (EVFTA), Hiệp định đối tác
kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA
Việt Nam - Israel. Tham gia các FTA giúp
Việt Nam đẩy mạnh quá trình xuất khẩu,
nâng cao hiệu quả nhập khẩu, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh
của hàng hóa và dịch vụ trong nước. Ngoài
lợi ích kinh tế, các FTA với các đối tác này
còn góp phần mở rộng mối quan hệ thương
mại và chính trị của Việt Nam với các
nước và với cộng đồng quốc tế.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam đã có tác động tích cực, trở thành
một trong những động lực quan trọng để
phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thúc đẩy
quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư, thị
trường được mở rộng, đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu, cải thiện môi trường đầu tư, tăng
cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI, tiếp thu và học hỏi được công
nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lí và các
nguồn lực quan trọng khác. Tuy nhiên, hội
nhập quốc tế cũng tạo ra những tác động tiêu
TÁC Đ NG CỦA H I NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VI T NAM
38
cực đến nền kinh tế như làm cho quá trình
cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, dễ dẫn đến
nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp, nhất
là trong điều kiện trình độ khoa học công
nghệ của nước ta vẫn còn nghèo nàn và lạc
hậu, quy mô sản xuất nhỏ bé, còn phụ thuộc
nhiều vào vốn và công nghệ từ nước ngoài.
2.2. Tác động của hội nhập kinh tế
quốc tế đến phát triển kinh tế Việt Nam
Về hoạt động thương mại quốc tế,
trong những năm qua, Việt Nam đã tận
dụng khá tốt các cơ hội do tiến trình hội
nhập quốc tế mang lại. Việc tham gia các
hiệp định, tổ chức kinh tế song phương và
đa phương đã và đang mở ra các cơ hội cho
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được
tiếp cận các thị trường rộng lớn của thế
giới. Các cam kết cắt giảm thuế quan được
thực hiện và các rào cản thương mại bị dỡ
bỏ, góp phần giúp cho hoạt động xuất khẩu
có những bước phát triển mạnh mẽ, không
ngừng tăng trưởng nhanh cả về quy mô và
tốc độ.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng
hóa của Việt Nam liên tục tăng qua các
năm, tăng từ 5,156 tỷ USD năm 1990 lên
327,587 tỷ USD năm 2015, tăng 63,5 lần.
Riêng năm 2016, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu đạt 350,7 tỷ USD, tăng 7,1% so
với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng của từng
thời kỳ rất cao, thời kỳ từ 1991-1995 tăng
gấp 2 lần so với thời kỳ 1986-1990 với tốc
độ tăng trưởng 21,4%/năm; thời kỳ 2001-
2005 tốc độ tăng bình quân 18,2%/năm;
thời kỳ 2011-2015 cũng tăng 2,1 lần thời
kỳ trước, đạt 1.321 tỷ USD với tốc độ tăng
trưởng bình quân 16,1%/năm (Bảng 1).
Cũng từ năm 1990 đến nay, kim ngạch
xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam tăng đều qua các năm cả về quy mô
và tốc độ tăng trưởng. Kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa tăng từ 2,404 tỷ USD năm
1990 lên 176,6 tỷ USD năm 2016, tăng gấp
73,5 lần. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa
tăng gấp 63,3 lần từ 2,752 tỷ USD lên
174,11 tỉ USD giai đoạn 1990 – 2016.
Bảng 1: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất - nhập khẩu và cán cân thương mại
hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015
1991-
1995
1996-
2000
2001-
2005
2006-
2010
2011-2015
Tổng kim ngạch xuất – nhập
khẩu (triệu USD)
39.940 113.44
0
240.981 623.562 1.321.683
Tốc độ tăng bình quân (%) 21,4 17,2 18,2 13,2 16,1
Trong đó:
Xuất khẩu (triệu USD) 17.156 51.825 110.830 280.405 655.701
Tốc độ tăng bình quân (%) 17,8 21,6 17,5 17,3 17,9
Nhập khẩu (triệu USD) 22.784 61.615 130.151 343.157 665.982
Tốc độ tăng bình quân (%) 24,3 13,9 18,8 18,2 14,5
Cán cân thương mại (triệu USD) -5.628 -9.789 -19.321 -62.751 -10.281
Nguồn: Tổng cục Thống kê
PHẠM THỊ BẠCH TUYẾT
39
Tăng trưởng xuất khẩu góp phần cải
thiện cán cân thương mại. Từ chỗ là nước
thường xuyên phải nhập siêu, những năm
gần đây Việt Nam đã dần chuyển sang cân
bằng xuất nhập khẩu, thậm chí đã có xuất
siêu. Năm 2012, Việt Nam đã xuất siêu
287 triệu USD, năm 2013 xuất siêu 9 triệu
USD. Năm 2016, xuất siêu khoảng 2,52 tỷ
USD. Ngoại thương phát triển đã góp phần
quan trọng vào tăng trưởng GDP, tạo công
ăn việc làm, tiêu thụ hàng hóa cho nông
dân. Đồng thời, tăng trưởng xuất khẩu
cũng thể hiện sự phục hồi của sản xuất
trong nước, góp phần tạo nguồn hàng cho
xuất khẩu.
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam khá đa dạng và bước đầu có sự
chuyển dịch tích cực: tăng tỷ trọng hàng
công nghiệp chế biến và giảm dần nhóm
hàng nông sản, thủy sản và nhiên liệu,
khoáng sản. Nhóm hàng chế biến hoặc đã
tinh chế tăng dần tỷ trọng từ 32,7% năm
1995 lên khoảng 76,2% năm 2014, giảm
nhanh nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế từ
67,2% xuống còn khoảng 23,8% trong cùng
giai đoạn. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng
góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng
hóa xuất khẩu theo hướng tích cực, thể hiện
ở việc tập trung nhiều hơn vào các mặt
hàng chế biến, chế tạo có hàm lượng công
nghệ cao và giá trị gia tăng lớn, có khả
năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Các mặt hàng công nghệ cao như điện thoại
di động, máy vi tính, điện tử và linh kiện có
mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao
và ổn định, năm 2016 điện thoại các loại và
linh kiện xuất khẩu đạt 34,3 tỷ USD, tăng
13,8% so với năm 2015; máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện đạt 19 tỷ USD,
tăng 21,5%, thể hiện thành công trong
chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực công
nghệ cao của nước ta thời gian qua.
Thị trường xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng hơn,
các đối tác thương mại ngày càng gia tăng.
Hàng hóa Việt Nam bên cạnh việc tiếp tục
khai thác các thị trường truyền thống trước
đây thì nay đã mở rộng tìm kiếm, phát triển
thêm nhiều thị trường mới. Hiện nay, Việt
Nam có quan hệ thương mại với trên 200
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,
trong đó có khoảng 70 thị trường mà Việt
Nam có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu
USD. Các doanh nghiệp tận dụng tốt lợi
thế có được từ cam kết cắt giảm thuế quan
của các nước đối tác FTA đối với hàng
xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam. Xuất khẩu
của Việt Nam sang thị trường các nước kí
kết FTA với Việt Nam có mức tăng trưởng
khá ấn tượng. Năm 2016, xuất khẩu sang
Trung Quốc đạt 22 tỷ USD, tăng 28,4% so
với năm 2015; sang Hàn Quốc đạt 11,4 tỷ
USD, tăng 28%; sang Nhật Bản đạt 14,7 tỷ
USD, tăng 3,9%; sang Ấn Độ đạt 2,7 tỷ
USD, tăng 8,7%, sang Australia đạt 5,2 tỷ
USD, tăng 6%, sang New Zealand đạt 717
triệu USD, tăng 1,8%. Việt Nam đã và
đang tiếp tục hội nhập thương mại khu vực
sâu rộng hơn trong khuôn khổ 6 FTA khu
vực. Năm 2016, kim ngạch thương mại hai
chiều giữa Việt Nam và khu vực ASEAN
đạt 41,4 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu của
Việt Nam sang ASEAN đạt 17,5 tỷ USD.
Từ năm 2000 đến năm 2016, kim ngạch
quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã tăng
hơn 11 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000
lên 45,1 tỷ USD năm 2016; trong đó xuất
khẩu của Việt Nam vào EU tăng hơn 11
lần (từ 2,8 tỷ USD lên 34 tỷ USD) và nhập
khẩu vào Việt Nam từ EU tăng gần 8 lần
(1,3 tỷ USD lên 11,1 tỷ USD). Với Liên
minh Kinh tế Á Âu (EAEU) thương mại
giữa hai bên đạt trên 3 tỷ USD, tăng 23%
so với năm 2015, trong đó xuất khẩu của
TÁC Đ NG CỦA H I NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VI T NAM
40
Việt Nam sang Liên minh đạt 1,76 tỷ USD,
tăng 10% và nhập khẩu từ EAEU đạt
khoảng gần 1,27 tỷ USD, tăng 45% [2].
Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội
lớn cho nước ta cải thiện môi trường đầu
tư, tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI). Việc thực hiện
các cam kết trong các Hiệp định sẽ khiến
cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở
nên thông thoáng hơn, minh bạch hơn,
thuận lợi hơn, được hưởng nhiều ưu đãi từ
đó sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn
nữa. Thời gian qua, quá trình thu hút và sử
dụng FDI đã đạt được nhiều kết quả quan
trọng, góp phần đáng kể cho quá trình phát
triển kinh tế - xã hội đất nước.
Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài
được ban hành vào năm 1987, Việt Nam đã
đạt được nhiều thành công trong thu hút
FDI. Tổng số dự án FDI được cấp phép từ
năm 1988 đến năm 2015 đã lên tới 21.392
dự án, tăng 10,1 lần (2.120 dự án năm 2015
so với 211 dự án giai đoạn 1988 – 1990).
Về tổng số vốn đăng ký đạt hơn 314,707 tỉ
USD, tăng 15,0 lần giai đoạn 1988 – 2015
(24115,7/1603,5 triệu USD). Tổng số vốn
thực hiện tính đến hết năm 2015 chiếm
44,1% tổng vốn FDI đã đăng kí (138692,9
triệu USD). Riêng trong năm 2015, Việt
Nam thu hút được 2.120 dự án với tổng số
vốn đầu tư đạt 24,115 tỉ USD, tăng 15,0%
về số dự án và 10,0% tổng số vốn đầu tư so
với năm 2014. Vốn thực hiện chiếm 60,0%
tổng vốn FDI đã đăng kí. Trong xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế với nhiều biến động
và cạnh tranh gay gắt giữa các nước thì kết
quả đạt được trong việc thu hút FDI của
Việt Nam trong thời gian qua cho thấy
những nỗ lực và thành công trong vận động
xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu
tư, kinh doanh của nước ta khi tiến hành
mở cửa nền kinh tế.
Một số kết quả mà Việt Nam đã đạt
được trong thu hút FDI như: các dự án FDI
đầu tư vào nước ta chủ yếu tập trung vào
lĩnh vực công nghiệp, góp phần không nhỏ
vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH – HĐH. Tính đến hết
năm 2015, các dự án FDI đầu tư vào công
nghiệp chiếm tới 54,9% tổng số dự án và
64,3% tổng vốn đăng kí. Theo lĩnh vực đầu
tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19
ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế
biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan
tâm, với 1012 dự án đầu tư, tổng số vốn đạt
16,43 tỷ USD, chiếm 47,7% dự án và
68,1% tổng vốn đầu tư năm 2015. Lĩnh vực
hoạt động kinh doanh bất động sản đứng
thứ 2 với 34 dự án cấp mới, tổng vốn đăng
ký cấp mới và tăng thêm 2,39 tỉ USD,
chiếm 9,93% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học
công nghệ đứng thứ ba với 250 triệu USD.
Về đối tác đầu tư: Các đối tác đầu tư
cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực từ
những quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á
sang các nước thuộc châu Âu, Mỹ. Hiện
nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là Hàn
Quốc với tổng số dự án là 4.970 dự án
(chiếm 24,7% tổng số dự án) và tổng vốn
đăng ký là 45,2 tỉ USD (chiếm 16,0% tổng
vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam); tiếp
theo là các nước Nhật Bản, Đài Loan,
Singapore, Trung Quốc Về địa bàn đầu
tư: Những tỉnh hiện đang đứng đầu về thu
hút FDI là TP.HCM với 5.886 dự án
(chiếm 29,3% cả nước), tổng vốn đầu tư là
42,4 tỷ USD (chiếm 15,1% cả nước), đứng
thứ hai là Hà Nội với 3.467 dự án (chiếm
17,3% cả nước), tổng vốn đầu tư là 25,5 tỷ
USD (chiếm 9,1 % cả nước), tiếp theo là
các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An,
Bắc Ninh, Vĩnh Phúc (2015).
Việc thu hút, sử dụng FDI thời gian
PHẠM THỊ BẠCH TUYẾT
41
qua cơ bản đã đáp ứng những mục tiêu đề
ra về thu hút vốn đầu tư, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năng
suất lao động, tiếp thu công nghệ và kinh
nghiệm quản lý hiện đại, tăng kim ngạch
xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách nhà
nước, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội FDI hiện là khu vực phát triển năng
động nhất trong các khu vực kinh tế với tốc
độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng GDP của
toàn nền kinh tế. Năm 1995 GDP của khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,98%
trong khi GDP cả nước tăng 9,54%; tốc độ
này tương ứng là 13,22% và 8,44% (2005),
10,7% và 6,7% (2015). Khu vực FDI tăng
nhanh dẫn tới tỷ trọng đóng góp của khu
vực này vào GDP không ngừng tăng lên, từ
6,3% GDP (1995), lên 17,7% (2010) và
18,1% (2015). FDI bổ sung nguồn vốn
quan trọng hỗ trợ cho phát triển kinh tế.
Năm 2015 vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
của khu vực FDI đạt 318,1 nghìn tỉ đồng,
chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư xã hội. Khu
vực FDI tạo ra ngày càng nhiều việc làm
cho người lao động. Năm 2000 khu vực
FDI tạo ra 358,5 nghìn lao động, năm 2010
là 1.726,5 nghìn lao động, đến năm 2015
tăng lên 2.256,6 nghìn lao động trực tiếp và
khoảng 3 - 4 triệu lao động gián tiếp [5].
Hội nhập kinh tế quốc tế còn góp phần
giúp nước ta tích cực cải thiện môi trường
đầu tư trong nước. Tạo ra môi trường kinh
doanh thông thoáng, minh bạch và bình
đẳng hơn thông qua việc hoàn thiện hệ
thống luật pháp phù hợp với thông lệ quốc
tế, phù hợp với các cam kết quốc tế mà ta
đã tham gia kí kết. Ngoài ra, tham gia vào
hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam
tiếp thu học hỏi được những thành tựu
khoa học công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm
quản lí hiện đại. Nhiều công nghệ hiện đại,
dây chuyển sản xuất tiên tiến được đưa vào
sử dụng tạo nên bước phát triển mạnh mẽ
trong sản xuất.
2.3. Một số vấn đề đặt ra cho quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
trong thời gian tới
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam tuy đã đạt được nhiều thành tựu
nổi bật, đóng góp vào quá trình phát triển
kinh tế đất nước nhưng vẫn còn tồn tại một
số hạn chế nhất định. Đó là:
Hiện nay, hệ thống luật pháp của nước
ta chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ gây khó
khăn trong việc thực hiện cam kết với các
tổ chức kinh tế quốc tế cũng như các Hiệp
định thương mại tự do. Việt Nam chưa xây
dựng và hoàn thiện một chương trình tổng
thể và dài hạn về hội nhập quốc tế và một
lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam
kết. Một trong những rào cản lớn nhất
khiến các doanh nghiệp Việt Nam không
tận dụng được lợi thế khi hội nhập và tham
gia vào các FTA là do thiếu thông tin về
nội dung các cam kết và hướng dẫn thực
hiện. Sự thiếu thông tin một mặt do các
doanh nghiệp Việt Nam chưa chủ động tìm
hiểu các nội dung và cam kết của các Hiệp
định đang có hiệu lực, mặt khác, do các cơ
quan ban ngành thiếu những kênh để cung
cấp thông tin cho doanh nghiệp về các
FTA mà Việt Nam đang tham gia.
Năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế
Việt Nam nói chung còn thấp, chịu sức ép
cạnh tranh lớn từ phía doanh nghiệp nước
ngoài, kể cả các nước trong khu vực, dẫn
đến một số ngành trong nước bị ảnh hưởng
do tác động của việc mở cửa thị trường,
nhập khẩu tăng mạnh. Việt Nam gặp nhiều
khó khăn trong việc củng cố và phát triển
các thị trường mới trong điều kiện nhiều
nước đang phát triển cùng chọn chiến lược
tăng cường hướng về xuất khẩu nên sẽ bị
TÁC Đ NG CỦA H I NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VI T NAM
42
áp lực cạnh tranh ngay tại thị trường nội
địa. Cụ thể, năng lực cạnh tranh tổng hợp
của Việt Nam năm 2013/2014 chỉ xếp thứ
70/148, thấp hơn 11 bậc so với năm
2010/2011.
Khả năng tích lũy vốn nhân lực và tiến
bộ công nghệ của Việt Nam còn rất khiêm
tốn, biểu hiện ở mức năng suất lao động
thấp và trình độ công nghệ của đa số doanh
nghiệp còn khá lạc hậu. Năng suất lao động
tăng chậm, thu hút đầu tư vẫn dựa vào lợi
thế nhân công và chi phí mặt bằng rẻ. So
sánh với các nước trong khu vực thì NSLĐ
của Việt Nam khá thấp. Theo Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO), năm 2013, NSLĐ của
Việt Nam được xếp vào nhóm thấp nhất
của khu vực châu Á – Thái Bình Dương,
thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11
lần, Hàn Quốc 10 lần, Malaysia 5 lần, Thái
Lan 2,5 lần. Việt Nam là 1 trong 3 nước có
năng suất lao động thấp nhất ASEAN, chỉ
cao hơn Myanmar và Campuchia.
Môi trường đầu tư kinh doanh của của
nước ta chưa thông thoáng, chưa hấp dẫn
các nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư
lớn, các tập đoàn kinh doanh quốc tế đến từ
những nước phát triển. Những bất cập đó
được thể hiện như: Thủ tục hành chính còn
rườm rà, kéo dài thời gian, gây khó khăn
và tăng chi phí cho doanh nghiệp. Kết cấu
hạ tầng còn thiếu đồng bộ, nhất là hạ tầng
về giao thông, điện, nước, cảng biển gây
khó khăn cho nhà đầu tư. Chất lượng lao
động thấp, thiếu lao động có trình độ quản
lí và trình độ chuyên môn tay nghề cao
chính là những khó khăn khi nhà đầu tư
muốn đầu tư vào các dự án sử dụng công
nghệ cao, hiện đại. Công nghiệp phụ trợ
của nước ta phát triển chậm, gây khó khăn
về nguyên liệu đầu vào cho các doanh
nghiệp FDI. Do đó, các doanh nghiệp phải
nhập khẩu phần lớn nguyên liệu, linh kiện,
phụ tùng, làm giảm sự liên kết giữa khu
vực đầu tư nước ngoài với khu vực kinh tế
trong nước...
Đối với hoạt động thương mại quốc tế,
cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tuy đã chuyển
dịch mạnh sang hàng chế biến, chế tạo
nhưng tăng trưởng thương mại vẫn còn dựa
vào khai thác tài nguyên, khoáng sản, xuất
khẩu hàng nông sản thô với hàm lượng chế
biến thấp hay theo hình thức gia công và
phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu
nhập khẩu (như dệt may, da giày, điện
tử); Mặc dù giá trị xuất khẩu đã tăng đều
trong những năm qua nhưng nước ta vẫn
còn là nước nhập siêu, cơ cấu nhập khẩu
còn không ít bất cập, khả năng cạnh tranh
của sản phẩm chưa cao. Hàng hóa nước
ngoài chất lượng cao lại được các ưu đãi do
thực hiện các cam kết, khiến cho hàng hóa
của các doanh nghiệp trong nước bị cạnh
tranh gay gắt. Thị trường thương mại còn
nhỏ lẻ, tập trung vào một số ít thị trường
chủ lực, nhất là Trung Quốc và các nước
thuộc ASEAN...
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam còn nhiều hạn chế. Cơ cấu đầu tư vẫn
chủ yếu vào các ngành thâm dụng lao động,
tập trung vào gia công và lắp ráp với giá trị
gia tăng thấp; các ưu tiên đầu tư vào công
nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi
trường, dịch vụ chất lượng cao, nghiên cứu
và phát triển chưa cao. Thị trường và đối
tác FDI của Việt Nam chủ yếu là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, đến từ các nước châu Á
với máy móc, thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu
tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm
môi trường, không đảm bảo an toàn lao
động. Mục tiêu thu hút công nghệ, chuyển
giao công nghệ chưa đạt được như kỳ vọng.
Công nghệ thấp dẫn đến các doanh nghiệp
tại Việt Nam chủ yếu thực hiện các công
đoạn gia công, lắp ráp là chủ yếu. Hệ quả là
PHẠM THỊ BẠCH TUYẾT
43
tạo ra giá trị gia tăng thấp, khó tham gia
vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Nhiều dự
án FDI còn tác động xấu tới môi trường
sinh thái, gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, một số doanh nghiệp thực hiện
“chuyển giá”, trốn thuế gây thất thu cho
ngân sách nhà nước
3. Kết luận
Trên chặng đường hội nhập kinh tế
quốc tế thời gian qua, Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh
vực thương mại và đầu tư quốc tế, góp
phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, đời sống và trình độ
người lao động được nâng cao, hệ thống
CSHT ngày càng được mở rộng và hiện
đại mặc dù vậy vẫn còn nhiều hạn chế
cần phải khắc phục. Chúng ta đang trong
thời kỳ chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế, giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH,
từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức,
vì vậy hội nhập quốc tế sâu rộng được xác
định là chính sách quan trọng, tiếp tục là
xu thế nổi bật trong quan hệ kinh tế quốc
tế, mở ra cho kinh tế nước ta những cơ hội
phát triển mới. Vì vậy, Việt Nam cần phải
có những chính sách và bước đi phù hợp để
có thể hội nhập sâu rộng hơn trong thời
gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bính, “30 năm hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam: Thành tựu, thách thức
và những bài học”, Tạp chí Phát triển và Hội
nhập, số 22 (32) – tháng 5, 6/2015.
2. Bộ Công thương, Báo cáo Xuất nhập khẩu
Việt Nam 2016, Hà Nội, 2017.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội
Đảng toàn quốc khóa VI, VII, VIII, IX, X, XI,
XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Phạm Tất Thắng (2016), “Hội nhập kinh tế
quốc tế: Từ quan điểm của Đảng đến thực
tiễn”, Tạp chí Cộng sản điện tử
5. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê Việt
Nam hằng năm, Nhà xuất bản Thống kê,
Hà Nội.
6.
hoi-nhap-kinh-te/2014-hoi-nhap-quoc-te-mot-
so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien.
7.
1/Hoi-nhap-quoc-te-thanh-tuu-han-
che_Nguyen-Van-Trinh.pdf.
Ngày nhận bài: 26/6/2017 Biên tập xong: 15/7/2017 Duyệt đăng: 20/7/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_hoi_nhap_kinh_te_quoc_te_den_phat_trien_kinh_te.pdf