Kết luận
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã
và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển kinh tế nói chung và của nông nghiệp
ở TP.HCM nói riêng. Nó mang lại những
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp như
giúp mở rộng thị trường xuất khẩu nông
sản, thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và gia tăng
hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, hội nhập
cũng kèm theo những tác động tiêu cực
không nhỏ như gia tăng và chịu nhiều rủi
ro do biến động thị trường, gia tăng sức
cạnh tranh nông sản.
Biết tận dụng cơ hội và hạn chế những
thách thức là điều cần thiết để phát triển
nông nghiệp ở TP.HCM nhanh và bền
vững, đáp ứng yêu cầu của nền nông
nghiệp đô thị hiện đại. Người sản xuất
nông nghiệp, nhà nước và doanh nghiệp
phải tăng cường liên kết, lựa chọn các nông
sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh, đào tạo
và nâng cao chất lượng lao động trong
nông nghiệp, thay đổi tư duy quản lý và tổ
chức sản xuất để đáp ứng yêu cầu của nền
nông nghiệp hiện đại và hội nhập kinh tế
quốc tế.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 69 (03/2020) No. 69 (03/2020)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website:
95
TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
The impact of international economic integration on agriculture
development in Ho Chi Minh City
ThS.NCS. Trần Quốc Việt
Trường Đại học Sài Gòn
TÓM TẮT
Phát triển nông nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh là yêu cầu cần thiết cho sự phát triển bền vững. Việc
phát triển nông nghiệp bị tác động bởi nhiều nhân tố, trong đó quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là nhân
tố nổi trội trong giai đoạn hiện nay. Bài viết sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng
hợp và phương pháp thực địa để đánh giá thực trạng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển
nông nghiệp ở cả mặt tích cực và tiêu cực. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp phát huy những mặt
tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp ở Thành phố
Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ khóa: hội nhập kinh tế, phát triển nông nghiệp, tác động của hội nhập kinh tế
ABSTRACT
Agriculture development in Ho Chi Minh City is an essential requirement for the sustainable
development. Agriculture development is influenced by many factors, of which the process of
international economic integration is a prominent factor in the current period. The paper uses methods
of statistics, analysis, comparison, synthesis and field surveys to assess the impact of international
economic integration on agricultural development in both positive and negative aspects. From the
assessments, a number of solutions will be worked out to promote the positives and limit the negatives,
ensuring the sustainable development of the agricultural sector in Ho Chi Minh City in the process of
international economic integration.
Keywords: economic integration, agriculture development, impact of economic integration
1. Đặt vấn đề
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là
đô thị lớn và có nền kinh tế phát triển năng
động nhất cả nước. Để đảm bảo cho sự
phát triển ổn định và bền vững, việc phát
triển nông nghiệp ở khu vực ngoại thành là
yêu cầu cần thiết. Trong những năm qua,
nền nông nghiệp ở TP.HCM bị tác động
bởi nhiều nhân tố cả bên trong và bên
ngoài. Trong đó, hội nhập kinh tế quốc tế
đã có tác động lớn đến phát triển và chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của thành
phố. Biết tận dụng những cơ hội và hạn chế
những thách thức do quá trình hội nhập
kinh tế mang lại là yêu cầu cần thiết đối
với sự phát triển bền vững của nông nghiệp
ở TP.HCM trong giai đoạn hiện nay.
Bài viết là kết quả của sự khảo sát thực
địa và phân tích sự tác động của quá trình
hội nhập kinh tế đến ngành nông nghiệp,
Email: vietgeo1989@yahoo.com
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020)
96
qua đó đề xuất các giải pháp để đưa nền
nông nghiệp ở TPHCM phát triển nhanh và
bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu chủ yếu được lấy
nguồn từ Cục thống kê TP.HCM, Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM,
Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM, Sở
Công thương TP.HCM. Ngoài ra, tác giả
còn đi khảo sát thực tế để thống kê những
tác động trực tiếp và gián tiếp của quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển
nông nghiệp trên địa bàn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau trong quá trình thực hiện:
- Phương pháp thống kê
Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị
pháp lí được khai thác triệt để phục vụ cho
việc nghiên cứu. Số liệu được thu thập,
tổng hợp, xử lí trên cơ sở dữ liệu và kết
quả thống kê của Cục thống kê TP.HCM,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TP.HCM, Chi cục phát triển nông thôn
TP.HCM, Sở Công Thương TP.HCM để
làm sáng tỏ tác động của quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế đến sự phát triển nông
nghiệp trên địa bàn.
- Phương pháp phân tích, so sánh,
tổng hợp
Trong suốt quá trình nghiên cứu, tác
giả đã phân tích, so sánh, tổng hợp về thực
trạng tác động của quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế đến sản xuất nông nghiệp ở
TP.HCM, từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm phát triển bền vững nông nghiệp trên
địa bàn trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Phương pháp thực địa
Tác giả tiến hành khảo sát thực địa và
thu thập thông tin trên các tuyến, điểm ở
Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè để
so sánh đối chiếu tài liệu thực địa với các
tài liệu đã có thể để thấy được tác động của
hội nhập kinh tế quốc tế đến sản xuất nông
nghiệp ở TP.HCM. Từ đó, đưa ra các giải
pháp nhằm phát triển nông nghiệp ở thành
phố trong quá trình hội nhập.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Tổng quan về quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế và phát triển nông nghiệp
ở Thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế của Thành phố Hồ Chí Minh
TP.HCM là đô thị đặc biệt, một trung
tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào
tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu
và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực,
có vị trí chính trị quan trọng của cả nước.
Với vai trò và vị trí đặc biệt này, TP.HCM
là đơn vị đi đầu trong chủ động hội nhập
quốc tế, tạo tiền đề để các địa phương khác
cùng hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ khi mở cửa chính thức hội nhập
năm 1991, TP.HCM đã đạt được nhiều
thành tựu nhất định trong quan hệ quốc tế.
Thành phố luôn ở vị trí dẫn đầu trong 63
tỉnh, thành về thu hút vốn FDI. Năm 2017,
thành phố có hơn 5.820 dự án FDI còn hiệu
lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 40 tỉ USD.
Đến nay thành phố đã thiết lập quan hệ kết
nghĩa với 34 địa phương khắp các châu lục,
có quan hệ thương mại với 193 quốc gia.
3.1.2. Khái quát nền nông nghiệp ở
Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2017, TP.HCM có 116.917,4 ha
đất nông nghiệp, trong đó đất sản xuất
nông nghiệp là 71.171,9 ha (Cục thống kê
TP.HCM, 2018). Tỉ trọng giá trị sản xuất
nông nghiệp ở thành phố chỉ chiếm khoảng
1,1% GRDP nhưng vẫn được chú trọng
đầu tư để đảm bảo sự phát triển bền vững
của đô thị. Năm 2017, GRDP ngành nông
nghiệp đạt hơn 9.500 tỉ đồng, tăng 5,9% so
TRẦN QUỐC VIỆT TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
97
với năm 2010; tốc độ tăng trưởng bình
quân GRDP ngành nông nghiệp là 5,8%
giai đoạn 2010 – 2017 (Cục thống kê
TP.HCM, 2018). Ngành nông nghiệp thành
phố đang chuyển dịch mẽ theo hướng phát
triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công
nghệ cao đáp ứng nhu cầu cho dân cư đô
thị và cho xuất khẩu.
Sản xuất nông nghiệp ở thành phố tập
trung chủ yếu ở khu vực ngoại thành (Củ
Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và
Cần Giờ) và vùng ven đô (Gò Vấp, Thủ
Đức, Bình Tân, Quận 9, Quận 12), nơi còn
nhiều diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên,
do quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh
chóng nên diện tích đất nông nghiệp ngày
càng giảm (giảm trung bình 1.000 ha/năm)
và manh mún.
3.2. Tác động của hội nhập kinh tế
quốc tế đến phát triển nông nghiệp ở
Thành Phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Tác động tích cực của hội nhập
kinh tế quốc tế đến phát triển nông nghiệp
ở Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1.1. Thị trường xuất khẩu nông sản
ngày càng được mở rộng
Dưới tác động của hội nhập kinh tế,
các hợp tác và liên kết kinh tế song phương
và đa phương được hình thành. Đây là cơ
hội lớn để mở rộng thị trường xuất khẩu
nông sản ở TP.HCM ra thế giới. Năm
2017, xuất khẩu nông sản của TP.HCM
tăng trưởng mạnh. Tập trung vào các loại
nông sản ứng dụng công nghệ cao:
- Về xuất khẩu giống cây trồng
Dựa trên lợi thế về giống cây trồng
nhiệt đới hàng đầu cả nước, năm 2017
thành phố xuất khẩu 420 tấn hạt giống
(tăng 9,8% so với năm 2010) các loại như
ngô, rau, đậu, hoa, cây ăn trái sang các
nước như Ý, Hà Lan, Campuchia, Đài
Loan (Cục thống kê TP.HCM, 2018).
- Xuất khẩu hoa, cây kiểng là ngành có
nhiều tiềm năng
Năm 2017, thành phố xuất khẩu gần
350.000 cành lan sang Camphuchia và
Nhật Bản với giá trị khoảng 3,5 tỉ đồng
(Cục thống kê TP.HCM, 2018). Hoa sứ ở
Bình Chánh cũng xuất được 1.000 cây sang
thị trường khó tính Nhật Bản.
- Về xuất khẩu rau quả
Thành phố có trên 10 hợp tác xã và tổ
hợp tác sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn
Global GAP7. Năm 2015, TP.HCM đã
xuất khẩu gần 1.400 tấn rau quả như bí đỏ,
bắp cải, rau thơm các loại, nghệ đen
(Cục thống kê TP.HCM, 2018) sang các
nước châu Âu, châu Mĩ, châu Á và đang
mở rộng sang thị trường Trung Đông và
Bắc Phi.
- Về xuất khẩu cá cảnh và động vật
hoang dã
Với sự tổ chức sản xuất phù hợp với
nền nông nghiệp ở đô thị, nuôi cá cảnh ở
TP.HCM phát triển rất nhanh do mở rộng
thị trường tiêu thụ. Năm 2005, thành phố
xuất khẩu 3,6 triệu con với giá trị 2,8 triệu
USD; đến năm 2017 là 15 triệu con với 13
triệu USD (tốc độ tăng bình quân
19,6%/năm trong giai đoạn 2005 – 2017).
Thị trường xuất khẩu cá cảnh đa dạng,
phong phú, rải rác ở khác các châu lục như
châu Âu, Bắc Mĩ, Trung Đông, Bắc Phi,
Đông Á và Đông Nam Á. Ngoài ra, năm
2017, TP.HCM đã xuất khẩu 3.900 con cá
sấu sống, 1.520 tấm da cá sấu muối, 540
tấm da cá sấu và gần 2.000 sản phẩm chế
tác từ da cá sấu (Cục thống kê TP.HCM,
2018). Cá sấu sống chủ yếu xuất qua thị
trường Trung Quốc. Trong khi đó, Nhật Bản
và Hàn Quốc là thị trường truyền thống đối
với da sấu thuộc và da cá sấu muối.
3.2.1.2. Thu hút vốn đầu từ nước ngoài
vào nông nghiệp
Nông nghiệp ở nước ta nói chung và ở
TP.HCM nói riêng có vai trò hết sức quan
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020)
98
trọng trong quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, lĩnh vực
này vẫn còn nhiều hạn chế trong thu hút
vốn đầu tư FDI. Ở TP.HCM, đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài vào nông nghiệp chủ yếu
là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM
ra đời là tiền đề quan trọng để thu hút FDI
vào nông nghiệp. Hiện tại khu nông nghiệp
công nghệ cao TP.HCM đã thu hút nhiều
nhà đầu tư đến từ Israel, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Indonesia. Tập đoàn Fujisu (Nhật
Bản) đầu tư hệ thống điện toán đám mây để
quản lí quy trình trồng rau sạch; tập đoàn
Unifarm (Indonesia) đầu tư và liên kết thu
mua sản phẩm rau, củ, quả của nông dân
TP.HCM; tập đoàn CP (Thái Lan) đang đầu
tư 23 ha tại khu thủy sản công nghệ cao
Cần Giờ để nhân giống tôm biển.
Năm 2007, TP.HCM có 8 dự án đầu tư
vào nông nghiệp với số vốn là 20.639 ngàn
USD; trong đó liên doanh là 4.553 ngàn
USD (chiếm 22%), 100% vốn nước ngoài
là 15.840 ngàn USD (chiếm 76,5%) và hợp
tác kinh doanh là 300 ngàn USD (chiếm
1,5%). Năm 2017, tổng số dự án đầu tư vào
nông nghiệp công nghệ cao là 15 dự án với
40.500 ngàn USD, tăng 1,6 lần so với năm
2007 (Cục thống kê TP.HCM, 2018). Theo
đó, liên doanh là 15.000 ngàn USD (chiếm
45,3%), tăng 23,2% so với năm 2007 vì sự
liên doanh giữa các doanh nghiệp trong
nước và các công ty nước ngoài mang lại
hiệu quả và lợi thế hơn; 100% vốn nước
ngoài là 17.749 ngàn USD (chiếm 53.7%),
giảm 22.8% so với năm 2007 và hợp tác
kinh doanh là 300 ngàn USD (chiếm 1%),
giảm 0.5% so với năm 2007 (Cục thống kê
TP.HCM, 2018).
Để khuyến khích các doanh nghiệp
nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp ngoại
thành, TP.HCM đã có nhiều giải pháp như
cho giá thuê đất chỉ 1.140 đồng/m2/năm,
giảm 50% phí hạ tầng. Mỗi năm, doanh
nghiệp chỉ đóng khoảng 12 triệu đồng/ha.
Việc thu hút vốn FDI vào nông nghiệp sẽ
góp phần thúc đẩy quá trình đầu tư, chuyển
giao và ứng dụng công nghệ cao vào sản
xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng
nông sản của TP.HCM trong quá trình hội
nhập kinh tế thế giới.
3.2.1.3. Đẩy nhanh quá trình ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi
cho chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên
tiến vào sản xuất nông nghiệp. Ở TP.HCM,
việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ
cao vào sản xuất nông nghiệp được thực
hiện qua hai kênh chính là thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp và
nhập khẩu trực tiếp trang thiết bị, máy móc
hiện đại của nước ngoài vào sản xuất nông
nghiệp. Năm 2017, TP.HCM đã thu hút
được 14 doanh nghiệp công nghệ cao (cả
trong và ngoài nước) đang hoạt động với
tổng vốn đầu tư 340 tỷ đồng (Cục thống kê
TP.HCM, 2018). Các doanh nghiệp này tập
trung vào các lĩnh vực: Công nghệ sinh học
nông nghiệp; canh tác không sử dụng đất,
sản xuất giống, bảo quản chế biến, hoa và
cây cảnh, nấm ăn và nấm dược liệu. Với
quy trình hiện đại, nhiều công nghệ tiên tiến
từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ và của Israel,
Nhật Bản, Thái Lan được ứng dụng làm
cho chất lượng nông sản tăng lên đáp ứng
yêu cầu của các thị trường khó tính.
3.2.1.4. Làm gia tăng giá trị sản xuất
nông nghiệp
Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều
kiện thu hút vốn đầu tư, ứng dụng khoa học
– công nghệ và mở rộng thị trường xuất
khẩu nông sản. Chính những điều này đã
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ngày càng
hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị sản
xuất nông nghiệp ở TP.HCM. Giai đoạn
TRẦN QUỐC VIỆT TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
99
2007 – 2017, giá trị sản xuất nông nghiệp ở
TP.HCM tăng nhanh và liên tục. Năm
2007, giá trị sản xuất nông, lâm và thuỷ sản
đạt 4.688 tỉ đồng (nông nghiệp chiếm 67%,
thủy sản chiếm 31,7%, lâm nghiệp chiếm
1,3%). Đến năm 2017, giá trị sản xuất
nông, lâm và thuỷ sản tăng lên 16.721 tỉ
đồng (nông nghiệp chiếm 71,4%, thủy sản
chiếm 27,6%, lâm nghiệp chiếm 1,0%),
tăng 3,6 lần so với năm 2007 (Cục thống
kê TP.HCM, 2018). Theo đó, tốc độ tăng
trưởng bình quân của ngành nông nghiệp
giai đoạn 2007 – 2017 là 6,7%/năm, cao
hơn cả nước 2,7 lần.
3.2.1.5. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp hàng hóa
Quá trình hội nhập kinh tế với việc mở
rộng thị trường tiêu thụ nông sản sẽ tạo
nhiều thuận lợi cho xuất khẩu nông sản.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu nông sản sẽ phải
thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường,
nhất là các thị trường khó tính như Nhật
Bản, châu Âu, Bắc Mĩ. Dưới tác động của
yêu cầu thị trường nó sẽ thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
thích hợp ở từng giai đoạn cụ thể.
Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp ở TP.HCM ngày càng phù
hợp, đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp
đô thị và hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó,
tỉ trọng ngành nông, lâm và thủy sản có sự
thay đổi đáng kể. Giai đoạn 2007 – 2017,
ngành nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao
nhất và có sự biến động, tăng từ 67,5%
(năm 2007) lên 71,5% (năm 2017). Ngành
thủy sản giảm không liên tục từ 30,0%
(năm 2007) xuống còn 27,7% (năm 2017).
Ngành lâm nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất
và có xu hướng giảm từ 2,5% năm 2007
xuống còn 0.8% năm 2017 (Cục thống kê
TP.HCM, 2018). Tuy nhiên, sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm và
thủy sản có sự biến động qua từng năm.
- Giai đoạn 2007 – 2013, tỉ trọng
ngành nông nghiệp tăng từ 67.5% (năm
2007) lên 78,4% (năm 2013) (Cục thống kê
TP.HCM, 2018). Trong khi đó, tỉ trọng
ngành thủy sản lại giảm từ 30,0% (năm
2007) xuống còn 20,5% (năm 2013) do có
sự biến động về giá cả và diện tích nuôi
tôm tại Cần Giờ giảm vì khó khăn trong
xuất khẩu.
- Giai đoạn 2013 – 2017, tỉ trọng
ngành nông nghiệp giảm từ 78,4% (năm
201) xuống còn 71,5% (năm 2017). Trong
khi đó, diện tích và sản lượng nuôi trồng
thủy sản tăng do nhu cầu thị trường đã làm
tăng tỉ trọng ngành này từ 20,5% (năm
2013) lên 27,1% (năm 2017) (Cục thống kê
TP.HCM, 2018).
71,572,078,467,5
77,9
69,9
30,0 28,9
19,7 20,5 27,127,1
0,80,91,11,01,22,5
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2007 2009 2011 2013 2015 2017
Lâm nghiệp
Thủy sản
Nông nghiệp
Nguồn: (Cục thống kê TP.HCM, 2018)
Hình 1. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở TPHCM, giai đoạn 2007 – 2017
(năm)
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020)
100
Trong nội bộ ngành nông, lâm và thủy
sản ở ngoại thành TP.HCM cũng có sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với
nhu cầu thị trường trong bối cảnh hội nhập
sâu rộng với thế giới.
3.2.1.6. Tăng thu nhập cho người nông
dân
Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều
cơ hội cho nông dân ngoại thành TP.HCM
trong việc tiếp cận nguồn vốn, nguồn giống
cây trồng và vật nuôi; tiếp cận khoa học
công nghệ; đặc biệt là tiếp cận và mở rộng
thị trường.
Từ đó, hiệu quả sản xuất được nâng
lên, thu nhập người nông dân ngoại thành
tăng nhanh qua các năm. Hiệu quả sản xuất
được nâng lên rõ rệt, nó thể hiện qua doanh
thu bình quân trên 1 ha đất sản xuất. Doanh
thu bình quân là 63 triệu đồng/ha (năm
2007), lên 170 triệu đồng/ha (năm 2012),
tăng lên 370 triệu đồng/ha (năm 2017, tăng
5,9 lần). Theo đó, thu nhập bình quân của
người nông dân cũng tăng nhanh. Năm
2007, thu nhập là 9 triệu đồng/người/năm;
đến năm 2012 là 16,7 triệu đồng/người/
năm; đến năm 2017 tăng lên 35 triệu đồng/
người/năm, tăng 3,9 lần so với năm 2007
(Cục thống kê TP.HCM, 2018). Từ đó, đời
sống người dân làm nông nghiệp được
nâng lên rõ rệt.
63
370
170
9
16.7
35
0
50
100
150
200
250
300
350
400
2007 2012 2017
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Doanh thu sản xuất nông nghiệp/1 ha
Thu nhập bình quân nông dân/1 năm
Nguồn: (Cục thống kê TPHCM, 2018)
Hình 2. Doanh thu nông nghiệp/1ha và thu nhập bình quân của nông dân ở TPHCM,
giai đoạn 2007 - 2017
3.2.1.7. Thúc đẩy sự hình thành và
phát triển của các hình thức tổ chức sản
xuất nông nghiệp hiện đại
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là
nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự hình
thành và phát triển của nhiều hình thức tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp ở TP.HCM.
Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp như trang trại, khu nông nghiệp
công nghệ cao, hợp tác xã nông nghiệp
đang dần phát triển và cải tiến để phù hợp
với nền nông nghiệp mới và hội nhập kinh
tế quốc tế, cụ thể:
- Khu nông nghiệp công nghệ cao
Khu nông nghiệp công nghệ cao là
hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chỉ
(triệu)
đồng/ha)
(triệu đồng/người/năm)
(năm
)
TRẦN QUỐC VIỆT TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
101
mới xuất hiện vài năm gần đây ở nước ta.
Ở TP.HCM hiện chỉ có một khu nông
nghiệp công nghệ cao (thành lập năm
2010) với diện tích 88,26 ha ở huyện Củ
Chi, trong đó có gần 60 ha dành cho nhà
đầu tư. Đây là nơi nghiên cứu đào tạo,
chuyển giao công nghệ và sản xuất dịch vụ
cung cấp giống, vật tư, chế phẩm sinh học
phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao trên địa bàn thành phố và cả
nước chủ yếu cho lĩnh vực trồng trọt. Hiện
nay, TPHCM đang triển khai xây dựng
Khu Chăn nuôi công nghệ cao ở Bình
Chánh và Khu Thủy sản công nghệ cao ở
Cần Giờ. Với lợi thế là trung tâm nghiên
cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật trực tiếp
vào ngành nông nghiệp. Đây sẽ là hình
thức tổ chức lãnh thổ có ưu thế nhất trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Trang trại
Do yêu cầu của kinh tế thị trường, sự
đổi mới về chính sách đất đai, đầu tư vốn,
nhân lực, mở rộng thị trường tiêu thụ và
hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện để
kinh tế trang trại phát triển một cách nhanh
chóng cả về số lượng và chất lượng. Năm
2017, TP.HCM có 2.294 trang trại sản xuất
nông nghiệp, thu hút đến 6.774 lao động
(lao động nữ chiếm 26%) (Cục thống kê
TPHCM, 2018). Về quy mô, hầu hết trang
trại ở ngoại thành TP.HCM có diện tích
không lớn, bình quân chỉ 2,7 ha (cả nước là
5,7ha/ trang trại). Tuy diện tích nhỏ nhưng
do được đầu tư, thâm canh nên đa phần
trang trại ở ngoại thành TP.HCM đã tạo ra
giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích
khá cao. Tỉ suất lợi nhuận trong năm (thu
nhập/vốn) là 61%. Việc phát triển trang trại
ở TP.HCM không những đem lại nguồn lợi
cho các chủ trang trại mà còn có những
đóng góp đáng kể về kinh tế - xã hội và
môi trường, là mô hình sản xuất đầu tàu
trong việc chuyển đổi sang nền nông
nghiệp tại địa phương trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.
- Hợp tác xã nông nghiệp
Trong những năm gần đây, sản xuất
nông nghiệp ở TP.HCM có xu hướng liên
kết, hợp tác để giảm chi phí đầu vào và tiêu
thụ sản phẩm đầu ra, nhất là trong thời kì
hội nhập. Năm 2017, TP.HCM hiện có 49
hợp tác xã nông nghiệp phân bố tại 13/24
quận huyện, trong đó Củ Chi có 21 hợp tác
xã, chiếm 42,8%. Các hợp tác xã hoạt động
chủ yếu là nông nghiệp và dịch vụ tổng
hợp, chiếm 60,5%. Nhìn chung, các hợp
tác xã nông nghiệp đã có sự chuyển đổi
nhanh chóng để thích nghi với các hoạt
động sản xuất, thương mại nông nghiệp
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Bảng 1. Số lượng hợp tác xã nông nghiệp ở TP.HCM năm 2017
Loại hình hợp tác xã nông nghiệp Số lượng Tỉ lệ(%)
Nông nghiệp – dịch vụ tổng hợp 41 83,6
Nông – công nghiệp 1 2,1
Thủy sản – dịch vụ thủy sản 5 10,2
Sản xuất muối 2 4,1
Tổng 49 100
Nguồn: Liên minh hợp tác xã TP.HCM, 2017
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020)
102
3.2.1.8. Thúc đẩy phát triển du lịch
nông nghiệp
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mở
ra cơ hội lớn cho ngành du lịch. Việc khai
thác mọi lợi thế để phát triển du lịch là điều
cần thiết, trong đó có cả thế mạnh về phát
triển nông nghiệp phục vụ cho du lịch.
Hiện nay, ở TP.HCM gắn sản xuất nông
nghiệp với hoạt động dịch vụ khác được
mở ra, trong đó mô hình nông nghiệp gắn
với du lịch được nông dân thực hiện có
hiệu quả. Với lợi thế nằm sát cạnh trung
tâm thành phố lớn, nhiều mô hình kinh
doanh du lịch gắn với nông nghiệp của
nông hộ xuất hiện nhiều nơi. Trên vùng đất
thép thành đồng Củ Chi với khu du lịch
miệt vườn Trung An, khu du lịch vườn cây
ăn trái Bình Mỹ (Củ Chi); điểm du lịch
truyền thống 18 thôn vườn trầu Bà Điểm
(Hóc Môn), vườn cau đỏ Thạnh Lộc - An
Phú Đông (Quận 12), vườn cây ăn trái đặc
sản (Cần Giờ), khu du lịch Vườn Cò, khu
nhà vườn Trường Thạnh (Quận 9).
Không những thu hút du khách trong
nước, nhiều du khách quốc tế cũng đến đây
để khám phá nền nông nghiệp nhiệt đới ở
TP.HCM. Năm 2017, số lượng du khách
nước ngoài tham gia du lịch nông nghiệp ở
ngoại thành mặt dù còn ít (khoảng 20
nghìn lượt) nhưng đã góp phần thúc đẩy
loại hình nông nghiệp sinh thái, tăng thu
nhập cho người nông dân ở thành phố.
3.2.1.9. Thay đổi tư duy quản lý và
chính sách về nông nghiệp
Quá trình toàn hội nhập kinh tế quốc tế
đã mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước
trên thế giới. Nhiều bài học kinh nghiệm từ
chính sách quản lý và đầu tư cho nông
nghiệp từ các nước châu Âu, Bắc Mĩ,
Israel, Nhật Bản như quá trình tích tụ ruộng
đất, sử dụng tiết kiện tài nguyên nông
nghiệp, đầu tư có trọng tâm trọng điểm, liên
kết trong sản xuất nông nghiệp được các
nhà lãnh đạo, quản lý tiếp thu. Từ đó, nó
làm thay đổi tư duy quản lý và chính sách
phát triển nông nghiệp ở TP.HCM trong
giai đoạn hiện nay.
3.2.2. Tác động tiêu cực của hội nhập
kinh tế quốc tế đến phát triển nông nghiệp
ở Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.2.1. Cạnh tranh trên thị trường
nông sản ngày càng tăng
Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nhất
là các hiệp định tự do thương mại được kí
kết sẽ giúp cho hàng hóa lưu thông tự do.
Tuy nhiên, nền sản xuất nông nghiệp ở
TP.HCM còn nhiều hạn chế về chất lượng,
mẫu mã, thương hiệu nên các mặt hàng
nông sản chủ lực bị cạnh tranh rất lớn.
Nguyên nhân chính là do hạn chế về năng
lực chế biến và xuất khẩu của các doanh
nghiệp nên việc ký kết các đơn hàng để xuất
khẩu ra nước ngoài còn rất thấp, nhiều khó
khăn, các doanh thu từ xuất khẩu còn thấp
do các khâu chế biến còn thô sơ và hiện nay
hầu hết chưa có thương hiệu, qua nhiều
khâu trung gian. Quá trình chế biến và bảo
quản, nhiều sản phẩm tổn thất sau thu hoạch
cả về số lượng và chất lượng hiện vẫn đang
còn rất lớn, như lúa gạo hao hụt khoảng 11-
13 %; rau quả, đánh bắt hải sản khoảng 20-
25%, muối hao hụt 15%... làm tăng giá
thành sản xuất nguyên liệu và sản phẩm,
giảm chất lượng và giá bán sản phẩm.
TRẦN QUỐC VIỆT TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
103
Nguồn: Viện chăn nuôi, năm 2015
Hình 3. Giá thành sản xuất 1 kg thịt lợn và bò ở TP.HCM
so với các nước trên thế giới, năm 2015
Hiện nay, chi phí sản xuất nhiều loại
nông sản ở TP.HCM còn cao hơn nhiều
nước trong khu vực nên khó cạnh tranh về
giá. Năm 2015, giá thành sản xuất 1 kg thịt
lợn trong nước là 2,08 USD/kg, cao 1,2 lần
so với Australia, cao hơn 1,5 lần so với
Hoa Kì. Tương tự, giá thành sản xuất 1 kg
thịt bò trong nước là 2,69 USD/kg, cao hơn
1,1 lần so với Hoa Kì, vào cao 1,4 lần so
với Australia.
Mặc dù nhiều hộ dân ở TP.HCM đã áp
dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp
tốt như (GAP) và quy trình chế biến tốt
(GMP) để đảm bảo chất lượng và an toàn
vệ sinh nhưng khâu vận chuyển từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập
đã làm cho chất lượng nông sản bị giảm sút
nhiều. Hiện nay, hàng nông sản nội địa
thường thua kém các nước khác từ 15-50%
về giá trị do những chênh lệch về chất
lượng, điều này cũng đồng nghĩa với việc
hàng hóa nội địa cạnh tranh kém trên thị
trường, đặc biệt là tại các thị trường khó
tính như EU, Hoa Kì, Nhật Bản.
3.2.2.2. Chịu ảnh hưởng trực tiếp rủi
ro từ thị trường nông sản quốc tế
Toàn cầu hóa làm cho thế giới
“phẳng” hơn, chỉ cần một sự việc xảy ra ở
bất cứ nơi nào sẽ lan truyền và tác động
đến toàn bộ thế giới này. Kinh tế là một
lĩnh vực dễ bị tác động nhất, nhất là sự
biến động giá cả, tiền tệ, tài chính của thị
trường. Riêng lĩnh vực nông nghiệp, hội
nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng thì sự
phụ thuộc vào biến động thị trường nông
sản càng lớn. Đơn cử năm 2013, giá tôm
trên thế giới giảm mạnh do sản lượng từ
các nước Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia
tăng cao, làm cho giá tôm nuôi của người
dân Cần Giờ giảm 40% so với năm 2012.
Nhiều nông dân thua lỗ, bỏ ao nuôi trong
thời gian dài. Theo kết quả đánh giá từ Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TP.HCM, người nuôi tôm Cần Giờ có đến
44,36% hộ nông dân chịu ảnh hưởng bởi
giá bán sản phẩm và ảnh hưởng trung
bình đến lợi nhuận giảm 20,68%, cao nhất
là 60%.
(USD)
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020)
104
3.2.2.3. Làm giảm diện tích đất nông nghiệp
Quá trình hợp tác, giao lưu quốc tế
thúc đẩy quá trình đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng như khu đô thị, hệ thống đường
giao thông, khu công nghiệp qua đó gián
tiếp làm thu hẹp và làm thay đổi cơ cấu sử
dụng đất nông nghiệp ở TP.HCM.
Tuy nhiên, tác động gián tiếp của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng sẽ thúc
đẩy việc sở hữu hợp lí đất nông nghiệp.
Đến năm 2017, diện tích đất sản xuất nông
nghiệp của thành phố là 57.047 ha, chiếm
54,7% diện tích đất nông nghiệp; so với
năm 2005 thì diện tích này đã giảm đi hơn
20.000 ha. Diện tích đất lâm nghiệp là
36.276 ha, chiếm 34,79%; tăng 2,7 ha so
với năm 2005. Diện tích đất nuôi trồng
thủy sản là 9.473 ha, chiếm 9,08%; giảm
300 ha so với năm 2005. Diện tích đất làm
muối là 1.000 ha, chiếm 0,96%; giảm 246
ha so với năm 2005 (Cục thống kê
TP.HCM, 2018).
3.3. Một số giải pháp phát triển nông
nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Để nông nghiệp ở TP.HCM phát triển
nhanh và bền vững trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, theo tôi cần thực hiện
đồng bộ các giải pháp sau:
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch vùng
sản xuất và lựa chọn phát triển nông sản
chủ lực
Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp
hàng hóa là yêu cầu cấp thiết vì: (1) Quy
mô sản xuất chủ yếu nhỏ lẻ, chất lượng
không đồng đều, thị trường tiêu thụ chủ
yếu tại địa phương, giá cả thấp không ổn
định và khó cạnh tranh với các mặt hàng
nhập khẩu. (2) Nông dân ở TP.HCM vẫn
còn sản xuất theo phong trào và việc được
mùa, mất giá vẫn diễn ra thường xuyên,
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất tại
nông hộ. (3) Sản xuất không tập trung, đặc
biệt là chăn nuôi gây khó khăn cho kiểm
soát nguồn gốc và dịch bệnh, ảnh hưởng
đến thương hiệu và giá trị sản xuất tại các
nông hộ. Do đó, TP.HCM cần tập trung ra
soát quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa
tập trung phù hợp với tình hình mới, đặc
biệt phù hợp với quy hoạch nông thôn mới.
- Đồng thời, thành phố cần lựa chọn
loại nông sản phù hợp với sản xuất nông
nghiệp ở đô thị và đáp ứng yêu cầu của thị
trường. Cụ thể cần tập trung vào sản xuất
rau an toàn, hoa cây kiểng, chăn nuôi bò
sữa, bò thịt, heo cao sản và nuôi trồng thủy
sản. Đây là các cây trồng, vật nuôi lợi thế
cạnh tranh trên thị trường và phù hợp với
sản xuất nông nghiệp ở TP.HCM.
3.3.2. Giải pháp về đào tạo, nâng cao
chất lượng lao động nông nghiệp
Lực lượng lao động trong nông nghiệp
ở TP.HCM có trình độ và kĩ năng cao hơn
so với các tỉnh, thành khác trong cả nước.
Tuy nhiên, với yêu cầu của nền nông
nghiệp tại đô thị và hội nhập thì cần tập
trung đào tạo, nâng cao về trình độ, kĩ năng
và nghiệp vụ sản xuất nông nghiệp cho
người nông dân. Thường xuyên mở các lớp
tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ
cho nông dân tại nông hộ, giúp họ chủ
động trong sản xuất. Hỗ trợ nông dân sang
nước ngoài như Israel, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Thái Lan học tập kinh nghiệm sản
xuất nông nghiệp.
Công tác đào tạo phải tập trung vào
thái độ, nhận thức của lao động về những
yêu cầu mới đối với nền sản xuất nông
nghiệp hiện đại và hội nhập kinh tế thế
giới. Giải pháp này được thực hiện tốt sẽ là
đòn bẩy để phát triển nông nghiệp tại
TP.HCM.
3.3.3. Giải pháp về nâng cao năng lực
cạnh tranh nông sản
TRẦN QUỐC VIỆT TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
105
+ Tăng cường xúc tiến thương mại
Nhà nước và các doanh nghiệp cần hỗ
trợ nông hộ sản xuất nông nghiệp xúc tiến
thương mại qua các hội nghị, hội thảo, hội
chợ triển lãm, hội chợ tiêu dùng nông sản.
Đồng thời, xây dựng thương hiệu nông sản
cho các hộ dân có cùng sản xuất chung loại
sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích việc
dán tem, nhãn, xây dựng thương hiệu và
chỉ dẫn địa lí cho các mặc hàng chủ lực
như rau an toàn, bò sữa, hoa cây kiểng.
+ Tăng cường đầu tư khoa học công
nghệ
Đầu tư có trọng điểm những mặt hàng
nông sản có lợi thế cạnh tranh như rau an
toàn, hoa cây kiểng, bò sữa. Tập trung giải
quyết vấn đề tồn tại về kiểm dịch động
thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm và
tiêu chuẩn quy trình sản xuất sạch. Đồng
thời, chuẩn hóa, luật hóa các quy trình sản
xuất, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế được
thừa nhận để tạo nên nông sản có chất
lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
+ Tăng cường quản lý sản xuất
Đối với mỗi nông hộ, để nâng cao
năng lực cạnh tranh cần thực hiện tốt khâu
quản lí sản xuất từ đầu vào đến đầu ra cho
nông sản. Cần thực hiện ghi chép chi tiết
quy trình sản xuất, tạo điều kiện cho quản
lí nguồn giống, thức ăn, phân bón, chu kì
sinh trưởng và khi bán ra thị trường có thể
truy thu được nguồn gốc rõ ràng.
3.3.4. Giải pháp về tăng cường liên kết
trong sản xuất nông nghiệp
Để hội nhập sâu rộng, việc liên kết
trong sản xuất nông nghiệp là yêu cầu tất
yếu. Bên cạnh những hợp tác xã, tổ hợp tác
trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hiện tại,
TP.HCM cần khuyết khích người dân tham
gia vào các tổ chức liên kết này để đảm bảo
quyền lợi về kinh tế và giảm rủi ro về giá
cả trên thị trường.
Đối với liên kết giữa nhà nông, nhà
nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp,
cần phân vai giữa ba nhà khoa học, doanh
nghiệp và nông dân như ba đỉnh của tam
giác đều, còn Nhà nước ở trọng tâm của
tam giác với vai trò kiến tạo, tạo lập luật
chơi, trọng tài và chế tài cho liên kết này.
Đồng thời, trong liên kết sản xuất cần chú
ý đến quy hoạch vùng về nguyên liệu,
phương thức sản xuất, nhà máy chế biến,
trung tâm nghiên cứu, trung tâm hỗ trợ
nông dân, chính sách tín dụng và xúc tiến
thương mại để phát huy tối đa thế mạnh
liên kết sản xuất nông nghiệp ở TP.HCM.
3.3.5. Giải pháp về quản lý sản xuất và
hỗ trợ vốn
Thay đổi tư duy về quản lý và sản xuất
nông nghiệp:
Cơ chế thị trường sẽ đào thải những
hoạt động sản xuất kém hiệu quả. Muốn tồn
tại trong nền kinh tế thị trường thì Cơ quan
Nhà nước phải thay đổi cơ chế quản lý phù
hợp với sự phát triển thông qua sự điều
chỉnh các chính sách, kế hoạch và mô hình
quản lý; đồng thời bản thân người nông dân
cũng phải thay đổi ý thức trong sản xuất
nông nghiệp để những nông sản làm ra đáp
ứng được yêu cầu thị trường.
Hỗ trợ vốn cho nông dân và doanh
nghiệp
Nông dân muốn đẩy mạnh sản xuất,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và
ứng dụng khoa học công nghệ đòi hỏi phải
có nguồn vốn nhất định. Thành phố cần hỗ
trợ vốn và ưu tiên lãi suất cho lĩnh vực này
để nông dân và doanh nghiệp được tiếp cận
người vốn đầu tư cho sản xuất.
4. Kết luận
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã
và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển kinh tế nói chung và của nông nghiệp
ở TP.HCM nói riêng. Nó mang lại những
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020)
106
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp như
giúp mở rộng thị trường xuất khẩu nông
sản, thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và gia tăng
hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, hội nhập
cũng kèm theo những tác động tiêu cực
không nhỏ như gia tăng và chịu nhiều rủi
ro do biến động thị trường, gia tăng sức
cạnh tranh nông sản.
Biết tận dụng cơ hội và hạn chế những
thách thức là điều cần thiết để phát triển
nông nghiệp ở TP.HCM nhanh và bền
vững, đáp ứng yêu cầu của nền nông
nghiệp đô thị hiện đại. Người sản xuất
nông nghiệp, nhà nước và doanh nghiệp
phải tăng cường liên kết, lựa chọn các nông
sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh, đào tạo
và nâng cao chất lượng lao động trong
nông nghiệp, thay đổi tư duy quản lý và tổ
chức sản xuất để đáp ứng yêu cầu của nền
nông nghiệp hiện đại và hội nhập kinh tế
quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cục thống kê TP.HCM. (2018). Niên giám thống kê 2017. TP.HCM: NXB Thống kê.
Vũ Văn Phúc. (2016). Hội nhập kinh tế quốc tế - 30 năm nhìn lại. Hà Nội: NXB Chính trị
Quốc gia sự thật.
Phạm S. (2014). Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu tất yếu để hội nhập quốc
tế. Hà Nội: NXB Khoa học kĩ thuật.
Đặng Kim Sơn. (2010). Đổi mới chính sách Nông nghiệp Việt Nam – Bối cảnh, nhu cầu và
triển vọng. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
United Nations. (2000). Economic Globalization: Trends, Risks and Risk Prevention. New York.
Uỷ Ban Nhân Dân TP.HCM. (2016). Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ nông, lâm
và thủy sản trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020. TPHCM.
Ngày nhận bài: 02/01/2020 Biên tập xong: 15/3/2020 Duyệt đăng: 20/3/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_hoi_nhap_kinh_te_quoc_te_den_phat_trien_nong_ng.pdf