Tác động của ngôn ngữ trong truyện tranh tới hoạt động sử dụng ngôn ngữ của trẻ em hiện nay

Thứ hai, phần lớn truyện tranh trên thị trường hiện nay là truyện dịch. Chưa kể đến trình độ người dịch mà bản thân ngôn ngữ trong truyện đã mang phong thái của nước ngoài. Nhiều truyện tranh của Việt Nam tự viết cũng chưa được chuẩn về ngôn ngữ. Nhiều tác giả chưa có trình độ cao về mặt ngôn ngữ và văn hoá. Thứ ba, truyện tranh còn chạy theo lợi nhuận. Nếu như sách nghiên cứu chỉ in vài trăm bản thì truyện tranh in vài trăm nghìn bản. Cũng chính việc chạy theo lợi nhuận mà nhiều nhà xuất bản đã cho in nhiều cuốn chất lượng chưa thực sự tốt. Truyện tranh cũng có chức năng giáo dục nhưng hiện nay ở ta đang đặt lợi nhuận cao hơn chức năng giáo dục". Hậu quả của việc đọc quá nhiều truyện tranh là những ngôn từ mà trẻ sử dụng thường được rút gọn một cách quá mức, những đoạn văn cụt lủn với những từ ngữ truyện tranh, bạo lực xuất hiện ngày một nhiều. Chẳng hạn như đoạn văn sau của một học sinh lớp 4 – là sản phẩm của quá trình tiếp thu ngôn ngữ từ truyện tranh: “Tùng tùng tùng. Trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên. Tôi bước ùa ra khỏi lớp. Tôi bước xuống sân trường. Trước mắt tôi, một vụ tai nạn đã xảy ra. Đó là một em nhỏ đang chơi bóng đá. Đang chạy rất nhanh. Rồi bỗng nhiên, một tên tinh nghịch chạy qua. Uỳnh! Hai người sầm vào nhau. Ngay sau khi đứng dậy tên đó vênh mặt, chỉ tay vào em nhỏ quát: "Này thằng kia! có mắt không đấy hả? Đi đứng phải nhìn đường chứ!”. Rồi quay lưng bỏ đi. Em nhỏ đó thật đáng thương. Mặt mũi bầm tím. Khuôn mặt đỏ bừng vì đau rát và bị mắng mỏ. Tôi tiến đến gần, đỡ em bé dậy và đưa em đó vào phòng y tế. Rồi, giọng nghẹn ngào chen với nước mắt cất lên 4 chữ "Em cảm ơn chị”. Lòng tôi ấm áp giữa mùa đông buốt giá”.

pdf6 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của ngôn ngữ trong truyện tranh tới hoạt động sử dụng ngôn ngữ của trẻ em hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN TRANH TỚI HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ EM HIỆN NAY TS. Mai Thị Kim Thanh∗ CN. Nguyễn Thị Lý*∗ Cách thức sử dụng ngôn ngữ của trẻ em là một biểu hiện cao trong việc giữ gìn những nét trong sáng của tiếng Việt – một nét văn hóa cần lưu giữ trong một thế giới phẳng. Hoạt động sử dụng ngôn ngữ hay chính là văn hoá ngôn ngữ của trẻ em hiện nay chịu tác động của khá nhiều nhân tố, trong đó phải kể đến sự tác động của các hoạt động truyền thông, đặc biệt là tác động của truyện tranh. Truyện tranh là một nhu cầu không thể thiếu của trẻ em. Dù bất kỳ hoàn cảnh hay điều kiện sống nào đi nữa, thiếu nhi vẫn thích đọc truyện tranh, đó là điều không thể chối cãi. Ở tất cả các nhà sách tại bất kì tỉnh thành nào của Việt Nam cũng có một vị trí dành riêng cho truyện tranh. Tại các gia đình, truyện tranh gần như có mặt đầy đủ trên giá sách của trẻ. Truyện tranh xuất hiện một cách rộng rãi nhưng ít ai chú ý đến rằng: để thu hút sự chú ý của trẻ, hầu hết các truyện tranh đều sử dụng hàng loạt các hình ảnh mạnh, các ngôn từ rút gọn, để hướng đến thị hiếu về âm thanh, hình ảnh của trẻ. Các ngôn từ trong truyện tranh đang âm thầm ảnh hưởng đến tư duy ngôn ngữ của trẻ, là nguyên nhân dẫn đến những lời nói thiếu chuẩn mực, những câu văn cụt què hay nói cách khác văn hoá về ngôn ngữ của trẻ bị suy thoái nghiêm trọng. Về vấn đề này, trên trang webtuoitho.com cô giáo Nguyễn Thu Hương giáo viên trường tiểu học NT, Thanh Xuân cho biết: “bài viết nào của những cháu nghiện truyện tranh đọc lên là biết ngay. Bởi ngôn ngữ đối thoại được đưa vào bài văn rất nhiều, câu văn “tật nguyền”, dấu chấm câu bừa bãi.” Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành đánh giá mức độ tiếp cận của trẻ em với truyện tranh từ đó tìm hiểu sự ảnh hưởng của ngôn ngữ truyện tranh tới hoạt động sử dụng ngôn ngữ của trẻ từ góc độ khoa học. 1. Thực trạng tiếp cận truyện tranh của trẻ em hiện nay. ∗ Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN ∗∗ Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa Hầu như hiếm có những đứa trẻ lớn lên mà chưa được đọc một quyển truyện tranh. Sự lớn mạnh của ngành công nghiệp truyện tranh cho thấy nhu cầu tiếp cận truyện tranh của trẻ ngày càng lớn. Theo thống kê của tờ kinh tế Sài gòn, doanh số của ngành truyện tranh thế giới ước tính 250 tỉ đô la/năm, đứng đầu trong số các ngành xuất bản, những quyển truyện tranh xuất hiện nhiều trên thị trường từ hiệu sách, siêu thị đến các quầy sách lậu bày tràn lan trên vỉa hè. Trên trang webtuoitho.com, rất nhiều bậc phụ huynh cho biết truyện tranh là nhu cầu hàng ngày của con em họ, những phần thưởng trong những dịp lễ hoặc khi con có thành tích cũng là truyện tranh, không những thế phần thưởng hay quà tặng của những người thân hoặc cơ quan bố mẹ dành cho trẻ trong những dịp lễ, tết hoặc những ngày đặc biệt luôn được kèm theo quyển truyện tranh. Thực trạng đó cho thấy nhu cầu cũng như thực trạng đọc truyện tranh của trẻ hiện nay rất lớn. Trên trang webtuoitho.com chị Nguyễn Thị Xuân – Văn Quán – Hà Nội cho biết: “trong tủ sách của cậu con trai học lớp 4 của chị có tới gần hai chục loại truyện tranh khác nhau, từ “Bảy viên ngọc rồng”, “Gia đình võ thuật”, Thủy thủ mặt trăng”, “Thám tử lừng danh Cô nan”, “Rô bốt trái cây”, “Túy quyền” .Cậu bé rất lười ăn nên chị phải dỗ cậu ăn bằng cách mua ô tô và truyện tranh “Rô bốt trái cây”. Đây là một trường hợp không hiếm tại các thành phố lớn, trong rất nhiều bài viết trên trang webtuoitho.com hay giadinh.net đều cho biết khá nhiều các em thiếu nhi nghiện đọc truyện tranh. Trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở những thành phố làm quen với những hình ảnh vui nhộn của các nhân vật trong truyện tranh ngay từ rất sớm. Nhiều bậc phụ huynh mua truyện có hình ảnh đẹp cho con em mình từ khi chúng bắt đầu đi nhà trẻ. Cũng chính vì điều đó, các em nghiện truyện tranh ngay từ khi chưa rõ về mặt chữ. Không chỉ trẻ em ở thành phố, ngày nay với sự phát triển của xã hội, nhiều thể loại truyện tranh đã xuất hiện ở những vùng nông thôn và chiếm được sự say mê của trẻ em không kém trẻ em thành thị. Theo cô Nguyễn Thị Nhung (chủ của hàng cho thuê truyện ở huyện Hà Trung – Tỉnh Thanh Hóa) “Trong cửa hàng truyện của cô có rất nhiều loại sách nhưng bọn trẻ con ra đây đứa nào cũng thích đọc các loại truyện tranh, đây là loại truyện truyện cho thuê được nhiều nhất”. Chúng ta không phủ nhận những lợi ích mà truyện tranh mang lại cho trẻ em, truyện tranh giống như một người bạn vui vẻ khiến trẻ em có thể hoạt bát, nhanh nhẹn sau những giờ học căng thẳng, truyện tranh có thể giúp trẻ có những hình mẫu lí tưởng từ rất sớm để học tập và noi theo, truyện tranh cũng có thể là món quà để bố mẹ, ông bà dành tặng cho trẻ. Tuy nhiên, sự xuất hiện một cách tràn lan, sự thiếu kiểm soát về nội dung của truyện tranh đã khiến hàng loạt các cảnh bạo lực, các ngôn từ rút gọn, thiếu trong sáng xuất hiện ngày càng nhiều trong các tập truyện tranh. Thống kê một số loại truyện tranh mà trẻ em thường đọc trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận thấy trong hàng loạt các tập truyện tranh mà trẻ tiếp xúc, những cảnh đánh đấm loạn xạ với hàng loạt các ngôn từ “bùm, chát, rầm, roẹt, chíu” xuất hiện với một mức độ dày đặc. Chỉ trong tập 19 của truyện “Thám tử Cô nan” – tập truyện tranh được trẻ rất yêu thích hiện nay, chỉ với 46 trang đã có hơn 1000 từ đơn, thiếu nghĩa và mang tính chất bạo lực. Nghìn lẻ một đêm - bộ truyện cổ tích nổi tiếng thế giới mới đây được Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản theo hợp đồng chuyển nhượng bản quyền của Artmedia Publishing Co, 2004. Đây cũng là một cách để các em lứa tuổi thiếu niên nhi đồng được tiếp cận tác phẩm dễ dàng theo cảm nhận của các em. Mặc dù là tác phẩm nổi tiếng thế giới nhưng lời thoại trong tập truyện xuất hiện rất nhiều những từ ngữ mạnh "rầm, roàng, huỵch" được thấy rất nhiều trong các tác phẩm truyện tranh hiện nay. Trong phần truyện "Truyện chàng hoàng tử và cô công chúa kỳ lạ", có xuất hiện một bà nhũ mẫu của cô công chúa, trong truyện bà nhũ mẫu được vẽ là một bà già nhưng được gán cho những câu nói rất "teen". Khi hoàng tử và công chúa gặp nhau, quá vui sướng vì hai người đã yêu nhau, tác giả cho bà già phát ngôn: "Anh chàng muốn được hô hấp nhân tạo đây mà"; hay "Hic, đôi trẻ thật đáng thương"; còn công chúa cũng: "Hic, ta nhớ chàng quá!" Tể tướng khi bị vua sai, cũng "Híc, lại bị sai đến chỗ nguy hiểm rồi". Như vậy, ngôn từ trong truyện tranh từ tể tướng đến thần dân, bất kể già trẻ ai cũng có thể “hic” giống nhau. Không những thế, hàng loạt các câu nói không chủ ngữ, không vị ngữ với những ngôn từ cụt lủn xuất hiện với một mức độ dày đặc. Những câu văn thiếu chuẩn mực này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Nói về vấn đề này đã có rất nhiều ý kiến từ các thầy cô giáo, những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ em - Cô Nguyễn Minh Tâm trường THCS P.H.C (Hà Nội) đã cho biết: “ngôn ngữ trong truyện tranh ảnh hưởng khá nhiều đến cách viết văn của học sinh. Những câu được nhắc nhiều trong truyện tranh cũng được học sinh đưa vào trong bài văn. Ví dụ câu: "Nếu cậu không nói thì không ai bảo cậu câm đâu" được nhắc đến khá nhiều trong các bài văn của học sinh”. Như vậy, truyện tranh hiện nay giống như một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực không quá nhiều, những ngôn từ được sử dụng trong truyện tranh khiến trẻ em tiếp cận với nó bị ảnh hưởng rất sâu sắc, những câu văn không trọn vẹn, những lời nói thiếu trong sáng, thiếu ý nghĩa đang xuất hiện ngày một nhiều trong thế hệ trẻ em và một trong những nhân tố ảnh hưởng đến nó chính là ngôn từ trong truyện tranh. 2. Ảnh hưởng của truyền thông bạo lực tới hoạt động sử dụng ngôn ngữ của trẻ Mức độ tiếp cận khá dày với các loại hình truyện tranh tác động đến trẻ ở khá nhiều mặt nhưng sự tác động dễ dàng nhất chính là đến lời nói, ngôn ngữ của trẻ. Bởi lẽ, ngôn ngữ chính là yếu tố không bị chi phối bởi các chế tài về mặt pháp luật và chỉ chịu ít nhiều ảnh hưởng của các giá trị, chuẩn mực của xã hội. Để tìm hiểu tác động của ngôn ngữ truyện tranh tới hoạt động sử dụng ngôn ngữ của trẻ, chúng tôi tiến hành phân tích thực trạng sử dụng ngôn ngữ của trẻ hiện nay để rút ra sự tương đồng trong ngôn ngữ từ truyện tranh và ngôn ngữ mà trẻ sử dụng. Hoạt động sử dụng ngôn ngữ chính là nét đẹp trong văn hoá giao tiếp, ứng xử của con người. Chính vì vậy, nghiên cứu về hoạt động sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là hoạt động sử dụng ngôn ngữ của trẻ - những người đang hoàn thiện khả năng sử dụng cũng như có trách nhiệm khiến sự trong sáng của tiếng Việt sống mãi, được rất nhiều các nhà khoa học, ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu về xã hội quan tâm với mục đích hoàn thiện nét đẹp trong văn hoá ứng xử này. Tìm hiểu những nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy: ngôn từ mà trẻ sử dụng trong thời kì hiện nay chịu ảnh hưởng nhiều của các ngôn từ của các nhân vật truyện tranh, phim hoạt hình. Hiện tại, bộ truyện tranh "Tý quậy" của NXB Kim Đồng (được trao giải sách hay của Hội Xuất bản VN) đang được rất nhiều em nhỏ tìm đọc và rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng mua bộ truyện này cho con em đọc vì tin tưởng tính giáo dục của nó đã được kiểm nghiệm. Tuy nhiên trên diễn đàn webtretho.com, một phụ huynh đã chia sẻ: “sau một thời gian đọc truyện này cô bé con chị thỉnh thoảng lại gọi bố mẹ là “ông già, bà già” một cách tự nhiên, sau khi nghiêm khắc hỏi con thì chị mới vỡ lẽ “Anh Tí Quậy cũng xưng hô như vậy”. Trên trang web này một số phụ huynh cũng bắt đầu phàn nàn khi con cái trong gia đình bắt đầu học theo các từ ngữ như “con ôn con”, “ông oánh chết bây giờ”, “bỏ mẹ” “mẹ kiếp” Những từ ngữ này xuất hiện rất nhiều trong các truyện tranh thiếu nhi, phim hoạt hình với những hình ảnh bạo lực. Như vậy, với vốn ngôn ngữ đầu đời bị ảnh hưởng xấu như vậy, sẽ khiến trẻ khó có thể có những câu văn trong sáng, trôi cháy để tiếng Việt mãi giữ được sự trong sáng, không những thế văn hoá giao tiếp của trẻ cũng như sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ chắc chắn bị lệch lạc. Theo GS. TS Trần Trí Dõi, ngôn ngữ truyện tranh tồn tại ba vấn đề: Thứ nhất, nhiều cuốn truyện tranh đưa sự không chuẩn hoá của tiếng Việt vào sách. Ngôn ngữ đó là ngôn ngữ chợ búa chứ không phải là ngôn ngữ văn hoá. Lứa tuổi trẻ con cần ngôn ngữ văn hoá dù chỉ là ngôn ngữ đơn giản thôi. Chính việc đưa ngôn ngữ đó vào truyện để trẻ tiếp xúc hàng ngày là điều làm tôi đau đớn nhất. Thứ hai, phần lớn truyện tranh trên thị trường hiện nay là truyện dịch. Chưa kể đến trình độ người dịch mà bản thân ngôn ngữ trong truyện đã mang phong thái của nước ngoài. Nhiều truyện tranh của Việt Nam tự viết cũng chưa được chuẩn về ngôn ngữ. Nhiều tác giả chưa có trình độ cao về mặt ngôn ngữ và văn hoá. Thứ ba, truyện tranh còn chạy theo lợi nhuận. Nếu như sách nghiên cứu chỉ in vài trăm bản thì truyện tranh in vài trăm nghìn bản. Cũng chính việc chạy theo lợi nhuận mà nhiều nhà xuất bản đã cho in nhiều cuốn chất lượng chưa thực sự tốt. Truyện tranh cũng có chức năng giáo dục nhưng hiện nay ở ta đang đặt lợi nhuận cao hơn chức năng giáo dục". Hậu quả của việc đọc quá nhiều truyện tranh là những ngôn từ mà trẻ sử dụng thường được rút gọn một cách quá mức, những đoạn văn cụt lủn với những từ ngữ truyện tranh, bạo lực xuất hiện ngày một nhiều. Chẳng hạn như đoạn văn sau của một học sinh lớp 4 – là sản phẩm của quá trình tiếp thu ngôn ngữ từ truyện tranh: “Tùng tùng tùng... Trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên. Tôi bước ùa ra khỏi lớp. Tôi bước xuống sân trường. Trước mắt tôi, một vụ tai nạn đã xảy ra. Đó là một em nhỏ đang chơi bóng đá. Đang chạy rất nhanh. Rồi bỗng nhiên, một tên tinh nghịch chạy qua. Uỳnh! Hai người sầm vào nhau. Ngay sau khi đứng dậy tên đó vênh mặt, chỉ tay vào em nhỏ quát: "Này thằng kia! có mắt không đấy hả? Đi đứng phải nhìn đường chứ!”. Rồi quay lưng bỏ đi. Em nhỏ đó thật đáng thương. Mặt mũi bầm tím. Khuôn mặt đỏ bừng vì đau rát và bị mắng mỏ. Tôi tiến đến gần, đỡ em bé dậy và đưa em đó vào phòng y tế. Rồi, giọng nghẹn ngào chen với nước mắt cất lên 4 chữ "Em cảm ơn chị”. Lòng tôi ấm áp giữa mùa đông buốt giá”. (Bài viết của một học sinh lớp 4 với đề bài: Viết về tình huống một bạn nhỏ va vào em bé trên trang web tuoitho.com) Như vậy, hoạt động sử dụng ngôn ngữ của trẻ em chịu ảnh hưởng bởi các ngôn từ trong truyện tranh, đặc biệt là các ngôn từ mang tính chất bạo lực, thiếu sự trong sáng về ngôn ngữ. Không chỉ truyện tranh mà các ngôn từ trong các phim hoạt hình, game bạo lực là những loại hình truyền thông trẻ tiếp xúc nhiều cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Với ưu thế âm thanh, hình ảnh các ngôn từ trong game bạo lực, phim hoạt hình còn in đậm trong trí nhớ của trẻ và khiến trẻ sử dụng lại rất dễ dàng trong ngôn từ hàng ngày. Điều này khiến văn hoá ứng xử, văn hoá giao tiếp của trẻ chịu những ảnh hưởng không tốt, không những thế trẻ còn rất khó để có thể có những câu văn trong sáng, giàu ý nghĩa, khó diễn đạt được suy nghĩ của bản thân. Quan trọng hơn, sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ sẽ bị lệch lạc và cần phải có những sự điều chỉnh. Về vấn đề này, Lí thuyết về hiện thực bậc 2 của Katz cũng đã chỉ rõ, trẻ em là đối tượng chịu tác động của hiện thực bậc 2, tức là những gì mà chúng nhìn thấy, chúng nghe được đều sẽ được bắt chước giống như những chuẩn mực xã hội. Hiểu đơn giản hơn, trẻ em do những kinh nghiệm về cuộc sống còn hạn chế nên quá trình tham gia vào các hoạt động xã hội của trẻ mới chỉ diễn ra một mặt của quá trình xã hội hoá cá nhân – đó là quá trình cá nhân học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm về mặt xã hội. Vì thế, những điều trẻ nghe đọc , đọc được giống như những kim chỉ nam hướng dẫn hành động của trẻ. Vì thế, với thực trạng tiếp cận truyện tranh như hiện nay, chắc chắn trẻ sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi lối hành văn, hoạt động sử dụng ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện – đặc biệt là những nhân vật mà trẻ yêu thích. Lí thuyết này giúp ta nhận diện được sự ảnh hưởng của ngôn từ truyện tranh tới ngôn từ của trẻ từ góc nhìn khoa học. Trẻ học tập, nói theo, viết theo những ngôn từ trong truyện tranh là điều tất yếu sẽ xảy ra. Chính vì vậy, với thực trạng ngôn từ trong truyện tranh hiện nay là những câu văn cụt, những từ đơn nghĩa, những tiếng lóng sẽ khiến cho ngôn từ của trẻ thực sự thiếu sự hoàn thiện và ngôn ngữ của tiếng Việt sẽ thiếu dần sự trong sáng do thế hệ trẻ chịu ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ từ truyện tranh dẫn đến sự thiếu hoàn thiện về mặt ngôn từ. Ngôn từ trong truyện tranh có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sử dụng tiếng Việt của trẻ. Ngôn từ trong truyện tranh đầy tính bạo lực, thiếu những câu văn đủ nghĩa, tinh tế đã làm hạn chế khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Muốn khắc phục được điều này đòi hỏi các nhà quản lí văn hoá, các nhà văn phải đặt thêm chữ “tâm” lên hàng đầu để đưa ra những giải pháp thích hợp góp phần giúp ngôn từ của truyện tranh thêm trong sáng, đây cũng là một giải pháp để làm giàu, làm đẹp cho tiếng Việt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_ngon_ngu_trong_truyen_tranh_toi_hoat_dong_su_dung_ngon_ngu_cua_tre_em_hien_nay_822.pdf
Tài liệu liên quan