Tham vấn ý kiến cộng đồng trong
quá trình ra quyết định và huy động sự
tham gia của cộng đồng trong công tác
BVMT không những đảm bảo được lợi ích
của các bên liên quan, mà còn có thể phát
huy được những kiến thức bản địa phục vụ
cho phát triển KT-XH. Thiếu sự tham gia
của các cộng đồng thường dẫn đến những
vướng mắc trong quá trình giải quyết mâu
thuẫn giữa BVMT và phát triển KT-XH,
đồng thời có thể dẫn đến mất cân bằng
về lợi ích của các nhóm xã hội, làm phát
sinh những xung đột, tranh chấp về mặt
môi trường. Do vậy, tham vấn cộng đồng
và huy động sự tham gia của người dân
sẽ đảm bảo được sự cân bằng lợi ích giữa
các nhóm xã hội, giữa lợi ích tư nhân và
lợi ích nhà nước, lợi ích của các hoạt động
ngành nghề khác nhau, từ đó góp phần
giảm thiểu xung đột môi trường, đảm bảo
yêu cầu về phát triển bền vững.
20 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của ô nhiễm môi trường nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
CHƯƠNG IV
95
Chöông 4 Taùc ñoäng cuûa oâ nhieãm moâi tröôøng noâng thoân
CHƯƠNG 4
TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, CTR tại khu vực nông thôn đã và
đang gây ra những tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe người
dân, đời sống sinh vật, gây thiệt hại về KT-XH và làm gia tăng những xung đột môi trường.
4.1. ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG SINH HOẠT VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN
4.1.1. Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
người dân
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không
nhỏ đến sinh hoạt của người dân, làm xáo
trộn cuộc sống thường ngày, gia tăng gánh
nặng chi phí.
Hiện nay, phần lớn người dân khu vực
nông thôn đều sử dụng nguồn nước ngầm và
nước sông để phục vụ sinh hoạt. Khi nguồn
nước này bị ô nhiễm, suy giảm hay cạn kiệt,
cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người
dân cũng bị ảnh hưởng. Tại những khu vực
có nguồn nước bị ô nhiễm, để có nước sử
dụng, nhiều hộ dân phải đầu tư xây dựng
bể lọc hay mua các thiết bị lọc nước... Hay
tại những khu vực bị thiếu nước, nhiều hộ
gia đình phải đi xa nhiều km để chở nước
sạch, nhiều hộ dân phải mua từng thùng
nước để sinh hoạt. Chi phí cho cuộc sống
do vậy cũng gia tăng, khiến cho đời sống
người dân thêm phần khó khăn. Chính
việc không đủ nước cho sinh hoạt, nhiều
nơi người dân vẫn phải dùng nguồn nước
bị ô nhiễm, gây ra các bệnh ngoài da, mẩn
ngứa ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Ô nhiễm không khí cũng tác động
trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày của
người dân. Tại không ít vùng nông thôn,
mùi hôi thối phát sinh do nước thải, chất
thải từ các trang trại chăn nuôi gia súc, gia
cầm; bụi bẩn và tiếng ồn từ các cơ sở sản
xuất len lỏi khắp các đường làng, ngõ
xóm, khiến cuộc sống sinh hoạt của người
dân bị đảo lộn.
Nhiều đơn thư khiếu nại của người
dân phản ánh về tình trạng các nhà máy,
cơ sở sản xuất hoạt động gây mùi hôi thối,
bụi đen và tiếng ồn, ảnh hưởng đến cả bữa
ăn, giấc ngủ. Thậm chí, nhiều hộ gia đình
phải chuyển đi nơi khác để đảm bảo sức
khỏe và cuộc sống.
Khung 4.1. Hơn 7 năm sống chung
với nguồn nước bị ô nhiễm
Hơn 7 năm qua, gần 100 hộ dân
ở một số thôn của các xã Quảng
Lưu, Quảng Hải, Quảng Thái,huyện
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá phải
đi hàng km chở nước sinh hoạt trong
khi giếng khoan phải bỏ phí vì nguồn
nước ở đây bị ô nhiễm nặng do nước
thải từ các hồ nuôi tôm trên cát.
Chị Trịnh Thị Sành, thôn 1, xã
Quảng Lưu cho biết: “Trước đây
người dân chúng tôi không phải đi
xa chở nước vất vả như bây giờ, đã
mấy năm nay nguồn nước bị ô nhiễm
nặng không thể sử dụng được. Hàng
ngày trong gia đình tôi phải phân
công một người chuyên đi chở nước
nhưng cũng chỉ đủ để ăn uống, còn
tắm rửa thì vẫn phải dùng nguồn
nước bị ô nhiễm”.
Nguồn: TCMT tổng hợp, 2014
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2014
MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
96
4.1.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân
Con người đang phải “trả giá” về mặt
sức khỏe bởi cách mà chúng ta đối xử với
môi trường. Trong vòng 30 năm qua, có
khoảng 40 bệnh mới đã phát sinh và đều
có nguồn gốc từ ô nhiễm môi trường. Hàng
loạt các bệnh hô hấp, đường ruột, truyền
nhiễm, bệnh phụ khoa có nguy cơ tăng
cao, trong đó yếu tố môi trường sống là tác
nhân truyền bệnh. Một số làng ung thư,
làng bệnh tật đã xuất hiện ở vùng nông
thôn. Những bệnh “nan y” thường chỉ phổ
biến ở khu vực đô thị, nơi phải chịu nhiều
chất độc hại thì nay có nguy cơ trở thành
“vấn nạn” ở vùng nông thôn.
Tác động của ô nhiễm đối với sức
khỏe người dân càng trở nên nghiêm trọng
do điều kiện khám chữa bệnh tại vùng
nông thôn chưa được đảm bảo và đời sống
còn nhiều khó khăn. Bệnh tật đến đồng
nghĩa với việc người dân phải chi trả cho
các chi phí khám chữa bệnh và thuốc men,
chịu những tổn thất thu nhập từ việc mất
ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất
thời gian của người nhà chăm sóc người
ốm... Gánh nặng bệnh tật, do vậy, càng
khiến cho cuộc sống của người dân thêm
nhọc nhằn.
4.1.2.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
đến sức khỏe người dân
Theo số liệu thống kê của WHO, mỗi
năm ở khu vực Đông Nam Á có 700.000
người chết sớm vì ô nhiễm không khí
(TCTK, 2014). Khi môi trường không khí
bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy
giảm, quá trình lão hoá trong cơ thể tăng
nhanh, chức năng của phổi bị suy giảm,
gây bệnh hen suyễn, viêm phế quản, ung
thư, suy nhược thần kinh, tim mạch và làm
giảm tuổi thọ con người. Các nhóm cộng
đồng nhạy cảm nhất với sự ô nhiễm không
khí là những người cao tuổi, phụ nữ mang
thai, trẻ em dưới 15 tuổi, người đang mang
bệnh, người thường xuyên phải làm việc
ngoài trời Mức độ ảnh hưởng đối với từng
người tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ,
nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian
tiếp xúc.
Người dân sống ở khu vực nông thôn
đang phải đối mặt với các mối đe dọa sức
khỏe gây ra bởi nguồn ô nhiễm không khí
trong nhà do thói quen sử dụng nhiên liệu
như than, củi... trong đun nấu, sưởi ấm và
ô nhiễm ngoài trời do việc phát sinh các
nguồn ô nhiễm từ chính khu vực nông thôn
và các vùng lân cận.
Khung 4.2. Ô nhiễm ảnh hưởng
đến đời sống sinh hoạt của người dân
Ngày 08/2/2012, bức xúc trước
tình trạng nhà máy trộn bê tông nhựa
đường gây ô nhiễm kéo dài, ảnh
hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, tập
thể nhân dân Ấp 5, xã Long Phước,
huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
đã gửi đơn khiếu nại đến Báo Tin
Môi trường.
Đơn phản ánh có nêu: “Mấy năm
gần đây cạnh nhà chúng tôi ở mọc
lên hai trạm trộn bêtông nhựa đường
nóng hoạt động suốt ngày đêm, gây ô
nhiễm nghiêm trọng tại nơi chúng tôi
sinh sống. Nhà máy hoạt động gây ra
những ảnh hưởng đến đời sống sinh
hoạt của người dân: Gây khói bụi
đến ngạt thở; Tiếng ồn của nhà máy,
của máy xúc làm đầu chúng tôi như
nổ tung không ăn ngủ gì được; Tiếng
rung của nhà máy gầm lên làm nứt
nhà chúng tôi; Tiếng còi, tiếng đập
thùng xe ben kêu vang trời”.
Nguồn: TCMT tổng hợp, 2014
97
Chöông 4 Taùc ñoäng cuûa oâ nhieãm moâi tröôøng noâng thoân
Hiện nay, nhiều hộ gia đình kinh tế
khó khăn, đặc biệt là ở vùng nông thôn,
vẫn chọn than là nguyên liệu để đun nấu
thay vì gas hay dầu nhằm giảm chi phí
sinh hoạt. Theo Số liệu Thống kê môi
trường Việt Nam 2013, giá trị than tiêu thụ
của các hộ gia đình trong năm cho tiêu
dùng và sản xuất tại khu vực nông thôn
năm 2012 là khoảng 4,1 tỷ đồng, chiếm
6,8% giá trị tiêu thụ của các hộ gia đình
trong cả nước (TCTK 2014). Mặc dù đã có
nhiều tài liệu cảnh báo về tác hại của việc
sử dụng than tổ ong đối với sức khỏe do
việc phát thải khí độc hại nhưng đến nay
vẫn chưa có quy định cấm sử dụng loại
than này. Đó là nguyên nhân chính khiến
bếp than tổ ong vẫn tồn tại dù hiểm họa từ
loại bếp này đã được cảnh báo.
Ô nhiễm không khí phát sinh từ các
cơ sở sản xuất công nghiệp và làng nghề
làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh tại
khu vực nông thôn, đặc biệt là trẻ em.
Một nghiên cứu tiến hành tại làng nghề
dệt vải, với 142 hộ gia đình và 131 trẻ
em tuổi từ 6-17 đã cho thấy nồng độ bụi
bông và tiếng ồn lớn đã ảnh hưởng đến
sức khỏe trẻ em. Tại các hộ gia đình có
xưởng dệt từ 3-12 máy, nồng độ bụi bông
từ 1,12-1,91 mg/m3, cao hơn QCVN 1,1-
1,9 lần. Trẻ em sống tại các gia đình làm
nghề dệt đã có một số ảnh hưởng của
bụi bông như đau họng (22,9%), ngạt
mũi (19,1%), thở khò khè (15,5%), ho
kéo dài (9,9%), ngứa mắt (7,6%), mẩn
ngứa, dị ứng mề đay (2,3-7,6%). Có
65,9% trẻ em có nhịp mạch cao hơn so
với tiêu chuẩn theo lứa tuổi và 17,6% trẻ
có huyết áp tối đa cao hơn tiêu chuẩn
theo lứa tuổi. Trẻ em tại đây cũng đã có
những biểu hiện của ảnh hưởng tiếng ồn
như ù tai (22,9%), đau tai (12,2%), nghe
kém (9,2%) 1.
Tại các làng nghề tái chế kim loại,
ô nhiễm không khí do sự phát thải khí
độc, nguồn nhiệt cao và bụi kim loại từ
các lò đúc, nấu kim loại trong quá trình
sản xuất đã gây ra các bệnh phổ biến
như bệnh hô hấp, bụi phổi và bệnh về
thần kinh. Các bệnh có tỷ lệ mắc cao
là bệnh phổi thông thường, bệnh tiêu
hoá, bệnh về mắt, bệnh phụ khoa, lao
phổi (0,4-0,6%) và ung thư phổi (0,35-
1%). Nghiên cứu tại làng nghề tái chế
kim loại Châu Khê (Bắc Ninh) cho thấy,
tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến
1. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VIII và Hội nghị
khoa học quốc tế lần thứ IV về y học lao động và vệ sinh môi
trường, 2012
Khung 4.3. Tác hại của việc sử dụng
than tổ ong đối với sức khỏe con người
Theo nghiên cứu, tác hại của than tổ
ong đối với sức khỏe con người cũng tương
tự như tác hại của thuốc lá. Than tổ ong khi
cháy sẽ thải ra nhiều độc tố nguy hiểm như
khí CO, NOX gây độc hại cho hệ hô hấp và
hệ tuần hoàn máu, để lại những di chứng
thần kinh - tâm thần, thậm chí gây tử vong
cho con người khi hít phải. Ngoài ra, trong
than tổ ong có rất nhiều Lưu huỳnh, khi
cháy sẽ tạo ra khí SO2 gây bệnh hen suyễn
và phổi, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn
mãn tính. Tuy nhiên, những độc tố này
không làm người sử dụng phát bệnh ngay
lập tức mà thấm dần vào cơ thể một thời
gian dài sau đó mới phát bệnh.
Tổ chức WHO cho biết, trên thế giới,
bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính hầu hết là đàn ông. Ở Việt Nam, tỷ lệ
phụ nữ mắc bệnh này chiếm từ 10% đến
15%. Một trong những nguyên nhân được
cho là do thói quen sử dụng than tổ ong
trong đun nấu.
Nguồn: TCMT tổng hợp, 2014
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2014
MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
98
ô nhiễm rất cao (Biểu đồ 4.1). Trên 60%
dân cư trong vùng có các triệu chứng
bệnh liên quan đến thần kinh, hô hấp,
bệnh ngoài da, điếc. Một điểm đáng lưu
ý là tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm người tham
gia sản xuất và không tham gia sản xuất
là tương đương. Nguyên nhân xuất phát
từ đặc tính sản xuất của làng nghề là sản
xuất tại gia đình, nơi tất cả các thành
viên cùng ăn ở, sinh hoạt. Do vậy, không
có sự khác biệt về mức độ tác động của
ô nhiễm không khí gây ra trong quá trình
sản xuất đối với nhóm người tham gia
sản xuất và nhóm người không tham gia
sản xuất (người già, trẻ em).
Ô nhiễm không khí từ các khu vực
sản xuất thủ công nghiệp, làng nghề
không chỉ ảnh hưởng đến người lao động
mà còn ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư
sống ở các khu vực xung quanh. Khảo sát
các triệu chứng xuất hiện ở các hộ gia đình
sống xung quanh cơ sở sản xuất sản phẩm
thủ công mỹ nghệ từ dừa tại huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre cho thấy, có 29% số
hộ gia đình được khảo sát có thành viên có
biểu hiện đau đầu do tiếng ồn; 9% số hộ
có biểu hiện khó thở, tức ngực do hít phải
mùi khó chịu phát sinh trong quá trình sản
xuất và 24% số hộ có người có biểu hiện
thường xuyên ho hoặc hắt hơi. Về tình
hình bệnh tật của người dân sống gần khu
vực cơ sở sản xuất, có 23,18% số hộ mắc
bệnh về tai - mũi - họng; 16,82% số hộ
mắc các bệnh về đường hô hấp; 10,91%
bị mắc các bệnh ngoài da và 8,18% mắc
các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa2.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ô
nhiễm tiếng ồn dẫn đầu danh sách các
dạng ô nhiễm không khí có hại cho sức
khỏe con người. Trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp, việc thường xuyên tiếp xúc
với tiếng ồn, rung, bụi từ các loại máy móc
thô sơ đã và đang gây ra những ảnh hưởng
nhất định đến sức khỏe người dân như
nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn giấc ngủ,
đau đầu, những trục trặc về tim và thậm
chí là những vấn đề về sức khỏe tâm thần
và hành vi.
2. Đánh giá tác động của ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất sản
phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa đến sức khỏe người dân tại
huyện Châu Thành, tỉnh Bến tre, Viện Vệ sinh Y tế Công
Cộng Tp. HCM, 2011
0
20
40
60
Viêm họng Bệnh bụi phổi,
silic, than
Đau mắt hột Viêm phế quản Nhiễm độc kim
loại
%
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ người mắc các bệnh phổ biến tại làng nghề tái chế kim loại
Châu Khê, tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Viện Bảo hộ lao động, 2006
99
Chöông 4 Taùc ñoäng cuûa oâ nhieãm moâi tröôøng noâng thoân
4.1.2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm
nguồn nước đến sức khỏe người dân
Theo các tài liệu khoa học trên
thế giới, có hơn 300 loại bệnh lây
truyền qua đường nước. Nguyên nhân
là do các vi sinh vật (vi khuẩn, vi-rút,
ký sinh trùng) có khả năng xâm nhập
vào cơ thể con người qua đường nước
uống hoặc nước dùng chế biến thực
phẩm, từ đó gây ra các bệnh về tiêu
hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy;
các bệnh bại liệt, viêm gan, lỵ amip,
giun, sán Đặc biệt, nguồn nước bị
nhiễm các hóa chất từ sản xuất, sinh
hoạt của con người, nước thải từ các
khu công nghiệp thường gây ra các
bệnh mãn tính, bệnh ung thư, các
bệnh ảnh hưởng đến sinh sản và di
truyền cho người sử dụng.
Theo thống kê của Bộ Y tế, các
bệnh tiêu chảy, hội chứng lỵ, lỵ trực
khuẩn là 3 trong số 10 bệnh có tỷ lệ
mắc cao nhất, trong đó tiêu chảy là
bệnh đứng thứ 6 trong các bệnh có
tỷ lệ tử vong lớn nhất (0,009/100.000
dân). Số người mắc bệnh tập trung
phần lớn ở khu vực nông thôn.
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe liên quan đến nước và vệ sinh ở Việt Nam
Chỉ tiêu Số lượng
Tỷ lệ trẻ em tử vong trước 1 tuổi/ 1000 trẻ em sinh 24
DALYs* do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh (năm) 765.738
Tỷ lệ % DALYs* do các bệnh liên quan đến nước trong tổng DALYs* 6%
Số tử vong do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh/năm 14.531
Tỷ lệ chết do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh 3%
(*): Số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật
Nguồn: WHO; Bộ Y tế; Unicef, 2012
Khung 4.4. Tác hại của các chất ô nhiễm
trong nước đối với sức khỏe con người
Các chất ô nhiễm trong nước có thể gây
ra các bệnh sau:
- Nhiễm chì lâu ngày: gây các bệnh về
thận, thần kinh;
- Amoni, Nitrat, Nitrit: gây mắc bệnh
xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư.
- Natri: gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim
mạch;
- Lưu huỳnh: gây bệnh về đường tiêu hoá;
- Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột
sống, đau lưng;
- Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc
diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích
tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm,
phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan. Tiếp xúc
lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ
quan nội tạng;
- Chất tẩy trắng Xenon peroxide, Sodium
percarbonate: gây viêm đường hô hấp;
- Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt,
Chì, Cadimi, Asen, Thuỷ ngân, Kẽm gây
đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm
xương, thiếu máu.
Nguồn: TCMT tổng hợp, 2014
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2014
MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
100
Tại các vùng nông thôn, do điều kiện
kinh tế thấp, nhiều hộ gia đình vẫn sử
dụng nước sông, ao hồ, kênh rạch để phục
vụ sinh hoạt hàng ngày. Kết quả điều tra
VSMT nông thôn của Bộ Y tế năm 2007
cho thấy, cơ cấu nguồn nước ăn uống, sinh
hoạt chính ở các hộ gia đình vùng nông
thôn như sau: 33,1% giếng khoan, 31,2%
giếng khơi, 1,8% nước mưa, 11,7% nước
máy, 7,5% nước suối đầu nguồn, 11%
nước sông ao hồ và 3,7% nguồn nước
khác. Có 11,6% đối tượng được phỏng
vấn vẫn thường xuyên uống nước lã. Thói
quen uống nước lã sẽ đưa đến những hậu
quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng
do mắc phải những bệnh dịch lan truyền
theo nước. Theo Báo cáo đánh giá về nước
sạch và vệ sinh ở Việt Nam năm 2011 của
WHO, Unicef và Bộ Y tế, khoảng 90% dân
cư Việt Nam, đặc biệt vùng nông thôn, bị
nhiễm các loại giun, sán đường tiêu hóa.
Thói quen sử dụng cầu tiêu ao cá và
nguồn nước trực tiếp không qua đun chín
nấu sôi của người dân cũng mang lại những
tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Số liệu
điều tra cho thấy, khoảng 60% người dân
nông thôn vùng ĐBSCL sử dụng nhà tiêu
không hợp vệ sinh; 4 triệu người có hành
vi phóng uế trực tiếp ra môi trường. Đây
chính là nguyên nhân khiến dịch tay chân
miệng tái đi tái lại trong vùng, dịch tiêu
chảy cũng luôn rình rập, đe dọa sức khỏe
trẻ em. Đỉnh điểm là 300.000 ca tiêu chảy
trong năm 20103.
Ô nhiễm nước tại các làng nghề cũng
làm gia tăng tỷ lệ người mắc các bệnh về
tiêu hóa, bệnh đau mắt và bệnh ngoài da
(Biểu đồ 4.2).
3. Hội thảo “Tham vấn nghiên cứu và thúc đẩy vệ sinh nông
thôn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” do Ngân hàng Thế
giới và Bộ Y tế tổ chức ngày 24/9/2014
Bảng 4.2. Số lượng người mắc các bệnh liên quan đến môi trường nước tại Phú Thọ
Tên bệnh
Số người mắc bệnh
2006 2007 2008 2009
Tả 0 2 5 0
Thương hàn 0 0 0 0
Lỵ trực trùng 88 130 45 59
Lỵ amip 12 92 56 56
Hội chứng lỵ 2.936 2.812 2.660 3.042
Tiêu chảy 7.748 9.230 10.437 11.462
Nguồn: Chi cục BVMT tỉnh Phú Thọ, 2011
101
Chöông 4 Taùc ñoäng cuûa oâ nhieãm moâi tröôøng noâng thoân
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh của các làng nghề và các làng không làm nghề tại Hà Nam
Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Hà Nam, 2008
Hoạt động tái chế chì tại một số làng
nghề làm phát tán chì vào nguồn nước và
môi trường xung quanh, từ đó ảnh hưởng
trực tiếp các sinh vật và sức khỏe người
dân thông qua việc hấp thụ chì từ nguồn
nước và môi trường sống. Kết quả xét
nghiệm của Viện Y học lao động và Vệ
sinh môi trường (Bộ Y tế) và Trường Đại
học Washington (Mỹ) trên 109 trẻ em dưới
10 tuổi tại làng nghề tái chế chì thôn Đông
Mai (Hưng Yên) cho thấy: 100% các em
đều có hàm lượng chì trong máu vượt quá
ngưỡng cho phép. Cụ thể, 15 em nhiễm
chì ở ngưỡng nguy hiểm (65ug/dl); 17 em
ở mức báo động (45 - 65 ug/dl); 70 em ở
mức quá cao (25 - 44 ug/dl) và 7 em nhiễm
ở mức cần quan tâm (10 - 19 ug/dl)4.
Nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng do
việc quản lý không tốt các loại chất thải,
phân gia súc, gia cầm; bị nhiễm độc do sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật... đều là những
tác nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt
là các bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa
4. “Khắc phục ô nhiễm chì tại làng nghề tái chế chì thôn
Đông Mai”, Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng
(Tạp chí Môi trường, 9/2014)
4.1.2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm đất
và chất thải rắn đến sức khỏe con người
Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
đất đến sức khỏe con người thể hiện rõ
nhất ở sự tích tụ dư lượng thuốc BVTV,
phân bón trong môi trường đất. Việc sử
dụng không đúng cách hoặc quá nhiều
các loại phân bón, thuốc BVTV khiến cho
cây trồng không hấp thụ hết gây nên tình
trạng tồn dư phân bón, thuốc BVTV trong
đất, từ đó tích lũy vào nông sản thực phẩm,
gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm và
những tác động lâu dài, ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe con người.
Lượng phân bón hóa học từ môi trường
đất tích lũy trong các nông sản, nhất là
các loại rau quả tươi có hàm lượng Nitrat
dư thừa có thể dẫn đến bệnh hiểm nghèo
là hội chứng trẻ xanh (Methaemoglobin-
amia-tắc nghẽn vận chuyển ôxy trong cơ
thể trẻ em), kìm hãm sự phát triển của trẻ
dưới 1 tuổi, làm trẻ xanh xao, gầy yếu và
ung thư dạ dày, vòm họng ở người lớn.
0
20
40
60
80
Đau mắt Tiêu chảy Ngoài da
Làng làm nghề Làng không làm nghề
%
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2014
MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
102
Phân hữu cơ chưa được ủ và xử lý đúng
kỹ thuật khi sử dụng trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp là tác nhân gây hại cho
môi trường đất do trong phân chứa nhiều
vi khuẩn và ký sinh trùng như giun sán,
trứng giun, sâu bọ, vi trùng và các mầm
bệnh khác. Các loại vi khuẩn và ký sinh
trùng này sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở trong
đất, bám vào các cây trồng nông nghiệp
và truyền vào cơ thể người, động vật, gây
ra một số bệnh truyền nhiễm, bệnh đường
ruột ở hầu hết người dân vùng nông thôn,
đặc biệt là trẻ em.
Hiện nay, một số vùng của Việt Nam
vẫn chịu ảnh hưởng của các chất độc hóa
học được sử dụng trong chiến tranh còn
tồn lưu trong đất. Kết quả là 34% diện
tích đất trồng trọt và 44% diện tích rừng
bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các chất độc
hóa học thông qua chuỗi thức ăn (tích lũy
trong nguồn nước dưới đất, thực vật, thủy
sản) đi vào cơ thể con người và gây ra các
bệnh về tim mạch, thần kinh, xương khớp,
hô hấp, ung thư...
Các loại chất thải rắn độc hại như
vỏ thuốc bảo vệ thực vật phát sinh từ hoạt
động trồng trọt do người dân sau khi sử
dụng vứt bỏ bừa bãi tại đồng ruộng; phế
thải và chất thải từ hoạt động chăn nuôi
gia súc, gia cầm và sinh hoạt nếu không
được thu gom, xử lý bảo đảm kỹ thuật và
vệ sinh môi trường sẽ trở thành hiểm họa
cho môi trường đất, nước, không khí gây
ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, làm gia
tăng các bệnh về mắt, hô hấp, các bệnh
ngoài da, thậm chí cả bệnh ung thư.
Một nghiên cứu tại Lạng Sơn đã điều
tra hai xã chịu ảnh hưởng của bãi rác
thải là xã Quảng Lạc và xã Hoàng Đồng
(nhóm nghiên cứu) và hai xã không chịu
ảnh hưởng của bãi rác là xã Hợp Thịnh
và xã Mai Pha (nhóm đối chứng) (Biểu đồ
4.3), nhận thấy nhóm nghiên cứu có tỷ lệ
người ốm trong hai tuần cao hơn nhóm đối
chứng (10,2% và 6,7%). Triệu chứng các
bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương
khớp của nhóm nghiên cứu có tỷ lệ cao
hơn hẳn so với nhóm đối chứng.
Chú thích:
- Nhóm nghiên cứu: xã Quảng Lạc và xã Hoàng Đồng (Lạng Sơn) - chịu ảnh hưởng của bãi rác thải
- Nhóm đối chứng: xã Hợp Thịnh và xã Mai Pha (Lạng Sơn) - không chịu ảnh hưởng của bãi rác thải
0
5
10
15
20
25
Tiêu chảy Da liễu Tỷ lệ
người ốm
Bệnh khác Ho, viêm
phế quản
Đau xương
khớp
% Nhóm nghiên cứu Nhóm đối chứng
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ % triệu chứng bệnh
tật do ảnh hưởng của bãi rác
Nguồn: Viện Y học lao động
và Vệ sinh môi trường, 2009
103
Chöông 4 Taùc ñoäng cuûa oâ nhieãm moâi tröôøng noâng thoân
4.2. ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÁC
NGÀNH KINH TẾ - XÃ HỘI
Ô nhiễm môi trường gây ra những thiệt hại không
nhỏ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác,
nuôi trồng thủy sản cũng như hoạt động phát triển du
lịch. Những vấn đề này không chỉ gây ảnh hưởng tới
đời sống người nông dân mà còn gây ra những tổn thất
lớn tới vấn đề phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
4.2.1. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến hoạt động
nuôi trồng thủy sản
Theo số liệu thống kê, sản lượng nuôi trồng thủy
sản (đặc biệt là nuôi cá bè trên sông) đã bị giảm sút
nhiều do vấn đề ô nhiễm nước mặt. Những sự cố gây
ô nhiễm nguồn nước trong thời gian ngắn do nước
thải của một số nhà máy sản xuất cũng gây ra những
thiệt hại kinh tế đối với người dân nuôi trồng thủy
sản. Nhiều vụ cá bè chết hàng loạt trên các sông tại
Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Đà Nẵng... đã ảnh hưởng
đến nguồn thu nhập của hàng trăm hộ dân, gây không
ít bức xúc, hoang mang.
4.2.2. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất nông nghiệp
Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng chịu nhiều
tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường đất. Việc
lạm dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp đã gây ra những ảnh
hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng cây
trồng. Hiện nay, hiện tượng đất nông nghiệp bị “chai
cứng” do dư thừa phân bón hóa học trong đất ngày
càng trở nên phổ biến dẫn đến năng suất cây trồng
bị giảm sút. Sử dụng thuốc BVTV cũng gây nên tình
trạng sản phẩm nông sản bị nhiễm độc, từ đó ảnh
hưởng đến chất lượng và giá trị kinh tế của sản phẩm.
Thu nhập của người nông dân do đó cũng bị giảm
đáng kể.
Môi trường nước mặt (sông hồ, kênh mương) là
nguồn tưới tiêu chính trong hoạt động nông nghiệp.
Khi chất lượng nước của hệ thống này bị ô nhiễm dẫn
tới những thiệt hại không nhỏ đối với hoạt động canh
tác tại các khu vực nông thôn.
Khung 4.5. Ô nhiễm
môi trường gây thiệt hại cho
nuôi cá bè trên sông Chà Và
Nhiều năm qua, ô nhiễm
nước trên sông Chà Và ở xã
Long Sơn, Tp. Vũng Tàu,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã
làm cho người nuôi cá bè
điêu đứng.
Tháng 12/2013, sự kiện
hàng loạt các loại cá bớp,
cá chim, cá chẽm của
nhiều hộ đang nuôi bè trên
sông Chà Và, xã Long Sơn,
Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu đột nhiên chết
hàng loạt đã gây bức xúc
cho người dân. Từ ngày 25
- 27/12/2013, khoảng 10
tấn cá bớp và cá chim nuôi
trong các lồng bè trên sông
Chà Và bị chết hàng loạt,
gây thiệt hại lên đến hàng
chục tỷ đồng. Theo những
hộ dân nuôi cá trên sông
Chà Và thì nguồn nước sông
bị ô nhiễm nặng bởi việc xả
thải của các nhà máy đầu
nguồn.
Sở NN&PTNT tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu cũng cho
biết, kết quả xét nghiệm
mẫu nước và cá chết cho
thấy cá nuôi lồng bè trên
sông Chà Và (xã Long Sơn,
thành phố Vũng Tàu) chết
hàng loạt là do nước sông
bị ô nhiễm.
Nguồn: TCMT tổng hợp, 2014.
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2014
MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
104
Khí thải tại các khu vực sản xuất công
nghiệp, đặc biệt là các cơ sở công nghiệp
nhỏ, làng nghề ở khu vực nông thôn, chưa
qua xử lý có nồng độ cao các chất độc hại
như CO, NOx, SO2 cũng gây thiệt hại tới
năng suất cây trồng và kinh tế. Đặc biệt,
việc xây dựng các lò sản xuất gạch ngay
tại khu vực canh tác đã gây ra những tác
động tiêu cực đến sản lượng và chất lượng
cây trồng.
Khi theo dõi những dấu hiệu tổn thương
của cây và sản lượng thu hoạch, các nhà
khoa học kết luận, ở những khu vực canh
tác càng gần các lò gạch thì mức độ tổn
thương cũng như lượng HF tồn tại trên lá
càng cao. Khí ô nhiễm từ lò gạch sẽ xâm
nhập vào lá thông qua các khí khổng, sau
đó dần dần hủy hoại các tế bào, ảnh hưởng
đến sản lượng và chất lượng thu hoạch. Có
những điểm quan sát, sản lượng giảm tới
40 - 60%.
Biến đổi khí hậu, thiên tai như hạn
hán, lũ lụt, xâm nhập mặn,... cũng gây ra
những thiệt hại đáng kể đến hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Nhiều diện lúa, hoa màu
bị mất trắng do thiên tai làm ảnh hưởng đến
thu nhập của người dân.
Khung 4.6. Người dân điêu đứng
vì nước thải nhà máy tinh bột sắn
Nhà máy tinh bột sắn Hải Lăng
đóng trên địa bàn huyện Hải Lăng,
tỉnh Quảng Trị đã góp phần tích cực
vào việc tiêu thụ nguyên liệu sắn và
tạo việc làm cho nhiều lao động địa
phương. Tuy nhiên, đằng sau những
cái lợi trước mắt đó thì hậu quả về môi
trường do nhà máy này để lại cũng vô
cùng nặng nề và dai dẳng.
Nước thải từ nhà máy tinh bột sắn
Hải Lăng xả ra môi trường đã làm nhiều
diện tích lúa, hoa màu, việc chăn nuôi
của bà con nhân dân thôn Xuân Lâm,
xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng bị ảnh
hưởng nặng nề. Nhiều cá tôm, ếch
nhái, ốc bươu trong đồng ruộng, ao, hồ
bị chết hàng loạt.
Cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của
160 hộ dân nơi đây đã rơi vào tình
trạng điêu đứng bởi ô nhiễm nước thải
từ nhà máy tinh bột sắn Hải Lăng. Sự
bức xúc của bà con kéo dài đã nhiều
năm nay, tuy nhiên đến nay tình trạng
trên vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Nguồn: Báo An ninh Thủ đô, 2011
105
Chöông 4 Taùc ñoäng cuûa oâ nhieãm moâi tröôøng noâng thoân
4.2.3. Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng
đến hoạt động du lịch
Trong những năm gần đây,
phát triển làng nghề truyền thống
gắn với du lịch đang trở thành
một hướng phát triển kinh tế được
nhiều địa phương lựa chọn bởi
những thuận lợi mà nó mang lại.
Tuy nhiên, những thuận lợi cơ bản
để phát triển du lịch làng nghề sẽ
không thể phát huy nếu không giải
quyết được vấn đề ô nhiễm môi
trường tại đây. Ô nhiễm khiến cho
khách du lịch đã một lần đến làng
nghề sẽ không muốn quay trở lại
dù có tìm thấy ở đó những điều
thú vị. Chính vì vậy, ô nhiễm môi
trường là yếu tố gây cản trở lớn tới
các hoạt động phát triển du lịch
làng nghề, làm giảm lượng khách
du lịch dẫn đến giảm nguồn thu từ
hoạt động này tại các địa phương
có làng nghề.
Hiện cả nước có trên 3.000
làng nghề, trong đó có khoảng
400 làng nghề truyền thống với
53 nhóm nghề làm ra khoảng
200 loại sản phẩm thủ công khác
nhau, cung cấp nhiều sản phẩm
có lịch sử phát triển hàng trăm,
hàng nghìn năm. Tuy vậy, số lượng
khách đến làng nghề ngày càng
giảm mặc dù có khá nhiều chương
trình giới thiệu, quảng bá. Ngoài
những nguyên nhân liên quan đến
hạ tầng cơ sở, đường giao thông
yếu kém, phong cách phục vụ chưa
chuyên nghiệp... thì các vấn đề về
rác thải, khí thải, nước thải vẫn là
điều đáng lo ngại nhất kìm hãm sự
phát triển của hoạt động du lịch
làng nghề.
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
ha Hoa màu Lúa
Biểu đồ 4.4. Diện tích lúa và hoa màu
bị mất trắng do thiên tai gây ra
trên cả nước qua các năm 2007- 2013
Nguồn: TCTK, 2014
Khung 4.7. Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng
tới du lịch tại một số làng nghề ở Tp. Hà Nội
Làng nghề lược sừng Thụy Ứng thuộc xã Hòa
Bình, huyện Thường Tín nổi tiếng với các sản
phẩm phẩm độc đáo, có độ tinh xảo từ sừng
trâu, bò như long phượng kỳ duyên, lược, khu-
ng tranh, ảnh được coi là một trong những
điểm du lịch hấp dẫn.
Tuy nhiên, sau tấm biển “Điểm du lịch làng
nghề lược sừng” đầu làng là một “bức tranh”
ô nhiễm môi trường nặng nề. Lượng chất thải
từ việc làm sạch sừng và da động vật được đổ
trực tiếp ra môi trường ngày càng lớn. Do hệ
thống thoát nước xuống cấp nên nước thải ứ
đọng và tràn ra khắp làng mỗi khi trời mưa.
Nước ở các ao hồ quanh làng đều chuyển sang
màu đen và có mùi tanh, hôi thối. Đây chính
là nguyên nhân khiến cho làng nghề giảm sức
hấp dẫn đối với du khách.
Môi trường ở làng nghề kim khí Phùng Xá
(Thạch Thất), Chuyên Mỹ (Phú Xuyên), dệt
Phùng Xá (Mỹ Đức)... cũng bị ô nhiễm kéo dài,
ảnh hưởng tới đời sống của người dân và gây
khó khăn trong việc xây dựng điểm du lịch
làng nghề.
Nguồn: TCMT, 2014
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2014
MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
106
4.3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẢNH QUAN VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu
vực nông thôn đã và đang gây ra những
ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan và
môi trường sinh thái.
Nếu trước đây, nông thôn được coi
là khu vực lý tưởng để nghỉ dưỡng bởi
không gian xanh, sạch, đẹp thì nay môi
trường cảnh quan một số vùng nông thôn
đã bị ảnh hưởng bởi rác thải và bốc mùi
khó chịu. Rác thải sinh hoạt, rác thải phát
sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp...
tràn ngập từ khu vực ao làng, sông ngòi
đến đường sá, đồng ruộng, từ các khu
chợ làng đến bãi đất trống cuối làng.
Không khí trong lành tại làng quê cũng
không còn, thay vào đó là mùi hôi thối
phát sinh từ các trang trại chăn nuôi gia
súc, gia cầm.
Môi trường ô nhiễm không những làm
xấu đi hình ảnh của vùng nông thôn mà
còn để lại những hệ lụy lâu dài. Hệ sinh
thái được cho là tương đối xanh sạch như
ở nông thôn cũng đang bị đe dọa nghiêm
trọng. Nếu trước đây, những loài thủy hải
sản thường xuất hiện rất nhiều ở nông thôn
thì hiện nay, chúng hầu như biến mất vì
môi trường đã bị ô nhiễm. Đây không chỉ
là vấn đề tài nguyên thủy sản mà xét một
cách lâu dài, hệ quả của việc nhiều loài
trong chuỗi hệ sinh thái sống ở nông thôn
bị suy giảm, cạn kiệt cũng ảnh hưởng rất
lớn tới đời sống của con người.
Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là
tính bền trong môi trường sinh thái và có
khả năng làm đảo lộn hệ sinh thái nông
nghiệp. Sử dụng thuốc BVTV không đúng
kỹ thuật sẽ gây hiện tượng sâu hại quen
thuốc dẫn đến kháng thuốc và chống
thuốc. Vì vậy, những vụ sau, để tiêu diệt
sâu bệnh hại người dân lại phải tăng nồng
độ và liều lượng các loại thuốc BVTV dẫn
đến hiện tượng lượng thuốc BVTV tăng dần
qua các năm trên cùng đơn vị diện tích.
Điều đó gây tốn kém về kinh tế, ô nhiễm
môi trường ngày càng trầm trọng, dư lượng
các loại thuốc BVTV ngày càng cao trên
các loại nông sản, ảnh hưởng càng nguy
hại tới sức khoẻ con người.
Việc sử dụng thuốc BVTV một cách
tràn lan, chưa có biện pháp xử lý triệt để
và hợp lý đã để lại những hậu quả đáng
chú ý về ô nhiễm nguồn nước, đất, không
khí; gây độc cho con người và các loại
động vật, làm mất cân bằng tự nhiên. Đây
cũng chính là một trong những nguyên
nhân làm hoang hóa tài nguyên đất, ô
nhiễm nguồn nước ngầm.
Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra mối
quan hệ giữa thuốc trừ sâu và hiện tượng
biến đổi tế bào gen trên cây trồng và vật
nuôi, đồng thời dự báo những thay đổi của
chọn lọc tự nhiên, lan truyền bệnh tật, khả
năng sinh sản của động vật hoang dã, từ
đó gây nên hiệu ứng dây chuyền trên các
quần thể, hệ sinh thái và chuỗi thức ăn.
Hình 4.1. Bãi rác tự phát tại thôn Phú Vinh,
xã Ia Băng, huyện Chư Prông, Gia Lai
107
Chöông 4 Taùc ñoäng cuûa oâ nhieãm moâi tröôøng noâng thoân
4.4. PHÁT SINH XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG
Trong những năm gần đây, khi ô
nhiễm môi trường nông thôn nổi lên như
một vấn đề gây “nhức nhối” thì những
xung đột phát sinh giữa nhóm gây ô nhiễm
và cộng đồng bị ô nhiễm tại khu vực làng
nghề; xung quanh các cơ sở sản xuất công
nghiệp; những xung đột liên quan đến
công tác quy hoạch bãi rác tập trung lại
càng trở nên phổ biến và trở thành những
điển hình về xung đột môi trường tại khu
vực nông thôn.
4.4.1. Xung đột môi trường phát sinh từ hoạt
động làng nghề
Trong những năm gần đây, mối quan
hệ giữa các làng nghề và làng không làm
nghề hay quan hệ giữa các hộ làm nghề
và hộ không làm nghề trong các làng nghề
đã bắt đầu xuất hiện những rạn nứt bởi
nguyên nhân ô nhiễm môi trường.
Sự hình thành các cơ sở sản xuất
nghề nằm trong các khu dân cư, đặc thù
hơn là tổ chức sản xuất ngay tại hộ gia
đình làm phát sinh các chất thải, khí thải
độc hại... gây ô nhiễm môi trường không
khí (khói, bụi, tiếng ồn...); làm nhiễm bẩn
nguồn nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu
cho cây trồng của các hộ xung quanh, gây
ra xung đột dẫn đến những khiếu kiện.
Đặc biệt, những xung đột này càng trở
nên gay gắt hơn giữa cộng đồng làm nghề
và không làm nghề, giữa hoạt động làng
nghề và hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Khi các cộng đồng làm nghề thu được lợi
nhuận từ hoạt động sản xuất của mình thì
tại các cộng đồng lân cận, năng suất cây
trồng giảm, vật nuôi chết và mất đất sản
xuất nông nghiệp. Dạng xung đột này xảy
ra ở hầu hết các làng sản xuất gạch, ngói,
gốm sứ... Song song với sự phát triển làng
nghề, diện tích đất dành cho hoạt động
sản xuất của làng nghề ngày càng được mở
rộng thì diện tích đất nông nghiệp càng
bị thu hẹp. Xung đột xảy ra khi người sản
xuất khai thác đất sét từ các ruộng lúa, hoa
màu của người dân để làm nguyên liệu rồi
lại thải bỏ các loại phế phẩm từ gạch ngói,
xỉ than ra đồng ruộng, biến khu vực sản
xuất nông nghiệp của người dân thành bãi
rác, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Trong khi đó, khí thải, nước thải,
chất thải rắn... từ hoạt động sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt thường ngày của
người dân và cộng đồng không làm nghề
lại là yếu tố gây cản trở cho phát triển du
lịch làng nghề. Theo phản ánh của nhiều
hộ làm nghề thuộc làng nghề Cù Lâm,
tỉnh Bình Định, mùi hôi do chất thải từ
các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm;
rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình xung
quanh khu vực làng nghề... đã ảnh hưởng
đến hoạt động phát triển du lịch làng nghề
tại đây. Ô nhiễm môi trường khiến lượng
khách đến thăm quan và mua sắm tại làng
nghề giảm, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập
của cộng đồng làm nghề.
4.4.2. Xung đột môi trường phát sinh từ hoạt
động của các cơ sở sản xuất
Xung đột môi trường giữa cộng đồng
dân cư với các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất là một loại xung đột điển hình về lợi
ích kinh tế giữa người gây ô nhiễm và người
chịu ảnh hưởng của ô nhiễm. Đây cũng là
một trong những xung đột phổ biến phát
sinh tại khu vực nông thôn, gây ra không ít
những phản ứng gay gắt từ phía người dân
và hàng loạt vụ khiếu kiện, khiếu nại về
môi trường trong thời gian qua.
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2014
MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
108
Thực tế hiện nay cho thấy, phần lớn các nhà
máy chế biến nông, lâm, thủy sản (như nhà máy
sản xuất đường, giấy, nhà máy chế biến gỗ, nhà
máy chế biến tôm...) thường không được đưa vào
các CCN tập trung mà được xây dựng gần vùng
nguyên liệu nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc thu
mua. Tuy nhiên, điều này lại gây ra những tác động
tiêu cực đến hoạt động canh tác, nuôi trồng thủy
sản cũng như đời sống sinh hoạt của người dân do
việc phát sinh các loại khí thải, nước thải, chất
thải rắn... Từ đó gây ra những xung đột căng thẳng
giữa người dân và doanh nghiệp như vụ hàng trăm
người dân vây kín, ngăn cản xe chở đầu vỏ tôm vào
Công ty TNHH kỹ nghệ sinh hóa Quốc Thành - Việt
Trung, Cà Mau (9/2008); hơn 200 người dân xã La
Ngà tập trung ngoài trụ sở Công ty TNHH AB Mauri
tại Đồng Nai phản đối tình trạng gây ô nhiễm do xả
thải (6/2009); vụ xả thải có hóa chất độc hại như
Chrome 6, mangan, sắt với hàm lượng vượt quy
định ra sông Ghẽ của Công ty Tung Kuang đặt tại
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương (4/2011) khiến
người dân khu vực lân cận vô cùng bức xúc; vụ xả
thải gây ô nhiễm của nhà máy sản xuất Proniken
thuộc Công ty TNHH MTV Trường Khánh dẫn tới
việc các hộ dân của huyện Kinh Môn lập “chiến
lũy” bao vây nhà máy (6/2013); hay gần đây là
vụ khiếu kiện của người dân liên quan đến việc
công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái chôn một
khối lượng lớn thuốc trừ sâu xuống lòng đất ngay
tại cơ sở hoạt động của công ty này ở Cẩm Thủy,
Thanh Hóa gây ảnh hưởng về sức khỏe cho người
dân tại những vùng lân cận.
Khung 4.8. Phản ứng
của người dân về ô nhiễm
tại tỉnh Quảng Bình
Bức xúc trước tình trạng
ô nhiễm do khói bụi từ nhà
máy xi măng Sông Gianh
thuộc Công ty TNHH MTV
xi măng Sông Gianh, người
dân thôn Khương Trung C, xã
Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa,
Quảng Bình đã rất nhiều
lần phản ánh đến các cơ
quan chức năng, qua nhiều
đợt kiểm tra, xử lý nhưng
vẫn chưa có biện pháp giải
quyết triệt để. Gần đây nhất
là vào giữa tháng 7/2014,
người dân đã kéo đến nhà
máy để yêu cầu bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm gây ra.
Đồng thời yêu cầu khám sức
khỏe định kỳ miễn phí cho
dân; bồi thường, di dời dân
đến nơi tái định cư đảm bảo
khoảng cách an toàn...
Nguồn: TCMT tổng hợp, 2014
109
Chöông 4 Taùc ñoäng cuûa oâ nhieãm moâi tröôøng noâng thoân
Ở vùng nông thôn, những xung đột,
tranh chấp môi trường thường tập trung
ở việc đòi bồi thường thiệt hại đối với
cây trồng, vật nuôi do ô nhiễm nguồn
nước, trong đó người gây hại thường là
các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trực
tiếp xả nước thải không qua xử lý ra môi
trường, còn người bị hại là các tổ chức, cá
nhân, cộng đồng dân cư sống trong khu
vực bị ô nhiễm. Các phương án giải quyết
loại vụ việc này thường là các bên thông
qua chính quyền địa phương để thỏa thuận
một mức bồi thường tượng trưng hoặc
chuyển hóa thành một khoản tiền có tên
gọi là tiền “hỗ trợ cải tạo môi trường”. Tuy
nhiên, mức bồi thường này thường không
đáp ứng được mong muốn của người dân,
thậm chí không đảm bảo công bằng giữa
các hộ dân, do vậy, những xung đột không
được giải quyết triệt để.
4.4.3. Xung đột môi trường trong công tác
quy hoạch bãi rác tập trung
Một khối lượng khổng lồ các loại rác
thải sinh hoạt, rác thải từ hoạt động làng
nghề, hoạt động sản xuất nông nghiệp
(chăn nuôi, trồng trọt)... đang được thải
ra hàng ngày tại các vùng nông thôn. Tuy
nhiên, việc thu gom rác, xây dựng hố chôn
rác hoặc khu tập trung rác ở nông thôn hầu
như chưa được chú trọng. Phần lớn các xã
chưa xây dựng được hố chôn rác theo đúng
tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc thực hiện nghiêm
ngặt quy trình xử lý rác sau khi thu gom.
Khung 4.9. Dân khiếu kiện công ty gây ô nhiễm
Ngày 25/8/2013, do nghi ngờ Công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái (huyện Cẩm Thủy,
Thanh Hóa) dùng ô tô chở hóa chất đi “phi tang” nhằm tránh bị cơ quan chức năng phát
hiện, hàng trăm người dân ở các xã gần nhà máy đã kéo ra đường ngăn lại, yêu cầu lái xe
mở thùng hàng để kiểm tra. Khi phát hiện trong xe có nhiều thùng hóa chất hoen gỉ không
có nhãn mác, người dân đã ngăn không cho chiếc xe rời khỏi hiện trường đồng thời báo
chính quyền địa phương can thiệp, lập biên bản.
Ban đầu, lãnh đạo Công ty này phủ nhận việc chôn và phi tang chất độc. Tuy nhiên,
vài ngày sau, họ đã thừa nhận từng chôn 380 kg hóa chất hết hạn sử dụng xuống lòng đất.
Khẳng định lượng hóa chất phi tang dưới lòng đất còn lớn hơn gấp nhiều lần, chiều
29/8, hàng trăm người dân mang theo cuốc, xẻng, xà beng phá cổng, trèo tường vào khu-
ôn viên của Công ty Nicotex. Sau ít giờ đào bới, người dân phát hiện rất nhiều thùng phuy
chứa hóa chất, bao bì, chai lọ được chôn dưới đất từ rất lâu. Nhiều thùng đã hoen gỉ, mùi
hóa chất xộc lên...
Trong khi chờ kết quả điều tra, xác minh của các cơ quan chức năng, 1000 hộ dân các
xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm, Yên Lâm đã ký vào đơn kêu cứu nhằm khởi kiện Công ty này ra tòa.
Ngày 18/9/2013, căn cứ kết quả điều tra, với 10 hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ
môi trường và kiểm dịch thực vật, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 3253/QĐ
- XPHC xử phạt hành chính hơn 421 triệu đồng đối với Công ty CP Nicotex Thanh Thái.
Nguồn: TCMT tổng hợp, 2014
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2014
MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
110
Thay vào đó, phương pháp xử lý phổ biến
là đốt rác đã gây ảnh hưởng không nhỏ
đến môi trường và cuộc sống của người
dân. Nhiều mâu thuẫn, khiếu nại do vậy
cũng đã phát sinh xung quanh câu chuyện
về rác thải tại nông thôn.
“Chất thải, nước thải được thu gom
và xử lý theo quy định” là một trong những
tiêu chí quan trọng trong Bộ tiêu chí quốc
gia về xây dựng nông thôn mới5. Theo đó,
yêu cầu quy hoạch xây dựng bãi rác tập
trung được coi là một biện pháp hiệu quả
nhằm đáp ứng được tiêu chí này.
Theo quy định6, khoảng cách từ nhà
máy xử lý rác thải sinh hoạt đến khu dân
cư phải cách ít nhất 3.000 m và với các
công trình xây dựng khác là trên 1.000 m.
Nếu chiếu theo quy định này, với thực tế là
quỹ đất ở nông thôn đang dần bị thu hẹp,
thì việc khảo sát, lựa chọn vị trí tập kết rác
như thế nào để đảm bảo cách xa khu dân
cư, vừa không gây ra những phán ứng tiêu
cực từ cộng đồng dân cư lại là một “bài
toán khó” đối với các nhà quản lý.
Xung đột môi trường tại khu vực nông
thôn chủ yếu phát sinh do các vấn đề liên
quan đến công tác quy hoạch và do các
nhà quản lý chưa thật sự chú trọng đến
công tác tham vấn cộng đồng trong việc
ra quyết định. Mặc dù quy định về tham
vấn ý kiến cộng đồng đã được cụ thể hóa
trong các văn bản quy phạm pháp luật
và gần đây nhất là tại Chương VIII (Cộng
đồng dân cư tham gia BVMT) của Nghị
Định 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02
năm 2015 quy định chi tiết thi hành một
5. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tưởng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới.
6. Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn về Quy hoạch xây dựng nông thôn
mới và Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới.
Khung 4.10. Đền bù cho những vụ
khiếu kiện về môi trường
Năm 2013, sự việc Nhà máy
tinh bột sắn Fococev (tỉnh Thừa
Thiên Huế) xả nước thải vượt quy
chuẩn kỹ thuật ra môi trường khiến
cá chết, ruộng mất mùa,sen trồng
hư hại nhưng chỉ đồng ý đền bù
với mức thấp đã gây bức xúc cho
91 hộ dân thôn Thượng An, xã
Phong An
Người dân cho biết, nước thải
của Nhà máy đã khiến người dân
thôn Thượng An thiệt hại 11,8 ha
lúa với mức độ từ 30 - 70%, có nơi
là 100%. Trước đây, một sào lúa họ
thu về được khoảng 1,8 triệu đồng.
Trong khi đó, mức giá đền bù cao
nhất mà nhà máy tinh bột sắn dành
cho một sào thiệt hại 100% chưa
đến 1/6 so với thu nhập trước đây.
Sau khi người dân bức xúc, huy
động bà con lấp mương xả thải, nhà
máy mới chịu họp dân và thống
nhất với người dân địa phương về
phương án hỗ trợ diện tích lúa bị
hư hại do nước xả thải ô nhiễm từ
nhà máy này gây ra. Theo đó, nhà
máy đã nâng mức hỗ trợ đền bù
thiệt hại từ 200 - 410 nghìn đồng/
sào lúa bị hư hại (thay vì 170 - 271
nghìn đồng/sào đền bù trước đó).
Nguồn: TCMT tổng hợp, 2014
111
Chöông 4 Taùc ñoäng cuûa oâ nhieãm moâi tröôøng noâng thoân
số điều của Luật Bảo vệ môi trường, song
trên thực tế, việc triển khai chỉ mang tính
chất hình thức và chưa thực sự mang lại
hiệu quả.
Tham vấn ý kiến cộng đồng trong
quá trình ra quyết định và huy động sự
tham gia của cộng đồng trong công tác
BVMT không những đảm bảo được lợi ích
của các bên liên quan, mà còn có thể phát
huy được những kiến thức bản địa phục vụ
cho phát triển KT-XH. Thiếu sự tham gia
của các cộng đồng thường dẫn đến những
vướng mắc trong quá trình giải quyết mâu
thuẫn giữa BVMT và phát triển KT-XH,
đồng thời có thể dẫn đến mất cân bằng
về lợi ích của các nhóm xã hội, làm phát
sinh những xung đột, tranh chấp về mặt
môi trường. Do vậy, tham vấn cộng đồng
và huy động sự tham gia của người dân
sẽ đảm bảo được sự cân bằng lợi ích giữa
các nhóm xã hội, giữa lợi ích tư nhân và
lợi ích nhà nước, lợi ích của các hoạt động
ngành nghề khác nhau, từ đó góp phần
giảm thiểu xung đột môi trường, đảm bảo
yêu cầu về phát triển bền vững.
Khung 4.11. Căng thẳng vì rác
Chỉ vì câu chuyện rác thải sinh hoạt mà giữa chính quyền và nhân dân một số địa
phương trong tỉnh Bắc Ninh hiện nảy sinh căng thẳng không đáng có.
Đỉnh điểm của những bức xúc liên quan tới rác thải nông thôn xảy ra trong dịp Tết
Giáp Ngọ vừa rồi, hàng trăm người dân xã Phú Lâm, huyện Tiên Du đã “giam lỏng”
lãnh đạo xã này cả ngày trời phản đối việc xã “đồng ý” để huyện chọn xã làm nơi xây
dựng bãi rác mà người dân không hề hay biết.
Phải đến khi có sự vào cuộc của lực lượng an ninh và chính quyền huyện Tiên Du
mọi việc mới tạm lắng xuống.
Chưa hết, đầu tháng 7/2014, hàng trăm người dân ở thôn Cổ Lãm, xã Bình Định,
huyện Lương Tài kéo lên UBND tỉnh Bắc Ninh kiến nghị về việc Phòng TNMT huyện
chọn thôn Cổ Lãm làm địa điểm xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung thiếu quy
chế dân chủ. Người dân nơi đây phản ứng gay gắt tới mức phải đến khi được đích thân
lãnh đạo tỉnh trả lời rằng, không xây dựng bãi rác tại thôn nữa họ mới chịu đi về.
Nguồn: www.nongnghiep.vn ngày 27/8/2014
BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2014
MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
112
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_o_nhiem_chuong_4_1893_2082034.pdf